Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Đánh giá tác động môi trường ĐTM dầu khí Chu Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 50 trang )

Đánh giá tác động môi trường
Dự án Phát triển Lô 12W - Ngoài khơi Đông Nam Việt Nam

Chương

ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG
MÔI TRƯỜNG


Đánh giá tác động môi trường
Dự án Phát triển Lô 12W - Ngoài khơi Đông Nam Việt Nam

Chương này xác định và đánh giá các tác động tiềm ẩn chính đến môi trường và xã
hội liên quan đến Dự án Phát triển Lô 12W, cụ thể là các giàn và tuyến ống ngoài
khơi, các công trình tạm thời và các hoạt động có liên quan. Quy trình đánh giá các
tác động này được thực hiện tuân thủ các yêu cầu của luật pháp hiện hành tại Việt
Nam và Hệ thống quản lý ATSKMT&AN của POVO.
Các tác động tiềm ẩn được trình bày theo từng giai đoạn như hoạt động lắp đặt, kết
nối và nghiệm thu, hoạt động khoan, hoạt động khai thác, hoạt động tháo dỡ và các
trường hợp sự cố và các biến cố bất thường.
Để đánh giá mức độ của các tác động môi trường và kinh tế - xã hội có khả năng
xảy ra, POVO đã thiết lập Hệ thống định lượng tác động để xác định mức độ của
các tác động.
Hệ thống định lượng tác động (IQS)
IQS được xây dựng dựa trên sự kết hợp các hướng dẫn ĐTM của các tổ chức như:
Diễn đàn Thăm dò Khai thác Dầu khí (E&P Forum), Chương trình Môi trường Liên
hiệp quốc (UNEP), Ngân hàng thế giới (World Bank) và quy trình xác định yếu tố môi
trường trong Hệ thống quản lý ATSKMT&AN của POVO. Trong hệ thống IQS, mỗi
tác động sau khi xác định sẽ được đánh giá dựa trên các đặc điểm sau:
Yếu tố


Các tương tác vật lý, hóa học, sinh thái
Khả năng xuất hiện
Quản lý

Các thông số đại diện
Cường độ, Phạm vi, Thời gian phục hồi
Tần suất
Pháp luật, Chi phí, Quan tâm của cộng đồng

Mỗi thông số được xác định dựa vào hệ thống xếp loại được liệt kê trong Bảng 3.1.
Bảng 3.1

Hệ thống xếp loại
Mức độ
Định nghĩa
Điểm
Không tác động Không có tương tác phát sinh
0
Biến đổi trong phạm vi biến thiên tự nhiên, rất thấp
Ít tác động
dưới các giới hạn quy định, không ảnh hưởng đến sức
1
khỏe.
Thay đổi hệ sinh thái vừa phải, ít tác động đến sức
Cường độ Tác động
2
trung bình
khỏe cộng đồng, đạt gần các giới hạn quy định
(M)
Tác động lớn đến hệ sinh thái, có thể ảnh hưởng

Tác động lớn
3
đến sức khỏe cộng đồng khi bị tiếp xúc quá mức
Tác động
Làm biến đổi lớn hệ sinh thái, gây hại cho sức khỏe
4
nghiêm trọng
cộng đồng
Không tác động Không có sự tương tác phát sinh
0
Tác động tại ngay tại điểm phát sinh
1
Phạm vi Tại chỗ
ảnh hưởng Khu vực
Tác động trong phạm vi cục bộ
2
(S)
Vùng
Tác động trong phạm vi vùng
3
Quốc tế
Tác động trong phạm vi toàn cầu
4
Thời gian Không yêu cầu Tác động được phục hồi tức thời
0
hồi phục < 1 năm
Thời gian hồi phục dưới 1 năm
1
(R)
1-2 năm

Thời gian hồi phục từ 1-2 năm
2

Sự tác động

Thông số

Sự tương tác

Hệ thống phân loại IQS


Đánh giá tác động môi trường
Dự án Phát triển Lô 12W - Ngoài khơi Đông Nam Việt Nam

Sự cố

Thông số

Tần suất
(F)

Mức độ
2-5 năm
> 5 năm
Rất hiếm
Hiếm
Thường
Thường xuyên
Không có

quy định

Luật pháp
Tổng quát
(L)

Quản lý

Cụ thể
Chi phí thấp
Chi phí
(C)

Chi phí
trung bình
Chi phí cao

Mối quan Ít quan tâm
tâm của
cộng đồng Thỉnh thoảng
(P)
Thường xuyên

Hệ thống xếp loại
Định nghĩa
Điểm
Thời gian hồi phục từ 2-5 năm
3
Thời gian hồi phục trên 5 năm
4

Các tác động rất hiếm khi xảy ra
1
Các tác động hiếm khi xảy ra
2
Các tác động sẽ xảy ra
3
Các tác động xảy ra và lặp đi lặp lại
4
Không có quy định về luật pháp đối với các tác
0
động
Chỉ có các quy định tổng quát đối với tác động,
1
không có các tiêu chuẩn hay giới hạn được áp dụng
Có quy định cụ thể đối với các giới hạn và tiêu chuẩn
2
nhất định được áp dụng
Chi phí để quản lý và xử lý các tác động thấp hoặc
1
không cần chi phí
Chi phí để quản lý và xử lý các tác động ở mức
2
trung bình
Chi phí để quản lý và xử lý các tác động ở mức cao
3
Sự khó chịu hoặc quan tâm của cộng đồng là rất
1
nhỏ hoặc không xảy ra
Có thể gây sự khó chịu cho cộng đồng, thỉnh thoảng
2

gây nên mối quan tâm của cộng đồng
Gây sự khó chịu cho cộng đồng, gây nên mối quan
3
tâm của cộng đồng một cách thường xuyên

Các tác động sẽ được phân tích và gán các điểm số tương ứng dựa trên các đặc
trưng của tác động. Tổng số điểm sẽ được tính toán dựa trên công thức:
Tổng số điểm (TS) = (M + S + R) x F x (L + C + P) = Mức độ tác động tổng thể

Các giá trị của mỗi thông số sẽ được chia làm 5 mức như sau: cực tiểu, thấp, trung
bình, cao và cực đại được thể hiện ở bảng dưới đây. Tổng số điểm của mỗi giá trị
liên quan đưa vào cũng được tính toán từ công thức trên.
Xếp hạng
Thấp nhất
Thấp
Trung bình
Cao
Cao nhất

M
0
1
2
3
4

S
0
1
2

3
4

R
0
1
2
3
4

F
1
2
3
3
4

L
0
0
1
2
2

C
1
1
2
3
3


P
1
1
2
3
3

TS
0
12
90
216
384

Với các kết quả trên, thang giá trị mức độ tổng thể tác động được xác định như
được trình bày trong Hình 3.1.
0
12
Không đáng kể

90
Nhỏ
Hình 3.1

216
Đáng kể

384
Nghiêm trọng


Thang đo Mức độ Tác động của IQS

Dựa trên thang đo này, các đặc điểm quan trọng của một mức độ tác động có thể
được tóm tắt như sau:


Đánh giá tác động môi trường
Dự án Phát triển Lô 12W - Ngoài khơi Đông Nam Việt Nam

Các tác động nghiêm trọng đến môi trường:


Làm thay đổi nghiêm trọng hệ sinh thái hoặc hoạt động dẫn đến sự tổn hại
lâu dài (VD: có thể kéo dài 5 năm hoặc hơn nữa);



Phạm vi ảnh hưởng có thể đạt đến cấp vùng và toàn cầu;



Khả năng phục hồi về mức ban đầu kém



Nhiều khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng;




Đòi hỏi chi phí cao trong việc quản lý/giảm thiểu, gây thiệt hại hoặc làm thay
đổi lâu dài đến cộng đồng dân cư và kinh tế.

Các tác động đáng kể đến môi truờng


Làm thay đổi đáng kể hệ sinh thái hoặc hoạt động tại khu vực cục bộ hoặc
lớn hơn trong khoảng thời gian trung bình, cùng với khả năng phục hồi trung
bình (trong vòng 2-5 năm);



Có thể ảnh hưởng đến sức khỏe;



Chi phí quản lý/giảm thiểu của công ty từ trung bình đến cao



Có thể gây khó chịu cho một số cơ sở/người dân xung quanh

Các tác động nhỏ đến môi trường


Làm thay đổi một phần hệ sinh thái hoặc các hoạt động tại khu vực cục bộ
hoặc bé hơn trong khoảng thời gian ngắn, cùng với khả năng hồi phục tốt
(trong vòng 1-2 năm);




Mức độ ảnh hưởng tương tự như sự biến đổi tự nhiên của môi trường hiện
hành nhưng có thể có các tác động tích lũy liên quan;



Có thể tác động đến sức khỏe nhưng hiếm;



Có thể gây khó chịu cho một số cơ sở/người dân xung quanh

Có tác động không đáng kể đến môi trường (gồm cả không tác động):


Không thể nhận biết được sự thay đổi, hoặc có thể nhận biết sự thay đổi nhỏ
nhưng được phục hồi nhanh chóng về trạng thái ban đầu;



Không tác động đến sức khỏe;



Không gây sự khó chịu đối với cộng đồng;

Bên cạnh đó, các tác động tích cực mang lại sự cải thiện đối với hệ sinh thái, lợi ích của
dân cư địa phương về sức khỏe, điều kiện sống và kinh tế sẽ được kí hiệu bằng dấu ‘+’.
IQS này sẽ được áp dụng để đánh giá các tác động có thể xảy ra theo phân loại dựa
trên các hoạt động chính của dự án phát triển Lô 12W dưới đây.


3.1

CÁC NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG


Đánh giá tác động môi trường
Dự án Phát triển Lô 12W - Ngoài khơi Đông Nam Việt Nam

3.1.1 Giai đoạn lắp đặt, kết nối & nghiệm thu các công trình của Dự án
Hoạt động lắp đặt trong dự án phát triển Lô 12W bao gồm vận chuyển hệ thống chân
đế và các thiết bị trên giàn, lắp đặt các giàn đầu giếng, lắp đặt các hệ thống đường
ống nội bộ mỏ giữa các giàn đầu giếng và FPSO, lắp đặt đường ống dẫn khí đồng
hành vào bờ và lắp đặt công trình phụ trợ ngầm dưới biển (đầu giếng & ống góp).
Các công trình khai thác trong khu vực Lô 12W
Các nguồn gây tác động chính có thể xảy ra trong quá trình lắp đặt, kết nối và
nghiệm thu các công trình khai thác sẽ bao gồm:


Xáo trộn vật lý và hệ sinh thái do quá trình lắp đặt cấu trúc thượng tầng và lắp
đặt đường ống trong khu vực mỏ;



Chất thải lỏng phát sinh từ tàu kéo, xà lan vận chuyển và xà lan cần trục, tàu
dich vụ và tàu hỗ trợ thợ lặn như: nước sàn tàu và nước thải sinh hoạt, đặc
biệt là nước thử thủy lực thải ra trong giai đoạn nghiệm thu, đây chính là
nguyên nhân gây tác động lên chất lượng cột nước;




Các chất thải rắn phát sinh từ hoạt động lắp đặt các Giàn đầu giếng, FPSO
bao gồm chủ yếu là chất thải sinh hoạt (rác thải nhà bếp) và chất thải xây
dựng (rác và phế thải) và một số chất thải nhiễm dầu mỡ cũng là nguyên
nhân gây ảnh hưởng đến môi trường;



Khí thải từ các máy phát điện, động cơ đặt trên xà lan rải ống và tàu dịch vụ
gây tác động đến môi trường không khí;



Cản trở hoạt động tàu thuyền và hoạt động đánh bắt hải sản.

Tuyến ống dẫn khí từ mỏ Chim sáo tới KP75 (Chim sáo - KP75)
Giống như hoạt động lắp đặt, kết nối và nghiệm thu các đường ống nội mỏ, việc lắp
đặt đường ống dẫn khí đồng hành từ mỏ Chim Sáo vào bờ thông qua đường ống
Nam Côn Sơn (tại điểm kết nối KP75 – Sơ đồ vị trí tổng thể của đường ống dẫn khí
được thể hiện trong Hình 1.6 của Chương 1) cũng sẽ có các nguồn gây tác động
môi trường như sau.


Xáo trộn vật lý và hệ sinh thái từ các hoạt động như: neo xà lan, neo tàu hỗ
trợ/dịch vụ và lắp đặt, kết nối tuyến ống;



Chất thải lỏng bao gồm nước sàn tàu và nước thải sinh hoạt phát sinh từ
tàu/xà lan rải ống, tàu hỗ trợ/dịch vụ, việc thử thủy lực tuyến ống dẫn khí;




Các chất thải rắn phát sinh như: Rác thải sinh hoạt, vật liệu xây dựng dư, rác
nhiễm dầu, đầu que hàn, v.v.



Khí thải từ các động cơ đặt trên xà lan rải ống và tàu dịch vụ;

 Hoạt động vận tải hàng hải và đánh bắt hải sản.
3.1.2 Hoạt động khoan
Các hoạt động khoan ngoài khơi được biết sẽ gây nên các tác động đến môi trường.
Như hầu hết các hoạt động công nghiệp khác, các hoạt động khoan có thể liên quan
đến thải bỏ, xáo trộn vật lý và rủi ro do sự cố có thể xảy ra (xem Hình 3.2). Các tác
động môi trường tiềm ẩn của chương trình khoan được đánh giá dựa vào kinh
nghiệm quốc tế của các hoạt động khoan ngoài khơi.


Đánh giá tác động môi trường
Dự án Phát triển Lô 12W - Ngoài khơi Đông Nam Việt Nam

Hình 3.2

Các nguồn thải chủ yếu trong hoạt động khoan

Theo kế hoạch khoan, có 12 giếng khai thác sẽ được khoan từ giàn đầu giếng CS
Nam (8 giếng), và giàn đầu giếng CS Bắc (4 giếng) trong dự án phát triển Lô 12W.
Các giếng khoan phát triển sẽ được khoan bằng một giàn khoan tự nâng.
Các nguồn gây tác động môi trường trong các hoạt động khoan bao gồm:



Khí thải: Các nguồn khí thải chính phát sinh từ các hoạt động khoan bao gồm
khói thải từ các thiết bị khoan, động cơ, máy phát điện, tàu dịch vụ, các cụm
thiết bị khoan, cũng như việc đốt dầu thử vỉa;



Các chất thải khoan: Trong chiến dịch khoan phát triển này, POVO sẽ chỉ sử
dụng dung dịch khoan (DDK) gốc nước cho hoạt động khoan của mình. Tất
cả mùn khoan (MK) được đi qua một quy trình tuần hoàn trong suốt quá trình
khoan của một giếng. Do sử dụng công nghệ khoan theo “mẻ” để khoan phát
triển, nên sau khi kết thúc khoan của một đoạn thân giếng, bùn khoan được
sử dụng lại cho đoạn thân giếng đó của giếng tiếp theo. Đến giếng cuối cùng
trên giàn đầu giếng đó DDK gốc nước sẽ được làm sạch để dùng cho đoạn
thân giếng sau hoặc loại bỏ để sử dụng DDK gốc nước mới. Việc thải bỏ bùn
khoan ướt/bùn khoan đã qua sử dụng được hạn chế bởi việc sử dụng lại DDK
gốc nước này cho các đoạn hoặc giếng tiếp theo nếu có thể;



Các loại nước thải: nước thải sinh hoạt, nước làm mát, nước rửa/vệ sinh trên
sàn tàu. Nước thải sinh hoạt và nước thải nhiễm dầu sẽ được xử lý thích hợp
trước khi thải xuống biển;



Chất thải rắn: Rác thải nói chung bao gồm vật liệu đóng gói, đồ thừa, rác thải
nhà bếp, chai lọ rỗng, thùng chứa và các loại vật liệu vụn khác phát sinh từ
các hoạt động khoan và rác thải nhà bếp là những chất thải rắn chính từ hoạt

động khoan; và

 Các tác động vật lý
3.1.3 Giai đoạn khai thác
Trong giai đoạn này, các khí thải được xem là nguồn gây tác động chính có thể xảy
ra từ các hoạt động khai thác trong suốt dự án phát triển Lô 12W.


Đánh giá tác động môi trường
Dự án Phát triển Lô 12W - Ngoài khơi Đông Nam Việt Nam



Khí thải: chủ yếu là từ khí thải của các động cơ chạy nhiên liệu khí trên các
giàn đầu giếng CS Nam và CS Bắc, FPSO, các tàu dịch vụ;



Nước thải: chủ yếu là nước thải nhiễm dầu sinh ra trên FPSO và nước thải
sinh hoạt thải từ các hoạt động của nhân viên trên FPSO;



Chất thải rắn: như cát khai thác, chất thải từ quá trình bảo trì bảo dưỡng thiết
bị và các loại chất thải sinh hoạt;



Tương tác vật lý: sự có mặt của các công trình dầu khí ngoài khơi sẽ là một
trở ngại cho tàu bè qua lại trong các khu vực phát triển mỏ cũng như sẽ chiếm

một diện tích nhỏ trong khu vực đánh bắt hải sản.

Theo thiết kế, đường ống dẫn khí Chim sáo – KP75 sẽ không tiến hành phóng thoi định
kỳ trong quá trình vận hành bình thường. Do vậy, nguồn gây tác động chủ yếu trong giai
đoạn này bao gồm: đốt/xả một lượng nhỏ khí dư và condensat trong quá trình bảo
dưỡng. Tác động gây ra do các sự cố bất ngờ sẽ được đề cập chi tiết ở Phần 3.3.7.
3.1.4 Giai đoạn tháo dỡ các công trình của dự án phát triển Lô 12W
Quy trình tháo dỡ các công trình khai thác dầu khí ngoài khơi của dự án phát triển lô
12W sẽ được thực hiện theo Quyết định số 40/2007/QD-TTg, ngày 21/03/2007 của
Thủ tướng chính phủ về “Tháo dỡ các công trình cố định, thiết bị và phương tiện sử
dụng trong các hoạt động dầu khí” nhằm ngăn chặn sự ô nhiễm từ các hoạt động
dầu khí của dự án.
Khi hoạt động Lô 12W đi vào giai đoạn vận hành trong vòng một năm, POVO sẽ xây
dựng các phương án tháo dỡ các công trình của dự án. Các phương án này sẽ được
đệ trình lên các cơ quan có chức năng trước khi tiến hành tháo dỡ theo đúng quy định.
Hoạt động tháo dỡ các công trình khai thác
Các hoạt động tháo dỡ mỏ sẽ liên quan đến các công việc như:


Làm sạch và tháo rời các thiết bị trên hai giàn đầu giếng CS Nam và CS Bắc,



Hủy và trám xi măng các giếng khai thác,



Tháo dỡ các giàn đầu giếng và vận chuyển vào bờ,




Mỏ neo và dây neo FPSO sẽ được đưa ra khỏi khu vực dự án và có thể đưa
đến các dự án khác.



Cấu trúc chân đế và các ống chống sẽ được cắt bỏ xuống thấp hơn mặt đáy biển.



Các cụm phân nhánh cuối ống khai thác (PLEM), các ống đứng mềm giữa
PLEM và FPSO, các đoạn ống kết nối giữa các đường ống nội mỏ (khí nâng,
bơm ép và lưu thể khai thác) và PLEM, các đường ống nội mỏ sẽ được làm
sạch, thu hồi và nút lại. Việc tháo dỡ tuyến ống dẫn khí từ mỏ Chim Sáo đến
điểm kết nối KP75 sẽ được trình bày cụ thể dưới đây.

Hoạt động tháo dỡ tuyến ống dẫn khí Chim Sáo-KP75
Khi kết thúc dự án, POVO sẽ lên kế hoạch tháo dỡ tuyến ống sau khi đã xem xét
khả năng sử dụng tiếp cho việc phát triển các mỏ khác trong khu vực Lô 12W hoặc


Đánh giá tác động môi trường
Dự án Phát triển Lô 12W - Ngoài khơi Đông Nam Việt Nam

làm điểm kết nối cho các Lô lân cận trong tương lai. Kế hoạch này sẽ được trình cho
cơ quan chức năng phê duyệt. Công việc tháo dỡ tuyến ống sẽ bao gồm việc làm
sạch và nút lại các ống đứng mềm giữa FPSO và cụm van ngầm, đoạn ống kết nối
giữa tuyến ống dẫn khí và Modul/đầu chờ kết nối trên đường ống KNOC và tuyến
ống dẫn khí.
3.1.5 Các hoạt động cung ứng giữa bờ với ngoài khơi

Để phục vụ cho dự án phát triển Lô 12W, cần thiết phải có các căn cứ trên đất liền
nhằm cung cấp tất cả các dịch vụ cho các hoạt động ngoài khơi. Và tương tự các
nhà thầu khác, POVO cũng sẽ sử dụng những phương tiện hậu cần hỗ trợ từ các
căn cứ trên bờ, tàu, và dịch vụ của PTSC.


Những căn cứ trên bờ không chỉ là nguồn cung ứng cho việc lắp đặt ngoài
khơi mà còn là nơi tiếp nhận các chất thải từ ngoài khơi chuyển về;



Tàu dịch vụ và tàu dịch vụ kỹ thuật sẽ cung cấp vật liệu, thực phẩm và hỗ trợ
kĩ thuật cho các hoạt động ngoài khơi; và vận chuyển các chất thải về các căn
cứ trên bờ.

Các hoạt động này sẽ gây các ảnh hưởng đến khu vực trên bờ trong phạm vi của
căn cứ cung ứng; tuy nhiên các tác động đến môi trường, kinh tế xã hội và các biện
pháp giảm thiểu các tác động từ các hoạt động cung ứng này đã được đánh giá
trong Báo cáo Đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt của công ty Căn cứ
hậu cần PTSC.
3.1.6 Nguồn gây tác động liên quan đến sự cố bất thường
Trong dự án khai thác dầu khí của POVO, việc phòng tránh các sự cố bất ngờ có vai
trò quan trọng trong tất cả các quá trình từ thiết kế, xây dựng, lắp đặt, vận hành thử và
vận hành thường xuyên của dự án. Bên cạnh rủi ro về con người, sự cố bất ngờ có
thể dẫn đến những tác động đến môi trường trong vùng lân cận và cả bên ngoài khu
vực Dự án. Mức độ tác động còn tùy thuộc vào chủng loại và quy mô của sự cố, kết
hợp với các yếu tố ngoại vi, chẳng hạn như các điều kiện môi trường. Nguồn gây tác
động liên quan đến sự cố bất thường bao gồm:









3.2

Rò rỉ bất ngờ và phun trào dầu khí;
Cháy nổ;
Sự cố va đụng tàu;
Sự cố gây đứt gãy/vỡ tuyến ống dẫn khí tới đường ống Nam Côn Sơn;
Sự cố hỏng hóc các thiết bị tự động trên giàn;
Thiết bị và vật liệu nguy hiểm rơi xuống biển;
Điều kiện thời tiết thiên tai.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI CHỊU TÁC ĐỘNG

Do dự án phát triển Lô 12W thuộc loại dự án phát triển mỏ dầu khí ngoài khơi và
cách xa bờ (trên 350 km), nên hầu như toàn bộ các hoạt động trong phạm vi dự án
sẽ chỉ gây ra các tác động đến môi trường biển xung quanh khu vực dự án. Không


Đánh giá tác động môi trường
Dự án Phát triển Lô 12W - Ngoài khơi Đông Nam Việt Nam

kể đến sự cố tràn dầu (sẽ được thảo luận kỹ dưới đây), trong các hoạt động bình
thường của Dự án thì nguồn duy nhất gây tác động đến khu vực trên bờ là việc vận
chuyển và xử lý các chất thải được chở về từ các công trình ngoài khơi.
Tuy nhiên, quy mô ảnh hưởng của các hoạt động này là rất nhỏ do chất thải sẽ được

vận chuyển vào bờ bằng các tàu của POVO và PTSC Marine. Tất cả các tàu này
đều có giấy phép vận chuyển chất thải nguy hại phù hợp do sở TN-MT Bà Rịa Vũng
tàu cấp. Giấy phép vận chuyển chất thải nguy hại của POVO và PTSC Marine được
đính kèm trong Phụ lục 2.
Đối với việc lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải trên bờ, POVO đảm bảo tất cả
các nhà thầu đảm nhiệm công tác này có giấy phép và hiệu quả làm việc phù hợp
với luật Việt Nam. Cụ thể, Công ty Cung ứng Hậu cần PTSC phải có giấy phép lưu
giữ chất thải nguy hại phù hợp. Từ căn cứ này tất cả chất thải phát sinh từ hoạt
động ngoài khơi của POVO gồm cả chất thải nguy hại và không nguy hại sẽ được
vận chuyển và xử lý bởi các công ty có giấy tờ hợp lệ. Hiện tại, POVO đang xem xét
sử dụng một trong hai nhà thầu xử lý chất thải nguy hại bao gồm GeoCycle ở Kiên
Giang và Việt Xanh ở Bình Dương. Cả hai nhà thầu này đều đã được POVO đến
kiểm tra trong thời gian tiến hành chiến dịch khoan thăm dò và đều có giấy phép phù
hợp. Giấy phép vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại của các Công ty này sẽ được
đính kèm ở Phụ lục 2 của Báo cáo.
Như vậy, các yếu tố môi trường tự nhiên ngoài khơi bao gồm nước biển, trầm tích đáy
biển, sinh vật biển trong khu vực lân cận Dự án chính là đối tượng bị ảnh hưởng chủ
yếu trong suốt thời gian thực hiện Dự án. Các yếu tố trong bờ như dân cư địa phương,
cơ sở hạ tầng, và các công trình văn hóa - di tích lịch sử của khu vực trên bờ sẽ bị ảnh
hưởng ở mức độ không đáng kể.
3.3

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Bên cạnh việc mang lại rất nhiều lợi ích về mặt kinh tế, quá trình thực hiện dự án cũng
gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường. Mức độ nghiêm trọng của các tác
động này khác nhau đối với từng giai đoạn cụ thể của dự án. Do đó trong phần này sẽ
đánh giá các tác động đến môi trường tương ứng với từng giai đoạn của dự án.
3.3.1 Giai đoạn lắp đặt, kết nối và nghiệm thu các công trình của Dự án
Nguồn phát sinh khí thải duy nhất từ các hoạt động lắp đặt, kết nối và nghiệm thu

các công trình của Dự án là khói xả từ các tàu hoạt động trong khu vực dự án.
Thành phần chính của khói thải này là CO2, CO, NOX, SO2, CH4 và các hợp chất hữu
cơ bay hơi (VOC).
3.3.1.1

Các tác động từ khí thải

Các công trình khai thác trong khu vực Lô 12W
Việc lắp đặt chân đế của hai giàn đầu giếng được thông qua một xà lan lắp đặt (có
phòng ở). Quá trình lắp đặt cần 2 tàu thả neo, 1 tàu hỗ trợ và 1 tàu cảnh giới. Tổng


Đánh giá tác động môi trường
Dự án Phát triển Lô 12W - Ngoài khơi Đông Nam Việt Nam

quát, có 4 tàu được sử dụng cho giai đoạn lắp đặt, kết nối và nghiệm thu các công
trình khai thác trong khu vực dự án phát triển Lô 12W. Theo kinh nghiệm hoạt động
trước đây, mỗi tàu kéo hoặc tàu chuyên chở sẽ tiêu thụ khoảng 5 tấn dầu DO/ngày khi
hoạt động ngoài khơi như trong dự án phát triển Lô 12W [29].
Trên cơ sở này, việc ước tính tải lượng khí thải được thực hiện theo phương pháp
hướng dẫn của Hiệp hội các nhà khai thác ngoài khơi của Vương Quốc Anh
(UKOOA) và Diễn đàn Thăm dò Khai thác Dầu khí (E&P Forum) [27, 28]. Tải lượng
ước tính của khí thải được trình bày trong Bảng 3.2a.
Bảng 3.2a

Ước tính tải lượng khí thải phát sinh trong hoạt động lắp đặt, kết nối và
nghiệm thu các công trình khai thác trong khu vực lô 12W

Mỏ


Công việc

Lắp đặt chân đế (8 ngày)
Mỏ CS
Lắp đặt kết cấu thượng tầng
Nam
(4 ngày)
Lắp đặt chân đế (8 ngày)
Mỏ CS
Lắp đặt kết cấu thượng tầng
Bắc
(4 ngày)
Kết nối FPSO (15 ngày )
Lắp đường ống nội mỏ
(30 ngày)
Tổng

CO2
512,0

Tải lượng khí thải (tấn)
CO N2O NOx SO2 CH4 VOC
1,3
0,04 9,4 0,8 0,04 0,4

256,0

0,6

0,02


4,7

0,4

0,02

0,2

512,0

1,3

0,04

9,4

0,8

0,04

0,4

256,0

0,6

0,02

4,7


0,4

0,02

0,2

960,0

2,4

0,1 17,7

1,5

0,1

0,7

1.920,0

4,8

0,1 35,4

3,0

0,2

1,4


4.416,0

11,0

0,3 81,4

6,9

0,4

3,3

Ghi chú: Hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO được giả thiết chiếm 0.25% khối lượng [29];

Trong suốt giai đoạn lắp đặt, kết nối và nghiệm thu, lượng khí thải sẽ phát sinh trong
khoảng hơn 4 tháng. Lượng khí thải này được xem như rất nhỏ so với lượng khí thải
phát sinh trong giai đoạn khai thác và các ảnh hưởng của chúng chỉ mang tính cục
bộ và ngắn hạn.
Tuyến ống dẫn khí Chim sáo - KP75
Giống như quá trình lắp đặt, kết nối và nghiệm thu các công trình khai thác trong
khu vực Lô 12W, việc lắp đặt, kết nối và nghiệm thu tuyến ống dẫn khí Chim sáo –
KP75 cũng phải huy động các nguồn lực như: 1 xà lan rải ống, 2 tàu kéo xà lan, 1
tàu chở ống và 1 tàu dịch vụ. Thời gian lắp đặt tuyến ống vào khoảng 40 ngày.
Lượng nhiên liệu tiêu thụ ước tính cho mỗi tàu vào khoảng 5 tấn/ngày. Theo phương
pháp tính của UKOOA, lượng khí thải phát sinh từ hoạt động này được ước tính
như trong Bảng 3.2b sau.
Bảng 3.2b

Ước tính lượng khí thải phát sinh từ các tàu xây dựng và lắp đặt

tuyến ống Chim Sáo - KP75

Công việc
Lắp đặt tuyến ống dẫn khí

CO2
2.560,0

Tải lượng khí thải (tấn)
CO
N2O
NOx
SO2
6,4
0,2
47,2
4,0

CH4 VOC
0,2
1,9

Ghi chú: Hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO được giả thiết chiếm 0.25% khối lượng [29];


Đánh giá tác động môi trường
Dự án Phát triển Lô 12W - Ngoài khơi Đông Nam Việt Nam

Do thời gian lắp đặt, kết nối và nghiệm thu tuyến ống dẫn khí tương đối ngắn, nên
lượng khí thải phát sinh từ các hoạt động này nhỏ hơn so với hoạt động lắp đặt, kết

nối và nghiệm thu các công trình khai thác, do vậy phạm vi ảnh hưởng cũng nhỏ
hơn. Hơn nữa, khả năng phân tán khí rất nhanh tại khu vực tiến hành dự án cũng
góp phần làm giảm tác động của khí thải phát sinh trong quá trình lắp tuyến ống.
Tóm lại, mức độ tác động tổng thể của khí thải từ hoạt động lắp đặt và nghiệm thu
các công trình trong khu vưc lô 12W và công trình tuyến ống dẫn khí của dự án phát
triển Lô 12W có tính cục bộ, ngắn hạn và được đánh giá ở mức không đáng kể.
3.3.1.2
A.

Các tác động từ các loại nước thải

Nước thải sàn tàu và nước thải sinh hoạt

Các công trình khai thác trong khu vực Lô 12W
Bảng 3.3a dưới đây liệt kê tải lượng ước tính của nước thải sàn tàu và nước thải
sinh hoạt từ các tàu phục vụ cho giai đoạn lắp đặt, kết nối và nghiệm thu các công
trình khai thác của dự án phát triển Lô 12W. Tải lượng nước thải sinh hoạt được ước
tính dựa trên số người và số ngày làm việc đối với từng công trình, bao gồm tối đa
là 200 người làm việc trong giai đoạn lắp đặt trên các giàn đầu giếng & đường ống
nội mỏ và 150 người tham gia kết nối FPSO [29].
Bảng 3.3a
Ước tính tải lượng nước thải sàn tàu và nước thải sinh hoạt
trong giai đoạn Lắp đặt, kết nối và nghiệm thu các công trình khai thác
Chất
thải lỏng
Nước
thải sàn tàu

Tải lượng
(m3)


Hoạt động
Lắp đặt các giàn đầu giếng (24 ngày) & đường ống nội mỏ
(30 ngày)
Kết nối FPSO trong 12 ngày

Nước
Lắp đặt các giàn đầu giếng và đường ống nội mỏ (54 ngày)
thải sinh hoạt
Kết nối FPSO trong 12 ngày
Tổng

Không
đáng kể
1.350,0

225,0
1.575,0

Ghi chú: Lượng nước thải sinh hoạt được giả thiết là 125 lít/người/ngày [29].

Tuyến ống dẫn khí Chim sáo-KP75
Đối với các hoạt động lắp đặt, kết nối và nghiệm thu tuyến ống dẫn khí Chim sáoKP75, lượng nước thải sàn tàu và nước thải sinh hoạt từ các tàu phục vụ được ước
tính như trong Bảng 3.3b sau.
Bảng 3.3b
Ước tính tải lượng nước thải sàn tàu và nước thải sinh hoạt
giai đoạn Lắp đặt, kết nối & nghiệm thu tuyến ống dẫn khí Chim Sáo-KP75
Chất thải lỏng

Tải lượng (m3)


Ghi chú

Nước thải sàn tàu
Nước thải sinh hoạt

Không đáng kể
967,5

Với 90 người tham gia lắp đặt, kết nối và nghiệm
thu đường ống Chim sáo – KP75 trong 40 ngày

Ghi chú: Lượng nước thải sinh hoạt được giả thiết là 125 lít/người/ngày [30].

Tóm lại, theo thiết kế của Dự án, các tàu sử dụng trong giai đoạn lắp đặt và nghiệm
thu các thiết bị, công trình và tuyến ống dẫn khí đều là tàu hiện đại của các nhà


Đánh giá tác động môi trường
Dự án Phát triển Lô 12W - Ngoài khơi Đông Nam Việt Nam

thầu. Các tàu này đều được trang bị các thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt và nước
thoát sàn tàu lẫn dầu thích hợp nhằm đảm bảo nước thải ra đạt các tiêu chuẩn quy
định của pháp luật Việt Nam và MARPOL. Ngoài ra, tổng lượng nước thải ra trong
giai đoạn lắp đặt, nghiệm thu là rất nhỏ và chỉ trong thời gian ngắn. Hơn nữa, chế độ
dòng chảy và yếu tố pha loãng ngoài khơi tại vị trí tiến hành dự án cũng góp phần
giảm thiểu tác động của nước thải đối với môi trường.
Do đó tác động của nước thải sàn tàu và nước thải sinh hoạt trong quá trình lắp đặt,
kết nối và nghiệm thu các thiết bị, công trình và tuyến ống của Lô 12W được đánh
giá mang tính cục bộ, ngắn hạn và không đáng kể.

B.

Nước thử thủy lực

Sau khi hoàn tất quá trình lắp đặt đường ống và tất cả các đầu chờ đã được lắp đặt
hoàn chỉnh, toàn bộ hệ thống đường ống của dự án phát triển Lô 12W gồm đường
ống nội mỏ và tuyến ống dẫn khí Chim Sáo – KP75 sẽ được thử thủy lực để kiểm tra
rò rỉ trước khi vận hành. Để hoàn thành công tác thử thủy lực, đường ống sẽ được
nạp đầy nước thử thủy lực cho đến khi nghiệm thu đường ống chấm dứt thì toàn bộ
lượng nước thử thủy lực sẽ được thải ra môi trường. Quy trình thử thủy lực đối với
tuyến ống này sẽ được tiến hành liên tục trong vòng 24 giờ.
Thể tích ước tính của nước thử thủy lực của hệ thống đường ống nội mỏ và tuyến
ống dẫn khí Chim Sáo – KP75 được trình bày trong Bảng 3.4a.
Bảng 3.4a
Số
lượng
2
2
1
1
1
1
1

Tải lượng nước thử thủy lực cho Hệ thống đường ống nội mỏ và
tuyến ống dẫn khí Chim Sáo – KP75
Đường ống

Giàn đầu giếng CS Bắc - FPSO (dầu và khí)
Giàn đầu giếng CS Nam-FPSO (dầu và khí)

FPSO – giàn đầu giếng CS Nam (khí nâng)
Giàn đầu giếng CS Nam–CS Bắc (khí nâng)
FPSO-giàn đầu giếng CS Nam (nước bơm ép)
Giàn đầu giếng CS Nam-CS Bắc (nước bơm ép)
FPSO - đường ống NCS (khí )

Độ dài
(km)
2,8
2,8
2,8
4,5
2,8
4,5
98

Đ. Kính
(Inch)
8
10
4
4
8
6
12

Tổng

Thể tích
(m3)

182
284
23
36
91
82
7.147
7.844

Nguồn: POVO

Thành phần nước thử thủy lực sẽ bao gồm nước biển và một số hóa chất như chất
chống ăn mòn, chất diệt khuẩn, chất khử ôxy và chất tạo màu. Hỗn hợp hóa chất
được bơm nạp trực tiếp vào dòng nước biển tại đầu vào trong quá trình thử thủy
lực. Các hóa chất dự định sử dụng trong giai đoạn lắp đặt đường ống được liệt kê
trong Bảng 3.4b.
Bảng 3.4b

Các hóa chất sử dụng trong quá trình thử thủy lực

Tên thương mại
O-3670R:
Ammonium bisulphite (10-30%)

Nhà sản xuất
Champion Technologies
Ltd

Phân loại theo
OCNS

Nhóm B

Chức năng
Chống ăn
mòn, Diệt


Đánh giá tác động môi trường
Dự án Phát triển Lô 12W - Ngoài khơi Đông Nam Việt Nam
Các hợp chất quaternary
ammonium (10-30%)

khuẩn và
Khử oxy

Việc thải nước thử thủy lực từ hệ thống đường ống của Dự án sẽ có thể làm tăng
giá trị pH và làm giảm lượng ôxy hòa tan trong nước biển tại khu vực xung quanh
điểm thải. Theo nhiều nghiên cứu, nồng độ của các hóa chất ức chế ăn mòn trong
nước thải thủy lực có thể gần bằng ngưỡng có thể gây độc cho cá và ấu trùng ngay
tại điểm thải. Tuy nhiên, các hóa chất ức chế ăn mòn được POVO lựa chọn để sử
dụng (chất diệt khuẩn, chất loại bỏ ôxy và chất nhuộm màu) đều có độ độc thấp.
Mặt khác, do lưu lượng nước thải là không lớn, cộng với điều kiện dòng chảy khá
mạnh, điểm xả được đặt sâu dưới đáy biển (90m) nên có thể tận dụng hệ số pha
loãng theo chiều thẳng đứng và theo chiều ngang tạo khả năng phân tán và pha
loãng tức thời dòng nước xả sẽ cao, các tác động có thể xảy ra do việc thải nước
thử thủy lực sẽ chỉ ở mức nhỏ và diễn ra trong thời gian ngắn.
3.3.1.3

Tác động từ chất thải rắn


Hoạt động lắp đặt, kết nối và nghiệm thu các công trình khai thác trong khu
vực lô 12W
Trong quá trình thi công các công trình khai thác trong khu vực Lô 12W, các chất thải
chủ yếu gồm chất thải sinh hoạt (rác thực phẩm và rác sinh hoạt), các chất thải xây
dựng (phế liệu) và một lượng nhỏ các chất thải nhiễm dầu sinh ra từ các tàu. Ước
tính tải lượng các chất thải này được trình bày trong Bảng 3.5a.
Bảng 3.5a

Ước tính tải lượng các chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn Lắp đặt,
kết nối và nghiệm thu các công trình khai thác

Khối lượng ( tấn )
Kết nối FPSO Lắp đặt các giàn đầu giếng CS & đường ống nội mỏ
Rác thải thực phẩm
1,3
6,3
Rác thải sinh hoạt
1,9
9,2
Phế liệu
1,1
3,9
Chất thải dính dầu mỡ
1,1
3,9
Chất thải rắn

Ghi chú: - Rác thải thực phẩm ở mức khoảng 0,58 kg/người/ngày [30, 31]
- Rác sinh hoạt ở mức khoảng 0,85 kg/người/ngày [30, 31]
- Tải lượng chất thải dính dầu mỡ và phế liệu ở mức khoảng 0,5 tấn/tuần [30, 31].


Hoạt động lắp đặt, kết nối và nghiệm thu tuyến ống dẫn khí Chim sáo - KP75
Ngoài một số rác thải sinh hoạt, một số chất thải phát sinh từ quá trình làm sạch và
hàn nối ống như vật liệu kim loại dư, đầu que hàn, nguồn phóng xạ (thử không phá
hủy các mối hàn),v.v. Khối lượng các chất thải này được ước tính trong Bảng 3.5b.
Bảng 3.5b

Ước tính tải lượng các chất thải rắn phát sinh
trong giai đoạn Lắp đặt, kết nối và nghiệm thu tuyến ống dẫn khí

Chất thải rắn
Rác thải thực phẩm
Rác thải sinh hoạt
Phế liệu

Số lượng ( tấn )
2,1
3,1
2,9


Đánh giá tác động môi trường
Dự án Phát triển Lô 12W - Ngoài khơi Đông Nam Việt Nam

Ghi chú:




Rác thải thực phẩm ở mức khoảng 0,58 kg/người/ngày [30, 31];

Rác sinh hoạt ở mức khoảng 0,85 kg/người/ngày [30, 31];
Tải lượng chất phế liệu ở mức khoảng 0,5 tấn/tuần [30, 31].

Thực phẩm thừa sẽ được nghiền vụn đến kích thước nhỏ hơn 25 mm trước khi thải
bỏ xuống biển, chúng sẽ trở thành nguồn thức ăn cho các sinh vật biển hay bị phân
hủy sinh học hoàn toàn. Do đó, tác động nguồn thải này tới chất lượng nước biển là
không đáng kể.
Chất thải xây dựng gồm kim loại, các vật liệu không kim loại cũng như các loại chất
thải công nghiệp khác. Chúng có thể là chất bôi trơn, sơn thải hoặc sơn không còn sử
dụng, chất pha loãng/dung môi, chất che phủ, nhựa, giấy, gỗ, thùng, kim loại, hạt hút
ẩm và xỉ hàn. Rác thải xây dựng và các chất thải khác sẽ được phân loại, thu gom
vào trong các côngtennơ để vận chuyển vào bờ xử lý nên không gây ảnh hưởng đến
môi trường ngoài khơi.
POVO đã xây dựng một quy trình quản lý chất thải ngoài khơi, trong đó hướng dẫn
cụ thể quy trình phân loại chất thải không nguy hại và chất thải nguy hại (ví dụ như
chất thải nhiễm dầu và hóa chất, chất thải sơn và các pin đã sử dụng). Quy trình này
được trình bày cụ thể ở Phần 4.2.3 và Phần 6.2.9.
POVO đảm bảo các tàu vận chuyển chất thải nguy hại từ ngoài khơi vào bờ và lưu
giữ tạm thời tại căn cứ hậu cần của PTSC phải có giấy phép vận chuyển phù hợp.
POVO đã đăng ký chủ vận chuyển chất thải nguy hại với Sở TN-MT tỉnh BR-VT, và
đã được cấp phép vào tháng 3 năm 2008. Trong trường hợp POVO có sử dụng tàu
dịch vụ của PTSC Marine để vận chuyển chất thải nguy hại vào bờ, POVO sẽ kiểm
tra giấy phép vận chuyển của nhà thầu này nhằm đảm bảo giấy phép còn hiệu lực và
phù hợp với các chất thải của POVO.
Đối với việc xử lý chất thải nguy hại, các nhà thầu xử lý chất thải nguy hại sẽ được
POVO kiểm tra trước khi ký hợp đồng. POVO đảm bảo chỉ ký hợp đồng quản lý chất
thải nguy hại với nhà thầu có giấy phép hoạt động phù hợp với quy định pháp luật và
loại chất thải phát sinh từ các hoạt động của POVO. POVO đang xem xét sử dụng
một trong hai nhà thầu xử lý chất thải nguy hại bao gồm GeoCycle ở Kiên Giang và
Việt Xanh ở Bình Dương. Cả hai nhà thầu đều đã được POVO đến kiểm tra giấy

phép cũng như hiệu quả làm việc xét về khía cạnh an toàn, môi trường, sức khỏe
trong thời gian tiến hành chiến dịch khoan thăm dò năm 2008.
Chất thải rắn nguy hại và không nguy hại sẽ được kiểm soát và xử lý theo đúng quy
trình đã đề ra để giảm thiểu tối đa tác động đến môi trường. Hơn nữa lượng chất
thải phát sinh trong quá trình lắp đặt, kết nối và nghiệm thu các công trình khai thác
và tuyến ống dẫn khí Chim Sáo – KP75 là không đáng kể, và chỉ xảy ra trong thời
gian ngắn. Như vậy, xử lý thải bỏ chất thải rắn sẽ không có các tác động đến môi
trường biển và có tác động rất nhỏ đến đất cũng như nước ngầm do chất thải rắn sẽ
được xử lý và thải bỏ, chôn lấp một cách phù hợp.
Các hoạt động của dự án phát triển 12W sẽ không sản sinh ra chất thải phóng xạ mặc
dù POVO sẽ sử dụng các nguồn phóng xạ để tiến hành thử không phá hủy (NDT) các
mối hàn. Quy trình bảo quản và sử dụng các nguồn phóng xạ này sẽ được nhà thầu có
chức năng tuân thủ nghiêm ngặt (các nguồn phóng xạ yếu được vận chuyển ra nước
ngoài để nạp nguồn, các nguồn dư sẽ được bảo quản cẩn thận).


Đánh giá tác động môi trường
Dự án Phát triển Lô 12W - Ngoài khơi Đông Nam Việt Nam

3.3.1.4

Các tác động liên quan đến tương tác vật lý

Hoạt động lắp đặt gồm việc cố định các giàn đầu giếng, neo cố định hệ thống FPSO,
neo các tàu vận hành, lắp đặt các đường ống nội mỏ và tuyến ống dẫn khí Chim sáo
– KP75.
Các hoạt động lắp đặt sẽ gây xáo trộn trầm tích cục bộ ở xung quanh các vị trí đặt
thiết bị. Ví dụ, các hạt mịn hơn sẽ bị xáo trộn và khi chúng lắng xuống sẽ gây ra các
thay đổi nhỏ trong việc phân bố độ hạt của trầm tích. Ngoài ra, sự hiện diện các
công trình sẽ ảnh hưởng đến dòng chảy tầng đáy, dẫn đến sự phân bố lại trầm tích

xung quanh các công trình này.
Các đường ống nội mỏ và tuyến ống dẫn khí Chim sáo – KP75 được thiết kế đặt
trực tiếp xuống nền đáy mà không phải đào rãnh hay chôn lấp, sự xáo trộn do hoạt
động lắp đặt các đường ống đối với trầm tích là tương tự như các xáo trộn của các
công trình trên.
Thêm vào đó, hoạt động của các tàu dịch vụ cũng sẽ gây xáo trộn vật lý nền đáy.
Khi các tàu hoạt động, đặc biệt là trong quá trình lắp đặt tuyến ống dẫn khí Chim
sáo – KP75, chúng sẽ tạo thành các "dấu neo" trên nền đáy tại khu vực dự án mỗi
khi thả neo. Neo sẽ được kéo lên khỏi lớp sét/ bùn và thường để lại các hố trên nền
đáy. Các tác động vật lý này sẽ được phục hồi nhờ sự tái sa lắng của trầm tích và
ảnh hưởng của các dòng chảy tầng đáy trong khu vực. Quá trình sa lắng sẽ lấp đầy
các hố và các "dấu neo" trong khi dòng chảy tầng đáy sẽ làm xói mòn dần mô. Mặc
dù chưa thể biết chính xác khoảng thời gian để các quá trình phục hồi trên xảy ra
hoàn toàn, đã có báo cáo cho thấy các điểm "dấu neo" tạo thành từ các hoạt động
khoan thăm dò vẫn có thể dễ dàng nhận ra sau đó 5-6 năm [39].
Tất cả sự thay đổi cục bộ về sự phân bố độ hạt của các hạt trầm tích có thể gây ra sự
thay đổi cục bộ của quần thể sinh vật đáy. Do mật độ sinh vật đáy của khu vực dự án
tương đối nhỏ 57-73 cá thể/m2 với sinh khối khoảng 0.6 - 1g/m2 (chi tiết trong
chương 2), nên ảnh hưởng này là rất nhỏ. Vì vậy, sự thay đổi của quần thể sinh vật
đáy chỉ mang tính tạm thời do các sinh vật sẽ tái định cư một cách nhanh chóng ngay
tại địa điểm đó hoặc đơn giản hơn là tái định cư ở các khu vực gần kề.
Một lượng sinh vật đáy nhỏ có thể bị chết tại ngay chân các công trình của Dự án.
Tuy nhiên, sự phục hồi các quần thể sinh vật sẽ nhanh chóng diễn ra ngay sau các
hoạt động lắp đặt hoàn tất.
Do cá và các động vật nổi di động có thể di chuyển ra xa và tránh khỏi các thiết bị
khi hạ thủy, nên các hoạt động lắp đặt sẽ không gây các ảnh hưởng vật lý đến các
cộng đồng sinh vật sống trong cột nước.
Hoạt động lắp đặt các công trình của Dự án sẽ làm tăng mật độ giao thông đường biển
đáng kể tại khu vực triển khai Dự án. POVO sẽ có thông báo kịp thời và trao đổi với các
tổ chức cũng như các nhà chức trách có liên quan về kế hoạch hoạt động của Dự án để

hạn chế ảnh hưởng đến các hoạt động hàng hải, và phòng tránh nguy cơ va đụng giữa
các phương tiện tàu bè qua lại khu vực dự án với các công trình khai thác ngoài khơi
của POVO cũng như các tàu dịch vụ hỗ trợ hoạt động lắp đặt, kết nối và nghiệm thu.
Ngoài việc gửi thông báo chính thức, POVO cũng đã tiến hành nghiên cứu khả năng va
đụng tàu trong khu vực Dự án và đang xem xét thực hiện các đề xuất của nghiên cứu
nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ va đụng tàu. Chi tiết của nghiên cứu này sẽ được trình
bày chi tiết hơn trong Phần 3.3.7.3.


Đánh giá tác động môi trường
Dự án Phát triển Lô 12W - Ngoài khơi Đông Nam Việt Nam

Trong giai đoạn lắp đặt, các hoạt động thả đặt ống nội mỏ, xà lan rải ống nội mỏ và hệ
thống neo của chúng có thể gây trở ngại cho các hoạt động đánh bắt thủy sản. Tuy
nhiên, các tàu đánh cá sẽ bị giới hạn hoạt động trong vòng bán kính 500m từ vị trí lắp
đặt công trình. Các ảnh hưởng gây ra cho hoạt động đánh bắt được xem như nhỏ.
Tuy nhiên giới hạn bán kính 500m này chỉ áp dụng đối với công trình nổi cố định nên
không áp dụng đối với hoạt động lắp đặt tuyến ống dẫn khí Chim Sáo – KP75. Vì chiều
dài tuyến ống sẽ kéo dài từ khu vực dự án đến điểm đấu nối với hệ thống đường ống
Nam Côn Sơn hiện hữu với chiều dài 98 km nên hoạt động lắp đặt này sẽ gây ảnh
hưởng đến hoạt động hàng hải và hoạt động đánh bắt cá dọc khu vực rải ống. Tuy nhiên
ngoài biện pháp thông báo cho các cơ quan hữu quan như đã trình bày ở trên, POVO
cũng sẽ sắp xếp hai tàu bảo vệ để giám sát hoạt động này trong suốt thời gian lắp đặt,
đấu nối và nghiệm thu tuyến ống. Hơn nữa thời gian lắp đặt chỉ diễn ra trong thời gian
ngắn dự kiến 40 ngày. Do đó tác động này được đánh giá là nhỏ và ngắn hạn.
Các biện pháp ngăn chặn việc thả neo trong vùng lân cận của tuyến ống cũng đã
được thiết lập do thả neo có thể gây hư hỏng đường ống. Khả năng hư hỏng có thể
xảy ra khi neo tàu kéo ngang qua đường ống.
3.3.2 Các hoạt động Khoan
3.3.2.1 Các tác động từ Khí thải

Các nguồn phát sinh khí thải chính chủ yếu từ các nguồn phát sinh khí thải trên giàn
khoan (động cơ và máy phát điện) và quá trình thử vỉa và đốt – xả khí đồng hành
trong trường hợp khẩn cấp. Ngoài ra, các hoạt động của tàu trực chiến, tàu dịch vụ
cũng như các trực thăng vận chuyển hỗ trợ cho giàn khoan trong suốt thời gian
khoan cũng sinh ra một lượng đáng kể khí thải. Tải lượng khí thải được ước tính
dựa theo tài liệu hướng dẫn của UKOOA và E&P Forum.
Theo chương trình khoan của POVO, có 12 giếng khai thác sẽ được khoan trong dự
án phát triển Lô 12W, với thời gian khoan tại khu vực Chim sáo Bắc là 200 ngày và
Chim sáo Nam là 380 ngày [29]. Vì vậy, tổng lượng khí thải phát sinh từ các hoạt
động khoan được ước tính trong Bảng 3.6.
Bảng 3.6
Khí thải
Nguồn

Ước tính tổng lượng khí thải phát sinh từ giai đoạn khoan
CO2

CO

NOx

N2O

SOx

CH4

VOC

Mỏ Chim Sáo Bắc

Giàn khoan
(tấn/200 ngày)
Thử vỉa
(tấn/4 giếng)
Tàu dịch vụ
(tấn/200 ngày)
Trực thăng
(tấn/200 ngày)
Tổng
(tấn/200ngày)

5.760,0

28,3

106,9

0,4

9,0

0,3

3,6

30.772,2

173,1

35,6


0,8

-

240,4

240,4

6.400,0

16,0

118,0

0,4

10,0

0,5

4,8

685,7

1,1

2,7

0,0


1,1

0,0

0,2

43.617,9

218,5

263,2

1,7

20,1

241,3

249,0

0,8

17,1

0,6

6,8

Mỏ Chim Sáo Nam

Giàn khoan
(tấn/380 ngày)

10.944,0

53,7

203,1


Đánh giá tác động môi trường
Dự án Phát triển Lô 12W - Ngoài khơi Đông Nam Việt Nam

Khí thải
Nguồn
Thử vỉa
(tấn/8 giếng)
2 Tàu dịch vụ
(tấn/380 ngày)
Trực thăng
(tấn/380 ngày)
Tổng
(tấn/380ngày)
Tổng toàn Dự án
Trung bình ngày

CO2

CO


NOx

N2O

SOx

CH4

VOC

61.544,4

346,2

71,2

1,6

-

480,8

480,8

12.160,0

30,4

224,2


0,8

19,0

1,0

9,1

1.302,9

2,1

5,1

0,1

2,0

0,0

0,3

85.951,3

432,4

503,6

3,2


38,1

482,5

497,1

129.569,2
223,4

650,9
1,1

766,8
1,3

4,9
0,0

58,2
0,1

723,8
1,2

746,1
1,3

Ghi chú: Ước tính dựa trên:
Dầu DO tiêu thụ tại giàn là 9 tấn/ngày [32], hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO là 0,25% trọng lượng;
 Giả thiết 6.000 thùng dầu/ngày được đốt trong thời gian thử của các giếng khai thác, với thời gian

thử vỉa tối đa của mỗi giếng là 3 ngày [29]. Dựa vào đặc tính của dầu thô Việt Nam thì hàm lượng
lưu huỳnh rất nhỏ - coi như không đáng kể;
 Mức tiêu thụ dầu DO của tàu dịch vụ là khoảng 5 tấn/ngày/tàu, hàm lượng lưu huỳnh trong
DO là 0,25% khối lượng;[32]
 Trực thăng hoạt động 3 chuyến/tuần với lượng dầu DO tiêu thụ là 2,5 tấn/chuyến [32]

Với tải lượng các khí thải đã được ước tính trong bảng trên, cộng với điều kiện
nhiều gió trong khu vực Lô 12W, gió và các quá trình khuếch tán tự nhiên trong khí
quyển sẽ làm phân tán khí thải nhanh chóng. Khí thải tại giàn khoan cũng như khu
vực gần đó trong suốt quá trình đốt đuốc trong thời gian thử vỉa, dẫn đến ảnh hưởng
nhỏ đến chất lượng không khí ngay tại khu vực đó. Tuy nhiên, do việc đốt khí chỉ
diễn ra trong thời gian ngắn và sự phát tán khí thải nhanh chóng và toàn diện, nên
các khí thải được dự báo sẽ không gây các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe các nhân
viên làm việc trên giàn khoan và tàu dịch vụ. Các khí thải CO 2 (223,4 tấn/ngày) và
CH4 (1,2 tấn/ngày) phát sinh từ hoạt động khoan, do chỉ có lượng nhỏ, nên sẽ chỉ
góp phần không đáng kể đến hiệu ứng nhà kính trong khí quyển.
3.3.2.2

Các tác động từ chất thải khoan

Việc lựa chọn loại DDK cũng như các thông số của chúng phụ thuộc vào các điều
kiện về địa chất và các phức tạp có thể xảy ra trong quá trình thi công giếng. Kinh
nghiệm khoan thăm dò các giếng ở khu vực Lô 12W cho thấy DDK gốc nước là sự
lựa chọn tối ưu, phù hợp với chi phí và thân thiện với môi trường.
DDK và MK thải gốc nước
Theo “Hướng dẫn thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến sử
dụng và thải hóa chất, dung dịch khoan trong các hoạt động dầu khí ngoài khơi Việt
Nam” của Petrovietnam ban hành tháng 06/2006, DDK gốc nước hết khả năng sử
dụng trong quá trình khoan cuối đoạn thân giếng của giếng cuối cùng và MK thải
phát sinh trong quá trình khoan sẽ được thải trực tiếp xuống đáy biển.

Lượng MK thải sẽ phụ thuộc vào đường kính giếng và chiều sâu khoan trong dự án
phát triển Lô 12W. Thể tích mùn khoan thải được ước tính ở Bảng 3.7.
Bảng 3.7

Ước tính tải lượng MK thải


Đánh giá tác động môi trường
Dự án Phát triển Lô 12W - Ngoài khơi Đông Nam Việt Nam

Đường
kính thân
giếng

Độ dài
Độ sâu
đoạn khoan
khoan (m)
(m)

Loại dung dịch khoan

Thể tích
Mùn khoan
(m3)

20”
17 ½”
12 ¼”


N/A
Gel Polymer
Chất ức chế DDK gốc nước

200
1.250
3.200

100
1.050
1.950

30,4
46,6
118,8

8 ½”

Chất ức chế DDK gốc nước hoặc chất
khoan vỉa dạng lỏng

4.500

1.300

117,1

Tổng cho mỗi giếng
Tổng cho toàn Dự án


312,9
3.754,9

Nguồn: POVO

Thành phần và độ độc của DDK gốc nước
Dung dịch khoan nền nước là một hệ nhũ tương của các khoáng chất vô cơ, các
muối tan và các hợp chất hữu cơ trong nước ngọt hay nước biển. Thành phần của
DDK gốc nước có thể được phân ra thành 18 loại chất khác nhau, nhưng nhiều nhất
vẫn là các hợp chất của barit, các muối (có vài loại) và bentonit, chất tạo nhớt, với
các thành phần được thể hiện trong Hình 3.3. [33]

Hình 3.3

Thành phần điển hình trong DDK gốc nước

DDK gốc nước đã được công nhận trên toàn thế giới là DDK có độ độc thấp nhất
đối với môi trường. Các thông tin về độ độc của các chất phụ gia điển hình trong
DDK gốc nước được trình bày trong Bảng 3.8.
Bảng 3.8
STT

Phụ gia

Phân loại độ độc OCNS cho các phụ gia của DDK gốc nước
Phân loại theo OCNS

1
2
3

4
5
6
8

Barit
Bentonit
NaOH
Guar gum
Na2CO3
CMC HV
KCl

PLONOR
PLONOR
Loại E
PLONOR
PLONOR
Loại E
PLONOR

9

Polysal

PLONOR

Thông tin bổ sung
Tăng tỷ trọng
Kiếm soát độ nhớt và chống mất dung dịch

Kiểm soát pH
Tạo nhớt
Loại bỏ Canxi
Chống mất dung dịch, tạo nhớt
Ức chế sét nén
Chống mất dung dịch


Đánh giá tác động môi trường
Dự án Phát triển Lô 12W - Ngoài khơi Đông Nam Việt Nam

STT

Phụ gia

Phân loại theo OCNS
Loại E

Thông tin bổ sung
Ức chế sét nén

10

Sildril

11
12

NaCl
Biosafe


13

Safe Scav CA

Loại E

14

Conqor 303A

Nhóm Vàng

Ức chế ăn mòn

15

Safe Surf WN

Nhóm Vàng

Hoạt động bề mặt

PLONOR
Loại E

Kiểm soát tỷ trọng, ngăn ngừa hydrat hóa sét
Diệt khuẩn
Loại bỏ ôxy


Phân loại hóa phẩm sử dụng ngoài khơi Anh Quốc của Hội đồng Oslo và Paris (OSPAR)
1. Các hoá phẩm PLONOR được xác định Ít gây Rủi ro hoặc Không gây Rủi ro cho môi trường biển
là các hoá phẩm được sử dụng và thải ngoài khơi. Các hoá chất trong danh mục này không cần
phải kiểm soát chặt chẽ;
2. Các hóa chất không áp dụng mô hình tính mức nguy hại “Charm” được phân loại thành 5 loại
OCNS từ A đến E, với loại E là các chất ít gây nguy hại nhất đến môi trường;
3. Các hóa chất được áp dụng mô hình “Charm” được phân loại thành 6 nhóm HOCNF, với nhóm
Vàng là các chất ít gây nguy hại nhất đến môi trường.

Để đáp ứng yêu cầu cho quá trình thử độ độc MK và các phụ gia ở các vùng khác
nhau trên thế giới. Giáo sư Jones và các cộng sự (Đại học California, USA -1996) đã
tiến hành so sánh thử nghiệm độ độc của ba khu vực như: Nga, Hoa Kỳ và các
nước biển Bắc. Tại Hoa Kỳ, sinh vật Americamysis (Mysidopsis) bahia được sử
dụng để thử nghiệm độ độc pha lơ lửng của DDK. Tại các nước biển Bắc, các thành
phần riêng biệt của dung dịch khoan được thử nghiệm trên ít nhất 3 loài sinh vật
khác nhau: tảo, loài giáp xác, cá. Tại Nga, luật pháp quy định thử nghiệm độc tố phải
được tiến hành trên vài loài sinh vật [34]. Mặc dù có nhiều phương pháp khác nhau
để thử độ độc, kết quả cho thấy độ độc của DDK gốc nước rất ít hoặc không gây
độc đến các sinh vật biển. Mặc dù ở Hoa Kỳ đòi hỏi thử nghiệm độc tính trên dung
dịch khoan đã pha chế, Nga và các nước biển Bắc yêu cầu trên từng cấu tử của
dung dịch khoan, tuy nhiên kết quả độ độc cuối cùng là rất giống nhau [35].
Theo nhóm chuyên gia giải pháp kỹ thuật bảo vệ môi trường biển (GESAMP), DDK gốc
nước được xếp vào loại có độc tính thấp và có gần đến 80% dung dịch khoan có 96LC50 lớn hơn 10.000mg/l. Vì vậy, ngoài một số ít các trường hợp ngoại lệ, độ độc của
dung dịch khoan thải được xem như không độc theo phân loại của GESAMP (Bảng
3.9) và không gây tác động đáng kể đến môi trường sinh vật biển (sinh vật trong tầng
nước), đặc biệt là khu vực ngoài phạm vi 100m tính từ điểm thải.
Bảng 3.9.

Phân loại độ độc của các hóa chất lên cột nước theo GESAMP (2002) [33]
Đơn vị: mg/l


Mức độ
Không độc
Hầu như không độc
Độc nhẹ
Độc vừa
Cao
Rất cao
Cực kỳ

Độ độc cấp tính (LC/EC/IC50)
>1000
>100 - ≤1000
>10 - ≤ 00
>1,0 - ≤10
0,1 - ≤1,0
> 0,01- ≤ 0,1
< 0,01

Độ độc mãn tính (NOEC)
> 1,0
> 0,1 - ≤ 1,0
> 0,01 - ≤ 0,1
> 0,001 - ≤ 0,01
< 0,001 (1 phần tỷ)
...


Nguồn: Diễn dàn nghiên cứu môi trường dầu khí và Viện dầu khí Hoa Kỳ do Jerry M. Neff tổng hợp



Đánh giá tác động môi trường
Dự án Phát triển Lô 12W - Ngoài khơi Đông Nam Việt Nam

Độ độc cấp tính của các thành phần điển hình trong DDK gốc nước dựa vào nồng
độ ngưỡng gây chết LC50 sau 48-96 giờ được nghiên cứu trên tảo biển và các động
vật khác được tóm tắt trong Bảng 3.10. Nồng độ gây độc này được biểu diễn bằng
đơn vị mg/l và được xác định trong pha lơ lửng của các thành phần trong dung dịch
khoan (các hạt rắn không tan) (GESAMP, 2002).
Bảng 3.10

Phân loại độ độc cấp tính của các phụ gia theo GESAMP
Phụ gia

Barite (barium sulfate: BaSO4)
Bentonite (montmorillonite clay)
Sodium carboxymethyl cellulose (CMC)
Organic polymers
Xanthan gum
Potassium chloride (KCl: muriate of potash)
Calcite (calcium carbonate: CaCO3)
Sodium hydroxide (NaOH: caustic soda)
Scale inhibitors
Glutaraldehyde (biocide) (25%)
Defoamers
Tributyl phosphate surfactant defoamer
Oxygen scavenger (sodium bisulfite)
Chú ý:

a


– thử trên tảo;

b

LC50cho các đối tượng nghiên cứu
khác nhau (mg/l)
385a- >100.000
9600a- >100.000
500a- >100.000
7800 - >100.000
420
2100b
>100.000
105 – 110b
>10.000
41 – 465
5,4 – 84
5100
175 – 185

– thử trên sinh vật nước ngọt

Khả năng phân tán của DDK và MK thải gốc nước
Khi DDK và MK gốc nước thải xuống biển, các hạt MK rắn chiếm khoảng 90% khối
lượng của MK thải sẽ kết thành một vệt/dãy rồi lắng nhanh xuống đáy biển (hoặc cho
đến khi đủ trọng lực để lắng xuống). Trong khoảng 10% khối lượng của các hạt rắn bao
gồm các hạt có kích thước nhỏ, mịn, không kết dính và một phần các hợp chất tan của
DDK cũng sẽ kết thành một vệt/dãy khác trong cột nước, vệt/dãy này sẽ trôi theo dòng
chảy nước biển xa dần giàn khoan và bị pha loãng nhanh chóng vào môi trường nước

tiếp nhận, các hạt rắn nhỏ mịn trong vệt trôi dạt này sẽ lắng đọng từ từ theo dòng chảy
nước biển, hình thành nên một lớp rộng lớn dưới đáy biển (Hình 3.4). [33]


Đánh giá tác động môi trường
Dự án Phát triển Lô 12W - Ngoài khơi Đông Nam Việt Nam

Hình 3.4

Khả năng lan truyền và phân tán của mùn khoan gốc nước dưới
biển

Một vài kết quả thực nghiệm về DDK gốc nước cho thấy, DDK thải xuống biển sẽ bị
pha loãng rất nhanh trong vòng bán kính 1.000-2.000 m (từ điểm thải) theo phương
dòng chảy của nước biển trong khoảng thời gian 1 giờ. Tại các khu vực biển có dòng
chảy mạnh, khả năng pha loãng của DDK và MK gốc nước thải là rất cao, chẳng hạn
như mức độ pha loãng có thể đạt đến 10.000 lần trong vòng bán kính 100 m (từ điểm
thải) [33], Đối với DDK gốc nước biển thì khả năng pha loãng từ 3 đến hơn 100 lần
trong vòng bán kính 10 m. Thật vậy, các thực nghiệm ở bờ biển Nam California-Hoa
Kỳ cho thấy, DDK gốc nước biển bị pha loãng 183 lần trong vòng bán kính 10 m và
1.049 lần trong vòng bán kính 100 m tính từ điểm thải [36].
Các tác động của DDK gốc nước tới môi trường biển
Mặc dù thể tích của MK gốc nước thải xuống biển trong suốt quá trình khoan phát triển
không nhỏ (3.754,9 m3), nhưng tác động mà chất thải này gây ra trong môi trường cột
nước thì rất nhỏ, bởi vì việc thải bỏ này không liên tục và độc tính của chất thải đến môi
trường là thấp. Do vậy, nồng độ các hạt rắn trong MK thải sẽ tăng lên không đáng kể
trong cột nước và chỉ gây ảnh hưởng đến phần nhỏ môi trường nước. Sau khi thải bỏ
xuống biển, các hạt MK phân tán trong cột nước sẽ làm tăng độ đục và nồng độ các
chất lơ lửng trong nước, do đó sẽ làm giảm khả năng quang hợp của các loài thực vật
phiêu sinh, và làm cản trở sự di chuyển hoặc tìm mồi của các loài động vật phiêu sinh.

Khi MK sa lắng tại đáy biển sẽ gây nên tác động như: chôn lấp và gây ngạt cho quần
thể sinh vật đáy. Do các tác động này chỉ tập trung cục bộ xung quanh khu vực khoan
nên mức độ ảnh hưởng được đánh giá ở mức rất nhỏ.
3.3.2.3

Tác động từ nguồn nước thải

Các loại nước thải phát sinh từ hoạt động khoan bao gồm nước thải sàn khoan,
nước làm mát và nước thải sinh hoạt. Dựa trên số công nhân làm việc tối đa trên
giàn khoan là 112 người [29], tải lượng nước thải sinh hoạt trong giai đoạn khoan
được tóm tắt trong Bảng 3.11.
Bảng 3.11
Loại nước thải

Ước tính tải lượng nước thải trong giai đoạn khoan
Mỏ

Tải lượng (m3)


Đánh giá tác động môi trường
Dự án Phát triển Lô 12W - Ngoài khơi Đông Nam Việt Nam

Nước thải sinh hoạt

Chim Sáo Bắc
Chim Sáo Nam

Hàng ngày
14,0

14,0

Tổng

Cả giai đoạn khoan
2.800,0
5.320,0
8.120,0

Ghi chú:
 Lượng nước thải trong một ngày cho một người là 125 lít [30, 31];
 Tổng thời gian khoan: 200 ngày đối với mỏ CS Bắc và 380 ngày đối với mỏ CS Nam.

Các dòng thải khác bao gồm nước mưa và nước vệ sinh sàn khoan được thu gom
tại các khu vực không lẫn dầu được phép thải trực tiếp xuống biển. Các nguồn thải
này được xem là không đáng kể và không gây ảnh hưởng đến môi trường.
Nước nhiễm dầu như nước thải tổng hợp có nhiễm dầu phát sinh từ các sàn tàu, các
thiết bị máy móc và các khu vực vệ sinh máy móc/thiết bị, nước bẩn đáy tàu,… tất
cả sẽ được dẫn tới một hệ thống xử lý nước nhiễm dầu - SKIT/S DEB để xử lý. Hàm
lượng dầu còn lại trong dòng ra của hệ thống xử lý đảm bảo không vượt quá 15 mg/l
theo “Quy chế bảo vệ môi trường trong việc tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, khai
thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến dầu khí và các dịch vụ liên quan ” trước khi thải
xuống biển.
Một vấn đề liên quan đến nước thải sinh hoạt đặc biệt nước vệ sinh là tạo ra các hợp
chất hữu cơ có hại. Đây là hệ quả của việc sử dụng các chất tẩy rửa có gốc chlorine có
khả năng gây độc hoặc có khả năng tích lũy sinh học. Tuy nhiên, nước thải sinh hoạt sẽ
được dẫn qua một hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt - Hamworthy Super Trident ST10
và được xử lý theo đúng tiêu chuẩn MARPOL 73/78 trước khi thải bỏ.
Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và hệ thống xử lý
nước thải nhiễm dầu trong giai đoạn khoan sẽ được trình bày ở Chương 4 “CÁC

BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM”. Do đó các tác động môi trường từ việc thải bỏ
các nước thải này được xem là rất nhỏ hoặc là không đáng kể đối với sinh vật nổi và
sinh vật đáy.
Hơn nữa, do môi trường xung quanh khu vực cụm mỏ Chim Sáo có khả năng đồng
hoá cao, các tác động đáng kể lên chất lượng nước biển và các sinh vật biển là
không xảy ra.
3.3.2.4

Tác động từ chất thải rắn

Chất thải rắn sinh ra từ các hoạt động khoan sẽ bao gồm:


Các chất thải nguy hại là chất thải có chứa dầu, mỡ, các vật liệu nhiễm dầu,
pin đã sử dụng, sơn, thùng sơn, dung môi, hóa chất đã sử dụng, rác thải y tế,
… được phát sinh từ các hoạt động khoan;



Chất thải rắn không nguy hại, gồm rác thực phẩm và các rác thải có nguồn
gốc từ vật liệu không nguy hại như giấy, bìa, thủy tinh, nhựa và phế liệu kim
loại (hộp, chai lọ, bóng đèn, thủy tinh, bao bì, chi tiết máy hỏng..).

Ước tính tải lượng chất thải rắn và các biện pháp xử lý tương ứng được tóm tắt
trong Bảng 3.12.
Bảng 3.12

Các chất thải rắn phát sinh từ hoạt động khoan*



Đánh giá tác động môi trường
Dự án Phát triển Lô 12W - Ngoài khơi Đông Nam Việt Nam

Đơn vị: tấn

Loại chất thải rắn
Chất thải thực phẩm
Rác sinh hoạt
Chất thải nguy hại
Chất thải dễ cháy
không độc hại

Mỏ
Ghi chú
CS Bắc CS Nam
13,0
24,7 Nghiền vụn và thải xuống biển
19,0
36,2 Thu gom và vận chuyển vào bờ
20,0
38,0 Thu gom và vận chuyển vào bờ để xử lý
Thu gom, phân loại đốt bỏ ngoài giàn hoặc
100,0 190,0 vận chuyển vào bờ để thải bỏ, tái sinh, tái sử dụng
hoặc thải bỏ

Chất thải không cháy,
180,0
không độc hại
Tổng lượng chất thải 332,0


342,0 Thu gom, phân loại vận chuyển vào bờ
630,9

Ghi chú: Dựa vào chất thải rắn sinh ra từ các hoạt động khoan trong Lô 12W hiện nay; số người trên
giàn khoan là 112 người, kinh nghiệm hoạt động của POVO và tổng thời gian khoan: 200 ngày đối với
mỏ CS Bắc và 380 ngày đối với mỏ CS Nam.






Chất thải thực phẩm ở mức khoảng 0,58 kg/người/ngày [30, 31];
Chất thải sinh hoạt ở mức khoảng 0,85 kg/người/ngày [30, 31];
Chất thải nguy hại ở mức khoảng 0,1 tấn/ngày [29];
Chất thải dễ cháy, không nguy hại khoảng 0,5 tấn/ngày [29];
Chất thải không cháy, không nguy hại khoảng 0,9 tấn/ngày [29].

Các biện pháp thải bỏ các chất thải sinh hoạt và công nghiệp bao gồm các biên
pháp thiêu hủy, nghiền nhỏ và thải trực tiếp xuống biển, nén và vận chuyển tới bờ.
Các biện pháp này sẽ được áp dụng theo từng loại chất thải và tuân theo các quy
định/quy chế cho phép.
Chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động khoan sẽ được phân loại thành chất
thải không nguy hại và chất thải nguy hại. Việc phân loại này sẽ dựa trên hướng dẫn
theo Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT về “Hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục
lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại” ban hành
ngày 26/12/2006, Quyết định số 23/2006/QĐ - BTNMT về “Ban hành danh mục chất
thải nguy hại” ngày 26/12/2006 và theo quy trình phân loại chất thải ngoài khơi của
POVO.
Chất thải không nguy hại

Thực phẩm thừa được nghiền đến kích thước nhỏ hơn 25mm trước khi thải xuống
biển theo quy định của luật Việt Nam và Công ước Marpol 73/78.
Các chất thải rắn khác sẽ được phân loại thành các chất thải dễ cháy và không dễ
cháy. Các chất thải dễ cháy như giấy vụn, bìa cứng,…sẽ được xử lý trên giàn khoan
bằng cách đốt bỏ. Các chất thải không dễ cháy sẽ được chứa trong container để
vận chuyển vào bờ xử lý.
Chất thải nguy hại
Bất cứ nguồn thải nguy hại nào cũng gây tác động đến môi trường và sức khỏe con
người, do đó các nguồn thải này sẽ được thải bỏ thích hợp thông qua các thiết bị xử
lý trên đất liền. Công tác thu gom, vận chuyển sẽ dựa vào chủng loại và khối lượng
của chúng.


Đánh giá tác động môi trường
Dự án Phát triển Lô 12W - Ngoài khơi Đông Nam Việt Nam

POVO đã xây dựng một quy trình quản lý chất thải ngoài khơi, trong đó hướng dẫn
cụ thể quy trình phân loại chất thải không nguy hại và chất thải nguy hại. Quy trình
này được trình bày cụ thể hơn ở Phần 4.2.3 và Phần 6.2.9.
Như đã trình bày ở trên, POVO đảm bảo các tàu vận chuyển chất thải nguy hại từ
ngoài khơi vào bờ và lưu giữ tạm thời tại căn cứ hậu cần của PTSC phải có giấy
phép vận chuyển phù hợp và sẽ tiến hành kiểm tra thường xuyên để giám sát hiệu
quả hoạt động AT-SK-MT của các nhà thầu này.
Đối với việc xử lý chất thải nguy hại, các nhà thầu xử lý chất thải nguy hại sẽ được
POVO kiểm tra trước khi ký hợp đồng. POVO đảm bảo chỉ ký hợp đồng quản lý chất
thải nguy hại với nhà thầu có giấy phép hoạt động phù hợp với quy định pháp luật và
loại chất thải phát sinh từ các hoạt động của POVO. POVO đang xem xét sử dụng
một trong hai nhà thầu xử lý chất thải nguy hại bao gồm GeoCycle ở Kiên Giang và
Việt Xanh ở Bình Dương. Cả hai nhà thầu đều đã được POVO đến kiểm tra giấy
phép cũng như hiệu quả làm việc xét về khía cạnh AT-SK-MT trong thời gian tiến

hành chiến dịch khoan thăm dò năm 2008.
Chất thải rắn nguy hại và không nguy hại sẽ được kiểm soát và xử lý theo đúng quy
trình đã đề ra để giảm thiểu tối đa tác động đến môi trường. Hơn nữa, chất thải phát
sinh trong quá trình khoan phát triển có khối lượng nhỏ. Như vậy, việc xử lý và thải
bỏ chất thải rắn sẽ không có các tác động đến môi trường biển và có tác động nhỏ
đến đất cũng như nước ngầm do chất thải rắn sẽ được xử lý và thải bỏ, chôn lấp
một cách phù hợp.
Tóm lại, tác động đến môi trường biển liên quan đến việc vận chuyển chất thải từ
giàn vào bờ được đánh giá là không đáng kể. Tác động đối với môi trường đất và
nước ngầm trên bờ cũng được đánh giá là nhỏ vì POVO sẽ giám sát chặt chẽ các
hoạt động lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại của các nhà thầu. Cụ thể,
POVO sẽ giám sát quy trình xử lý khí thải, nước thải trong quá trình xử lý chất thải
nguy hại, và đảm bảo phương tiện đi thu gom chất thải nguy hại tại căn cứ hậu cần
PTSC phải là xe chuyên dụng và tuân thủ các quy định của luật Việt Nam. Ngoài ra
tất cả các nhà thầu quản lý chất thải nguy hại của POVO đều đã có báo cáo ĐTM đã
được phê duyệt.
3.3.2.5

Tác động liên quan đến các tương tác vật lý

Các xáo trộn vật lý ở đáy biển phát sinh từ hoạt động khoan là do:


Việc đặt các chân đế của giàn khoan tự nâng xuống đáy biển;



Quá trình làm việc của giàn khoan, và




Quá trình lắng đọng và phân bố MK trên nền đáy biển;

Trong giai đoạn khoan phát triển, giàn khoan sẽ được di chuyển đến/đi khỏi các giàn
đầu giếng khi cần thiết. Mỗi khi di chuyển và lắp đặt lại, chân giàn sẽ gây xáo trộn
vật lý tại nền đáy. Các xáo trộn xảy ra sẽ gần giống như các xáo trộn xảy ra trong
quá trình lắp đặt, kết nối và nghiệm thu như sự thay đổi trong phân bố kích thước
hạt trầm tích, dẫn đến sự xáo trộn cục bộ trong quần thể sinh vật đáy. Tuy nhiên các
xáo trộn này chỉ tạm thời và cục bộ do vị trí và khu vực chiếm giữ của giàn khoan chỉ
diễn ra trong thời gian ngắn, khu vực ảnh hưởng có diện tích nhỏ và khả năng phục
hồi cao của khu vực này.


Đánh giá tác động môi trường
Dự án Phát triển Lô 12W - Ngoài khơi Đông Nam Việt Nam

Các xáo trộn chính xảy ra trong giai đoạn này có liên quan đến mùn khoan và đã
được thảo luận trong Phần 3.3.2.2 nêu trên.
Sự hiện diện về mặt vật lý của giàn và các thiết bị phụ trợ sẽ gây ra các tác động nhất
thời ảnh hưởng đến giao thông đường biển cũng như hạn chế hoạt động đánh bắt
ngay trong khu vực khoan. Tuy nhiên, khu vực này khá nhỏ so với toàn bộ ngư trường
trong vùng và do đó sẽ không gây ra thiệt hại kinh tế đáng kể nào.
Mặc dù đã có khu vực an toàn với bán 500m xung quanh giàn khoan, nhưng vẫn cần
thiết có các biện pháp giảm thiểu rủi ro do ảnh hưởng qua lại giữa các tàu bè. POVO sẽ
hết sức lưu tâm đến khả năng gây rủi ro này và đang triển khai các quy trình hoạt động
nhằm giảm thiểu các rủi ro có liên quan. Các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro sẽ được
trình bày cụ thể trong Chương 4.
3.3.3 Giai đoạn khai thác mỏ Chim sáo và vận hành tuyến ống Chim sáo-KP75
Dòng lưu thể khai thác từ các mỏ Chim Sáo sẽ được dẫn về và xử lý trên FPSO.
Nước khai thác sẽ được xử lý đạt tiêu chuẩn thiết kế trước khi bơm ép lại vỉa (giới

hạn hàm lượng dầu trong nước khai thác đã qua xử lý là 30 mg/l). Khí đồng hành sẽ
được sử dụng làm khí nâng và khí nhiên liệu cho các hoạt động của dự án, phần
còn lại được chuyển vào bờ qua đường ống kết nối giữa mỏ Chim Sáo và đường
ống Nam Côn Sơn nhằm giảm thiểu các tác động của khí thải tới hiệu ứng nhà kính
và bảo vệ môi trường. Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận với KNOC hoặc
BP trong việc kết nối vào hệ thống đường ống hiện hữu, khí đồng hành sẽ được đốt
bỏ ngoài khơi trong một khoảng thời gian ngắn. Phần đánh giá tác động của việc đốt
bỏ khí ngoài khơi sẽ được tóm tắt trong phần phụ lục. Phần đánh giá tác động của
việc đốt khí này cũng sẽ cung cấp dữ liệu cho POVO trong quá trình thực hiện
chương trình Cơ chế Phát triển Sạch (CDM) cho dự án dẫn khí vào bờ.
3.3.3.1

Các tác động từ khí thải

Các hoạt động khai thác mỏ Chim sáo
Khi thực hiện dự án phát triển lô 12W, POVO sẽ dẫn khí đồng hành vào bờ thông
qua việc tuyến ống dẫn khí kết nối với hệ thống đường ống Nam Côn Sơn hiện hữu.
Các nguồn phát sinh khí thải chính của dự án bao gồm:


Khí thải từ việc đốt cháy khí nhiên liệu của các máy phát điện, máy nén khí
nâng và các thiết bị sử dụng khí khác trên FPSO, khí xả từ bể chứa và khí
thất thoát.



Khí thải sinh ra từ sử dụng nhiên liệu cung cấp năng lượng hoạt động của các
tàu dịch vụ, máy bay trực thăng.

Khí nhiên liệu, với hiệu suất cháy cao hơn so với dầu diesel, sẽ được sử dụng làm

nhiên liệu chính cho máy phát điện trong khu vực mỏ. Do vậy, lượng khí thải sinh ra
khi sản xuất một đơn vị điện năng từ việc đốt cháy khí nhiên liệu ở mức thấp hơn so
với dầu diesel. Ngoài ra, do dùng khí đồng hành để làm nhiên liệu ở mỏ Chim Sáo
nên chỉ có một lượng không đáng kể khí SO2 phát sinh trong thành phần khí thải.
Thêm vào đó, những thiết bị sử dụng dầu Diesel không thường xuyên trên FPSO
chẳng hạn như cần cẩu, không cần thiết phải ước tính tải lượng khí thải trong giai


×