Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Bất khả kháng theo pháp luật về hợp đồng xây dựng ở việt nam từ thực tiễn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (637.96 KB, 74 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ KHẮC TRUNG

BẤT KHẢ KHÁNG THEO PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG
XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TẠI
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành: Luật kinh tế
Mã số: 8 38 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI NGỌC CƯỜNG

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tơi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã
hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh tốn tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật- Học viện Khoa học xã hội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tơi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN

Lê Khắc Trung


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1

Chương 1 – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẤT KHẢ KHÁNG TRONG

6

HỢP ĐỒNG NÓI CHUNG VÀ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG NÓI RIÊNG
1.1. Khái quát về hợp đồng xây dựng

6

1.2. Khái niệm về bất khả kháng theo Pháp luật hợp đồng ở Việt nam và phân loại 12
bất khả kháng
1.3. Hậu quả của bất khả kháng trong hợp đồng xây dựng

25

Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẤT KHẢ KHÁNG TRONG

30


HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG VÀ THỰC TIỄN TỪ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Thực trạng pháp luật về bất khả kháng trong hợp đồng xây dựng

30

2.2. Thực tiễn áp dụng các trường hợp Bất khả kháng trong hợp đồng xây dựng tại 46
thành phố Hà Nội
2.3. Một số nhận xét đánh giá về việc áp dụng các trường hợp bất khả kháng trong 55
hợp đồng xây dựng từ thực tiễn trên địa bàn thành phố Hà Nội
Chương 3. YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẤT 59
KHẢ KHÁNG TRONG HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
3.1. Yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật về bất khả kháng trong hợp đồng xây

59

dựng
3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật

59

3.3. GIải pháp hoàn thiện các quy định cụ thể

64

KẾT LUẬN

67

TÀI LIỆU THAM KHẢO


69


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam trải qua những thăng trầm của lịch sử với những cuộc chiến
tranh để lại những hậu quả nặng nề đã dần bước ra ánh sáng của văn minh với
sự phát triển về mọi mặt của nền kinh tế. Sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng và
Nhà nước đã đưa nền kinh tế Việt Nam từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung,
quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần có sự
quản lý điều tiết của nhà nước, ngày càng thu được những thành quả quan
trọng về mọi mặt.
Cùng với sự phát triển liên tục của nền kinh tế đất nước, quy mô về
chiều rộng và chiều sâu hoạt động xây dựng ngày càng mở rộng, thị trường
xây dựng trở lên rất sôi động. Những năm gần đây ngành xây dựng phát triển
rất mạnh và trưởng thành nhanh chóng về trình độ, số lượng, chất lượng, mọi
chuyên ngành xây dựng;
Trong những năm qua, nhà nước đã ban hành và tổ chức thực hiện
nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động đầu
tư xây dựng cơ bản, trong đó rất chú trọng đến hợp đồng xây dựng và các chế
tài bất khả kháng trong quan hệ hợp đồng. Theo đó hệ thống các văn bản quy
phạm pháp luật về hoạt động xây dưng ngày càng được hồn thiện, có tính
khả thi cao, điều chỉnh toàn diện hoạt động của xây dựng cơ bản.
Thành phố Hà Nội là thủ đơ trung tâm chính trị- kinh tế- văn hóa của cả
nước, phát triển với nhịp độ tăng trưởng cao, đã và đang hội nhập với nền
kinh tế khu vực Asean và quốc tế. Với xu thế đó, nhu cầu phát triển của hoạt
động xây dựng càng tăng cao. Thủ đô Hà Nội là cái nơi của nền văn hóa nước
đất nước, có nhiều cơng trình văn hóa bảo tồn quốc gia, cùng với các diễn
biến bất thường của khí hậu, thời tiết việc thực hiện hợp đồng xây dựng trên


1


địa bàn thành phố cịn gặp nhiều khó khăn.
Trong q trình thực hiện hợp đồng nói chung, hợp đồng trong xây
dựng nói riêng, nhằm ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hợp đồng, hệ
thống pháp luật các quốc gia và quốc tế đều có quy định các hình thức chế tài
trong thực hiện hợp đồng xây dựng, mỗi hình thức chế tài mang lại những hậu
quả pháp lý khác nhau đối với các bên tham gia hợp đồng. Một trong những
chế tài được pháp luật Việt Nam đề cập đến trường hợp trách nhiệm của các
bên tham gia hợp đồng xây dụng khi có bất khả kháng xảy ra.
Nhận thấy tầm quan trọng và ý nghĩa của việc thực hiện bất khả kháng
đối với đối với cả nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng, học viên
chọn đề tài “Bất khả kháng theo pháp luật về hợp đồng xây dựng ở Việt
Nam từ thực tiễn thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề về xây dựng, thực hiện hợp đồng xây dựng là vấn đề xoay
quanh quá trình hình thành và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia nên việc
nghiên cứu vấn đề này vừa có ý nghĩa thiết thực lại mang tính thời sự. Trong
những năm qua việc nghiên cứu, tổng kết vấn đề pháp luật về xây dựng và
hợp đồng xây dựng đã có một số tác giả tiên hành . Có thể kể đến một số cơng
trình có giá trị như:
- Tác giả Nguyễn Ngọc Khánh với cuốn sách “Chế định hợp đồng
trong Bộ luật dân sự Việt Nam”, Nxb Tư pháp, năm 2007;
- Tác giả Ngô Huy Cương với cuốn sách “Giáo trình luật hợp đồng
Việt Nam - Phần chung” Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2013;
- Tác giả Nguyễn Như Phát, Lê Thị Thu Thủy với cuốn sách “Một số
vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật hợp đồng ở Việt Nam hiện
nay”, Nxb Công an nhân dân, năm 2003.
2



-

Bùi Hưng Nguyên với bài viết “Bình luận về miễn trách nhiệm do
vi phạm hợp đồng theo điều 294 Luật thương mại” Tạp chí Nhà
nước và pháp luật số 7/2006

- Trần Văn Duy với bài viết “Suy nghĩ về miễn trách nhiệm do bất
khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hiện nay”, Tạp
chí Kiểm sát số 12/2013.
- Phạm Thanh Bình với bài viết “Về chế định miễn trừ trách nhiệm
trong hợp đồng”, Tạp chí Nghiên cứu luật pháp, số 2/2009.
Có nhiều cơng trình nghiên cứu về pháp luật xây dựng nói chung và
việc thực hiện hợp đồng xây dựng nói riêng, nhưng mỗi cơng trình lại đề cập
đến những khía cạnh khác nhau, trên mỗi địa phương khác nhau và mang
những giá trị khác nhau. Đến nay, chưa có cơng trình khoa học nào nghiên
cứu trực tiếp vấn đề “Bất khả kháng theo pháp luật về hợp đồng xây dựng ở
Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hà Nội”. Mặc dù vậy, các cơng trình khoa
học đã được cơng bố là những tài liệu có giá trị tham khảo cho việc nghiên
cứu và viết luận văn này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về bất khả kháng theo pháp luật hợp
đồng xây dựng ở Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hà Nội, luận văn đề xuất
các giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về bất khả kháng trong hợp
đồng xây dựng.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thơng hóa và phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn các quy
định của pháp luật về bất khả kháng trong hợp đồng xây dựng


3


- Chỉ ra những đặc điểm và thực tiễn về bất khả kháng trong hợp đồng
xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội;
- Đưa ra quan điểm, đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao hoàn
thiện các quy định của pháp luật về bất khả kháng trong hợp đồng xây dựng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu Bất khả kháng theo pháp luật về hợp đồng xây dựng
ở Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hà Nội. Đối tượng nghiên cứu là Bất khả
kháng theo pháp luật về hợp đồng xây dựng
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng bất khả
kháng và thực tiễn về bất khả kháng trong hợp đồng xây dựng tại thành phố
Hà Nội
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; dựa trên đường lối, chủ trương
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các tư tưởng, quan điểm về
luật học tiến bộ và hiện đại trên thế giới.
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu hệ thống, phân tích và
tổng hợp, phương pháp khái qt hố, phương pháp thống kê, so sánh, mơ
tả… Trong đó, sử dụng nhiều là phương pháp phân tích và tổng hợp.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Việc nghiên cứu luận văn góp phần bổ sung những vấn đề lý luận và
thực trạng về vấn đề bất khả kháng trong hợp đồng xây dựng nói chung và
thực tiễn về bất khả kháng trong hợp đồng xây dựng trên địa bàn thành phố
Hà Nội nói riêng, từ đó hồn thiện hơn cách thức tiếp cận vấn đề này, đồng


4


thời giúp mọi người thấy được vai trò quan trọng của quy định của pháp luật
về bất khả kháng đối với sự phát triển hoạt động xây dựng của đất nước. Luận
văn cũng đánh giá một cách toàn diện thực trạng bất khả kháng từ thực tiễn
thành phố Hà Nội và đưa ra được quan điểm, đề xuất được những giải pháp
thiết thực để hoàn thiện các quy định của pháp luật về bất khả kháng trong
hợp đồng xây dựng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo luận văn được chia
thành 3 chương.
Chương 1: Những vấn đề lý luận về Bất khả kháng trong hợp đồng nói
chung và trong hợp đồng xây dựng nói riêng
Chương 2: Thực trạng pháp luật về bất khả kháng trong hợp đồng xây
dựng và thực tiền từ thành phố Hà Nội
Chương 3: Yêu cầu và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bất khả kháng
trong hợp đồng xây dựng

5


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẤT KHẢ KHÁNG TRONG HỢP
ĐỒNG NÓI CHUNG VÀ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG NÓI RIÊNG
1.1. Khái quát về hợp đồng xây dựng
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng xây dựng
* Khái niệm về hợp đồng xây dựng
Trong đời sống xã hội, con người luôn phải vận động và tham gia các
mối quan hệ xã hội khác nhau. Trong đó, việc thiết lập với nhau những quan

hệ, để qua đó chuyển giao cho nhau những lợi ích vật chất nhằm đáp ứng nhu
cầu sinh hoạt, tiêu dùng, trao đổi tài sản hay những việc có tính chất kinh
doanh, đóng vai trị quan trọng, là một tất yếu đối với mọi đời sống xã hội.
Tuy nhiên, việc chuyển giao các lợi ích vật chất đó khơng phải tự nhiên được
hình thành mà do con người trao đổi với nhau để đạt những thỏa thuận nhất
định, cùng nhau tiến hành những cơng việc chung. Chính vì vậy, hợp đồng là
sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên để xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền, nghĩa vụ của các bên khi tham gia một quan hệ nhất định.
Trên cơ sở định nghĩa này, ta thấy rằng trước hết hợp đồng là một hành
vi pháp lý, hơn thế nữa nó là một hành vi pháp lý đặc biệt thể hiện sự thỏa
thuận giữa các bên.
Hợp đồng là một hành vi pháp lý: Hành vi pháp lý là sự thể hiện ý chí
làm phát sinh các hệ quả pháp lý. Mục đích của hợp đồng chính là nhu cầu,
mục đích của các bên. Mỗi bên đều theo đuổi những mục đích riêng của
mình. Hợp đồng chính là kết quả của sự dung hịa các lợi ích đối lập nhau.
Hành vi pháp lý là một hành vi có ý trí của con người làm phát sinh các
hệ quả pháp lý. Hợp đồng là một loại hành vi pháp lý cơ bản và thông dụng
nhất và được thực hiện trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội. Hành vi pháp lý
6


đơn phương thể hiện ý trí của một người làm phát sinh hệ quả pháp lý, chẳng
hạn như hành vi từ chối nhận thừa kế, hành vi lập di chúc, hành vi thừa nhận
con ngoài giá thú… ở đây cần phân biệt hành vi pháp lý đơn phương với hợp
đồng đơn vụ. Hợp đồng đơn vụ là sự thống nhất ý trí giữa hai hay nhiều người
nhưng chỉ làm phát sinh nghĩa vụ đối với một người trong số họ. Mặc dù,
trước đây có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng ngày nay người ta đều thống
nhất thừa nhận hành vi pháp lý đơn phương là một nguồn làm phát sinh nghĩa
vụ, có một lưu ý là hành vi pháp lý đơn phương không làm phát sinh nghĩa vụ
đối với người khác. Mặt khác, cho dù là đơn phương, người đã đưa ra cam kết

không thể rút lại được cam kết đó nữa.
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên: Thỏa thuận là sự thống nhất ý
chí phát sinh các hệ quả pháp lý; Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên làm
phát sinh hệ quả pháp lý đặc biệt; hợp đồng làm phát sinh hoặc chấm dứt
quyền và nghĩa vụ trong các quan hệ nhất định.
Căn cứ xác lập hợp đồng: Chủ thể tham gia hợp đồng phải có năng lực
hành vi dân sự, hợp đồng thể hiện sự tự do ý chí, khơng có sự ép buộc lừa dối
được xác lập trên cơ sở tự nguyện. Các quy phạm pháp luật về hợp đồng là sự
phản ánh các quan điểm lý luận về vấn đề này.
Bên cạnh đó, nếu chỉ có một bên thể hiện ý trí của mình mà khơng
được bên kía chấp nhận cũng khơng thể hình thành nên một quan hệ. Do đó,
chỉ khi nào có sự thể hiện và thống nhất ý chí giữa các bên, thì quan hệ trao
đổi vật chất mới được hình thành quan hệ đó được gọi là quan hệ hợp đồng.
Như vậy cơ sở đầu tiên hình thành hợp đồng là sự tự nguyện về ý chí của các
bên. Tuy nhiên, hợp đồng chỉ có hiệu lực pháp luật (được nhà nước bảo vệ )
khi ý chí của các bên phù hợp với ý chí của nhà nước. Các bên được tự do
thỏa thuận để thiết lập hợp đồng, nhưng sự “tự do” ấy phải đặt trong giới hạn
bởi lợi ích của người khác, lợi ích chung của xã hội và trật tự công cộng. Nếu
7


để các bên tự do vơ hạn, thì hợp đồng trở thành phương tiện để kẻ giàu bắt lạt
kẻ nghèo và sẽ là nguy cơ đối với lợi ích chung tồn xã hội.
Tóm lại, khi ý chí của các bên trong hợp đồng phù hợp với ý chí của
nhà nước và đảm bảo sự tự do thỏa thuận thì hợp đồng có hiệu lực như pháp
luật đối với các bên giao kết. Nghĩa là từ đó các bên đã tự nhận về mình nghĩa
vụ pháp lý nhất định. Sự can thiệp của nhà nước không chỉ là buộc các bên
phải giao kết hợp đồng phù hợp với lợi ích chung và đạo đức xã hội mà còn
buộc các bên phải thực hiện hợp đồng đúng với những cam kết mà họ đã thỏa
thuận. Theo nội dung đã cam kết, dưới sự hỗ trợ của pháp luật, các bên phải

thực hiện với nhau các quyền và nghĩa vụ
Khái niệm về hợp đồng xây dựng
Khái niệm về hợp đồng xây dựng cần phải được xem xét ở nhiều
phương diện khác nhau. Theo phương diện khách quan, thì hợp đồng xây
dựng là một bộ phận các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm
điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong q trình dịch chuyển các lợi
ích vật chất giữa các chủ thể với nhau.
Theo phương diện chủ quan, hợp đồng xây dựng là một giao dịch trong
lĩnh vực xây dựng mà trong đó các bên tự trao đổi ý chí với nhau nhằm đi đến
những thỏa thuận để cùng nhau làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ nhất
định. Theo phương diện này thì hợp đồng xây dựng vừa được đề cập ở dạng
cụ thể, vừa được xem xét ở dạng khái quát
Theo quy định tại điều 138- Luật xây dựng năm 2014: “Hợp đồng xây
dựng là hợp đồng dân sự được thoả thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và
bên nhận thầu để thực hiện một phần hay tồn bộ cơng việc trong hoạt động
đầu tư xây dựng” Định nghĩa trên cũng được ghi nhận lại trong khoản 1 Điều

8


2 Nghị định số: 37/2015/NĐ-CP Nghị định của Chính phủ ban hành ngày
18/06/2015 Quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng
Hợp đồng trong họat động xây dựng được xác lập cho các công việc lập
quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng cơng trình, khảo sát xây
dựng, thiết kế cơng trình, giám sát, thi cơng xây dựng cơng trình, quản lý dự
án xây dựng cơng trình và các công việc khác trong họat động xây dựng.
Hợp đồng xây dựng là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu
và bên nhận thầu để thực hiện một số cơng việc hay tồn bộ cơng việc trong
hoạt động xây dựng.
* Đ c đi m của hợp đồng xây dựng

Hợp đồng xây dựng có những đặc điểm sau:
Hợp đồng xây dựng mang những đặc điểm chung của hợp đồng nói
chung. Tuy nhiên, hợp đồng xây dựng có một số nét đặc thù sau:
* Về chủ thể: Gồm nhiều chủ thể tham gia như: tư vấn, thiết kế, giám
sát, thi cơng, trong đó có bên giao thầu và bên nhận thầu:
- Bên giao thầu là chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư hoặc tổng
thầu hoặc nhà thầu chính (Khoản 2 Điều 2 số: 37/2015/NĐ-CP);
- Bên nhận thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính khi bên giao thầu là
chủ đầu tư; là nhà thầu phụ khi bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà
thầu chính. Bên nhận thầu có thể là liên danh các nhà thầu (Khoản 3
Điều 2 số: 37/2015/NĐ-CP).
* Về nội dung của hợp đồng xây dựng: rất phức tạp, gồm nhiều ngành,
nhiều lĩnh vực như kinh tế, môi trường, đất đai, quy hoạch, phát triển đô thị.
* Về thời gian thực hiện hợp đồng xây dựng: đa số các hợp đồng xây
dựng có thời gian thực hiện kéo dài, theo từng hạng mục cơng trình;
9


* Các yếu tố tác động đến hợp đồng xây dựng: có nhiều yếu tố tác động
đến hợp đồng xây dựng, nhất là hợp đồng thi cơng cơng trình xây dựng như
quá trình thực hiện gặp phải rủ ro, sự kiện bất khả kháng;
* Về mục đích của hợp đồng xây dựng: Là hợp đồng chứa đựng nhiều
yếu tố kinh tế. Hợp đồng xây dựng được ký kết vừa liên quan đến các cơng
trình xây dựng, vừa mang mục đích thương mại. Mục đích này được thể hiện
trong nội dung công việc mà các bên thoả thuận trong hợp đồng như là: thực
hiện hoạt động xây dựng cơng trình, cung cấp thiết bị lắp đặt vào cơng trình
xây dựng, trao đổi hàng hoá, thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị - thi cơng xây
dựng. Điều đó có nghĩa là hợp đồng xây dựng phải gắn với quá trình sản xuất
và tái sản xuất của các chủ thể kinh doanh, trong đó ít nhất một bên ký hợp
đồng phải có mục đích kinh doanh cịn bên kia có thể có hoặc khơng có mục

đích kinh doanh.
Nội dung hợp đồng và thực hiện hợp đồng xây dựng gắn liền với quá
trình lựa chọn nhà thầu. Hợp đồng xây dựng cũng chính là sản phẩm của q
trình lựa chọn nhà thầu, gần như toàn bộ các tài liệu của hợp đồng và những
thương thảo để hình thành hợp đồng xây dựng đều không đươc trái với hồ sơ
mời thầu và dự thầu.
Hợp đồng xây dựng có những đặc điểm khá giống với hợp đồng dịch
vụ. Phạm vi thực hiện hợp đồng xây dựng liên quan tới các vấn đề thuộc
phạm vi điều chỉnh của nhiều văn bản trong các lĩnh vực khác nhau (lao động,
thương mại, thuế, môi trường, ngân hàng, bảo hiểm….).
Sự phức tạp của hợp đồng trong việc xác định chính xác quy mơ của
đối tượng (khối lượng, phạm vi cơng việc), khó khăn trong việc đánh giá tính
chất của đối tượng (đơn giản, phức tạp), khó khăn trong việc áp dụng loại giá
hợp đồng theo quy mơ, tính chất của đối tượng.

10


1.1.2. Phân loại hợp đồng trong lĩnh vực xây dựng
Tuỳ theo quy mơ, tính chất, điều kiện thực hiện của dự án đầu tư xây
dựng cơng trình, loại cơng việc, các mối quan hệ của các bên, hợp đồng trong
hoạt động xây dựng có thể có nhiều loại với nội dung khác nhau.
+ Hợp đồng tư vấn xây dựng: Là hợp đồng để thực hiện một, một số
hay toàn bộ công việc tư vấn trong hoạt động xây dựng như: Lập quy hoạch
xây dựng; lập dự án đầu tư xây dựng cơng trình; khảo sát xây dựng; thiết kế
xây dựng cơng trình; lựa chọn nhà thầu; giám sát thi cơng xây dựng cơng
trình; quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình; thẩm tra thiết kế, tổng dự
tốn, dự tốn và các hoạt động tư vấn khác có liên quan đến xây dựng cơng
trình. Hợp đồng tư vấn thực hiện tồn bộ cơng việc thiết kế xây dựng cơng
trình của dự án là hợp đồng tổng thầu thiết kế.

+ Hợp đồng cung ứng vật tư, thiết bị xây dựng: Là hợp đồng để thực
hiện việc cung ứng vật tư, thiết bị nằm trong dây chuyền công nghệ được lắp
đặt vào cơng trình xây dựng theo thiết kế cơng nghệ cho dự án đầu tư xây
dựng cơng trình.
+ Hợp đồng thi công xây dựng: Là hợp đồng để thực hiện việc thi
cơng xây dựng cơng trình, hạng mụccơng trình hoặc phần việc xây dựng theo
thiết kế xây dựng cơng trình.
+ Hợp đồng xây dựng thực hiện tồn bộ cơng việc thi cơng xây
dựng cơng trình của dự án: Là hợp đồng tổng thầu thi cơng xây dựng cơng
trình.
+ Hợp đồng thực hiện tồn bộ cơng việc thiết kế và thi cơng xây
dựng cơng trình của dự án: Là hợp đồng tổng thầu thiết kế và thi cơng xây
dựng cơng trình.

11


+ Hợp đồng thiết kế - cung ứng vật tư, thiết bị - thi công xây dựng
(viết tắt theo tiếng Anh là EPC): Hợp đồng EPC là hợp đồng xây dựng để
thực hiện tồn bộ các cơng việc từ thiết kế, cung ứng vật tư, thiết bị đến thi
công xây dựng cơng trình, hạng mục cơng trình.
Hợp đồng chìa khố trao tay: Là hợp đồng để thực hiện trọn gói tồn
bộ các cơng việc lập dự án,thiết kế, cung ứng vật tư, thiết bị và thi cơng xây
dựng cơng trình.
1.2. Khái niệm về bất khả kháng theo Pháp luật hợp đồng ở Việt Nam và
phân loại bất khả kháng
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của bất khả kháng
* Khái niệm
"Sự kiện bất khả kháng" là một thuật ngữ có nguồn gốc tiếng Pháp
“force majeure” có nghĩa là “sức mạnh tối cao” hoặc “sức người không thể

kháng cự nổi”. Sự kiện này xẩy ra chỉ sau khi ký hợp đồng, không phải do lỗi
của bất kỳ bên tham gia hợp đồng nào, mà xẩy ra ngồi ý muốn và các bên
khơng thể dự đốn trước, cũng như khơng thể tránh và khắc phục được, dẫn
đến không thể thực hiện hoặc không thể thực hiện đúng hoặc đầy đủ nghĩa vụ,
bên chịu sự cố này có thể được miễn trừ trách nhiệm của hợp đồng hoặc kéo
dài thời gian thực hiện hợp đồng.
Sự kiện bất khả kháng có thể là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra
(thiên tai) như lũ lụt, hỏa hoạn, bão, động đất, sóng thần… hoặc cũng có thể
là những hiện tượng xã hội như chiến tranh, bạo loạn, đảo chính, đình cơng,
cấm vận, thay đổi chính sách của chính phủ…
Trong Bộ luật dân sự năm 2015, chưa có một quy định cụ thể, riêng rẽ
thế nào là sự kiện bất khả kháng, những trường hợp nào được coi là bất khả
kháng, hậu quả cũng như các nội dung liên quan.
12


Theo khoản 1 điều 156- Bộ luật dân sự năm 2015: “Sự kiện bất khả
kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và
không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả
năng cho phép”.
Nhìn chung, sự kiện bất khả kháng còn được quy định rất chung chung,
thậm chí là khó hiểu cũng như khơng bao qt được các trường hợp trong
thực tế trong Bộ luật dân sự năm 2015. Điều này đã dẫn tới những tranh chấp
khi ký kết hợp đồng nếu có sự kiện bất khả kháng xảy ra và đặc biệt là các
đường lối xét xử khác nhau của Tòa án với cùng một sự kiện bất khả kháng;
* Đặc điểm
Bất khả kháng, trước hết phải là một sự kiện khách quan xảy ra ngồi ý
chí của các bên và vượt ra khỏi tầm kiểm sốt của các bên. Theo các quy định
pháp lí nói trên, trở ngại khách quan vượt khỏi tầm kiểm soát của các bên chỉ
trở thành sự kiện bất khả kháng, khi chứa đựng đầy đủ các yếu tố sau:

Thứ nhất, đó phải là tình huống mà các bên vào thời điểm giao kết hợp
đồng và phải xảy ra sau khi kí kết khơng thể nhìn thấy trước hoặc dự đốn
trước. Nếu sự kiện khách quan gây khó khăn cho việc thực hiện hợp đồng có
thể nhìn thấy trước hay dự đốn trước hoặc đã xảy ra thì phải coi là bên vi
phạm nghĩa vụ đã tiếp nhận gánh chịu rủi ro về trở ngại phát sinh mà không
được coi là sự kiện bất khả kháng;
Thứ hai, đó phải là sự kiện không thể khắc phục, tức là sự kiện xảy ra
phải làm cho nghĩa vụ trở nên không thể thực hiện được trong một khoảng
thời gian nhất định. Việc khơng thể thực hiện được nghĩa vụ phải có tính chất
tuyệt đối (absolument impossible). Nếu sự kiện xảy ra chỉ làm cho việc thực
hiện nghĩa vụ trở nên khó khăn hơn hay địi hỏi nhiều chi phí hơn thì khơng
đủ căn cứ để miễn trách nhiệm. Vì thế, những khó khăn trở ngại rất đáng kể

13


như hoạt động quân sự làm gián đoạn việc cung cấp và chun chở hàng hóa,
những cuộc đình cơng làm đình trệ sản xuất…cũng khơng đương nhiên được
coi là các căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ;
Thứ ba, bên vi phạm nghĩa vụ phải thông báo cho bên có quyền biết về
sự hiện diện của sự kiện bất khả kháng. Khoản 4 điều 79 Công ước Viên
1980, khoản 3 điều 7.1.7 Bộ nguyên tắc UNIDROIT năm 2004 đều quy định:
bên có nghĩa vụ phải thơng báo cho bên có quyền về sự tồn tại của trở ngại và
ảnh hưởng của chúng đối với khả năng thực hiện của mình. Nếu thơng báo
khơng đến tay người nhận trong khoảng thời gian hợp lí kể từ khi bên có
nghĩa vụ biết hoặc buộc phải biết về trở ngại, bên có nghĩa vụ phải chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra do khơng nhận được thơng báo như vậy.
Cịn theo quy định tại điều 295 Luật Thương mại Việt Nam 2005 thì: bên vi
phạm hợp đồng phải thơng báo ngay bằng văn bản cho bên kia về trường hợp
miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra. Khi trường hợp miễn trách

nhiệm chấm dứt bên vi phạm phải thông báo ngay cho bên kia biết, nếu bên vi
phạm không thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho bên kia thì phải bồi
thường thiệt hại. Có thể nói rằng việc quy định về nghĩa vụ thơng báo của bên
vi phạm hợp đồng là hồn tồn hợp lí, vì lẽ nếu bên vi phạm nghĩa vụ đã biết
hoặc phải biết về những trở ngại khách quan ảnh hưởng đến việc thực hiện
nghĩa vụ của mình mà khơng thơng báo cho bên có quyền biết, điều đó có
nghĩa là bên vi phạm nghĩa vụ đã không quan tâm đến những trở ngại đó, và
khơng coi đó là sự kiện bất khả kháng. Chính vì vậy, trong trường hợp này,
những trở ngại khách quan không được coi là sự kiện bất khả kháng, không là
căn cứ loại trừ trách nhiệm cho bên vi phạm nghĩa vụ là hoàn toàn xác đáng.
Hơn nữa trong trường hợp này còn cho phép chúng ta suy luận rằng việc bên
vi phạm nghĩa vụ không thơng báo cũng đồng nghĩa họ có khả năng thực hiện
hợp đồng.

14


1.2.2. Phân loại bất khả kháng theo pháp luật hợp đồng
Khác với Bộ luật dân sự năm 2015, Luật thương mại năm 2005 đã quy
định rõ hơn về Sự kiện bất khả kháng ở các điều
Điều 294: Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm;
Điều 295: Thông báo và xác nhận trường hợp miễn trách nhiệm;
Điều 296: Kéo dài thời hạn, từ chối thực hiện hợp đồng trong trường
hợp bất khả kháng.
Với các quy định này, Luật thương mại năm 2005 đã phần nào theo kịp
các quy định trên thế giới. Theo đó, khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra, bên
vi phạm hợp đồng phải có sự thơng báo ngay cho bên kia về trường hợp miễn
trách nhiệm trong một khoảng thời gian thích hợp, nếu khơng thì vẫn phải
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, ở đây, sự kiện bất khả kháng không còn
được coi là trường hợp được miễn trừ trách nhiệm bồi thường do vi phạm hợp

đồng nữa.
Đây là một nội dung cần chú ý bởi lẽ trong thực tế, không ít những
doanh nghiệp khi rơi vào trường hợp bất khả kháng thì vẫn đinh ninh mình
được miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà khơng có sự thơng báo kịp
thời cho bên đối tác, để rồi xảy ra những hậu quả khơng đáng có.
Khác với luật pháp, tập qn quốc tế, pháp luật Việt Nam còn quy định
rất chung chung, mờ nhạt về sự kiện bất khả kháng. Theo cá nhân tôi, điều
này xuất phát một phần từ quan điểm cho rằng Hợp đồng là sự thỏa thuận tự
nguyện giữa các bên, nên cũng như các quy định pháp luật khác trong lĩnh
vực này, các nhà làm luật quy định khá mở, tạo điều kiện cho các bên tự thỏa
thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên, việc có quy định được trong hợp đồng hay
khơng lại là một chuyện hồn toàn khác đối với các doanh nghiệp

15


1.2.3. Bất khả kháng trong hợp đồng xây dựng
Điều 51 Nghị định số: 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây
dựng như sau:
“Bất khả kháng là một sự kiện rủi ro xảy ra một cách khách quan không
thể lường trước khi ký kết hợp đồng xây dựng và không thể khắc phục được
khi nó xảy ra mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho
phép như: Thiên tai, sự cố môi trường, địch họa, hỏa hoạn và các yếu tố bất
khả kháng khác”
* Thiên tai:
Khái niệm: theo quy định tại điều 3- Luật phòng chống thiên tai năm
2013 “Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về
người, tài sản, mơi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội,
bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở
đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước

dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động
đất, sóng thần và các loại thiên tai khác”
Việc coi các hiện tượng thiên tai có thể là sự kiện bất khả kháng được
áp dụng khá thống nhất trong luật pháp và thực tiễn của nhiều nước trên thế
giới. Bởi vì, vào thời điểm ký hợp đồng xây dựng hai bên không thể dự liệu
trước rằng thiên tai sẽ xảy ra trong tương lai và hậu quả mà thiên tai gây ra là
không thể tránh được.
* Sự cố môi trường
Theo điều 3- Luật bảo vệ môi trường: “Sự cố môi trường là sự cố xảy
ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô
nhiễm, suy thối hoặc biến đổi mơi trường nghiêm trọng”
Sự cố mơi trường có thể xảy ra do:
16


Bão, lũ lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, trượt đất, sụt lở đất, núi lửa
phun, mưa axit, mưa đá, biến động khí hậu và thiên tai khác;
Hoả hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật gây nguy hại về môi trường của cơ
sở sản xuất, kinh doanh, cơng trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hoá, xã
hội, an ninh, quốc phịng;
Sự cố trong tìm kiếm, thăm đị, khai thác và vận chuyển khống sản,
dầu khí, sập hầm lị, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, dẫn khí, đắm
tàu, sự cố tại cơ sở lọc hoá dầu và các cơ sở cơng nghiệp khác;
Sự cố trong lị phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy
sản xuất, tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ.
Cũng giống như thiên tai vào thời điểm ký hợp đồng xây dựng hai bên
không thể dự liệu trước rằng sự cố môi trường sẽ biến đổi như thế nào trong
tương lai và hậu quả mà thiên gây ra là không thể tránh được. Dưới sự phát
triển của khoa học kỹ thuật, các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách
có thể nghiên cứu có thể được một phần nào đó những biến đổi của mơi

trường, tuy nhiên đa các sự cố môi trường xảy ra bất ngờ không thể lường
trước, điều kiện môi trường thay đổi đã khiến cho việc thực hiện hợp đồng
xây dựng gặp nhiều khó khăn trở ngại
* Địch họa, hỏa hoạn
Theo từ điểm tiếng Việt: Địch họa tai hoạ, tổn thất lớn do quân địch
gây ra trong chiến tranh.
Hỏa hoạn: Theo trang wikipedia tiếng Việt: là hiểm họa do lửa gây ra.
Hỏa hoạn là thuật ngữ để chỉ một đám cháy lớn thiêu đốt phá hủy tài
sản (cháy nhà và cơng trình xây dựng), đe dọa đến sức khỏe và cuộc sống của
con người, sự sống động vật và thiêu đốt thảm thực vật (cháy rừng). Một trận
hỏa hoạn có thể do tự nhiên gây ra bởi thiên tai (như núi lửa phun, sét đánh
17


gây cháy rừng; động đất gây chập điện, nổ khí ga), hay do con người vơ tình
hay cố ý tạo ra (đốt cháy)
Có thể thấy địch họa và hỏa hoản đều là yếu tố có thể do con người gây
ra, tuy nhiên nó vẫn đảm bảo được điều kiện của bất khả kháng theo quy định
của Bộ Luật dân sự năm 2015 đó là: đó là sự kiện xảy ra một cách khách quan
không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng
mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Bởi hậu quả chiến tranh và hỏa
hoạn thường không lường được trước và các bên tham gia hợp đồng xây dựng
cũng không lường trước được hậu quả của nó như thế nào
* Các sự kiện bất khả kháng khác: bạo loạn, đảo chính, đình cơng, cấm
vận, thay đổi chính sách của chính phủ, thay đổi quy hoạch, cấm đường…
Bên cạnh đó, cũng có quan điểm cho rằng,“sự kiện bất khả
kháng” cũng có thể là những hiện tượng xã hội như chiến tranh, bạo loạn, đảo
chính, đình cơng, cấm vận, thay đổi chính sách của chính phủ…
Tuy nhiên, cách hiểu và thừa nhận các hiện tượng xã hội có là “sự kiện
bất khả kháng” là rất đa dạng và nhiều điểm chưa có sự thống nhất. Trong cổ

luật Việt Nam, nhà lập pháp chấp nhận một cách rất dè dặt trường hợp bất khả
kháng.
1.2.4. Bất khả kháng theo pháp luật về hợp đồng trên thể giới
Hầu hết các hệ thống pháp luật trên thế giới và các văn bản pháp lí
quốc tế đều thừa nhận bất khả kháng là một trong những trường hợp loại trừ
trách nhiệm hợp đồng. Mặc dù nội hàm của khái niệm bất khả kháng ở các hệ
thống pháp luật có sự khác nhau nhất định. Ở đây, chỉ nhắc đến 2 tài liệu pháp
luật thương mại quốc tế phổ biến.

18


1.2.4.1. Công ước Viên năm 1980
Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (sau
đây gọi là Công ước Viên) được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên Hợp Quốc về
Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) trong một nỗ lực hướng tới việc thống
nhất nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
Theo quy định tại khoản 1 điều 79- Công ước Viên 1980 thì: “Một bên
khơng chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào đó
của họ nếu chứng minh được rằng việc khơng thực hiện ấy là do một trở ngại
nằm ngoài sự kiểm sốt của họ và người ta khơng thể chờ đợi một cách hợp lý
rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng hoặc là tránh được
hay khắc phục các hậu qủa của nó”.
Cơng ước Viên năm 1980 quy định chặt chẽ các tiêu chí để một trường
hợp bất khả kháng được công nhận miễn trách. Chỉ những trở ngại nào thực
sự đến mức khiến cho việc thực hiện các nghĩa vụ là không thể (impossibile)
mới được xem xét, cịn những trường hợp tuy có gây hoặc đe doạ gây khó
khăn trở ngại đến việc thực hiện nghĩa vụ hoặc chỉ dừng ở mức không khả thi
(impracticable) thường có thể sẽ khơng được xem xét. Cơng ước Viên năm
1980 quy định miễn trách cho cả người bán và người mua, đề cập đến tất cả

các trường hợp bất khả kháng có thể xảy ra trong việc thực hiện bất cứ nghĩa
vụ được quy định trong hợp đồng.
Về hậu quả pháp lí, theo Cơng ước Viên năm 1980 bên vi phạm chỉ
được miễn trách nhiệm phải thực hiện các biện pháp đền bù thiệt hại gây ra
bởi sự kiện bất khả kháng, bên bị vi phạm có quyền tiến hành tất cả các biện
pháp bảo hộ pháp lí hay chế tài cịn lại theo quy định của Công ước bao gồm
quyền được yêu cầu giảm giá hàng hoá (Điều 50), buộc thực hiện hợp đồng
(Điều 46, Điều 62), tuyên bố huỷ hợp đồng (Điều 49, Điều 64), và thanh toán
tiền lãi trên các khoản thanh toán chậm (Điều 78).
19


Về thời hạn, Công ước Viên năm 1980 quy định sự miễn trách chỉ có
hiệu lực trong thời kì tồn tại sự kiện khó khăn, trở ngại (Điều 79. 3). Về nghĩa
vụ thông báo, theo CISG bên nào không thực hiện nghĩa vụ của mình thì phải
thơng báo cho bên kia biết về trở ngại và ảnh hưởng của nó đối với khả năng
thực hiện nghĩa vụ. Nếu thông báo không tới tay bên kia trong một thời hạn
hợp lý từ khi bên không thực hiện nghĩa vụ đã biết hay đáng lẽ phải biết về
trở ngại đó thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do việc bên kia
không nhận được thông báo.
Do đặc điểm phức tạp của hoạt động thương mại quốc tế như sự mở
rộng về không gian, sự kéo dài về thời gian, sự khác nhau về địa lí, tập quán,
quy định của mỗi quốc gia mà khả năng xảy ra những trường hợp bất khả
kháng là rất lớn. Bên cạnh đó, do hậu quả pháp lí là được miễn trách và trong
nhiều trường hợp có thể thay đổi hồn tồn vị thế của các bên nên không
tránh được khả năng các bên tìm cách lợi dụng trường hợp bất khả kháng để
cố gắng giải thốt trách nhiệm khi có những hồn cảnh bất lợi xảy đến hoặc
để trục lợi khi giá cả thị trường thay đổi theo hướng có lợi cho bên mình. Một
số hợp đồng được soạn thảo với điều khoản bất khả kháng rất cụ thể chi tiết
có thể hạn chế được tranh chấp xảy ra nhưng có rất nhiều hợp đồng thiếu

vắng điều khoản quan trọng này.
Công ước Viên và luật Việt Nam đều có quy định rõ ràng về các trường
bất khả kháng Điều khoản 1 điều 79 công ước Viên và Điều 294, 296 luật
Thương Mại Việt Nam năm 2005. Khi so sánh các điều khoản trên, Cơng ước
Viên 1980 có quy định rộng và đầy đủ hơn so với luật Việt Nam. Điều 79
khoản 1 Công ước Viên quy định bên vi phạm được miễn trách nếu chứng
minh được tằng trở ngại đó nằm ngồi tầm kiểm sốt, khơng thể lường trước,
khơng thể tránh khỏi và không thể khắc phục được hậu quả. Đây là một quy
định khá chung chung và bao quát cho các trường hợp có liên quan đến bất
20


khả kháng. Ngược lại, Điều 294 luật Thương Mại Việt Nam 2005 liệt kê khá
chi tiết 4 trường hợp miễn trách, thiếu tính khái qt và có thể gây khó khăn
khi áp dụng trong thực tế. Về vấn đề thông báo và xác nhận trong trường hợp
miễn trách, Công ước Viên 1980 và luật Thương Mại Việt Nam 2005 đều bắt
buộc bên vi phạm phải thông báo cho bên kia về trường hợp miễn trách. Tuy
nhiên, Điều 295 Luật Thương Mại Việt Nam 2005 bắt buộc việc thông báo
này phải bằng văn bản trong khi Công ước Viên 1980 không quy định gì về
hình thức của thơng báo;
1.2.4.2. Bộ ngun tắc UNIDROIT năm 2004
Theo quy định tại điều 7.1.7 Bộ nguyên tắc UNIDROIT năm 2004
(Trường hợp bất khả kháng):
“ 1. Bên có nghĩa vụ được miễn trừ hậu quả do việc khơng thực hiện
của bên mình, nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện là do một trở
ngại vượt khỏi tầm kiểm sốt của mình, và khơng thể mong chờ một cách hợp
lý ở mình xem xét được những trở ngại này vào thời điểm ký kết hợp đồng,
dự đoán hay vượt qua được trở ngại hoặc dự đoán được hay vượt qua được
hậu quả của trở ngại đó.
2. Khi trở ngại chỉ có ý nghĩa tạm thời, sự miễn trừ có hiệu lực trong

một thời hạn hợp lý có tính đến các hậu quả của trở ngại đối với việc thực
hiện hợp đồng.
3. Bên có nghĩa vụ phải thơng báo cho bên có quyền về sự tồn tại của
trở ngại và ảnh hưởng của chúng đối với khả năng thực hiện của mình. Nếu
thơng báo khơng đến tay người nhận trong khoảng thời hạn hợp lý kể từ khi
bên có nghĩa vụ biết hoặc buộc phải biết về trở ngại, bên có nghĩa vụ phải
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra do không nhận được thông báo.

21


4. Những qui định của điều khoản này không ngăn cấm các bên thực
hiện quyền huỷ hợp đồng, hoãn thực hiện nghĩa vụ hoặc yêu cầu thanh toán
tiền lãi cho khoản tiền đến hạn”
Từ những quy định trên có thể nhận thấy một số điểm tương đồng trong
lý luận về chế tài do vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và Bộ
Nguyên tắc Unidroit.
Về nguyên tắc, pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế đều nhấn
mạnh tính bù đắp về tài sản, hạn chế xung đột, triệt tiêu khơng đáng có. Ở đây
có thể thấy, hậu quả pháp lý bất lợi được đặt ra khi có sự vi phạm hoặc không
thực hiện nghĩa vụ. Trách nhiệm thực hiện nghiêm túc, trung thực cam kết
hợp đồng được các nhà lập pháp nâng lên thành các quy phạm pháp luật và
trở thành trách nhiệm bắt buộc hay còn gọi là trách nhiệm pháp lý đối với các
bên. Chế tài vi phạm hợp đồng là hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể vi phạm
pháp luật, vi phạm cam kết giữa các bên do có hành vi xâm hại đến quyền và
lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác phải gánh chịu với tính chất là biện
pháp cưỡng chế được pháp luật quy định nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của chủ thể bị vi phạm.
Về thẩm quyền áp dụng, chế tài do vi phạm hợp đồng mua bán hàng
hóa trong nước, quốc tế không chỉ được áp dụng bởi cơ quan nhà nước có

thẩm quyền mà cịn có thể được áp dụng bởi cơ quan tài phán phi chính phủ
như cơ quan trọng tài của một quốc gia hay cơ quan trọng tài quốc tế. Đặc
biệt, đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chịu sự chi phối của các hệ
thống pháp luật khác nhau nên khi các cơ quan này áp dụng các chế tài vi
phạm cần phải căn cứ vào sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng hoặc
nếu hợp đồng khơng quy định thì phải căn cứ vào các quy định của luật áp
dụng.

22


×