Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Lựa chọn bài tập phát triển sức nhanh nâng cao thành tích chạy 100m cho nam đội tuyển điền kinh trường THPT xuân trường b nam định(2018)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT

VŨ VĂN NHẤT

LỰA CHỌN BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
SỨC NHANH NÂNG CAO THÀNH
TÍCH CHẠY 100M CHO NAM ĐỘI
TUYỂN ĐIỀN KINH TRƯỜNG THPT
XUÂN TRƯỜNG B - NAM ĐỊNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Sư Phạm GDTC

HÀ NỘI - 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT

VŨ VĂN NHẤT

LỰA CHỌN BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
SỨC NHANH NÂNG CAO THÀNH
TÍCH CHẠY 100M CHO NAM ĐỘI
TUYỂN ĐIỀN KINH TRƯỜNG THPT
XUÂN TRƯỜNG B - NAM ĐỊNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Sư Phạm GDTC
Hướng dẫn khoa học
TS. HÀ MINH DỊU



HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là VŨ VĂN NHẤT
Sinh viên lớp K40 GDTC, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Tôi xin
cam đoan đề tài này là của riêng tôi, chưa được bảo về trước hội đồng khoa học
nào. Toàn bộ những vấn đề đưa ra bàn luận, nghiên cứu đều mang tính thời sự,
cấp thiết và đúng với thực tế khách quan của trường THPT Xuân Trường B –
Nam Định.

Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Sinh viên

VŨ VĂN NHẤT


DANH MỤC VIẾT TẮT
GDTC: Giáo dục thể chất
TDTT : Thể dục thể thao
THPT : Trung học phổ thông
XPC : Xuất phát cao
XPT : Xuất phát thấp
TĐC : Tốc độ cao
(s)

: Giây

STT : Số thứ tự

TN

: Thực nghiệm

ĐC

: Đối chứng

TTN : Trước thực nghiệm
STN : Sau thực nghiệm
VĐV : Vận động viên
TT

: Thể thao

TD

: Thể dục

HLV : Huấn luyện viên
ĐHSP : Đại học sư phạm
N

: Số người

Đ

: Điểm

RLTT: Rèn luyện thân thể



MỤC LỤC
CHƯƠNG 1....................................................................................................... 5
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................ 5
1.1. Quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC trong nhà
trường ........................................................................................................ 5
1.2. Giáo dục thể chất - Mục tiêu, nhiệm vụ, vai trò của công tác GDTC ở các
trường THPT ............................................................................................. 8
1.2.1. Giáo dục thể chất, Tầm quan trọng của công tác giáo dục thể chất
trong trường học ............................................................................................ 8
1.2.2. Mục tiêu của giáo dục thể chất trong trường học ............................. 10
1.2.3. Nhiệm vụ của giáo dục thể chất trong trường học ............................ 10
1.2.4. Vai trò của giáo dục thể chất trong trường học ................................ 11
1.3. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT ............................................... 11
1.3.1. Đặc điểm tâm lý ................................................................................. 12
1.3.2. Đặc điểm sinh lý ................................................................................ 13
1.4. Nội dung và các giai đoạn huấn luyện điền kinh ..................................... 14
1.4.1. Nội dung huấn luyện điền kinh .......................................................... 14
1.4.2. Các giai đoạn huấn luyện điền kinh .................................................. 14
1.5. Sức nhanh và các biểu hiện của sức nhanh .............................................. 17
1.5.1. Đặc điểm sức nhanh .......................................................................... 18
1.5.2. Cơ sở sinh lý, sinh hóa của sức nhanh .............................................. 20
1.6. Phương pháp rèn luyện sức nhanh ........................................................... 21
1.6.1. Phương pháp rèn luyện sức nhanh phản ứng vận động đơn giản .... 21
1.6.2. Phương pháp rèn luyện sức nhanh phản ứng vận động phức tạp ..... 22
1.6.3. Phương pháp rèn luyện sức nhanh tần số động tác .......................... 22
1.6.4. Mối quan hệ giữa các tố chất thể lực trong việc nâng cao thành tích
chạy 100m .................................................................................................... 23
CHƯƠNG 2..................................................................................................... 27



NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ................... 27
2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 27
2.1.1. Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng công tác huấn luyện và năng lực
sức nhanh của nam đội tuyển điền kinh trường THPT Xuân Trường B- Nam
Định. ............................................................................................................ 27
2.1.2. Nhiệm vụ 2: Lựa chọn, áp dụng và đánh giá hiệu quả bài tập phát
triển sức nhanh nâng cao thành tích trong chạy 100m cho nam đội tuyển
điền kinh trường THPT Xuân Trường B - Nam Định.................................. 27
2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 27
2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu ..................................... 27
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm ...................................................... 28
2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm ........................................................ 29
2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm. ........................................................ 29
2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm .................................................. 29
2.2.6. Phương pháp toán học thống kê ........................................................ 29
2.3.Tổ chức nghiên cứu ............................................................................... 31
2.3.1. Thời gian nghiên cứu ........................................................................ 31
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................... 31
2.3.3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 32
CHƯƠNG 3..................................................................................................... 33
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 33
3.1. Đánh giá thực trạng công tác huấn luyện và năng lực sức nhanh của nam
đội tuyển điền kinh trường THPT Xuân Trường B- Nam Định ............. 33
3.1.1. Thực trạng việc sử dụng các bài tập phát triển sức nhanh trong huấn
luyên chạy cự ly 100m của nam đội tuyển điền kinh trường THPT Xuân
Trường B - Nam Định ............................................................................. 33
3.1.2. Thành tích thi đấu của nam đội tuyển điền kinh trường THPT Xuân
Trường B - Nam Định trong những năm gần đây .................................. 35



3.2.1. Lựa chọn bài tập phát triển sức nhanh nhằm nâng cao thành tích chạy
100m cho nam đội tuyển điền kinh trường THPT Xuân Trường B – Nam
Định ......................................................................................................... 35
3.2.2. Lựa chọn test đánh giá năng lực sức nhanh trong chạy cự ly 100 ....... 41
3.2.3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả bài tập phát triển sức nhanh trong chạy
cự ly 100m cho nam đội tuyển điền kinh trường THPT Xuân Trường B Nam Định ................................................................................................ 42
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 53
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 3.1. Bài tập phát triển sức nhanh trong chạy 100m đang được
trườngTHPT Xuân Trường B - Nam Định áp dụng ................................ 34
Bảng 3.2. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các bài tập phát triển sức nhanh trong
chạy cự ly 100m (n=24) .......................................................................... 38
Bảng 3.3. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các test đánh giá sức nhanh chạy 100m
cho nam đội tuyển điền kinh (n=24) ....................................................... 42
Bảng 3.4. So sánh thành tích trung bình các Test trước thực nghiệm............ 44
(nA = nB = 12) ................................................................................................ 44
Bảng 3.5. Tiến trình thực nghiệm.................................................................... 46
Bảng 3.6. Kết quả các test kiểm tra sau thực nghiệm của 2 nhóm ................. 47
(

=

=12) .................................................................................................. 47


Biểu đồ 1: Biểu đồ biểu diễn Test chạy 30m TĐC. ......................................... 49
Biểu đồ 2:Biểu đồ biểu diễn Test chạy 60m XPT ............................................ 49
Biểu đồ 3:Biểu đồ biểu diễn Test chạy 100m XPT .......................................... 50


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục thể chất trong nhà trường là bộ phận quan trọng không thể thiếu
của nền giáo dục chung, là phương tiện góp phần giáo dục cho con người phát
triển một cách toàn diện, để kế tiếp sự nghiệp cách mạng xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.
Giáo dục thể chất là một mặt của giáo dục toàn diện, là bộ phận không
thể tách rời khỏi sự nghiệp giáo dục cộng sản chủ nghĩa, mục đích của giáo dục
thể chất là bồi dưỡng thế hệ trẻ thành người có sức khỏe dồi dào, thể chất cường
tráng, có dũng khí cách mạng để học tập tốt, lao động tốt, sẵn sàng tham gia
sản xuất và bảo vệ Tổ quốc. Góp phần tích cực vào việc hoàn thành mục đích,
mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông mới phát triển, nhằm đào tạo thanh
niên học sinh trở thành những người lao động kiểu mới toàn diện, những chiến
sĩ cách mạng kiên cường có giác ngộ xã hội chủ nghĩa, có văn hóa kỹ thuật, có
sức khỏe, trung thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng của Đảng. Ý thức được
vai trò quan trọng đó, Đảng và Nhà nước đã đưa thể dục thể thao vào chương
trình giáo dục Quốc gia và coi đó là nhiệm vụ thiết thực không thể thiếu được
của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt là trong những năm gần đây Đảng
và Nhà nước luôn quan tâm tới mục tiêu giáo dục toàn bộ cho thế hệ trẻ trong
đó có trí dục, đức dục và thể chất. Thể chất được coi là vấn đề quan trọng để
hình thành nhân cách cho học sinh, nhằm xây dựng lớp người phát triển cao về
trí tuệ, cường tráng về thể chất, trong sáng về đạo đức, phong phú về tinh thần.
Đảm bảo nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài,
đáp ứng nhu cầu xã hội của giai đoạn công nghiệp hóa đất nước.

Chương trình giáo dục thể chất phổ thông rất đa dạng trong đó có Điền
kinh là môn cơ bản.Điền kinh không chỉ có tác dụng nâng cao sức khỏe cho
người tập mà còn là cơ sở để phát triển các tố chất thể lực như sức mạnh, sức


2

nhanh, sức mạnh tốc độ và sự khéo léo. Đồng thời tạo cho người tập phát triển
toàn diện về mọi mặt như: ý chí, quyết tâm, gan dạ, dũng cảm….
Điền kinh rất phong phú và đa dạng gồm các động tác đi, chạy, nhảy,
ném và nhiều môn phối hợp. Do đó môn thể thao này đã thu hút được đông đảo
tầng lớp tham gia tập luyện. Nó là một trong nhữngyếu tố quan trọng góp phần
vào rèn luyện nâng cao sức khỏe cho mọi người.
Từ những chủ trương đó của Đảng và Nhà nước GDTC đã trở thành một
bộ phận không thể tách rời của mục tiêu giáo dục đào tạo để đáp ứng mục tiêu
phát triển toàn diện trong nhà trường. Môn học Thể dục là một trong những nội
dung bắt buộc trong trường học các cấp từ mầm non, tiểu học, trung học, đến
các trường chuyên nghiệp. Trong đó GDTC cho học sinh THPT là một nhiệm
vụ quan trọng nhằm phát triển thể lực, đồng thời giáo dục tính sáng tạo giúp
học sinh phát triển toàn diện về mọi mặt như: Đạo đức - Trí tuệ - Thể chất Thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt
Nam XHCN. Mục đích của giáo dục thể chất ở nước ta là: “Bồi dưỡng trẻ thơ
thành những con người phát triển toàn diện về thể chất, dồi dào về thể lực, có
dũng khí kiên cường để tiếp tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước”.
Do đó, hoạt động TDTT là một trong những nội dung quan trọng không chỉ ở
ngành giáo dục mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội.
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội, TDTT còn
có một vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc củng cố sức khoẻ, tăng cường
thể lực, kéo dài tuổi thọ... TDTT còn ảnh hưởng to lớn đến các mặt như văn
hoá, chính trị, quân sự… Việc phát triển phong trào TDTT không chỉ huy động
đông đảo quần chúng tham gia tập luyện mà còn là cơ sở trong việc lựa chọn

nhân tài cho đất nước.
Điền kinh là một môn thể thao có bề dày lịch sử, ngay từ thế vận hội đầu
tiên người ta đã đưa Điền kinh vào thi đấu cho đến nay nó vẫn là nội dung


3

không thể thiếu được trong các kỳ đại hội Olimpic. Điền kinh là một môn thể
thao có hình thức và nội dung phong phú gắn liền với hoạt động tự nhiên của
con nguời như: đi, chạy, nhảy... nó không chỉ có nghĩa đơn thuần là thi đấu mà
trong hệ thống giáo dục thì tập luyện Điền kinh còn nhằm phát triển thể lực
toàn diện, là nền tảng để tiếp thu các môn học khác đồng thời giáo dục tính
sáng tạo, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tự giác, tích cực và nỗ lực ý chí cao
cho con người.
Điền kinh gồm rất nhiều môn như chạy, nhảy, ném đẩy… nó thể hiện
được các tố chất thể lực của VĐV như Sức nhanh, Sức mạnh, Sức bền. Trong
chạy ngắn đặc biệt cự ly chạy 100m tố chất sức mạnh tốc độ có vai trò quan
trọng trong quá trình huấn luyện. Để đạt được thành tích cao nhiều phương
pháp huấn luyện đã được áp dụng, nhờ có tiến bộ của khoa học nhiều bài tập
mới đã được áp dụng và có hiệu quả phát triển tốt sức mạnh của VĐV.
Trong quá trình đào tạo huấn luyện đối với trẻ em là một trong những
yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công sau này. Để đạt được thành tích
cao cần chuẩn bị tốt về mặt thể lực, để đặt nền móng cho sự tiếp thu và hoàn
thiện sau này.Trong môn điền kinh, chạy 100m là môn được nhà trường đặc
biệt quan tâm. Tập luyện và thi đấu chạy 100m đòi hỏi vận động viên phải hội
tụ đầy đủ các tố chất thể lực và khả năng phối hợp vận động. Trong đó, việc
phát triển sức nhanh là rất quan trọng và là khâu then chốt vì nó ảnh hưởng trực
tiếp đến thành tích môn chạy 100m. Qua quá trình theo dõi, tìm hiểu về quá
trình học tập và tập luyện của các em nam đội tuyển điền kinh trường THPT
Xuân Trường B – Nam Định, tôi thấy hiệu quả chưa được cao, đặc biệt là sức

nhanh trong chạy 100m.
Trong quá trình nghiên cứu tài liệu chúng tôi được biết nội dung chạy
100m đã có một số tác giả nghiên cứu như: Hoàng Chí Linh (K38) khóa luận


4

tốt nghiệp năm 2016, Lâm Đức Thuận (K33) khóa luận tốt nghiệp năm 2011
Khoa GDTC Trường ĐHSP Hà Nội 2…
Những công trình trên có ý nghĩa to lớn trong công việc nâng cao thành
tích chạy cự ly 100m cho đội tuyển điền kinh các trường THPT hiện nay và có
ý nghĩa trong việc nâng cao thành tích TDT trong nhà trường. Song chưa có
công trình nào đi sâu vào nghiên cứu bài tập phát triển sức nhanhnhằm nâng
cao thành tích chạy 100m cho nam đội tuyển điền kinh Trường THPT Xuân
Trường B - Nam Định.
Trên cơ sở phân tích ý nghĩa tầm quan trọng, tính cấp thiết của vấn đề.
Với mong muốn đóng góp một phần vào sự phát triển của nhà trường, nâng cao
thành tích chạy 100m cho nam đội tuyển điền kinh Trường THPT Xuân Trường
B - Nam Định, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Lựa chọn bài tập phát
triển sức nhanh nâng cao thành tích chạy 100m cho nam đội tuyển điền kinh
trường THPT Xuân Trường B Nam Định”.
* Mục đích nghiên cứu
Lựa chọn được bài tập phát triển sức nhanh nâng cao thành tích chạy 100m
cho nam đội tuyển điền kinh trường THPT Xuân Trường B - Nam Định để ứng
dụng vào giảng dạy và góp phần nâng cao thành tích chạy 100m của đội tuyển điền
kinh nói riêng và thành tích thể thao trong nhà trường nói chung.
* Giả thuyết khoa học
Giả thuyết rằng: Nếu đề tài lựa chọn được bài tập phát triển sức nhanh
nâng cao thành tích chạy 100m cho nam đội tuyển trường THPT Xuân Trường
B - Nam Định phù hợp, khoa học thì sẽ giúp cho nam đội tuyển điền kinh trường

THPT Xuân Trường B - Nam Định đạt thành tích cao trong tập luyện và thi
đấu.


5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC trong
nhà trường
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam - Một
nhà tư tưởng lớn, một danh nhân văn hóa thế giới, Người đã sớm nhận thấy lợi
ích của TDTT đối với cá nhân con người và xã hội. TDTT là một biện pháp
tích cực có tác dụng tốt trong việc giữ gìn và tăng cường sức khỏe con người.
Chính vì vậy, ngay từ khi mới giành được độc lập, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra
lời kêu gọi toàn dân tập thể dục. Trong lời kêu gọi, Người chỉ cho nhân dân
thấy rằng “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng
cần có sức khoẻ ...” và vì thế: “Tập luyện thể dục bồi bổ sức khỏe là bổn phận
của mỗi người dân yêu nước” [1], [15].
Mỗi dân tộc muốn tồn tại và phát triển thì không thể không quan tâm đến
sức khỏe của nhân dân. Ngày 30/01/1946, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh
thành lập Nha thể dục trung ương, nhằm xây dựng và phát triển phong trào
"Khỏe vì nước". Tư tưởng đó của người đã trở thành động lực thúc đẩy phong
trào quần chúng tập luyện thể dục và rèn luyện thân thể (RLTT).
Thấm nhuần lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh Đảng và Nhà nước ta luôn
quan tâm lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và phát triển TDTT một cách toàn diện,
đã được thể hiện rõ trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII "Phát
triển phong trào TDTT sâu rộng trong cả nước, trước hết là trong thanh niên,
thiếu niên, tạo bước chuyển biến tích cực về chất lượng và hiệu quả GDTC

trong trường học, trong các lực lượng dự bị quốc tế về thể dục thể thao, từng
bước hình thành lực lượng thể thao chuyên nghiệp".


6

Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của TDTT, Đảng và Nhà nước
ta thường xuyên quan tâm, định hướng phát triển sự nghiệp TDTT, trong đó có
GDTC. GDTC là một bộ phận quan trọng của nền giáo dục XHCN, nhằm đào
tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện về trí tuệ và thể chất.
Trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu của GDTC trong trường học các cấp
là gắn liền và góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục và đào tạo theo tinh
thần nghị quyết Đại hội Đảngcộng sản Việt Nam lần thứ VII, nhằm nâng cao
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có
tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ và năng động sáng tạo.[16]
Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại điều 41 quy
định nước nhà thống nhất quản lý sự nghiệp phát triển TDTT, quy định chế độ
giáo dục thể chất bắt buộc trong trường học, khuyến khích và giúp đỡ phát triển
các hình thức tổ chức TDTT tự nguyện của nhân dân tạo điều kiện cần thiết để
không ngừng mở rộng các hoạt động TDTT quần chúng, chú trọng hoạt động
TDTT chuyên nghiệp, bồi dưỡng các tài năng thể thao. GDTC trong nhà trường
có vai trò rất lớn bảo vệ và tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực cho tuổi trẻ
học sinh, sinh viên góp phần tích cực bồi dưỡng, đào tạo lớp người phát triển
toàn diện để xây dựng và bảo vệ đất nước. GDTC học đường còn có tác dụng
tạo ra tiềm năng lớn về lực lượng vận động viên năng khiếu cung cấp cho đất
nước ngày càng nhiều tài năng thể thao.
Ngày 24/03/1994 Ban bí thư TW Đảng đã ra chỉ thị 36/CP/TW khóa VIII
giao trách nhiệm cho bộ GD&ĐT và tổng cục thể thao thường xuyên phối hợp
chỉ đạo tổng kết công tác GDTC cải tiến chương trình giảng dạy, tiêu chuẩn rèn
luyện thân thể đào tạo giáo viên TDTT cho trường học các cấp, tạo những điều

kiện cần thiết về cơ sở vật chất để thực hiện chế độ GDTC bắt buộc ở tất cả các
trường học làm cho trở thành nếp sống hàng ngày của hầu hết học sinh, sinh
viên. Cải cách chương trình giảng dạy, tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, đào tạo


7

giáo viên TDTT cho từng trường học các cấp, tạo những điều kiện cần thiết về
cơ sở vật chất để thực hiện chế độ GDTC bắt buộc ở tất cả các trường học. [10]
TDTT Trong trường học không chỉ là một phần quan trọng không thể
tách rời của nền giáo dục XHCN, mà còn có tác động tích cực trong việc hoàn
thiện nhân cách, trí tuệ, thể chất, nhân cách cho học sinh. GDTC trong trường
học còn là một bộ phận hữu cơ của mục tiêu GD&ĐT (quá trình giáo dục bao
gồm: Giáo dục trí tuệ, giáo dục kỹ thuật và GDTC). Đánh giá GDTC có vị trí
ngang hàng với các mặt giáo dục khác. Sự kết hợp giữa chúng không chỉ là
phương tiện nâng cao sản xuất mà còn là phương thức để tạo nên con người
phát triển toàn diện. Muốn đa dạng hóa công tác GDTC trong nhà trường trở
thành một mặt giáo dục quan trọng của quá trình giáo dục trước hết trong cấp
nhà trường GDTC phải được triển khai đồng bộ cùng các mặt giáo dục khác.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, trong kỳ họp đầu tiên bàn về nội
dung triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội VIII, Ban chấp hành TW đã chọn
chủ đề định hướng phát triển GD&ĐT và Khoa học - Công nghệ. Vì vậy, Ban
chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa VIII đã họp và ra nghị
quyết 2 về "Định hướng phát triển GD&ĐT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2010" [11]
Định hướng về công tác GD&ĐT và khoa học công nghệ những năm tới,
Nghị quyết TW 2 khoá VIII về GDĐT và khoa học công nghệ (KHCN) khẳng
định: “GDĐT cùng với KHCN phải thật sự trở thành quốc sách hàng đầu, chuẩn
bị tốt cho hành trang cho thế hệ trẻ đi vào thế kỷ XXI”. Muốn xây dựng đất
nước giàu mạnh, văn minh phải có con người phát triển toàn diện không chỉ về

trí tuệ, trong sáng về đạo đức, mà còn phải là con người cường tráng về thể
chất”. Chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội, của
tất cả các ngành, các đoàn thể trong đó có GD&ĐT, y tế, TDTT và còn nhấn


8

mạnh: "Đối với giáo dục phải nhằm vào mục tiêu thực hiện giáo dục toàn diện:
đức dục, trí dục, thể dục và mỹ dục trong tất cả các cấp học". [11]
Nghị quyết chỉ rõ "Khâu then chốt để thực hiện chiến lược phát triển giáo
dục là phải đặc biệt chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên
cũng như cán bộ quản lý giáo dục, cả về chính trị tư tưởng đạo đức và năng lực
chuyên môn nghiệp vụ". [11]
Đảng đã khẳng định quan điểm: Giáo viên là nhân tố quyết định chất
lượng và hiệu quả của giáo dục, đồng thời còn nêu lên những giải pháp tạo động
lực cho thầy và trò, phát huy truyền thống hiếu học, "Tôn sư trọng đạo" trọng
dụng nhân tài, cổ vũ các thầy cô giáo phát huy tinh thần lao động cần cù, sáng
tạo, dạy tốt, nghiên cứu tốt, có nhiều cống hiến cho đất nước.
Giáo dục con người phát triển toàn diện phải "Kết hợp hài hòa sự phong
phú về tinh thần, sự trong sáng về đạo đức, sự toàn diện về thể chất". Sự cường
tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, đồng thời là vốn quý tạo
ra sản phẩm trí tuệ và vật chất cho xã hội. Vì vậy, chăm lo cho con người về
thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội nói chung và ngành TDTT nói riêng.
Đó chính là mục tiêu cơ bản quan trọng nhất của nền giáo dục TDTT nước nhà
mà Đảng, Nhà nước và Bác Hồ luôn coi trọng, quan tâm và nhắc nhở.
1.2. Giáo dục thể chất - Mục tiêu, nhiệm vụ, vai trò của công tác GDTC ở
các trường THPT
1.2.1. Giáo dục thể chất, tầm quan trọng của công tác giáo dục thể chất trong
trường học
GDTC trong trường học là một trong những mặt hữu cơ của quá trình

giáo dục (quá trình giáo dục bao gồm: Giáo dục trí tuệ, giáo dục kỹ thuật và
GDTC). Đánh giá GDTC có vị trí ngang hàng với các mặt giáo dục khác, sự
kết hợp giữa chúng không chỉ là phương tiện nâng cao sản xuất cho xã hội mà
còn là phương thức để tạo nên con người phát triển toàn diện.


9

Bác Hồ vĩ đại của dân tộc ta, từ lòng yêu nước thương dân, từ ý chí suốt
đời vì nước vì dân đã dạy: "Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống
mới việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi người dân yếu ớt tức là
làm cho cả nước yếu đi một phần, mỗi người dân khỏe mạnh làm cho cả nước
mạnh khỏe" [15]. Quan điểm đó của Người đã được Đảng và Nhà nước ta thực
hiện trong những năm qua nó trở thành kim chỉ nam cho hoạt động tập luyện
thể dục thể thao nhằm nâng cao thể chất cho con người. Đảng và Nhà nước ta
đã giao trách nhiệm cho Bộ giáo dục và đào tạo và Ủy ban TDTT (nay là Tổng
cục TDTT) phải thường xuyên phối hợp chỉ đạo, tổng kết công tác GDTC, cải
tiến chương trình giảng dạy, đào tạo đội ngũ giáo viên TDTT cho các cấp học,
tạo điều kiện về cơ sở vật chất để thực hiện tốt chế độ GDTC trong nhà trường.
Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước vấn đề đặt ra
là làm thế nào để nâng cao thể chất người Việt Nam. Vấn đề này đòi hỏi phải
nâng cao chất lượng GDTC trong các trường học, các cấp học. Muốn thực hiện
được như vậy cần cải tiến nội dung giảng dạy, quy định về tiêu chuẩn RLTT
cho học sinh, sinh viên các cấp và quy chế GDTC bắt buộc trong các trường
học... Quy chế chỉ rõ: "Học sinh, sinh viên có trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm
vụ học tập môn thể dục. Sinh viên các trường Đại học và Cao đẳng phải có
chứng chỉ GDTC mới đủ điều kiện tốt nghiệp. Học sinh, sinh viên phải thường
xuyên tham gia tập luyện và kiểm tra tiêu chuẩn RLTT (đối với học sinh phổ
thông) và tiêu chuẩn đánh giá thể lực (đối với sinh viên Đại học và Chuyên
nghiệp). Học sinh, sinh viên đạt tiêu chuẩn được cấp giấy chứng nhận..." [3]

Tóm lại: Quan tâm chăm lo sức khỏe và phát triển thể chất cho nhân dân
là vấn đề được thực hiện xuyên suốt những năm qua, trong đó GDTC cho thanh
thiếu niên, học sinh các cấp luôn được coi trọng. Đây cũng là mục tiêu cơ bản
nhất trong giáo dục con người phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ nhằm
đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt trong trường


10

học giúp học sinh học tập đạt kết quả cao trong các kỳ thi kết thúc và kỳ thi tốt
nghiệp. Muốn có sức khỏe tốt chỉ có con đường tập luyện các bài tập thể chất
một cách nghiêm túc có hệ thống và có khoa học.
1.2.2. Mục tiêu của giáo dục thể chất trong trường học
Nhằm thực hiện được mục tiêu của nền giáo dục quốc dân thì GDTC
trong trường học có mục tiêu chính là giúp người học nắm vững kiến thức, kỹ
năng vận động cơ bản, nâng cao ý thức và năng lực TDTT của học sinh. Hình
thành phẩm chất đạo đức tốt góp phần phát triển hài hòa về thể chất và nhân
cách cho người học. Tránh xa các tệ nạn xã hội và bồi dưỡng tài năng thể thao
cho đất nước. Hình thành và phát triển con người mới, con người XHCN, sẵn
sàng tham gia chiến đấu, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1.2.3. Nhiệm vụ của giáo dục thể chất trong trường học
Để đạt được mục tiêu của nền giáo dục nước nhà thì giáo dục thể chất
trong trường học phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
Phát triển cân đối hình thái và chức năng cơ thể người học theo lứa tuổi,
trình độ vận động, phát triển toàn diện năng lực thể chất, tăng cường sức khỏe
và khả năng chống đỡ lại các tác nhân có hại của môi trường bên ngoài với cơ
thể.
Hình thành và hoàn thiện cho người học những kỹ năng, kỹ xảo vận động
trong cuộc sống và ứng dụng vào các môn thể thao cơ bản, đồng thời trang bị
cho học sinh những kiến thức cơ bản về sử dụng phương tiện và phương pháp

tập luyện thể thao.
Hình thành cho người học những thói quen giữ gìn vệ sinh, rèn luyện
thân thể thường xuyên, giáo dục phẩm chất đạo đức, ý chí, tính tập thể, tinh
thần đoàn kết, ý thức tổ chức kỉ luật….


11

1.2.4. Vai trò của giáo dục thể chất trong trường học
Mục tiêu của nền giáo dục nước ta đặt ra phải đào tạo ra những con người
phát triển toàn diện về các mặt: đức, trí, thể, mỹ. Nên bên cạnh công tác giáo
dục văn hóa thì GDTC cũng chiếm một vị trí quan trọng. Nó là một tiền đề giúp
người học có đủ sức khỏe, tinh thần thoải mái, sảng khoái để tiếp thu kiến thức
của các môn khác.
GDTC trường học là cơ sở, nền tảng của TDTT quốc dân. Đây là một
chiến lược quan trọng và có tác dụng lâu dài vì lực lượng học sinh, sinh viên là
lực lượng rất đông đảo và nhiệt tình trong việc tham gia tập luyện TDTT. Phong
trào TDTT trong học sinh, sinh viên phát triển sẽ kéo theo phong trào thể thao
quần chúng phát triển và đây cũng là cơ sở để tuyển chọn, bồi dưỡng các tài
năng thể thao tiến đến thể thao thành tích cao.
GDTC trong trường học làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần của
người học. Nó là cầu nối để người học giao lưu, học hỏi, đoàn kết lại với nhau.
Nó khích lệ lòng tự tin, dũng cảm của bản thân người học có khát khao khẳng
định bản thân mình.
GDTC trong trường học là yếu tố cơ bản để chuẩn bị cho lao động sản
xuất và sẵn sàng bảo về tổ quốc. Vì kết quả hoạt động GDTC nên trình độ hoạt
động thể lực của người học sẽ được nâng cao. Đó là cơ sở để tiếp thu các thao
tác lao động và giải quyết các nhiệm vụ mà thực tiễn đòi hỏi người lao động và
giải quyết các kỹ xảo vận động hoàn thiện. GDTC còn giúp các em rèn luyện ý
chí, tinh thần vượt khó, lòng tự tôn dân tộc, từ đó sẵn sàng tham gia xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc.
1.3. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT
Lứa tuổi này cơ thể các em đã phát triển tương đối hoàn chỉnh. Tuy nhiên,
các bộ phận cơ thể vẫn tiếp tục phát triển nhưng tốc độ chậm dần, chức năng
sinh lý tương đối ổn định , khả năng hoạt động thể lực của hệ thống cơ quan


12

cũng được cao hơn. Sự phát triển cơ thể của cả nam và nữ có sự khác biệt rất
lớn do những đặc điểm sinh lý khác nhau. Do vậy, quá trình GDTC cho học
sinh lứa tuổi này chúng ta cần căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và giới
tính của các em.
1.3.1. Đặc điểm tâm lý
Ở lứa tuổi này các em thích tỏ ra mình là người lớn, muốn được mọi
người tôn trọng, tỏ ra là người hiểu biết, có khả năng phân tích tổng hợp, các
em có sự hiếu động , tinh nghịch. Các em có nhiều hoài bão nhưng lại thiếu
kinh nghiệm trong cuộc sống.
Tuổi này chủ yếu hình thành thế giới quan, tự ý thức, hình thành ý thức,
hình thành tính cách và hướng về tương lai. Đó cũng là tuổi lãng mạn mơ ước
độc đáo và mong chờ cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Về tâm lý: Các emthích chứng tỏ mình là người lớn, muốn để cho mọi
người tôn trọng mình, để có một trình độ hiểu biết nhất định có khả năng phân
tích tổng hợp, muốn hiểu biết nhiều, có nhiều hoài bão nhưng còn nhiều nhược
điểm và thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống. Tuổi này chủ yếu là tuổi hình thành
thế giới quan tự ý thức hình thành tính cách và hướng về tương lai. Đó là tuổi
đầy nhu cầu năng động, sáng tạo.
- Hưng phấn: Các em có thái độ tự giác, tích cực học tập xuất phát từ
động cơ học tập đúng đắn và hướng tới việc lựa chọn nghề sau khi học song.
- Tình cảm: Học sinh THPT thể hiện rõ rệt hơn tình cảm gắn bó và yêu

quý mái trường mà đặc biệt đối với những giáo viên giảng dạy các em.
- Trí nhớ: Ở lứa tuổi này hầu như không còn tồn tại việc ghi nhớ máy
móc mà biết cách ghi nhớ có hệ thống đảm bảo tính tư duy logic chặt chẽ hơn
và lĩnh hội được bản chất các vấn đề cần học tập.


13

Các phẩm chất ý chí đã rõ ràng hơn và mạnh mẽ hơn. Thế giới không
phải một niềm tin lạnh nhạt khô khan mà trước hết đó là niềm say mê ước vọng
nhiệt tình.
1.3.2. Đặc điểm sinh lý
- Hệ thần kinh: Tiếp tục được phát triển để đi đến hoàn thiện khả năng
tư duy phát triển và trừu tượng được phát triển tạo điều kiện thuân lợi cho việc
học tập phản xạ có điều kiện một cách nhanh chóng. Do sự hoạt động mạnh mẽ
của tuyến giáp, tuyến sinh dục, tuyến yên làm cho tính hưng phấn hệ thần kinh
chiếm ưu thế, giúp hưng phấn và ức chế không cân bằng ảnh hưởng đến hoạt
động thể lực đặc biệt ở các em nữ tính nhịp điệu giảm sút nhanh chóng, khả
năng chịu đựng vận động yếu. Vì vậy, giáo viên cần sử dụng bài tập thích hợp
và thường xuyên quan sát phản ứng có thể của nữ học sinh để có biện pháp giải
quyết kịp thời.
- Hệ vận động:
+ Hệ xương:Bắt đầu giảm tốc độ phát triển mỗi năm nữ tăng 0.5 - 1cm,
nam 1 - 3cm. Cột sống ổn định hình dáng.
+ Hệ cơ: Các tổ chức cơ phát triển chậm hơn hệ xương nên cơ còn tương
đối yếu, các cơ lớn phát triển tương đối nhanh, các cơ nhỏ đặc biệt là cơ duỗi
phát triển chậm, cơ duỗi của nữ yếu nên ảnh hưởng đến sự phát triển sức mạnh.
Do vậy, cần phải tập các bài tập phát triển sức mạnh có tính chất riêng biệt, tính
chất động tác với nữ cần toàn diện mang tính mềm dẻo, nhịp điệu và khéo léo.
+ Hệ tuần hoàn: Đã phát triển và hoàn thiện mạch đập của nam 70 - 80

lần/phút, của nữ 75 - 80 lần/phút. Phản ứng hệ tuần hoàn trong hoạt động tương
đối rõ rệt và sau vận động hồi phục nhanh chóng cho nên có thể tập những bài
tập dai sức, các bài tập có khối lượng và cường độ vận động tương đối lớn.
+ Hệ hô hấp: Phát triển tương đối hoàn thiện vòng ngực trung bình của
nam 67 - 72cm, của nữ 69 - 74cm, dung lượng phổi tăng lên nhanh chóng (lúc


14

15 tuổi là 2 - 2.5lít, từ 16 - 18 tuổi là 3 – 4lít) tần số hô hấp gần giống với người
lớn, tuy nhiên các cơ hô hấp còn yếu và sự co giãn lớn, ngực còn ít chủ yếu là
co giãn cơ hoành, các bài tập chạy, chạy cự ly việt dã tác dụng tốt đến sự phát
triển hô hấp.
1.4. Nội dung và các giai đoạn huấn luyện điền kinh
1.4.1. Nội dung huấn luyện điền kinh
Nội dung huấn luyện thể thao nói chung và điền kinh nói riêng là quá
trình huấn luyện về các mặt: Thể lực, kỹ - chiến thuật, đạo đức, ý chí, tâm lý và
lý luận. Tất cả các mặt này đều có mối liên quan chặt chẽ với nhau và tạo thành
một quá trình thống nhất của việc hoàn thiện thể thao cho vận động viên điền
kinh. Quá trình này được thực hiện thông qua việc sử dụng các phương tiện,
phương pháp huấn luyện chung, huấn luyện chuyên môn và các hình thức khác
nhau của lượng vận động trong tập luyện và thi đấu.
1.4.2. Các giai đoạn huấn luyện điền kinh
Trong quá trình huấn luyện điền kinh nói chung và huấn luyện chạy cự
ly ngắn nói riêng đều có 4 giai đoạn:
+ Giai đoạn huấn luyện ban đầu.
+ Giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu.
+ Giai đoạn chuyên môn hóa sâu.
+ Giai đoạn hoàn thiện thể thao.
Mỗi giai đoạn đảm bảo các chức năng và nhiệm vụ riêng đáp ứng với

nhu cầu và mục đích huấn luyện cho vận động viên.
* Giai đoạn huấn luyện ban đầu
Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là phát triển thể lực toàn diện của
các em, dạy cho các em những bài tập khác nhau, gây cho chúng sự ham thích
thể thao đặc biệt là điền kinh.


15

Trong giai đoạn huấn luyện này phương pháp trò chơi chiếm ưu thế vì
nó không chỉ dùng để phát triển tốc độ mà còn để tăng cường sức mạnh, khả
năng phối hợp vận động và sức bền. Trong giai đoạn huấn luyện ban đầu còn
có các bài tập nhằm phát triển tổng hợp các tố chất thể lực của vận động viên.
Kết thúc giai đoạn huấn luyện ban đầu, những em có chỉ số kiểm tra tốt sẽ được
chuyển tiếp vào giai đoạn tiếp theo.
* Giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu
Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là: huấn luyện thể thao toàn diện, nâng
cao mức độ chịu đựng chung của cơ thể, tạo được vốn kỹ năng của vận động, tăng
tri thức để hình thành những nền tảng ban đầu của tài năng thể thao.
Đặc điểm của giai đoạn này là sử dụng rộng rãi các phương pháp, phương
tiện huấn luyện, song có tính tới đặc thù của chạy ngắn.
Để huấn luyện tốc độ ở giai đoạn này không nên cho các em chạy với tốc
độ cực đại quá nhiều. Tập chạy trong các điều kiện khó khăn (chạy trên bậc cầu
thang, chạy trên dốc, chạy trên cát) luân phiên với chạy trong điều kiện bình
thường. Cần nhớ rằng điều quan trọng khi huấn luyện sức nhanh là tình trạng
hưng phấn tối ưu của hệ thần kinh trung ương, khi mà vận động viên chưa bị
mệt mỏi bởi những hoạt động trước đó. Vì vậy, các hoạt động tốc độ cần được
áp dụng ngay sau phần khởi động.
Để huấn luyện tốc độ có thể sử dụng các môn bóng (bóng đá, bóng rổ,
bóng ném) đòi hỏi phải sử dụng sức nhanh trong các tình huống thay đổi. Trong

những năm chuyên môn hóa ban đầu cần đặc biệt thận trọng tuân thủ giới hạn
cường độ của lượng vận động vì lúc này là lúc cơ thể các em đang phát triển.
* Giai đoạn chuyên môn hóa sâu
Đặc điểm của giai đoạn này là tính chuyên môn hóa được thể hiện rõ
hơn. Tỷ trọng huấn luyện chuyên môn về thể lực, kỹ thuật, tâm lý được tăng
lên đáng kể. Khối lượng và cường độ của các phương tiện huấn luyện chủ yếu


16

tăng nhiều so với giai đoạn trước. Với mục đích hoàn thiện trình độ huấn luyện
về thể lực, kĩ thuật của vận động viên chạy ngắn, vẫn nên đa dạng hóa các
phương tiện huấn luyện và tỉ trọng tích hợp, đa dạng hóa điều kiện thực hiện
chúng và vị trí tiến hành tập luyện. Đây là giai đoạn vận động viên tập luyện
thể thao tích cực nhất đồng thời bộc lộ khả năng thể thao và đạt trình độ điêu
luyện về thể thao. Trong quá trình tập luyện thể hiện rõ đặc điểm của chuyên
môn hóa sâu như : thể lực, kỹ - chiến thuật, tâm lý cũng như được nâng lên
đáng kể nhờ tăng khối lượng đào tạo chung và cả khối lượng các bài tập đào
tạo chuyên môn cũng như các bài tập thi đấu. Tổng khối lượng và cường độ
tăng nhiều hơn so với giai đoạn trước, khối lượng các cuộc kiểm tra thi đấu
cũng tăng lên rõ rệt và trở thành nội dung không thể thiếu được trong kế hoạch
huấn luyện. Hệ thống tập luyện và thi đấu ngày càng trở nên cá biệt hóa, đào
tạo thể thao phần lớn gắn liền với thành tích thể thao. Do đó, đòi hỏi vận động
viên phải dành nhiêu thời gian và công sức, dồn nhiều tâm trí để tập luyện và
thực hiện chế độ sinh hoạt phù hợp, có kế hoạch để đạt được thành tích cao
nhất.
* Giai đoạn hoàn thiện thể thao
Ở giai đoạn này lượng vận động trong huấn luyện tương ứng với thi đấu
càng lớn và việc tuân thủ theo nguyên tắc thích hợp càng nghiêm ngặt thì thành
tích càng cao. Vì vậy, cần đặc biệt thận trọng đến mối quan hệ giữa khối lượng

và cường độ của lượng vận động trong huấn luyện.
Việc huấn luyện chạy ngắn đẳng cấp cao khác với huấn luyện cấp thấp
hơn cả về nhiệm vụ, nội dung và sự phân chia lượng vận động. Khi bắt đầu lập
kế hoạch huấn luyện cần phân tích và làm rõ những mặt mạnh, mặt yếu trong
thi đấu của vận động viên, những khâu còn yếu trong huấn luyện thể lực và kĩ
thuật, lượng vận động khác nhau của chu kì năm.


17

Tất cả những tài liệu này cho phép huấn luyện viên lực chọn thận trọng
hơn các phương tiện huấn luyện (để sửa chữa những khuyết điểm) khối lượng
và cường độ trong chu kì huấn luyện nhiều năm. Qua nghiên cứu các nhà lý luận
chuyên nghành điền kinh khẳng định rằng: Giai đoạn huấn luyện ban đầu là giai
đoạn làm cơ sở, nền tảng và giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu là giai đoạn huấn
luyện cơ bản trong quá trình huấn luyện. Bởi vì giai đoạn huấn luyện ban đầu là
huấn luyện kỹ năng khéo léo phối hợp động tác phát triển sức nhanh, năm được
kỹ thuật sơ bộ, còn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu là giảng dạy kỹ thuật phát
triển sức mạnh của động tác và tốc độ chạy, tăng sức mạnh tốc độ. Tăng cường
sức khỏe và rèn luyện sự bền bỉ dẻo dai của cơ thể.
Trong chạy 100m yêu cầu có các tố chất sức nhanh, sức mạnh tốc độ,
sức bền tốc độ. Trong đó, sức nhanh đóng vai trò quyết định đối với thành tích
chạy cự li 100m, các tố chất này có mối quan hệ hữu cơ với nhau, tố chất này
củng cố cho tố chất kia phát triển. Nếu như thiếu đi một trong ba yếu tố trên thì
ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao thành tích chạy 100m.
+ Tố chất sức nhanh giúp đạt được tốc độ trong khi chạy.
+ Tố chất sức mạnh tốc độ giúp cho mỗi bước chạy có lực đạp ở chân sau,
tăng khả năng thực hiện động tác hiệu quả.
+ Tố chất sức bền tốc độ giúp duy trì được tốc độ trên toàn cự li chạy 100m.
1.5. Sức nhanh và các biểu hiện của sức nhanh

Sức nhanh là khả năng thực hiện động tác trong thời gian ngắn nhất ở
một điều kiện nhất định. Người ta phân biệt ba hình thức biểu hiện sức nhanh
như sau:
+ Thời gian tiềm tàng của phản ứng vận động.
+ Tốc độ động tác.
+ Tần số động tác.


×