Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty TNHH kiểm toán KTV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.58 KB, 41 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Đinh Thế Hùng

LỜI MỞ ĐẦU
Hòa vào sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế nước
nhà nói riêng, việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, sản xuất kinh doanh có
hiệu quả, nâng cao chất lượng mô hình quản lý doanh nghiệp và tính cạnh tranh của
thương hiệu công ty, hội nhập tốt và thích nghi nhanh chóng với những biến động
của tình hình kinh tế trong nước và quốc tế là những mục tiêu sống còn của mỗi
doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trong tình hình của nước ta hiện nay, quá trình cố phần
hóa các doanh nghiệp trong nước, việc tăng trưởng về số lượng và quy mô của các
công ty có vốn đầu tư nước ngoài, việc phát hành cổ phiếu và tiến hành giao dịch
trên thị trường chứng khoán của các công ty đòi hỏi các báo cáo tài chính phải được
kiếm toán. Trong điều kiện ấy, lĩnh vực Kiểm toán có cơ hội phát triển mạnh mẽ vì
có khả năng đáp ứng mọi yêu cầu của các doanh nghiệp trong công tác kiểm tra, tư
vấn quy trình sản xuất, quản lý tài chính và quản lý nguồn nhân lực.
Tuy thành lập được 8 năm nhưng Công ty TNHH kiểm toán KTV là một
trong những công ty kiểm toán được đánh giá cao trên thị trường, có uy tín và góp
phần không nhỏ tạo nên khung cảnh sáng lạn của Kiểm toán Việt Nam. Trong quá
trình thực tập tại công ty TNHH Kiểm toán KTV, em đã có cơ hội được tìm hiếu và
tiếp cận với thực tế hoạt động kiếm toán tại công ty để hoàn thành bài báo cáo tổng
họp cuối khóa. Bài báo cáo của em gồm 3 phần sau:
Chương 1:Đặc điểm về tổ chức và hoạt động kiểm toán của Công ty
TNHH Kiểm toán KTV
Chương 2: Đặc điểm tổ chức kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán KTV
Chương 3: Một số nhận xét và các giải pháp đề xuất hoạt động kiểm toán
của Công ty TNHH Kiểm toán KTV
Mặc dù đã cố gắng hết sức và nhận được sự hướng dẫn tận tình của giáo viên
hướng dẫn nhưng bài báo cáo của em không tránh khỏi những sai sót. Em mong
nhận được sự đóng góp chỉ bảo của các thầy cô để có thể hoàn thiện hơn nữa bài


báo cáo này.

SV: Vi Quốc Thế

1 53B
Lớp; Kiểm toán


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Đinh Thế Hùng

PHẦN 1: ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN CỦA
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN KTV
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH kiểm toán KTV

Công ty TNHH Kiểm toán KTV được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh số 0102028078 ngày 12/09/2006 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
Thành phố Hà Nội cấp.
Từ khi thành lập đến nay Công ty tiến hành các giao dịch với:






Tên chính thức là Công ty TNHH Kiểm toán KTV
Tên giao dịch tiếng Anh là KTV AUDITING LIMITED COMPANY
Email:
Web: www.ktv.vn

Hiện công ty gồm có 1 trụ sở chính tại Hà Nội và 1 chi nhánh ở Thành phố
Hồ Chí Minh:
Trụ sở tại Hà Nội:
Địa chỉ: 12 Hoàng Cầu, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội
Tel: (84.4) 2.125 977 /39.764 645
Fax: (84.4) 39.764 647
Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh:
Địa chỉ: Lầu 1 số 32, đường D5, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Tel:(84.8) 3.512 8429
Fax:(84.8) 3514 7280

Công ty KTV có đủ điều kiện hành nghề cung cấp dịch vụ kiểm toán theo công
văn xác nhận của Bộ Tài Chính ngày 29/11/2011.
Ngành nghề kinh doanh của Công ty TNHH Kiểm toán KTV là cung cấp các
dịch vụ kiểm toán và dịch vụ tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành
phần kinh tế. Với mong muốn cung cấp những dịch vụ chuyên ngành tư vấn tài
chính, kiểm toán với chất lượng và độ tin cậy cao nhằm trợ giúp cho khách hàng
phát triển bền vững và không ngừng gia tăng giá trị trong hoạt động kinh doanh của
mình, KTV được thành lập và phát triển dựa trên sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa
kinh nghiệm làm việc và những kỹ năng, năng lực chuyên môn ở trình độ cao.

SV: Vi Quốc Thế

2 53B
Lớp; Kiểm toán


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Đinh Thế Hùng


Triết lý của KTV là luôn cung cấp dịch vụ có chất lượng, độ tin cậy và đóng
góp hết mình vào sự phát triển liên tục, bền vững của Khách hàng cũng như
từng Thành viên của KTV.
Công ty đóng góp cho sự lớn mạnh của khách hàng thông qua việc cung cấp các
dịch vụ chuyên ngành kiểm toán và tư vấn tài chính có chất lượng để đáp ứng một
cách mạnh mẽ, kịp thời những nhu cầu thực tế đa dạng của từng khách hàng trên cơ
sở góp phần thúc đẩy sự phát triển và sự gia tăng giá trị của khách hàng.
Với những hiểu biết sâu sắc về môi trường kinh doanh, môi trường luật pháp
cũng như hoạt động kinh doanh của khách hàng, công ty sẽ trợ giúp cho khách hàng
trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh, xây dựng hệ thống kiểm soát
nội bộ, xây dựng hệ thống kế toán, xây dựng hệ thống quản lý và đề xuất những giải
pháp quản lý hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách hàng cũng
như giúp khách hàng kịp thời nắm bắt những cơ hội để phát triển và giảm nhẹ
những thiệt hại do rủi ro trong kinh doanh gây ra.
Tất cả thành viên của công ty đều có bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn và kinh
nghiệm từ 8 đến 12 năm trong lĩnh vực kiểm toán, kế toán và tài chính doanh
nghiệp
1.2. Đặc điểm hoạt động của Công ty TNHH kiểm toán KTV

Mục tiêu hoạt động của KTV là nhằm cung cấp các dịch vụ chuyên ngành tốt
nhất, đảm bảo quyền và lợi ích cao nhất cho khách hàng, cung cấp những thông tin
với độ tin cậy cao cho công tác quản lý kinh tế tài chính và điều hành công việc sản
xuất kinh doanh, mang lại hiệu quả cao nhất. Hơn thế nữa với kinh nghiệm thực tiễn
về chuyên ngành, gần gũi với khách hàng, tận tình, thông thạo nghiệp vụ và hiểu
biết kinh nghiệm thực tế tại Việt Nam, công ty nắm rõ các yêu cầu trong quản lý,
sản xuất kinh doanh, các khó khăn mà khách hàng sẽ gặp phải và hỗ trợ khách hàng
giải quyết tốt các vấn đề này.
Lĩnh vực hoạt động của công ty
Các lĩnh vực mà công ty tham gia đều tuân theo giấy phép kinh doanh bao gồm:

 Dịch vụ Kiểm toán:

1.2.1.

SV: Vi Quốc Thế

3 53B
Lớp; Kiểm toán


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Đinh Thế Hùng

Là một trong những dịch vụ chủ chốt của công ty. Trong nền kinh tế hiện
nay, ý kiến của kiểm toán viên có ý nghĩa rất quan trọng đối với quyết định của
doanh nghiệp, nhà đầu tư và các đối tượng quan tâm khác. Hoạt động kiểm toán độc
lập trong nền kinh tế quốc dân chính là nền tảng cho sự phát triển bền vững và hiệu
quả của thị trường vốn, thị trường tài chính. Chất lượng của kiểm toán độc lập là
yếu tố sống còn để các nhà đầu tư, cổ đông, nhà hoạch định chính sách và các đối
tượng khác tin tưởng vào quy trình lập báo cáo tài chính cũng như việc công bố các
thông tin của báo cáo tài chính. Chính vì vậy, các kiểm toán viên khi được trang bị
những kiến thức đầy đủ về kế toán, tài chính, kỹ thuật kiểm toán cao, và có được
những hoài nghi mang tính nghề nghiệp sẽ là cơ sở để hình thành nên một cuộc
kiểm toán có chất lượng cao.
Phương pháp kiểm toán của công ty là tập trung tìm hiểu tình hình hoạt động
kinh doanh cũng như tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Qua đó,
cùng với kinh nghiệm thực tiễn có được trong nhiều năm, công ty có thể đưa ra các
ý kiến tư vấn có giá trị đối với công việc kinh doanh của khách hàng cũng như gợi ý
để hoàn thiện hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.

Dịch vụ kiểm toán KTV bao gồm:
+ Kiểm toán báo cáo tài chính;
+ Kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế và dịch vụ quyết toán thuế;
+ Kiểm toán hoạt động;
+ Kiểm toán tuân thủ;
+ Kiểm toán nội bộ;
+ Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành (kể cả báo cáo tài chính
hàng năm);
+ Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án;
+ Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thỏa thuận trước.
 Dịch vụ Kế toán
Công ty cung cấp dịch vụ kế toán chuyên nghiệp cho các doanh nghiệp vừa
và nhỏ thuộc mọi thành phần kinh tế.
Dịch vụ kế toán chuyên nghiệp của công ty bao gồm:
SV: Vi Quốc Thế

4 53B
Lớp; Kiểm toán


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Đinh Thế Hùng

- Chuẩn hóa bộ máy kế toán
- Xây dựng các quy định nội bộ liên quan đến quản lý hệ thống kế toán và tài chính
- Xây dựng hệ thống Báo cáo tài chính chuẩn
- Xây dựng hệ thống sổ sách và chứng từ kế toán theo quy định
- Xây dựng hướng dẫn ứng dụng hệ thống tài khoản
- Thực hiện các công việc kế toán theo quy định

- Thực hiện việc lập Báo cáo thuế theo quy định.
 Tư vấn Tài chính
Với hiểu biết trong nhiều lĩnh vực kinh doanh và kinh nghiệm chuyên môn,
KTV luôn có khả năng cung cấp một cách hiệu quả các dịch vụ kê toán và tài chính
cho các khách hàng trong nước và quốc tế.
Các dịch vụ bao gồm:
- Tư vấn thiết lập hệ thống tài chính và kế toán
- Tư vấn tái cơ cấu hệ thống tài chính và kế toán
- Tư vấn thiết lập hệ thống hợp nhất báo cáo tài chính cho tổng công ty và tập đoàn
- Tư vấn tái cơ cấu vốn
- Tư vấn đầu tư
- Tư vấn và đánh giá hệ thống quản trị tài chính kế toán
- Tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin
- Tư vấn và định giá giá trị doanh nghiệp.
 Tư vấn Thuế
Các chuyên gia KTV sẽ phối hợp với khách hàng xác định và đánh giá các
cơ hội khi lập kế hoạch thuế, hỗ trợ giảm thiểu chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
và thực hiện làm các thủ tục về thuế theo quy định. Các dịch vụ bao gồm:
- Lập kế hoạch và tư vấn thuế thu nhập cá nhân
- Lập kế hoạch và tư vấn thủ tục hoàn thuế GTGT
- Lập kế hoạch và tư vấn thuế thu nhập doanh nghiệp
- Các tình huống giao dịch phức tạp liên quan tới thuế
- Tư vấn ưu đãi, miễn giảm thuế
- Rà soát và soạn thảo các điều khoản liên quan đến thuế trong hợp đồng
SV: Vi Quốc Thế

5 53B
Lớp; Kiểm toán



Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Đinh Thế Hùng

- Cập nhật các quy định và chính sách thuế
- Đại diện doanh nghiệp làm việc với cơ quan thuế
- Dịch vụ làm thủ tục trong lĩnh vực thuế (Đại lý thuế)
 Tư vấn Quản lý
Với đội ngũ chuyên nghiệp giàu kinh nghiệm được trang bị đầy đủ các kỹ
năng, kiến thức cần thiết luôn đưa ra những giải pháp hợp lý, sáng tạo đáp ứng nhu
cầu của khách hàng. Công tác tư vấn không chỉ bó hẹp mà công ty còn luôn bên
cạnh khách hàng trong quá trình từng bước triển khai.
Trong quá trình phát triển, doanh nghiệp luôn tìm cách đổi mới, tăng hiệu
quả cho các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra và gia tăng sự khác biệt và
lợi thế kinh doanh.
Các nhà quản lý luôn tìm cách cải tiến hoạt động nhằm thu được hiệu quả
trong thời gian ngắn nhất qua việc cải thiện chu trình luân chuyển của hàng hoá,
nguồn vốn; nâng cao hiệu suất, tìm kiếm các giải pháp tối ưu chi phí, gia tăng quá
trình thu hồi vốn đầu tư.
Với đội ngũ chuyên nghiệp giàu kinh nghiệm được trang bị đầy đủ các kỹ năng,
kiến thức cần thiết luôn đưa ra những giải pháp hợp lý, sáng tạo đáp ứng nhu cầu
của khách hàng. Công tác tư vấn không chỉ bó hẹp mà công ty còn luôn bên cạnh
khách hàng trong quá trình từng bước triển khai.
Các dịch vụ bao gồm:
- Tư vấn mô hình công ty
- Tư vấn xây dựng chiến lược
- Tư vấn hệ thống quản trị
- Tư vấn hoạt động điều hành
 Thẩm định giá
Cung cấp dịch vụ thẩm định giá chuyên nghiệp phục vụ cho các mục đích

mua bán, đầu tư, thuế và các mục đích khác theo quy định của pháp luật.
Các dịch vụ bao gồm:
- Định giá bất động sản
SV: Vi Quốc Thế

6 53B
Lớp; Kiểm toán


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Đinh Thế Hùng

- Định giá máy móc thiết bị
- Định giá hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp
- Định giá Dự án đầu tư
 Đào tạo
Không chỉ đến với khách hàng qua các dịch vụ kiểm toán, kế toán, tư vấn,
khách hàng của công ty còn được hỗ trợ gián tiếp nhằm mục đích phát triển lâu dài
bền vững qua các hoạt động đào tạo của công ty.
Luôn cập nhật các quy định mới của nhà nước, với kinh nghiệm kiểm toán và
tư vấn phong phú trong nhiều lĩnh vực, công ty giúp đỡ các doanh nghiệp xây dựng
bộ máy kế toán tài chính mạnh đáp ứng yêu cầu phát triển của ban lãnh đạo và đáp
ứng được cơ hội kinh doanh mới của công ty.
Các dịch vụ bao gồm:
+ Đào tạo ngắn hạn cho các công ty
- Kế toán
- Kế toán quản trị
- Kế toán chi phí
- Tài chính doanh nghiệp

+ Đào tạo chính khoá cơ bản kế toán.
1.2.2.

Định hướng phát triến trong tương lai
 Mục tiêu đặt ra:
Mục tiêu chiến lược của KTV Việt Nam là trở thành công ty kiểm toán hàng

đầu về cung cấp dịch vụ chất lượng và hiệu quả đồng thời nâng cao hiệu quả huy
động vốn để đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ nhàm thực hiện mục tiêu lọt
vào tốp 10 công ty kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam.
Bên cạnh mục tiêu chiến lược đó, KTV Việt Nam cũng hướng đến mục tiêu
mở rộng lĩnh vực dịch vụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng súc cạnh tranh trên
thị trường, phấn đấu đưa Công ty trở thành một doanh nghiệp có thương hiệu và uy
tín tại Việt Nam và trong vùng Châu Á Thái Bình Dương.

SV: Vi Quốc Thế

7 53B
Lớp; Kiểm toán


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Đinh Thế Hùng

Công ty cũng luôn phấn đấu hết mình nhàm tạo thêm nhiều việc làm cho
người lao động, truyền bá nghề kiểm toán ở Việt Nam và góp phần làm lành mạnh
nền tài chính quốc gia.
 Phương hướng thực hiện:
Để thực hiện mục tiêu đặt ra, công ty đã và đang tùng bước chuyển dần mô

hình hoạt động kinh doanh theo hướng chú trọng đầu tư phát triển dịch vụ tại địa
bàn trọng tâm, trọng điểm như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Công ty tiếp tục
triển khai và mở rộng phạm vi hoạt động trên các địa bàn tiềm năng và các lĩnh vục
dịch vụ hiệu quả khác như Kiểm toán hoạt động, kiểm toán thuế, tư vấn họp nhất,
sáp nhập, chia tách và giải thể doanh nghiệp. Hiện nay, chất lượng dịch vụ là một
tiêu chí hàng đầu để đánh giá một công ty, đặc biệt với một công ty hoạt động trong
lĩnh vực kiểm toán như KTV. Chính vì vậy, ngay từ đầu, KTV đã chú trọng tới việc
nâng cao chất lượng dịch vụ, đặc biệt là chất lượng dịch vụ kiểm toán và tư vấn tài
chính nhằm góp phần nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của Công ty với khách
hàng.
Định hướng phát triển các loại hình dịch vụ cụ thế của Công ty như sau:
Lĩnh vực Kiểm toán: tập trung phát triển các khách hàng là các công ty đa
quốc gia, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ít rủi ro. Nâng cao sức mạnh cạnh
tranh trong lĩnh vực kiểm toán chẩn đoán, kiểm toán dự án và kiểm toán hoạt động,
mở thêm dịch vụ quản trị rủi ro doanh nghiệp.
Lĩnh vực tư vấn: Phát triển đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp để không
ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng các loại hình dịch vụ phát sinh trong
quá trình hội nhập như tư vấn nghiên cứu thị trường, đánh giá môi trường đầu tư và
các dịch vụ hỗ trợ pháp lý; hạn chế rủi ro. Tập trung phát triển các khách hàng là
công ty có vốn đầu tư nước ngoài và các công ty trong nước có quy mô lớn; phấn
đấu gia tăng tỷ trọng của doanh thu tư vấn.
Lĩnh vực thuế: tập trung phát triển các dịch vụ kiểm toán thuế và kế hoạch
thuế cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài và cho các loại hình doanh nghiệp
khác; phấn đấu gia tăng tỷ trọng doanh thu lĩnh vực thuế.

SV: Vi Quốc Thế

8 53B
Lớp; Kiểm toán



Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Đinh Thế Hùng

1.2.3. Kinh nghiệm thực hiện kiểm toán của các thành viên và của Công ty

KTV
Các kiểm toán viên của công ty đã cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn tài
chính kế toán thuế cho nhiều khách hàng bao gồm: các Tổng công ty, các doanh
nghiệp niêm yết, đại chúng; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Công
ty Nhà nước, các dự án do các tổ chức quốc tế tài trợ, các Ban quản lý dự án.... Sau
đây là một số khách hàng tiêu biểu mà công ty và các kiểm toán viên đã thực hiện:
Tổng công ty


Tổng Công ty Điện lực Việt Nam



Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam



Tổng Công ty Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex)



Tổng Công ty Hàng không Việt Nam




Tổng Công ty Than Việt Nam



Tổng Công ty Vận tải Hà Nội



Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam

Doanh nghiệp Nhà nước:


Công ty Phần mềm và Truyền thông (VASC)



Công ty Tư vấn Thiết kế Đường bộ



Công ty Chế biến và Kinh doanh Sản phẩm Dầu mỏ



Công ty Quản lý Bến xe Hà Nội




Công ty Vận tải Đường biển Hà Nội



Công ty Nhựa cao cấp Hàng không



Công ty Hoá chất mỏ



Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam



Công ty TNHH Nhà nước MTV Xuất nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội
(UNIMEX Hà Nội)



Công ty Nông nghiệp Tô Hiệu Sơn La

Công ty Cổ phần:


Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu




Công ty Cổ phần Dịch vụ giải trí Hà Nội

SV: Vi Quốc Thế

9 53B
Lớp; Kiểm toán


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Đinh Thế Hùng



Công ty Cổ phần Dịch vụ Môi trường Thăng Long



Công ty Cổ phần Suất ăn Hàng không Nội Bài



Công ty Cổ phần vận tải và dịch vụ hàng hoá Hà Nội



Công ty Cổ phần Dung dịch Khoan và Hoá phẩm Dầu khí




Công ty Cổ phần xe khách Hà Nội



Công ty Cổ phần Tiến Bộ Quốc tế (AIC)



Công ty Cổ phần MOPHA



Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phúc Thọ



Công ty Cổ phần Bất động sản Vinalines Vĩnh Phúc



Công ty Cổ phần Bất động sản AIC



Công ty Cổ phần Ong Trung Ương



Công ty Cổ phần Đầu tư An Hưng




Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng ITOM Việt Nam



Công ty Cổ phần Xây dựng và Sản xuất Việt Cường



Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà Hà Nội số 35



Công ty CP Bất động sản Phúc Hưng



Công ty Cổ phần cơ điện ASEAN



Công ty Cổ phần Đầu tư An Thịnh Vĩnh Phúc



Công ty TNHH Xây dựng Miền Tây




Công ty Cổ phần TNHH cuộc sống Hoàn Hảo



Công ty CP mua sắm cao cấp



Công ty CP tư vấn và xây dựng TPC Hà Nội

Công ty có vốn đầu tư nước ngoài


Công ty Cổ phần Khách sạn Hoàng Gia



Công ty Chè Phú Đa



Công ty Làng văn hoá công nghệ Việt Nam - Lưu Cầu



Khách sạn Heritage Hạ Long




Công ty liên doanh Mansfield - Toserco



Công ty Liên doanh TNHH MSA - HAPRO Hà Nội



Công ty thiết bị sản phẩm an toàn Việt Nam

SV: Vi Quốc Thế

10 53B
Lớp; Kiểm toán


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Đinh Thế Hùng



Liên doanh quốc tế Công ty Hữu hạn



Công ty Quốc tế sản xuất hộp cao cấp Hà Nội




Công ty TNHH Chesterton Petty Vietnam



Công ty S.H.I. Plastics Machinery Việt Nam



Công ty Liên doanh VKX



Công ty Liên doanh TNC



Công ty TNHH Intergrated Power Technologies Việt Nam (IPT)



Công ty TNHH SSK Việt Nam



Công ty TNHH Giải pháp Công nghệ Thông tin (IT Solutions)



Công ty TNHH Sixth Gear Studios Việt Nam




Công ty TNHH Sơn Mài Mới



Công ty TNHH Lontec



Công ty TNHH Mizuho Precision Việt Nam



Công ty TNHH German - Tec



Công ty TNHH Đồ trang trí Phan



Công ty TNHH Nghiên cứu Đông Dương



Công ty Liên doanh TNHH Phát triển đô thị mới An Khánh




Công ty TNHH Mesh Vina



Công ty TNHH Kwantat Việt Nam



Công ty TNHH Gadys (Việt Nam)



Công ty TNHH Top Gowin Việt Nam



Công ty TNHH Bio International



Công ty TNHH In ấn Minh Sheng



Công ty TNHH Kok Feng (VN)



Công ty TNHH Kỳ Phong




Công ty TNHH SX vật liệu túi xách Hong Seng



Công ty TNHH SX Sơn Phoenix (VN)



Công ty TNHH Candle Corp VN



Công ty TNHH Sơn Phoenix Hà Nội



Công ty TNHH Innova

SV: Vi Quốc Thế

11 53B
Lớp; Kiểm toán


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Đinh Thế Hùng




Công ty TNHH Duy Mỹ



Công ty TNHH HM-ART



Công ty TNHH Xây dựng Đức Quang



Công ty TNHH Phúc Hưng



Công ty TNHH Xiang Yung



Công ty TNHH Sản xuất Đại Sơn



Công ty Cổ phần Tân Đại Thắng

Các doanh nghiệp khác:



Quỹ Tín dụng nhân dân Thị Trấn Nông Trường Mộc Châu - Tỉnh Sơn
La



Quỹ Tín dụng nhân dân An Thạnh – Bình Dương



Công ty Đầu tư Công nghệ và Thương mại Việt Nam (Techcom)



Ban Quản lý dự án Chương trình Hỗ trợ ngành Thuỷ sản Nghệ An giai
đoạn II



Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Tân Hưng



Công ty TNHH Công nghệ cao Song Hà



Công ty TNHH Tổng hợp Nam Việt




Doanh nghiệp tư nhân Tư vấn quản lý dự án



Công ty TNHH Quản lý quỹ Đầu tư Chứng khoán Bông Sen



Ban Quản lý dự án Thủy sản An Giang



Công ty CP Đầu tư và Phát triển Duy Tân



Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Việt Nam



Doanh nghiêp Tư nhân Xây dựng Anh Quân



Trường PTTH Phan Đình Phùng



Trung tâm Quyền tác giả Văn học Việt Nam


1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty TNHH kiểm toán KTV

Bộ máy quản lý của công ty bao gồm Giám đốc, các phó giám đốc và các phòng
ban chịu trách nhiệm quản lý của công ty. Mỗi phòng ban có chức năng và nhiêm
vụ riêng biệt và đều chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên và Ban Giám đốc
SV: Vi Quốc Thế

12 53B
Lớp; Kiểm toán


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Đinh Thế Hùng

về các công việc trong nhiệm vụ và quyền hạn của mình. KTV là công ty Trách
nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên nên mọi hoạt động kinh doanh đều nằm dưới
sự quản lý của Hội đồng thành viên. Bộ máy quản lý theo sơ đồ sau:

Hội đồng thành viên

Tổng giám đốc

Giám đốc

Giám đốc

Phòng
kiểm

toán

Phòng
kế toán

Phòng
hành
chính
nhân sự

Phòng
kinh
doanh

Phòng
tư vấn

Phòng
thẩm
định

Chi
nhánh Tp
Hồ Chí
Minh

 Hội đồng thành viên:
Là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất trong công ty, các quyết định
được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn
bản. Tại KTV.

Nhiệm vụ và quyền hạn: Quyết định phương hướng phát triển của công ty;
Quyết định cơ cấu tổ chức của công ty; sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty...HĐTV của
công ty tổ chức họp mỗi năm một lần, thời gian họp có quy định cụ thể trừ những
trường hợp có sự việc bất thường xảy ra.
 Ban giám đốc:
BGĐ của công ty có số lượng 3 thành viên: 1 Tổng Giám đốc kiêm chủ tịch Hội
đồng thành viên và 2 Giám đốc kiểm toán được phân công phụ trách các vấn đề và
SV: Vi Quốc Thế

13 53B
Lớp; Kiểm toán


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Đinh Thế Hùng

công việc khác nhau trong công ty và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về việc
thực hiện các nhiệm vụ đó. Tổng giám đốc của công ty có thẩm quyền điều hành
hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng
thành viên về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
 Phòng tổ chức hành chính:
Có trách nhiệm tham mưu giúp ban giám đốc điều hành công tác cán bộ, tổ
chức nhân sự, công tác hành chính quản trị; xây dựng và thiết lập mô hình quản
lý công ty; chăm lo đời sống cho cán bộ nhân viên trong công ty...Ngoài ra,
phòng còn có nhiệm vụ quan trọng trong việc thực hiện các chế độ chính sách
cho người lao động, nguồn nhân lực quan trọng nhất trong công ty.
 Phòng kế toán:
Chức năng của phòng là tiến hành ghi chép, tính toán chính xác và kịp thời mọi
hoạt động và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của công ty, hàng tháng xác định kết

quả kinh doanh và lập kế hoạch tài chính cho hoạt động của công ty. Với đặc điểm
là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ nên số lượng các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh khá nhiều nhưng đơn giản, không phức tạp, tập trung vào các nghiệp vụ
liên quan đến chi phí công tác của các đoàn kiểm toán; tính lương cho cán bộ công
nhân viên trong công ty.
 Phòng kiểm toán: Chịu trách nhiệm thực hiện việc cung cấp dịch vụ kiểm
toán và các dịch vụ đảm bảo khác cho khách hàng.
 Phòng tư vấn: Chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ tư vấn kế toán tư vấn
thuế, tư vấn tài chính cho khách hàng
 Phòng thẩm định: Chịu trách nhiệm thực hiện việc xác định giá trị cho
khách hàng
 Phòng kinh doanh: là bộ phận khá quan trọng trong công ty, có trách nhiệm
tìm kiếm khách hàng mới cũng như duy trì hợp đồng với các khách hàng cũ,
tìm hiểu thông tin khách hàng, khảo sát khách hàng trước khi tiến hành kiểm
toán, báo giá, thỏa thuận và ký hợp đồng với khách hàng. Bên cạnh đó,
phòng còn có nhiệm vụ dịch các tài liệu kiểm toán sang tiếng nước ngoài khi
khách hàng có nhu cầu.
SV: Vi Quốc Thế

14 53B
Lớp; Kiểm toán


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Đinh Thế Hùng

 Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh: đóng vai trò như một phòng kiểm
toán tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trong một số trường hợp cần thiết, khi
tham gia ký kết và thực hiện các hợp đồng lớn, chi nhánh sẽ được công ty hỗ

trợ về nhân lực và công nghệ để thực hiện hợp đồng.

SV: Vi Quốc Thế

15 53B
Lớp; Kiểm toán


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Đinh Thế Hùng

PHẦN 2: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KIỂM TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM
TOÁN KTV
2.1. Đặc điểm tổ chức đoàn kiểm toán
Với mục tiêu đặt chất lượng cuộc kiểm toán lên hàng đầu, đồng thời có thể
cung cấp những giá trị gia tăng cho dịch vụ của mình, dự công ty sẽ bố trí những
cán bộ tiến hành kiểm toán có nhiều kinh nghiệm phục vụ cho các khách hàng hoạt
động trong lĩnh vực sản xuất và các lĩnh vực khác có liên quan. Công việc kiểm
toán của Công ty sẽ được thực hiện bởi đội ngũ kiểm toán chất lượng, kinh nghiệm
trong việc đáp ứng yêu cầu của Công ty.
Thành viên đoàn kiếm toán sẽ do chủ nhiệm kiểm toán quyết định tùy theo
đặc điếm của từng cuộc kiềm toán và năng lực của các cá nhân. Thông thường, một
đoàn kiểm toán gồm:





Trợ lý kiểm toán (Associate 1,2)

Trường nhóm kiểm toán (SIC - Senior in charge)
Chủ nhiệm kiểm toán (Audit Manager)
Giám đốc kiểm toán (partner)

Số lượng các kiểm toán viên tham gia trong một cuộc kiểm toán là tùy thuộc
vào mức độ phức tạp và khối lượng công việc đặt ra. Trong nhóm kiểm toán, chủ
nhiệm kiểm toán sẽ là người tiến hành họp với khách hàng và trao đổi những công
việc cơ bản. Sau đó, chủ nhiệm kiểm toán sẽ giao công việc cho trưởng nhóm kiếm
toán - SIC. Trưởng nhóm kiếm toán chịu trách nhiệm phân công công việc cho từng
thành viên trong nhóm tùy theo mức độ phức tạp của công việc. Các kiểm toán viên
cấp dưới thường được giao các phần hành đơn giản hơn và được sự hướng dẫn,
giám sát của kiểm toán viên cấp trên liền kề. Sau khi hoàn thành công việc kiểm
toán, SIC sẽ báo cáo lên chủ nhiệm kiểm toán và giám đốc kiểm toán. Giám đốc
kiểm toán là người chịu trách nhiệm cuối cùng và cao nhất đối với báo cáo kiểm
toán phát hành.
Để nâng cao hiệu quả và hiệu năng của cuộc kiểm toán, đối với các khách
hàng lâu năm của công ty (đã có từ 2 lần kiểm toán trở lên), công ty sẽ bố trí chủ
SV: Vi Quốc Thế

16 53B
Lớp; Kiểm toán


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Đinh Thế Hùng

nhiệm kiểm toán đã tiến hành kiểm toán tại khách hàng đó tiếp tục đi kiểm toán
trong lần tiếp theo vì khi đó, kiểm toán viên sẽ có hiểu biết sâu sắc về khách hàng
của mình, từ đó, có thể thực hiện kiểm toán một cách hiệu quả hơn.

2.2. Đặc điểm tổ chức công tác kiểm toán
2.2.1. Công tác chuẩn bị cuộc kiểm toán
2.2.1.1. Lập kế hoạch kiểm toán.
Về cơ bản quy trình lập kế hoạch bao gồm:
 Quyết định liệu có chấp nhận kiểm toán hay không và có cần yêu cầu đảm
bảo đặc biệt nào không.
 Chấp thuận những điều khoản của hợp đồng bao gồm các vấn đề cơ bản về
thời gian và ngày phát hành báo cáo.
 Xây dựng chiến lược kiểm to án (có thể rút gọn với hợp đồng nhỏ ) hoặc sửa
đổi chiến lược từ các năm trước.
 Thực hiện các công việc hành chính bao gồm xác định nhóm kiểm toán, dự
thảo lịch làm việc cụ thể để thông báo cho khách hàng về lịch làm việc, nhân
sự và những yêu cầu tài liệu chuẩn bị.
 Thu thập hoặc cập nhật thông tin về những khách hang gồm có:
+ Xây dựng mức trọng yếu
+ Thu thập hoặc cập nhật những hiểu biết về tình hình kinh doanh và môi
trường hoạt động của khách hàng.
+ Thu thập hoặc cập nhật những hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ của
khách hàng. Hiểu biết này thường bao gồm 5 thành phần của hệ thống kiểm soát nội
bộ; môi trường kiểm soát chung, quy trình đánh giá rủi ro của khách hàng, hệ thống
thông tin bao gồm quy trình lưu chuyển thông tin từ hoạt động kinh doanh tới lập
báo cáo tài chính, các thủ tục kiểm soát và điều hành kiểm soát này.
+ Thực hiện đánh giá sơ bộ về tính hoạt động liên tục và giao dịch với các
bên liên quan.
+ Thực hiện đánh giá sơ bộ độ tin cậy vào các bên.
+ Thực hiện soát xét phân tích sơ bộ.

SV: Vi Quốc Thế

17 53B

Lớp; Kiểm toán


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Đinh Thế Hùng

 Tổ chức một cuộc họp nhóm kiểm toán để chia sẻ những hiểu biết về khách
hàng, trao đổi thông tin về rủi ro kinh doanh, thảo luận về khả năng có sai
phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính do gian lận và sai sót.
 Xác định và đánh giá các nhân tố rủi ro có liên quan đến cuộc kiểm toán.
 Xác định phương pháp đánh giá mức độ rủi ro trên tổng thề báo cáo tài
chính.
 Xác định rủi ro phát hiện ở cơ sở dữ liệu
 Xác định những thủ tục kiểm soát liên quan.
 Xác định tác động của rủi ro đối với công việc kiểm toán(quan tâm đến các
hoạt động kiểm soát liên quan ).
2.2.1.2. Lập chương trình kiểm toán.
Chương trình kiểm toán tổng thể thiết lập phạm vi, thời gian và định hướng
của cuộc kiểm toán và hướng dẫn triền khai kế hoạch kiểm toán chi tiết. Kiểm toán
viên cần xem xét:







Phạm vi, nội dung và thời gian của hợp đồng kiểm toán
Các yêu cầu lập báo cáo

Địa điểm thực hiện kiểm toán
Người mà kiểm toán viên sẽ trao đổi về những phát hiện kiểm toán
Thời hạn và lịch trình kiếm toán
Vùng trọng yếu của Kiểm toán:

+ Số dư các tài khoản trọng yếu, các giao dịch và thuyết minh
+ Những yêu cầu mới về lập báo cáo tài chính, ngành công nghiệp đặc thù
+ Vùng có khả năng xảy ra sai sót cao.
+ Kết luận sơ bộ của KTV về các vùng rủi ro mà KTV cần thực hiện các thử
nghiệm kiểm soát.
 Nguồn lực được phân công thực hiện kiểm toán các khu vực đặc biệt, ví dụ
như thành viên nhóm kiềm toán sử dụng nhóm kiếm toán có kinh nghiệm
thích họp cho vùng rủi ro cao hoặc sử dụng tư vấn của chuyên gia trong
nhũng vấn đề phức tạp.
 Xác định nguồn nhân lực để triển khai công việc đối với các khu vực kiểm
toán đặc biệt, ví dụ như: số lượng nhân viên tham gia chứng kiến kiểm kê,
phạm vi soát xét lại công việc của các kiếm toán viên khác khi kiếm toán tập
đoàn, ngân sách thời gian thực hiện kiểm toán các khu vực có độ rủi ro cao.
SV: Vi Quốc Thế

18 53B
Lớp; Kiểm toán


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Đinh Thế Hùng

 Thời gian triển khai nhân lực kiểm toán: có thể là các kiểm toán giữa niên độ
hoặc tại ngày kết thúc niên độ.

 Cách thức thực hiện quản lý, chỉ đạo và giám sát công việc khi thảo luận
nhóm, họp trao đổi lại. Cách thức chủ nhiệm kiểm toán và ban Giám đốc soát
xét lại công việc( ví dụ trong quá trình thực hiện kiếm toán hay sau khi kết
thúc kiềm toán ) và liệu có cần thiết thực hiện soát xét đảm bảo chất lượng.
2.2.2. Thực hiện cuộc kiểm toán.
Kiểm toán viên sử dụng hai loại thủ tục cơ bản là thử nghiệm kiểm soát và
thử nghiệm cơ bản.
2.2.2.1. Thử nghiệm kiểm soát:
 Thời điểm kiểm soát:
Nếu kiểm toán viên thực hiện thử nghiệm kiểm soát tại một thời điểm thì chỉ
thu được bàng chứng tại một thời điểm, nhưng nếu thực hiện thử nghiệm trong suốt
thời kỳ thì có thể thu thập bằng chứng về hiệu quả hoạt động kiểm soát trong suốt
thời kỳ đó. Bằng chứng kiểm toán chỉ liên quan đến một thời điểm có thể là đủ hoặc
chưa đủ, trong trường hợp này kiểm toán viên cần kết hợp với các thử nghiệm khác
để thu thập bằng chứng đáng tin cậy.
Khi bằng chứng kiểm toán về hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát thu
thập được giữa niên độ, kiểm toán viên cần quyết định xem có cần phải bổ sung
thêm những bàng chứng cho các giai đoạn còn lại không. Khi đưa ra quyết định này,
kiểm toán viên cần xem xét những vấn đề quan trọng trong đánh giá rủi ro xảy ra
sai sót trọng yếu tại mức cơ sở dẫn liệu, từng sự kiểm soát cụ thể cần được kiểm tra,
mức độ thu thập của bằng chứng kiểm toán về hiệu quả hoạt động của hệ thống
kiểm soát, kỳ còn lại là mấy tháng, phạm vi mà kiểm toán viên dự định giảm bớt
các thủ tục cơ bản trên cơ sở tin tưởng vào hệ thống kiểm soát và môi trường của
khách hàng kiểm toán. Kiểm toán viên cần thu thập được những bàng chứng về bản
chất và phạm vi của những thay (301 quan trọng trong hệ thống kiểm soát nội bộ,
bao gồm các thay đổi về hệ thống thông tin, quy trình xử lý, nhân sự diễn ra sau
thời kỳ giữa niên độ. Có thể bổ sung thêm bằng chứng kiểm toán, ví dụ mở rộng
phạm vi kiểm tra hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát cho giai đoạn còn lại
hoặc kiểm tra hoạt động giám sát kiểm soát của khách hàng.
SV: Vi Quốc Thế


19 53B
Lớp; Kiểm toán


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Đinh Thế Hùng

Nếu kiểm toán viên dự định sử dụng những bằng chứng về hiệu quả hoạt
động của hệ thống kiểm soát thu thập được trong cuộc kiểm toán truớc, kiểm toán
viên cần đạt được những bằng chứng về sự thay đổi trong hệ thống kiểm soát xảy ra
sau niên độ của cuộc kiểm toán trước. Kiểm toán viên cần đạt được những bằng
chứng về sự thay đổi có xảy ra không, bằng cách thực hiện phỏng vấn kết hợp với
quan sát hoặc kiểm tra để xác nhận sự hiểu biết về hệ thống kiểm soát đặc thù. Ví
dụ: khi thực hiện cuộc kiểm toán trước, kiểm toán viên cần xác định ràng hệ thống
kiểm soát tự động đã hoạt động như dự kiến. Kiểm toán viên cần đạt được các thủ
tục để xác định được rằng có hay không những sự thay đổi trong hệ thống kiểm soát
tự động ảnh hưởng đến sự tiếp tục hoạt động có hiệu quả của nó, ví dụ thông qua
phỏng vấn ban lãnh đạo và kiểm tra để chỉ ra hệ thống kiểm soát đã được thay đổi.
Xem xét những thủ tục về sự thay đổi này có thể hướng dẫn sự tăng và giảm các thủ
tục kiểm toán cần đạt được trong giai đoạn hiện tại về hiệu quả hoạt động của hệ
thống kiểm soát.
Nếu kiểm toán viên dự định sẽ tin tưởng vào hệ thống kiểm soát do đã được
kiểm tra từ trước, kiểm toán viên cần xem xét về hiệu quả hoạt động của hệ thống
trong cuộc kiểm toán trong kỳ hiện tại. Sự thay đổi có thề ảnh hưởng đến tính hiệu
lực của các bằng chứng đã thu thập được trong cuộc kiểm toán trước để cho thấy
việc tiếp tục tin tưởng vào các bàng chứng từ năm trước là không phù hợp. Ví dụ:
các thay đổi trong hệ thống được báo cáo cho khách hàng có thể sẽ không ảnh
hưởng đến tính hiệu lực của các bằng chứng của cuộc kiểm toán năm trước.

Nếu kiểm toán viên tin tưởng ràng hệ thống kiểm soát không thay đổi từ lần
kiểm tra cuối cùng thì cứ 3 năm một lần kiểm toán viên cần kiểm tra lại tính hiệu
quả của kiểm soát. Việc quyết định xem có nên tin tưởng vào các bằng chứng thu
thập được từ những cuộc kiếm toán trước về tính hiệu quả của hệ thống kiếm soát
hay không, là một vấn đề mang tính xét đoán nghề nghiệp. Thêm vào đó, khoảng
thời gian giữa các lần kiểm tra hệ thống kiểm soát cũng là một vấn đề mang tính xét
đoán nghề nghiệp, nhưng không được phép vượt quá 3 năm. Khi sử dụng các bằng
chứng về thử nghiệm kiểm soát đã đạt được trong cuộc kiểm toán trước, cần ghi rồ
trong tài liệu của cuộc kiểm toán hiện tại.
SV: Vi Quốc Thế

20 53B
Lớp; Kiểm toán


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Đinh Thế Hùng

Khi có một số hệ thống kiểm soát mà kiểm toán viên quyết định ràng việc sử
dụng các bằng chứng của cuộc kiểm toán trước là phù hợp thì kiểm toán viên cần
kiểm tra tính hệ thống trong hoạt động của một số hệ thống kiểm soát trong mỗi
cuộc kiểm toán.
Khi hệ thống kiểm soát làm giảm các rủi ro trọng yếu và kiểm toán viên dự
định tiến hành thử nghiệm kiểm soát thì cần đạt được những bằng chứng về tính
hiệu quả của hoạt động của những hệ thống kiểm soát này từ các thử nghiệm kiểm
soát được thực hiện trong kỳ hiện tại.
 Quy mô của các thử nghiệm kiểm soát
Những vấn đề cần xem xét về quy mô được xác định dưới đây:
+ Tính thường xuyên của việc thực hiện các thủ tục kiểm soát của khách hàng trong

suốt kỳ hoạt động.
+ Khoảng thời gian diễn ra kỳ kiểm toán mà KTV tin cậy vào hoạt động hiệu quả
của hệ thống kiểm soát.
+ Sự tương quan và tin cậy của những bằng chứng kiểm toán chỉ ra rằng hệ thống
kiểm soát ngăn chặn hoặc phát hiện ra và sửa chữa những sai sót trọng yếu tại mức
độ cơ sở dừ liệu.
+ Mức độ bằng chứng kiểm toán thu thập từ những thử nghiệm kiểm soát khác có
liên quan đến cơ sở dẫn liệu.
+ Mức độ tin cậy vào tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát trong việc đánh giá rủi
ro( bởi vậy giảm bớt những thủ tục chi tiết dựa vào sự tin tưởng vào những thủ tục
kiểm toán tương tụ).
Khi kiểm toán viên cho rằng tỷ lệ sai sót tăng lên thì phạm vi áp dụng những thử
nghiệm kiểm soát cũng phải tăng lên. Tuy nhiên tỷ lệ sai sót cao có thể chỉ ra rằng
hệ thống kiểm soát không đủ khả năng để giảm tmeu rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu
đến mức có thể chấp nhận được và do đó, các thử nghiệm kiểm soát cho một cơ sở
dẫn liệu cụ thể có thể không có hiệu quả.
 Các thủ tục cơ bản
Các thủ tục cơ bản bao gồm các kiểm tra chi tiết về các giao dịch, các số dư,
các thuyết minh và các thủ tục phân tích. Bên cạnh việc đánh giá rủi ro, kiểm toán
SV: Vi Quốc Thế

21 53B
Lớp; Kiểm toán


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Đinh Thế Hùng

viên phải thực hiện một số thủ tục chi tiết một số các giao dịch trọng yếu, số dư các

tài khoản và thuyết minh báo cáo tài chính.
Thủ tục phân tích:
+ Cách sử dụng:
Giai đoạn lập kế hoạch: các thủ tục phân tích nên được thực hiện truớc khi
bắt đầu kiểm toán tại khách hàng hay lúc bắt đầu cuộc kiểm toán giữa niên độ, để
khoanh vùng báo cáo tài chính cần chú ý đặc biệt.
Là phương tiện giảm thiểu hay thay thế việc kiểm tra kiểm toán chi tiết: có
trường họp bàng chứng kiểm toán tù' các thủ tục phân tích đầy đủ và hiệu quả để có
thể giảm bớt bước các kiểm tra chi tiết. Đó là các thủ tục phân tích nâng cao. Có thế
có những trường hợp mà chỉ cần thực hiện các thủ tục phân tích nâng cao.
Các thủ tục phân tích tổng thể: các thủ tục phân tích là một công cụ thiết yếu
trong việc đưa ra kết luận kiểm toán sau khi thực hiện kiem toán tại khách hàng và
kiểm toán viên đang soát xét lại báo cáo tài chính để đảm bảo rằng các số liệu là
hợp lý.
+ Các loại thủ tục phân tích:
So sánh thông tin tài chính kỳ này với các kỳ trước
So sánh thông tin tài chính với số kế hoạch
So sánh thông tin tài chính với thông tin của ngành nói chung.
Mối quan hệ của thông tin tài chính với thông tin phi tài chính.
2.2.3 . Kết thúc kiểm toán.
Quy trình hoàn tất kiểm toán gồm có các nội dung:
 Bảo đảm rằng tất cả các công việc đã được hoàn thành và đã đưa ra
những kết luận phù hợp.
 Bảo đảm quy trình soát xét đã được thực hiện.
 Đảm bảo ràng những vấn đề soát xét(bao gồm cả những vấn đề do
người soát xét chất lượng nêu ra) được làm sáng tỏ và không còn vấn
đề trọng yếu.
 Thu thập giải trình của ban giám đốc.
 Thực hiện soát xét các sự kiện phát sinh sau niên độ và đám bảo rằng
các kết quả được phản ánh trên báo cáo tài chính thích hợp.

SV: Vi Quốc Thế

22 53B
Lớp; Kiểm toán


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Đinh Thế Hùng

 Ký báo cáo kiểm toán và phát hành báo cáo tài chính cho khách hàng.
 Đảm bảo ràng các vấn đề được phát hiện thông báo cho khách hàng
được ghi lại trong báo cáo.
 Đảm bảo rằng bất kỳ báo cáo nào khác được yêu cầu đã được phát
hành.
 Soát xét:
+ Kiểm tra chi tiết và khái quát, tập họp tất cả những hiểu biết về khách hàng
và công việc của KTV.
+ Đánh dấu các vấn đề hoặc thiếu sót trong công việc của KTV.
+ Đánh giá cách thức tiến hành công việc và phương pháp cải thiện trong
tương
+ Họp nhóm kiểm toán và báo cáo với khách hàng:
+ Báo cáo quản trị(các vấn đề liên quan đến cuộc Kiem toán được thông báo
cho những người chịu trách nhiệm giám sát, kiểm soát và điều hành công ty)
+ Chi tiết vấn đề trong thư quản lý.
+ Vấn đề về tư vấn khách hàng(ngành kinh doanh liên quan đến những giới
thiệu về khách hàng)
2.3. Đặc điểm tổ chức hồ sơ kiểm toán
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 230, hồ sơ kiểm toán là các tài liệu do
kiểm toán viên lập, thu thập, phân loại, sử dụng và lưu trữ. Tài liệu trong hồ sơ kiểm

toán được thể hiện trên giấy, phim ảnh, trên phương tiện tin học hay bất kỳ phương
tiện lưu trữ nào khác theo quy định của pháp luật. Hồ sơ kiểm toán được phân ra
làm 2 loại cơ bản là hồ sơ kiểm toán chung và hồ sơ kiểm toán năm. Mỗi hồ sơ
kiểm toán tại công ty đều được lưu trên 2 bản: bản cứng và bản mềm. Bản cứng chủ
yếu lưu những tài liệu như thư xác nhận, biên bản kiểm kê, chương trình họp với
khách hàng hoặc những tài liệu khác cần phải thế hiện trên giấy. Bản mềm chủ yếu
lưu trữ giấy tờ làm việc của KTV. Gáy hồ sơ kiểm toán có ghi tên khách hàng, năm
kiểm toán và số hồ sơ để thuận tiện cho việc theo dõi và sử dụng.
2.3.1. Hồ sơ kiểm toán chung

SV: Vi Quốc Thế

23 53B
Lớp; Kiểm toán


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Đinh Thế Hùng

Hồ sơ kiểm toán chung là hồ sơ kiểm toán chứa đựng các thông tin chung về
khách thể kiểm toán liên quan tới hai hay nhiều cuộc kiểm toán trong nhiều năm với
một khách thể kiểm toán. Theo đó, hồ sơ kiểm toán năm tại PKF được thiết kế bao
gồm có các nội dung chính sau đây:
 Thông tin chung về khách hàng
-Điều lệ công ty
-Hợp đồng đầu tư kinh doanh (nếu có)
-Giấy phép đầu tư
-Hồ sơ về công ty và các tờ rơi, quảng cáo của công ty
-Những thông tin khác

 Thuế
-Tóm tắt về những quy định và điều luật liên quan đến ngành nghề kinh doanh của
khách hàng
-Những đặc trung riêng của ngành nghề kinh doanh mà khách hàng tham gia
-Những thông tin khác về thuế
 Nhân sự
-Chính sách lương, thưởng
-Hợp đồng thuê lao động
-Những thông tin khác
 Kế toán và kiểm toán
-Hệ thống kế toán hiện thời
-Hướng dẫn thực hiện hoạt động kế toán tại công ty
-Hướng dẫn về kế toán và kiểm toán của DTT, nếu có
-Những thông tin khác
 Hợp đồng dài hạn quan trọng
-Hợp đồng thuê
-Hợp đồng vay nợ
-Hợp đồng bảo hiểm
- Hợp đồng thuê tài chính (nếu có)
SV: Vi Quốc Thế

24 53B
Lớp; Kiểm toán


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Đinh Thế Hùng

-Những hợp đồng hoặc thỏa thuận quan trọng khác

 Những thông tin khác
2.3.2. Hồ sơ kiểm toán năm (CAF)
Mỗi khoản mục trên báo cáo kiếm toán được đánh số và sắp xếp theo thứ tự trong
hồ sơ kiểm toán năm như sau:
A100 : khoản mục tiền
+ Biểu chỉ đạo
+ Biểu tổng hợp sai sót
+ Trình tự thực hiện
+ Mẫu kiểm tra và đánh giá hệ thống kiểm soát
A110 : phần hành phải thu
A120 : phần hành hàng tồn kho
A130 : phần hành tài sản lưu động và các khoản đầu tư
A140 : phần hành tài sản cố định
A150 : phần hành tiền vay
A160 : phần hành phải trả
A170 : phần hành thuế
A180 : phần hành tiền lương
A190 : phần hành nguồn vốn chủ sở hữu
A200 : phần hành doanh thuế
A210 : phần hành giá vốn hàng bán
A220 : các cam kết và sự việc bất thường
A300 : các bên liên quan
A310 : hoạt động liên tục
A320 : báo cáo tài chính hợp nhất
2.4. Kiểm soát chất lượng kiểm toán của công ty kiểm toán
Với mục tiêu chiến lược là trở thành công ty hàng đầu về chất lượng dịch vụ,
công ty luôn chú trọng công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán. Để đảm bảo chất
lượng dịch vụ cung cấp có uy tín đối với khách hàng, công ty luôn quan tâm đến
SV: Vi Quốc Thế


25 53B
Lớp; Kiểm toán


×