Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Đề cương và đáp án cơ sở tự nhiên xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.58 KB, 20 trang )

Đề cương cơ sở TNXH
Câu 1: Do ảnh hưởng từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, hoạt động dạy học trong nhà trường hiện
đại đang phát triển theo hướng số hóa và trực tuyến. Theo anh/chị việc đó có làm thay đổi vai trò của
người giáo viên tiểu học không? Người sinh viên ngành Giáo dục tiểu học cần chuẩn bị những gì để trở
thành người giáo viên đáp ứng tốt được các yêu cầu mới của xã hội thời đại 4.0?

Bài làm
Trong thời đại của chúng ta sự bùng nổ cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động đến công cuộc
phát triển kinh tế xã hội loài người. Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của
công nghệ thông tin , truyền thông cũng như yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đào tạo
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh
tế tri thức.
Ngày nay khi công nghệ 4.0 phát triển thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh
vực là một điều tất yếu, trong đó có lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo. Bộ giáo dục và Đào tạo yêu cầu đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học.
Xem công nghệ thông tin như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở
các môn học. Theo tôi, việc đó có ảnh hưởng và làm thay đổi vai trò của giáo viên Tiểu học.
Khi áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học thì người giáo viên sẽ có những lợi ích như: Giúp giáo
viên tương tác tốt với công nghệ thông tin và truyền thông khi giảng bài trên lớp; Khuyến khích sáng tạo
và linh hoạt, giáo viên có thể vẽ và giải thích rõ ràng những thông tin đưa ra; Giáo viên có thể lưu và in ra
những gì đã trình bày, bao gồm cả những lưu ký đã được đưa thêm trong quá trình giảng bài, hạn chế
phải nhắc lại, ôn lại nhiều lần; Giáo viên có thể chia sẻ và sử dụng những tài liệu đã dạy...giúp giảm thiểu
đáng kể khối lượng công việc; Tạo hứng thú cho giáo viên thay đổi phương pháp sư phạm và sử dụng
công nghệ thông tin nhiều hơn, khuyến khích nâng cao chuyên môn,…….. Còn đối với với sinh thì có tác
dụng: nâng cao hứng thú và động lực học tập; tạo cơ hội tốt hơn để học sinh tham gia và hợp tác cùng
nhau, phát triển kỹ năng xã hội và con người, không phải mất thời gian chép bài nhờ chức năng lưu và in
ra tất cả những gì đã hiển thị trước đó; học sinh cũng có thể xử lý và nắm bắt được nhiều thông tin
thông qua bài giảng rõ ràng, hiệu quả và linh hoạt; giúp học sinh trở nên sáng tạo và tự tin hơn khi
thuyết trình trước lớp; học sinh có thể tiếp cận với công nghệ mà không cần sử dụng bàn phím. Điều này
giúp những em nhỏ chưa biết sử dụng máy tính có thể tự tin khi sử dụng công nghệ thông tin,……. Cũng
từ đây vai trò của giáo viên sẽ thay đổi đó chính là từng bước chuyển từ cách dạy học truyền thống theo




hướng tập trung vào giáo viên sang cách dạy học mới hướng tập trung vào học sinh. Chúng phát huy
được tính tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo, tăng cường tính hợp tác, giao tiếp của người học trong
học tập cũng như cuộc sống.
Song bên cạnh những mặt tích cực cũng sẽ có mặt hạn chế. Để soạn được một bài giảng có chất
lượng phải tốn nhiều thời gian và công sức hay đòi hỏi giáo viên phải sử dụng linh hoạt các phần mền có
liên quan để hỗ trợ cho bài soạn. Giáo viên sẽ bị động khi mất điện và sử lí chưa thuần thục các thao tác,
…. Chính gì những khó khăn gặp phải khi sử dụng giáo án điện tử mà các giáo viên chủ yếu chỉ ứng
dụng Công nghệ thông tin trong các tiết thao giảng, còn ngoài ra rất ít khi sử dụng nó trong các tiết dạy
thông thường.

Tôi cảm thấy mình rất may mắn khi đang là sinh viên ngành giáo dục Tiểu học, chính bản thân tôi
còn trẻ vì thế việc tiếp thu hay học hỏi công nghệ thông tin chắc chắn sẽ thuận lợi hơn so với các giáo
viên kỳ cựu. Hơn nữa, xu hướng này có trước khi tôi vào học đại học nên việc đào tạo nó có thay đổi so
với trước đây. Vì thế, sinh viên không chỉ cần học tốt các học phần khác mà còn phải đặc biệt chú trọng
môn tin học là các phần mềm như: Word, Powerpoint, excel,…..chúng tôi được giảng giải rất kỹ bởi đó là
hành trang vững chắc cho đa số sinh viên khi ra trường. Để thiết kế được một giáo án điện tử phục vụ
cho tiết dạy, sinh viên cần có những kiến thức cơ bản như: biết sử dụng máy vi tính; biết sử dụng phần
mềm PowerPoint; biết truy cập Internet; biết cách sử dụng máy chiếu (Projector)…..Chỉ vậy thôi chưa đủ,
ngoài những kỹ năng cơ bản về công nghệ để áp dụng trong dạy học thì sinh viên cần phải nắm thật vững
kiến thức, đó là nền tảng để chúng ta trở thành người thầy giỏi, truyền đạt kiến thức cho học trò. Có
kiến thức tốt, ta sẽ tự tin để đứng trên bục giảng, trao đổi mọi vấn đề với các em. Chính vì thế, khi đang
ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải cố gắng học hỏi kiến thức từ thầy cô, bạn bè và trên nhũng
phương tiện khác. Kiến thức là vô tận, những gì mình biết được chỉ là giọt nước giữa đại dương cho nên
việc học là một điều cần thiết nhất. Chúng ta phải học mọi thứ từ cách ăn nói, tác phong sư phạm, kiến
thức chuyên môn. Ngoài ra, theo tôi một việc quan trọng nữa là trong quá trình học, chúng ta phải tìm
hiểu chương trình của bậc học Tiểu học mà mình sẽ dạy. Đó là việc làm cần thiết để khi ra trường, ta
không bỡ ngỡ và lạ lẫm; phải gắn những kiến thức lí thuyết mình học vào thực tiễn chương trình phổ
thông. Tất cả những công việc cần thiết trên giúp ta vững bước và

Những sinh viên ngành giáo dục chẳng bao lâu nữa sẽ trở thành những người thầy, người cô giáo
dục thế hệ trẻ. Các bạn, hãy biết tận dụng thời gian để bổ sung những lỗ hổng kiến thức từ những ngày
rong chơi. Phải năng động và tiếp thu những cái mới đặc biệt là trong thời buổi công nghiệp hóa, hiện
đại hóa như bây giờ. Thời gian là vàng bạc. Thời cơ chỉ có một, biết tận dụng thời cơ thì mới nắm bắt


được thành công. Hiện nay, không chỉ riêng ngành sư phạm mà các ngành khác, cơ hội tìm kiếm việc làm
cũng đang khó khăn. Nhưng, cuộc sống luôn rộng mở với những ai biết khám phá và vượt qua nó. Thành
công sẽ đến với những người biết tìm tòi và có niềm tin.
Công nghệ tin học là một lĩnh vực đột phá có vai trò lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và
xã hội. Thúc đẩy mạnh mẽ quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Đối với lĩnh vực giáo dục
đào tạo, công nghệ thông tin có tác dụng làm thay đổi mạnh mẽ phương pháp, phương thức dạy – học
nhất là khi nền giáo dục của nước ta bước sang thế kỉ 21, thế kỉ của công nghệ 4.0. Là một sinh viên
ngành sư phạm, tôi cần phải luôn luôn cố gắng, không ngừng rèn luyện tu dưỡng bản thân, học tập thật
tốt để xứng đáng trở thành người giáo viên ươm mầm cho đất nước.

Câu 2: Anh (chị) cho biết ý kiến của bản thân về nhận định: Một bộ phận trong giới trẻ hiện nay đang
có thái độ thờ ơ, hờ hững với lịch sử nước nhà? Anh/chị hãy đề xuất một số ý tưởng để việc dạy học lịch
sử cho học sinh Tiểu học trở nên gần gũi và hiệu quả hơn?
Bài làm
Đất nước ta đang theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mọi thứ đều hiện đại, đều hội nhập.
Thanh niên càng có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi nhau hơn, tiếp thu rất nhiều điều mới lạ. Bởi thế mới
có rất nhiều người đặt ra câu hỏi: ‘’ Một bộ phận trong giới trẻ hiện nay đang có thái độ thờ ơ, hờ hững
với lịch sử nước nhà?’’ và chính tôi cũng đồng tình với ý kiến này.
Nguồn vốn quý giá nhất của Việt Nam là gì? Cách đây không lâu, ông Philipp Rosler nói rằng: “Tài
sản lớn nhất của Việt Nam hôm nay không phải dầu khí, công nghệ hay cơ sở hạ tầng, mà đó chính là giới
trẻ’’. Quan sát xã hội hôm nay, không ít người trong chúng ta phải chạnh lòng khi thấy nhiều bạn trẻ, dù
mới chỉ ở độ tuổi 20, nhưng đã quá nhút nhát, cầu an, thụ động, chỉ biết ăn nhậu và đua đòi theo thời
thế, hoàn toàn không biết và cũng không thèm đoái hoài tới những vấn đề mang tính quốc gia đại sự hay
những vấn nạn xã hội và đặc biệt là kiến thức lịch sử. Khi thiếu kiến thức về lịch sử liệu rằng các bạn trẻ

có còn biết ơn những người anh dũng đã hi sinh vì Tổ quốc? Liệu rằng các bạn có biết ông cha phải vất vả
thế nào để bảo vệ đất nước? Nếu đúng như vậy thì các bạn sẽ mất dần đi lòng tự hào dân tộc và tinh
thần yêu nước. Hay trong một phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế xã hội, Đại biểu Đặng
Thuần Phong (Bến Tre) từng bày tỏ quan ngại: “Lớp trẻ hôm nay không quan tâm đến chính trị, xem nhẹ
lịch sử, sống thực dụng, không có hình tượng lý tưởng để phấn đấu, thờ ơ thế cuộc, vô cảm trong quan
hệ xã hội, bạo hành học đường, sa vào tệ nạn xã hội, suy thoái đạo đức, vv … đang gặm nhấm và tha


hóa nhân cách của lớp trẻ.” Lo lắng ấy có phần hơi quá nhưng cũng không hẳn là không có cơ sở.Nhiều
khi đam mê và nhiệt huyết của những thế hệ thanh niên Việt Nam hôm nay chỉ còn là để giành cho
những trận bóng đá mãi tận trời Âu, những cuộc thư hùng với các đội láng giềng tại ao làng SEA Games,
những trận nhậu xuyên đêm, rồi các thần tượng điện ảnh và âm nhạc xứ Hàn, hay những mẫu xe đẹp,
điện thoại và quần áo thời trang đắt đỏ, … Không thể chối bỏ một thực trạng đáng buồn là một bộ phận
lớn giới trẻ hôm nay dường như quan tâm tới những câu chuyện về các ngôi sao, bài hát hay bộ phim
mới hơn là các bạn dành thời gian đó để học lịch sử hay tìm hiểu về quá khứ dân tộc hay những biến
động chính trị xảy ra xung quanh mình. Đó thực sự là điều rất đáng lo ngại.
Hồ Chí Minh có câu: “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam". Lịch sử là môn
học mang tính nhân văn và phát triển con người. Nó không chỉ hướng con người biết về những mối quan
hệ hiện tại, kết nối hiện tại với quá khứ, mà còn tạo nền tảng cho sự phát triển trong tương lai. Môn học
này không thể thiếu trong chương trình giảng dạy ở hầu hết các nước trên thế giới. Lịch sử Việt Nam có
bề dày hơn 4.000 năm dựng nước, giữ nước và phát triển, với truyền thống hào hùng của dân tộc. Trong
bối cảnh đa văn hóa và xu thế toàn cầu hóa, Lịch sử trở thành yếu tố mang bản sắc riêng của dân tộc, cần
được quan tâm và đầu tư phát triển.
Trong việc giảng dạy môn Lịch sử ở Việt Nam, phương pháp vẫn là nghe giảng, và đọc chép. Chúng ta
không phủ nhận phương pháp này có hiệu quả đối với cấp tiểu học . Ở cấp học này, vai trò của giáo viên
như người “cầm tay chỉ việc”, để học sinh biết về các nhân vật, sự kiện lịch sử ở mức độ đơn giản. Tuy
nhiên, phương pháp trên có vẻ không phát huy được giá trị lịch sử và sự tiếp nhận kiến thức của môn
học được xem là “khô khan và khó nuốt”. Đội ngũ giảng dạy môn Lịch sử ở nước ta luôn mong muốn áp
dụng những phương pháp giáo dục chủ động, nhưng họ gặp nhiều khó khăn.Một trong những nguyên
nhân là khung chương trình giảng dạy và nội dung khá nhiều, giáo viên phải chạy đua với thời gian. Vậy

cần cải tiến việc dạy và học Lịch sử thế nào? Bản thân tôi cũng có một số ý tưởng để việc dạy môn lịch sử
cho học sinh Tiểu học có hiệu quả hơn. Thứ nhất là “Tham quan thực tế” một hoạt động ngoại khóa khá
hiệu quả, giúp học sinh nhớ lâu, có cơ hội khám phá thực tế nhiều hơn thông qua các mô hình sự kiện,
viện bảo tàng, những khu di tích lịch sử…Điểm cần lưu ý trong hoạt động này là cần giải thích rõ ý nghĩa,
trách nhiệm của học sinh khi tham gia. Điều đó góp phần định hướng, khám phá, tập trung vào những
nội dung cụ thể, tránh lãng phí tài chính và thời gian, công sức. Thứ hai, Câu chuyện lịch sử từ những
“nhân chứng sống”. Đây là lợi thế cho việc giảng dạy môn Lịch sử ở nước ta. Việt Nam, đất nước anh
hùng và được tạo dựng bởi những con người anh hùng. Những bà mẹ Việt Nam anh hùng, chiến sĩ lực
lượng vũ trang từng tham gia trong kháng chiến là “tư liệu sống” vô cùng quý giá. Họ sẽ giúp học sinh


hiểu hơn về lịch sử từ những câu chuyện lịch sử. thứ ba, Giảng dạy bằng hình ảnh, phim tư liệu, vẽ bản
đồ cũng nên được áp dụng. Học bài bằng biểu đồ giúp học sinh phát triển tư duy, khả năng liên kết nội
dung.Thay vì trình bày diễn biến trận đánh bằng những đoạn văn mô tả, học sinh dễ dàng nhớ hơn khi
thể hiện sự kiện bằng bản đồ lịch sử. Thứ tư, một trong những phương pháp giảng dạy khác giúp học
sinh tham gia và thể hiện tư duy phản biện đối với các sự kiện lịch sử là “Nếu tôi là”.Một giáo viên dạy
Lịch sử tại trường trung học phổ thông ở Philippines cho biết, thích tạo cơ hội cho sinh viên trở thành
những nhân vật lịch sử. Người dạy sẽ nhìn thấy được tư duy, giải pháp và nhận định của các em về sự
kiện đó. Tất cả môn học trong lĩnh vực từ khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội trước hết đều cần nội
dung định hướng và quan trọng hơn là phương pháp giảng dạy. Môn Lịch sử cũng không ngoại lệ.Bên
cạnh giáo trình được xem như phần cứng không thể thiếu, phương pháp dạy là đường dẫn rất quan
trọng kết nối phần cứng với sự lĩnh hội của người học.
Mỗi lĩnh vực đều có ý nghĩa riêng, đóng góp vào sự phát triển của xã hội của giới trẻ, một thế hệ
của đất nước. Lịch sử cũng thế, một môn học không đơn thuần chỉ học về những cái đã qua, mà còn kết
nối với hiện tại để tạo ra một bối cảnh lịch sử mới của cả quốc gia.Vì thế, đầu tư vào giáo dục nói chung
và môn Lịch sử nói riêng là rất cần thiết. Bên cạnh việc chú trọng cải thiện sách giáo khoa, phương pháp
giảng dạy cũng cần được thay đổi sao cho phù hợp và hiệu quả.

Câu 3: Trình bày nguyên nhân, hậu quả của ô nhiễm nguồn nước. Theo anh/chị, cần phải làm gì và
làm như thế nào để giáo dục ý thức bảo v ê, trân trọng tài nguyên nước cho học sinh Tiểu học một cách

hiệu quả?
Bài làm
Như chúng ta đã biết nước đóng vai trò thiết yếu vô cùng quan trọng không chỉ đối với con
người mà đối với cả mọi sinh vật trên Trái Đất. Nước cần cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, sản xuất
công nghiệp……toàn bộ các mặt của cuộc sống. Và con người cũng không bao giờ ngừng khám phá sử
dụng nước vào những mục đích phục vụ lợi ích khác nhau. Tuy nhiên thực trạng hiện nay nguồn nước
đang trên đà bị đe dọa nghiêm trọng.
Vấn đề ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng trên các mặt báo và nhận được rất nhiều sự quan
tâm của người dân. Trong đó, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm nguồn nước đã và đang ngày càng trở nên
nghiêm trọng hơn. Có hai nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm nguồn nước chính là do con người và do


tự nhiên gây ra. Trong quá trình sinh hoạt của con người đã phát sinh một số chất thải( rác, phân, nước,
…) gây ô nhiễm môi trường nước. Ngoài ra, những hộ gia đình có chăn nuôi gia súc, giết mổ động vật,
chế biến thực phẩm,… gây ảnh hưởng rất lớn đến việc ô nhiễm này và ở các đô thị, nước thải, rác thải
sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh,
mương). Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y
tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải, một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết
được. Hay Những hoá chất, chất thải, khói bụi công nghiệp,chất thải phóng xạ…từ các công ty, nhà máy,
xí nghiệp dẫn đến ô nhiễm không khí, khi trời mưa các chất ô nhiễm này sẽ lẫn vào trong nước mưa gây
nên ô nhiễm môi trường nước…… là những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nguồn nước. Không chỉ
vậy, trong thiên nhiên sẽ xảy ra các hiện tượng như là: sụp lở đồi, đất ven bờ sông làm dòng nước cuốn
theo các chất cơ học như bùn, đất, cát, chất mùn,…gây nên sự ô nhiễm môi trường nước. Ngoài ra, do sự
phun trào núi lửa làm bụi khói bốc lên cao theo nước mưa rơi xuống đất, hoặc do triều cường, nước
biển dâng cao,hoặc sự hoà tan các chất muối khoáng có nồng độ quá cao,… gây ô nhiễm các dòng sông. Ô
nhiễm môi trường nước do tự nhiên có thể trở lại nguyên vẹn vì tự nhiên vốn có sự cân bằng của nó. Tuy
nhiên, do con người thì khó làm cho trạng thái quay trở lại ban đầu, đó là một gánh nặng thêm với tự
nhiên và có thể gây phá vỡ tính vốn có của tự nhiên.
Ô nhiễm nguồn nước nó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của con người? Đây là
câu hỏi được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ

lệ người mắc các bệnh cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung
thư… ngày càng tăng. Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại bệnh tình
nghi là do dùng nước bẩn trong mọi sinh hoạt. Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho
các ngành sản xuất kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản. Đối với sinh vật sống dưới nước Ảnh hưởng
dễ thấy nhất của ô nhiễm nguồn nước đó chính là hình ảnh cá, tôm chết hàng loạt tại các bờ biển, ao hồ
nuôi. Vì nước được xem như là môi trường sống của các loại thủy sản, nên cũng như con người, khi môi
trường sống bị ô nhiễm nặng nề chúng sẽ không phát triển hoặc chết. Đó cũng chính là hồi chuông báo
động đến sức khỏe con người vì khi nuôi cá bị nhiễm độc từ rác thải sinh hoạt hay chất thải công nghiệp
và con người sử dụng chúng làm thực phẩm sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe. Hơn nữa, ô nhiễm môi
trường nước còn gây hại cho các loài thực vật. Việc sử dụng quá nhiều chất hóa học, phân bón hay chất
bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất nông nghiệp dần dần làm nguồn nước tại các nơi này ô nhiễm
trầm trọng, dẫn đến tình trạng cây trồng chết hay không lớn được gây nên những thiệt hại kinh tế đối với
người dân và đất nước.


Nước sạch là sự sống còn đối với đời sống con người. Vì vậy, cần phải có những biện pháp bảo vệ
nguồn tài nguyên nước khỏi bị suy thoái, cạn kiệt. Với tư cách là một người giáo viên Tiểu học trong
tương lai, tôi nghĩ rằng giáo dục các em biết trân trọng và bảo vệ môi trường nói chung hay nguồn nước
nói riêng là rất quan trọng. Vậy cần phải giáo dục như thế nào? Đầu ti ên chúng ta phải cho trẻ biết
được tầm quan trọng của nước đối vơi cuộc sống như nước tham gia vào thành phần cấu
trúc sinh quyển hay nó điều hòa các yếu tố khí hậu, đất đai và sinh vật. Nước còn đáp ứng
những nhu cầu đa dạng của con người. Các hoạt động sinh hoạt thường ngày và các hoạt
động sản xuất, kinh doanh...nhưng thực trạng thì nguồn nước đang bị ô nhiễm và cạn kiệt,
nếu như chúng ta không biết trân trọng, sử dụng không hợp lý thì sẽ không đủ nước để duy
trì sự sống. Có như vậy các em mới biết trân trọng và bảo vệ. Bản thân tôi có một số phương
pháp để dạy các em cách bảo vệ nguồn nước. Thứ nhất, dạy trẻ ‘’Kiểm tra hệ thống nước trong nhà’’ Cách
này tương đối đơn giản và phải phối hợp với phụ huynh có thể triển khai ngay với tất cả thành viên
trong gia đình. Mục đích là hạn chế tình trạng rò rỉ, lãng phí nước bằng cách tổ chức một trò chơi nhỏ.
Muốn trẻ hứng thú hơn, phụ huynh có thể chọn ra phần thưởng dành cho “nhân viên xuất sắc” vào mỗi
cuối tuần hoặc cuối tháng. Thứ hai, bày cho trẻ ‘’Rửa tay đúng cách để tiết kiệm nước’’, rửa tay tưởng chừng

là hành động chỉ gây thất thoát một lượng nước nhỏ, nhưng khi trẻ rửa tay không đúng cách, thời gian
quá lâu dưới vòi nước chảy khiến lượng nước tiêu hao lớn, không sử dụng hết và rơi vãi ra ngoài. Thứ
ba, giáo dục các em “Tận dụng nước cho nhiều mục đích’’. Cụ thể, mỗi khi rửa bát, rửa rau, bạn nên hứng sẵn
một chậu nước sạch thay vì rửa trực tiếp dưới vòi. Bằng cách này, nước dùng để tráng bát đĩa có thể
đem đi tưới cây, tưới đất để giảm lượng bụi…. Tuy nhiên, một lưu ý nhỏ là phụ huynh cần chủ động tận
dụng nước cho nhiều mục đích. Như vậy trẻ mới có thể xem đó là điều đúng đắn, nên làm và vui vẻ thực
hiện. thứ tư, “Không xả rác bừa bãi’’ chúng ta cần dạy trẻ biết vứt rác đúng nơi quy định, thu gom và phân
chia rác thành rác hữu cơ và rác vô cơ để góp phần bảo vệ môi trường. Kết hợp giáo dục giữa nhà trường
và gia đình giúp trẻ nhận biết đây là điều đúng đắn, nên làm. Thứ năm “Chia sẻ kiến thức cho bạn bè’’Khi trẻ
đã ghi nhớ và tiếp tục những cách bảo vệ nước, đừng quên khuyên trẻ nói lại kiến thức đã học được cho
người thân, bạn bè và cộng đồng. Sẽ không có nhiều ý nghĩa thiết thực nếu một người bảo vệ thì có một
người phá hoại. Hãy cho trẻ hiểu giá trị và sức mạnh của cộng đồng có thể tăng tính hiệu quả của hoạt
động này đến mức nào. Đây là giải pháp bền vững để thế hệ tiếp theo hành động vì môi trường.
nước là vô cùng quan tọng với mọi mặt cuộc sống của chúng ta. Đi đôi với nhu cầu sử dụng nước
thì chúng ta cần phải biết trân trọng nguồn nước. Đặc biệt cần phải giáo dục thế hệ trẻ có ý thức để


tiết kiệm và bảo vệ môi trường nói chung và nguồn nước nói riêng. Bởi không ai khác chính các em sẽ
làm chủ thế giới sau này.
Câu 4: Anh/chị hãy sử dụng sơ đồ tư duy mô tả đặc điểm địa lý tự nhiên, dân cư và hoạt động sản xuất
của con người ở vùng Đồng bằng duyên hải miền Trung và phân tích những thuận lợi, khó khăn của vùng
này trong việc phát triển kinh tế và xã hội.
Đồng bằng duyên Hải miền Trung gồm 2 phần: Duyên Hải Bắc Trung Bộ (Thuộc vùng Bắc Trung Bộ) và
vùng đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ.
Sơ đồ(trong vở)
Câu 5: Trình bày vai trò và chức năng của gia đình và cho biết ý kiến của bản thân về quan niệm “Con hư
tại mẹ” ?
Bài làm
Lịch sử loài người đã trải qua năm chế độ với những đặc thù và màu sắc riêng từ cộng sản nguyên
thủy đến xã hội chủ nghĩa. Đồng thời lịch sử nhân loại cũng trải qua nhiều hình thức gia đình như: Gia

đình đối ngẫu, gia đình một vợ một chồng....Đối với xã hội học, gia đình thuộc về phạm trù cộng đồng xã
hội. Vì vậy, có thể xem xét gia đình như một nhóm xã hội nhỏ, đồng thời như một thiết chế xã hội có vai
trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xã hội hóa con người.
Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó với
nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc là quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh
hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ững nhu cầu riêng của mỗi thành viên cũng như để thực
hiện trách nhiệm đối với xã hội về tái sản xuất con người. Gia đình Việt Nam có đặc điểm là nhiều thế hệ
sống chung trong một mái nhà. Mỗi gia đình thường có ba thế hệ sống chung với nhau:ông bà - cha mẹ con cái và thông thường trụ cột gia đình là người chồng. ngày 28 tháng 6 hàng năm được chọn là “ngày
gia đình Việt Nam’’.
Gia đình là tế bào của xã hội, có vai trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển xã hội. Những
chuẩn mực giá trị tốt đẹp của gia đình được tiếp nhận, phát triển góp phần xây dựng tô thắm làm rạng
rỡ thêm bản sắc văn hóa dân tộc. Không chỉ vậy, đó còn là nơi gìn giữ, vun đắp, phát huy những giá trị
truyền thống quý báu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam đã hình thành trong lịch sử dựng nước


và giữ nước. Gia đình còn là một nhân tố quan trọng đóng góp cho sự phát triển kinh tế, xã hội của Tổ
quốc. Công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội. Quá
trình đó đã đem đến cho gia đình những cơ hội phát triển mới và mức sống được nâng cao. Mỗi thành
viên trong gia đình đều phải hoàn thành nghĩa vụ của mình. Trong đó cha mẹ phải là người chịu trách
nhiệm lớn về mọi mặt: kinh tế, văn hóa, giáo dục, đạo đức,….Những tệ nạn do trẻ mắc phải có thể tìm
thấy từ những sai lầm của cha mẹ, khi họ không làm tròn trách nhiệm của mình. Như vậy, gia đình là môi
trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách của con người, bảo tồn và phát huy
văn hóa truyền thống tốt đẹp, phòng chống bạo lực gia đình và ngăn ngừa các tệ nạn xã hội xâm nhập
vào gia đình, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Từ lâu đời, người ta coi gia đình là thành phần quan trọng của xã hội. Gia đình khỏe mạnh xã hội
sẽ lành mạnh, mọi người đều có cơ hội phát triển và hưởng hạnh phúc. Vì vậy, việc củng cố gia đình là
phải thực hiện tốt các chức năng cơ bản và đó là mối quan tâm của các quốc gia trên thế giới. Thứ nhất,
gia đình có chức năng sinh sản và tái sản xuất con người, theo dòng văn hóa ở mỗi thời đại, việc sinh sản
của gia đình có những hệ quả nhận thức khác nhau về giới tính, số lượng con người. Mặt khác, sự sinh
sản trong gia đình giúp cho việc xác định nguồn cội, tránh nạn quần hôn , đảm bảo điều kiện cơ bản cho

nòi giống phát triển. Mặc dù ngày nay khoa học sinh sản phát triển nhưng sinh sản tự nhiên vẫn chiếm
ưu thế bởi đó là cơ sở, là nền tảng cơ bản cho mỗi người tham gia vào đời sống xã hội. Thứ hai, chức
năng nuôi dưỡng, giáo dục hình thành nhân cách của gia đình. Đó là nơi dưỡng dục về thể chất, tinh
thần, hình thành nhân cách mỗi con người trong xã hội. Gia đình là trường học đầu tiên, được người
thầy là ông bà, cha mẹ giáo dục kiến thức, kỹ năng sống để có thể hòa nhập và thích ứng đối với cộng
đồng. Nêu gương là cách giáo dục tốt nhất trong gia đình, qua đó giúp con cháu tiếp thu một cách tự
nhiên, nhẹ nhàng những bài học cuộc đời nhưng lại tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển nhân
cách của con người. Thứ ba, chức năng thỏa mãn nhu cầu tinh thần, tâm lí-tình cảm, nhờ vào quan hệ
hôn nhân và quan hệ huyết thống nên thành viên gia đình có tình yêu thương và ý thức, trách nhiệm với
nhau. Không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi gia đình một cách yêu thương, trìu mến, ấm áp, người già
được chăm sóc khỏe mạnh, lạc quan truyền lại cho con cháu vốn sống, cách ứng xử đẹp. Nơi đó, con cái
biết yêu quý, vâng lời cha mẹ, ông bà hay vợ chồng quan tâm, sẻ chia buồn vui, cực nhọc…...Khi một
thành viên gặp biến cố thì gia đình, dòng họ sẽ có sự quan tâm, giúp đỡ tạo nên sợi dây vô hình kết nối
nghĩa tình thân tộc lại với nhau và mối quan hệ đồng bào cũng từ đó mà ra. Thứ tư, gia đình có chức
năng kinh tế, nó đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mỗi gia đình, góp phần vào sự phát triển của xã
hội. Lao động của mỗi thành viên hay của cả gia đình đều tạo ra nguồn lợi đáp ứng nhu cầu đời sống vật


chất lẫn tinh thần. Đây còn là đơn vị tiêu dùng tác động vào sản xuất, tiền tệ, thúc đẩy kinh tế đất nước
phát triển.
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Con hư tại mẹ”. Điều này nói lên sự thương yêu con của đa số những bà
mẹ là con tim và cảm xúc chứ không phải bằng lý trí. Người phụ nữ trong gia đình luôn phải đảm nhiệm
những công việc nhà, chăm sóc, dạy dỗ con cái và cũng là người gần gũi với con hơn cả. Ta có thể dễ
dáng thấy được sự yêu thương của người phụ nữ dành cho con, cháu đều xuất phát bằng cả tấm lòng và
thể hiện bằng cảm xúc kể cả trong việc răn dạy con cái. Khi con cái làm sai một điều gì đó nếu người cha
thường có hành vi là mắng chửi hay thậm chí là những trận đòn roi mà khi ấy người mẹ thường thương
con mà bênh vực. Có khi biến thành sự nuông chiều quá mặc dù biết rõ ràng là do con mình làm sai. Câu
tục ngữ nhằm nói lên sự ảnh hưởng của cách giáo dục con cái không chỉ từ người phụ nữ trong gia đình
mà còn tất cả những người thân của đứa trẻ. Vì thế câu tục ngữ này sẽ không hoàn toàn đúng đắn nếu
quy chụp con hư là tại mẹ. Tình yêu thương của ông bà, cha mẹ đối với con cháu là thứ tình cảm tự

nhiên, sẵn có nhất tuy nhiên ở mỗi người lại có những cách khác nhau thể hiện tình yêu của mình. Nhiều
người phụ nữ thường thể hiện tình cảm với con cháu qua cách nuôi chúng, qua việc đáp ứng nhu cầu
của con trẻ, hay bao bọc, bao che khi trẻ làm sai điều gì đó. Đây là một phương thức thể hiện tình cảm
chưa hợp lí và thích hợp với con trẻ. Khi chúng được nuông chiều thái quá khiến cho chúng không chỉ
non nớt về sự va chạm cũng như không thể nhận ra lỗi sai của mình để sửa chữa. Bao dung và dễ dàng
tha thứ dễ gây cho con cái cách nhìn sai lệch, khiến chúng không thể nhận thức được đúng sai ở đâu, có
tác hại gì và mãi là đứa trẻ không trưởng thành được. Quan niệm ‘’con hư tại mẹ’’ cũng có phần đúng
đắn, phần nhiều trong xã hội bởi từ xưa trong các gia đình hầu hết người phụ nữ phải đảm việc nhà,
chăm sóc con cái. Bên cạnh đó người đàn ông thường ra ngoài kiếm tiền, đối với con cái cũng có phần
xao nhãng hơn, ít để tâm hơn. Cùng với đó người đàn ông ít mềm lòng và thường sử dụng những biện
pháp cứng rắn vì thế con trẻ thường sợ bố hơn và thường lấy mẹ ra làm chỗ dựa. Từ đó hình thành cho
trẻ ý thức thiếu trách nhiệm và không có sự tự lập, tự cường. Trong xã hội hiện đại, vai trò của người phụ
nữ không kém gì đàn ông, họ cũng bước ra ngoài xã hội kiếm tiền. Chính vì thế việc nhà cửa, con cái thì
một nửa trách nhiệm có phần của đàn ông nên không thể nói ‘’con hư tại mẹ’’ mà còn do lỗi của các
thành viên khác trong gia đình. Qua câu tục ngữ cho ta thấy nuôi dạy con cái không phải của riêng một
cá nhân nào đó, chúng ta nên có một phương pháp nuôi trẻ hợp lý, không nên quá đặt nặng tình cảm và
nuông chiều chúng.
Gia đình là một thực thể của xã hội, sự tồn tại của nó được xã hội thừa nhận. Trong thời kỳ xã hội
phát triển, cấu trúc gia đình có sự thay đổi, xung đột gia đình, bạo hành gia đình, trẻ em được dạy dỗ


không đến nơi đến chốn, người già không còn nơi nương tựa, làm cho những nền tảng cơ bản của gia
đình đang bị tác động. Tuy nhiên, dù có thế nào đi chăng nữa thì người ta vẫn luôn kỳ vọng vào tương lai
sẽ tạo ra một loại hình gia đình, trong đó các thành viên có quyền lợi như nhau và là tiền đề căn bản cho
sự phát triển bền vững của thế hệ trẻ tương lai.
Câu 6:
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Câu tục ngữ trên nói đến hiện tượng gì? Anh/chị hãy giải thích nguyên nhân của hiện tượng đó.
*Câu tục ngữ trên nói đến hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa

*Phân tích hiện tượng: Trong khi quay quanh mặt trời, Trái Đất có lúc nghiêng nửa cầu Bắc, có lúc ngả
bán cầu Nam về phía mặt trời:
- Từ 21/3 đến 29/3, cực Bắc của trái đất nghiêng về phía mặt trời, nên đường phân chia sáng tối đi qua
trước vòng cực Nam và ở sau vòng cực Bắc. Vì vậy, từ Xích đạo trở lên cực Bắc mọi nơi đều có ngày dài
hơn đêm.(Giải thích cho câu ‘’Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng” Vì Việt Nam nằm ở bán cầu Bắc (tháng 5
ở đây là tháng 5 âm lịch)). Ở nửa cầu Nam hiện tượng sẽ ngược lại.
- Ở vị trí hạ chí (22-6 dương lịch), nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều nhất. Hơn nữa, vào ngày này
ánh sáng mặt trời còn chiếu thẳng góc xuống mặt đất ở vĩ tuyến 23 o27’B (chí tuyến Bắc), do đó ở mọi nơi
thuộc nửa cầu Bắc không chỉ có ngày dài hơn đêm, mà còn là ngày dài nhất và đêm ngắn nhất trong năm.
Ở nửa cầu Nam hiện tượng sẽ ngược lại
- Từ 23/9 đến 21/3, cực Nam của trái đất nghiêng về phía mặt trời. Lúc này, đường phân chia sáng tối đi
qua trước vòng cực Bắc và ở phía sau vòng cực Nam. Vì vậy từ Xích đạo xuống cực Nam mọi nơi đều có
ngày dài hơn đêm. Tức là ở bán cầu Bắc thì ngày ngắn hơn đêm (Nó giải thích cho câu ‘’Ngày tháng 10
chưa cười đã tối’’ (tháng 10 ở đây là tháng 10 âm lịch))
- Ở vị trí đông chí (22-12 dương lịch), nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nhất. Hơn nữa, vào ngày này
ánh sáng mặt trời còn chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến 23°27’N (chí tuyến Nam), do đó ở mọi nơi
thuộc nửa cầu Nam không chỉ có ngày dài hơn đêm, mà còn là ngày dài nhất và đêm ngắn nhất trong
năm. Ớ nửa cầu Bắc hiện tượng sẽ ngược lại.


- Ở xích đạo, ban ngày và ban đêm bằng nhau. Càng xa xích đạo độ dài ngắn của ngày đêm càng tăng. Ở
các cực có độ chênh lệch cao nhất , có đến 6 tháng ngày và 6 tháng đêm.
- Trong hai ngày xuân phân (21-3 dương lịch) và thu phân (23-9 dương lịch), lúc 12 giờ trưa ánh sáng
mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở xích đạo. Hai nửa bán cầu được chiếu sáng như nhau.

Câu 7: Trình bày những đặc điểm chung của giới động vật. Những khác biệt cơ bản giữa động vật không
xương sống và động vật có xương sống?
*Đặc điểm chung của giới động vật
- Đặc điểm về cấu tạo: Giới động vật gồm những sinh vật nhân thực (nhân tế bào được bao bọc bởi
lớp màng mỏng, chứa vật chất di truyền là trung tâm điều khiển của mọi hoạt động sống của tế bào);

không có màng xenlulozơ, lục lạp như ở thực vật. Cơ thể gồm nhiều tế bào phân hóa thành các mô, các
cơ quan, hệ cơ quan khác nhau. Động vật có hệ cơ quan vận động và hệ tinh thần.
- Đặc điểm về dinh dưỡng và lối sống:
Động vật không có khả năng quang hợp, chúng sống dị dưỡng nhờ chất hữu cơ có sẵn của cơ thể
khác. Động vật có hệ cơ (hệ vận động) di chuyển để tìm kiếm thức ăn
Hệ thần kinh phát triển nên chúng có khả năng phản ứng cao, điều chỉnh hoạt động của cơ thể,
thích ứng cao với biến đổi của môi trường.
*Sự khác nhau giữa động vật không xương sống và có xương sống


Câu 8: Nguyên nhân gây nên hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu là gì? Hiện tượng này có thể tác động
như thế nào đến nước ta?
*Khái niệm: Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu diễn ra trong một thời gian dài, có thể là ấm
hơn hoặc lạnh hơn, lượng mưa hoặc lượng tuyết trung bình hàng năm có thể tăng hoặc giảm
*Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu:
- Sự biến đổi trong quỹ đạo Trái Đất. Trong các yếu tố tác động đến khí hậu, sự thay đổi trong quỹ
đạo của trái đất là yếu tố có ý nghĩa quan trọng làm thay đổi năng lượng mặt trời, bởi vì dù chỉ có sự thay
đổi rất nhỏ trong quỹ đạo trái đất cũng đã dẫn tới những sự thay đổi trong sự phân phối của ánh sáng
mặt trời khi tiến tới bề mặt trái đất.
- Kiến tạo mảng: Qua hàng triệu năm, sự chuyển động của các mảng làm tái sắp xếp các lục địa và đại
dương trên toàn cầu đồng thời hình thành lên địa hình bề mặt. Đều này có ảnh hưởng đến các kiểu khí
hậu khu vực và toàn cầu cũng như các dòng tuần hoàn khí quyển-đại dương. Khoảng 300 đến 365 triệu
năm trước, hoạt động kiến tạo mảng có thể đã làm tích trữ một lượng lớn cacbon và làm tăng băng hà.
Và từ mô hình khí hậu người ta cho rằng sự tồn tại của siêu lục địa đã dẫn đến việc hình thành gió mùa.
- Hoạt động núi lửa. Phun trào núi lửa là một quá trình vận chuyển vật liệu từ dưới sâu lòng đất lên bề
mặt, như là một phần của tiến trình mà Trái đất loại bỏ sự quá dư thừa về nhiệt độ và áp suất bên trong
lòng nó. Sự phun trào núi lửa là sự giải phóng ở các mức độ khác nhau những vật liệu đặc biệt vào trong
bầu khí quyển, làm gia tăng lượng khí cacbon có trong khí quyển.
- Ảnh hưởng của con người. Các hoạt động của con người chính là nguyên nhân làm thay đổi môi
trường. Trong một số trường hợp, chuỗi quan hệ nhân quả đó có ảnh hưởng trực tiếp và rõ ràng đến khí

hậu.Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng các hoạt động của con người khi
tạo ra các chất thải khí nhà kính như: CO 2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6….. các hoạt động khai thác quá
mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.
*Tác động của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam:
-Tác động của BĐKH tới lĩnh vực nông nghiệp: sản xuất nông nghiệp của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều
vào thời tiết. Sự bất thường của chu kỳ sinh khí hậu nông nghiệp không những dẫn tới sự tăng dịch


bệnh, dịch hại, giảm sút năng suất mùa màng, mà còn có thể gây ra các rủi ro nghiêm trọng khác.
Trong thời gian qua, ở nhiều địa phương, mùa màng đã bị mất trắng do thiên tai (lũ lụt và hạn hán).
- Tác động của BĐKH tới tài nguyên rừng: Việt Nam có các hệ sinh thái đa dạng. Tuy nhiên trong thời
gian qua, hệ sinh thái rừng bị suy thoái trầm trọng. Nhiệt độ trung bình tăng sẽ làm thay đổi vùng phân
bố và cấu trúc quần xã sinh vật của nhiều HST, làm gia tăng khả năng cháy rừng, diện tích rừng ngập mặn
giảm,…
- Tác động của BĐKH tới tài nguyên đất: Trong thời gian gần đây, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp.
Thiên tai, bão, lũ, hạn hán gia tăng sẽ làm tăng hiện tượng xói mòn, rửa trôi, sạt lở bờ sông, bờ biển,
hoang mạc hóa,..dẫn ảnh hưởng nghiêm trọng tới tài nguyên đất.
- Tác động của BĐKH tới an ninh môi trường/an ninh quốc gia: BĐKH sẽ làm suy thoái tài nguyên nước, trong
khi nhu cầu dùng nước của các quốc gia đều t ăng lên, làm t ăng các b ất đồng và xung đột có th ể có trong s ử
dụng chung nguồn nước. Tị nạn môi trường/khí hậu do m ất nơi ở hoặc do b ệnh t ật và nghèo đói. An ninh sinh
thái do sự nhiễu loạn của nhiều hệ sinh thái, sự xâm lấn của các sinh vật lạ và sinh v ật biến đổi gen.

- Tác động của BĐKH tới sức khỏe: ở Việt Nam biến đổi khí hậu gây ra tử vong do sóng nhiệt/nóng, bão,
lũ lụt, hạn hán… nhiều bệnh sẽ gia tăng dưới tác động của sự thay đổi nhiệt độ, nhất là các bệnh truyền
qua vật trung gian như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm qua môi trường nước….gây ra những thiệt hại đáng
kể.
Câu 9: Trình bày ý nghĩa tự nhiên của vị trí địa lý nước ta. Phân tích những ưu, nhược điểm của vị trí địa
lý đối với việc phát triển kinh tế – xã h ôi và mở rông quan h ê quốc tế của Việt Nam.
*Ý nghĩa tự nhiên của vị trí địa lý nước ta:
- Do nằm hoàn toàn trong vành đai nóng nội chí tuyến ở bán cầu Bắc và gần sát với chí tuyến Bắc nên

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới
- Nước ta có một bộ phận lớn nằm trên biển Đông, là kho dự trữ nhiệt và ẩm dồi dào, có tác động sâu
sắc tới điều kiện tự nhiên.
- Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, là một trong ba hệ thống khu vực của châu Á gió
mùa rất điển hình với hai mùa rõ rệt: Mùa đông là gió Đông Bắc, mùa hạ là gió Tây Nam.


- Do nằm ở vị trí thuộc đới cảnh quan của các đới vành đai nóng nên nước ta rất phong phú về các loài
sinh vật, bao gồm các khu hệ sinh vật Bắc Việt Nam- Hoa Nam, Ấn Độ- Mianma, Mã Lai- indonexia.
- Việt Nam nằm ở vị trí tiếp giáp lục địa với đại dương, có liên quan tới vành đai sinh kháng và vành đai
núi lửa Thái Bình Dương nên tài nguyên khoáng sản khá phong phú và đa dạng, đặc biệt là dầu khí, than,
thiếc, vàng…, đồng thời cũng xảy ra các hoạt động của núi lửa, động đất.
- Do nằm ở khu vực biển nhiệt đới tây Thái Bình Dương, một trong những trung tâm phát sinh bão lớn
trên thế giới nên hàng năm Việt Nam phải đối phó với nhiều cơn bão có sức tàn phá lớn, gây thiệt hại
nặng nề trên diện rộng.
*Ưu, nhược điểm của vị trí địa lý đối với việc phát triển kinh tế -xã hội và mở rộng quan hệ quốc tế của
Việt Nam
- Ưu điểm:
(1) Kinh tế:
+ Giáp biển phía Đông và Nam thuận lợi phát triển ngành KT biển: Du lịch, thuỷ sản, k/sản và
GTVT.
+ Nằm ở ngã tư đường biển và đường không quốc tế -> tạo dk cho nc ta phát triển nền kt mở,
hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
(2) Văn hóa-XH:
+ VN tiếp giáp vs các quốc gia có nhiều nét tương đồng về văn hoá.
-> tạo đk chung sống hoà bình, hợp tác, hữu nghị và cùng phát triển.
(3)Quốc phòng - an ninh ( quan hệ quốc tế)
+ VN nằm ở cửa ngõ xâm nhập vào các nước Đông Dương, chung biển vs 8 quốc gia và có đường
biên giới dài
->nên có ý nghĩa chiến lược về ANQP, cần đề cao vấn đề chủ quyền đất liền và biển đảo.

- Nhược điểm:
+ Thị trường KT do tiếp giáp với nhiều quốc gia ở đất liền và biển nên khó khăn về tranh chấp thị
trường, VN có nguy cơ trở thành thị trường của các nước trong và ngoài khu vực.
+ Đất nước kéo dài theo chiều B-N làm giao thông xuyên Việt tốn kém, khó khăn trong quản lí KTXH.


Câu 10: Hãy nêu tên, mốc thời gian của các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm tiêu biểu trong lịch
sử dân tộc.

Mốc t/gian

Tên

40-43

k/n Hai Bà Trưng

248

K/n bà Triệu , đánh đuổi giặc Đông Ngô

542

K/n Lý Bí

722

K/n Mai Thúc Loan

766-791


K/n Khúc Thừa Dụ

965

Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân

938

k/n Ngô Quyền chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.

981

k/n chống Tống của Lê Hoàn.

1075-1077

Chống Tống thời Lý.

1257-12851287

3 lần chống quân Nguyên Mông của nhà Trần

1418

k/n Lam Sơn chống giặc Minh

1771-1784

p/trào Tây Sơn


1885-1896

P/trào Cần Vương

1885

K/n Hương Khê

1887-1913

K/n Yên Thế

1947

Việt Bắc

1950

biên giới thu đông

1954

Điện Biên Phủ trên không

1960

p/trào Đồng khởi

1961-1965


Kháng chiến chống chiến tranh đặc biệt ( Mỹ )

1965-1968

Kháng chiến chống chiến tranh cục bộ ( Mỹ )

1968

Nổi dậy xuân Mậu thân 19668


Mốc t/gian

Tên

1972

điện biên phủ trên không

1975

chiến dịch hcm

Câu 11 : Anh/ chị hãy vẽ sơ đồ các vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

Câu 12: Anh/ chị hãy liệt kê một số dạng năng lượng sạch đang được sử dụng hiện nay và phân tích
những ưu, nhược điểm của từng loại.



Năng lượng
Mặt trời

Gió

Địa nhiệt

Ưu điểm

Nhược điểm

-

-

-

-

Tiết kiệm kinh tế
Thân thiện môi trường
Nguồn năng lượng vô hạn, dài hạn
không đóng góp cho sự nóng lên
toàn cầu
Nguồn năng lượng sạch vô hạn
Thân thiện với môi trường
Chỉ cần một diện tích nhỏ để xây
dựng một nhà máy điện

Lượng khí thải thấp nhất

Năng lượng tái tạo

-

Nước

-

Năng lượng sạch
Cung cấp nguồn điện lớn
Không cần nhiều bộ lưu trữ

-

Chi phí ban đầu khá lớn
Không ổn định
Cần hệ thống pin dự phòng đủ lớn
Quá trình sx và tiêu huỷ các tấm pin năng
lượng mặt trời gây ra nhiều ảnh hưởng xấu
đến MT
Gió không đều, mang tính phân tán.
Thay đổi theo chiều và cường độ ở những
nơi khác nhau.
Đòi hỏi không gian lớn cho cối xay gió
Nó cần phải được lưu trữ

Tính phân tán của nguồn địa nhiệt.
Cần đầu tư nguồn vốn lớn, đòi hỏi kĩ thuật
cao.
Nếu sử dụng NL từ sự phân rã yếu tố phóng

xạ thì nguồn NL này rất chạm tái tạo.
Thời gian xây dựng nhà máy thuỷ điện lâu,
đầu tư vốn lớn.
Chiếm diện tích để làm hồ chứa cho nhà máy
thuỷ điện, phải di dân, xây dựng khu tái định
cư.
Mực nước thay đổi theo mùa.

Câu 13: Đa dạng sinh học là gì? Có mấy cấp độ biểu hiện của đa dạng sinh học?
Khái niệm: Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và hệ sinh thái trong
tự nhiên.
Đa dạng sinh học được xem xét theo 3 cấp độ:


1. Đa dạng sinh học ở cấp loài: bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các
loài thực, động vật và các loài nấm.
2. Ở cấp quần thể: đa dạng sinh học bao gồm sự khác biệt về gen giữa các loài, khác biệt về gen
giữa các quần thể sống cách ly nhau về địa lý cũng như khác biệt giữa các cá thể cùng chung
sống trong một quần thể.
3. Đa dạng sinh học ở cấp độ hệ sinh thái: còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong
đó các loài sinh sống và các hệ sinh thái, nơi mà các loài cũng như các quần xã sinh vật tồn tại và
cả sự khác biệt của các mối tương tác giữa chúng với nhau.

Câu 14: Trình bày vai trò của thực vật đối với tự nhiên và con người.
*Đối với tự nhiên:
- Sự xuất hiện của thực vật đã tạo tiền đề về vật chất cho sự phát triển sinh vật. Thực vật cung cấp thức
ăn, oxi cho các sinh vật dị dưỡng khác, cung cấp nơi ở, nơi sinh sản cho động vật
- Nhờ quá trình quang hợp, thực vật góp phần ổn định lượng khí cacbônic và ôxi trong không khí.
- lá cây có khả năng ngăn bụi và khí thải độc hại do sản xuất và giao thông gây ra ; một số cây tiết ra các
chất có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh làm giảm ô nhiễm môi trường.

- tác dụng của tán cây cản bớt ánh sáng và gió nên khí hậu được mát mẻ do nhiệt độ giảm, lượng mưa
tăng góp phần điều hoà khí hậu.
- Hạn chế ngập lụt, hạn hán. Bảo vệ nguồn nước ngầm.
-

Bộ rễ cây có tác dụng giữ đất ; thân cây và tán lá cản bớt dòng chảy của lượng nước mưa, đất không bị rửa trôi

nên giữ đất, chống được xói mòn, sụt lở.

*Thực vất có vai trò quan trọng đối với con người:
- Cung cấp oxi cho con người hô hấp
- Thực vật cung cấp lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp,
xây dựng, đồ dùng sinh hoạt.


- Tạo bóng mát và làm cảnh
- Thực vật giúp cho ngành chăn nuôi phát triển
Câu 15 : Trình bày vai trò của động vật đối với tự nhiên và con người.
* Vai trò của động vật đối với tự nhiên:
- Động vật là các mắt xích trong lưới thức ăn phức tạp, động vật ăn thịt ăn độg vật khác,giúp cân bằng
số lượg các loài. Động vật phân giải phân hủy sản phẩm của sinh vật khác, nhằm bảo vệ môi trường
đồng thời đóng vai trò quan trọng trong sự cân bằng sinh thái, duy trì sự cân bằng số lượng các loài sinh
vật trên trái đất.
- giúp thụ phấn cho cây (ong, bướm, chim,…)
- Làm phong phú và đa dạng sinh học
- cung cấp gen quý, nguồn nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên và tiến hóa..... .
* Vai trò của động vật đối với con người:
- Cung cấp thực phẩm: lấy thịt, trứng, sữa, ... (rươi, ốc, mực, tôm, cá, ếch, rắn, gà, lợn, bò, ...),
-cung cấp nguyên liệu hàng mĩ nghệ (sừng hươu, ngà voi,…), dệt (tằm, nhện,…), da (tuần lộc, hổ,
trâu,...), lông (thỏ, cừu, dê, vịt, ...), làm cảnh (vẹt, sáo,…)

- dùng làm thí nghiệm thuốc (thỏ, chuột bạch, ... ); nghiên cứu khoa học (ếch, chuột bạch, ...)
-Hỗ trợ cho con người trong :lao động (trâu, bò, voi, ngựa,..); giải trí, thể thao (cá voi, hải cẩu, voi, hổ,
khỉ ...), , bảo vệ an ninh (chó,..)
- Làm sạch nước cho con người (cá, trai sông ,…)
- Làm tơi xốp đất để cây trồng phát triển (giun đất)
- Cung cấp dược liệu quý



×