Tải bản đầy đủ (.ppt) (42 trang)

Bài giảng chính phủ điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 42 trang )

Chính phủ điện tử

www.trungtamtinhoc.edu.vn


Nội dung
I. Những vấn đề chung về Chính phủ điện tử
1. Khái niệm
2. Mục tiêu và lợi ích của Chính phủ điện tử
3. Các giai đoạn xây dựng Chính phủ điện tử
4. Chính phủ điện tử ở Việt Nam

www.trungtamtinhoc.edu.vn


Nội dung
I. Những vấn đề chung về Chính phủ điện tử
II. Dịch vụ công trực tuyến
1. Những vấn đề chung về dịch vụ công trực tuyến
2. Các dịch vụ công trực tuyến của một số quốc gia và khu vực
trên thế giới
3. Điều kiện thực hiện dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam
4. Đánh giá chung về dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam

www.trungtamtinhoc.edu.vn


Nội dung
I. Những vấn đề chung về Chính phủ điện tử
II. Dịch vụ công trực tuyến
III. Giải pháp phát triển Chính phủ điện tử và dịch vụ công


trực tuyến ở Việt Nam
1. Xây dựng môi trường pháp lý
2. Vai trò, trách nhiệm người đứng đầu
3. Hạ tầng về CNTT – TT và xây dựng Cổng thông tin điện tử
4. Đảm bảo an toàn và bí mật thông tin cá nhân của các dịch vụ
công trực tuyến ở Việt Nam
5. Các biện pháp khác
www.trungtamtinhoc.edu.vn


I. Những vấn đề chung về Chính phủ điện tử
- Mục tiêu nhà nước của dân, do dân và vì dân;

- Chính phủ điện tử (e-government) đã diễn ra ở nhiều
quốc gia trên thế giới và đem lại nhiều lợi ích thiết thực;

- Xây dựng thành công CPĐT là mục tiêu của nhiều
(các) quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam;

www.trungtamtinhoc.edu.vn


I. Những vấn đề chung về Chính phủ điện tử
1. Khái niệm Chính phủ điện tử
- Chính phủ hoạt động trực tuyến (online)
24/24h; 7/7ngày/tuần; 365/365 ngày/năm;

- Hội đồng Thái bình dương về Chính sách quốc
tế (PCIP) cho rằng “Chính phủ điện tử là một
quá trình tiến hóa điện tử” và “nếu không nhận

thức đúng đắn và tiến hành tốt, CPĐT có thể dẫn
đến lãng phí tài nguyên, thất bại trong ý đồ
chuyển giao dịch vụ và do đó làm tăng sự bất
bình của công chúng”
www.trungtamtinhoc.edu.vn


I. Những vấn đề chung về Chính phủ điện tử
1. Khái niệm Chính phủ điện tử

Theo World Bank

“CPĐT là việc các cơ quan của Chính phủ sử dụng một cách
có hệ thống CNTT và viễn thông để thực hiện các quan hệ
với công dân, với doanh nghiệp và các cơ quan hành chính.
Những công nghệ này nhằm cải thiện giao dịch giữa nhà
nước với công dân và tổ chức, nâng cao hiệu quả quản lý,
giảm chi phí, giảm thiểu tham nhũng thông qua
tăng cường công khai, minh bạch.”
www.trungtamtinhoc.edu.vn


I. Những vấn đề chung về Chính phủ điện tử
1. Khái niệm Chính phủ điện tử
Một mô hình CPĐT hiệu quả sẽ bao gồm cách thức giải quyết quan hệ
tương tác về thông tin giữa 03 chủ thể: chính phủ, công dân và doanh
nghiệp.
Thứ nhất, giữa chính phủ với nhau (G2G):
đây là cấp độ thường được khởi động trước
tiên khi xây dựng một CPĐT, giúp cơ quan

hành chính chia sẽ dữ liệu, trao đổi công
việc, giảm chi phí và thời gian hội họp…

www.trungtamtinhoc.edu.vn


I. Những vấn đề chung về Chính phủ điện tử
1. Khái niệm Chính phủ điện tử
Thứ hai, giữa chính phủ với doanh nghiệp
(G2B). Cấp độ tương tác này cho phép nhiều
hoạt động trực tuyến có thể được kết nối
giữa cộng đồng DN và Chính phủ. Đây là
cấp độ kỳ vọng nhất của bất cứ CPĐT nào.
Thứ ba, giữa chính phủ với người dân
(G2C). Cấp độ tương tác này Chính phủ sẽ
cung cấp các dịch vụ công trực tuyến cho
người dân như giấy tờ cá nhân, đóng và
hoàn thuế thu nhập cá nhân, trợ cấp thất
nghiệp…
www.trungtamtinhoc.edu.vn


I. Những vấn đề chung về Chính phủ điện tử
2. Mục tiêu và lợi ích của CPĐT
Mục tiêu chung: Tăng cường năng lực điều hành của Chính phủ; cung cấp các dịch vụ

công cho công dân, doanh nghiệp và các tổ chức một cách công bằng, chất lượng và
hiệu quả hơn.
Mục tiêu cụ thể:


- Phục vụ 24/24 và 7/7;
- Thiết lập môi trường kinh doanh thuận lợi (giảm chi phí, thông tin…);
- Khách hàng “trực tuyến” (online) chứ không phải “xếp hàng” (inline);
- Tăng cường sự điều hành có hiệu quả của CP với sự tham gia của cộng đồng;
- Nâng cao hiệu lực và hiệu quả của các cơ quan nhà nước;
- Hỗ trợ khả năng tiếp cận thông tin và dịch vụ chính phủ từ đó nâng cao chất lượng
cuộc sống cho các cộng đồng vùng sâu vùng xa; (*)
www.trungtamtinhoc.edu.vn


I. Những vấn đề chung về Chính phủ điện tử
Chính phủ điện tử thực sự mang đến nhiều lợi ích thiết thực:
a) Đối với xã hội
- Giảm thiểu thời gian cho tổ chức, công dân trong
việc tìm hiểu, tiếp cận và sử dụng dịch vụ công của
Chính phủ do đó giảm thiểu chi phí;
- Tạo điều kiện cho tổ chức, công dân công bằng trong
cơ hội tiếp cận với thông tin, dịch vụ của Chính phủ
- Đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của XH nói chung
và mọi công dân nói riêng; qua đó, tăng cường sức
cạnh tranh của nền kinh tế.
- Khuyến khích sự tham gia của công đồng trong hoạt
động xã hội từ đó giúp cho xã hội phát triển lành
mạnh (*)
www.trungtamtinhoc.edu.vn


I. Những vấn đề chung về Chính phủ điện tử
Chính phủ điện tử thực sự mang đến nhiều lợi ích thiết thực:
b) Đối với Chính phủ

- Giảm nạn giấy tờ
- Tiết kiệm thời gian (ghi chép, tìm kiếm, tổng hợp, liên lạc, họp hành…)
- Trao đổi thông tin trong các cơ quan NN diễn ra nhanh chóng, chính xác và thống nhất
- Hợp lý hóa và tối ưu hóa trong xử lý và quản lý công việc
- Giúp các cơ quan nhà nước cung cấp các dịch vụ công với chất lượng cao hơn; đồng
thời, giảm chi phí vận hành cho bộ máy
- Tăng cường tính minh bạch từ đó giảm thiểu những vấn đề tiêu cực
- Tổ chức, công dân trở thành khách hàng trong các giao dịch với Chính phủ
www.trungtamtinhoc.edu.vn


I. Những vấn đề chung về Chính phủ điện tử
3. Các giai đoạn xây dựng CPĐT
3.1. Giai đoạn 1: Sự hiện diện
Là giai đoạn đầu của sự phát triển và thiết lập một địa chỉ trên internet nhằm cung cấp
thông tin trong tương lai (giới thiệu cơ quan, địa chỉ - số điện thoại – email – fax…)
3.2. Giai đoạn 2: Tương tác
Giúp tổ chức, công dân có khả năng thực hiện các tương tác đơn giản với cơ quan NN
như: hướng dẫn thực hiện dịch vụ, truy cập tải biểu mẫu, hỏi đáp, email liên hệ…
3.3. Giai đoạn 3: Giao dịch
Cho phép công dân (khách hàng) thực hiện hoàn toàn các giao dịch điện tử tại bất kỳ
thời điểm nào (24/24h) như: gia hạn giấy phép, thanh toán thuế, phí, nộp hồ sơ dự
thầu…; tuy nhiên, các hoạt động giao dịch chủ yếu là một chiều (hoặc chính phủ, hoặc
khách hàng)
www.trungtamtinhoc.edu.vn


I. Những vấn đề chung về Chính phủ điện tử
3. Các giai đoạn xây dựng CPĐT
3.4. Giai đoạn 4:

Ở cấp độ này, công nghệ được sử dụng ở đầy đủ các tính năng để biến đổi chức năng
của chính phủ được hình thành, tổ chức và thực hiện. Các dịch vụ có khả năng quản lý
mối quan hệ khách hàng chắc chẽ để xử lý đầy đủ các câu hỏi, các vấn đề và nhu cầu.

Với góc nhìn của tổ chức, công dân sử dụng các dịch vụ trực tuyến của
chính phủ, Liên Hiệp quốc cho rằng xây dựng CPĐT gồm 5 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Thiết lập một số Trang Website cơ bản
- Như một nguồn thông tin công;
- Thông tin hiện tại của chính phủ;
- Thông tin liên lạc.
www.trungtamtinhoc.edu.vn


I. Những vấn đề chung về Chính phủ điện tử
3. Các giai đoạn xây dựng CPĐT
Liên Hiệp quốc cho rằng xây dựng CPĐT gồm 5 giai đoạn sau:
Giai đoạn 2: Tăng cường các Trang Website phức tạp:
- Truy cập những thông tin được cập nhật thường xuyên;
- Trang Website của CP trung ương có thể hoạt động như một Cổng thông tin
để các Website của các bộ kết nối với nó;
- Các tài liệu hữu ích có thể tải về hoặc đặt hành trực tuyến;
- Các tính năng tìm kiếm, gửi email và cho phép đóng góp ý kiến khi truy cập
Giai đoạn 3: Tăng cường các Trang Website tương tác:
- Hình thành Cổng thông tin chính phủ trung ương;
- Người dùng có thể tìm kiếm CSDL chuyên ngành;
- Có các chức năng được tải về và nộp trực tuyến;
- Các tính năng an toàn, truy xuất với mật khẩu xuất hiện.
www.trungtamtinhoc.edu.vn



I. Những vấn đề chung về Chính phủ điện tử
3. Các giai đoạn xây dựng CPĐT
Liên Hiệp quốc cho rằng xây dựng CPĐT gồm 5 giai đoạn sau:
Giai đoạn 4: Thiết lập các Trang Website giải quyết trực tuyến:
- Người dùng có thể thực hiện đầy đủ các giao dịch trực tuyến an toàn;
- Các trang Website của chính phủ sẽ cho phép sử dụng một cổng thông tin
để truy cập trực tiếp dịch vụ dựa trên các nhu cầu cụ thể và ưu tiên;
- Các trang Website được xây dựng an toàn;
Giai đoạn 5: Tích hợp các hệ thống website chính phủ:
- Trang Website của chính phủ cung cấp tất cả các dịch vụ và các liên kết
thông qua một cổng thông tin;
- Không có ranh giới được xác định giữa các cơ quan và các phòng ban;
- Tất cả các giao dịch được cung cấp bởi chính phủ sẽ là các dịch vụ trực
tuyến;
www.trungtamtinhoc.edu.vn


I. Những vấn đề chung về Chính phủ điện tử
4. Chính phủ điện tử ở Việt Nam
Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức được vai trò quan trọng của việc tin học
hóa hoạt động quản lý nhà nước và đã có các chủ trương cụ thể từ rất sớm:
- Nghị quyết số 49/CP ngày 04/08/1993 của Chính phủ về phát triển CNTT của
nước ta đến năm 2000 đã nêu rõ “ đẩy mạnh tin học hóa hoạt động quản lý nhà
nước...tích cực xây dựng ngành công nghiệp CNTT thành một trong những
ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước...”.
- Cụ thể hóa NQ 49/CP, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 211/TTg
ngày 07/04/1995 phê duyệt Chương trình quốc gia về CNTT giai đoạn 19962000;
- Tháng 04/2000, trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao không chính thức lần thứ 4
tại Singapore, Chính phủ đã ký kết Hiệp định khung E-ASEAN, trong đó, Việt
Nam cam kết thực hiện mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử.

www.trungtamtinhoc.edu.vn


I. Những vấn đề chung về Chính phủ điện tử
4. Chính phủ điện tử ở Việt Nam
- Nghị quyết số 07/2000/NQ-CP ngày 05/06/2000 về xây dựng và phát triển công
nghiệp phần mềm giai đoạn 2000-2005
- Bộ Chính trị BCHTW khóa VIII đã ra Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000
về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Quyết định số 112/2001/QĐ-TTg ngày 25/07/2001 Phê duyệt Đề án tin học hóa
quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2005.
- Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 phê duyệt Chương trình quốc gia
về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai
đoạn 2011 - 2015
- Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án “đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT”.
www.trungtamtinhoc.edu.vn


I. Những vấn đề chung về Chính phủ điện tử
4. Chính phủ điện tử ở Việt Nam
Báo cáo kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị 58 của Bộ Chính trị (2013):

“Mặc dù đã đạt nhiều thành tựu quan trọng song kết quả đạt được vẫn chưa đáp
ứng được một số mục tiêu và chỉ tiêu cơ bản đề ra trong Chỉ thị 58-CT/TW đó
là: CNTT vẫn chưa trở thành một trong những động lực quan trọng nhất của sự
phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Chưa đạt mục tiêu “CNTT Việt Nam đạt
trình độ tiên tiến trong khu vực”. Việc ứng dụng CNTT chưa có tác dụng đổi mới
hẳn lề lối làm việc trong bộ máy nhà nước, chưa tạo được thuận lợi tối đa cho

doanh nghiệp và người dân. Thị trường công nghiệp CNTT còn nhỏ. Năng lực
quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện chưa theo kịp tình hình phát triển. Đầu tư
cho ứng dụng CNTT còn ít, chia các khoản đầu tư nhỏ. Các hệ thống thông tin
còn bị cô lập, thiếu tính tương hợp, không thành hệ thống thống nhất, trao đổi
thông tin còn rất kém, không có chìa khóa nào để chuẩn hóa, ...
www.trungtamtinhoc.edu.vn


I. Những vấn đề chung về Chính phủ điện tử
4. Chính phủ điện tử ở Việt Nam
Xếp hạng về Chính phủ điện tử do Liên hiệp quốc thực hiện:
- Năm 2008: Chỉ số về CPĐT của Việt Nam là 91/1992 quốc gia;
- Năm 2010: Chỉ số về CPĐT của Việt Nam là 90/1992 quốc gia;
- Năm 2012: Chỉ số về CPĐT của Việt Nam là 83/1992 quốc gia;

www.trungtamtinhoc.edu.vn


I. Những vấn đề chung về Chính phủ điện tử
4. Chính phủ điện tử ở Việt Nam
Phương hướng triển khai xây dựng CPĐT đến năm 2015, Việt Nam phải thực
hiện 03 mục tiêu cơ bản của kế hoạch tổng thể về CPĐT là:
- Xây dựng và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật thông tin, tạo nền tảng phát triển
CPĐT;
- Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước,
hướng tới nâng cao năng xuất lao động, giảm chi phí hoạt động;
- Cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ cao và trên diện rộng
phục vụ người dân và doanh nghiệp, làm cho hoạt động của cơ quan nhà nước
minh bạch hơn, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn;
www.trungtamtinhoc.edu.vn



I. Những vấn đề chung về Chính phủ điện tử
4. Chính phủ điện tử ở Việt Nam
Tầm nhìn đến năm 2020, Việt Nam sẽ xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật
thông tin một cách đồng bộ, an toàn, tạo nền tảng vững chắc cho việc phát triển
CPĐT; đảm bảo tích hợp các hệ thống thông tin, tạo lập được môi trường mạng
rộng khắp phục vụ đa số các hoạt động của cơ quan nhà nước; cung cấp các dịch
vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4, phục vụ người dân và doanh nghiệp mọi lúc,
mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau.
Quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng CPĐT

Ngày 01/7/2014, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về đẩy mạnh ứng
dụng và phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Với
quan điểm chủ đạo “CNTT là một công cụ hữu hiệu tạo lập phương thức phát triển mới
và bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới”  Nghị quyết 26/NQ-CP ngày 15/4/2015
Quyết định số 109/QĐ-TTg ngày 15 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ
Thành lập Ủy ban Quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin
www.trungtamtinhoc.edu.vn


II. Dịch vụ công trực tuyến
1. Những vấn đề chung về Dịch vụ công trực tuyến
1.1. Khái niệm
“Dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của
cơ quan nhà nước được cung cấp cho tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng.”
1.2. Vai trò của dịch vụ công trực tuyến
Chính phủ điện tử sẽ chỉ thành công nếu có sự ủng hộ
lớn từ phía đa số người dân. Các dịch vụ công trực
tuyến dễ sử dụng, nhanh chóng và hiệu quả là những

yếu tố quan trọng tác động đến nhân dân, cộng đồng
doanh nghiệp hướng tới sử dụng ngày càng nhiều
những dịch vụ này.
www.trungtamtinhoc.edu.vn


II. Dịch vụ công trực tuyến
1. Những vấn đề chung về Dịch vụ công trực tuyến
1.1. Các tiêu chí đánh giá dịch vụ công trực tuyến
Các Mức độ của dịch vụ công trực tuyến
- Mức độ 1: Là dịch vụ công trực tuyến đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin
về quy trình, thủ tục; hồ sơ; thời hạn; phí và lệ phí thực hiện dịch vụ này trên
Website.
- Mức độ 2: Là dịch vụ công trực tuyến Mức độ 1 và cho phép người sử dụng
tải về các mẫu văn bản (đơn, tờ khai…) và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo
yêu cầu. Hồ sơ sau khi hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện
đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.

www.trungtamtinhoc.edu.vn


II. Dịch vụ công trực tuyến
1. Những vấn đề chung về Dịch vụ công trực tuyến
1.1. Các tiêu chí đánh giá dịch vụ công trực tuyến
Các Mức độ của dịch vụ công trực tuyến
- Mức độ 3: Là dịch vụ công trực tuyến Mức độ 2 và cho phép người sử dụng
điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản (hồ sơ trực tuyến) đến cơ quan, tổ chức
cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ
được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận
kết quả được thực hiện tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.

- Mức độ 4: Là dịch vụ công trực tuyến Mức độ 3 và cho phép người sử dụng
thanh toán lệ phí (nếu có) trực tuyến. Việc trả kết quả có thể thực hiện trực
tuyến, gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện cho người sử dụng.
www.trungtamtinhoc.edu.vn


×