Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Nghiên cứu thành phần triterpene glycoside từ loài thìa canh lá to (gymnema latifolium)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 73 trang )

222

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA HOÁ HỌC
====

NGUYỄN THỊ HOÀI

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN
TRITERPENE GLYCOSIDE TỪ LOÀI
THÌA CANH LÁ TO
(GYMNEMA LATIFOLIUM)
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Hóa Hữu Cơ

HÀ NỘI, 2018


222

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA HOÁ HỌC
====

NGUYỄN THỊ HOÀI

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN
TRITERPENE GLYCOSIDE TỪ LOÀI
THÌA CANH LÁ TO
(GYMNEMA LATIFOLIUM)
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Chuyên ngành: Hóa Hữu Cơ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

PGS. TS. Phan Văn Kiệm

HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này, em đã nhận đƣợc sự giúp
đỡ tận tình của các quý thầy cô, anh chị và bạn bè.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn đến thầy
giáo PGS.TS Phan Văn Kiệm, ngƣời thấy đã tận tình hƣớng dẫn em trong
suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Cảm ơn các anh, chị trong phòng Nghiên cứu cấu trúc, Viện Hóa sinh
biển – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tận tình giúp đỡ
truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho em trong suốt thời gian em thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Hóa sinh biển đã cho
phép và tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại Viện.
Em xin gửi lời cảm ơn đến thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Văn Bằng và
các thầy cô giáo trong Khoa Hóa học – Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 đã tạo điều
kiện giúp đỡ, dạy bảo em trong suốt 4 năm học tập tại trƣờng. Cảm ơn anh
chị, bạn bè đã luôn bên cạnh, giúp đỡ em trong suốt thời gian qua.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến gia đình em, những ngƣời thân
luôn bên em, hết lòng ủng hộ em cả về vật chất cũng nhƣ tinh thần trong suốt
quá trình học tập.
Cuối cùng em xin kính chúc thầy cô trong Khoa Hóa học – Trƣờng
ĐHSP Hà Nội 2, các thầy cô và các anh chị Phòng Nghiên cứu cấu trúc, Viện
Hóa sinh biển- Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ VIệt Nam dồi dào sức
khỏe, thành công trong công việc.

Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thị Hoài


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự
hƣớng dẫn của PGS.TS. Phan Văn Kiệm. Các số liệu, kết quả trong khóa luận
là trung thực và là của bản thân tôi. Các kết quả nghiên cứu ra không hề sao
chép của ai. Nếu có vấn đề gì không đúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Sinh viên

Nguyễn Thị Hoài


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ..................................................................................... 3
1.1. Đại cƣơng về cây thìa canh lá to ........................................................................... 3
1.1.1. Khái quát thực vật học [47] ................................................................................ 3
1.1.2. Mô tả đặc điểm .................................................................................................... 3
1.1.3. Phân bố và sinh thái............................................................................................. 4
1.1.4. Bộ phận dùng, tính vị, công năng và công dụng .............................................. 5
1.1.5. Thành phần hóa học ............................................................................................ 6
1.1.6. Hoạt tính sinh học ..............................................................................................15
1.2. Giới thiệu về lớp chất saponin. ............................................................................17
1.2.1. Giới thiệu chung ................................................................................................17

1.2.2. Các nhóm saponin .............................................................................................17
1.2.2.1. Saponin triterpenoid .......................................................................................18
1.2.2.2. Saponin steroid ...............................................................................................21
1.2.3. Hoạt tính sinh học và ứng dụng của saponin ..................................................23
1.3. Các phƣơng pháp chiết mẫu thực vật .................................................................25
1.3.1. Đặc điểm chung của chiết .................................................................................25
1.3.2. Cơ sở của quá trình chiết...................................................................................25
1.3.3. Quá trình chiết....................................................................................................25
1.3.3.1. Chọn dung môi chiết ......................................................................................25
1.3.3.2. Quá trình chiết ................................................................................................27
1.4. Các phƣơng pháp sắc ký trong phân lớp các hợp chất hữu cơ .........................28
1.4.1. Đặc điểm chung của phƣơng pháp sắc ký [1] .................................................29
1.4.2. Cơ sở của phƣơng pháp sắc ký.........................................................................29
1.4.3. Phân loại các phƣơng pháp sắc ký ...................................................................29


1.4.3.1. Sắc ký cột (CC)...............................................................................................30
1.4.3.2. Sắc ký lớp mỏng .............................................................................................31
1.5. Một số phƣơng pháp hóa lý xác định cấu trúc của các hợp chất hữu cơ [1]...32
1.5.1. Phổ hồng ngoại (Infrared spectroscopy, IR) ...................................................32
1.5.2. Phổ khối lƣợng( Mass spectroscopy, MS).......................................................32
1.5.3. Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân (Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy,
NMR) .............................................................................................................................33
1.5.3.1. Phổ 1H- NMR: ................................................................................................33
1.5.3.2. Phổ 13C-NMR: ................................................................................................34
1.5.3.3. Phổ DEPT (Distortionless Enhancement by Polarisation Tranfer): ........34
1.5.3.4. Phổ 2D-NMR: ................................................................................................34
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................36
2.1. Mẫu thực vật..........................................................................................................36
2.2. Phƣơng pháp phân lập các hợp chất ...................................................................36

2.2.1. Sắc ký lớp mỏng (TLC).....................................................................................36
2.2.2. Sắc ký lớp mỏng điều chế .................................................................................36
2.2.3. Sắc ký cột (CC) ..................................................................................................36
2.3. Phƣơng pháp xác định cấu trúc hóa học các hợp chất ......................................37
2.3.1. Điểm nóng chảy (Mp) .......................................................................................37
2.3.2. Phổ khối lƣợng (ESI-MS) .................................................................................37
2.3.3. Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân một chiều ( 1D-NMR) .....................................37
2.3.4. Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân hai chiều ( 2D-NMR) .......................................37
2.4. Dụng cụ và thiết bị................................................................................................37
2.4.1. Dụng cụ và thiết bị tách chiết ...........................................................................37
2.4.2. Dụng cụ và thiết bị xác định cấu trúc ..............................................................38
2.5. Hóa chất .................................................................................................................38
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM..............................................................................39


3.1. Phân lập các hợp chất ..........................................................................................39
3.2. Thông số vật lý và dữ kiện phổ của các hợp chất phân lập đƣợc.....................41
3.2.1. Hợp chất GL5A1 ...............................................................................................41
3.2.2. Hợp chất GL8B1 ...............................................................................................41
CHƢƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ ...............................................................42
4.1. Xác định cấu trúc hóa học của hợp chất GL5A1 ...............................................42
4.2. Xác định cấu trúc của hợp chất GL8B1..............................................................49
KẾT LUẬN .................................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................58


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
[α]D

Độ quay cực

Specific Optical Rotation

13

C-NMR

Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân Cacbon 13
Carbon-13 Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy

1

H-NMR

Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân proton
Proton Magnetic Resonance Spectroscopy

2D-NMR

Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân hai chiều
Two-Dimensional NMR Spectroscoppy

CC

Sắc ký cột
Column Chromatography

DEPT

Distortionless Enhancement by Polarisation Transfer


ESI-MS

Phổ khối lƣợng va chạm electron
Electron Impact Mass Spectroscopy

HMBC

Heteronuclear Multiple Bond Connectivity

HSQC

Heteronuclear Single Quantum Coherence

Mp

Điểm nóng chảy
Melting point

TLC

Sắc ký lớp mỏng
Thin Layer Chromatography

Me

Nhóm metyl


DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH VẼ


Hình 1.1. Hình ảnh dây thìa canh lá to [48]................................................................. 3
Hình 1.2. Cấu trúc của saponin ...................................................................................17
Hình 1.3. Khung cấu trúc nhóm olean và β-amyrin ................................................18
Hình 1.4. Khung cấu trúc nhóm Ursan và α-amyrin ................................................18
Hình 1.5. Khung cấu trúc nhóm lupna .......................................................................19
Hình 1.6. Khung cấu trúc nhóm Hopan .....................................................................19
Hình 1.7. Hai genin Protopanaxadiol, Protopanaxatriol khung Dammaran...........20
Hình 1.8. Holothurin A khung Lanostan ...................................................................20
Hình 1.9. Momorcharaside B khung Cucurbitan ......................................................21
Hình 1.10. Ba chất sapogenin .....................................................................................22
Hình 1.11. Thủy phân Sarsaparillosid ........................................................................22
Hình 1.12. Thủy phân Avenacosid A.........................................................................23
Hình 1.13. Solanin........................................................................................................23
Hình 3.1. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ cặn MeOH của loài G. latifolium .........40
Hình 4.1.1. Phổ 1H-NMR của hợp chất GL5A1 .......................................................42
Hình 4.1.2. Phổ 13C-NMR của hợp chất GL5A1 ......................................................43
Hình 4.1.3. Cấu trúc hóa học của hợp chất GL5A1..................................................44
Hình 4.1.4. Phổ HSQC của hợp chất GL5A1 ...........................................................45
Hình 4.1.5. Phổ HMBC của hợp chất GL5A1 ..........................................................45
Hình 4.1.6. Phổ HMBC dãn rộng của hợp chất GL5A1 ..........................................46
Hình 4.1.7. Phổ HMBC dãn rộng của hợp chất GL5A1 ..........................................46
Hình 4.1.8. Các tƣơng tác HMBC chính của hợp chất GL5A1 .............................47
Hình 4.2.1. Phổ 1H-NMR của hợp chất GL8B1 .......................................................49
Hình 4.2.2. Phổ 13C-NMR của hợp chất GL8B1 ......................................................50


Hình 4.2.3. Cấu trúc hóa học của hợp chất GL8B1 ..................................................51
Hình 4.2.4. Phổ HSQC của hợp chất GL8B1............................................................51
Hình 4.2.5. Phổ HMBC của hợp chất GL8B1 ..........................................................52
Hình 4.2.6. Phổ HMBC dãn rộng của hợp chất GL8B1 ..........................................52

Hình 4.2.7. Phổ HMBC dãn rộng của hợp chất GL8B1 ..........................................53
Hình 4.2.8. Tƣơng tác HMBC chính của hợp chất GL8B1 .....................................53

Bảng 4.1. Bảng số liệu phổ của hợp chất GL5A1 và hợp chất tham khảo .............47
Bảng 4.2. Bảng số liệu phổ của hợp chất GL8B1 và hợp chất tham khảo ..... 54


MỞ ĐẦU
Ngày nay, các dƣợc phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên ngày càng đƣợc
sử dụng rộng rãi và phổ biến trong đời sống với nhiều ƣu điểm nhƣ dễ hấp
thu, ít gây độc, ít tác dụng phụ, có sẵn trong tự nhiên, có giá trị kinh tế cao…
Các hợp chất thiên thể hiện hoạt tính sinh học rát phong phú và là một trong
những định hƣớng để con ngƣời có thể tống hợp ra nhiều loại thuốc mới với
những ƣu điểm vƣợt trội đƣợc dùng để chữa bệnh mà ít gây các tác dụng phụ
cũng nhƣ không ảnh hƣởng đến môi sinh. Vì vậy, việc nghiên cứu nguồn
dƣợc liệu trong thiên nhiên để ứng dụng vào sản xuất thuốc phòng và chữa
bệnh đang là xu hƣớng hiện nay của y học Việt Nam và y học thế giới.
Việt Nam là quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, nằm trong vùng khí
hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm nên có nguồn tài nguyên sinh vật vô cùng
phong phú. Đặc biệt là nguồn tài nguyên rừng ở nƣớc ta, không chỉ đa dạng
về số lƣợng loài mà còn chứa đựng giá trị đa dạng sinh học cao chƣa đƣợc
khám phá. Rừng Việt Nam có thảm thực vật phong phú với khoảng 12.000
loài trong đó có 4000 loài đƣợc nhân dân sử dụng làm thảo dƣợc cùng các
mục đích khác phục vụ đời sống con ngƣời. Đây chính là nguồn dƣợc liệu
quý phục vụ cho việc sản xuất thuốc chữa bệnh phục vụ cho đời sống. Cùng
với sự đa dạng do thiên nhiên mang lại, Việt Nam là một trong những quốc
gia có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng các thực vật và sinh vật trong
các bài thuốc y học cổ truyền.
Từ ngày xa xƣa, ngƣời ta đã biết sử dụng các loại cây phối hợp với nhau
để tạo đƣợc thành các bài thuốc dân gian có nhiều tác dụng tốt nhƣ chữa đƣợc

nhiều bệnh mà không để lại tác dụng phụ hoặc ít để lại tác dụng phụ.
Tuy nhiên, phần lớn các cây thuốc và các bài thuốc mới chỉ đƣợc sử
dụng theo kinh nghiệm dân gian mà chƣa đƣợc nghiên cứu, đánh giá một cách

1


khoa học, cũng nhƣ các thành phần hóa học, các chất có hoạt tính sinh học
cao trong cây có thể sử dụng để làm thuốc chữa đƣợc nhiều bệnh khác mà
chƣa đƣợc phân tích và tách chiết ra.
Xuất phát từ các cơ sở trên, việc nghiên cứu và khai thác các chất có
hoạt tính sinh học cao từ các nguồn dƣợc liệu ở Việt Nam là rất cần thiết và
đặc biệt có ý nghĩa to lớn về mặt khoa học cũng nhƣ thực tiễn.
Hiện nay bệnh đái tháo đƣờng là một trong các căn bệnh mãn tính, gây
tử vong cao, đứng hàng thứ ba trên thế giới sau bệnh tim mạch và ung thƣ. Ở
Việt Nam, tỉ lệ mắc bệnh ngày một gia tăng, đòi hỏi cấp thiết phải tìm ra các
loại thuốc hiệu quả đặc trị.
Trong y học cổ truyền, loài thìa canh lá to và loài thìa canh có tác dụng
tính kích thích dạ dày, đồng thời làm se da, lợi tiểu, lại rất bổ dƣỡng và nhất là
làm giảm thiều đƣợc lƣợng đƣờng trong máu. Cây còn có tác dụng chống béo
phì, giảm mỡ máu, đặc biệt cây thìa canh lá to còn hỗ trợ điều trị bệnh tiêu
đƣờng hiệu quả tự nhiên mà không tốn kém mà lại an toàn, ngoài ra nó còn hỗ
trợ điều trị cao huyết áp… các nghiên cứu về dƣợc học từ loài thìa canh lá to
trên thế giới cho thấy nhiều tác dụng tuyệt vời đặc biệt là đối với bệnh đái
tháo đƣờng đang ngày một gia tăng và phổ biến nhƣ hiện nay.
Vì vậy em lựa chọn đề tài: với mục đích khảo sát thành phần hóa học
nhằm tạo cơ sở cho các nghiên cứu tiếp trong việc nghiên cứu phát triển thuốc
mới và giải thích tác dụng chữa bệnh của cây thuốc quý này.
Nhiệm vụ của đề tài:
1. Xử lí mẫu và tạo dịch chiết

2. Nghiên cứu phân phân lập và xác định cấu trúc hóa học của một số
hợp chất từ phân đoạn

2


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Đại cƣơng về cây thìa canh lá to
1.1.1. Khái quát thực vật học [47]
Tên khoa học: Gymnema latifolium
Tên thƣờng gọi: Dây thìa canh lá to
Tên khác: Lõa ti lá rộng
Ngành: Ngọc Lan (Magnoliophyta)
Lớp: Ngọc Lan (Magnoliopsida)
Phân lớp: Bạc hà
Bộ: Long đởm (Gentianales)
Họ: Trúc đào (Aposynaceae)
Phân họ: Thiên lý (Asclepiadoideae)
Chi: Gymnema R.Br
Loài: Gymnema latifolium Wall. ex Wight
1.1.2. Mô tả đặc điểm

Hình 1.1: Hình ảnh dây thìa canh lá to [48]

3


Dây thìa canh lá to (Gymnema latifolium), còn gọi là Lõa ti lá rộng, là
dạng cây thân gỗ, dây leo, thân leo tới 6m. Thân có lỗ vỏ, các nhánh có nhiều
lông tơ. Cuống lá 1,5 - 4 cm, có lông tơ dày đặc, phiến lá 8-13 × 5-8 cm, lông

dày đặc, càng xa trục càng dày đặc, gốc tròn, ngọn nhọn, gân bên 6-7 cặp.
Cụm hoa xim dạng đầu thành từng đôi ở mấu, có lông dày. Một cụm mang rất
nhiều hoa, mùi thơm. Cuống cụm hoa 1-1,5 cm, cuống hoa 3-8 mm. Đài hình
trứng, phủ lông măng.Tràng hoa vàng, hình chuông, nhẵn ở mặt ngoài. Ống
hoa có 5 cặp gờ mang lông ở họng tràng, các thùy hình trứng, khoảng 1,2 ×
1,2 mm, phủ lông dày đặc hƣớng trục, ngắn hơn so với ống tràng. Khối nhị
nhụy dạng hình trụ, phần phụ nhị dạng màng ngắn hơn so với đầu núm nhụy.
Khối phấn hình thuôn. Đầu núm nhụy hình nón, đỉnh phân đôi [8].
Quả đại hình mác nhọn, 4,5-5,5 × 1,5-2 cm. Hạt hình trứng thuôn, dài
khoảng 1,1 cm × 5 mm, mép dạng màng, mào lông dài 3 cm [8].
1.1.3. Phân bố và sinh thái
Phân bố: Đảo Andaman và Nicobar, Bangladesh, Trung Quốc (Quảng
Đông, Quảng Tây, Vân Nam), Ấn Độ (Arunachal Pradesh, Assam, Kerala,
Maharashtra, Tamil Nadu), Myanmar, Thailand, Indonesia [45]. Ở Việt Nam
đƣợc trồng ở nhiều nơi nhƣ Cúc Phƣơng( Ninh Bình), Hòa Bình, Thái
Nguyên, Thanh Hóa, Nam Định.[8]
Sinh thái: Dây thìa canh lá to nói riêng là loài không ƣa trũng, ngập úng
nên khi trồng đây thìa canh phải chọn vùng đất cao nhƣng phải thoát nƣớc tốt,
đất càng mùn và tơi xốp càng tốt cho cây. Nếu muốn trồng cây ở nhà thì cũng
có thể trồng trên sân thƣợng nhƣng nguồn đất phải giàu dinh dƣỡng, đắp ụ đất
cao. Đối với dây thìa canh, từ khi trồng đến khi thu hoạch mất khoảng 6-8
tháng, trồng 1 lần có thể thu hoạch 10 năm. Một năm có thể thu hoạch từ 4-5
lần, từ tháng 4-12, cứ 2 tháng thì thu 1 lần.

4


1.1.4. Bộ phận dùng, tính vị, công năng và công dụng
Bộ phận dùng: Thân leo. Thƣờng thu hái dây lá và ngọn non, sơ chế, rửa
sạch sau đó đem phơi hay sấy khô.

Tính vị, công năng: Dây thìa canh có vị đắng, cay. Lá của cây khi nhai
có tác dụng làm tê trong vài giờ, vị giác đối với các chất ngọt và đắng. Có tác
dụng mát, bổ, làm dễ tiêu và lợi tiểu.
Công dụng: Dây thìa canh đƣợc dùng làm trị đái tháo đƣờng với liều
uống hàng ngày là 4g lá khô (Võ Văn Chi, 1997; 396 - 397). Dây thìa canh
đƣợc dùng điều trị đái tháo đƣờng ở nhiều nƣớc khác nhau trên thế giới.


Ở các nƣớc Đông Nam Á, ngoài công dụng trị đái tháo đƣờng, rễ và lá

đƣợc dùng trị viêm khớp dạng thấp, bệnh gút, viêm mạch máu, phù, sốt, ho,
trĩ, nhọt, mụn, lở, rắn cắn, thuốc làm dễ tiêu và lợi tiểu. Lá có khi đƣợc dùng
làm rau ăn.


Ở Trung Quốc, tất cả các bộ phận của cây, đặc biệt là rễ, đƣợc dùng trị

viêm khớp dạng thấp, bệnh gút, viêm mạch máu, phù, sốt, trĩ và rắn cắn
(Lemnens R.M.H.J. et al., 2003: 228 - 236).


Ở Ấn Độ, lá của dây thìa canh đƣợc dùng trị đái tháo đƣờng và một số

chứng bệnh khác nhƣ khó tiêu, trĩ, táo bón, sốt rét, ho, viêm phế quản, hen.
Dây thìa canh đƣợc dùng làm thuốc trợ tim, lợi tiểu, làm dễ tiêu, nhuận trành,
gây tăng trƣơng lực cơ tử cung, trị các bệnh đa tiết mật, giác mạc và thể kính
ở bệnh nhân đái tháo đƣờng.


Lá đắp trị vết thƣơng và trộn với dầu thầu dầu đắp trị sƣng hạch, gan to


và lách to.


Rễ tán bột chữa rắn cắn.



Quả đắng và có tác dụng làm giảm trƣớng bụng, và đƣợc dùng trị bệnh

phong, đái tháo đƣờng, viêm phế quản, chữa loét, trị ngộ độc và diệt giun.


Toàn cây dùng trị lỵ.



Trong thú y, dây thìa canh đƣợc dùng cho gia súc ăn để lợi sữa.
5




Ở Đông Phi, rễ tán bột và sắc lấy nƣớc uống để điều trị động kinh, rắn

cắn và dùng ngoài trị nhọt (Kirtikar K.R. et al., 1998: 1625 - 1627;
Williamson E.M. et al., 2003: 228 - 236)
1.1.5. Thành phần hóa học
Dây thìa canh lá nhỏ (Gymnema sylvestre) từ lâu đã đƣợc biết đến rộng
rãi với tác dụng hạ đƣờng huyết và kiểm soát béo phì. Giai đoạn gần đây, một

loài dây thìa canh khác là dây thìa canh lá to (Gymnema latifolium Wall. ex
Wight) đã đƣợc khẳng định có kết quả tốt hơn hẳn so với dây thìa canh lá nhỏ.
Cho đến nay, loài Gymnema latifolium chỉ mới đƣợc nghiên cứu rất sơ
lƣợc về thành phần hóa học. Các nhóm chất chứa trong cây này chỉ mới đƣợc
đề cập đến trong rất ít các tài liệu, bao gồm: HCN-glucosid [36], saponin,
flavonoid, tanin, sterol, chất béo acid amin, đƣờng khử và coumarin trong loài
Gymnema latifolium Wall. Ex Wight thu hái tại Hòa Bình [2].
Các nghiên cứu về thành phần hóa học vẫn đang tập trung vào loài
Gymnema sylvestre. Theo đó các nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt
tính sinh học của các loài thuộc chi Gymnema đƣợc bắt đầu vào những năm
1950, chủ yếu bởi các nhà khoa học Ấn Độ. Nghiên cứu về thành phần hóa
học thực sự bắt đầu khi có các thiết bị xác định cấu trúc Hoạt tính sinh học
đặc trƣng của loài G. sylvestre là khả năng hạ đƣờng huyết [9]. Tuy nhiên nhƣ
phổ cộng hƣởng từ nhân NMR, phổ khối lƣợng MS. Các nghiên cứu cho thấy
G. sylvestre có thành phần hóa học rất đa dạng, trong đó thành phần chính là
các conduritol, gymnemasin.
Vào khoảng những năm 1980-1990, các nhà khoa học Nhật Bản tập trung
mạnh vào nghiên cứu thành phần hóa học loài này. Cụ thể từ lá loài G.
sylvestre đƣợc các nhà khoa học Nhật Bản đã phân lập và xác định cấu trúc của
một hợp chất mới conduritol A (1) [10]. Hợp chất này đã đƣợc phát hiện có khả
năng ức chế enzyme aldose mạnh trên chuột và không gây độc [11]. Tiếp đó,

6


Yoshikawa và cộng sự đã phân lập và xác định cấu trúc thành công của 7 hợp
chất mới gymnemic acid I-VII (2-8) [12, 13]. Trong quá trình tìm kiếm các hợp
chất có tác dụng diệt cỏ, Yoshikawa và cộng sự đã phân lập và xác định đƣợc 5
hợp chất mới từ lá loài G. sylvestre là gymnemic acid VIII-XII (9-13) [14].


Từ lá loài G. sylvestre, Sahu và cộng sự đã phân lập và xác định cấu trúc
của 4 hợp chất mới, đƣợc đặt tên là gymnemasin A-D (14-17) [15]. Tiếp đó
vào năm 1996, Murakami và cộng sự đã phân lập và xác định cấu trúc của 2
hợp chất mới, đặt tên là gymnemoside a và b (18-19) cùng với 10 hợp chất đã
biết. Cũng tiếp tục nghiên cứu này, Yosikawa và cộng sự đã tiến hành nghiên
cứu thành phần hóa học và đã xác định đƣợc 4 hợp chất mới và đƣợc đặt tên
là gymnemoside c-f (20-23) [16]. Các nhà khoa học Trung Quốc, đã phân lập
và xác định cấu trúc của 6 hợp chất mới (24-29) và 2 hợp chất đã biết [17].

7


Otigloyl

OH
OAc
OH

HOOC
HO

O

O HOO

HO
HO

O
OH


13

OH
OH

OH

O

O HOO

HO
HO

OR
OH

OH

HOOC
HO

OR
OH

O

GlcUAO


OH
OH
OH

16 R = Tigloyl
17 R = H

14 R = Tigloyl
15 R = H
OH

Otigloyl
O
R2
OH

O
OH
OAc

OR2
OH

HOOC

GlcUAO

OH

18

19

R1
OAc
OH

O

R2 HO
H
HO
Ac

O
OH

OH

20
OH

OS2

OH
OH

OH
HO

HO


OS1

OS1

21

22
O

S1

O

O

OH
HO HO

HO
HO

OS2

HO

OH

S2


HO HO

O

O
OH

OH
HO HO
O

O
OH
HO HO

O
OH

HO
OS1

23

Vào năm 2001, Ye và cộng sự cũng đã tiến hành nghiên cứu và phát hiện
ra 4 hợp chất mới có tác dụng diệt cỏ từ loài G. sylvestre, 4 hợp chất này đƣợc
đặt tên là: 21α-O-benzoylsitakisogenin 3-O-α-D-glucopyranosyl(1→3)-α-D-

8



glucuronopyranoside (30), longispinogenin 3-O-α-D-glucopyranosyl(1→3)-αD-glucuronopyranoside potassium (31), 29-hydroxylongispinogenin 3-O-α-Dglucopyranosyl(1→3)-α-D-glucuronopyranoside potassium (32), alternoside
II sodium (33) [18].
Liu và cộng sự đã phân lập và xác định cấu trúc của 1 hợp chất mới (34) và
4 hợp chất đã biết từ loài G. sylvestre [19]. Tiếp nối các nghiên cứu, Zhu và cộng
sự đã phân lập đƣợc 2 hợp chất mới, 16β-hydroxyl olean-12-en-3-O-[β-Dglucopyranosyl (1→6)-β-D-glucopyranosyl]-28-O-β-D-glucopyranoside (35) và
16β,21β,28-trihydroxy-olean-12-ene-3-O-glucoronopyranoside (36) [20].

9


Zhang và cộng sự đã thông báo phân lập đƣợc 1 hợp chất mới, 3β,16 β,22αtrihydroxy-olean-12-ene3-O-β-D-xylopyranosyl-(1→6)-β-D-glucopyranosyl(1→6)-β-D-glucopyranoside (37) và 4 hợp chất đã biết từ loài G. sylvestre [21].
Zarrelli và cộng sự thông báo đƣợc 7 hợp chất mới, bao gồm 6 oleanane (38-43):
3β,16β,21β,23-tetrahydroxyolean-12-ene, 3β,16β,21α,23,28-pentahydroxyolean12-ene, 3β,16β,23,28-tetrahydroxyolean-13(18)-ene, 16β,23,28-trihydroxyolean12-en-3-one, 16β,21β,23,28-tetrahydroxyolean-12-en-3-one, 16β,21β,22α,23,28pentahydroxyolean-12-en-3-one và 1 lupane 3β,16β,23,28-tetrahydroxylup20(29)-ene (44) cùng với 6 hợp chất đã biết từ phần trên mặt đất loài G.
sylvestre [22].

10


Cũng các nghiên cứu thuộc nhóm tác giả này tiếp tục công bố 6 hợp chất
mới

khác,

đó



(3β,16β)-olean-12-ene-3,16,23,28-tetrayl

tetraacetate,


(3β,16β,21β,22α)-3,16,22,23,28-pentahydroxyolean-12-en-21-yl(2S)-2methylbutanoate, (3β,16β,21β,22α)-28-(acetyloxy)-3,16,22,23-tetrahydroxyolean12-en-21-yl (2S)-2-methylbutanoate, (3β,16β,21β,22α)-3,16,22,23,28-pentakis
(acetyloxy)olean-12-en-21-yl

(2S)-2-methylbutanoate,

3,16,22,23,28-pentahydroxyolean-12-en-21-yl

(2E)-2-methylbut-2-enoate,

(3β,16β)-lupane-3,16,20,23,28-pentol (45-50) [23].

11

(3β,16β,21β,22α)và


Từ loài G. inodorum, Wang và cộng sự đã phân lập và xác định cấu trúc
của 2 hợp chấtmới: 2α,3β-dihydroxy-olean-12-ene-23,28-dioicacid-3-O-β-Dglucopyranoside và 2α,3β,15β-trihydroxy-olean-12-ene-23,28-dioic acid-3-Oβ-D-glucopyranoside [24]. Cũng từ loài này, Atsuchi và cộng sự đã phân lập
đƣợc 1 hợp chất mới (3β,16β)-16,28-dihydroxyolean-12-en-3-yl-2-O-β-Dglucopyranosyl-β-D-glucopyranosiduronic acid [25].

12


Từ loài G. alternifolium, Yoshikawa và cộng sự đã phân lập và xác định
cấu trúc của 6 hợp chất mới và đƣợc đặt tên là gymnepregoside A-F [26].
Cũng từ loài này, nhóm tác giả tiếp tục công bố phân lập và xác định cấu trúc
của 11 hợp chất mới khác và đặt tên là gymnepregoside G-Q [27].

6 hợp chất mới đặt tên là gymnetinoside A-F cùng với 6 hợp chất cũ,

sequinoside K, khaephuoside B, and albibrissinoside A (60-69) đƣợc Tian và
cộng sự phân lập từ loài G. tingens. Các hợp chất này đƣợc phát hiện có khả
năng bảo vệ tế bào gan mạnh [28].
13


8 hợp chất mới thuộc khung pregnane steroidal glycoside đã đƣợc phân
lập từ vỏ quả loài G. griffithii và đƣợc đặt tên là gymnemogriffithoside A-H.
Các hợp chất này đã đƣợc đánh giá hoạt tính gây độc tế bào trên 5 dòng tế bào
ung thƣ (BT 474, Chago, Hep-G2, KATO-III và SW620) và hoạt tính ức chế
enzyme α-glucosidase và thể hiện hoạt tính ở mức độ trung bình [29].

14


1.1.6. Hoạt tính sinh học
Bên cạnh việc sử dụng phổ biến để điều trị bênh tiểu đƣờng, các loài
thuộc chi Gymnema còn đƣợc sử dụng để điều trị một số bệnh nhƣ béo phì,
viêm khớp, bệnh Parkinson và bệnh sơ vữa động mạch. Các hoạt chất từ các
loài thuộc chi Gymnema đã đƣợc nghiên cứu về tác dụng kháng viêm, kháng
khuẩn, và kháng ung thƣ, và kháng cỏ dại. Dƣợc tính của các loài này đã đƣợc
nghiên cứu rộng dãi. Hơn 70 hợp chất mới đã đƣợc phân lập. Dịch chiết đã
đƣợc nghiên cứu lâm sàng và trên động vật. Các hoạt tính đƣợc thử nghiệm
bao gồm:
Hoạt tính trị bệnh tiểu đường
Tác dụng hạ đƣờng huyết của dịch chiết saponin cùng với 5 triterpene
saponin gymnemic acid I-IV và gymnemasaponin V từ loài G. sylvestre đã
đƣợc thông báo. Hợp chất gymnemic acid IV (3.4/13.4 mg/kg) đƣợc phát hiện
có tác dụng hạ đƣờng huyết từ 14,0-60% trong vòng 6h khi so sánh với
glibenclamide. Thêm vào đó, hợp chất này cũng làm tăng lƣợng insulin khi

cho chuột bị tiểu đƣờng uống ở nồng độ 13.4 mg/kg [30]. Nghiên cứu khác về
tác dụng hạ đƣờng huyết của lá loài G. sylvestre thông qua kiểm soát hàm
lƣợng glyucose trong máu và lipid trên chuột Wistar ở nồng độ 200mg/kgP.
Kết quả cho thấy dịch chiết loài này làm giảm đáng kể đƣờng trong huyết
tƣơng và mỡ máu (thông qua các thông số cholesterol VLDL, LDL) [31]. Với
liều triacetate dihydroxy gymnemic (20 mg/kgP) bằng đƣờng uống trong 45
ngày trên chuột bị tiểu đƣờng. Các thông số đánh giá bao gồm đƣờng huyết,
insulin, hemoglobin glycated (HbA1c), mô glycogen, các thông số lipid nhƣ
triglycerid, cholesterol tổng, LDL-cholesterol, HDL-cholesterol và họat tính
của các enzym gan đánh dấu, nhƣ aspartate aminotransferase (AST), alanine
aminotransferase (ALT), alkaline phosphatase (ALP) và phosphatase acid
(ACP). Kết quả cho thấy hợp chất dihydroxy triacetate gymnemic tại liều 20

15


×