Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

biện pháp khoa học để xử lý nước thải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.95 KB, 18 trang )

I. Đặt vấn đề:
Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng vào
những mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt động nông nghiệp, công
nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường. Hầu hết các hoạt động trên đều cần nước ngọt.
97% nước trên Trái Đất là nước muối, chỉ 3% còn lại là nước ngọt nhưng gần hơn
2/3 lượng nước này tồn tại ở dạng sông băng và các mũ băng ở các cực. Phần còn lại
không đóng băng được tìm thấy chủ yếu ở dạng nước ngầm, và chỉ một tỷ lệ nhỏ tồn tại
trên mặt đất và trong không khí.
Nước ngọt là nguồn tài nguyên tái tạo, tuy vậy mà việc cung cấp nước ngọt và sạch
trên thế giới đang từng bước giảm đi. Nhu cầu nước đã vượt cung ở một vài nơi trên thế
giới, trong khi dân số thế giới vẫn đang tiếp tục tăng làm cho nhu cầu nước càng tăng. Sự
nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước cho nhu cầu hệ sinh thái chỉ
mới được lên tiếng gần đây. Trong suốt thế kỷ 20, hơn một nửa các vùng đất ngập nước
trên thế giới đã bị biến mất cùng với các môi trường hỗ trợ có giá trị của chúng. Các hệ
sinh thái nước ngọt mang đậm tính đa dạng sinh học hiện đang suy giảm nhanh hơn các
hệ sinh thái biển và đất liền. Chính vì vậy việc sử dụng hợp lý tài nguyên nước là vấn đề
hết sức quan trọng.(Ngày nay ,sử dụng nước cho mọi hoạt động đã trở nên phổ biến.Tuy
nhiên ,việc sử dụng khai thác nguồn tài nguyên này gây ra những hậu quả ảnh hưởng
nghiêm trọng tới nguồn tài nguyên nước)

II. Nội dung:
1. Vai trò của nước đối với con người và sinh vật
Nước là một yếu tố ko thể thiếu đối với sự sống và là nguồn tài nguyên có thể
tái tạo vô cùng quý giá đối với con người.Trong lịch sử phát triển xã hội loài
người,các cuộc xung đột sắc tộc,chiến tranh giữa các dân tộc ,các quốc gia với
nhau trên thế giới nhiều khi gắn liền với việc tranh giành nguồn nước.Vì
nguồn nước nhiều hay ít sẽ quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi
quốc gia,mỗi dân tộc.Trong phát triển Nông nghiệp ,nước đóng vai trò quan
trọng nhất,nó quyết định đến năng suất sinh vật.Đặc biệt đối với các quốc gia
nghèo nằm trong khu vực nhiệt đới của Châu Á,Châu Phi,Nam Mỹ,nơi sản
xuất Nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân thì nước


lại càng có ý nghĩa sống còn đối với các quốc gia này.
Trong phát triển Công nghiệp và đô thị,nước có vai trò to lớn.Công nghiệp
hóa và đô thị hóa có thể được coi là một xu hướng tất yếu trong quá trình phát
triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.
Nước còn là môi trường sống của nhiều loài sinh vật ,từ thực vật đến động vật
đến các vi sinh vật.Nước còn được coi là nguồn khoáng sản và năng lượng to


lớn của nhân loại.Trong nước chứa nhiều chất khoáng quan trọng mà con
người có thể khai thác được.
2.Nước toàn cầu và nhu cầu sử dụng nước
a)Nước toàn cầu
Theo Korzum và các cộng sự(1978) ,lượng nước toàn cầu là khoảng 1386
triệu km3 ,trong đó nước biển và đại dương chiếm tới 96,5%.Chỉ còn lại
khoảng 3,5% là lượng nước trong đất liền và trong khí quyển.Lượng nước
ngọt mà con người có thể sử dụng được khoảng 35 triệu km3,chiếm 2,53%
lượng nước toàn cầu.Tuy nhiên ,trong số lượng nước ngọt đó,băng và tuyết
chiếm tới 24 triệu km3và nước ngầm nằm ở độ sâu tới 600m so với mực nước
biển chiếm tới 10,53 triệu km3.Lượng nước ngọt trong các hồ chứa là 91 nghìn
km3 và trong các sông suối là 2120 km3
Lượng mưa trung bình hàng năm trên bề mặt trái đất khoảng 800 mm .Tyu
nhiên sự phân bố mưa là ko đều giữa các khu vực trên thế giới tạo nên những
vùng dư thừa nước và những vùng mưa ít thiếu nước.
Tổng lượng nước chảy hàng năm trên các dòng sông của thế giới là khoảng
44500 km3, trừ vùng Nam cực nơi có dòng chảy hàng năm là 2230 km3 trong
số lượng nước chảy trên ,43500 km3 được chảy ra các đại dương,còn lại là
chảy vào các biển hồ và hồ trong đất liền mà không có nhánh thông với
biển.Nguồn nước mặt này đã được sử dụng trong các hồ chứa và đập thủy
điện.
So với nguồn nước mặt,nguồn nước ngầm có trữ lượng lớn hơn rất nhiều so

với nước của các con sông và hồ chứa.Đây là nguồn nước ngọt rất dồi dào của
nhân loại.Nếu chúng ta biết bảo vệ và khai thác hợp lý thì nước ngầm sẽ cho
chúng ta nguồn nước ngọt rất bền vững.
b)Nhu cầu sử dụng nước trên thế giới:
Khi con người bắt đầu trồng trọt và chăn nuôi thì đồng ruộng dần dần phát
triển ở miền đồng bằng màu mỡ, kề bên lưu vực các con sông lớn. Lúc đầu cư
dân còn ít và nước thì đầy ắp trên các sông hồ, đồng ruộng, cho dù có gặp thời
gian khô hạn kéo dài thì cũng chỉ cần chuyển cư không xa lắm là tìm được nơi ở
mới tốt đẹp hơn. Vì vậy, nước được xem là nguồn tài nguyên vô tận và cứ như thế
qua một thời gian dài, vấn đề nước chưa có gì là quan trọng.
Tình hình thay đổi nhanh chóng khi cuộc cách mạng công nghiệp xuất hiện và
càng ngày càng phát triển như vũ bão. Hấp dẫn bởi nền công nghiệp mới ra đời,
từng dòng người từ nông thôn đổ xô vào các thành phố và khuynh hướng này vẫn
còn tiếp tục cho đến ngày nay. Ðô thị trở thành những nơi tập trung dân cư quá
đông đúc, tình trạng này tác động trực tiếp đến vấn đề về nước càng ngày càng
trở nên nan giải.


Nhu cầu nước càng ngày càng tăng theo đà phát triển của nền công nghiệp,
nông nghiệp và sự nâng cao mức sống của con người. Theo sự ước tính, bình
quân trên toàn thế giới có chừng khoảng 40% lượng nước cung cấp được sử dụng
cho công nghiệp, 50% cho nông nghiệp và 10%cho sinh hoạt. Tuy nhiên, nhu cầu
nước sử dụng lại thay đổi tùy thuộc vào sự phát triển của mỗi quốc gia.
Thí dụ: Ở Hoa Kỳ, khoảng 44% nước được sử dụng cho công nghiệp, 47% sử
dụng cho nông nghiệp và 9% cho sinh hoạt và giải trí (Chiras, 1991). Ở Trung
Quốc thì 7% nước được dùng cho công nghiệp, 87% cho công nghiệp, 6% sử
dụng cho sinh hoạt và giải trí. (Chiras, 1991).
· Nhu cầu về nước trong công nghiệp: Sự phát triển càng ngày càng cao
của nền công nghiệp trên toàn thế giới càng làm tăng nhu cầu về nước, đặc biệt
đối với một số ngàn sản xuất như chế biến thực phẩm, dầu mỏ, giấy, luyện kim,

hóa chất..., chỉ 5 ngành sản xuất này đã tiêu thụ ngót 90% tổng lượng nước sử
dụng cho công nghiệp. Thí dụ: cần 1.700 lít nước để sản xuất một thùng bia
chừng 120 lít, cần 3.000 lít nước để lọc một thùng dầu mỏ chừng 160 lít, cần
300.000 lít nước để sản xuất 1 tấn giấy hoặc 1,5 tấn thép, cần 2.000.000 lít nước
để sản xuất 1 tấn nhựa tổng hợp. Theo đà phát triển của nền công nghiệp hiện nay
trên thế giới có thể dự đoán đến năm 2000 nhu cầu nước sử dụng cho công nghiệp
tăng 1.900 km3/năm có nghĩa là tăng hơn 60 lần so với năm 1900. Phần nước tiêu
hao không hoàn lại do sản xuất công nghiệp chiếm khoảng từ 1 - 2% tổng lượng
nước tiêu hao không hoàn lại và lượng nước còn lại sau khi đã sử dụng được quay
về sông hồ dưới dạng nước thải chứa đầy những chất gây ô nhiễm ( Cao Liêm,
Trần đức Viên - 1990 ).
Nhu cầu về nước trong nông nghiệp: Sự phát triển trong sản xuất nông
nghiệp như sự thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích đất canh tác cũng đòi hỏi
một lượng nước ngày càng cao. Theo M.I.Lvovits (1974), trong tương lai do thâm
canh nông nghiệp mà dòng chảy cả năm của các con sông trên toàn thế giới có thể
giảm đi khoảng 700 km3/năm. Phần lớn nhu cầu về nước được thỏa mãn nhờ
mưa ở vùng có khí hậu ẩm, nhưng cũng thường được bổ sung bởi nước sông hoặc
nước ngầm bằng biện pháp thủy lợi nhất là vào mùa khô. Người ta ước tính được
mối quan hệ giữa lượng nước sử dụng với lượng sản phẩm thu được trong quá
trình canh tác như sau: để sản xuất 1 tấn lúa mì cần đến 1.500 tấn nước, 1 tấn gạo
cần đến 4.000 tấn nước và 1 tấn bông vải cần đến 10.000 tấn nước. Sở dĩ cần số
lượng lớn nước như vậy chủ yếu là do sự đòi hỏi của quá trình thoát hơi nước của
cây, sự bốc hơi nước của lớp nước mặt trên đồng ruộng, sự trực di của nước
xuống các lớp đất bên dưới và phần nhỏ tích tụ lại trong các sản phẩm nông
nghiệp. Dự báo nhu cầu về nước trong nông nghiệp đến năm 2000 sẽ lên tới
3.400 km3/năm, chiếm 58% tổng nhu cầu về nước trên toàn thế giới.


· Nhu cầu về nước Sinh hoạt và giải trí: Theo sự ước tính thì các cư dân
sinh sống kiểu nguyên thủy chỉ cần 5-10 lít nước/ người/ ngày. Ngày nay, do sự

phát triển của xã hội loài người ngày càng cao nên nhu cầu về nước sinh hoạt và
giải trí ngày cũng càng tăng theo nhất là ở các thị trấn và ở các đô thị lớn, nước
sinh hoạt tăng gấp hàng chục đến hàng trăm lần nhiều hơn. Theo sự ước tính đó
thì đến năm 2000, nhu cầu về nước sinh hoạt và giải trí sẽ tăng gần 20 lần so với
năm 1900, tức là chiếm 7% tổng nhu cầu nước trên thế giới (Cao Liêm, Trần đức
Viên - 1990).
· Ngoài ra, còn rất nhiều nhu cầu khác về nước trong các hoạt động khác của
con người như giao thông vận tải, giải trí ở ngoài trời như đua thuyền, trượt ván,
bơi lội ... nhu cầu này cũng ngày càng tăng theo sự phát triển của xã hội.
c)Hiện trạng khai thác sử dụng nước hiện nay trên thế giới
Khai thác nguồn nước mặt:
Trong khai thác nước mặt,việc xây dựng các hồ chứa có một vai trò đặc biệt
quan trọng vì nó đáp ứng được nhiều mục tiêu trong khai thác và sử dụng nguồn
nước mặt.Đó là:
-Cung cấp nước sinh hoạt cho con người]
-Cung cấp nước tưới cho nông nghiệp
-Phát điện
-Trị thủy,tránh lũ lụt cho đồng bằng
-Phục vụ giao thông và du lịch
Chính vì những lợi ích to lớn đó,tốc độ xây dựng các hồ chứa trên thế giới đã
tăng lên nhanh chóng.Tuy nhiên việc xây dựng các đập và hồ chứa lớn cũng gây ra
những tác động xấu đến môi trường như:
-Gây địa chấn và động đất xung quanh các hồ chứa lớn
-Làm bùng phát các tác nhân gây bệnh đối với con người
-Làm thay đổi dòng chảy của các con sông dẫn tới tăng cường độ bồi lắng các
lòng sông vá xói lở vùng hạ nguồn.
-Làm thay đổi môi trường sống của các thủy sinh:giảm lượng dinh dưỡng
trong nước đối với các loài thủy sinh vùng hạ nguồn.
-Làm mất đi một diện tích lớn đất nông nghiệp và dân cư
Khai thác sử dụng nguồn nước ngầm:

Nước ngầm được coi là nguồn nước ngọt rất quan trọng đối với con người và
sinh vật,đặc biệt ở những nơi nguồn nước mặt khan hiếm .Nước ngầm có vai trò
rất lớn trong việc điều tiết chế độ thủy văn của các con sông qua các mùa.Một
phần đáng kể nước mưa,sau khi rơi xuống đã thấm xuống đất để hình thành nên
nước ngầm,giảm lượng nước chảy trên mặt đất,hạn chế lũ vùng hạ lưu của các con
sông.


Cùng với khai thác nguồn nước mặt ,khai thác nguồn nước ngầm cũng đang
có xu hướng tăng lên trên phạm vi toàn thế giới(UNEP,1992).Ví dụ ở Mỹ ,các
chuyên gia ước tính, nước ngầm đã cung cấp nước cho khoảng một nửa dân số Mỹ
và cung cấp khoảng 1/3 tổng lượng nước tưới trong nông nghiệp.Đặc biệt ở các
bang miền Tây,nước ngầm đã cung cấp hơn ½ tổng lượng nước tưới trong vùng.
Những nguyên nhân và tình trạng thiếu nước hiện nay:
Việc tiêu thụ nước trên thế giới đã tăng 6 lần so với thế kỷ trước,
gấp đôi tỷ lệ gia tăng dân số và sẽ tiếp tục tăng nhanh trong thế kỷ tới. Tuy
nhiên, nguồn tài nguyên nước ngọt sẵn có là có hạn, < 1% nước trên Trái Đất.
Hơn thế, tài nguyên nước và dân số phân bố không đồng đều trên toàn cầu,
các khu vực khô cằn và bán khô cằn có diện tích 40% tổng diện tích đất của thế
giới nhưng chỉ nhận được 2% các dòng chảy bề mặt và một nửa trong số nhà ở
của khu vực này thuộc diện nghèo của thế giới. Hiện nay nguồn tài nguyên nước
ngọt hiện có trên thế giới đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi các hoạt động khai
thác quá mức, ô nhiễm và nóng lên toàn cầu. Với xu hướng này, việc cung cấp đủ
nước cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp và tiêu dùng của con người là một
trong những thách thức lớn nhất của thế kỷ 21.
Ngày càng có nhiều bằng chứng về sự khan hiếm nước trên toàn cầu
Các bằng chứng vật lý của sự khan hiếm nước có thể được tìm thấy trên thế
giới với tần suất ngày càng tăng và đều có ảnh hưởng giống nhau đến các
nước giàu và nước nghèo. Gần ba tỷ người sống trong điều kiện khan hiếm
nước (chiếm hơn 40% dân số thế giới) và tình hình này ngày càng trở nên tồi

tệ hơn nếu xu hướng hiện nay cứ tiếp diễn. Các biểu hiện của việc khan hiếm
nước phổ biến là hàng triệu người chết mỗi năm vì suy dinh dưỡng và các
bệnh liên quan đến nguồn nước, xung đột chính trị do tranh chấp nguồn
nước, sự tuyệt chủng của các loài nước ngọt và sự suy thoái của các hệ sinh
thái thủy sinh. Khoảng một nửa trong số các vùng đất ngập nước đã bị mất
và các đập nước đã làm thay đổi mạnh dòng chảy của gần 60% các lưu vực


sông lớn trên thế giới.

Hình 1: Những khu vực khan hiếm nước vật lý và kinh tế (Nguồn: UN-Water 2007
Chú thích:
Khan hiếm nước vật lý-sử dụng nguồn tài nguyên nước là gần đạt tới
hoặc đã vượt quá giới hạn bền vững. Hơn 75% dòng sông được dùng
cho mục đích nông nghiệp, công nghiệp và các mục đích sinh hoạt (kể
cả các dòng chảy tuần hoàn trở lại). Định nghĩa này liên quan đến việc
có đủ nước cho nhu cầu sử dụng và hàm ý rằng các khu vực khô hạn
là không nhất thiết phải sợ thiếu nước.
Gần ngưỡng khan hiếm nước vật lý-hơn 60% dòng chảy đã được sử
dụng. Những lưu vực này sẽ phải gánh chịu khan hiếm nước vật lý
trong tương lai.
Khan hiếm nước kinh tế (con người, thể chế và nguồn vốn giới hạn
việc tiếp cận nguồn nước mặc dù nước trong tự nhiên là sẵn có)Nguồn tài nguyên nước là dồi dào để sử dụng, < 25% nước sông được
dùng cho các mục đích của con người nhưng suy dinh dưỡng vẫn xảy
ra.
Ít hoặc không bị khan hiếm nước - tương đối dồi dào tài nguyên nước
sử dụng, < 25% nguồn nước sông được dùng cho các mục đích của
con người



Không đánh giá được
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có thể được tổng hợp như sau:
-Sử dụng nước vượt quá khả năng tái sinh của nó đã gây ra những thảm họa
cho các vùng đất,đặc biệt đối với các vùng khô hạn.
-Nhu cầu nước tăng lên,trong khi đó việc khai thác và sử dụng nước còn kém
hiệu quả.Theo UNEP ,1992 lượng nước thất thoát trong hệ thống cung cấp và
phân phối nước có nơi đạt tới 70% và hơn một nửa lượng nước tưới trong nông
nghiệp bị mất đi trên các hệ thống tưới.
-Rừng bị tàn phá làm thay đổi chế độ khí hậu thủy văn,gây ra tình trạng lụt
úng vào mùa mưa ,thiếu nước vào mùa khô ngày 1 trầm trọng hơn ở nhiều khu
vực.
-Mức độ ô nhiễm nước do nước thải công nghiệp,nông nghiệp,khai khoáng và
sinh hoạt ngày càng tăng lên đã dẫn tới tình trạng khan hiếm nước sạch ở rất
nhiều nơi trên thế giới,đặc biệt ở khu vực các nước đang phát triển và kém phát
triển ở châu Á,châu Phi và Mỹ latinh.Ô nhiễm nước hiện nay không chỉ là ô
nhiễm nước mặt mà ô nhiễm nguồn nước ngầm cũng xẩy ra trầm trọng ở nhiều
khu vực trên thế giới,gây ra hậu quả còn nghiêm trọng hơn ô nhiễm nước mặt.
2.2. Tài nguyên nước của Việt Nam
* Nước mặt
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới ẩm có lượng mưa tương đối lớn trung bình từ
1.800mm - 2.000mm, nhưng lại phân bố không đồng đều mà tập trung chủ yếu vào mùa
mưa từ tháng 4-5 đến tháng 10, riêng vùng duyên hải Trung bộ thì mùa mưa bắt đầu và
kết thúc chậm hơn vài ba tháng.
Sự phân bố không đồng đều lượng mưa và dao động phức tạp theo thời gian là
nguyên nhân gây nên nạn lũ lụt và hạn hán thất thường gây nhiều thiệt hại lớn đến mùa
màng và tài sản ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia, ngoài ra còn gây nhiều trở ngại cho
việc trị thủy, khai thác dòng sông.
Theo sự ước tính thì lượng nước mưa hằng năm trên toàn lãnh thổ khoảng 640 km3,
tạo ra một lượng dòng chảy của các sông hồ khoảng 313 km3. Nếu tính cả lượng nước từ
bên ngoài chảy vào lãnh thổ nước ta qua hai con sông lớn là sông Cửu long ( 550 km3 )

và sông Hồng ( 50 km3 ) thì tổng lượng nước mưa nhận được hằng năm khoảng 1.240
km3 và lượng nước mà các con sông đổ ra biển hằng năm khoảng 900 km3. Như vậy so
với nhiều nước, Việt nam có nguồn nước ngọt khá dồi dào lượng nước bình quân cho mỗi
đầu người đạt tới 17.000 m3/ người/ năm. Do nền kinh tế nước ta chưa phát triển nên nhu


cầu về lượng nước sử dụng chưa cao, hiện nay mới chỉ khai thác được 500 m3/người/năm
nghĩa là chỉ khai thác được 3% lượng nước được tự nhiên cung cấp và chủ yếu là chỉ khai
thác lớp nước mặt của các dòng sông và phần lớn tập trung cho sản xuất nông
nghiệp(Cao Liêm- Trần đức Viên, 1990)
* Nước ngầm
Nước tàng trử trong lòng đất cũng là một bộ phận quan trọng của nguồn tài nguyên
nước ở Việt Nam. Mặc dù nước ngầm được khai thác để sử dụng cho sinh hoạt đã có từ
lâu đời nay; tuy nhiên việc điều tra nghiên cưú nguồn tài nguyên nầy một cách toàn diện
và có hệ thống chỉ mới được tiến hành trong chừng chục năm gần đây. Hiện nay phong
trào đào giếng để khai thác nước ngầm được thực hiện ở nhiều nơi nhất là ở vùng nông
thôn bằng các phương tiện thủ công, còn sự khai thác bằng các phương tiện hiện đại cũng
đã được tiến hành nhưng còn rất hạn chế chỉ nhằm phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt ở
các trung tâm công nghiệp và khu dân cư lớn mà thôi.
* Nước khoáng và nước nóng
Theo thống kê chưa đầy đủ thì ở Việt Nam có khoảng 350 nguồn nước khoáng và
nước nóng, trong đó nhóm chứa Carbonic tập trung ở nam Trung bộ, đông Nam bộ và
nam Tây nguyên; nhóm chứa Sulfur Hydro ở Tây Bắc và miền núi Trung bộ; nhóm chứa
Silic ở trung và nam Trung bộ; nhóm chứa Sắt ở đồng bằng Bắc bộ; nhóm chứa Brom,
Iod và Bor có trong các trầm tích miền võng Hà Nội và ven biển vùng Quảng Ninh; nhóm
chứa Fluor ở nam Trung bộ....Phần lớn nước khoáng cũng là nguồn nước nóng, gồm 63
điểm ấm với nhiệt độ từ 30o - 40o C; 70 điểm nóng vừa với nhiệt độ từ 41o - 60o C và 36
điểm rất nóng với nhiệt độ từ 60o - 100oC; hầu hết là mạch ngầm chỉ có 2 mạch lộ thiên
thuộc loại ấm gặp ở trung Trung bộ và ở đông Nam bộ. Từ những số liệu trên cho thấy
rằng tài nguyên nước khoáng và nước nóng của Việt Nam rất đa dạng về kiểu loại và

phong phú có tác dụng chửa bệnh, đồng thời có tác dụng giải khát và nhiều công dụng
khác.
Trong những năm gần đây nhu cầu nước sử dụng cho công nghiệp và sinh hoạt
không ngừng tăng lên theo đà phát triển của công nghiệp, sự gia tăng dân số, mức sống
của người dân không ngừng được nâng cao và sự phát triển của các đô thị.
Nước sử dụng cho nông nghiệp cũng tăng lên do việc mở rộng diện tích đất canh tác
và sự thâm canh tăng vụ. Theo sự ước tính của các nhà chuyên môn thì từ nay đến năm
2000 để đưa diện tích tưới cho nông nghiệp lên 6,5 triệu ha thì tổng lượng nước cần
khoảng 60km3, cho chăn nuôi khoảng 10 -15 km3, nhu cầu về nước cho 80 triệu dân
khoảng 8 km3; tính chung nhu cầu về nước sẽ tăng lên khoảng từ 90 -100 km3. Như vậy


đến năm 2000 lượng nước cần cho sự phát triển đạt xấp xỉ khoảng 30% lượng nước được
cung cấp trên toàn lãnh thổ. Ðiều đặc biệt là nhu cầu nầy phần lớn tập trung vào mùa khô
trong khi mực nước trong các sông ngòi xuống thấp nên có nơi nước sẽ không đủ dùng,
điều nầy cho thấy nếu không quản lý và phân phối tốt sẽ xảy ra tình trạng thiếu nước gay
gắt như hiện nay.
Theo nhịp độ phát triển của nền công nghiệp, nông nghiệp và sự nâng cao mức sống
của con người thì nhu cầu về nước sử dụng ngày một tăng. Vấn đề về nước ngày càng trở
nên nghiêm trọng, đặc biệt là nước mặt ngày càng thoái hóa và mức độ ô nhiễm nước
ngày càng tăng. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO -1980) ước tính rằng ở các quốc gia
kém phát triển thì 70% dân chúng ở các vùng ven thành phố và 25% dân cư ở các đô thị
không có đủ nước sạch để sử dụng.
Ở Việt Nam, do nền công nghiệp mới phát triển, số đô thị và các khu công nghiệp
còn ít và các điểm tập trung dân cư chưa nhiều nên lượng nước dùng cho công nghiệp và
sinh hoạt còn quá ít so với trữ lượng trong tự nhiên. Tuy vậy, sự nhiễm bẩn nguồn nước
đã bắt đầu xuất hiện do việc sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp; lượng nước thải ra
môi trường của các nhà máy luyện kim, nhiệt điện, hóa chất, thực phẩm ; cùng với lượng
nước thải do sinh hoạt... đã trở thành một vấn đề cấp bách cần phải được quan tâm.


 Một số phương hướng chính trong bảo vệ,khai thác và sử dụng nước của Việt
Nam
-Bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn
-Phòng chống ô nhiễm các nguồn nước được đặt ra cấp bách ở tất cả mọi nơi
trong cả nước.
-Nâng cao ý thức cộng đồng cho người dân về sử dụng và bảo vệ nguồn nước
cũng góp phần rất tích cực vào việc sử dụng nước bền vững.
III.Ô nhiễm nước
1.Khái niệm về ô nhiễm nước
Khi trong nước có chứa một số chất với lượng nước quá ngưỡng cho phép
gây tác động xấu đến sinh vật và con người thì nước được coi là bị ô nhiễm, các
tính chất của nước bị thay đổi .
-Thay đổi tính chất hóa học của nước. Đó là những thay đổi về thành phần và hàm
lượng chất hóa học trong nước, thay đổi phản ứng của nước.
-Thay dổi tính chất vật lý của nước. Đó là những thay dổi về độ trong(độ đục)
,màu sắc,mùi vị , độ nhớt , nhiệt độ .....của nước.
-Thay đỏi tính chất sinh học của nước.Đó là những thay đổi về thành phần và mật
độ các sinh vật trong nước.


2.Nguồn gốc,tác nhân gây ô nhiễm nước: “Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói
chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy
hiểm cho con người, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã”.
Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt
đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác
chết của chúng.
Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại
chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp,
giao thông vào môi trường nước.
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm

nước: ô nhiễm vô cơ, ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô
nhiễm bởi các tác nhân vật lý.
NƯỚC BỊ Ô NHIỄM KIM LOẠI NẶNG THẾ NÀO?
Kim loại nặng có Hg, Cd, Pb, As, Sb, Cr, Cu, Zn, Mn… thường không
tham gia hoặc ít tham gia và quá trình sinh hóa của các thể sinh vật và thường tích
lũy trong cơ thể chúng. Vì vậy, chúng là các nguyên tố độc hại với sinh vật. Hiện
tượng nước bị nhiễm kim loại nặng thường gặp trong các lưu vực gần các khu
công nghiệp, các thành phố lớn và các khu vực khai thác khoáng sản. Ô nhiễm kim
loaii nặng biểu hiện ở nồng độ cao của các kim loại trong nước. Một số trường
hợp xuất hiện hiện tượng chết hàng loạt các loại cá và thủy sinh vật.
Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm kim loại nặng là quá trình đổ vào môi
trường nước nước thải công nghiệp và nước thải độc hại không qua xử lý hoặc xử
lý không đạt yêu cầu. Ô nhiễm nước bởi kim loại nặng có tác động tiêu cực tới
môi trường sống của sinh vật và con người. Kim loại nặng tích lũy theo chuỗi thức
ăn thâm nhập vào cơ thể người. Nước mặt bị ô nhiễm sẽ lan truyền các chất ô
nhiễm vào nước ngầm, vào đất và các thành phần môi trường có liên quan khác.
Để hạn chế ô nhiễm nước, cần phải tăng cường biện pháp xử lý nước thải công
nghiệp, quản lý tốt vật nuôi trong môi trường có nguy cơ bị ô nhiễm như nuôi cá,
trồng rau bằng nguồn nước thải.
NƯỚC BỊ Ô NHIỄM VI SINH VẬT NHƯ THẾ NÀO?
Sinh vật có mặt trong môi trường nước ở nhiều dạng khác nhau. Bên cạnh
các sinh vật có ích thì có nhiều nhóm sinh vật gây bệnh hoặc truyền bệnh cho
người và sinh vật khác. Trong số này, đáng chú ý là các loài vi khuẩn, siêu vi
khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh như các loài ký sinh trùng gây bệnh tả, lỵ, thương
hàn, sốt rét, siêu vi khuẩn viêm gan B, siêu vi khuẩn viêm não Nhật Bản, giun đỏ,
trứng giun…


Nguồn gây ô nhiễm sinh học cho môi trường nước chủ yếu là phân rác,
nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước thải bệnh viện… Để đánh giá chất

lượng nước dưới góc độ ô nhiễm sinh học thì người ta sử dụng chỉ số Colifom.
Đây là chỉ số phản ánh số lượng vi khuẩn Colifom có trong nước, thường không
gây bệnh cho người và sinh vật, nhưng để biểu hiện sự ô nhiễm nước bởi tác nhân
sinh học. Để xác định chỉ số Colifom người ta nuôi cấy mẫu trong các dung dịch
đặc biệt và đếm số lượng chúng sau một thời gian nhất định. Ô nhiễm nước được
xác định theo các giá trị tiêu chuẩn môi trường.
Hiện tượng trên thường gặp ở các nước đang phát triển và chậm phát triển
trên thế giới. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới năm 1992, nước bị ô nhiễm
gây bênh tiêu chảy làm chết 3 triệu người và 900 triệu người mắc bệnh mỗi năm.
Đã có năm số lượng người mắc bệnh giun đũa lên tới 900 triệu người và bệnh sán
máng là 600 triệu người. Để hạn chế tác động tiêu cực của ô nhiễm sinh vật nguồn
nước mặt, cần nghiên cứu các biện pháp xử lý nước thải, cải thiện tình trạng vệ
sinh môi trường sống của dân cư, tổ chức tốt hoạt động y tế và dịch vụ công cộng.
NƯỚC BỊ Ô NHIỄM BỞI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ PHÂN BÓN
HÓA HỌC NHƯ THẾ NÀO?
Ô nhiễm nguồn nước bởi thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học là
hiện tượng phổ biến trong các vùng nông nghiệp thâm canh trên thế giới.
Trong quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học, một
lượng đáng kể thuốc và phân không được cây trồng tiếp nhận. Chúng sẽ lan
truyền và tích lũy trong đất, nước và các sản phẩn nông nghiệp dưới dạng dư
lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón.
Tác động tiêu cực khác của sự ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật và phân
bón là làm suy giảm chất lượng môi trường khu vực canh tác nông nghiệp
như phú dưỡng đất, nước, ô nhiễm đất, nước, làm giảm tính đa dạng sinh học
của khu vực nông thôn, suy giảm các loại thiên địch, tăng khả năng chống
chịu của sâu bệnh đối với thuốc bảo vệ thực vật.
NƯỚC NGẦM Ô NHIỄM NHƯ THẾ NÀO?
“Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá
trầm tích bở rời như cặn, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang caxtơ dưới
bề mặt đất, có thể khai thác cho các hoạt động sống của con người”.

Nước ngầm là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu ở nhiều quốc
gia và vùng dân cư trên thế giới. Do vậy, ô nhiễm nước ngầm có ảnh hưởng
rất lớn đến chất lượng môi trường sống của con người. Các tác nhân gây ô
nhiễm và suy thoái nước ngầm bao gồm:


Các tác nhân tự nhiên như nhiễm mặn, nhiễm phèn, hàm lượng Fe, Mn và
một số kim loại khác.
Các tác nhân nhân tạo như nồng độ kim loại nặng cao, hàm lượng NO3-, NO2-,
NH4+, PO43-,… vượt quá tiêu chuẩn cho phép, ô nhiễm bởi vi sinh vật.
Suy thoái trữ lượng nước ngầm biểu hiện ở giảm công suất khai thác, hạ thấp
mực nước ngầm, lún đất.
Ngày nay, tình trạng ô nhiễm và suy thoái nước ngầm đang phổ biến ở các
khu vực đô thị và các thành phố lớn trên thế giới. Để hạn chế tác động ô
nhiễm và suy thoái nước ngầm cần phải tiến hành đồng bộ các công tác điều
tra, thăm dò trữ lượng và chất lượng nguồn nước ngầm, xử lý nước thải và
chống ô nhiễm nguồn nước mặt, quan trắc thường xuyên trữ lượng và chất
lượng nước ngầm./.
- Theo cục Quản lý tài nguyên nước -

3.Một số chỉ tiêu đánh giá mức độ ô nhiễn nước
Người ta thường dựa vào các đặc tính vật lý hóa học và sinh học của nước để đánh
giá mức ô nhiễm nước.
1. Độ trong (độ đục):
Chỉ tiêu này được đánh giá bằng hàm lượng các chất lơ lững trong nước. Bằng
phương pháp lọc và sấy khô sẽ tính được hàm lượng các chất lơ lững trong
nước.
2. Nồng độ oxi hòa tan. (dissolved oxygen-DO):
Nồng độ oxi hòa tan trong nước khoảng 8 – 10 ppm. Oxi dao động phụ thuộc
vào nhiệt độ , sự phân hủy hóa chất và quang hợp của tảo. Nồng độ oxi trong

rất quan trọng,nó ảnh hưởng đến đời sống của SV thủy sinh và các quá trình
hóa lý khác diễn ra trng môi trường nước.
3.Nhu cầu oxigen sinh hóa (BOD : Biochemical Oxygen Demand) là lượng
oxigen cần thiết để vi khuẩn có trong nước phân hủy các chất hữu cơ. Tương tự
như COD, BOD cũng là một chỉ tiêu dùng để xác định mức độ nhiễm bẩn của
nước (đơn vị tính cũng là mgO2/L). Trong môi trường nước, khi quá trình oxid
hóa sinh học xảy ra thì các vi khuẩn sử dụng oxigen hòa tan để oxid hóa các chất
hữu cơ và chuyển hóa chúng thành các sản phẩm vô cơ bền như CO2, CO32-,
SO42-, PO43- và cả NO3-.
4. Nhu cầu oxigen hóa học (COD : Chemical Oxygen Demand) là lượng
oxigen cần thiết (cung cấp bởi các chất hóa học) để oxid hóa các chất hữu cơ trong


nước. Chất oxid hóa thường dùng là KMnO4 hoặc K2Cr2O7 và khi tính toán được
qui đổi về lượng oxigen tương ứng ( 1 mg KMnO4 ứng với 0,253 mgO2).
Các chất hữu cơ trong nước có hoạt tính hóa học khác nhau. Khi bị oxid hóa
không phải tất cả các chất hữu cơ đều chuyển hóa thành nước và CO2 nên giá trị
COD thu được khi xác định bằng phương pháp KMnO4 hoặc K2Cr2O7 thường
nhỏ hơn giá trị COD lý thuyết nếu tính toán từ các phản ứng hóa học đầy đủ. Mặt
khác, trong nước cũng có thể tồn tại một số chất vô cơ có tính khử (như S2-,
NO2-, Fe2+ …) cũng có thể phản ứng được với KMnO4 hoặc K2Cr2O7 làm sai
lạc kết quả xác định COD.
Như vậy, COD giúp phần nào đánh giá được lượng chất hữu cơ trong nước có thể
bị oxid hóa bằng các chất hóa học (tức là đánh giá mức độ ô nhiễm của nước).
Việc xác định COD có ưu điểm là cho kết quả nhanh (chỉ sau khoảng 2 giờ nếu
dùng phương pháp bicromat hoặc 10 phút nếu dùng phương pháp permanganat).
5. Một số chỉ tiêu hóa học khác trong nước
a) Sắt
Sắt chỉ tồn tại dạng hòa tan trong nước ngầm dưới dạng muối Fe2+ của HCO3-, SO42-,
Cl-…, còn trong nước bề mặt, Fe2+ nhanh chóng bị oxid hóa thành Fe3+ và bị kết tủa

dưới dạng Fe(OH)3. 2Fe(HCO3)2 + 0,5 O2 + H2O --> 2Fe(OH)3 + 4CO2
Nước thiên nhiên thường hcứa hàm lượng sắt lên đến 30 mg/L. Với hàm lượng sắt lớn
hơn 0,5 mg/L nước có mùi tanh khó chịu, làm vàng quần áo khi giặt… Các cặn kết tủa
của sắt có thể gây tắc nghẽn đường ống dẫn nước. Trong quá trình xử lý nước, sắt được
loại bằng phương pháp thông khí và keo tụ.
b) Các hợp chất clorur
Clor tồn tại trong nước dưới dạng Cl-. Nói chung ở mức nồng độ cho phép thì các hợp
chất clor không gây độc hại, nhưng với hàm lượng lớn hơn 250 mg/L làm cho nước có vị
mặn. Nước có nhiều Cl- có tính xâm thực ximăng.
c) Các hợp chất sulfat
Ion SO42- có trong nước do khoáng chất hoặc có nguồn gốc hữu cơ. Với hàm lượng lớn


hơn 250 mg/L gây tổn hại cho sức khỏa con người. Ở điều kiện yếm khí, SO42- phản ứng
với chất hữu cơ tạo thành khí H2S có độc tính cao.

6.Một số Chỉ tiêu vi sinh
Trong nước thiên nhiên có nhiều loại vi trùng, siêu vi trùng, rong tảo và các loài thủy vi
sinh khác. Tùy theo tính chất, các loại vi sinh trong nước có thể vô hại hoặc có hại.
Nhóm có hại bao gồm các loại vi trùng gây bệnh, các loài rong rêu, tảo…Nhóm này cần
phải loại bỏ khỏi nước trước khi sử dụng.
Các vi trùng gây bệnh như lỵ, thương hàn, dịch tả…thường khó xác định chủng loại.
Trong thực tế hóa nước thường xác định chỉ số vi trùng đặc trưng. Người ta phân biệt trị
số E.Coli và chỉ số E.Coli. Trị số E.Coli là đơn vị thể tích nước có chứa 1 vi khuẩn
E.Coli. Chỉ số E.Coli là số lượng vi khuẩn E.Coli có trong 1 lít nước. Tiêu chuẩn nước
cấp cho sinh hoạt ở các nước tiên tiến qui định trị số E.Coli không nhỏ hơn 100 mL,
nghĩa là cho phép chỉ có 1 vi khuẩn E.Coli trong 100 mL nước (chỉ số E.Coli tương ứng
là 10). TCVN qui định chỉ số E.Coli của nước sinh hoạt phải nhỏ hơn 20.
VI. HẬU QUẢ CỦA Ô NHIỄM NƯỚC
1Do chất thải giàu dinh dưỡng

a.
Ở các vực nước chảy
Sự thải các chất hữu cơ sẽ gây một sự xáo trộn toàn bộ hệ sinh thái với sự xuất
hiện 4 vùng dọc theo dòng nước.
Vùng pha trộn giữa nước sông và nước thải.
Vùng phân huỷ tích cực, ở đó nấm và vi khuẩn sinh sôi và phân huỷ chất
hữu cơ. Nếu tất cả O2 được sử dụng hết, vùng này sẽ trở nên hôi thối.
Kế đến sẽ là vùng phục hồi, nước sẽ làm giảm lượng chất ô nhiễm.
Vùng nước sach trở lại sau khi phục hồi.
b.
Các vực nước đứng (hồ, ao, đầm lầy…)
Thường bị lấp đầy nhanh chóng do sự phát triển mau lẹ của thực vật và các
sinh vật khác, do sự tăng độ phì nhiêu của nước bởi các nhân tố dinh dưỡng
nhất là nitrat, phosphat làm sinh sôi nảy nở các phiêu sinh thực vật và các sinh
vật thuỷ sinh. Kết quả là hồ hẹp lại dần và cạn đi.
2Do chất thải độc hại
a.
Độc tố của ô nhiễm hoá học chính
Sự sử dụng nông dược để trừ dịch hại, nhất là phun thuốc bằng máy bay làm ô
nhiễm những vùng rộng lớn. Các chất này thường tồn tại lâu dài trong môi
trường, gây hại cho nhiều sinh vật có ích, đến sức khoẻ con người. Một số dịch
hại có hiện tượng quen thuốc, phải dùng nhiều hơn và đa dạng hơn các thuốc
trừ sâu.


Ngoài ra các hợp chất hữu cơ khác cũng có nhiều tính độc hại. Nhiều chất thải
độc hại có chứa các hợp chất hữu cơ như phenol, thải vào nước làm chết vi
khuẩn, cá và các động vật khác, làm giảm O2 tăng hoạt động vi khuẩn yếm khí,
tạo ra sản phẩm độc và có mùi khó chịu như CH4, NH3, H2S…
Thuốc tẩy rửa tổng hợp rất độc cho người và vi khuẩn trong nước.

b.
Nông dược
Muối đồng, các chromates rất độc cho tảo với nồng độ nhỏ. Thước trừ cỏ rất
độc với phiêu sinh thực vật.
Thuốc sát trùng cũng độc đối với phiêu sinh vật. DDT và các thuốc trừ sâu
khác ngăn cản quang hợp của phiêu sinh thực vật và sự nẫy mầm của các tiếp
hợp bào tử (zygospores).
Các thuốc sát trùng thường có độc tố cao đối với động vật có xương sống máu
lạnh và các động vật không xương sống.
Nông dược còn làm xáo trộn sự tạo phôi và phát triển hậu phôi của động vật có
xương sống thủy sinh, cản trở sự biến thái của nòng nọc ếch, tuyến sinh dục và
làm bất thụ cá.
c.
Các Hydrocarbons
Gây tổn thất cao cho các quần xã sinh vật. Tai nạn đắm tàu dầu gây ô nhiễmï
cho sinh vật biển bởi sản phẩm dầu. Cá, tôm, cua bị chết hầu hết. Chim biển là
những nạn nhân đầu tiên và dễ thấy của tai nạn dầu.
Ngày nay, biển và đại dương đầy những cặn bả của tai nạn dầu.
d.
Thuỷ ngân (Hg)
Là chất ít có trong tự nhiên, nhưng ô nhiễm thủy ngân rất đáng sợ. Thuỷ ngân
ít bị phân huỷ sinh học nên có khuynh hướng tích tụ trong sinh vật thông qua
chuỗi và lưới thức ăn. Rong biển có thể tích tụ lượng thuỷ ngân hơn 100 lần
trong nước; cá thu có thể chứa đến 120 ppm Hg/kg.
VII. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
Ngoài các biện pháp khoa học để xử lý nước thải trước khi được thải ra như:
phương pháp lý học (dùng để lắng cát), phương pháp sinh học (dùng vi sinh,
các ao hồ lọc chất thải), phương pháp hóa học (trung hòa nước thải, khử
trùng…), phương pháp quá trình tự nhiên (cánh đồng lọc, dùng thủy sinh
vật…) thì việc quan trọng nhất là giáo dục ý thức giữ gìn nguồn nước sạch cho

mọi người dân như: không xả nước và rác thải sinh hoạt xuống kênh rạch ao
hồ, không phóng uế bừa bãi, xây cầu tiêu ngay trên ao nuôi cá, lắp đặt ống
nước ngay trong hố ga, trong ống cống.. Ban hành những quy định chặt chẽ,
nghiêm khắc về xử lý chất thải và thực hiện những chương trình hành động
thiết thực nhằm phục hồi môi trường đang bị xâm hại nghiêm trọng, tăng
cường tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người dân nhất là những
người dân sống ở ven và trên kênh racïh. Mỗi con người cần ít nhất 1 – 1,5 lít


nước trong 1 ngày để uống và khoảng 2 lít nước để nấu ăn, 100 – 150 ml nước
cho sinh hoạt (vệ sinh, tắm giặt). Do đó mọi người phải nhận thức được vai trò
quan trọng của nước uống và phải biết lo ngại, quan tâm đến nguy cơ ô nhiễm
nguồn nước từ nước thải chứa hóa chất độc hại gây biến dị sinh lý lâu dài theo
hệ di truyền, những vi khuẩn gây bệnh như thương hàn, dịch tả v.v… đang có
khuynh hướng gia tăng trong nước để có ý thức giữ gìn và bảo vệ nguồn nước,
một tài nguyên không phải là vô hạn của trái đất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.
( />c.htm)
2.
( />i/tainguyennuoc.htm#I.4)
3.Phạm Văn Phê,Trần Đức Viên,Trần Danh Thìn,Ngô Thế Ân:Giáo trình Sinh
thái môi trường.NXB Nông nghiệp.Hà Nội.2006

PHỤ LUC:
1.Một số nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước:


2.Hậu quả ô nhiễm nguồn nước:





×