Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Đề án LỘ TRÌNH DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG VÀ XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN HIỆU SUẤT NĂNG LƯỢNG (GIAI ĐOẠN 2010-2015)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (977.89 KB, 36 trang )

Lộ trình dán nhãn năng lượng và xây dựng tiêu hiệu suất năng lượng

BỘ CÔNG THƯƠNG

Dự thảo

Đề án
LỘ TRÌNH DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG VÀ XÂY DỰNG
TIÊU CHUẨN HIỆU SUẤT NĂNG LƯỢNG
(GIAI ĐOẠN 2010-2015)

Hà Nội, 5/2010


Lộ trình dán nhãn năng lượng và xây dựng tiêu hiệu suất năng lượng

MỞ ĐẦU

Theo số liệu thống kê, tổng nhu cầu năng lượng của các ngành kinh tế quốc dân
của nước ta trong năm 2007 tương đương 30,1 triệu tấn dầu quy đổi, trong đó sử dụng
năng lượng cho công nghiệp – xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất (47%), tiếp đến là giao
thông vận tải (30%), gia dụng và lĩnh vực khác (23%). Tốc độ tăng trưởng nhu cầu năng
lượng cuối cùng trong giai đoạn 1990-2006 trung bình ở mức 12%/năm. Hệ số đàn hồi
năng lượng so với tăng trưởng GDP đang ở mức 1,6 (12,0/7,5). Ở các nước công nghiệp
phát triển, các hệ số này nhỏ hơn 1, hay nói cách khác, kinh tế tăng trưởng chỉ đòi hỏi gia
tăng cung cấp năng lượng với tỷ lệ nhỏ hơn, giảm được chi phí đầu tư cho năng lượng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu thụ nhiều năng lượng trong các lĩnh vực đang
chiếm tỷ trọng lớn ở nước ta hiện nay. Trước hết, đây là nhu cầu khách quan đảm bảo cho
sự phát triển kinh tế-xã hội với tốc độ cao trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá. Phát triển
sản xuất công nghiệp, phát triển giao thông vận tải và mức sống không ngừng được nâng
cao ở phần lớn các gia đình đã làm tăng nhanh nhu cầu năng lượng. Chỉ tính riêng về mặt


dân số, với gần 86 triệu dân, hàng năm gia tăng thêm khoảng 1 triệu người, nhu cầu năng
lượng cho mục đích dân dụng chiếm tỷ trọng lớn trong điều kiện của một nước có nền
công nghiệp, dịch vụ chưa thực sự phát triển là điều dễ hiểu. Tuy vậy, một lý do khác
không kém quan trọng là sự lãng phí trong sử dụng năng lượng còn lớn. Thông tin hướng
dẫn cho người tiêu dùng lựa chọn được những thiết bị tiết kiệm năng lượng để dùng trong
sản xuất cũng như cho mục đích gia dụng còn rất thiếu. Phần lớn thiết bị công nghệ đang
sử dụng trong mọi lĩnh vực ở nước ta có hiệu suất năng lượng thấp hơn nhiều so với thế
giới; việc quản lý năng lượng chưa được chú ý đúng mức, sử dụng năng lượng theo các
thói quen chưa hợp lý, tổn thất năng lượng còn lớn ở cả hai phía – cung và cầu. Cường độ
năng lượng trong sản xuất công nghiệp ở nước ta còn cao. Để làm ra cùng một giá trị
kinh tế, sản xuất công nghiệp của nước ta cần sử dụng năng lượng nhiều hơn 1,5 – 1,7 lần
so với một số nước trong khu vực.
Hoạt động dán nhãn năng lượng là biện pháp có hiệu quả nhằm đưa các định
hướng chính sách của Chính phủ về tiết kiệm năng lượng áp dụng vào thực tiễn trên diện
rộng toàn quốc, tiến tới loại bỏ ra khỏi thị trường các phương tiện, thiết bị có công nghệ
lạc hậu, giảm cường độ năng lượng trong sản xuất, tiết kiệm năng lượng trong mọi hoạt
động của xã hội. Thực hiện dán nhãn năng lượng sẽ tạo ra sức ép thúc đẩy các nhà sản
xuất luôn phấn đấu đưa ra thị trường các sản phẩm có hiệu suất cao; buộc các nhà buôn
bán, nhập khẩu thiết bị phải chọn các sản phẩm đạt hoặc vượt tiêu chuẩn hiệu suất năng
lượng đã quy định và đảm bảo các thông số ghi trên nhãn, giúp người tiêu dùng chọn
đúng các các sản phẩm tiết kiệm năng lượng hoặc sản phẩm có hiệu suất năng lượng
mong muốn đang lưu thông trên thị trường. Với hàng triệu các sản phẩm sử dụng năng
lượng có hiệu suất cao được dùng rộng rãi trong đời sống sẽ tổng hợp thành mức tiết


Lộ trình dán nhãn năng lượng và xây dựng tiêu hiệu suất năng lượng

kiệm lớn, đưa lại hiệu quả kinh tế cao cho toàn xã hội. Trong số các biện pháp thực hiện
sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, chương trình dán nhãn năng lượng được đánh
giá là chương trình rất thành công, đưa lại hiệu quả kinh tế cao ở nhiều nước trên thế giới

và khu vực, đặc biệt ở Mỹ (với nhãn có biểu tượng sao năng lượng nổi tiếng), các nước
thuộc EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan ... Hoạt động dán nhãn
năng lượng, nhãn tiết kiệm năng lượng cũng đã được ghi trong Chương trình hành động
hợp tác năng lượng ASEAN, thông qua các kế hoach hợp tác 1999-2004 và 2004-2009.
Tìm các biện pháp nâng cao hiệu suất năng lượng, tiết kiệm điện, tiết kiệm nhiên
liệu cho các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng trong sản xuất công nghiệp, trong
giao thông vận tải cũng như trong sinh hoạt đời sống sẽ đem lại hiệu quả cao về kinh tế.
Nghị Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày tháng .. năm …đã quy định:
Tại Điều 37 về biện pháp quản lý về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối
với phương tiện, thiết bị
Nhà nước áp dụng các biện pháp quản lý về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả đối với phương tiện, thiết bị như sau:
- Xây dựng và công bố tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng, mức hiệu suất năng lượng
tối thiểu của phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng;
- Dán nhãn năng lượng đối với các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng;
- Công khai thông tin cần thiết về sử dụng năng lượng của phương tiện, thiết bị;
- Loại bỏ phương tiện, thiết bị dưới mức hiệu suất năng lượng tối thiểu.
Tại Điều 38 quy định về tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng, mức hiệu suất năng
lượng tối thiểu
- Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng, mức hiệu
suất năng lượng tối thiểu để kiểm soát hiệu suất năng lượng của phương tiện, thiết bị sử
dụng năng lượng.
- Việc xây dựng, công bố và điều chỉnh mức hiệu suất năng lượng tối thiểu đối với
các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải được tổ chức tối thiểu năm năm một
lần và tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau:
a) Đáp ứng mục tiêu tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường;
b) Khuyến khích các cơ sở sản xuất trong nước đầu tư nghiên cứu, sản xuất, cung
cấp cho thị trường các sản phẩm có hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng;
c) Phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, trình độ công nghệ của đất
nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế.

Tại Điều 39 quy định về dán nhãn năng lượng như sau:
- Phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng đưa ra thị trường phải được dán nhãn
năng lượng theo quy định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.


Lộ trình dán nhãn năng lượng và xây dựng tiêu hiệu suất năng lượng

- Cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nhập khẩu phương tiện, thiết bị thực hiện việc dán
nhãn năng lượng đối với phương tiện, thiết bị sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp
giấy chứng nhận dán nhãn.
- Giấy chứng nhận dán nhãn được cấp sau khi phương tiện, thiết bị đã được thử
nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng tại các phòng thử nghiệm.
Tại Điều 40 quy định về quản lý phương tiện, thiết bị dưới mức hiệu suất năng
lượng tối thiểu
- Phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng có mức hiệu suất năng lượng thấp hơn
mức hiệu suất năng lượng tối thiểu phải loại bỏ theo danh mục và lộ trình do Thủ tướng
Chính phủ ban hành.
- Không sản xuất, nhập khẩu phương tiện, thiết bị có mức hiệu suất năng lượng
thấp hơn mức hiệu suất năng lượng tối thiểu thuộc danh mục phương tiện, thiết bị phải
loại bỏ.
Tại Điều 15 quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động
xây dựng yêu cầu tổ chức, cá nhân tham gia tư vấn thiết kế, đầu tư, xây dựng, sở hữu các
toà nhà có trách nhiệm thực hiện các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
như là:
- Sử dụng các vật liệu cách nhiệt được sản xuất và thử nghiệm phù hợp tiêu chuẩn
quốc gia hoặc tiêu chuẩn nước ngoài về mức hiệu suất năng lượng được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền công bố, thừa nhận áp dụng nhằm hạn chế truyền nhiệt qua tường,
mái nhà, cửa ra vào và cửa sổ.
- Sử dụng và lắp đặt các phương tiện, thiết bị có hiệu suất năng lượng cao được
thiết kế, chế tạo, sản xuất phù hợp tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn nước ngoài về

mức hiệu suất năng lượng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố, thừa nhận áp
dụng.
Xây dựng tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng cho một số sản
phẩm sử dụng năng lượng là nội dung một đề án của Chương trình mục tiêu quốc gia về
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (giai đoạn 2006-2015) đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 79/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2006,
thuộc nhóm vấn đề thứ ba: “Phát triển, phổ biến các trang thiết bị hiệu suất cao, tiết kiệm
năng lượng, từng bước loại bỏ các trang thiết bị hiệu suất thấp”. Đề án đã được triển khai
thí điểm từ năm 2007 đến nay, nhưng gặp nhiều khó khăn trong phối hợp đồng bộ thực
hiện giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp và trình độ phát triển của thị
trường, làm hạn chế các kết quả mong muốn của hoạt động dán nhãn. Các kết quả triển
khai cũng cho thấy cần phải thay đổi hình thức thực hiện Chương trình từ việc dán thí
điểm nhãn tiết kiệm năng lượng thành dán nhãn năng lượng (bao gồm nhãn năng lượng
cung cấp thông tin so sánh và nhãn lượng xác nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng) để


Lộ trình dán nhãn năng lượng và xây dựng tiêu hiệu suất năng lượng

việc triển khai được linh hoạt và không nhầm lẫn khái niệm khi tất cả các sản phẩm đều
phải tham gia dán nhãn theo lộ trình.
Bên cạnh việc dán nhãn, quá trình áp dụng các tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng
với mức hiệu suất năng lượng tối thiểu sẽ là biện pháp hành chính mạnh đã được nhiều
nước trên thế giới áp dụng nhằm từng bước loại bỏ ra khỏi thị trường các sản phẩm có
hiệu suất năng lượng thấp, tiêu tốn nhiều năng lượng khi sử dụng.
Các thiết bị được nhắm tới để quy định tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng tối thiểu
và dán nhãn năng lượng trước tiên sẽ là các thiết bị gia dụng phổ biến, có sử dụng năng
lượng. Các thiết bị chiếu sáng (đèn ống, đèn compact, chấn lưu, choá đèn…), quạt, bơm
nước, thiết bị nghe nhìn, điều hoà nhiệt độ, tủ lạnh, bình đun nước nóng, nồi cơm điện,
bếp ga v.v… sẽ dự định được dán nhãn năng lượng. Người dân sẽ có định hướng để lựa
chọn mua sắm, thay thế các thiết bị trong nhà bằng các thiết bị có hiệu suất năng lượng

cao, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sinh hoạt sẽ dần kiểm soát được
về mặt công nghệ. Vấn đề còn lại chỉ là ý thức sử dụng tiết kiệm của người tiêu dùng.
Ngoài các thiết bị dân dụng phổ biến (đèn, điều hoà nhiệt độ…), việc kiểm soát sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực công sẽ được thực hiện thông qua
dán nhãn cho các thiết bị văn phòng (máy tính và màn hình, máy in, máy phôtô côpy,
máy fax…). Chính phủ cần có quy định bắt buộc các cơ quan nhà nước khi lắp mới hoặc
thay thế thiết bị cho công sở chỉ được dùng các thiết bị đã được dán nhãn, có hiệu suất
cao; xây dựng thói quen cho cán bộ công chức chỉ bật điện khi sử dụng thiết bị, tắt điện
khi ra khỏi phòng v.v…, thực hiện “xanh hoá” công sở theo nghĩa tiết kiệm năng lượng,
cơ quan nhà nước phải trở thành người tiên phong trong sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả, làm gương tốt cho toàn xã hội noi theo.
Động cơ điện cũng là đối tượng được dán nhãn năng lượng. Cải thiện hiệu suất
chiếu sáng, sử dụng các động cơ điện, bơm nước, nồi hơi, áp dụng rộng rãi các giải pháp
công nghệ có hiệu quả cho động cơ, máy nén khí, cải thiện chu trình trao đổi nhiệt v.v…
sẽ mang lại kết quả tiết kiệm năng lượng to lớn trong sản xuất công nghiệp.
Trong tương lai, nhãn năng lượng cũng cần áp dụng cho các phương tiện đi lại
nhằm tác động và điều chỉnh hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong
lĩnh vực giao thông vận tải.
Xây dựng một lộ trình toàn diện cho hoạt động dán nhãn năng lượng, áp dụng mức
hiệu suất năng lượng tối thiểu trình Chính phủ để được phê duyệt và quyết định ban hành
là bước đi cần thiết trong điều kiện Chương trình mục tiêu quốc gia về Sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả đã đi được gần nửa giai đoạn 10 năm, đã phát triển được
nhiều hoạt động theo diện rộng, đã đạt được nhiều kết quả từ các dự án thí điểm cho đến


Lộ trình dán nhãn năng lượng và xây dựng tiêu hiệu suất năng lượng

thời điểm hiện nay. Một lộ trình cụ thể được xác lập, được Chính phủ thông qua và quyết
định ban hành sẽ là chỗ dựa mạnh mẽ về pháp lý để đưa hoạt động dán nhãn năng lượng
đi vào quy củ, ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có liên quan trong việc

chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho dán nhãn và thực hiện dán nhãn; hướng sự chú ý của
các nhà chế tạo, nhập khẩu, buôn bán thiết bị sử dụng năng lượng vào việc tích cực đưa
ra thị trường các thiết bị tiết kiệm năng lượng, hiệu suất cao; hướng các doanh nghiệp,
người dân, người quản lý các công trình xây dựng dân dụng, người đứng đầu các cơ quan
nhà nước … hưởng ứng tích cực hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Theo kinh nghiệm của các nước, thực hiện thành công dán nhãn năng lượng sẽ là yếu tố
tích cực đóng góp cho việc hoàn thành các mục tiêu của quốc gia về tiết kiệm năng lượng
được xác lập trong các chương trình dài hạn về bảo tồn năng lượng, về sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Chương I
SỰ TĂNG TRƯỞNG NHU CẦU CUNG CẤP NĂNG LƯỢNG
TRONG CÁC NGÀNH KINH TẾ

I.1. Tình hình báo động về tăng trưởng nhu cầu năng lượng
Quá trình công nghiệp hóa đòi hỏi sự gia tăng nhu cầu năng lượng cho sản xuất
công nghiệp, cho các phương tiện giao thông vận tải và cả cho các thiết bị hiện đại sử
dụng năng lượng trong các hộ gia đình khi mà điều kiện sống của xã hội ngày càng được
cải thiện. Những yếu tố này dẫn đến nhu cầu năng lượng của nước ta tăng nhanh hơn tốc
độ tăng trưởng của nền kinh tế. Mặc dù hiện nay đang có sự suy giảm trong phát triển của
kinh tế thế giới nhưng triển vọng tăng trưởng kinh tế của nước ta trong trung hạn là khả
quan. Nếu trong giai đoạn 2009-2018, GDP tăng trưởng khoảng 7,5%/năm và hệ số đàn
hồi nhu cầu sử dụng năng lượng trên GDP là 1,6 như đã xảy ra trong thập kỷ qua thì nhu
cầu năng lượng sẽ tăng khoảng 12%/năm, nhu cầu đầu tư cho năng lượng vẫn chiếm tỷ
trọng lớn. Với tốc độ tăng trưởng như vậy, nhu cầu năng lượng sẽ tăng gấp đôi trong
khoảng 10 năm tới với tổng năng lượng tiêu thụ cuối cùng xấp xỉ 80 triệu TOE vào năm
2018.
Nhu cầu điện năng tăng hơn ba lần trong giai đoạn 1999-2008 được sản xuất từ
các nguồn nhiên liệu và năng lượng sơ cấp trong nước với chi phí tương đối thấp. Tiêu
thụ năng lượng thương mại cuối cùng của Việt Nam vào năm 1998 chỉ vào khoảng 10,8

triệu Toe, tăng lên đến khoảng 24,2 triệu Toe vào năm 2006 (Hình 1).


Lộ trình dán nhãn năng lượng và xây dựng tiêu hiệu suất năng lượng

Hình 1. Tiêu thụ năng lượng thương mại cuối cùng giai đoạn 1998-2006

Việc cung cấp năng lượng trong giai đoạn 1998-2008 nhìn chung đã đáp ứng được
nhu cầu năng lượng cho sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu nhu cầu năng lượng
trong nước tiếp tục tăng gấp đôi trong thập kỷ tiếp theo sẽ là một thách thức lớn, phát
triển năng lượng sẽ phải giải quyết các vấn đề về phát triển nguồn lực để đáp ứng nhu cầu
năng lượng và sẽ phải dựa vào nguồn năng lượng nhập khẩu ngày càng nhiều, bao gồm
cả than, dầu và điện. Theo tính toán quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia, trong giai
đoạn 2010-2020, đã có khả năng xuất hiện sự mất cân đối giữa khả năng cung cấp và nhu
cầu sử dụng các nguồn năng lượng sơ cấp nội địa.
Xác định các ngành mục tiêu, phân loại các nhóm khách hàng sử dụng năng
lượng, đề xuất các cơ chế về quản lý phù hợp sẽ có tác dụng lựa chọn đầu tư hợp lý và
khuyến khích các hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đối với nước ta,
các lĩnh vực sử dụng nhiều năng lượng ngoài ngành công nghiệp sản xuất điện có thể
phân chia thành bốn nhóm lớn gồm (a) sử dụng năng lượng cho công nghiệp, (b) sử dụng
năng lượng trong các công trình xây dựng dân dụng (c) sử dụng các sản phẩm dầu mỏ
cho giao thông vận tải, (d) sử dụng điện trong các hộ gia đình. Bốn nhóm sử dụng năng
lượng lớn nhất ở trên tiêu thụ đến 85% năng lượng thương mại cuối cùng của nước ta
(Hình 2).

Hình 2: Tiêu thụ năng lượng theo nhóm sử dụng năng lượng


Lộ trình dán nhãn năng lượng và xây dựng tiêu hiệu suất năng lượng


I.2. Sử
năng
trong
nghiệp

dụng
lượng
công

Với mức
độ sử
dụng
khoảng
47%
nhu
cầu
năng
lượng
cuối
cùng
của
Việt
Nam
trong
năm 2006 và vẫn đang tiếp tục tăng trưởng một cách nhanh chóng, sử dụng năng lượng
hiệu quả trong ngành công nghiệp phải được quan tâm đặc biệt.
Khả năng tiết kiệm trong ngành công nghiệp theo các đánh giá hiện nay khoảng
từ 25-30%. Với tốc độ tăng trưởng liên tục khoảng 10%/năm như đã xảy ra trong giai
đoạn 1999-2006 thì giá trị công nghiệp mới được xây dựng trong vòng 7 năm tiếp theo sẽ
bằng năng lực công nghiệp toàn quốc hiện nay. Sự thay đổi cơ cấu của ngành công

nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc xác định nhu cầu năng lượng cho công nghiệp
và cường độ sử dụng năng lượng cho một đơn vị gia tăng của ngành công nghiệp. Phát
triển công nghiệp ở những giai đoạn tiếp theo cần đặc biệt quan tâm đến những vấn đề
như là loại nhà máy nào nên được phát triển và công nghệ do các nhà máy này sử dụng
cần có hiệu suất sử dụng năng lượng bao nhiêu.
Nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng nhiên liệu trong công nghiệp tập trung chủ
yếu cho việc phát triển công nghệ, nâng cao hiệu suất cấp nhiệt để đáp ứng nhu cầu cung
cấp hơi và nhu cầu nước nóng, đồng thời với việc cải thiện hiệu suất sử dụng điện liên
quan đến vận hành các động cơ, áp dụng công nghệ biến tần cho động cơ, đảm bảo hiệu
suất của động cơ theo dải công suất của thiết bị, nâng cao hiệu suất của hệ thống truyền
tải và phân phối điện, cải thiệt điều kiện kỹ thuật và quản lý lò luyện kim, hiệu chỉnh hệ
số công suất, sử dụng và điều chỉnh công suất của thiết bị làm lạnh và công nghệ chiếu
sáng, song song với việc cải thiện công nghệ của các dây chuyền sản xuất
I.3. Sử dụng năng lượng trong giao thông vận tải
Ngành giao thông vận tải sử dụng khoảng 1/3 tổng nhu cầu năng lượng cuối cùng
của Việt Nam và sẽ là yếu tố quyết định mức độ nhập khẩu sản phẩm dầu mỏ. Các chỉ
tiêu về năng lượng sử dụng trong giao thông vận tải là mức tiêu thụ nhiêu liệu trên khách
hàng-km hoặc trên hàng hóa –km. Mức độ sử dụng năng lượng hiệu quả trong giao thông
vận tải được thực hiện bằng việc định mức sử dụng năng lượng cho từng loại phương tiện


Lộ trình dán nhãn năng lượng và xây dựng tiêu hiệu suất năng lượng

và ở tầm vĩ mô là phương thức phát triển giao thông. Giảm chi phí luôn là mối quan tâm
trong xây dựng các chiến lược phát triển giao thông. Ở Việt Nam có hai xu hướng phát
triển giao thông có liên quan lớn đến hiệu suất sử dụng năng lượng (i) Tương quan phát
triển giữa ô tô và xe máy, xe buýt và các phương tiện giao thông đường sắt cho giao
thông của khu vực đô thị và bán đô thị; (ii) Chuyên chở hàng hóa bằng đường bộ và
đường thuỷ. Sử dụng các loại nhiên liệu thay thế cho sản phẩm dầu như dùng khí đốt,
nhiên liệu sinh học, hay sử dụng xe chạy bằng điện v.v... là những tiềm năng cho tiết

kiệm nhiên liệu hoá thạch trong giao thông vận tải.
I.4. Sử dụng năng lượng trong các công trình xây dựng dân dụng
Trong những năm 1990, số nhà cao tầng tại Việt Nam mới khoảng hơn 100 công
trình. Đến đầu năm 2009, theo ước tính, con số này đã tăng lên khoảng trên dưới 4000
bao gồm các công trình thương mại quy mô lớn 1. Con số này không bao gồm các dự án
hiện đang trong giai đoạn lập kế hoạch, thiết kế và xây dựng. Theo thống kê của Bộ Xây
dựng, tổng diện tích sàn của các công trình thương mại và nhà ở cao tầng tăng với tốc độ
khoảng 6% -7% mỗi năm. Ước tính có khoảng 32,14 triệu mét vuông sàn công trình
thương mại và nhà ở cao tầng sẽ được xây dựng tại Việt Nam trong giai đoạn 2006-2013.
Số liệu khảo sát cho thấy, khoảng 95% các công trình thương mại và nhà ở cao tầng tại
Việt Nam cho đến nay chưa tính đến hiêu quả sử dụng năng lượng đưa vào thiết kế cũng
như vận hành công trình.
I.5. Sử dụng điện trong dịch vụ-thương mại và hộ gia đình
Tỉ lệ sử dụng điện trong lĩnh vực gia dụng chiếm khoảng 43% nhu cầu điện của
Việt Nam và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nhu cầu năng lượng cuối cùng của Việt
Nam, khoảng 23%. Sử dụng năng lượng cho mục đích thương mại và gia dụng liên quan
đến gần 86 triệu người dân Việt Nam, do đó cần phải có cách tiếp cận riêng để đạt được
kết quả trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Nguyên tắc cơ bản để thúc
đẩy hiệu suất của các thiết bị là quy định tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng cho các thiết bị
thuộc diện phải tăng cường quản lý, khuyến cáo và đi đến bắt buộc các nhà sản xuất phải
áp dụng, thực hiện dán nhãn tiết kiệm năng lượng, cung cấp các thông tin cho khách hàng
lựa chọn mua các thiết bị tiết kiệm năng lượng và thực hiện các biện pháp khuyến khích,
cung cấp những chương trình giảm giá để khuyến khích chuyển đổi thị hiếu mua sắm của
người tiêu dùng.
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong những năm gần đây,
nhu cầu về các thiết bị điện dân dụng tăng nhanh chủ yếu là do tốc độ tăng dân số khá
cao và sự cải thiện thu nhập của các hộ gia đình.
Từ năm 1990 tới 2008, tốc độ tăng dân số của Việt Nam ổn định ở mức xấp xỉ 1 –
1.2 triệu dân mỗi năm. Việt Nam đang đứng thứ 13 thế giới về số dân. Đến năm 2025, dự
báo dân số Việt Nam sẽ đạt hơn 100 triệu và đến năm 2030 là 120 triệu người. Dân số

Ghi chú: Các nhà cao tầng thương mại lớn là các khu nhà có tổng diện tích sàn vượt quá 5,000 mét
vuông.
1


Lộ trình dán nhãn năng lượng và xây dựng tiêu hiệu suất năng lượng

đông, tốc độ tăng dân số cao sẽ mở rộng quy mô và số lượng gia đình. Do vậy, Việt Nam
được xem là một thị trường có tiềm năng lớn cho các các sản phẩm tiêu dùng, trong đó
bao gồm cả các thiết bị điện dân dụng.
Hình 3 – GDP trên đầu người của Việt Nam trong giai đoạn 1990 -2008

Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam - Tổng cục Thống kê

Sự cải thiện thu nhập của các hộ gia đình Việt Nam cũng đóng vai trò quan trọng
góp phần làm tăng nhu cầu tiêu thụ điện gia dụng. GDP trên đầu người của nước ta tăng
từ 118 USD năm 1990 lên 402 USD năm 2000 và đạt hơn 1,000 USD năm 2008 (Hình
3). Kinh tế phát triển nhanh đã tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho
người dân. Người dân có cơ hội tiếp cận các nhu cầu mới, có chất lượng cao hơn, từ thực
phẩm, nước uống, giải trí… sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Thu nhập tăng hàng
năm, tạo điều kiện cho người dân có khả nămg chi trả cho những nhu cầu này. Hình 4 cho
thấy mức chi tiêu bình quân đầu người trong một tháng ở khu vực thành thị và nông thôn
ở Việt Nam đã tăng trưởng liên tục trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2006.. Theo đó,
số lượng các thiết bị điện dân dụng phục vụ đời sống hàng ngày của người dân và lượng
điện tiêu thụ của các thiết bị này cũng tăng ở mức cao. Cho tới nay, sản xuất và kinh
doanh thiết bị điện gia dụng không chỉ thu hút các nhà đầu tư trong nước mà cả nhà đầu
từ nước ngoài, như LG, Samsung (Hàn Quốc), Canon (Nhật Bản)… Việc đầu tư lớn cho
các sản phẩm này làm tăng cả về số lượng và chất lượng của các thiết bị điện dân dụng.
Bên cạnh các sản phẩm nội, sản phẩm nhập khẩu cũng đóng vai trò quan trọng trong mở
rộng quy mô thị trường thiết bị điện gia dụng.



Lộ trình dán nhãn năng lượng và xây dựng tiêu hiệu suất năng lượng

Hình 4– Chi tiêu bình quân đầu người trong một tháng

Nguồn:
Niên

giám

thống kê

Việt Nam -

Tổng cục

Thống kê

Song
song với
sự phát
triển về
quy mô
sản
xuất, hệ
thống
bán hàng
(đại lý
bán lẻ,

siêu thị,
cửa
hàng,…) cũng được mở rộng khắp cả nước. Người tiêu dùng ở mọi miền trên cả nước, từ
thành thị đến nông thôn, có thể dễ dàng tiếp cận và mua được các sản phẩm điện dân
dụng, cũng như được hưởng các dịch vụ hậu mãi, dịch vụ chăm sóc khách hàng của nhà
cung cấp, như bảo hành, bảo trì, sửa chữa, hướng dẫn sử dụng… Các sản phẩm thiết bị
điện gia dụng không chỉ phong phú về chủng loại mà còn đa dạng về giá thành sản phẩm.
Các sản phẩm bình dân, với chất lượng chấp nhận được và giá cả hợp lý, được các hộ dân
có thu nhập thấp và trung bình ưa chuộng. Trong khi đó, trên thị trường cũng có các sản
phẩm cao cấp dành cho các hộ có thu nhập cao. Việc phân hóa sản phẩm như vậy sẽ làm
tăng nhu cầu của thị trường và tăng số lượng sản phẩm được tiêu thụ.
Các kết quả nghiên cứu của Viện Chiến lược phát triển-Bộ Công Thương về thiết
bị điện gia dụng (năm 2002) và khảo sát hộ gia đình do Công ty VESCO (thực hiện năm
2009) có thể sử dụng tham khảo để đánh giá xu hướng tiêu thụ điện trong khu vực dân
dụng (tóm tắt kết quả ở Bảng 1). Theo kết quả nghiên cứu năm 2002, lượng điện tiêu thụ
trung bình hàng tháng của 5.991 hộ khoảng 1,069,900 kWh/tháng. Đến năm 2009, chỉ
với 4939 hộ được điều tra, lượng điện tiêu thụ cũng đã đạt tới 1.048.337 kWh/ tháng.
Bảng 2 trình bày sự gia tăng về số lượng của các thiết bị dân dụng từ năm 2002 đến 2009.
Nhìn chung, số lượng của các thiết bị dân dụng tăng theo từng năm. Các thiết bị tiêu thụ
điện lớn, như máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt … có tốc độ tăng cao so với các
loại khác. Ví dụ, từ năm 2002 tới 2009, số lượng tủ lạnh tăng xấp xỉ 1,8 lần còn máy điều
hòa nhiệt độ cũng tăng đến 24%. Cùng với tăng về số lượng, lượng điện tiêu thụ cũng
tăng với tốc độ nhanh trong thời gian trên.

Bảng 1. Số liệu nghiên cứu (năm 2002) và khảo sát (năm 2009)
2002

2009



Lộ trình dán nhãn năng lượng và xây dựng tiêu hiệu suất năng lượng

Số lượng mẫu điều tra
Lượng điện tiêu thụ trung bình của tổng số
mẫu điều tra (kWh/ tháng)
Lượng điện tiêu thụ trung bình hàng tháng của
mỗi hộ gia đình (kWh/ tháng/ hộ)

5.991

4.939

1.069.900

1.048.337

178,58

212,26

Bảng 2- Số lượng thiết bị điện trên 100 hộ gia đình năm 2002 và 2009

Thiết bị

2002

2009

Bóng đèn tròn


193,58

99,86

Đèn huỳnh quang

497,76

609,24

Đèn Compact

9,55

219,86

Điều hòa nhiệt độ

55,73

69,18

Tủ lạnh

67,22

124,26

Nồi cơm điện


71,20

116,12

Máy giặt

27,86

68,84

Bơm nước

22,69

47,46

Bàn là

0,80

73,21

Lò vi sóng

1,34

20,65

Chương II
ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN HẠN MỨC

SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG VÀ DÁN NHÃN TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG

Việc điều chỉnh và quản lý mức tiêu thụ năng lượng của các quốc gia đều tập trung
vào 4 lĩnh vực chính (i) Sản xuất công nghiệp, (ii) Các công trình xây dựng dân dụng sử
dụng nhiều năng lượng (tòa nhà), (iii) Sinh hoạt, dịch vụ - thương mại, và (iv) Giao
thông vận tải.
II. 1. Xác định đối tượng dán nhãn
Các sản phẩm mục tiêu cần dán nhãn được lựa chọn theo nguyên tắc sau:


Lộ trình dán nhãn năng lượng và xây dựng tiêu hiệu suất năng lượng

- Sản phẩm có mức tiêu thụ năng lượng (đơn lẻ) đáng kể;
- Sản phẩm được sử dụng rộng rãi cho mục đích sinh hoạt, trong các văn phòng,
trong sản xuất kinh doanh hoặc được dự đoán sẽ tăng nhanh về số lượng sử dụng.
- Sản phẩm có ý nghĩa đối với người tiêu dùng xét theo khía cạnh chiếm tỷ lệ lớn
trong số tiền chi trả hóa đơn năng lượng.
- Sản phẩm chưa sử dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng hiện nay trên thị
trường.
- Dán nhãn cho một sản phẩm có thể tạo nên sự thay đổi có ý nghĩa trong việc tiết
kiệm năng lượng ở các sản phẩm khác nhau.
Nếu sản phẩm lựa chọn để dán nhãn không thỏa mãn một (số) trong những yếu tố
trên thì không nên lựa chọn. Tổ chức dán nhãn năng lượng cho sản phẩm đó sẽ mang lại
hiệu quả không đáng kể cho xã hội.
Nhóm thiết bị điện gia dụng:
Thiết bị điện gia dụng được chia thành 08 nhóm như sau:
- Thiết bị chiếu sáng: bao gồm đèn tròn, đèn huỳnh quang dạng ống, đèn compact,
chấn lưu đèn huỳnh quang, choá đèn, v.v…;
- Thiết bị nghe nhìn và giải trí: bao gồm máy thu radio, tivi, đầu DVD, máy tính cá
nhân…;

- Quạt: Thiết bị thông gió, quạt bàn, quạt trần…;
- Tủ lạnh;
- Máy điều hòa không khí (air conditioners)
- Các thiết bị nhỏ: Các thiết bị tiêu thụ điện công suất nhỏ, không bao gồm các
thiết bị thuộc các nhóm trên, như máy hút bụi, bình đun nước, máy bơm nước, nồi cơm
điện, lò nướng, lò vi sóng, ấm đun nước…
- Các thiết bị lớn: Các thiết bị tiêu thụ điện công suất lớn, không bao gồm các
thiết bị thuộc các nhóm trên, như bình nóng lạnh, lò nướng bằng điện và ga loại lớn, máy
giặt, máy sấy quần áo…
- Các thiết bị khác: Các thiết bị dân dụng dùng điện làm nguồn năng lượng dự
phòng, sử dụng các nguồn năng lượng thay thế hay lưu trữ, như UPS (bộ lưu điện), bình
nước nóng năng lượng mặt trời có tích hợp với bộ đun nước nóng bằng điện…


Lộ trình dán nhãn năng lượng và xây dựng tiêu hiệu suất năng lượng

Hình 5. Lượng điện tiêu thụ của các nhóm thiết bị dân dụng

Nhìn chung, điện năng tiêu thụ cho một thiết bị điện dân dụng phụ thuộc vào 03
yếu tố (i) Công suất của thiết bị; (ii) Thời gian sử dụng; (iii) Số lượng thiết bị được sử
dụng. Lượng điện tiêu thụ trung bình của hộ gia đình được khảo sát vào năm 2009 theo
loại thiết bị được thể hiện trên Hình 5, Bảng 3.
Mười (10) thiết bị điện dân dụng tiêu thụ nhiều điện nhất được liệt kê ở Bảng 3.
Lượng điện tiêu thụ của 10 loại thiết bị điện dân dụng nói trên chiếm đến 83,11% tổng số
lượng điện tiêu thụ của tất cả các thiết bị điện được khảo sát, trong đó tủ lạnh là thiết bị
tiêu thụ nhiều điện nhất với 5504,14 kWh/ngày.
Từ số liệu thống kê về tỷ lệ tiêu thụ năng lượng trong các hộ gia đình, có thể xác
định các đối tượng ưu tiên dán nhãn theo thứ tự trong nhóm thiết bị gia dụng là thiết bị
chiếu sáng, tủ lạnh, TV, bình nước nóng, nồi cơm điện ... Riêng đối với điều hòa không
khí, mặc dù tỷ trọng chưa thật lớn, nhưng với tốc độ gia tăng nhanh trong những năm gần

đây (24% mỗi năm) và lượng điện năng tiêu thụ lớn của mỗi máy điều hòa không khí,
việc triển khai dán nhãn cho sản phẩm này là rất cần thiết. Theo kinh nghiệm của Trung
Quốc, lộ trình áp dụng bắt buộc dán nhãn đối với sản phẩm điều hòa không khí và tủ lạnh
cần dặc biệt nhanh chóng thực hiện.
Bảng 3. Mười (10) thiết bị gia dụng tiêu thụ điện nhiều nhất (điều tra 4939 hộ)

Điện năng tiêu thụ
(kWh/ngày)
Tủ lạnh

Độ
bão hòa

Tỷ lệ (%)

Số thiết
bị/hộ

5504,14

1,5

15,75

1,11

4204,055

7,37


12,03

0,85

3627,27

1,96

10,38

0,73

Nồi cơm điện

3383,742

1,4

9,68

0,69

Bình nước nóng

2827,793

0,57

8,09


0,57

Đèn huỳnh quang
TV


Lộ trình dán nhãn năng lượng và xây dựng tiêu hiệu suất năng lượng

Điện năng tiêu thụ
(kWh/ngày)

Độ
bão hòa

Tỷ lệ (%)

Số thiết
bị/hộ

Điều hòa không khí

2456,215

0,84

7,03

0,5

Máy tính


2326,945

0,74

6,66

0,47

Quạt

2318,534

6,26

6,63

0,47

Bàn là

1660,579

0,89

4,75

0,34

Máy giặt


1045,984

0,83

2,99

0,21

Nhóm thiết bị công nghiệp
Có thể chia các thiết bị sử dụng trong công nghiệp thành một số nhóm chính gồm:
- Thiết bị nguồn: Máy biến áp;
- Thiết bị sử dụng năng lượng cho gia nhiệt (nồi hơi);
- Thiết bị công nghệ sản xuất;
Các thiết bị gia nhiệt thường là các thiết bị lớn, đơn chiếc cần quản lý theo điều
kiện công nghệ, vận hành. Khó áp dụng hình thức dán nhãn trong trường hợp này. Tuy
nhiên việc ban hành và quản lý các loại nồi hơi theo mức hiệu suất năng lượng tối thiểu
là rất cần thiết vì hiện nay thị trường nồi hơi ứng dụng trong đời sống dân sinh và dịch vụ
là tương đối lớn, mỗi năm số lượng nồi hơi mới đưa vào sử dụng tại thị trường Việt Nam
lên tới gần 1000 sản phẩm với tiềm năng tiết kiệm năng lượng từ 10 đến 30%.
Thiết bị nguồn cũng được một số quốc gia quan tâm trong chương trình dán nhãn
năng lượng do tính phổ biến của nó. Mỗi doanh nghiệp đều cần tối thiểu một máy biến áp
cấp điện cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thiết bị sản xuất: Chủ yếu điện năng được sử dụng cho các động cơ điện (mô tơ).
Theo điều tra năm 2005, động cơ điện sử dụng từ 40 đến 95% năng lượng tiêu thụ của
một doanh nghiệp.
Nhóm thiết bị văn phòng, dịch vụ-thương mại
Các trang thiết bị sử dụng trong công sở gia tăng với tốc độ rất nhanh trong thời
gian gần đây cũng là yếu tố đáng quan tâm trong chương trình dán nhãn. Tuy vậy, các
nhóm thiết bị này chủ yếu là những thiết bị công nghệ cao, trong khi hệ thống phòng thử

nghiệm ở Việt Nam chưa đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu thử nghiệm. Bên cạnh đó do mức
độ thay đổi nhanh chóng của các sản phẩm thiết bị văn phòng nên việc xây dựng tiêu
chuẩn hiệu suất, tổ chức dán nhãn cho nhóm các sản phẩm này tại Việt Nam ở thời điểm
hiện tại sẽ gặp nhiều khó khăn.
Nhóm thiết bị này có thể triển khai theo lộ trình muộn hơn thiết bị gia dụng và
công nghiệp.


Lộ trình dán nhãn năng lượng và xây dựng tiêu hiệu suất năng lượng

Nhóm thiết bị sử dụng năng lượng tái tạo và vật liệu
Nhóm các thiết bị sử dụng năng lượng tái tạo và vật liệu về bản chất đã là các đối
tượng mục tiêu khuyến khích áp dụng. Theo kinh nghiệm quốc tế và triển khai tại Việt
Nam, nhóm này chỉ nên áp dụng hình thức dán nhãn tự nguyện với nhãn xác nhận là sản
phẩm tiết kiệm năng lượng là cung cấp đủ thông tin cho cộng đồng về loại sản phẩm
được khuyến khích sử dụng.
Tóm lại, các nhóm sản phẩm mục tiêu dán nhãn năng lượng có thể chia ra như
sau:
1. Nhóm đồ gia dụng: Tủ lạnh, máy điều hoà nhiệt độ, máy giặt, đèn và thiết bị
chiếu sáng, quạt, nồi cơm điện, ấm đun điện (phích điện), bình đun nước nóng, ti vi, máy
sấy quần áo, máy sưởi, lò vi sóng, máy hút bụi, bơm nước, bàn là, máy hút mùi, bình đun
nước nóng bằng khí gas, máy phát hình DVD/VCD, và các thiết bị gia dụng tiêu thụ năng
lượng khác.
3. Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại: Máy tính, màn hình máy tính, máy in,
máy fax, máy photo copy, máy hút ẩm, máy điều hoà trung tâm, máy chiếu, tủ giữ lạnh
bán hàng… và các thiết bị tiêu thụ năng lượng khác
4. Nhóm thiết bị công nghiệp: Mô tơ, máy biến thế ba pha, quạt công nghiệp, bơm
nước ly tâm, máy may công nghiệp, thiết bị, phụ kiện chiếu sáng công nghiệp, công cộng
5. Nhóm năng lượng mới, tái tạo và vật liệu: Thiết bị đun nước nóng bằng năng
lượng mặt trời, các thiết bị sử dụng khí gas gia dụng, kính, cửa sổ, tấm lợp, tấm vật liệu,

các vật liệu, phụ kiện tiết kiệm năng lượng.
II.2. Các tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng và mức sử dụng năng lượng tối
thiểu
a. Tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng
Tại Việt Nam, hệ thống tiêu chuẩn quốc gia đã được xây dựng với 6000 TCVN,
hầu hết các sản phẩm hàng hóa trên thị trường đều có tiêu chuẩn kỹ thuật nhưng các tiêu
chuẩn này chỉ mới tập trung vào các yêu cầu kỹ thuật an toàn hay mức chất lượng tối
thiểu của sản phẩm, chỉ từ năm 2005 tới nay trong một số nỗ lực của các hoạt động về
tiết kiệm năng lượng, các tiêu chuẩn đề cập đến mức hiệu suất sử dụng năng lượng của
sản phẩm tiêu thụ năng lượng mới được xây dựng và ban hành.
Việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia về hiệu suất năng lượng đối với các đối
tượng sản phẩm tiêu thụ năng lượng là một công việc vô cùng cần thiết và đòi hỏi nỗ lực
liên tục. Với mức tăng khiêm tốn từ 3-5% hiệu suất sử dụng năng lượng của một thiết bị
gia dụng trong khoảng thời gian từ 3-5 năm thì toàn thể cộng đồng trên 20 triệu hộ gia
đình Việt Nam đã tiết kiệm được một lượng năng lượng đáng kể.


Lộ trình dán nhãn năng lượng và xây dựng tiêu hiệu suất năng lượng

b. Mức hiệu suất năng lượng tối thiểu
Mức hiệu suất năng lượng tối thiểu là mức hiệu suất năng lượng thấp nhất đối với
phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng do cơ quan có thẩm quyền quy định mà dưới
mức đó, thiết bị sẽ chịu sự quản lý đặc biệt.
Hiểu theo một cách đơn giản mức hiệu suất năng lượng tối thiểu là ngưỡng hiệu
suất thấp nhất đối với một thiết bị do cơ quan quản lý nhà nước công bố nhằm xác định
ranh giới kiểm soát các phương tiện, thiết bị tiêu thụ năng lượng trên thị trường theo các
phương thức phù hợp với điều kiện kinh tế kỹ thuật từng quốc gia. Tại một số nước các
sản phẩm có mức hiệu suất năng lượng thấp hơn mức hiệu suất năng lượng tối thiểu sẽ bị
cấm không được bán ra thị trường, một số quốc gia kém phát triển hơn có nền sản xuất
thấp chịu chấp nhận một số thời gian chuyển đổi cho các nhà sản xuất hoặc có thể áp

dụng biện pháp mềm dẻo hơn cho lưu thông nhưng bát buộc dán nhãn năng lượng với các
đặc điểm cảnh báo người tiêu dùng về mức hiệu suất thấp của thiết bị trên nhãn.
Mức hiệu suất năng lượng tối thiểu (mang tính định hướng cho thị trường) phải
được liên tục soát xét theo hướng nâng dần lên theo một chu kỳ thời gian (03-05
năm/lần). Đây chính là cơ sở để xác định mặt bằng hiệu suất năng lượng của một thiết bị
trên toàn quốc gia đã được nâng lên.
Việc xây dựng một lộ trình đối với việc xây dựng tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng
và các mức hiệu suất năng lượng tối thiểu là rất cần thiết để xác định cụ thể trình độ kỹ
thuật công nghệ các nhà sản xuất phải hướng tới và xác định được mức tiết kiệm năng
lượng cộng đồng thực hiện được sau những khoảng thời gian nhất định.
II.3. Các hình thức dán Nhãn năng lượng
Các chương trình dán nhãn cho sản phẩm tiêu thụ năng lượng đã được triển khai
tại hàng chục quốc gia trên thế giới. Tùy theo điều kiện kinh tế, kỹ thuật và môi trường
văn hóa xã hội, cách thể hiện các nhãn dán cho sản phẩm có khác nhau. Tuy nhiên hình
thức thể hiện nhãn vẫn tập trung vào 02 dạng chính sau :
- Hình thức dán nhãn xác nhận
- Hình thức dán nhãn so sánh.
II.3.1. Nhãn xác nhận
Nhằm xác nhận sản phẩm nằm trong thế hệ các sản phẩm tiết kiệm năng lượng
tiên tiến hiện có trên thị trường.


Lộ trình dán nhãn năng lượng và xây dựng tiêu hiệu suất năng lượng

Hình 6. Một số thí dụ về nhãn xác nhận

Nhãn xác nhận của Mỹ

Nhãn xác nhận của Ai len


Nhãn xác nhận của
Trung Quốc

Nhãn xác nhận của

Nhãn xác nhận của ASEAN

Nhãn xác nhận ELI

Hàn Quốc
Một hình thức khác của nhãn xác nhận gọi là ‘ecolabel’ (nhãn thân thiện với môi
trường). Ecolabel xác nhận một sản phẩm nào đó hoặc một quá trình xử lý ít có ảnh
hưởng đến môi trường. Chương trình ecolabel được áp dụng tại một số nước, trong một
số trường hợp do các tổ chức phi chính phủ thực hiện. Hầu hết các chương trình ecolabel
cho các phương tiện, thiết bị đều bao hàm ý nghĩa tiết kiệm năng lượng như một nội dung
chính của nhãn tuy không phải là mục tiêu ban đầu khi xây dựng nhãn.


Lộ trình dán nhãn năng lượng và xây dựng tiêu hiệu suất năng lượng

Ecolabel của EU

Ecolabel của Singapore

II.3.2. Nhãn so sánh
Nhãn so sánh cung cấp thông tin về mức độ so sánh tương đối về hiệu suất năng
lượng của sản phẩm này so với mức hiệu suất năng lượng tối thiểu quy định trong tiêu
chuẩn hiệu suất năng lượng. Căn cứ thông tin ghi trên nhãn, người tiêu dùng có thể so
sánh sản phẩm đang xem với các sản phẩm khác cùng loại hiện có trên thị trường để lựa
chọn mua được sản phẩm phù hợp (cân nhắc giữa giá cả và mức tiết kiệm năng lượng thu

được khi sử dụng).
Có 3 hình thức trình bày nhãn so sánh thông dụng được đa số các nước trên thế
giới lựa chọn áp dụng là nhãn chỉ số, nhãn cấp độ và nhãn thông tin. Nhãn so sánh giúp
người tiêu dùng có thể so sánh được mức tiêu thụ năng lượng của một sản phẩm bầy bán
ở chỗ này với một sản phẩm cùng loại bầy bán ở chỗ khác để lựa chọn. Nói chung 2 dạng
nhãn so sánh được sử dụng phổ biến trên thế giới là nhãn chỉ số và nhãn cấp độ. Dạng
nhãn thông tin ít được sử dụng do chỉ gồm các thông tin về mức năng lượng sử dụng mà
không có các chỉ dẫn để có thể so sánh.
Hình 7. Thí dụ về nhãn so sánh năng lượng

Nhãn chỉ số Mỹ

Nhãn cấp độ Thái Lan

Nhãn cấp độ Úc


Lộ trình dán nhãn năng lượng và xây dựng tiêu hiệu suất năng lượng

Nhãn cấp độ EU

Nhãn cấp độ Iran

Nhãn thông tin Philippin

Nhãn chỉ số đưa thông tin về dải năng lượng sử dụng của tất cả các thiết bị trên
thị trường, giúp cho người tiêu dùng biết được mức tiêu thụ năng lượng của sản phẩm từ
cao nhất đến thấp nhất. Nhãn chỉ số thường có thêm các thông tin chi tiết về giá cả, thông
số hoạt động và năng lượng sử dụng.
Nhãn cấp độ sử dụng thanh cấp độ để giúp người tiêu dùng biết được sản phẩm cụ

thể này tiết kiệm năng lượng đến đâu so với các sản phẩm cùng loại khác có bán trên thị
trường. Hầu hết nhãn cấp độ được sử dụng trên thế giới đều sử dụng từ 5 đến 7 cấp độ để
so sánh các sản phẩm.
Nhãn thông tin như dạng nhãn được sử dụng ở Philippin, chỉ thuần tuý đưa ra các
thông tin kỹ thuật về sản phẩm nhưng không có các chỉ dẫn để có thể so sánh giữa các
sản phẩm với nhau.
II. 4. Lựa chọn nhãn áp dụng cho Việt Nam
Qua phân tích các ưu, nhược điểm của các mẫu nhãn so sánh, trong điều kiện cụ
thể của nước ta, hình thức nhãn cấp độ sẽ là hướng ưu tiên lựa chọn.
Đối với các sản phẩm có hiệu suất năng lượng đạt hoặc vượt mức hiệu suất tiết
kiệm năng lượng sẽ được dán nhãn xác nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng.
Việc lựa chọn thiết kế một hoặc một số mẫu nhãn phù hợp để dán cho các loại sản
phẩm mục tiêu đã được quyết định thông qua cuộc thi thiết kế mẫu nhãn năng lượng và
điều tra, khảo sát mức độ quan tâm của người tiêu dùng đang được tổ chức trên phạm vi
toàn quốc, dự kiến sẽ công bố vào giữa năm 2010.


Lộ trình dán nhãn năng lượng và xây dựng tiêu hiệu suất năng lượng

Hình 9. Nhãn năng lượng so sách và xác nhận được lựa chọn thông qua cuộc thi thiết kế
mẫu nhãn năng lượng

Nhãn so sánh

Nhãn xác nhận

Chương III
LỘ TRÌNH XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN VÀ DÁN NHÃN

III.1. Chương trình xây dựng tiêu chuẩn và dán nhãn thí điểm đang thực

hiện
Chương trình dán nhãn tiết kiệm năng lượng đang thực hiện là một đề án thuộc
Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 79/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006, do Bộ
Công Thương chủ trì thực hiện. Chương trình hiện nay đang là chương trình tự nguyện
đối với tất cả các nhà sản xuất hoặc nhập khẩu thiết bị sử dụng năng lượng, lưu thông
trên thị trường Việt Nam. Hiện tại ở nước ta vẫn sử dụng một tên gọi chung là nhãn tiết
kiệm năng lượng với hai hình thức thể hiện khác nhau, gồm:
- Nhãn xác nhận là nhãn được dán cho các sản phẩm hàng hoá lưu thông trên thị
trường khi những sản phẩm này có mức sử dụng năng lượng đạt hoặc vượt mức hiệu suất
năng tiết kiệm năng lượng.
- Nhãn so sánh là nhãn so sánh hiệu suất năng lượng của sản phẩm được dán nhãn
so với mức hiệu suất năng lượng tối thiểu quy định trong tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng
(cấp độ hiệu suất mà sản phẩm đạt được so với MEPS). Nhãn được dán cho các sản phẩm
hàng hoá lưu thông trên thị trường nhằm cung cấp cho người tiêu dùng biết các thông tin
để so sánh mức năng lượng tiêu thụ của một sản phẩm được dán nhãn bày bán chỗ này so
với các sản phẩm cùng loại được bày bán chỗ khác trên thị trường. Trên nhãn ghi rõ thông


Lộ trình dán nhãn năng lượng và xây dựng tiêu hiệu suất năng lượng

tin về mức năng lượng tiêu thụ và các quy định cụ thể giúp người sử dụng lựa chọn được
sản phẩm có mức tiêu thụ năng lượng tiết kiệm hơn so với sản phẩm cùng loại.
Với các hình thức thể hiện này, sản phẩm tiết kiệm năng lượng xuất hiện trên thị
trường sẽ có những lợi thế cạnh tranh nhất định đối với các sản phẩm cùng loại do thu hút
được sự chú ý của khách hàng, nhãn tiết kiệm năng lượng cũng thể hiện một yếu tố thừa
nhận của cơ quan chức năng đối với sản phẩm được dán nhãn.
Về phía người tiêu dùng, nhãn tiết kiệm năng lượng khi xuất hiện trên thị trường
đóng vai trò như một yếu tố thu hút sự chú ý cũng như thường xuyên lưu ý người tiêu dùng
khi đưa ra các quyết định mua sắm thiết bị sử dụng năng lượng. Thực chất đây là một biện

pháp truyền thông vô cùng quan trọng trong toàn bộ các hoạt động tiết kiệm năng lượng.
Đối với các nhà sản xuất, một khi các sản phẩm tiết kiệm năng lượng được dán
nhãn xuất hiện trên thị trường và gây sự chú ý của cộng đồng, khi đó sẽ hình thành áp lực
lên các nhà sản xuất chưa dán nhãn sản phẩm tiết kiệm năng lượng, tạo động cơ để các nhà
sản xuất đầu tư, nâng cao hiệu suất cho các sản phẩm được sản xuất, đem ra thị trường.
Trình tự, thủ tục dán nhãn tiết kiệm năng lượng được quy định chi tiết tại Thông tư
số 08/2006/TT-BCN ngày 16 tháng 11 năm 2006 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công
Thương). Thông tư quy định chi tiết các sản phẩm được dán nhãn, cơ quan thử nghiệm cấp
chứng chỉ và các tiêu chuẩn làm căn cứ đánh giá sản phẩm tiết kiệm năng lượng. Cơ quan
có thẩm quyền thẩm định, cấp Giấy chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng là Bộ Công
Thương.
Hai mẫu nhãn, một ở bên trái là nhãn xác nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng, một
ở bên phải là nhãn so sánh hiệu suất năng lượng của sản phẩm, đang áp dụng trong đề án
thí điểm, được trình bày trên Hình 8. Tuỳ theo loại sản phẩm được dán nhãn, các thông số
ghi trên nhãn so sánh sẽ khác nhau và kích thước của nhãn cũng khác nhau cho phù hợp
với kích cỡ của sản phẩm. Thí dụ về nhãn so sánh trên hình 8 được dán cho một sản phẩm
tủ lạnh, đưa thông tin về mức tiêu thụ điện của sản phẩm (ví dụ là 620 kWh/năm), dung
tích, kiểu, hiệu suất của tủ lạnh này. Sản phẩm này đạt hiệu suất năng lượng cấp độ 4 (trong
giải 5 cấp độ) so với hiệu suất tối thiểu quy định tại tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng tương
ứng.
Hình 8. Nhãn năng lượng áp dụng trong đề án thí điểm ở Việt Nam


Lộ trình dán nhãn năng lượng và xây dựng tiêu hiệu suất năng lượng

Cơ sở pháp lý.
Trên cơ sở Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày tháng năm 2010
quy định Bộ Công Thương có trách nhiệm xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành
lộ trình dán nhãn năng lượng; Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Công
Thương và các bộ, ngành liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh

mục và lộ trình phương tiện, thiết bị phải loại bỏ phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội, trình độ khoa học và công nghệ của đất nước theo từng thời kỳ. Hiện nay Bộ Công
Thương cũng đang rà soạt lại Thông tư số 08/2006/TT-BCN quy định trình tự thủ tục dán
nhãn sản phẩm tiết kiệm năng lượng về cơ bản nội dung dự thảo thông tư sửa đổi đã học
tập các kinh nghiệm quốc tế quy định đầy đủ các thủ tục từ khi đánh giá, thử nghiệm đến
tiến hành dán nhãn sản phẩm tiết kiệm năng lượng.
III.2 Kết quả thực hiện và nhu cầu xác định lại hình thức dán nhãn.
Tính đến tháng 12 năm 2009 đã có 09 Công ty tham gia dán nhãn sản phẩm tiết
kiệm năng lượng các sản phẩm bóng đèn huỳnh quang T8 balat điện từ và chóa đèn chiếu
sáng đường phố tiết kiệm năng lượng. Số lượng sản phẩm được dán nhãn cung cấp cho thị
trường tính đến giữa năm 2009 là trên 5 triệu bóng đèn huỳnh quang T8 và 2 triệu balat
điện từ tiết kiệm năng lượng.
Hiện tại đã có các đề xuất xem xét lại hình thức dán nhãn từ các nhà quản lý,
chuyên gia tư vấn trong nước và quốc tế bởi một số lý do chính sau:
- Quá trình chuyển đổi tất yếu từ hình thức tự nguyện sang bắt buộc dán nhãn các
sản phẩm tiêu thụ năng lượng thì tất cả các sản phẩm sẽ phải dán nhãn, tên “nhãn tiết kiệm
năng lượng” sẽ không đại diện và thể hiện được toàn bộ nội dung dán nhãn.
- Hình thức “nhãn so sánh” thực chất áp dụng cho tất cả các sản phẩm chứ không
phải chỉ đối với sản phẩm tiết kiệm năng lượng, có khả năng gây nhầm lẫn trong cộng
đồng.
Ý kiến thống nhất của các cơ quan quản lý và chuyên gia kỹ thuật là cần thay đổi
hình thức quan niệm về chương trình dán nhãn, đặc biệt khi Việt Nam sẽ chuyển đổi dần
hình thức dán nhãn từ tự nguyện sang bắt buộc.
Hình thức nhãn mới sẽ bao gồm:
- Nhãn năng lượng xác nhận: Sử dụng hình thức nhãn xác nhận cũ của Chương
trình thí điểm. Nhãn này luôn sử dụng dưới hình thức tự nguyện, áp dụng cho những sản
phẩm hàng đầu về hiệu suất năng lượng.
- Nhãn năng lượng so sách: Sử dụng hình thức nhãn so sánh theo cấp độ với các
mức hiệu suất thể hiện theo 05 khoảng mức nhằm so sánh hiệu suất năng lượng của các sản
phẩm cùng loại trên thị trường. Các sản phẩm tiêu thụ năng lượng theo kết quả thực hiện
của Đề án này sẽ bắt đầu dán nhãn năng lượng một cách tự nguyện sau đó chuyền sang bắt

buộc theo lộ trình hợp lý sẽ được đề xuất tại phần cuối của Đề án này.


Lộ trình dán nhãn năng lượng và xây dựng tiêu hiệu suất năng lượng

III.3. Các tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng và mức hiệu suất năng lượng tối
thiểu đã được xây dựng phục vụ công tác dán nhãn năng lượng ở Việt Nam
III.3.1. Xây dựng các tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng
Việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia của nước ta nói chung do Trung tâm Tiêu chuẩn
chất lượng Việt Nam chịu trách nhiệm. Đối với tiêu chuẩn hạn mức sử dụng năng lượng,
khi tiến hành xây dựng tiêu chuẩn cho mỗi loại phương tiện, thiết bị đều phải kèm theo yêu
cầu xây dựng phương pháp thử hiệu suất.
Việc xây dựng các tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng hiện nay chủ yếu dựa trên
chuyển dịch các tiêu chuẩn nước ngoài về hiệu suất năng lượng sang tiêu chuẩn Việt Nam.
Công đoạn tốn nhiều nguồn lực nhất là điều tra, khảo sát xác định mức hiệu suất năng
lượng tối thiểu phù hợp với mặt bằng kỹ thuật công nghệ của các nhà sản xuất Việt Nam,
mặt bằng thị trường (gồm cả thiết bị nhập khẩu) cũng như khảo sát về khả năng của người
tiêu dùng có chấp nhận được hay không trong trường hợp các sản phẩm sẽ tiết kiệm năng
lượng nhưng có thể với giá cao hơn. Công tác điều tra, khảo sát để xây dựng tiêu chuẩn
phù hợp hiện nay còn yếu.
Kinh phí xây dựng tiêu chuẩn thông thường được cấp từ ngân sách nhà nước, một
phần do huy động từ cộng đồng doanh nghiệp. Mặc dù vậy, do ở nước ta chưa hình thành
thị trường các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, việc huy động kinh phí từ các nhà sản xuất
để xây dựng các tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng là tương đối khó khăn. Việc này chỉ khả
khi trong giai đoạn sau của quá trình dán nhãn, khi chính sách của nhà nước về thúc đẩy
sản phẩm TKNL đã hình thành và triển khai tương đối mạnh mẽ. Ở giai đoạn chuẩn bị ban
đầu, Chương trình đã nhận được nguồn kinh phí của Nhà nước hỗ trợ xây dựng tiêu chuẩn
với tống số 1.400 triệu đồng.
Trong giai đoạn 2006 – 2009, theo đơn đặt hàng của Chương trình mục tiêu quốc gia về
sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Trung tâm Tiêu chuẩn Việt Nam thuộc Tổng cục Tiêu

chuẩn – Đo lường Chất lượng đã xây dựng được 18 tiêu chuẩn (TCVN) và quy định kỹ thuật,
bao gồm tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng và phương pháp thử nghiệm chuẩn cho các sản phẩm
sau:

TT

Số hiệu TCVN

Tên tiêu chuẩn

TCVN 7450-1:2005

Động cơ điện không đồng bộ ba pha roto
lồng sóc hiệu suất cao – Phần 1: Mức hiệu
suất năng lượng tối thiểu

2

TCVN 7450-2:2005

Động cơ điện không đồng bộ ba pha roto
lồng sóc hiệu suất cao – Phần 2: Phương
pháp xác định hiệu suất năng lượng

3

TCVN 7451-2:2005

Thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao – Phần 2:


1

Ghi chú


Lộ trình dán nhãn năng lượng và xây dựng tiêu hiệu suất năng lượng

TT

Số hiệu TCVN

Tên tiêu chuẩn
Phương pháp xác định hiệu suất năng
lượng

4

TCVN 7826:2007

Quạt điện – Hiệu suất năng lượng

5

TCVN 7827:2007

Quạt điện – Phương pháp xác định hiệu
suất năng lượng

6


TCVN 7828:2007

Tủ lạnh, tủ kết đông lạnh – Hiệu suất năng
lượng

7

TCVN 7829:2007

Tủ lạnh, tủ kết đông lạnh – Phương pháp
xác định hiệu suất năng lượng

8

TCVN 7830:2007

Điều hòa không khí – Hiệu suất năng
lượng

9

TCVN 7831:2007

Điều hòa không khí – Phương pháp xác
định hiệu suất năng lượng

10

TCVN 7896:2008


Bóng đèn huỳnh quang compact – Hiệu
suất năng lượng

11

TCVN 7897:2008

Balat điện tử dùng cho bóng đèn huỳnh
quang – Hiệu suất năng lượng

12

TCVN 7898:2009

Bình đun nước nóng có dự trữ – Hiệu suất
năng lượng

13

TCVN 8248:2009

Balat điện từ dùng cho bóng đèn huỳnh
quang – Hiệu suất năng lượng

14

TCVN 8249:2009

Bóng đèn huỳnh quang dạng ống – Hiệu
suất năng lượng


15

TCVN 8250:2009

Bóng đèn sodium cao áp – Hiệu suất năng
lượng

16

TCVN 8251:2009

Thiết bị đun nước nóng bằng năng lượng
mặt trời – Yêu cầu kỹ thuật và phương
pháp thử

17

TCVN 8252:2009

Nồi cơm điện – Hiệu suất năng lượng

13/2008/QĐ-BCT

Quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với choá
đèn chiếu sáng đường phố tiết kiệm năng
lượng

18


Ghi chú


×