Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Quản lý nhà nước về xây dựng từ thực tiễn tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (778.98 KB, 83 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỖ THỊ THU THỦY

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG
TỪ THỰC TIỄN TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và luật Hành chính
Mã số

: 60.38.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. NGUYỄN HOÀNG ANH

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số
liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung
thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất
kỳ công trình khoa học nào khác.
Tác giả luận văn

ĐỖ THỊ THU THỦY




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ XÂY DỰNG ................................................................................................... 6
1.1. Khái quát chung quản lý nhà nước về xây dựng .............................................. 6
1.2. Điều chỉnh pháp luật trong quản lý nhà nước về xây dựng ............................. 12
1.3. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về xây dựng.................................. 17
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN ............................... 22
2.1. Đặc điểm quản lý nhà nước về xây dựng ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An .... 22
2.2. Thực trạng pháp luật về quản lý nhà nước về xây dựng và thực tiễn quản lý
nhà nước về xây dựng trên địa bàn thành phố Vinh ............................................... 29
2.3. Đánh giá chung công tác quản lý nhà nước về xây dựng ở thành phố Vinh ... 43
Chƣơng 3: DỰ BÁO, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG .......................................................... 57
3.1. Dự báo nhu cầu và những yếu tố tác động đến việc tăng cường quản lý nhà
nước về xây dựng .................................................................................................... 57
3.2. Quan điểm về tăng cường quản lý nhà nước về xây dựng ............................... 63
3.3. Các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về xây dựng ............................... 64
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 75


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

- BTB: Bắc Trung Bộ
- QLNN: Quản lý nhà nước
- UBND: Ủy ban nhân dân

- VPHC: Vi phạm hành chính


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Số hiệu

Tên bảng biểu, sơ đồ

Trang

Bảng 2.1

Tổng hợp đánh giá đất xây dựng

26

Sơ đồ 2.2

Cơ cấu tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về
xây dựng trên địa bàn thành phố Vinh

31

Bảng 2.3

Tổng hợp, thống kê số lượng dự án được phê
duyệt đầu tư và cấp phép xây dự


MӢĈҪU

1. Tính cҩp thiӃ
t cӫDÿ
Ӆtài
Trong nhӳQJQăPTXDW
ӕFÿ
ӝÿ{W
hӏhóa ӣQѭ
ӟc ta diӉ
n ra rҩ
t mҥ
nh mӁ
song song vӟi quá trình chuyӇ
n dӏ
FKFѫF
ҩ
u kinh tӃtӯnông nghiӋ
p sang công
nghiӋ
p và dӏ
ch vө. Nhӏ
Sÿ
ӝÿ{WK
ӏhóa phөthuӝ
FYjRWUuQKÿ
ӝphát triӇ
n kinh tӃ
xã hӝ
L QKѭQJ
ӗ
ng thӡi quá

ÿ truQKӏ
ÿ{
hóa Fy
WK WiF
ӝ
ng trӣlҥ
ÿ
i vҩ
Q
Ӆÿ
WăQJ
WUѭ
ӣng kinh tӃ
. Không nhӳng thӃ
ÿ{WK
ӏhóa còn ҧ
QKKѭ
ӣQJÿ
Ӄ
n các vҩ
Qÿ
Ӆxã

LP{LWUѭ
ӡng, cuӝ
c sӕng cӫ
a các thӃhӋWURQJWѭѫQJODL0
ӛLQăP9L
Ӌ
t Nam


có tӕFÿ
ӝÿ{WK
ӏhóa là 3,4%, mөFWLrXÿ{WK
ӏhóa ÿ
Ӄ
QQăP;X
ӟng

mӣrӝQJÿ{W

, xây dӵQJNKXÿ{WK
ӏ
, khu nhà ӣYjFKXQJFѭÿDQJ
phát triӇ
Qÿ
һ
c biӋ
t là ӣFiFÿ{WK
ӏlӟn.
Thành phӕVinh nói riêng, tӍ
nh NghӋAn nói chung có vӏtrí, vai trò quan
trӑ
ng trong phát triӇ
n kinh tӃ- xã hӝ
i cӫa cҧQѭ
ӟc và vùng BTB (BTB). Bӝ

Chính trӏNKyD,;ÿmEDQKjQK.
Ӄ

t luұ
n sӕ20-./7:QJj\WKi
2003 vӅmӝt sӕchӫWUѭѫQJSKiWWUL
Ӈ
n kinh tӃ- xã hӝi cӫa tӍ
nh NghӋ$Qÿ
Ӄ
QQăP
2005 và 2010, bao gӗm nhiӋ
m vөxây dӵng thành phӕVinh trӣthành trung tâm

kinh tӃYăQKyDF
ӫa vùng BTB. Ngày WKiQJQăP
ӫWѭ
ӟng Chính
phӫÿmNê4X\
Ӄ
Wÿ
ӏ
nh sӕ4Ĉ
-TTg phê duyӋ
WĈ
ӅiQ³3KiWWUL
Ӈ
n Thành

phӕVinh, tӍ
nh NghӋAn trӣthành trung tâm kinh tӃ
YăQKyDYQJ
BTB´4XD


ӡi mӝt QăPWUL
Ӈ
n khai thӵc hiӋ
Qÿ
ӭQJWUѭ
ӟc sӵWKD\ÿ
ә
i nhanh chóng cӫa tình

KuQKWURQJQѭ
ӟc và quӕ
c tӃ
QJj\WKiQJQăP
ӝChính trӏÿmEDQ
hành NghӏquyӃ
t sӕ26-NQ/TW vӅSKѭѫQJKѭ
ӟng, nhiӋ
m vөphát triӇ
n tӍ
nh NghӋ
$Qÿ
Ӄ
QQăPWURQJÿyFyQKL
Ӌ
m vө³;k\G
ӵng thành phӕVinh thành trung tâm
vùng BTB vӅtài chtQKWKѭѫQJP
ҥ
i, du lӏ

ch, khoa hӑ
c - công nghӋ
, công nghӋthông
tin, công nghiӋ
p công nghӋcao, y tӃ
YăQKyDWK
Ӈthao, giáo dө
c - ÿjRW
ҥ
R´
Trong nhӳQJQăPTXD
WuQKKuQKÿ
ҫ
XWѭ[k\G
ӵQJWUrQÿ
ӏ
a bàn tӍ
nh phát
triӇ
n mҥ
nh mӁ
, góp phҫ
n tích cӵc vào sӵphát triӇ
n kinh tӃ- xã hӝi cӫa tӍ
nh.
7URQJ
hành
ÿy
phӕ9LQK
W

ҭ
yÿmÿ

nh phát triӇ
QWKHRKѭ
ӟng trӣthành trung

1


tâm của quá trình đô thị hóa và động lực phát triển kinh tế - xã hội của Nghệ An
và vùng kinh tế BTB mà Nghị quyết 26 của Bộ Chính Trị đã định hướng. Ngày
05/09/2008, thành phố Vinh vinh dự đón nhận Quyết định số 1210/QĐ- TTG
của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An là
đô thị loại I trực thuộc tỉnh Nghệ An. Thành phố Vinh với quyết tâm lớn đã
hoàn thành công tác xây dựng nông thôn mới tại 9 xã ngoại thành, tạo đà cho sự
phát triển đồng bộ của thành phố. Bên cạnh những quy định pháp luật chung,
tỉnh Nghệ An và thành phố Vinh đã ban hành một số văn bản dưới luật, có nhiều
quy phạm mang tính đặc thù của địa phương làm cơ sở pháp lý cho công tác
quản lý xây dựng nói chung và hoạt động đầu tư xây dựng khu đô thị, khu nhà ở
và chung cư nói riêng. Những biện pháp QLNN đó bước đầu đem lại những kết
quả tích cực. Tuy nhiên, một số quy định khi đi vào thực tiễn đã bộc lộ hạn chế,
vướng mắc. Bên cạnh đó, công tác quản lý xây dựng trong lĩnh vực này chưa
chặt chẽ, thậm chí bị buông lỏng dẫn tới tình trạng các công trình xây dựng
không phép, không đúng quy hoạch và thiết kế được phê duyệt, đặc biệt tình
trạng thi công mất an toàn đã dẫn đến nhiều sự cố nghiêm trọng và thiệt hại về
người và tài sản, gây bức xúc trong nhân dân và xã hội. Những tồn tại, bất cập
trên đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, giảm hiệu lực,
hiệu quả của hoạt động bộ máy chính quyền thành phố nói riêng và chính quyền
tỉnh Nghệ An nói chung. Vậy làm sao để xây dựng được hệ thống quy phạm

pháp luật phù hợp, đảm bảo “gốc pháp lý” làm cơ sở và làm như thế nào để
QLNN có hiệu quả đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng khu đô thị, khu nhà ở và
chung cư ở thành phố Vinh theo mô hình “đô thị đa cực, sinh thái phi tập trung”
với mục tiêu và yêu cầu phát triển bền vững?
Từ những lý do trên đây, học viên chọn đề tài “Quản lý nhà nước về xây
dựng từ thực tiễn tỉnh Nghệ An”. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần tăng cường
hiệu lực, hiệu quả của công tác QLNN trong lĩnh vực này trên địa bàn thành phố
Vinh nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đến thời điểm hiện tại, đã có một số đề tài, luận văn nghiên cứu của các

2


tác giả khác liên quan đến công tác QLNN về xây dựng. Ở đây xin nêu một số
công trình tiêu biểu:
- Luận văn cao học của Nguyễn Thế Anh- Trường Đại học Kinh tế về
“Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn
huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An”
- Luận văn cao học của Phạm Văn Bá-Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
về “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại huyện Quỳnh Lưu,
tỉnh Nghệ An”.
- Trần Ngọc Chính (2016), Quy hoạch xây dựng thành phố Vinh thành đô
thị hiện đại và đặc sắc miền Trung.
- Nguyễn Đình Chúc (2016), Xây dựng thành phố Vinh thành thành phố
sinh thái.
- Nguyễn Đình Long (2017), Phát triển thành phố Vinh trong kết nối đô
thị nông thôn hiện đại.
- Luận văn cao học của Nguyễn Minh Phương- Trường Đại học Vinh về
“Tăng cường QLNN đối với đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh

Nghệ An”.
- Luận văn cao học của Đặng Thị Thảo- Trường Đại học Quốc gia Hà Nội
về “ Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại Kho bạc
Nhà nước Nghệ An”.
- Trần Đình Thiên (2017), Phát triển thành phố Vinh trong thế liên kết
vùng: Cơ hội để thay đổi tầm nhìn và tư duy phát triển.
Đây là những tư liệu có thể tham khảo được trong quá trình nghiên cứu
viết luận văn. Tuy nhiên, hầu hết các đề tài này đều đi sâu vào khía cạnh chuyên
môn- kỹ thuật hoặc một nội dung cụ thể của hoạt động xây dựng, hoặc tiếp cận
từ QLNN, chưa có đề tài nào nghiên cứu về công tác QLNN đối với hoạt động
xây dựng khu đô thị, khu nhà ở và chung cư trên địa bàn thành phố Vinh từ góc
độ pháp luật.

3


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của đề tài là xây dựng nhận thức khoa học trong công tác
QLNN về xây dựng thông qua thực tiễn tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, từ đó
luận văn đề xuất các biện pháp tăng cường QLNN bằng pháp luật đối với lĩnh
vực xây dựng khu đô thị, khu nhà ở và chung cư nói chung và trên địa bàn TP
Vinh, Nghệ An nói riêng .
Để thực hiện mục đích trên đây, các nhiệm vụ cụ thể của luận văn được
xác định là:
-

Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về QLNN bằng pháp luật

đối với lĩnh vực xây dựng khu đô thị, khu nhà ở và chung cư;
-


Đánh giá thực tiễn QLNN đối với hoạt động xây dựng khu đô thị,

khu nhà ở và chung cư trên địa bàn thành phố Vinh;
- Đề xuất các biện pháp tăng cường QLNN bằng pháp luật đối
với lĩnh vực xây dựng khu đô thị, khu nhà ở và chung cư trên địa bàn thành
phố Vinh.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
QLNN về xây dựng có nội dung và phạm vi rộng lớn. Trong phạm vi của
luận văn này học viên chỉ nghiên cứu về hoạt động trong lĩnh vực QLNN về xây
dựng khu đô thị, khu nhà ở và chung cư xuất phát từ tầm quan trọng của QLNN
về xây dựng trong lĩnh vực này cũng như thực tiễn phát triển sôi động của hoạt
động đầu tư này trong những năm gần đây.
Phạm vi về không gian: Mặc dù tên đề tài học viên đăng ký là “ Quản lý
nhà nước về xây dựng từ thực tiễn tỉnh Nghệ An”, tuy nhiên trong quá trình
nghiên cứu thực tế, do đặc thù của hoạt động đầu tư trong lĩnh vực xây dựng khu
đô thị, khu nhà ở và chung cư ở tỉnh Nghệ An hầu hết chỉ tập trung trên địa bàn
thành phố Vinh (chiếm hơn 80% của cả tỉnh), hơn nữa các dự án ở các thị xã và
huyện trên địa bàn tỉnh hầu hết triển khai chậm tiến độ hoặc chậm khởi công nên
đã có kiến nghị thu hồi hầu hết dự án. Do vậy, để việc nghiên cứu có trọng tâm
và đi sâu vào thực tế, học viên mạnh dạn giới hạn việc nghiên cứu chỉ tập trung

4


vào vấn đề QLNN về xây dựng trong lĩnh vực xây dựng khu đô thị, khu nhà ở và
chung cư trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Phạm vi về thời gian: Luận văn nghiên cứu hoạt động QLNN về xây dựng
khu đô thị, khu nhà ở và chung cư trên địa bàn thành phố Vinh từ năm 2013 đến
năm 2017.

5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ
nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong
nghiên cứu và giải quyết vấn đề.
- Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên
cứu để giải quyết những vấn đề cụ thể như: phương pháp tiếp cận hệ thống,
phương pháp kế thừa, phương pháp khảo sát, tổng hợp, phân tích, thống kê, so
sánh...
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác QLNN trong lĩnh vực
xây dựng khu đô thị, khu nhà ở và chung cư có ý nghĩa thực tiễn đối với địa bàn
thành phố Vinh theo mô hình đô thị “đa cực, sinh thái phi tập trung” với mục
tiêu phát triển bền vững. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa tham khảo đối với
QLNN ở các địa phương khác cũng như trong công tác giảng dạy và nghiên cứu.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn
được kết cấu thành 3 chương, cụ thể:
Chương 1: Những vấn đề lý luận của quản lý nhà nước về xây dựng;
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn thành
phố Vinh, tỉnh Nghệ An;
Chương 3: Dự báo, quan điểm và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước
về xây dựng.

5


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG
1.1. Khái quát chung quản lý nhà nƣớc về xây dựng

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của quản lý nhà nước về xây dựng
1.1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về xây dựng
Quản lý là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến hiện nay và là đối tượng
nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, trong đó có cả tự nhiên và xã hội. Mỗi
ngành khoa học nghiên cứu về quản lý ở góc độ riêng của mình và đưa ra định
nghĩa riêng về quản lý. Trong tiếng Việt, có cách giải thích QLNN là: “Tổ chức,
điều hành các hoạt động kinh tế- xã hội theo pháp luật” [21, tr.504]. Về vấn đề
này, Các Mác đã coi “quản lý là một chức năng đặc biệt nảy sinh từ bản chất xã
hội của quá trình lao động”,[7, tr.29-30]; “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp
hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn thì đều cần đến
một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức
năng chung... Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một
dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”.[6, tr.480].
Tuy nhiên, quan niệm chung về quản lý do điều khiển học mà ra; theo đó,
“quản lý là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó nhằm trật tự
hóa nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định”.
Khi nhà nước xuất hiện thì phần lớn (và là phần quan trọng) các công việc
của xã hội do nhà nước quản lý. QLNN được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và
nghĩa hẹp. QLNN theo nghĩa rộng bao hàm QLNN theo nghĩa hẹp. Cách hiểu
“QLNN theo nghĩa hẹp” chính là nghĩa vốn có của thuật ngữ “QLNN” trong
khoa học Luật hành chính Xã hội chủ nghĩa cũng như ở Việt Nam từ trước đến
nay, cụ thể là:
Theo nghĩa rộng, QLNN là toàn bộ mọi hoạt động của nhà nước nói
chung, mọi hoạt động mang tính chất nhà nước, nhằm thực hiện nhiệm vụ, chức
năng của nhà nước. Nói cách khác, QLNN là hoạt động của nhà nước trên các

6


lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện các chức năng đối nội,

đối ngoại của nhà nước. QLNN được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước, các tổ
chức chính trị, chính trị- xã hội, các cá nhân được nhà nước giao quyền thực
hiện chức năng nhà nước. QLNN được hiểu là quản lý mang tính chất nhà nước,
do nhà nước thực hiện thông qua bộ máy nhà nước và pháp luật là phương tiện
chủ yếu để QLNN. Như vậy, điểm khác biệt cơ bản giữa QLNN và các hình
thức quản lý khác (quản lý của các tổ chức chính trị- xã hội, của các tổ chức xã
hội...) là tính quyền lực nhà nước. Xét về mặt chức năng, QLNN theo nghĩa rộng
bao gồm hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Còn theo nghĩa hẹp, QLNN là hoạt động quản lý do một loại cơ quan đặc
biệt thực hiện mà Hiến pháp và luật gọi là cơ quan hành chính nhà nước. Đó là
hoạt động chấp hành Hiến pháp, luật và điều hành trên cơ sở Hiến pháp và luật
đó, vì thế còn gọi là hoạt động chấp hành và điều hành nhà nước. Tính chấp
hành của hoạt động quản lý hành chính nhà nước được thực hiện ở sự thực hiện
trên thực tế Hiến pháp, luật, pháp lệnh và nghị quyết của cơ quan lập pháp. Tính
điều hành của hoạt động quản lý hành chính nhà nước thể hiện: để đảm bảo cho
các văn bản pháp luật của cơ quan quyền lực được thực hiện trên thực tế thì các
chủ thể quản lý hành chính nhà nước phải tiến hành các hoạt động tổ chức và chỉ
đạo trực tiếp đối với các đối tượng quản lý thuộc quyền [18, tr.12].
Hoạt động quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang tính chủ động
và sáng tạo. Điều này thể hiện ở việc các chủ thể quản lý hành chính căn cứ vào
tình hình, đặc điểm của từng đối tượng quản lý thích hợp. Tính chủ động sáng
tạo được quy định bởi chính bản thân sự phức tạp, đa dạng, phong phú của đối
tượng quản lý và đòi hỏi các chủ thể quản lý phải áp dụng biện pháp giải quyết
mọi tình huống phát sinh một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, sự chủ động và
sáng tạo đó không vượt ra ngoài phạm vi của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ
nghĩa và kỷ luật nhà nước. Để thực hiện vai trò QLNN, nhà nước sử dụng nhiều
loại công cụ quản lý khác nhau như kế hoạch, chính sách, pháp luật...
Thuật ngữ QLNN được sử dụng trong luận văn này là QLNN theo nghĩa
hẹp. Và theo nghĩa này thì trong QLNN có chủ thể quản lý và khách thể quản lý


7


riêng của nó. Chủ thể quản lý là hệ thống pháp nhân công quyền- thiết chế tổ
chức hành chính nhà nước và khách thể của QLNN là các quá trình xã hội và
hành vi của con người hoặc tổ chức của con người. Trong QLNN, chủ thể và
khách thể quản lý được tách biệt tương đối vì con người vừa là chủ thể vừa là
khách thể của QLNN [18, tr.14].
Trên cơ sở quan niệm chung về QLNN, chúng ta xem xét khái niệm
QLNN về xây dựng.
Lịch sử phát triển ngành xây dựng trên thế giới đã có từ lâu đời. Ngày nay
ngành xây dựng đã phát triển mạnh mẽ nhờ được áp dụng thành quả khoa học,
các loại máy móc, công nghệ xây dựng hiện đại. QLNN về xây dựng đã ra đời
và đồng thời phát triển cùng lịch sử ngành xây dựng; góp phần định hướng và tổ
chức thực hiện các quy hoạch phát triển đô thị- nông thôn; tăng cường chất
lượng công trình; đảm bảo việc sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả và đúng mục
đích sử dụng; đảm bảo trật tự xây dựng và tuân thủ pháp luật trong hoạt động
xây dựng. Vì vậy, từ khi ngành xây dựng ra đời, công tác quản lý xây dựng đã
hình thành và song song phát triển cho đến ngày nay với tính phức tạp và yêu
cầu ngày càng cao hơn.
Có những cách tiếp cận và diễn đạt khác nhau về QLNN về xây dựng.
Song theo nghĩa thông thường, phổ biến thì đó hoạt động nhà nước đối với các
nội dung của hoạt động xây dựng được thực hiện bởi các cơ quan hành chính
nhà nước có thẩm quyền về QLNN. Mỗi cơ quan có thẩm quyền quản lý phải
thực hiện theo quy định của pháp luật. Ở đây chủ thể QLNN về xây dựng là các
cơ quan trong hệ thống bộ máy hành chính nhà nước có nhiệm vụ, quyền hạn
quản lý về xây dựng theo luật định. Đối tượng của QLNN về xây dựng là các
hoạt động xây dựng nói chung.
Từ những phân tích trên đây, QLNN về xây dựng được hiểu là: QLNN về
xây dựng là quá trình tổ chức, điều hành của cơ quan nhà nước đối với các nội

dung, quan hệ của hoạt động xây dựng để đảm bảo cho các quan hệ đó được
thực hiện theo đúng luật định, đạt được các mục đích, yêu cầu quản lý đặt ra.
Trên đây là đề cập về QLNN về xây dựng nói chung. Đối với vấn đề được

8


nghiên cứu trong luận văn, quản lý về xây dựng công trình khu đô thị, khu nhà ở
và chung cư được hiểu là quản lý đối với công trình được thực hiện trong các
hoạt động xây dựng nhà ở (bao gồm hoạt động xây dựng khu đô thị, khu nhà ở
liền kề, biệt thự, chung cư) của các chủ đầu tư theo quy định của pháp luật gồm:
quản lý đối với công trình xây dựng mới, xây dựng lại hoặc nâng cấp, sửa chữa,
cải tạo.
1.1.1.2. Các đặc điểm của QLNN về xây dựng
QLNN về xây dựng cũng là một dạng QLNN nên nó vừa chứa đựng
những đặc điểm chung của QLNN nói chung vừa có những đặc điểm riêng như
sau:
Một là, QLNN về xây dựng đảm bảo công tác xây dựng đáp ứng được yêu
cầu về kỹ thuật, chất lượng sử dụng. Với tính chất đặc thù về mục đích sử dụng
của công trình xây dựng, nên đây là yêu cầu cơ bản nhât nhằm đảm bảo chất
lượng, sự an toàn cả trong quá trình triển khai thi công và đưa công trình xây
dựng vào sử dụng trong thực tế.
Hai là, QLNN về xây dựng đảm bảo công tác xây dựng tạo ra được các
công trình, sản phẩm, dịch vụ có hiệu quả kinh tế cao, được xã hội và thị trường
chấp nhận. Song song với yêu cầu kỹ thuật, ở đây đặc điểm này muốn đề cập
đến tính kinh tế trong hoạt động xây dựng; đảm bảo tiết kiệm chi phí đầu tư
những khoản không cần thiết, giảm giá thành sản phẩm.
Ba là, QLNN về xây dựng đảm bảo cho hoạt động xây dựng không gây
ảnh hưởng xấu đến các quan hệ xã hội trong quá trình xây dựng và sử dụng công
trình. Quá trình triển khai các hoạt động xây dựng, nhất là trong tổ chức thi

công, nếu không có phương án, kế hoạch thi công phù hợp sẽ rất dễ làm ảnh
hưởng đến những người xung quanh, ảnh hưởng đến những người xung quanh,
ảnh hưởng đến các quan hệ xã hội. Do đó, QLNN phải chú ý vấn đề này, phải
đặt vấn đề quản lý từng công trình riêng lẻ trong tổng thể chung và trong mối
quan hệ với các vấn đề, sự vật có liên quan.
Đối với QLNN trong hoạt động xây dựng khu đô thị, khu nhà ở và chung
cư, QLNN trong lĩnh vực này lại có các dấu hiệu, đặc điểm riêng nữa:

9


Một là, yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất là phải đảm bảo chủ đầu tư có
quyền sử dụng đất hợp pháp, được cơ quan có thẩm quyền giao đất, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sơ hữu công trình khi dự án đã đưa vào sử
dụng. Trên cơ sở này, nhà nước tiếp tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu căn
hộ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở đối với người
nhận chuyển nhượng căn hộ chung cư hoặc lô đất (bao gồm đất nền hoặc lô đất
đã xây dựng nhà ở) từ chủ đầu tư.
Hai là, việc xây dựng phải được triển khai theo đúng các phân khu chức
năng quy hoạch chung được duyệt và phải có giấy phép xây dựng sau khi được
chấp thuận chủ trương đầu tư.
Ba là, việc xây dựng phải đảm bảo yêu cầu về tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện
hành, kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của đô thị. Mỗi công trình là
một bộ phận cấu thành của đô thị, việc khớp nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật (bao
gồm; giao thông, thoát nước, cấp điện, cấp nước) đảm bảo tính đồng bộ, sự gắn
kết của công trình đó trong tổng thể quy hoạch phát triển đô thị của địa phương.
Bốn là, phải tuân thủ theo quy hoạch, kiến trúc, trình tự, thủ tục trong đầu
tư xây dựng; chịu trách nhiệm về chất lượng nhà ở đối với người nhận chuyển
nhượng và trước nhà nước theo quy định pháp luật.
1.1.2. Vai trò của QLNN về xây dựng

Khi nói đến vai trò của QLNN về xây dựng là nói đến tác dụng, tầm
quan trọng của hoạt động này trong đời sống kinh tế- xã hội của đất nước và
từng địa phương, đặc biệt trên lĩnh vực quy hoạch- xây dựng đô thị, phát triển
nông thôn. Vai trò đó được thể hiện trong các mặt sau đây:
Thứ nhất, QLNN về xây dựng có vai trò quan trọng trong việc xây dựng,
phát triển đất nước; giúp cho ngành xây dựng thực hiện đúng đường lối, chính
sách phát triển kinh tế, văn hóa của Đảng và nhà nước, sử dụng có hiệu quả nhất
các nguồn vốn đầu tư, khai thác tốt tài nguyên của đất nước, tận dụng tiềm lực
sản xuất khác để xây dựng thành công cơ sở vật chất- kỹ thuật của đất nước.
Thứ hai, hoạt động QLNN về xây dựng có ý nghĩa, vai trò quan trọng
trong việc thực hiện mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế- xã hội quốc gia và

10


từng địa phương. Thông qua các chính sách quản lý phát triển và quy hoạch tổng
thể các ngành, kinh tế- kỹ thuật, quy hoạch các vùng lãnh thổ, quy hoạch đô thị
và nông thôn, quy hoạch các phân khu chức năng...góp phần thực hiện các mục
tiêu phát triển kinh tế đi đôi với giải quyết các vấn đề an sinh- xã hội.
Thứ ba, QLNN về xây dựng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm
pháp chế trong quản lý lĩnh vực xây dựng. Việc này đòi hỏi cao sự tuân thủ,
chấp hành pháp luật cả từ phía cơ quan QLNN, cá nhân có thẩm quyền và các
đối tượng chịu sự QLNN đó. Việc QLNN về xây dựng bằng pháp luật sẽ góp
phần làm cho xã hội trật tự hơn, nề nếp hơn, ý thức chấp hành pháp luật của
người dân liên quan đến hoạt động xây dựng cũng cao hơn.
Thứ tư, tùy vào điều kiện cụ thể ở mỗi địa phương, QLNN về xây dựng
còn có vai trò góp phần thực hiện chiến lược quy hoạch phát triển chung. Đơn
cử như việc thành phố Vinh xây dựng đô thị theo mô hình đô thị đa cực, sinh
thái phi tập trung, thì QLNN về xây dựng đóng vai trò là một trong những công
cụ đặc biệt quan trọng trong việc góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược chung.

Mỗi công trình của hoạt động xây dựng được xem là một bộ phận cấu thành gắn
kết trong tổng thể quy hoạch chung của đô thị Vinh.
1.1.3. Các nguyên tắc của QLNN về xây dựng
QLNN về xây dựng phải được thực hiện theo các tư tưởng hay các
nguyên tắc nhất định. Các nguyên tắc này vừa có tính khách quan, vừa có tính
chủ quan, nó là nhân tố đảm bảo tính ổn định và tính hệ thống thống nhất của
quản lý. QLNN về xây dựng phải tuân thủ các nguyên tắc chung về quản lý như
đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, tập trung dân chủ, pháp chế, dân chủ..., nhưng
cũng có các nguyên tắc đặc trưng sau đây:
Một là, phải đảm bảo xây dựng công trình theo đúng quy hoạch, thiết kế,
đảm bảo mỹ quan công trình, bảo vệ môi trường và cảnh quan chung; phù hợp
với điều kiện tự nhiên, đặc điểm văn hóa, xã hội của từng địa phương; kết hợp
phát triển kinh tế- xã hội với quốc phòng, an ninh.
Hai là, tuân thủ quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng. Bộ quy chuẩn
này góp phần đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong áp dụng pháp luật vào

11


QLNN về xây dựng. Tuy nhiên, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng có thể được cơ
quan có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung, thay đổi tùy theo yêu cầu phát triển
thực tế trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
Ba là, phải đảm bảo chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng con
người và tài sản, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường.
Bốn là, bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình, đồng bộ các
công trình hạ tầng kỹ thuật.
Năm là, bảo đảm tiết kiệm, có hiệu quả, chống lãng phí, thất thoát và các
tiêu cực khác trong xây dựng.
1.2. Nội dung quản lý nhà nƣớc về xây dựng
Nội dung QLNN về xây dựng là những công việc mà hoạt động quản lý

này phải thực hiện. Nội dung QLNN về xây dựng được khái quát trên các vấn đề
cơ bản sau:
Thứ nhất, xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển
các hoạt động xây dựng. Đây là hoạt động vĩ mô mang tính tiền đề của QLNN
về xây dựng với sự tham gia của nhiều cơ quan ban ngành có thẩm quyền, có vai
trò là kim chỉ nam cho các hoạt động khác, đặc biệt tác động trực tiếp tới công
tác ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về xây dựng
Thứ hai, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật
xây dựng; các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng. Luật pháp là công cụ để cơ quan
QLNN sử dụng trong công tác quản lý của mình, đồng thời luật pháp cũng là
mục tiêu để cơ quan nhà nước tổ chức thực hiện, đảm bảo mọi cá nhân, tổ chức
đều phải tuân thủ. QLNN đối với hoạt động xây dựng đòi hỏi những người tham
gia quản lý phải nắm rõ các quy định pháp luật đã được nhà nước ban hành đang
còn hiệu lực pháp luật. Hoạt động xây dựng pháp luật về xây dựng ngày càng
được quan tâm. Về cơ bản, hầu hết các nội dung QLNN về xây dựng đã được
luật hóa và cụ thể hóa bằng nhiều văn bản dưới luật do các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành. Ngoài những văn bản của Trung ương, chính quyền cấp
tỉnh, cấp huyện cũng đã ban hành thêm một số văn bản theo thẩm quyền quy
định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

12


Trong nhiều năm quan, hệ thống pháp luật về xây dựng có chuyển biến rất mạnh
mẽ, thể hiện sự đổi mới trong tư duy. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp
luật khác nhau liên quan đến từng hoạt động, làm công cụ pháp lý để quản lý như:
những quy định về quy hoạch, về dự án đầu tư xây dựng, về khảo sát, về thiết kế,
về lựa chọn nhà thầu, về thi công giám sát, về quản lý chất lượng công trình,
nghiệm thu , bảo hành, bảo trì, bảo hiểm... trong xây dựng. Trong những văn bản
này có văn bản liên quan đến công tác QLNN, có những văn bản liên quan đến

quản lý đầu tư kinh doanh, có những văn bản mang tính kỹ thuật như quy chuẩn,
tiêu chuẩn xây dựng... Trong năm 2018, dự kiến Quốc hội sẽ thông qua ba dự án
luật quan trọng về xây dựng, đông thời Bộ xây dựng tổ chức triển khai Đề án hoàn
thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng.
Thứ ba, tổ chức bộ máy QLNN về xây dựng trong cả nước. Bộ máy
QLNN về xây dựng có vị trí đặc biệt quan trọng trong hoạt động QLNN về xây
dựng nhằm hiện thực hóa trên thực tiễn các chủ trương, chính sách, pháp luật
của Đảng và nhà nước ta về xây dựng. Toàn bộ hoạt động của bộ máy này sẽ
được tiến hành trên cơ sở các quy định của pháp luật đã ban hành về QLNN về
xây dựng. Bộ máy này được bố trí ở các bộ, ngành và địa phương, từ Trung
ương đến địa phương, từ các cơ quan cấp trên đến các cơ quan cấp dưới và hoạt
động đồng bộ, thống nhất theo các quy định chung trong phạm vi cả nước.
Trong đó, tham gia công tác quản lý xây dựng gồm có bộ máy của Chính phủ,
các Bộ, ngành, các địa phương từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến các
quận, huyện, phường xã.
Thứ tư, quản lý chất lượng, lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng, giám sát
chất lượng thiết kế và xây dựng. Hoạt động QLNN về xây dựng nói chung, đặc
biệt đối với xây dựng khu đô thị, khu nhà ở và chung cư không thể thiếu nội
dung này. Trước hết là hoạt động quản lý chất lượng xây dựng, nhà nước- thông
qua các biện pháp giám sát, thanh kiểm tra theo phân cấp- nhằm đảm bảo cho
chất lượng các công trình được đáp ứng theo yêu cầu thiết kế tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật. Các hoạt động thiết kế và nhất là thi công công trình luôn chứa
đựng nhiều yếu tố rủi ro, có thể gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Do vậy,

13


trong hoạt động QLNN về xây dựng, nhà nước cũng luôn có các biện pháp giám
sát, can thiệp nhằm bảo đảm việc tuân thủ thực hiện pháp luật của các tổ chức,
cá nhân có liên quan. Ngoài ra, do tính chất phức tạp của hoạt động xây dựng,

tùy thuộc vào mực độ đầu tư của công trình thuộc nhóm nào, hồ sơ của chúng
được quy định trong văn bản pháp luật phải lưu trữ theo thời hạn năm, theo tuổi
thọ công trình hoặc vĩnh viễn…
Thứ năm, cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xây dựng (giấy
phép hành nghề xây dựng, giấy phép xây dựng); tổ chức lập, xét duyệt các đồ án
quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng trong cả nước.
Thủ tục cấp giấy phép xây dựng được xem là một công cụ đặc biệt quan
trọng để nhà nước kiểm soát, quản lý hoạt động xây dựng trong cả nước. Thẩm
quyền cấp, thu hồi giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận đầu tư, những trường
hợp được miễn giấy phép xây dựng… phụ thuộc vào quy mô công trình và được
quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật có liên quan.
Thủ tục lập, xét duyệt các đồ án quy hoạch, các dự án đầu tư xây dựng
cũng được quản lý chặt chẽ nhằm đảm bảo tính hiệu quả, kinh tế, bảo vệ mội
trường… và trên hết là đảm bảo phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển xây
dựng vĩ mô được duyệt. Đơn cử như thủ tục thẩm định, phê duyệt đồ án quy
hoạch xây dựng được quy định thực hiện theo trình tự các bước như: Cơ quan có
thẩm quyền trình thẩm định và phê duyệt; Lấy ý kiến thống nhất với cơ quan
quản lý nhà nước về đồ án quy hoạch xây dựng trong quá trình thẩm định; Lấy ý
kiến bằng văn bản của các cơ quan quản lý chuyên ngành cùng cấp, các hội
chuyên ngành và các chuyên gia có liên quan; Kết quả thẩm định đước gửi bằng
văn bản đến cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng làm cơ sở hoàn chỉnh nội
dung nhiệm vụ và đồ án trước khi trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
Thứ sáu, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử
lý vi phạm trong hoạt động xây dựng.
Trong công tác QLNN, với chức năng thanh tra, nhà nước thành lập đoàn
thanh tra xây dựng để thanh tra chuyên ngành xây dựng. Nhiệm vụ chủ yếu của
thanh tra bao gồm: Thanh tra việc thực hiện pháp luật về xây dựng; phát hiện,

14



ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền
xử lý các vi phạm pháp luật về xây dựng; xác minh, kiến nghị cơ quan nhà nước
có thẩm quyền xử lý khiếu nại, tố cáo về xây dựng [23, tr.48]. Để thực hiện các
nhiệm vụ trên, thanh tra xây dựng có các quyền: Yêu cầu tổ chức, cá nhân có
liên quan cung cấp tài liệu và giải trình những vấn đề cần thiết; Yêu cầu giám
định những nội dung có liên quan đến chất lượng công trình trong trường hợp
cần thiết; Áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật; Lập
Biên bản thanh tra, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước
có thẩm quyền thực hiện các biện pháp xử lý cần thiết và áp dụng biện pháp
ngăn chặn theo quy định pháp luật.
Ngoài ra, luật xây dựng và các văn bản liên quan công nhận cá nhân hoạt
động xây dựng có quyền khiếu nại, tố cáo; cá nhân, tổ chức hoạt động xây dựng
có quyền khiếu nại với cơ quan QLNN có thẩm quyền đối với những quyết định
hành chính, hành vi vi phạm pháp luật xây dựng của bất kỳ đối tượng nào.
Cơ quan QLNN có thẩm quyền về xây dựng, các cấp có trách nhiệm giải
quyết khiếu nại, tố cáo của các cá nhân, tổ chức thuộc thẩm quyền của mình
theo luật định.
Thủ tục tiến hành khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực
hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nai, tố cáo.
Thứ bảy, quản lý sử dụng tài nguyên thiên nhiên về xây dựng; các công
trình hạ tầng kỹ thuật đô thị và nông thôn. Đây được xem là công cụ điều hành
vĩ mô “cũ mà mới” của nhà nước ta. Tương tự như các quốc gia khác trên thế
giới, vấn đề này đã được tích hợp vào trong chiến lược, quy hoạch phát triển
kinh tế xã hội. Đơn cử, trong các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà ngành xây
dựng sử dụng nhiều nhất là đất đai. Vấn đề đặt ra trong hoạt động QLNN về xây
dựng là làm sao sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả? Tốc độ đô thị hóa sẽ ảnh hưởng
và hệ lụy thế nào đến quỹ đất nông nghiệp và các quỹ đất khác…?
Thứ tám, tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ trong hoạt động xây
dựng. Trong bối cảnh khoa hoc và công nghệ phát triển như vũ bão với nhiều

thành tựu nổi bật mang tính ứng dụng cao như hiện nay, bộ máy nhà nước mà

15


nhất là đội ngũ tham gia quản lý phải luôn tự trang bị, cập nhật để tham mưu đổi
mới, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào công tác quản lý. Trong
những năm qua, Bộ xây dựng đã tổ chức nghiên cứu và nghiệm thu các đề tài
của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng, nhiều công trình nghiên cứu
công phu, sáng tạo có tính ứng dụng cao đã được áp dụng và mang lại hiệu quả
cao trong thực tế.
Thứ chín, đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xây dựng và hợp tác
quốc tế trong lĩnh vực hoạt động xây dựng. Trung bình mỗi năm Việt Nam dành
từ 30-40% GDP cho hoạt động đầu tư xây dựng nói chung. Do vậy, hoạt động
này phát triển với tốc độ cao đòi hỏi nguồn nhân lực rất lớn. Tuy nhiên, thực tế
cho thấy chất lượng nguồn nhân lực ngành xây dựng nước ta chưa đáp ứng được
yêu cầu của thị trường, nhiều công trình lớn vẫn phụ thuộc vào nhân lực nước
ngoài. QLNN trong lĩnh vực này phải đặt ra mục tiêu mới, trong đó, đào tạo
nhân lực phải đổi mới nội dung, chương trình đào tạo theo hướng đáp ứng yêu
cầu của thị trường lao động.
Theo quy định tại Điều 11- Luật xây dựng 2014, theo đó: Tổ chức, cá
nhân trong nước được khuyến khích mở rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động
đầu tư xây dựng, thực hiện chuyển giao công nghệ, kỹ thuật, kinh nghiệm quản
lý và sử dụng vật liệu mới. Như vậy, đây là cơ hội để chúng ta có thể trao đổi kỹ
năng, kinh nghiệm cũng như chuyển giao công nghệ, kỹ thuật trong quá trình
làm việc. Nhà nước bảo hộ thương hiệu xây dựng Việt Nam ở nước ngoài, tạo
điều kiện hỗ trợ và có biện pháp thúc đẩy việc ký kết, thực hiện các điều ước
quốc tế, thỏa thuận quốc tế trong hoạt động đầu tư xây dựng giữa tổ chức, cá
nhân trong nước với tổ chức, cá nhân nước ngoài trên cơ sở bảo đảm các nguyên
tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng được quy định tại Điều 4- Luật xây

dựng 2014.
Như vậy, đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xây dựng và hợp tác quốc
tế trong lĩnh vực này là một trong những nội dung quan trọng, đáp ứng yêu cầu
bức thiết của thực tế và phù hợp với xu thể hội nhập hóa, toàn cầu hóa hiện nay
của các nước trên thế giới.

16


Các mặt QLNN trên đây có quan hệ mật thiết, tác động qua lại với nhau.
Chúng là hệ thống có tính chất đồng bộ, phản ánh các yêu cầu nội tại của quản
lý khoa học và các mối quan hệ khác. Hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với nội
dung này có tác động trực tiếp theo hướng tích cực hoặc tiêu cực đối với những
nội dung khác của QLNN về xây dựng.
1.3. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nƣớc về xây dựng
1.3.1. Hệ thống pháp luật về quản lý xây dựng
QLNN bằng pháp luật là một trong những nguyên tắc của nhà nước Pháp
quyền xã hội chủ nghĩa, là hình thức biểu hiện của thể chế QLNN về xây dựng.
Thể chế QLNN về xây dựng đầy đủ, thống nhất, phù hợp với tình hình thực tiễn
thì đảm bảo cho hoạt động QLNN về xây dựng có hiệu quả và ngược lại. Bởi
vậy ở nước ta, ngay từ các triều vua phong kiến đã sớm ban hành những quy
định pháp luật nhằm phục vụ cho quản lý xây dựng, thể hiện trong Bộ luật Hồng
Đức cũng như Bộ luật Gia Long...[2, tr.407]
Những năm gần đây, hệ thống pháp luật về xây dựng ngày càng được chú
trọng hơn cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của
QLNN về xây dựng. Các hình thức biểu hiện của hệ thống thể chế quản lý về
xây dựng bao gồm các loại chủ yếu sau: Luật (hoặc Pháp lệnh); Nghị định của
Chính phủ; Thông tư hoặc Thông tư liên tịch quy định chi tiết và hướng dẫn việc
thực hiện. Ngoài ra, còn có các quyết định, chỉ thị và các văn bản hành chính
thông thường của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân và UBND các

cấp. Tổng hợp hệ thống các văn bản này sẽ tạo thành thể chế QLNN về xây
dựng. Mức độ hoàn thiện của hệ thống thể chế sẽ tác động trực tiếp đến hiệu lực,
hiệu quả QLNN về xây dựng.
1.3.2. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý về xây dựng
Bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác QLNN về xây dựng
có vị trí, vai trò quan trọng trong hoạt động QLNN về xây dựng; nếu không có
bộ máy và đội ngũ cán bộ tổ chức thực hiện trong thực tế thì các chủ trương,
chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước ta về xây dựng cũng chỉ nằm trên
giấy, không được hiện thực hóa trong thực tiễn. Toàn bộ hoạt động của bộ máy

17


này sẽ được tiến hành trên cơ sở các quy định của pháp luật đã ban hành về
QLNN về xây dựng. Nhờ có hoạt động của bộ máy và đội ngũ công chức này
mà hệ thống pháp luật, các chủ trương, chính sách về xây dựng được tổ chức
thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả trong thực tiễn. Bộ máy này được bố trí ở các
bộ, ngành và địa phương, từ Trung ương đến địa phương, từ các cơ quan cấp
trên đến các cơ quan câp dưới và hoạt động đồng bộ, thống nhất theo các quy
định chung trong phạm vi cả nước. Trong đó, tham gia công tác quản lý xây
dựng gồm có bộ máy cán bộ và chuyên viên của Chính phủ, các Bộ, ngành, các
địa phương từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến các quận, huyện,
phường xã.
Ngoài ra, phẩm chất đạo đức của các công chức cũng có tác động lớn đến
QLNN về xây dựng và cần được quan tâm nhiều hơn; bởi lẽ thực tế cho thấy có
một bộ phận cán bộ quản lý xây dựng đã vì lợi ích riêng của bản thân mà quên
đi lợi ích chung của xã hội. Do đó, cán bộ công chức được giao nhiệm vụ, nếu
kiểm tra không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm các nguyên tắc quản lý quy hoạch
xây dựng và kiến trúc sẽ bị xử lý kỷ luật theo Luật cán bộ, công chức và quy
định có liên quan; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường vật chất theo quy định

của pháp luật.
1.3.3. Vai trò lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực quản lý xây dựng
Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hệ thống chính trị nhất
nguyên, trong đó chỉ tồn tại một đảng là Đảng Cộng Sản Việt Nam- lực lượng
duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng Cộng Sản Việt Nam là Đảng cầm
quyền, giữ vai trò lãnh đạo toàn dân, toàn diện bao gồm chính trị, kinh tế- xã
hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao. Sự lãnh đạo của Đảng là một trong những
nhân tố hàng đầu đảm bảo sự thắng lợi của sự nghiệp cách mạng nói chung và
định hướng, chỉ đạo cho công tác quản lý xây dựng ngày càng tốt hơn nói riêng.
Những chủ trương lớn trong Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về xây dựng là cơ sở
định hướng chiến lược đề nhà nước cụ thể hóa thành các văn bản luật, chính
sách, kế hoạch trong quá trình tổ chức thực hiện. Đơn cử như nội dung Nghị
quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Vinh về việc phấn đấu hoàn thành

18


các tiêu chí xây dựng đô thị loại I vào năm 2008 là chủ trương lớn, tác động trực
tiếp đến yêu cầu đối với QLNN về xây dựng trên địa bàn. Nếu không có chủ
trương này của Đảng bộ thành phố thì công tác QLNN về xây dựng trên địa bàn
thành phố cũng tương tự như các địa phương khác, không có các yêu cầu và đặc
thù riêng trong công tác QLNN.
1.3.4. Ý thức pháp luật của người dân
Hiệu lực, hiệu quả QLNN nói chung, về xây dựng nói riêng luôn đi đôi
với trình độ dân trí, ý thức pháp luật của người dân và thường có mối quan hệ
theo tỷ lệ thuận với nhau. Nếu đại bộ phận người dân có ý thức pháp luật tốt,
nắm bắt đầy đủ các quy phạm pháp luật có liên quan và hưởng ứng thực hiện,
chấp hành nghiêm pháp luật thì hiệu lực hiệu quả QLNN sẽ được nâng cao và
ngược lại. Khi công dân hiểu biết pháp luật thì sẽ tự bảo vệ tốt hơn quyền và
nghĩa vụ của mình; đồng thời tích cực tham gia vào các quá trình QLNN, tham

gia giám sát công tác quản lý quy hoạch xây dựng và kiến trúc trên địa bàn mình
đang sống, khiếu nại và tố cáo các hành vi sai trái của cán bộ, công chức trong
QLNN về xây dựng theo luật định.
Tuy nhiên, không phải trong tất cả các trường hợp ý thức pháp luật đều đi
đôi với việc tuân thủ pháp luật. Thực tế cho thấy, một bộ phận người dân tuy
hiểu biết pháp luật tốt nhưng vẫn cố tình vi phạm pháp luật vì mục đích lợi ích
cá nhân, hoặc do ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường, sự tác động của
tư tưởng, yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về xây dựng trong giai
đoạn hiện nay.
1.3.5. Sự phát triển của khoa học và công nghệ
Sự tiến bộ và những thành quả to lớn của khoa học công nghệ về xây
dựng đã có tác động rất lớn đến công tác QLNN về xây dựng. Từ kết quả nghiên
cứu khoa học, nhiều nguyên vật liệu mới đã được phát minh, sáng tạo ra, đáp
ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của hoạt động xây dựng. Khoa học, công nghệ
cũng đã cung cấp những công cụ tốt hơn phục vụ yêu cầu QLNN, giúp công tác
quản lý nhanh hơn, hiệu quả hơn; tạo thuận lợi hơn cho công dân, tổ chức liên
hệ giải quyết công việc liên quan đến lĩnh vực xây dựng.

19


Hiện nay, một số địa phương đã và đang xây dựng chính quyền điện tử,
áp dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý, mà trọng tâm là bộ phận
“một cửa”, “một cửa liên thông” đã đem lại những kết quả rất tích cực, trong đó
có QLNN về xây dựng. Một số phần mềm chuyên dụng về quản lý xây dựng cho
phép cập nhât, xử lý thông tin, giải quyết hồ sơ nhanh thuận lợi hơn trước đây
rất nhiều. Công dân có thể cập nhật thông tin về quá trình, kết quả giải quyết hồ
sơ xây dựng mà không nhất thiết phải đến trụ sở cơ quan quản lý.
1.3.6. Cơ sở vật chất và nguồn tài chính phục vụ quản lý xây dựng
Trong hoạt động QLNN về xây dựng, tài chính và cơ sở vật chất là nguồn

lực, là điều kiện và phương tiện phục vụ cho sự vận hành của các cơ quan hành
chính nhà nước; sự thực thi nhiệm vụ, công vụ của đội ngũ công chức. Việc đảm
bảo nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất sẽ giúp công tác QLNN về xây dựng
đạt kết quả cao hơn, nâng cao tính khả thi của các quyết định hành chính trong
thực tiễn. Điều này được thể hiện rất rõ trong việc hiện thực hóa các chủ trương,
chính sách, quy hoạch, kế hoạch xây dựng của nước ta và từng địa phương trong
thời gian qua. Đơn cử như tình trạng quy hoạch, dự án xây dựng “treo”, chậm
triển khai thực hiện do thiếu nguồn lực tài chính diễn ra khá phổ biến ở nhiều
địa phương, gây lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên, làm chậm cơ hội đầu tư
phát triển và xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân sống trong
vùng quy hoạch. Từ đó, giải pháp cho vấn đề giải quyết chỗ ở cho người dân
trong vùng quy hoạch “treo” đã trở thành đề tài được bản thảo với nhiều ý kiến
đa chiều. Điều này càng cho thấy sự ảnh hưởng to lớn của nguồn lực tài chính và
cơ sở vật chất đến QLNN về xây dựng.
Mặt khác, sự đảm bảo của Nhà nước về tiền lương, thưởng, chế độ bảo
hiểm xã hội... là động lực thu hút những tài năng trong xã hội tham gia hoạt
động quản lý xây dựng, hạn chế tình trạng chảy máu chất xám ra khỏi cơ quan
nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực thì tài chính và cơ sở
vật chất cũng có những ảnh hưởng tiêu cực nhất định đến quản lý xây dựng nếu
không được quản lý chặt chẽ, đúng luật, bảo đảm công khai, minh bạch, hướng
tới mục đích phục vụ lợi ích nhân dân và xã hội. Bởi lẽ thực tế đã cho thấy, xây

20


×