Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tổng hợp ngữ pháp English

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.41 KB, 13 trang )

TENSES ( THÌ )
1. Thì hiện tại đơn ( The Simple Present Tense )
a) Cấu trúc:
I, WE, YOU, THEY + VERB ( bare – infinitive )
HE, SHE, IT + VERB + s/es
- Động từ chia ở hiện tại ( V1 )
( Nếu chủ ngữ ở ngôi thứ 3 số ít, ta phải thêm s/es vào sau động từ )
b) Cách dùng:
- Thì hiện tại đơn diễn tả một chân lý, một sự thật hiển nhiên.
Ex: The sun rises in the East.
They live in England.
I am a student.
- Thì hiện tại đơn diễn tả một thói quen, một hành động xảy ra thường xuyên
ở hiện tại.
Ex: Mary often goes to school by bike.
I get up early every morning.
What do you do every night?
- Thì hiện tại đơn còn được dùng để diễn tả hành động, sự việc tương lai sẽ
xảy ra theo thời gian biểu hoặc chương trình, kế hoạch đã định theo thời gian
biểu.
Lưu ý: Ta thêm es sau các động từ có tận cùng là o, s, x, ch, sh
c) Các phó từ thường được dùng chung với thì hiện tại đơn
+ often, usually, frequently
: thường
+ always, constantly
: luôn luôn
+ sometimes, occasionally
: thỉnh thoảng
+ seldom, rarely
: ít khi, hiếm khi
+ every day / week / month … : mỗi ngày / tuần / tháng…


d) Thể phủ định
- Đối với động từ đặc biệt ( be, can, may… ), ta thêm not ngay sau động từ
đó
- Đối với động từ thường, ta dùng trợ động từ do ( với các chủ ngữ I / YOU /
WE / THEY ) hoặc does ( với các chủ ngữ HE / SHE / IT ) và thêm not
sau do/does.
e) Thể nghi vấn
- Đối với các động từ đặc biệt, ta đưa động từ ra đầu câu.


- Đối với động từ thường, ta thêm do hoặc does vào đầu câu. ( Nhớ đưa động
từ chính về nguyên mẫu )
2. Thì hiện tại tiếp diễn ( The Present Continuons Tense )
1. Cấu trúc:
I

+ am

HE / SHE / IT

+ is

+ V - ing

WE / YOU / THEY + are
b) Cách dùng:
- Thì hiện tại tiếp diễn diễn tả một hành động hoặc sự việc đang diễn ra
trong lúc nói. Từ đi kèm: now, right now, at the moment, at present.
- Thì hiện tại tiếp diễn diễn tả một hành động hoặc sự việc nói chung đang
diễn ra nhưng không nhất thiết phải thật sự diễn ra trong lúc nói. Từ đi kèm:

now, at the moment, today, this week, this term, this year, …
- Thì hiện tại tiếp diễn còn diễn tả một hành động sắp xảy ra ( ở tương lai
gần ). Cách dùng này thường diễn tả một sự sắp xếp hoặc một kế hoạch đã
định.
Lưu ý: Không dùng thì hiện tại tiếp diễn với các động từ chỉ nhận thức, tri
giác như: to be, see, hear, understand, know, like, want, …
3. Thì hiện tại hoàn thành ( The Present Perfect Tense )
a) Cấu trúc:
I, WE, THEY, YOU

+ HAVE
+ P.P ( V3 / ed )

HE, SHE, IT

+ HAS

b) Cách dùng:
- Diễn tả một hành động hoặc sự việc vừa mới diễn ra


- Diễn tả một hành động được lặp đi lặp lại nhiều lần ở quá khứ và còn có
thể được lặp lại ở hiện tại và tương lai
- Diễn tả một hành động ở quá khứ, kéo dài đến hiện tại và có khả năng tiếp
tục trong tương lai
- Diễn tả một hành động hoặc sự việc diễn ra trong quá khứ khi người nói
không biết rõ hoặc không muốn đề cập đến thời gian chính xác
- Diễn tả hành động hoặc sự việc đã xảy ra trong quá khứ nhưng kết quả vẫn
còn trong hiện tại
c) Các phó từ đi kèm

Just, recently, lately

Gần đây, vừa mới

Never

Chưa bao giờ

Yet

Chưa

For

Trong ( khoảng thời gian )

So far = until now = up to now = up
to the present

Cho đến bây giờ

Ever

Đã từng

Already

Rồi

Since


Từ khi ( thời điểm )

4. Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn ( The Present Perfect Continuous
Tense )
a) Cấu trúc:
I, WE, YOU, THEY

+ HAVE
+ BEEN + VING

HE, SHE, IT
b) Cách dùng:

+ HAS


- Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn tả một hành động hoặc sự việc bắt đầu
trong quá khứ và kéo dài liên tục đến hiện tại. Từ đi kèm: since + mốc thời
gian, for + khoảng thời gian
- Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn diễn tả một hành động vừa mới kết thúc
và có kết quả ở hiện tại
5. Thì quá khứ đơn ( The Simple Past Tense )
a) Cấu trúc:
I, WE, YOU, THEY
+ V2/ V – ed
HE, SHE, IT
- Nếu động từ có quy tắc: V – ed
- Động từ bất quy tắc: V2
b) Cách dùng

- Thì quá khứ đơn diễn tả một hành động đã xảy ra trong quá khứ, chấm dứt
rồi và biết rõ thời gian
- Thì quá khứ đơn diễn tả hành động đã xảy ra suốt một khoảng thời gian
trong quá khứ, nhưng nay đã hoàn toàn chấm dứt
c) Các phó từ đi kèm:
- Last week / month / year / … ( tuần trước / tháng trước / … )
- Ago ( cách đây )
- Yesterday ( hôm qua )
d) Thể nghi vấn
- Đối với động từ đặc biệt, ta đưa động từ đó ra đầu câu
- Đối với động từ thường, ta đặc Did ở đầu câu
e) Thể phủ định


- Đối với động từ đặc biệt, ta thêm not sau nó
- Đối với động từ thường, ta đặt trợ động từ didn’t trước động từ chính
6. Thì quá khứ tiếp diễn ( The Past Continuous Tense )
a) Cấu trúc
I, HE, SHE, IT

+ WAS
+ V - ing

WE, YOU, THEY

+ WERE

b) Cách dùng
Thì quá khứ tiếp diễn diễn tả:
- Hành động đã xảy ra và kéo dài một thời gian ở quá khứ

- Hành động đã xảy ra ở một thời điểm ở quá khứ
- Hành động đang xảy ra ( ở quá khứ ) thì có một hành động khác xen vào
( hành động nào kéo dài hơn dùng Past Continunous, hành động ngắn hơn
dùng Simple Past )
- Hai hành động xảy ra song song cùng một lúc ở quá khứ
7. Thì quá khứ hoàn thành / Tiền quá khứ ( The Past Perfect Tense )
a) Cấu trúc
SUBJECT + HAD + P.P ( V3 )
( Thể phủ định: S + hadn’t + V3; Thể nghi vấn: Has + S + V3 … ? )
b) Cách dùng
Thì quá khứ hoàn thành diễn tả một hành động quá khứ trước một thời gian
quá khứ hoặc trước một hành động quá khứ khác ( Nếu trong câu có hai
hành động quá khứ, hành động nào xảy ra trước, ta dùng Past Perfect, hành
động nào sau ta dùng Simple Past )


8. Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn ( The Past Perfect Continuous
Tense )
a) Cấu trúc
SUBJECT + HAD + BEEN + V – ing
b) Cách dùng
Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn tả hành động quá khứ xảy ra và kéo dài
liên tục cho đến khi hành động quá khứ thứ 2 xảy ra ( hành động thứ 2 dùng
Simple Past ). Thường thường khoảng thời gian kéo dài được nêu rõ trong
câu.
9. Thì tương lai đơn ( The Simple Future Tense )
a) Cấu trúc
YOU, HE, SHE, I, THEY

+ WILL

V( BARE – INF )

I, WE

+ WILL / SHALL

b) Cách dùng
- Thì tương lai đơn thường diễn tả một hành động sẽ xảy ra trong tương lai
- Thì tương lai đơn được dùng dể diễn đạt ý kiến, đưa ra một lời hứa hoặc
một quyết định tức thì
c) Các phó từ đi kèm
- Someday

: một ngày nào đó

- Next week / month

: tuần / tháng / … tới

- Tomorrrrow

: ngày mai

- Soon

: Chẳng bao lâu nữa

10. Tương lai gần ( Near Future )
a) Cấu trúc



I

+ AM

HE, SHE, IT

+ IS

WE, YOU, THEY

+ ARE

I

+ AM

HE, SHE, IT

+ IS

WE, YOU, THEY

+ ARE

+ GOING TO + V( BARE – INF )

+ V – ing

b) Cách dùng

Be going to và thì hiện tại tiếp diễn ( Present Continuous ) được dùng để
diễn tả một hành động sắp sửa xảy ra hoặc một dự định sắp tới ( thường
thường dùng trong câu không có cụm từ thời gian )
11. Thì tương lai tiếp diễn ( The Future Continuous Tense )
a) Cấu trúc
SUBJECT + WILL / SHALL + BE + V – ing
b) Cách dùng
- Thì tương lai tiếp diễn diễn tả một hành động sẽ diễn ra và kéo dài suốt
một khoảng thời gian ở tương lai
- Thì tương lai hoàn thành diễn tả một hành động sẽ hoàn thành trước một
hành động khác sẽ xảy ra trong tương lai
13. Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn ( The Future Perfect Continuous
Tense )
a) Cấu trúc
SUBJECT + WILL / SHALL + HAVE BEEN + V – ing
b) Cách dùng


Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn diễn tả một hành động bắt đầu từ quá khứ
và kéo dài liên tục đến một thời điểm nào đó trong tương lai
SEQUENCE OF TENSES
( SỰ HÒA HỢP GIỮA CÁC THÌ )
I. Sự phối hợp của các động từ trong mệnh đề chính ( main clause ) và
mệnh đề phụ ( subordinate clause )
MAIN CLAUSE
SUBORDINATE
Simple Present
Simple Present
Present Perfect
Present Tenses

Present Continuous
Simple Future / Near Future
Simple Past ( nếu có thời gian xác định ở quá khứ )
Simple Past
Simple Past
Past Perfect
Past Tenses
Past Continuous
Would + V ( bare – inf )
Was / Were going to + V ( bare – inf )
Simple Present ( nếu diễn tả một chân lí )
Present Perfect
Simple Present
Past Perfect
Simple Past
II. Sự phối hợp của các động từ trong mệnh đề chính và mệnh đề trạng
ngữ chỉ thời gian ( adverbial clause of time )
MAIN CLAUSE
ADVERBIAL CLAUSE OF TIME
Present Tenses
Present Tenses
Past Tenses
Past Tenses
Future Tenses
Present Tenses
- Present Tenses: Tất cả các thì hiện tại tùy theo ngữ cảnh của câu
- Past Tenses: Tất cả các thì quá khứ tùy ngữ cảnh
- Future Tenses: Tất cả các thì tương lai tùy ngữ cảnh của câu
Các liên từ chỉ thời gian:
- When / as

: Khi
- Just as
: Ngay khi
- While
: Trong khi
- Before
: Trước khi
- After
: Sau khi
- As soon as
: Ngay sau khi
- Until / till
: Cho đến khi
- Whenever
: Bất cứ khi nào
- No sooner … than
: Ngay khi


- Harly … when
: Khó … khi
- As long as
: Chừng nào, cho đến khi
- Since
: Từ khi
Lưu ý: Không được dùng thì tương lai ( Future Tenses ) trong các mệnh đề
trạng ngữ chỉ thời gian ( có thể thay bằng thì hiện tại )
S + V ( present perfect / present perfect cont ) + SINCE + S + V ( simple past )
Trong trường hợp dùng từ nối since, lưu ý:
PHRASES AND CLAUSES OF REASON

( CỤM TỪ VÀ MỆNH ĐỀ CHỈ LÍ DO )
I. Cụm từ chỉ lí do ( Phrases of reason )
Cụm từ chỉ lí do thường được bắt đầu bằng các giới từ because of, due of
hoặc owing to
Because of / due of / owing to + noun / pronoun / gerund phrase
II. Mệnh đề trạng ngữ chỉ lí do ( Adverbial clauses of reason )
Mệnh đề trạng ngữ chỉ lí do là một mệnh đề phụ chỉ lí do hoặc nguyên nhân
của hành động được nêu trong mệnh đề chính. Mệnh đề trạng ngữ chỉ lí do
thường được nối với mệnh đề chính bằng các liên từ because, since, as ( lưu
ý since và as thường đặt ở đầu câu )
Because / Since / As + S + V
* Khi đổi từ mệnh đề sang cụm từ, nếu 2 chủ ngữ giống nhau ta có thể dùng
Gerund phrase
PHRASES AND CLAUSES OF PURPOSE
( CỤM TỪ VÀ MỆNH ĐỀ CHỈ MỤC ĐÍCH )
I. Cụm từ chỉ mục đích ( Phrases of purpose )
1. Để diễn đạt mục đích khẳng định, ta dùng cụm từ bắt đầu bằng to –
infinitive, in order / so as + to infinitive
to - infinitive
in order to
so as to

V( bare – inf )

2. Để diễn tả mục đích phủ định, ta dùng một cụm từ bắt đầu bằng so as not
to hoặc in order not to.
II. Mệnh đề trạng ngữ chỉ mục đích ( Adverbial clauses of purpose )
Mệnh đề chỉ mục đích thường được bắt đầu bằng so that, in order that.
Mệnh đề chỉ mục đích có cấu trúc sau:



S+V
Mệnh đề chính
( main clause )

so that
+ in order to

+S

+ will / would
can / could
may / might

+ V( bare – inf )

Mệnh đề trạng ngữ chỉ mục đích
( adverbial clause of purpose )
Lưu ý: Nếu chủ ngữ của mệnh đề chính và mệnh đề chỉ mục đích khác nhau
ta không được dùng cụm từ chỉ mục đích ( phrase of purpose )
III. Các dạng bài tập
1. Dạng bài tập 1: Nối 2 câu có cùng chủ ngữ thành 1 câu có cụm từ chỉ
mục đích hoặc mệnh đề chỉ mục đích
2. Dạng bài tập 2: Nối 2 câu có cùng chủ ngữ nhưng sau want có tân ngữ
hoặc túc từ ( object )
* Nếu muốn dùng cụm từ chỉ mục đích ( phrase of purpose ) ở dạng này, ta
phải theo công thức: in order for + O + to – innifitive
3. Dạng bài tập 3: Đổi từ cụm từ sang mệnh đề hoặc ngược lại
4. Dạng bài tập 4: Hoàn tất câu với cụm từ hoặc mệnh đề chỉ mục đích
Lưu ý: – Khi động từ trong mệnh đề trong mệnh đề chính ở thì hiện tại

( present ), ta dùng will / can ở mệnh đề chỉ mục đích
– Khi động từ trong mệnh đề chính ở thì quá khứ ( past ), ta dùng
would / could ở mệnh đề chỉ mục đích
CLAUSES OF CONDITION
( MỆNH ĐỀ CHỈ ĐIỀU KIỆN )
1. Mệnh đề chỉ điều kiện là mệnh đề phụ chỉ điều kiện, được nối với
mệnh đề chính bằng liên từ IF nên còn được gọi là mệnh đề if ( If –
clause ). Câu có mệnh đề điều kiện được gọi là câu điều kiện
* Có 3 loại câu điều kiện được phân theo bảng công thức sau:
TYPE
MAIN CLAUSE
IF – CLAUSE
Will
Can
+ V( bare – inf )
1. Real in the present Shall
of future ( có thật ở
May
Simple Present
hiện tại hoặc tương
( V1)
Simple present ( chỉ một
lai )
sự thật, một quy luật hoặc
một thói quen )
2. Unreal in the
Could
Past Simple
present ( không có
Would

+ V( bare – inf )
Past Subjunctive ( V2;
thật ở hiện tại )
Should
be – were )


Might
3. Unreal in the past Could
( không có thật ở quá Would
+ have + V3
Past Perfect
khứ )
Should
( had + V3 )
Might
* Mệnh đề điều kiện có thể đứng trước hoặc sau mệnh đề chính
2. Trong mệnh đề điều kiện, ta có thể thay liên từ IF bằng UNLESS
( nếu … không; trừ khi ). Unless tương đương với If … not
* Khi đổi câu điều kiện IF sang UNLESS, nhớ lưu ý không được đổi mệnh
đề IF ở thể khẳng định sang thể phủ định mà phải đổi mệnh đề chính theo
thể ngược lại
* Ta có thể rút lại công thức sau:
IF – CLAUSE
UNLESS
Thể phủ định
Thể khẳng định ( mệnh đề chính không thay đổi )
Thể khẳng định Thể khẳng định ( đổi động từ trong mệnh đề chính
sang thể phủ định )
3. Ta cũng có thể diễn tả câu điều kiện mà không cần dùng IF hay

UNLESS bằng cách đảo ngữ ra sau should, were, had. Lưu ý không
được làm với động từ khác
4. Provided ( that ), On condition ( that ), As long as, so long as ( miễn là,
với điều kiện là ), Suppose, Supposing ( giả sử như ), In case ( trong
trường hợp ), Even if ( ngay cả khi, dù cho )… có thể dùng thay cho IF
trong câu điều kiện
CLAUSE AFTER WISH, IF ONLY
Sau wish ( ước, ước gì, mong ) và if only ( ước gì, giá mà ), người ta thường
dùng một mệnh đề chỉ một điều ao ước, một điều không thật. Mệnh đề sau
wish và if only được xem như một mệnh danh từ ( noun clause )
Có 3 loại mệnh đề sau wish và if only được dùng để chỉ sự ao ước ở tương
lai, hiện tại và quá khứ
1. Ao ước ở tương lai ( Future wish )
S + wish
+ S + would / could + V(bare – inf )
If only
2. Ao ước ở hiện tại ( Present wish )
S + wish
+ S + V ( Past simple / Past subjunctive )
If only


* Past subjunctive ( Quá khứ giả định ): hình thức giống thì Past Simple
nhưng với động từ be phải đổi thành were cho tất cả các ngôi ( V2; be ->
were )
3. Ao ước ở quá khứ ( Past wish )
S + wish
+ Past Perfect / Past Perfect Subjunctive
+S
If only

+ could have + V3
* Past Perfect Subjunctive ( quá khứ hoàn thành giả định ): hình thức như
Past Perfect ( had + V3 )
PHRASES AND CLAUSES OF CONCESSION
( CỤM TỪ VÀ MỆNH ĐỀ CHỈ SỰ NHƯỢNG BỘ )
I. Cụm từ chỉ sự nhượng bộ ( Phrases of concession )
Cụm từ chỉ sự nhượng bộ thường được bắt đầu bằng giới từ In spite of,
Despite ( mặc dù, cho dù )
In spite of
+ noun / noun phrases / gerund phrases
Despite
* Cụm từ chỉ sự nhượng bộ có thể được đặt trước và sau mệnh đề chính
II. Mệnh đề trạng ngữ chỉ sự nhượng bộ ( Clauses of concession )
Mệnh đề trạng ngữ chỉ sự nhượng bộ là mệnh đề phụ của sự tương phản của
hai hành động trong câu. Mệnh đề này thường được bắt đầu với althought,
though, even thought, no matter, whatever
CLAUSES AFTER AS IF, AS THOUGH, IT’S HIGHT TIME, IT’S
TIME, WOULD RATHER
1. Mệnh đề sau AS IF, AS THOUGH ( Clauses after AS IF, AS
THOUGH )
As if, as though ( như thể, dường như ) đứng trước một mệnh đề chỉ một
điều không có thật hoặc trái ngược với thực tế
as if
S + V( present ) +
+
S
+ V( Past simple / Past Subjunctive )
as though
as if
S + V( past ) +

+
S
+ V( Past perfect )
as though
( Chỉ một hành động xảy ra
trước hành động ở mệnh đề chính )

2. Mệnh đề sau IT’S HIGHT TIME, IT’S TIME ( Clauses after IT’S
HIGHT TIME, IT’S TIME )


It’s time, It’s high time ( đã tới lúc ) diễn tả thời gian mà một việc nên được
làm ngay. It’s time, It’s hight time thường được theo sau bằng các mệnh đề có
cấu trúc như sau
It’s time
+
S
+
V( Past simple )
It’s high time
It’s time
+
( for – O )
+ to - inf
It’s high time
3. Mệnh đề sau WOULD RATHER ( Clauses after WOULD RATHER )
Would rather ( mong muốn rằng ) được dùng để diễn đạt nghĩa một người
muốn người khác làm điều gì đó
a) Mong muốn ở hiện tại hoặc tương lai
S + would rather ( that ) + S + V( Past simple / past subjunctive )

b) Mong muốn ở quá khứ
S + would rather ( that ) + S + V( Past Perfect )



×