Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

bài 4 một số tai nạn và phòng ngừa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.53 KB, 13 trang )

BÀI 4: Tai nạn:
Bỏng
Nguyên
nhân
Cách xử lí
Phòng
ngừa

Là một loại chấn thương đối với da hoặc các mô khác do nhiệt, điện,
hóa chất, ma sát, hay bức xạ.[1] Hầu hết bỏng là do nhiệt nóng từ
chất lỏng, chất rắn, hoặc chất cháy.
Làm mát bằng nước máy có thể giúp giảm đau và giảm thương tổn.
Bỏng sâu hơn thường cần điều trị bằng phẫu thuật, chẳng hạn như
ghép da.
Biện pháp phòng ngừa bỏng do nhiệt đối với trẻ em là phải chú ý bố
trí bếp nấu ăn hợp lý, đặt bếp lò ở chỗ cao ngoài tầm tay với đến của
trẻ, có vách ngăn không cho trẻ tới gần. Không cho trẻ chơi, nô đùa
nơi đang nấu ăn.
Không để dụng cụ đựng nước nóng, đồ vật nóng trong tầm tay với
đến của trẻ hoặc trên đường đi lại của trẻ. Khi bưng bê xoong, nồi,
chảo, ấm nước vừa mới sôi tránh xa trẻ để không bị va đụng.
Không để trẻ tự tắm với vòi nước nóng lạnh. Phải sử dụng phích
nước sôi an toàn, vỏ phích đựng nước sôi được làm bằng nhựa, có
nắp xoáy, để trong hộp gỗ. Đối với trẻ lớn hàng ngày phải giúp đỡ bố
mẹ nấu ăn, cần phải hướng dẫn trẻ thao tác nấu ăn an toàn như quay
cán xoong, nồi, chảo vào phía bên trong; bê xoong, nồi đang nấu ăn
bằng tấm lót tay; không để quần áo gần ngọn lửa...
Đồng thời cũng cần phòng ngừa tình trạng bỏng nhiệt khô cho trẻ
bằng cách không để trẻ nhỏ tiếp xúc với lửa, diêm quẹt, bật lửa, nến;
các vật dễ cháy, nổ như xăng, ga, cồn... Nên cất kín các bao diêm
quẹt, bật lửa, cắt bỏ các nguồn điện không an toàn; xếp các chai dầu,


xăng vào tủ kín, có khóa. Không để các trẻ nhỏ để đèn dầu ở trong
màn ngủ.
Khi dựng xe máy, phải quay ống bô xả của xe máy đang còn nóng
vào sát tường. Một vấn đề cũng cần lưu ý là phải thường xuyên trông
nom tới trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ, không chủ quan vì tai nạn bỏng có thể
ập đến bất ngờ.
Ngoài ra, việc phòng ngừa bỏng do điện cũng cần chú ý bằng cách
lắp các thiết bị điện đúng quy tắc an toàn, sử dụng các ổ cắm điện có
nắp đậy, có rơ le tự ngắt điện khi có sự cố chập điện; phải lắp đặt các
ổ điện ở trên cao ngoài tầm tay với đến của trẻ. Cơ quan điện lực phải
tôn trọng nội quy các cột điện, trạm biến thế của các đường dây điện


cao thế.
Người lớn không nên vi phạm hành lang an toàn lưới điện và dạy bảo
trẻ em cần tránh xa nơi dây điện bị đứt. Không cho trẻ chơi gần
đường dây dẫn điện và không cho trẻ trèo lên các cột điện; người lớn
không phơi quần áo lên dây dẫn điện để tránh nguy hiểm cho trẻ.
Thường xuyên kiểm tra đường dây dẫn điện, đồ dùng bằng điện như
nồi cơm điện, bàn là điện, quát máy... để phát hiện chuột cắn làm hở
mạch hay rò rỉ điện.
Một vấn đề cần lưu ý là không cho trẻ nhỏ nghịch các dụng cụ điện
hoặc thao tác cắm điện, sửa chữa điện và phải cất kín những dụng cụ
điện

Vết thương phần mềm: Chảy máu, chảy máu mũi
Nguyên
Một chỗ vỡ mạch máu trong mũi, chẳng hạn như chấn thương (bị
nhân
đánh vào mũi) có thể gây chảy máu mũi. Các nguyên nhân khác bao

gồm chất hoá học, nhiễm trùng, bất thường mạch máu trong mũi và
các bệnh lý như tăng huyết áp hay rối loạn đông máu. Nguyên nhân
thường gặp nhất là mũi khô do hít không khí khô, đặc biệt vào mùa
đông.
Cách xử lí Phương pháp điều trị đầu tiên là đè trực tiếp vào mũi. Nắm chặt mũi
giữa ngón cái và ngón rồi éo trong vòng 10 đến 30 phút cho đến khi
ngừng chảy máu.
Đặt túi nước đá vào cổ hoặc sống mũi có thể giúp giảm chảy máu.
Ngồi ngả về phía trước để máu chảy ra thay vì để máu chảy xuống
họng để giúp ngăn ngừa nôn ra máu. Xịt mũi bằng nước muối và làm
ẩm không khí có thể giảm tình trạng khô mũi.
Nếu tình trạng chảy máu nặng, bạn sẽ cần đến sự giúp đỡ của bác sĩ.


Phòng
ngừa

•Kiểm soát huyết áp của bạn;
•Tránh dùng các chế phẩm có chứaaspirin nếu bạn hay bị chảy máu
mũi;
•Làm ẩm không khí trong nhà và tại nơi làm việc nếu có thể, đặt một
ít thạchchứa petroleum vào trong lỗ mũi và dùng khăng quàng hoặc
khẩu trang khi trời lạnh, khô. Xịt mũi bằng nước muối cũng có thể
làm ngừng chảy máu do thời tiết khô;
•Tránh các hoá chất, bụi hoặc mang khẩu trang lọ Bác sĩ có thể kê
cho bạn steroid xịt mũi nếu bạn bị nhiễm trùng hoặc dị ứng.

Say nắng, cảm nắng
Nguyên
Khi lao động hoặc đi quá lâu ngoài trời nắng, nhiều tia nắng sẽ chiếu

nhân
thẳng vào vùng cổ gáy. Dưới tác dụng liên tục của ánh sáng mặt trời
gay gắt, trung tâm điều hòa thân nhiệt cơ thể sẽ bị chấn động làm rối
loạn điều hòa thân nhiệt cùng với hiện tượng mất nước cấp của cơ
thể. Ánh nắng mặt trời và sức nóng là 2 tác nhân vật lý có thể gây
stress với cơ thể.
Cách xử lí Nhanh chóng tiến hành giảm thân nhiệt cho nạn nhân: Chuyển ngay
nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió, cởi bỏ bớt quần áo, cho uống nước
mát có pha muối, chườm lạnh bằng khăn mát hoặc nước đá ở những
vị trí có động mạch lớn đi gần ngoài da như nách, bẹn, cổ. Việc tiến
hành giúp bệnh nhân hạ nhiệt là vô cùng quan trọng và cần thiết. Bởi
say nắng, say nóng nguyên nhân là do thân nhiệt tăng và mất nước.
Nếu nạn nhân hôn mê không uống được nước hoặc nôn liên tục, sốt
tăng liên tục, kèm các triệu chứng đau bụng, đau ngực, khó thở thì
phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Phòng
Một điều quan trọng là phải có các biện pháp dự phòng say nắng, say
ngừa
nóng. Đó là không làm việc quá lâu ngoài trời nắng hoặc trong môi
trường nóng bức cũng như tránh các hoạt động thể lực quá sức.
Luôn trang bị đầy đủ thiết bị chống nắng khi lao động, làm việc ngoài
trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính,…
Làm thoáng mát môi trường làm việc, đặc biệt là các công xưởng,


hầm lò rất có ý nghĩa trong việc phòng chống say nắng, say nóng.
Thường xuyên uống nước dù chưa khát. Nên uống nhiều nước có pha
muối hoặc tốt nhất là uống dung dịch oresol, nước trái cây.
Nên định kỳ sau khoảng 45 phút hay 1 tiếng làm việc thì nghỉ ngơi ở
nơi thoáng mát từ 15 - 20 phút.


Dị vật đường thở
Nguyên
Hóc dị vật đường thở nói chung là một trong những tai nạn cực kỳ
nhân
nguy hiểm và thường xảy ra ở trẻ trong khi ăn, khi chơi. Sặc sữa, sặc
cháo, sặc canh nói riêng là hiện tượng sữa, thực phẩm lỏng mềm trào
vào đường thở khiến trẻ bị bịt đường thở, khó thở, sặc sụa, tím tái có
thể gây tử vong.
Dị vật có thể là thực vật như hột dưa, hột đậu phộng, hột mãng cầu...,
hoặc có nguồn gốc động vật như xương cá, đốt sống cá, vỏ tép.
Ngoài ra còn có dị vật kim loại như kim ghim vải, đinh hoặc thậm chí
chất lỏng như sữa, cháo...
Cách xử lí Đối với nạn nhân còn tỉnh: có thể để nạn nhân ở tư thế đứng hay tư
thế ngồi trên ghế dựa, người cấp cứu đứng sau nạn nhân, hai cánh tay
ôm vòng trước ngực nạn nhân. Một bàn tay nắm lại, bàn tay kia nắm
lấy cổ tay của bàn tay nắm. Nắm tay để vào bụng nạn nhân trên rốn
dưới xương ức.
Bằng một động tác giật đưa người từ dưới lên, nhằm đẩy cơ hoành
tống không khí trong phổi, khí quản, phế quản, hy vọng dị vật bật lên
miệng. Mỗi động tác cần mạnh, dứt khoát, làm đi làm lại 10 lần. Cần
theo dõi miệng nạn nhân, nếu dị vật xuất hiện thì nhanh chóng lấy ra.
– Nếu nạn nhân bất tỉnh: đặt nạn nhân ở tư thế nằm, người cấp cứu
quỳ trên người nạn nhân. Đặt bàn tay trên bụng nạn nhân, giữa rốn và
xương ức, bàn tay kia đặt trên bàn tay này, làm động tác đẩy mạnh và
nhanh lên phía trên, làm đi làm lại 10 lần, cần theo dõi miệng nạn
nhân, nếu dị vật xuất hiện thì nhanh chóng lấy ra. Đối với những trẻ
nhỏ cần áp dụng biện pháp vỗ lưng và ép ngực
Phòng
Nên đặt trẻ trong tư thế ngồi khi cho bú và không được để trẻ nằm

ngừa
ôm bình bú một mình. Không được dỗ trẻ đang khóc bằng việc ấn
bình sữa vào miệng, rất dễ gây sặc.
Không cho trẻ cầm các loại đồ chơi, các vật nhỏ dễ khiến trẻ bỏ vào
miệng ngậm. Tập cho trẻ thói quen không được ngậm bất cứ thứ gì
trong miệng. Không nên để cho trẻ ăn thức ăn dễ hóc như: hạt na, lạc,
quất, hồng bì, hạt bí, hạt dưa… Nếu thấy trẻ đang ngậm hoặc ăn


những thứ dễ gây nên hóc, không nên hoảng hốt, la hét, mắng trẻ vì
làm như vậy trẻ sợ hãi dễ bị hóc. Khi trẻ đang khóc hoặc cười lớn thì
không nên đút thức ăn, hoặc cho uống thuốc, không để trẻ vừa ăn vừa
chơi.
– Nếu bị hóc hoặc nghi bị hóc vào đường thở, cần đưa trẻ đến ngay
cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

Đuối nước
Nguyên
1. Thường đuối nước hay xảy ra đối với trẻ lớn tuổi do bản tính hiếu
nhân
động, tò mò; đối với trẻ nhỏ do tính thích nghịch nước hoặc do sự bất
cẩn của gia đình. Cho dù trẻ em không biết bơi lội hay biết bơi lội
nhưng do sự chủ quan nên cũng không lường trước hết được sự nguy
hiểm của tai nạn. Ngoài ra, môi trường sống chung quanh cũng luôn
luôn có những yếu tố nguy cơ rình rập gây nên tai nạn đuối nước cho
trẻ em như chậu nước, chum vại, bể nước, giếng nước... không có
nắp đậy an toàn; sông, hồ, suối, ao nước... không được rào chắn và có
biển báo nguy hiểm. Hơn nữa, tình trạng xây dựng các công trình,
đào bới khai thác cát, đất đá tràn lan, sự vô ý thức của con người... đã
để lại các hố ao sâu gây nguy hiểm như hố vôi tôi, hố lấy đất làm

gạch ngói, hố lấy cát, hố lấy nước tưới hoa màu… không có hàng rào
cũng là những nơi dễ gây nên tai nạn đuối nước.
2. Tai nạn do đuối nước có thể xảy ra trong các trường hợp: ngạt
nước, những người không biết bơi ngã xuống nước, hoặc trẻ em ngã
cắm đầu vào chậu nước hay bồn tắm; ngất đột ngột khi vừa tiếp xúc
với nước; lặn sâu dưới nước khi hết hơi không ngoi lên kịp bị ngạt;
bơi quá mệt, cơ thể mất nhiệt do nước lạnh, bị chuột rút rồi ngất đi…
3. Chưa được dạy kỹ năng đảm bảo an toàn và xử lý tình huống khi
bơi và không có kỹ năng cứu đuối.

Cách xử lí

4. Trẻ chết đuối vì người lớn lơ là đuối nước đang gia tăng trong
cộng đồng do nhiều nguyên nhân như môi trường không an toàn,
người lớn chưa giám sát trẻ một cách chặt chẽ, kiến thức phòng
tránh, sơ cứu của người dân còn hạn chế, nhiều trẻ không biết bơi.
Các bước sơ cấp cứu tại chỗ khi trẻ bị đuối nước


Bước 1: Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi mặt nước bằng mọi cách.
Sau đó, người cấp cứu dùng tay quàng qua nách để dìu nạn nhân lên
bờ
rồi
gọi
thêm
người
giúp
đỡ.
Bước 2: Cho nạn nhân nằm ở nơi thoáng khí và giữ ấm cho nạn nhân.
Nếu nạn nhân có dấu hiệu ngưng thở thì nhanh chóng thực hiện hà

hơi
thổi
ngạt.
Cách thực hiên như sau: Đặt nạn nhân nằm ưỡn cổ và nghiêng mình
sang bên trái, dùng gạc hay khăn vải lau sạch dãi, chất thải hoặc dị
vật ở miệng và mũi nạn nhân. Tiếp đến người cấp cứu dùng ngón cái
và ngón trỏ bịt mũi nạn nhân, sau đó hít thở thật sâu rồi thổi hơi trực
tiếp qua miệng nạn nhân. Sau 5 lần hô hấp nhân tạo khi bắt mạch mà
tim vẫn ngừng đập thì bước tiếp theo là phải ép tim ngoài lồng ngực.
Bước 3: Sau khi hô hấp nhân tạo mà mạch vẫn ngừng đập, người cấp
cứu
cần
tiến
hành
ép
tim
ngoài
lồng
ngực.
Cách tiến hành như sau: Vị trí ép tim nằm ở 1/2 dưới xương ức.
- Đối với trẻ nhỏ chỉ dùng gót bàn tay của một cánh tay để ép lên vị
trí tim. Còn với những trẻ lớn dùng cả hai tay để ép lồng ngực như
sau: hai tay chồng lên nhau sau đó tiến hành ép tim ngoài lồng ngực
với tần suất 100 lần/phút. Có thể ước lượng bằng cách 1 lần đếm là
một
lần
ép
tim.
- Trong trường hợp chỉ có một người cấp cứu thì cứ 30 lần ép tim thì
thực hiện 2 lần hà hơi thổi ngạt. Còn nếu có 2 người cùng cấp cứu thì

15 lần ép tim, 2 lần thổi ngạt. Kiên trì thực hiện cho đến khi mạch
đập

nạn
nhân

thể
thở
trở
lại.
Bước 4: Sau khi nạn nhân tỉnh lại sẽ nôn ra nhiều nước nên cần đặt
nạn nhân ở tư thế nằm nghiêng, kê cao gối hai bên vai, nới rộng quần
áo
để
phòng
tránh
trẻ
bị
ngạt
thở
trở
lại.
Bước 5: Kiểm tra xem nạn nhân có bị gãy cột sống hoặc các chấn
thương về xương khớp nào hay không. Nếu có, nhanh chóng cố định
cổ
bằng
nẹp.
Bước 6: Lau khô người, thay quần áo và ủ ấm bé sau đó nhanh chóng
đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ xử lý các bước tiếp theo.
Trên đường đi người nhà cần chú ý theo dõi hô hấp, tuần hoàn của

trẻ.
Phòng
ngừa

- Cần cho trẻ tránh xa những nơi sông nước nguy hiểm như: Không
nên rủ nhau đi tắm ao, hồ, sông suối … trong khi không biết bơi.
Không nên đi lại, chơi gần những nơi như: ao, hồ, sông suối hoặc bể
nước, cống rãnh, miệng giếng… không có nắp đậy. Các hố ao sâu
gây nguy hiểm cho trẻ em như hố lấy đất làm gạch ngói, hố lấy cát,


hố lấy nước tưới hoa màu… cần phải tránh xa.
- Trẻ em tắm biển, tắm sông nên mặc áo phao và phải có cha mẹ,
người lớn trông coi.
- Đối với trẻ nhỏ luôn cần sự chăm sóc và giám sát chặt chẽ của
người lớn, làm tường rào, lấp kín những ao hồ không cần thiết, làm
nắp đậy chắc chắn cho giếng nước, lu chứa nước trong gia đình.
- Khi cho trẻ đi chơi gần những nơi có sông, suối, ao, hồ; tắm ở bể
bơi, tắm biển, cha mẹ phải luôn để ý con trong tầm mắt. Một số trẻ ở
nông thôn, miền núi thường trốn cha mẹ đi chơi, tắm sông, tắm suối
dẫn đến bị đuối nước do không biết bơi hoặc bơi đến chỗ nước quá
sâu bị nước cuốn đi.
- Ngoài ra cha mẹ cần dạy trẻ em biết bơi và giải quyết các tình
huống nguy hiểm có thể gặp phải khi tiếp xúc với nước, giải thích
cho trẻ hiểu sự nguy hiểm khi tự ý tập bơi hay tắm sông suối khi
không có sự canh chừng của người lớn.
- Đặc biệt đối nhà trường cũng cần dạy kỹ năng bơi cho trẻ như một
chương trình bắt buộc trong môn học thể dục. Bên cạnh đó mọi
người trong cộng đồng cần tìm hiểu kiến thức, kỹ thuật sơ cứu đúng
cách để áp dụng kịp thời khi xảy ra trường hợp đuối nước.

- Cần cảnh báo trẻ về những nơi tiềm ẩn nguy cơ đuối nước như
sông, suối, ao, hồ, những vùng nước sâu.

Gãy xương, bong gân
Nguyên
-Tai nạn trong sinh hoạt: Đâm chém nhau, đánh nhau, ngã cây…
nhân
-Tai nạn giao thông: Đây chính là nguyên nhân chủ yếu chiếm hơn 1
nửa nguyên nhân gãy xương. Lúc này chi sẽ bị tác động một lực
mạnh vào dẫn đến bị tổn thương: phần mềm dập nát, xương gãy phức
tạp, đứt thần kinh và mạch máu.
-Gãy do u xương
-Do tai nạn lao động dẫn đến gãy xương.


Cách xử lí

Phòng

-Do bị khớp giả bẩm sinh
-Tai nạn trong quá trình vận động thể dục thể thao: Đá bóng, nhảy
xà…
-Do 1 số bệnh lý cũng có thể dẫn đến gãy xương.
-Do viêm xương dẫn đến gãy xương.
-Gãy xương do hở hỏa khí ( thời chiến tranh ).
Gọi cấp cứu 115 nếu chấn thương nghiêm trọng như Nạn nhân bất
tỉnh, tắt thở hoặc tim ngừng đập (trường hợp này phải tiến hành hồi
sức tim-phổi (CPR) ngay). Người nhợt nhạt, mồ hôi lạnh, khó thở
hoặc mê sảng, triệu chứng của shock. Nạn nhân chảy máu nghiêm
trọng. Bị thương ở đầu, cổ, lưng, hông, xương chậu hoặc đùi. Chấn

thương chi và trật khớp. Một chút dịch chuyển nhẹ hoặc ấn nhẹ cũng
gây đau. Xương đâm ra ngoài da. Sưng khuỷu tay, khuỷu chân hoặc
bầm tím.
* Nếu nhận thấy chấn thương không nghiêm trọng thì tiến hành các
bước sơ cứu ban đầu:
Bước 1: Cầm máu. Nếu có vật kích thước lớn đâm vào da thì đừng
loại bỏ nó vì có thể làm nạn nhân mất máu nghiêm trọng hơn.
- Không động vào vùng bị thương. Yêu cầu nạn nhân không được di
chuyển chỗ gãy xương, giúp họ nằm/ngồi thoải mái. Đừng cố gắng
làm xương trở lại đúng vị trí, trừ khi mạch máu bị chẹn. Không di
chuyển người bị gãy hông hoặc xương chậu. Nếu phải di chuyển, cần
buộc hai chân của họ lại và đặt một cái khăn vào giữa, sau đó đặt họ
nhẹ nhàng lên một cái cáng.
- Chườm nước đá để giảm đau và giảm sưng.
- Đối với người có dấu hiệu sốc cần đặt nạn nhân nằm xuống và đặt
nghiêng chân lên cao hơn so với đầu. Choàng khăn/áo để giữ ấm cho
nạn nhân, thay đổi tư thế nếu họ nôn mửa.
Bước 2: Nẹp xương gãy
- Nẹp xương vào đúng vị trí của nó, giúp cố định xương trước khi xe
cứu thương đến. Nếu cứu hộ sẽ đến ngay thì không cần thiết phải nẹp
vì nẹp có thể làm chấn thương nghiêm trọng hơn. - - Sau khi nẹp máu
thấy không lưu thông được, da tái nhợt, sưng hoặc bị tê thì cần nới
lỏng nẹp ra. Nếu buộc nẹp làm cơn đau nghiêm trọng hơn, hãy bỏ
nẹp và chờ nhân viên cứu hộ chuyên nghiệp xử lí.
Bước 3: Làm băng đeo:
Làm một cái băng đeo cho người bị gãy xương cánh tay. Băng đeo sẽ
cố định xương bị gãy. Nếu làm băng đeo quá khó, hãy bảo nạn nhân
đừng cử động cho đến khi cứu hộ đến.
Trong thực tế thật có thể ngăn chạn được hết các trường hợp gãy



ngừa

xương nhưng có thể hạn chế tối đa việc gãy xương bằng cách:
- sử dụng những thanh chắn an toàn ở cửa phòng ngủ và cả trên và
dưới cầu thang.
- bắt buộc đội mũ bảo hiểm và dụng cụ an toàn đúng quy định đối với
trẻ khi tam gia các bộ môn mạo hiểm như xe đạp, xe ba bánh, ván
trượt, xe đẩy,…
- Không sử dụng khung tập đi cho trẻ sơ sinh.
- Bổ sung canxi cho trẻ thông qua dinh dưỡng.
- Đối với trẻ nhỏ, phải luôn có người lớn chăm sóc bên cạnh khi ăn,
ngủ, chơi.
- Sử dụng “cũi”, đặc biệt có tác dụng với trẻ nhỏ trong trường hợp
không thể trông trẻ được.
- Có rào hoặc thanh bảo vệ ở những nơi như cầu thang, cửa sổ, ban
công với độ cao tối thiểu 75 cm, chấn song dọc, khoảng cách giữa
các song không vượt quá 15 cm.
- Đảm bảo bậc thềm, cầu thang đủ ánh sáng, dễ đi.
- Dạy trẻ không xô đẩy nhau, không leo trèo, ví dụ như leo lên cây
cao hái trái, leo cột điện để lấy diều, leo mái nhà, giáo dục cho trẻ
biết các nguy cơ và hậu quả có thể xảy ra khi ngã, kỹ năng phòng
tránh khi đi vào những nơi dễ ngã như cầu thang, nhà tắm, nơi trơn
trượt, giáo dục trẻ tránh các trò chơi nguy hiểm như nhảy từ trên cao,
thả diều trên sân thượng, lòng đường.
- Hướng dẫn kiến thức về xử trí sơ cứu và phòng ngừa các tai nạn
thường gặp cho người chăm sóc trẻ.
Những điều không nên làm:
- Không cho trẻ biết lật, bò, đi ngồi hoặc nằm trên võng, giường lúc
không có người lớn bên cạnh.

- Không cho trẻ đứng trên ghế, vật dụng không vững.
- Không để sàn nhà ẩm ướt, trơn trượt.
- Không để đồ vật của trẻ ngoài tầm với.
- Không thực hiện các động tác dễ gây ngã cho trẻ nhỏ như xốc
ngược, tung trẻ.
- Không để trẻ dưới 10 tuổi trông trẻ dưới 3 tuổi.


Điện giật
Nguyên
nhân

Cách xử lí

Phòng
ngừa

-Đấu sai các cực trên ổ cắm và thiết bị;
-Dây nối đất không nối đúng vào cực trung tính trong ổ cắm mà nối
vào cực dương, khiến chính dây trung tính đó trở nên dẫn điện.Người
sử dụng dụng cụ dạng súng phải đeo phương tiện bảo vệ mắt, tai và
đội mũ bảo hộ
-Nắp đậy cầu chì, hộp cầu dao, đầu ra ở đui đèn hỏng hoặc mất; dùng
dây dẫn trần;
-Các dây cáp mềm bị hư hỏng do cọ xát vào các bề mặt sắc hoặc
chạy ngầm dưới đất;
-Sửa chữa tạm thời cáp mềm bằng băng cách điện.
Ngắt điện, hoặc nếu không thể thì cách ly nạn nhân khỏi dòng điện
bằng cách sử dụng các vật dài, sạch, khô và không dẫn điện như
thanh gỗ hoặc mẩu cao su dài, hoặc vải như áo Jacket. Đứng lên trên

những vật liệu khô và không dẫn điện như gỗ khi làm việc,này.
Không sờ vào nạn nhân khi dòng điện chưa bị cắt. Nếu thấy nạn nhân
đã ngừng thở, hãy làm hô hấp nhân tạo, sau đó gửi đi cấp cứu và gọi
bác sỹ. Tiếp tụclàm hô hấp nhân tạo cho đến khi có bác sỹ hoặc xe
cấp cứu tới
1.Không chạm vào chỗ đang có điện trong nhà như: Ổ cắm điện, cầu
dao, cầu chì không có nắp đậy; chỗ nối dây; dây điện trần… để
không bị điện giật chết người.
2. Dây điện trong nhà phải được đặt trong ống cách điện và dùng loại
dây có vỏ bọc cách điện, có tiết diện dây đủ lớn để dây điện không bị
quá tải gây chạm chập, phát hoả trong nhà.
3. Phải lắp cầu dao hay áptơmát ở đầu đường dây điện chính trong
nhà, ở đầu mỗi nhánh dây phụ và lắp cầu chì ở trước các ổ cắm điện
để ngắt dòng điện khi có chạm chập, ngăn ngừa phát hoả do điện
4. Khi sử dụng các công cụ điện cầm tay (máy khoan, máy mài…)
phải mang găng tay cách điện hạ thế để không bị điện giật khi công
cụ bị rò điện.
5. Không đóng cầu dao, bật công tắc điện khi tay ướt, chân không
mang dép, đứng nơi ẩm ướt để không bị điện giật.
6. Không để trang thiết bị điện phát nhiệt ở gần đồ vật dễ cháy nổ để
không làm phát hoả trong nhà.
7. Các thiết bị điện, đồ dùng điện, cầu dao điện, công tắc, ổ cắm
điện… bị hư hỏng phải sửa chữa, thay thế ngay để người sử dụng
không chạm phải các phần dẫn điện gây điện giật chết người.
8. Không sử dụng dây điện, thiết bị điện, đồ dùng điện trong nhà có
chất lượng kém vì dễ gây chạm chập, rò điện ra vỏ gây điện giật chết


người và dễ gây phát hoả trong nhà.
9. Không tới gần hoặc đưa bất cứ vật gì đến gần đường dây điện

22kV trong phạm vi 2 mét như: Leo lên mái nhà, ban-công, ô-văng;
đưa tấm tole, thanh kim loại… gần đường dây điện để đề phòng điện
giật hoặc điện cao áp phóng chết người.
10. Không cất nhà ở, công trình gần cột điện cao áp 22kV trong phạm
vi 3 mét; khi xây dựng nhà ở, công trình gần đường dây điện cao áp
phải liên hệ với ngành Điện để thoả thuận khoảng cách an toàn.
11. Không đào đất gần móng cột điện gây khả năng lún, sụt cột;
không đắp đất lên cao làm giảm khoảng cách an toàn từ dây dẫn điện
đến mặt đất.
12. Không lắp đặt ăng-ten, dây phơi, giàn giáo, biển, hộp đèn quảng
cáo hoặc các vật dụng khác tại các vị trí mà khi đổ, rơi sẽ va quệt vào
công trình lưới điện.
13. Không quăng, ném, bắn bất kỳ vật gì lên đường dây điện, vào
công trình điện.
14. Không thả diều, bóng bay, các vật bay khác… trong phạm vi bảo
vệ công trình điện.
15. Khi phát hiện cột điện đổ hoặc dây điện đứt rơi xuống đường,
ruộng, ao hồ... người dân không được đến gần và phải cấp báo cho
mọi người xung quanh biết, tìm cách lập rào chắn và báo ngay cho tổ
điện gần nhất.

Ngộ độc
Nguyên
nhân

Ngộ độc thực phẩm do ký sinh trùng: Do vi khuẩn và độc tố của vi
khuẩn; do virus; do ký sinh trùng; do nấm mốc và nấm men.
* Ngộ độc thực phẩm do thức ăn bị biến chất, ôi thiu: Một số loại
thực phẩm khi để lâu hoặc bị ôi thiu thường phát sinh ra các loại chất
độc (dầu, mỡ dùng đi dùng lại nhiều lần…..). Các chất này thường

không bị phá hủy hay giảm khả năng gây độc khi được đun sôi.
* Ngộ độc do ăn phải thực phẩm có sẵn chất độc: Khi ăn phải các
thực phẩm có sẵn chất độc rất có thể bị ngộ độc như cá nóc, cá cóc,


Cách xử lí

Phòng
ngừa

mật cá trắm, nấm độc, khoai tây mọc mầm, một số loại quả đậu….
* Ngộ độc thực phẩm do nhiễm các chất hóa học: Do ô nhiễm kim
loại nặng (thực phẩm được nuôi trồng, chế biến tại các khu vực mà
nguồn nước, đất bị ô nhiễm các loại kim loại nặng); do dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y; do phụ gia thực phẩm; do các chất
phóng xạ.
Loại bỏ nhanh chóng hết các chất độc trong cơ thể bằng cách cho
bệnh nhân uống nước, tiếp theo là kích thích cơ học vào cổ họng
bằng ngón tay chặn xuống lưỡi cho đến khi nôn được.
Lưu ý: Chỉ gây nôn khi bệnh nhân còn tỉnh, khi nôn vị trí đầu nằm
nghiêng, trường hợp cần thiết lưu giữ lại ít thứ đã nôn ra để xét
nghiệm.
- Trong trường hợp không nôn được, cho người bệnh uống than hoạt
tính. Tác dụng của than hoạt tính là hút các chất độc ngăn không cho
chất độc thấm vào máu.
- Sau khi nôn hoặc đi ngoài nên cho bệnh nhân uống hết 1 lít nước
pha với một gói orezol hoặc nếu không có sẵn gói orezol thì có thể
pha 1/2 thìa cà phê muối cộng với 4 thìa cà phê đường trong 1 lít
nước.
- Trường hợp bị tiêu chảy không nên uống thuốc hãm lại, nên để bệnh

nhân càng đi hết càng tốt.
Đối với bệnh nhân ngộ độc nhẹ sau khi nôn và đi ngoài thải hết chất
độc sẽ bình phục, không nên ăn thức ăn cứng sau đó, mà nên cho ăn
cháo nhẹ.
Đối với trường hợp sau khi sơ cứu chưa bình phục ngay và có hiện
tượng tím tái, khó thở ….cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở
y tế gần nhất để rửa ruột và có những điều trị cần thiết.
Thực phẩm luôn có một ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe con
người, sử dụng thực phẩm không hợp vệ sinh, không an toàn đều có
thể bị ngộ độc. Hiểu rõ được nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn và
các biện pháp phòng tránh là vấn đề cần thiết để bảo vệ sức khỏe của
bản thân, gia đình và mọi người trong xã hội
=> Để đề phòng dạng ngộ độc thực phẩm này nên chọn thực phẩm
tươi, sạch; thực hiện ăn chín, uống chín; không để thức ăn sống lẫn
với thức ăn chín; thức ăn đã nấu chín nên ăn ngay (trong 2 giờ đầu),
phải được bảo quản đúng cách, đun kỹ trước khi sử dụng lại; không
sử dụng thức ăn quá hạn, bị ôi thiu; rửa sạch tay trước khi chế biến,
giữ vệ sinh trong quá trình chế biến; khám sức khỏe định kỳ….
=> Biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất là không sử dụng các loại
thực phẩm để lâu ngày, thực phẩm đã có dấu hiệu thay đổi về mùi,


màu sắc, hình dáng (vỏ đồ hộp…)… so với ban đầu
=> Việc phòng ngừa dạng ngộ độc này rất phức tạp do các dấu hiệu
nhận biết rất phức tạp và tiềm ẩn trong thực phẩm mà khó đánh giá,
phát hiện bằng mắt thường. Biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất là
chọn mua các loại thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đọc kỹ
các thông tin trên nhãn, thông tin liên quan đến thực phẩm; vệ sinh
thực phẩm kỹ trước khi chế biến, nấu chín, mở vung khi đun nấu.
Ngoài ra cần kết hợp các biện pháp quản lý mang tính vĩ mô về quản

lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú ý, các loại phụ gia
thực phẩm, chất bảo quản.



×