VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ QUANG KHOÁI
QUYỀN CỦA BỊ CÁO TRONG XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN
HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH KON TUM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT
HÀ NỘI – 2018
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ QUANG KHOÁI
QUYỀN CỦA BỊ CÁO TRONG XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN
HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH KON TUM
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số : 60.38.01.04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Vũ Gia Lâm
HÀ NỘI - 2018
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1.............................................................................................. 6
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CỦA BỊ CÁO TRONG
XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ ........................................................ 6
1.1. Khái niệm quyền của bị cáo trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.. 6
1.2. Ý nghĩa của việc quy định và thực hiện quy định về quyền của bị
cáo trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. ..................................................... 13
CHƯƠNG 2............................................................................................ 17
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG VỀ QUYỀN CỦA BỊ
CÁO TRONG XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ VÀ VIỆC BẢO
ĐẢM THỰC HIỆN ....................................................................................... 17
2.1. Quyền của bị cáo trong xét xử theo quy định của luật pháp quốc
tế .................................................................................................................. 17
2.2. Quy định của pháp luật tố tụng Việt Nam về quyền của bị cáo
trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ............................................. 23
2.3. Bảo đảm thực hiện quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ
thẩm vụ án hình sự ...................................................................................... 32
CHƯƠNG 3............................................................................................ 39
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUYỀN CỦA BỊ CÁO TRONG XÉT
XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH KON TUM
VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 39
3.1. Đặc điểm tình hình địa bàn tỉnh Kon Tum .................................. 39
3.2. Thực trạng thực hiện quyền của bị cáo trong xét xử sơ thẩm vụ án
hình sự trên địa bàn Tỉnh Kon Tum............................................................ 41
3.3. Kiến nghị nhằm thực hiện tốt quyền của bị cáo trong xét xử sơ
thẩm vụ án hình sự ...................................................................................... 54
KẾT LUẬN ............................................................................................ 68
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLHS: Bộ luật hình sự
BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự
HTND: Hội thẩm nhân dân
KSV: Kiểm sát viên
TAND: Tòa án nhân dân
TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao
TTHS: Tố tụng hình sự
VKS: Viện kiểm sát
VKSND: Viện kiểm sát nhân dân
VKSNDTC: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
HĐXX: Hội đồng xét xử
CQĐT: Cơ quan điều tra
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quyền con người luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm rộng rãi của dư
luận và có sự tác động mạnh mẽ tới các quan hệ chính trị, pháp lý, xã hội ở tất
cả các cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế. Các quốc gia đã hiện thực hóa và
phản ánh vào các quy phạm pháp của quốc gia mình để tạo cơ chế bảo đảm để
quyền con người được thực thi trên thực tế. Ở Việt Nam, việc bảo vệ và thúc
đẩy quyền con người là mục tiêu nhất quán của Đảng và Nhà nước ta, đã
được ghi nhận trong toàn bộ hệ thống pháp luật, đặc biệt đối với các quy định
pháp luật trong TTHS mà mấu chốt thực hiện các quyền này ở giai đoạn xét
xử sơ thẩm các vụ án hình sự ở cấp tỉnh hiện nay. Bởi lẽ, xét về thẩm quyền
xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, Tòa án nhân dân (TAND) cấp tỉnh xét xử
những vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng với khung hình phạt
là trên 15 năm tù, chung thân, tử hình. Chế tài hình sự áp dụng cho bị cáo đối
với những vụ án sơ thẩm hình sự ở TAND cấp tỉnh nghiêm khắc như vậy nên
càng không cho phép bất cứ có sự sai sót, hay “tai nạn công lý” đối với cơ
quan, người tiến hành tố tụng. Điều này đặt ra yêu cầu ngày càng khắt khe
hơn trong hoạt động xét xử của TAND cấp tỉnh là phải bảo vệ quyền cho bị
cáo tốt nhất, hạn chế oan, sai trong hoạt động xét xử sơ thẩm.
Những năm qua, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến việc nâng cao chất
lượng xét xử vụ án hình sự nói chung và vụ án sơ thẩm hình sự của TAND
cấp tỉnh nói riêng. Một trong các chủ trương, chính sách đó là không ngừng
nâng cao năng lực xét xử của thẩm phán, Hội thẩm nhân dân (HTND), Kiểm
sát viên (KSV); kiện toàn tổ chức, hoạt động và phát huy vai trò của đội ngũ
luật sư, cơ quan bổ trợ tư pháp, qua đó bảo đảm các bản án được tuyên đúng
người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội.
1
Những nỗ lực trên đây được ghi nhận trong Bộ luật hình sự năm 1999
(sửa đổi, bổ sung năm 2009), Bộ luật Tố tụng hình sự (TTHS) năm 2003,
Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức TAND năm 2014, Luật Tổ chức Viện
kiểm sát nhân dân (VKSND) năm 2014, Bộ luật hình sự năm 2015, Bộ luật
Tố tụng hình sự (TTHS) năm 2015... Việc hoàn thiện về tổ chức các cơ quan
tư pháp và hệ thống pháp luật đã có tác động tích cực đến chất lượng hoạt
động của các cơ quan tư pháp trong đó có chất lượng hoạt động xét xử sơ
thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh. Tỷ lệ các vụ án hình sự sơ thẩm
của TAND cấp tỉnh bị oan, sai, vi phạm tố tụng xâm phạm đến quyền của bị
cáo đã giảm đi rõ rệt.
Tuy nhiên, trên thực tế, các quyền của bị cáo ở một số phiên tòa xét xử
sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh trong cả nước nói chung và ở
tỉnh Kon Tum nói riêng chưa thật sự được bảo đảm, nhiều quyền của bị cáo
vẫn còn bị hạn chế, vi phạm. Do vậy, việc tiếp tục nghiên cứu những vấn đề
lý luận và thực tiễn để có những kiến nghị nhằm bảo đảm quyền của bị cáo
trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh là
nhiệm vụ cấp thiết. Từ những lý do trên đây, tác giả chọn đề tài: “Quyền của
bị cáo trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Kon Tum”
làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự; Mã số:
60.38.01.04
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở nước ta vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền bị cáo trong giai
đoạn xét xử được nhiều tác giả nghiên cứu trong các công trình với các góc
độ khác nhau. Từ góc độ nghiên cứu về quyền con người nói chung có công
trình “Quyền con người trong thế giới hiện đại” (Viện Thông tin khoa học xã
hội, 1995) của GS.TS Hoàng Văn Hảo và Phạm Khiêm Ích; “Quyền con
người và luật quốc tế về quyền con người”(NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2
1997) của PGS.TS Chu Hồng Thanh. Từ góc độ nghiên cứu quyền con người
trong lĩnh vực Tư pháp có “Bảo đảm quyền con người trong tư pháp hình sự
Việt Nam” (Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2010);
“Luật tố tụng hình sự Việt Nam với việc bảo vệ quyền con người” (Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc Gia, 2011).
Một số tác giả chọn vấn đề bảo vệ quyền con người, quyền bị can, bị cáo
trong luật tố tụng hình sự làm đề tài Luận án tiến sĩ luật học (TS Nguyễn
Quang Hiền, Nguyễn Huy Hoàng, Lại Văn Trình). Trong các công trình này,
các tác giả có phân tích cơ quan Tòa án với vai trò là đại diện quan trọng nhất
của nhánh quyền lực Tư Pháp theo nghĩa rộng. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều
tác giả nghiên cứu về vai trò, vị trí của Tòa án trong cơ chế phân chia quyền
lực như (GS.TS Nguyễn Đăng Dung...). Luận án tiến sỹ của Võ Quốc Tuấn
về bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
của Toà án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay bảo vệ thành công tại Học
viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2017. Luận văn của Ngô Thị Thanh
về bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử vụ án hình sự bảo vệ
thành công tại đại học Quốc gia Hà Nội năm 2013. Các công trình nghiên cứu
đó chủ yếu tập trung vào vai trò của Tòa án với tư cách là trọng tâm của quá
trình xét xử, đi sâu phân tích vấn đề bảo vệ quyền con người, quyền của bị
cáo trong giai đoạn tố tụng này.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Mục đích nghiên cứu của Luận văn là từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận
và thực tiễn về quyền của bị cáo trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và thực
trạng thực hiện quyền của bị cáo trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại
TAND tỉnh Kon tum giai đoạn 2012-2016 để đề xuất các giải pháp nhằm tăng
cường bảo đảm quyền của bị cáo trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự hiện nay.
3
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận
về quyền của bị cáo, quy định của pháp luật tố tụng về quyền của bị cáo và
đánh giá thực tiễn thực hiện quyền của bị cáo trong xét xử sơ thẩm vụ án hình
sự từ thực tiễn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2012-2016
Đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm quyền của bị cáo trong xét xử sơ
thẩm vụ án hình sự tại TAND cấp tỉnh nói chung nhất là tại Tòa án nhân dân
tỉnh Kon Tum nói riêng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là quyền của bị cáo trong giai đoạn
xét xử sơ thẩm trên phương diện lý luận; luật thực định và việc thực hiện
quyền của bị cáo trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Kon
Tum.
Phạm vi nghiên cứu Luận văn là các quan điểm khoa học về quyền của
bị cáo, quyền của bị cáo trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự và thực tiễn
thực hiện quyền của bị cáo trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND
tỉnh Kon Tum từ năm 2012 đến năm 2016.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn lấy quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về Nhà nước và pháp luật, đường lối của Đảng về cải cách tư pháp, bảo
đảm quyền con người trong xét xử các vụ án hình sự ghi nhận trong Cương
lĩnh chính trị, các Văn kiện của Đảng từ Đại hội VI đến đại hội XII làm cơ sở
phương pháp luận.
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp
phân tích, tổng hợp; phương pháp thống kê - so sánh, phương pháp kết hợp lý
luận với thực tiễn; phương pháp lịch sử…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
4
Về lý luận: Luận văn giúp làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quyền
của bị cáo trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp tài liệu tham khảo
có giá trị đối với công tác xây dựng và thực hiện pháp luật về quyền của bị
cáo trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự tại Việt Nam. Kết quả của đề tài
có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các sinh viên đại học chuyên ngành
luật hình sự - tố tụng hình sự.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu thảm khảo, luận văn bao
gồm 3 chương sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về quyền của bị cáo trong xét xử sơ
thẩm vụ án hình sự.
Chương 2: Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về quyền của bị cáo
trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và việc bảo đảm thực hiện.
Chương 3: Thực trạng thực hiện quyền của bị cáo trong xét xử sơ thẩm
vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Kon Tum và một số kiến nghị
5
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CỦA BỊ CÁO TRONG
XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ
1.1. Khái niệm quyền của bị cáo trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
1.1.1. Khái niệm quyền con người và quyền công dân
Dưới góc độ ngôn ngữ học, khái niệm “quyền” được hiểu là: điều mà
pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi;
khái niệm “quyền” cũng còn được hiểu là: những điều do chức vụ hoặc địa vị
mà làm1.
Quyền con người là giá trị mang tính phổ biến chung của nhân loại, là
kết quả của quá trình đấu tranh, phát triển lâu dài của tất cả các dân tộc, nhân
dân trên toàn thế giới. Được ghi nhận từ năm 1945 kể từ khi thành lập Liên
Hợp Quốc, quyền con người thu hút sự quan tâm rộng rãi của dư luận và có
sự tác động mạnh mẽ tới các quan hệ chính trị, pháp lý, xã hội ở tất cả các cấp
độ quốc gia, khu vực và quốc tế. Nó không chỉ là nhận thức, là quan điểm mà
hữu hình bằng các quy phạm pháp lý được các quốc gia thừa nhận chung,
phản ánh quy luật và xu hướng tất yếu trong sự phát triển của xã hội loài
người cũng như sự hình thành các cơ chế bảo đảm để quyền con người được
thực thi trên thực tế. Tại Việt Nam, việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người
là mục tiêu nhất quán của Đảng và Nhà nước ta từ trước đến nay. Việt Nam
luôn tích cực tham gia các Điều ước quốc tế và các hoạt động về quyền con
người của Liên hợp quốc. Chỉ thị 12/TW của Ban Bí Thư, ngày 12/7/1992
khẳng định: “Quyền con người là thành quả của cuộc đấu tranh lâu dài qua
các thời đại của nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới và
cũng là cuộc đấu tranh của loài người làm chủ thiên nhiên, qua đó quyền con
người trở thành giá trị chung của nhân loại”.
1
Từ điển tiếng Việt- Viện ngôn ngữ học- Trung tâm Từ điển học- Nxb Đà Nẵng, năm 2004, tr. 815
6
Điều 1 tuyên ngôn thế giới về nhân quyền ghi nhận: "mọi người sinh ra
đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và các quyền". Trong lời nói đầu của bản
tuyên ngôn này cũng ghi nhận "Điều cốt yếu là các quyền con người phải
được bảo vệ bằng luật pháp...".
Dưới góc độ pháp luật quốc gia, quyền con người cũng được đề cập rất
sớm. Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ năm 1776 đã ghi nhận: "Những chân
lý sau đây đã được chúng tôi công nhận như những sự thật hiển nhiên là tất
cả mọi người sinh ra đều bình đẳng; tạo hóa đã cho họ các quyền không thể
thay thế được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do, và
quyền mưu cầu hạnh phúc. Để bảo vệ những quyền này, các chính phủ, do
chính con người thiết lập nên có được quyền lực chính đáng xuất phát từ sự
đồng thuận của nhân dân”
Xuất phát điểm của khái niệm về quyền con người là khái niệm về
phẩm giá vốn có của tất cả các thành viên trong gia đình nhân loại được ghi
nhận trong Tuyên ngôn thế giới và các Công ước năm 1966. Các công ước
này cũng ghi nhận ý tưởng về con người tự do trong việc hưởng quyền tự do
khỏi sự sợ hãi, tự do làm điều mong muốn và được hưởng các quyền bình
đẳng và không thể chuyển nhượng. Theo đó, quyền con người mang tính phổ
quát và không thể chuyển nhượng, có nghĩa là chúng được áp dụng ở khắp
nơi và không thể lấy đi. Như Tổng thư ký Liên hiệp quốc Boutros-Ghali đã
nói trong Hội nghị Thế giới Vienna về quyền con người vào năm 1993:
“quyền con người là các quyền bẩm sinh”.
Dưới góc độ pháp lý quyền con người được hiểu là điều mà pháp luật
của tất cả các quốc gia trên thế giới ghi nhận cho bất cứ ai cũng được hưởng,
được, được làm, được đòi hỏi.
Quyền con người là một bộ phận không thể tách rời trong phạm vi quyền
công dân. Theo Từ điển tiếng Việt - Nxb Đà Nẵng 2004 (tr 815) thì quyền
7
công dân là "quyền của người công dân bao gồm những quyền tự do dân chủ
và các quyền lợi cơ bản về kinh tế, văn hóa, xã hội... được Hiến pháp công
nhận". Theo định nghĩa này, quyền công dân là điều mà theo pháp luật của
mỗi quốc gia, người được công nhận là công dân của quốc gia đó được
hưởng, được làm, được đòi hỏi. Quyền công dân của quốc gia này có thể có
sự giống nhau trong một lĩnh vực nào đó, dưới góc độ nào đó nhưng quyền
công dân tại quốc gia này có thể có sự khác biệt so với quyền công dân của
quốc gia khác do khác nhau về chế độ chính tri, truyền thống, văn hóa, tín
ngưỡng, tôn giáo….
Quyền con người và quyền công dân luôn có mối quan hệ mật thiết với
nhau và nằm trong một thể thống nhất, cụ thể :
- Quyền con người là quyền của tất cả cá nhân, cho dù họ có quyền công
dân của một quốc gia cụ thể nào đó hay không.
- Quyền công dân là các quyền cơ bản được bảo đảm cho các công dân
của một quốc gia cụ thể (được ghi nhận trong hiến pháp của quốc gia đó và
được bảo đảm thực hiện bằng các quy định pháp luật được thể chế hóa từ hiến
pháp. Ví dụ như quyền bầu cử và được bầu cử hay được quyền tiếp cận với
các dịch vụ công cộng tại một quốc gia nào đó.
- Quyền công dân là sự thể hiện cụ thể quyền con người và là một bộ
phận không tách rời quyền con người.
Hệ thống pháp luật về tố tụng hình sự ở Việt Nam vấn đề về quyền con
người, quyền công dân được phản ảnh ở nhiều góc độ khác nhau, thể hiện tính
nhân văn và nghiêm minh trong đường lối xử lý đối với người phạm tội của
Đảng và Nhà nước ta. Hoạt động tố tụng hình sự là lĩnh vực hoạt động đặc
biệt của nhà nước. Theo đó các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố
tụng, người tham gia tố tụng thực hiện các hành vi pháp lý mà pháp luật tố
tụng hình sự quy định để tiến hành điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. Đây
8
Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full