Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

đề cương và đáp án văn học thiếu nhi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.57 KB, 21 trang )

phân tích vai trò của đồng dao đối với thiếu nhi
Văn học dân gian thiếu nhi của người Việt phát triển khá sớm và chủ yếu tập trung ở hai lĩnh vực
truyện kể và thơ ca. Đồng dao là thơ ca dân gian- một trong những di sản tinh thần quý báu của dân tộc
Việt Nam. Đến với với nó chúng ta như hòa mình vào nguồn suối mát vô tận. Đồng dao với sự giản dị,
hồn nhiên, tìm về với đồng dao như để tìm lại sự thanh thản, gạt bỏ mọi xô bồ, tất bật, tranh đua trong
cuộc sống thường nhật.
Đồng dao phát triển gắn liền với từng gia đoạn lịch sử loài người và có nhiều ý kiến khác nhau khi bàn
về khái niệm đồng dao, chẳng hạn: “đồng dao là những bài hát dân gian phù hợp với trẻ em và một số
bài gắn với một trò chơi nhất định,các em vừa làm trò, vừa hát”; Vũ Ngọc Khánh lại cho rằng: “Đồng dao
là lời ca dan gian trẻ em bao gồm cả những lời trong trò chơi”,....Dù có nhiều quan niệm khác nhau song
có thể thống nhất: Đồng dao là thơ ca dân gian truyền miệng của trẻ em, bắt nguồn từ các hình thức thơ
ca dân gian của người lớn và được người lớn tham gia sáng tác và sử dụng, nhưng chủ yếu phải phù hợp
với thế giới quan và tâm sinh lý của trẻ và do trẻ em trực tiếp lưu truyền, diễn xướng. Nó có vai trò rất
quan trọng trong việc giáo dục trẻ, đặc biệt là học sinh Tiểu học.
Đồng dao giúp các em hiểu biết, học hỏi, mở mang trí tuệ, giáo dục kiến thức thực tế cho các em.
Những bài hát đồng dao giản dị, mộc mạc nhưng thông qua môi trường “không thầy-không sách” đó ông
cha ta đã truyền dạy cho các thế hệ khôn lớn và trưởng thành trong môi trường lao động, những con
người chất phác, hồn nhiên, chăm chỉ, thật thà, đoàn kết. Tuổi thơ ở các làng quê gần như đều gắn bó
với đồng dao. Từ thuở trong bụng mẹ, theo mẹ đi làm đồng cho tới lúc lọt lòng trẻ em đã được mẹ,
được bà, được anh chị hát ru tập cho trẻ bò, tập đi, tập nói trong những bài hát đồng dao. Trẻ trong làng
trên xóm dưới có ngày nào mà không tụ tập vui đùa, ca hát? Với các em trước tuổi đi học, đồng dao như
người thầy dạy cho các em những khái niệm đầu tiên về thiên nhiên, đất nước, con người. Thế giới đồng
dao là một thế giới sinh động phong phú, chứa chan sức sống và màu xanh. Trong đồng dao có đủ những
con vật gần gũi với cuộc sống xung quanh trẻ như con trâu, con chó, con lợn, con voi, con công con nghé
cho đến con cò, con cua,con tôm ,con ốc,.....tiêu biểu là các bài: tập tầm vông, con công hay múa...; con
vỏi, con voi...; con gà cục tác lá chanh...; con mèo con chó có lông....; con cua tám cẳng, hai càng....;.....
Đối với người lớn có thể đây là những vần thơ ngô nghê, buồn cười nhưng đối với các em lại là những
kiến thức khoa học thiết thực, bổ ích. Nó dạy cho các em về các bộ phận cấu tạo hay đặc điểm của các
con vật, sự vật trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày hay giúp cho trẻ biết trông thời thiết để làm việc,
biết nhận định về thiên nhiên một cách đơn giản. Ngoài ra đồng dao còn giáo dục, răn dạy các em ngay
từ nhỏ có một ý thức sống làm người có trách nhiệm với cha mẹ, ông bà tổ tiên, với quê hương đất


nước.
Không chỉ vậy, đồng giao còn giúp trẻ học mà chơi, chơi mà học. Một số bài hát đồng dao gắn với trò
chơi của trẻ, nhờ có lời mà trẻ thích chơi, nhờ có luật chơi mà trẻ ham thích đọc lời, các em vừa hát vừa
đọc vừa chơi. Âm nhạc đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện, nó là phương tiên hữu
hiệu để giáo dục thẩm mĩ, hình thành phẩm chất đạo đức ở trẻ, đặc biệt quá trình cảm thụ và thể hiện
âm nhạc sẽ giúp trẻ được trải nghiệm những cảm xúc, từ đó phát triển tốt những tình cảm tích cực.
Chính vì thế đồng dao đem lại sự hài hòa, cân bằng, thư giãn trong quá trình học tập, giáo dục cho trẻ
tính tập thể, tính lạc quan, sự linh hoạt,... hỗ trợ cho việc học tập. Tình cảm chủ yếu được các em thể


hiện trong khi hát để chơi trò chơi như trong các bài đồng dao: Chi chi chành chành...; dung dăng dung
dẻ...; kéo cưa lừa xẻ....; rồng rắn lên mây...; nu na nu nống...; bịt mắt bắt dê...;...Đó là niềm vui sướng
hân hoan, phấn khởi và yêu đời của tuổi thơ khi được tụ họp với nhau nô đùa, ca hát. Bên cạnh đó, trò
chơi còn giáo dục các em tinh thần đoàn kết, biết làm việc tập thể. Ví dụ trong trò chơi “đi cầu đi quán”,
khi chơi các em xếp thành một hàng, bám vào vai nhau thật chặt, mỗi em đều phải giữ thăng bằng, giữ
tốc độ để bạn sau không đứt rời khỏi bạn trước...Như vậy, ở trò chơi này giúp các em biết phối hợp cùng
nhau, giúp trẻ có được khả năng nhạy bén, tinh ý trong quan sát, lắng nghe đồng đội, bạn chơi. Thông
qua các trò chơi hoạt động chạy nhảy, ca hát, đồng dao giúp cho trẻ thơ phát triển về mặt thể lực: luyện
mắt, luyện chân tay, luyện thính giác, thị giác...Tất cả các giác quan, các bộ phận trong cơ thể đều cùng
lúc được tham gia hoạt động một cách tích cực trong trò chơi đồng dao của các em, góp phần nâng cao
năng lực vận động, tạo nên sự thoải mái tự tin, hồn nhiên cho tâm hồn trẻ thơ. Tác giả dân gian đã rất tài
tình khi tìm cho trẻ em những hình thức văn hóa, tinh thần thích hợp nhất và bổ ích nhất.
Không thể phủ nhận đồng giao giúp trẻ phát triển mạnh mẽ về khả năng ngôn ngữ bởi vì đồng dao đặc
biệt phong phú về từ vựng. Nó rèn luyện cho các em cả về ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp. Trẻ em lớn
hát trẻ em bé bắt chước, trẻ em học nói bằng đồng dao. Khi trẻ bắt đầu bập bẹ tập nói, anh chị, ông bà,
bố mẹ, những người thân trong gia đình đã dạy trẻ nói và phát âm chính xác bằng những câu đồng dao
đơn giản, ngắn gọn và dễ phát âm như: Ô nô ốc nốc...; dăm dăm, da da...; chi vi, chi vút...; chi chi chành
chành....; dung dăng dung dẻ...;...Dần dần, qua lời của các bài hát đồng dao cùng với nhịp điệu, âm
thanh khiến trẻ rất thích thú học thuộc nó. Hay trò chơi đếm sao: một ông sáng sao, hai ông sao sáng, ba
ông sáng sao,....là bài tập về số đếm, vui vẻ, nhẹ nhàng không nặng nề như một số bài học. Hơn nữa, còn

có những động tác tương ứng kèm theo như vung tay, lắc đầu, dậm chân,...tạo nên sự hứng thú cho trẻ,
luyện cho trẻ thói quen hát lời nhịp nhàng với những động tác vận động ấy. Quá trình đó giúp trẻ phát
âm ngày càng rõ, đọc hát được cả những câu ngắn và tiến lên được bài dài. Đồng dao chính là cuốn từ
điển sống phong phú, mặc dù có ngôn ngữ đơn giản, phù hợp với lứa tuổi của trẻ nhưng nó cũng bao
hàm vốn sống cần thiết để trẻ chập chững khám phá, nó là sự mô tả một cách sinh động, đơn giản nhất
những sự vật, sự việc của cuộc sống. Thông qua các bài học đồng dao vốn hiểu biết và ngôn ngữ của trẻ
phát triển nhanh chóng.
Những bài đồng dao là những bài hát, qua nội dung các em được giáo dục hiệu quả những bài học
sống, kinh nghiệm, kiến thức trong sinh hoạt hàng ngày. Nhìn chung, đồng dao thiên về thông tin truyền
đạt kiến thức hơn là phản ảnh tư tưởng, tình cảm. Trong nội dung kiến thức lại nặng kiến thức tự nhiên
hơn là kiến thức lịch sử-xã hội và điều đó phù hợp với nhu cầu nhận thức của trẻ em. Qua những bài hát
đồng dao tưởng chừng như mộc mạc đó, ông cha ta đã dạy cho các thế hệ trưởng thành, có kiến thức đa
dạng, biết quan sát sự vật xung quanh đời thường, biết yêu thương kính trọng gia đình, ông bà, cha mẹ
và biết trân trọng cuộc sống.
Có thể nói, đồng dao là một trong những hình thức giáo dục có tác dụng to lớn đối với sự phát triển
của trẻ em. Chính bài hát đồng dao góp phần đào tạo, bồi dưỡng con người có những hiểu biết để trở
thành công dân tốt, góp phần xây dựng xã hội ngày càng giàu đẹp. Trẻ em chính là những mầm non của
đất nước, là tương lai của dân tộc. Mà đồng dao chính là nguồn “sữa tinh thần” nuôi dưỡng và bồi đắp
tâm hồn các em.


Truyện ngụ ngôn giáo dục trẻ em thông qua bài học triết lý (phân tích một số
truyện ngụ ngôn để chứng minh).
Truyện ngụ ngôn có thể nói là một trong những thể loại truyện góp phần làm nên sự đa dạng và phong
phú của nền văn học nói chung và nền văn học dân gian nói riêng. Cùng với việc đấu tranh trực diện
nhằm phê phán những thói hư, tật xấu trong dân gian, loại truyện này dùng cách mượn lời ngụ ý, mượn
lời các con vật, đồ vật,..để rút ra một bài học về kinh nghiệm sống hay răn dạy về đạo lý làm người, đặc
biệt là trẻ em.
Nói đến ngụ ngôn người ta hay nghĩ tới các tác giả như Edốp, Phécdơrơ,Trang Tử, Liệt Tử,...các nhà tư
tưởng đã lâu nay dùng ngụ ngôn để diễn đạt quan niệm của mình. Vậy ngụ ngôn là gì? Ngụ ngôn nghĩa là

lời nói ở trong có gửi gắm một cái gì đó, một ý tứ gì đó. Là một loại truyện chứa đựng trong nó một sự
tích hoàn toàn tưởng tượng, một quan niệm triết lý hay đạo đức, một kinh nghiệm sống đã được tổng
kết.
Kể chuyện ngụ ngôn, về thực chất là cách thể hiện ý tưởng khéo léo, kín đáo, để tránh nói thẳng, nói
trần trụi một vấn đề. Ngụ ngôn có hình thức ngắn gọn bởi nội dung truyện đơn giản, vừa sức tiếp thu
của trẻ phù hợp với đặc điểm tâm lý và đặc điểm nhận thức của trẻ. Có thể nói, truyện ngụ ngôn là một
thế giới bao la rộng lớn, muôn hình, muôn vẻ để trẻ có thể khám phá tìm hiểu và tự mình phát hiện, tìm
ra những chân lý cho cuộc sống. Từ đó hình thành ý niệm chân thực về cuộc sống, các em nhận ra cái
đẹp, cái thiện, cái xấu, biết đứng về lẽ phải, biết bảo vệ công lý. Quả thực rất khó tìm thấy một thế giới
rất chân thực nhưng lại đầy điều mới lạ hấp dẫn như thế giới trong truyện ngụ ngôn. Đến với truyện ngụ
ngôn chính là cơ hội để trẻ nuôi dưỡng, phát triển nhận thức, phát triển tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ và
phát huy những năng lực của bản thân. Rất nhiều truyện ngụ ngôn nói lên những kinnh nghiệm mà nhân
dân rút ra được trong cuộc sống. Những kinh nghiệm này tuy chưa vươn thành ý niệm triết học thực sự
nhưng cũng đúc kết thành những bài học thiết thực bổ ích.
Chẳng hạn như truyện “thầy bói xem voi”: Năm ông thầy bói rủ nhau chung tiền biếu người quản voi
để xem con voi có hình thù thế nào.Mỗi ông xem một bộ phận, cuối cùng cãi nhau, không ông nào chịu
ông nào: ông xem vòi bảo voi sun sun như con đỉa; ông xem ngà bảo voi giống cái đòn càn; ông xem tai
bảo nó giống cái quạt thóc; ông xem chân bảo voi sừng sững như cái cột đình; ông cuối cùng xem đuôi,
bảo voi tun tủn như cái chổi sể cùn. Cãi nhau vì không thể phân thắng bại, năm ông đánh nhau toác đầu,
chảy máu. Truyện ngụ ngôn này để lại người đọc những tiếng cười đặc sắc, thú vị bởi vì tình tiết câu
chuyện thực sự rất hấp dẫn, qua câu chuyện người đọc còn rút ra được nhiều bài học trong cuộc sống
khi đánh giá sự vật, hiện tượng nào đó cần trung thực, khách quan và nhìn nhận thật thấu đáo. Từ đó
chúng ta giáo dục cho trẻ biết được khi giao tiếp, nói chuyện, vấn đề nào tìm hiểu chưa thấu đáo thì
không nên khẳng định quan điểm của mình là đúng. Muốn kết luận đúng về sự vật thì phải xem xét nó
một cách toàn diện. Những hiểu biết hời hợt, nông cạn, những suy đoán mò mẫm thiếu thực tế... chỉ
dẫn đến nhận thức lệch lạc, sai lầm mà thôi. Qua truyện, người xưa còn ngầm phê phán những kẻ thiếu
hiểu biết nhưng lại hay tỏ ra thông thái.
Mỗi truyện ngụ ngôn đều có nội dung giáo dục riêng, câu chuyện “ếch ngồi đáy giếng” cũng vậy.
Truyện kể về một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng, xunh quanh chỉ có nhái, cua, ốc, chúng rất



sợ tiếng kêu của ếch. Ếch tưởng mình oai như vị chúa tể và coi trời bé bằng cái vung. Năm trời mưa to
khiến nước mưa ngập giếng và đưa ếch ra ngoài, quen thói cũ ếch đi lại nghênh ngang đã bị một con
trâu đi ngang dẫm bẹp. Qua đây chúng ta dạy cho trẻ biết được những người ít kinh nghiệm, hiểu biết
nhưng lại là những người có tính cách hung hăng, huyênh hoang, ngông nghênh nhiều nhất. Có lẽ vì còn
chưa hiểu biết nhiều nên họ mới làm những việc kém hiểu biết. Vì thế, chúng ta phải cố gắng mở rộng
tầm hiểu biết của mình, không chỉ trong sách vở mà còn nhiều lĩnh vực khác, không chủ quan hay kiêu
ngạo. Những tính cách đó chỉ làm hỏng một con người mà thôi, đôi khi còn làm cho người khác bị tổn
thương nữa.
Hay truyện “cua mẹ và cua con”: Một con cua nhỏ đang tập đi. Nó rất muốn đi về phía trước. Song,
nó chỉ có thể đi ngang qua ngang lại mà không thể đặt chân mình phía trước như mọi người. Thấy vậy,
cua mẹ liền làm mẫu cho con, cố gắng đi về phía trước nhưng cũng chỉ có thể đi ngang. Lúc này, cua mẹ
cảm thấy xấu hổ vô cùng và liền xin lỗi cua con. Bài học dạy các em ở đây chính là: trong cuộc sống, có
rất nhiều điều không thể thực hiện được. Bởi ai cũng có thế mạnh của mình và có đủ tố chất để phát huy
nó. Không cần phải gượng ép mình giống như người khác, làm được điều mà vốn dĩ nó là sở trường của
người khác. Vì vậy, hãy biết đâu là giới hạn của mình, đừng phí sức để chạy theo những gì mình không
thể chạm tới.
Triết lý được giáo dục cho học sinh trong các truyện ngụ ngôn mang triết lý tích cực, triết lý hành
động. Con đường đi tới triết lý của truyện ngụ ngôn là con đường thông qua sự phê phán, phủ nhận để
rút ra kết luận vì sắc thái phê phán thể hiện trong truyện ngụ ngôn rất rõ ràng. Từ đó răn dạy trẻ mặt trái
của cuộc sống truyện ngụ ngôn đã tạo cho mình một sức thuyết phục mạnh hơn là trực tiếp nêu lên sự
thật của lẽ phải.
Tư tưởng triết học của nhân dân có thể tìm thấy trong tất cả các loại hình của văn học dân gian,
nhưng nó tập trung nhất ở truyện ngụ ngôn. Nó không chỉ phản ánh trí tuệ của nhân dân mà còn bồi
dưỡng tâm hồn và nhân cách của con người đặc biệt là trẻ nhỏ. Để các em hình thành những đạo đức
tốt, một công dân tốt, góp phần dựng xây quê hương đất nước.

Câu 5: chứng minh rằng truyền thuyết bồi dưỡng trẻ thơ lòng tự hào dân tộc.
Truyền thuyết có thể nói là một trong những thể loại truyện góp phần làm nên sự đa dạng và phong
phú của nền văn học nói chung và nền văn học dân gian nói riêng. Kể từ khi mới lọt lòng chúng ta đã

được bà, được mẹ, anh chị kể cho nghe những câu chuyện về thời dựng nước của ông cha. Nó in sâu
vào tiềm thức của mỗi con dân Việt và là một trong những hình thức giáo dục có tác dụng to lớn đối với
sự phát triển của trẻ em về lòng tự hào dân tộc.
Truyền thuyết chính là những chuyện có tính chất hoang đường kỳ diệu xuất hiện vào buổi đầu bình
minh của lịch sử, nhằm phản ánh quá trình dựng nước và giữ nước, đồng thời biểu dương ca ngợi sức
mạnh của những anh hùng có công với đất nước. Nó không phải là lịch sử, không hoàn toàn là “dã sử”.
Như Phạm Văn Đồng đã nói “những truyền thuyết dân gian thường có một cái lõi là sự thật lịch sử mà
nhân dân qua nhiều thế hệ đã lý tưởng hóa, gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình cùng với thơ và
mộng, chắp đôi cánh của sức tưởng tưởng và nghệ thuật dân gian làm nên những tác phẩm văn hóa tới


đời con người ưa thích”. Chính sách của đảng và nhà nước hiện nay là mở cửa hội nhập, giao lưu đón
nhận nền văn minh của nhân loại. Song cái gì cũng có tính hai mặt của nó, cuốn theo những tinh hoa văn
hóa của nhân loại là những vấn đề mang tính đối lập đó là luồng tư tưởng phản động nhằm chống lại
nhà nước ta. Chúng ta đang được sống trong hòa bình độc lập ấm no hạnh phúc, nhưng liệu rồi hạnh
phúc đó có tồn tại được mãi mãi? Chính vì vậy, giáo dục lòng yêu nước, tự hào về một dân tộc con Lạc,
cháu Rồng cho thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh Tiểu học là một việc vô cùng cần thiết mà truyền thuyết có
thể làm được.
Truyền thuyết dân gian bồi dưỡng trẻ thơ niềm tự hào lớn về dòng dõi con Lạc, cháu Rồng. Câu chuyện
bọc trăm trứng có ý nghĩa thiêng liêng đặc biệt. Điều cao quý đáng tự hào là người Việt Nam có dòng dõi
thần linh. Mối lương duyên tiên- rồng đã dần đến một sự kỳ lạ đầy bất ngờ. Mẹ Âu Cơ sinh một bọc trăm
trứng, nở trăm con hồng hào, đẹp đẽ, lạ thường. Những người con không cần bú mớm mà vẫn lớn
nhanh như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần. Một trăm người con đầu tiên của miền đất Lạc
Việt đều sinh ra trong cùng một bọc, cùng chung nòi giống. Đó là cội nguồn của hai tiếng “đồng bào”
thân thương. Những người con ấy được thừa hưởng vẻ đẹp, trí tuệ, tài tăng, vóc dáng của những vị thần
đẹp nhất. Sức mạnh như thần của những người con đã khẳng định sức mạnh của dân tộc ta, dự báo sức
sống kỳ diệu, sức mạnh quật cường của người Việt Nam trong buổi đầu dựng nước và giữ nước. Đất
nước Việt Nam là đất nước rồng thiêng. Người Việt Nam mặc dù có nhiều dân tộc, kẻ ở miền xuôi, người
ở miền ngược nhưng đều từ bọc trăm trứng kỳ lạ mà ra. Từ đó dạy các em tinh thần đoàn kết, yêu quý
bạn bè, thương yêu giúp đỡ lần nhau, vì đều là anh em một nhà. Giúp các em nhận biết được sâu sắc giá

trị của cội nguồn cho dù các em có hội nhập sâu hơn nữa với thế giới.
Không chỉ vậy, truyền thuyết còn tạo dựng cho các em niềm tự hào về các anh hùng chống xâm lăng,
tự hào về một dân tộc đã sản sinh ra những người con anh dũng tuyệt vời: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng
Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...Một đất nước với một truyền thống dựng nước, giữ nước hết sức vẻ vang,
oai hùng. Con người của dân tộc ấy với ý chí kiên cường, với tinh thần quật khởi đã đứng lên chiến thắng
giặc ngoại xâm bảo vệ non sông gấm vóc đời đời bền vững. Chiến tranh là cuộc đọ sức một mất một còn,
trong cuộc chiến đấu lâu dài vì Tự do, độc lập, đất nước ta không phải không có lần bị thất bại, thậm chí
có khi thất bại nặng nề, đau xót. Sau mỗi lần thất bại, đất nước tạm thời bị nước ngoài đô hộ nhưng
nhân dân ta lại vùng lên đấu tranh liên tục, mãnh liệt, quyết dành lại bằng được độc lập dân tộc. Bà Triệu
nổi dậy chống quân Đông Hán với lời tuyên bố hùng hồn: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng
dữ, chém cá kình ở biển khơi, cởi ách nô lẹ chứ không chịu khom lưng, quỳ gối làm tì thiếp cho người
ta”. Hai Bà Trưng khởi nghĩa trả thù chồng, đền nợ nước và cùng lên ngôi trị vì đất nước khiến cho quân
Ngô phải bạt vía kinh hồn, người người nể phục.... Các anh hùng về sau tiếp bước truyền thống những
anh hùng đi trước viết tiếp trang sử vẻ vang cho đất nước ngàn năm văn vật. Từ đó, tạo cho các em lòng
yêu quê hương đất nước,tự hào về Việt Nam giàu đẹp, anh hùng, tự hào về một dân tộc kiên cường bất
khuất đã đấu tranh hàng ngàn năm để tồn tại và phát triển. Xây dựng ý chí dũng cảm cho các em , phấn
đấu vươn lên trong học tập, tu dưỡng, xứng đáng với truyền thống vẻ vang của dân tộc.
Chẳng những thế, truyền thuyết còn tạo cho các em niềm tự hào về các anh hùng văn hóa. Bên cạnh
những anh hùng đánh thù trong giặc ngoài, dân tộc ta cũng sản sinh những người tài giỏi trong lĩnh vực
văn hóa xã hội. Họ là những người không trực tiếp cầm đao gươm để đánh giặc giữ nước song lại có
công lao to lớn cho quá trình dựng nước, phát triển đời sống an sinh cho nhân dân, có ảnh hưởng sâu


sắc đến nền văn hóa của Việt Nam mà đời đời dân tộc ta tiếp nối. Truyền thuyết dân gian đã dành cho họ
ca ngợi xứng đáng. Truyền thuyết về Đầm Mực ca ngợi nhà giáo Chu Văn An và các học trò của ông đã
hết lòng vì dân hay truyền thuyết về Trạng Bùng ca ngợi Phùng Khắc Khoan đã có công dạy dây làm vó,
mang các hạt giống ngô, đậu ở Trung Quốc về gieo ở nước ta. Ngoài ra còn có một số truyền thuyết khác
như: Truyện ông Trạng Nồi, ông tổ nghề thêu, ông Bùi Cẩm Hổ,....Tập trung ca ngợi, tỏ lòng biết ơn về
những người con khai sáng văn hóa, làm rạng rỡ non sông, đất nước, làm rạng danh con người Việt
Nam....Họ là những tấm gương sáng cho các em học tập và noi theo, giúp cho trẻ biết nâng niu và giữ

gìn, phát huy nền văn hóa lâu đời của người dân Việt.
Giáo dục về lòng yêu nước, tự hào về một dân tộc qua các bài truyền thuyết cho các em ngay từ buổi
đầu đến trường- giai đoạn đầu của việc hình thành quá trình nhận thức, thái độ, hành vi, nhân cách của
học sinh, các em sẽ được củng cố “chất đề kháng” với những ảnh hưởng xấu của thời cuộc. Các em
không vui sướng sao được khi chúng ta có một nguồn gốc, dòng dõi cao quý, không tự hào sao được khi
dân tộc ta đã sản sinh ra bao nhiêu anh hùng bất tử, các em có quyền tự hào về bản sắc văn hóa, bề dày
của lịch sử, tự hào về một dân tộc bé nhỏ nhưng sẵn sàng đứng lên đấu tranh dành lại hòa bình, luôn
đoàn kết yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Chúng ta thật vinh dự khi là một công dân của một dân tộc như
vậy- một đất nước có non sông gấm vóc tuyệt vời.
Truyền thuyết có vai trò to lớn trong việc giáo dục, đặc biệt là bồi dưỡng trẻ thơ lòng tự hào dân tộc.
Khơi dậy được ý chí quật cường, truyền thống yêu nước mà mỗi con người Việt Nam vốn có trong dòng
máu của mình.

Câu 6: Phân tích nhân vật Dế Mèn trong “Dế Mèn phiêu lưu ký” của Tô
Hoài
Nói đến Tô Hoài là nói đến nhà văn có một công phu rèn luyện dẻo dai, bền bỉ và đóng góp nhiều
thành tựu cho văn học Việt Nam hiện đại. “Dế Mèn phiêu lưu ký” là một tác phẩm rất xuất sắc của ông
viết về loài vật dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Chuyện kể về những cuộc phiêu lưu lý thú đầy sóng gió của
Dế Mèn qua thế giới loài vật và loài người, từ đó chúng ta cũng học tập được những điều tốt đẹp từ
chàng Dế này.
Mỗi người một vẻ, mỗi người một tính cách khác nhau, Dế Mèn cũng vậy, chàng ta có một tính cách rất
riêng. Mèn yêu lao động, thích vui chơi biết mơ ước, rất ghét đứa làm ác, cho nên gặp lý tưởng thì Dế
Mèn giác ngộ và có lý tưởng. Để hoạt động cho lý tưởng phải trải qua cảnh ngộ éo le gian khổ. Dế Mèn
và các bạn đã vượt qua và chiến thắng. Những nét tính cách của Mèn rất đặc trưng cho tuổi trẻ. Nó được
trải nghiệm trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Từ những ngày đầu, Dế Mèn được mẹ cho ra ở riêng, sống
độc lập đế sau này ra đời khỏi bỡ ngỡ, Dế Mèn đã thấy được cuộc sống phức tạp như thế nào! Những
suy nghĩ đầu tiên của chú là ý thức được rằng khổ quá, những kể yếu đuối vật lộn cật lực mà cũng không
sống nổi. Thế nhưng một sự kiện đau lòng xảy ra và là một bài học lớn cho Dế Mèn. Đó là cái chết của Dế
Choắt. Lần đầu tiên trong đời, Dế Mèn gây ra tội lỗi. Nó ám ảnh Dế Mèn suốt đời về thói hung hăng,
không biết suy nghĩ của tuổi trẻ. Những giọt nước mắt hối hận của Dế Mèn cũng là sự thức tĩnh lương



tâm trên chặng đường vào đời của Mèn. Hay cuộc phiêu lưu bất đắc dĩ của Dế Mèn khi bị bọn trẻ bắt
làm đồ chơi với sự xuất hiện của anh Xiến Tóc đã làm cho Mèn thêm một bài học nữa. Dế Mèn đã biến
mình thành một thứ trò chơi cho bọn trẻ con mà không hề hay biết. Mèn rất tự hào và kiêu hãnh ở vị trí
của một con dế cụ bách chiến bách thắng, nông cạn và không biết suy nghĩ. Dế Mèn đã trở nên nhỏ bé,
ích kỷ và tàn nhẫn. Thế rồi! Theọ quy luật của cuộc đời, những kẻ hay cậy sức đi áp bức kẻ khác thì sẽ có
kẻ mạnh hơn trị lại. Dế Mèn đã được anh Xiến Tóc thức tình. Hai cái râu cụt là bài học đích đáng cho
Mèn. Dế Mèn đã hiểu ra, nhận thức được lỗi lầm của mình và quyết tâm sửa chữa. Hay hai lần bị cầm
tù, một lần trôi dạt trên dòng sông suýt bỏ mạn, hai lần vì không đắn đo nên gây ra hai cuộc chiến với
châu chấu voi và kiến,.....là những dấu mốc chắc chắn Mèn không thể quên. Cuộc đời này tuy không
thuận lợi, dễ dàng nhưng cũng đã đem đến cho cậu ta bao nhiêu là bài học.
Dế Mèn cũng gặp nhiều hạng người với nhiều tính cách khác nhau . Đó là người anh trai của Dế Mèn
sống cuộc đời vô nghĩa, nhàm chán, “đớn hèn” và ốm yếu. Người anh cả tuy khoẻ mạnh, khá giả nhưng
chỉ quanh quẩn bắt nạt những kẻ khác. Đó cũng chính là bài học của sự “không đi”. Ngạo mạn, khinh bỉ
những kẻ không muốn mở mang trí óc. Mèn còn gặp người bẻm mép, tự đắc dở hơi như đại vương Ếch
Cốm, khoe chữ như Cóc, lười biếng chỉ biết ăn chơi như hạng Bướm, Ve Sầu, kệch cỡm như võ sĩ Bọ
Ngựa, hay nản chí chán đời như Xiến Tóc,.... Dế Mèn có một người bạn đồng hành là Dế Trũi. Trũi tính
tình cũng thẳng thắn và hay đi đây đó, thật thà, dám xả thân vì nghĩa. Trải bao sóng gió Mèn đã “lớn lên”
thực sự, nhất là sau mười ngày lênh đênh trên nước, không ăn. Mười ngày đáng nhớ đem đến cho Mèn
ý thức yêu mến cuộc sống, tinh thần vươn lên để chống trọi khó khăn đôi khi tưởng không chịu nối
ở đời. Dế Mèn hiểu được sức mạnh của tình bạn, của lòng kiên trì, và niềm lạc quan tin tưởng.
Quá trình trưởng thành của Dế Mèn trải qua hai giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên chính là thời thanh
niên của Mèn, vốn là một thanh niên cường tráng, biết sống tự lập từ nhỏ, yêu lao động, yêu đời. Thế
nhưng cậu ta cũng có những thói xấu, hiếu thắng, gây gổ có lúc ngông cuồng đến tàn ác. Nạt nộ mấy kẻ
yếu như: Cào Cào, Gọng Vó, làm Dế Choắt phải chết,...Vì ít hiểu biết Mèn cho rằng như thế là oai, càng
thêm tự đắc hung hãn để bị bắt và trở thành kẻ đánh nhau thuê, mua vui cho thiên hạ và gây ra nhiều
oan trái cho đồng loại của mình. Song nhờ trăng trối của Dế Choắt, sự cảnh tỉnh của Xiến Tóc, đến đây
cậu ta mới kinh hoàng và sực nhận ra mình làm điều ác mà không biết. Giai đoạn thứ hai chính là lúc
Mèn thực sự thay đổi, cái mới của cuộc đời. Mèn bắt đầu từ việc ra tay bảo vệ cô nhà trò yếu đuối, trước

sự độc ác của bầy nhện. Cũng từ đây Dế mèn tâm niệm một lẽ sống mới “ở đời thương nhau thì hơn, thù
hằn, độc ác làm gì?”. Mèn cùng với Dế Trũi từ bỏ lối sống cũ để đi tìm “cái ý nghĩa thật của cuộc đời. Thế
rồi, cậu được tiếp xúc với nhiều tính cách khác nhau trên đường đời và những phẩm chất mới được hình
thành –đó là lòng khao khát hiểu biết, ham muốn hoạt động, coi trọng nghĩa tình, xem khinh danh lợi.
Cuộc phiêu lưu của Dế Mèn còn đánh dấu những giây phút thiêng liêng của tình bạn. Dế Mèn bằng tất cả
sức mình, cứu Trũi thoát khỏi cái chết, điều mà trước đây, Mèn đã không thể làm được với Dế Choắt.
Chính cuộc đời này, chính cuộc hành trình trên đường đời đã rèn luyện để Mèn có một trái tim cao
thượng. Hành động anh hùng, lòng nhân ái nơi Mèn là ở sự phát triển nhân cách cao nhất sau những
chuyến đi ấy. Cuộc giao du trên đường đời đã cho Mèn nhiều bạn tốt: Châu Chấu Voi, Cào Cào, Bọ
Muỗm,...Dế Mèn sung sướng vô hạn vì đã tìm ra nguồn ánh sáng cho cuộc đời, đó là tư tưởng “muôn
loài cùng nhau kết làm anh em”. Nó chính là lòng tin và sự khẳng định điều thiện cũng như cuộc sống
hòa bình thân ái.
Hình tượng nhân vật Dế Mèn tiêu biểu cho những thanh niên trước cách mạng tháng Tám, những
người khao khát đi tìm cái chân, cái thiện, cái mĩ cho cuộc đời. Câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một


sàng khôn đã được chứng minh thật sống động qua Dế Mèn phiêu lưu kí mà tập trung cao độ ở nhân vật
Dế Mèn chính là lời nhắn nhủ của Tô Hoài tới thế hệ trẻ chúng ta.
Dế Mèn là một nhân vật văn học quen thuộc, thân yêu của các em thiếu nhi. Qua những cuộc phiêu
lưu của Dế Mèn, ta nhận ra rằng: trường đại học chân chính nhất để rèn luyện con người chính là cuộc
đời. Trải qua những cuộc phiêu lưu mạo hiếm với đường đời đã giúp Dế Mèn thực sự trở thành một
chàng dế “bình thường” chứ không “tầm thường” với trái tim “nhân ái, cao thượng”. Đó cũng chính là
con đường mà mỗi chúng ta đã và sẽ đi.

Câu 7: Phân tích về giá trị nội dung của truyện cổ Anderxen

(3đ)Nói đến các nhà văn nổi tiếng trên thế giới viết truyện cho trẻ em không thể nào không nhắc đến
nhà văn Đan Mạch thiên tài Hans Christain Anderxen. Những pho truyện cổ tích thần tiên của Andecxen
không chỉ thu hút trẻ em mà còn làm say lòng người lớn ở khắp mọi nơi trên trái đất…mỗi câu chuyện đều có
nội dung rất giá trị.

Truyện cổ Andecxen đề cao đạo đức của con người, phê phán sự bất công trong xã hội. Xuất thân từ tầng
lớp lao động nghèo, Anderxen hiểu rõ cuộc sống vất vả cay đắng của người lao động, cảm nhận sâu sắc sự
mâu thuẫn, sự phân chia đẳng cấp giữa dân nghèo và tầng lớp quý tộc. Nhà văn đứng về phía người nghèo,
thông cảm với nổi khổ cực, những cảnh bất công mà họ phải chịu đứng trong chế độ phong kiến mà hố sâu
giai cấp đã ngăn cách tình người… tiêu biểu là các tác phẩm : “Cô bé bán diêm”, “Mụ ấy hư hỏng”…đã để lại
trong lòng những độc giả sự cảm thông sâu sắc.
Không chỉ vậy, truyện của Andecxen còn ca ngợi người lao động trong cuộc sống đã đấu tranh kiên trì và
dũng cảm để chống lại thiên nhiên khắc nghiệt, chống lại cái ác, cái xấu như tác phẩm nổi tiếng “Nữ thần
băng giá”…làm cho chúng ta thấy sức mạnh kiên trì, bền bỉ, không chịu khuất phục đó của các nhân vật đã
giúp họ chiến thắng.
Ngoài ra, với cách nhìn nhân đạo của Anderxen, ông thấu hiểu được người lao động không phải là những
người khổ đau, không phải là những số phận dành sẵn cho sự khinh miệt mà trái lại người lao động có phẩm
chất tốt đẹp và tài năng hơn ai hết. Họ là những người yêu đời và yêu người đến mức sẵn sàng hy sinh vì tình
yêu thương cao cả. Tiêu biểu là tác phẩm “Bộ quần áo mới của hoàng đế” của ông đã minh chứng cho điều
tuyệt vời đó.
Với cách mượn cốt truyện ở thần thoại, truyện cổ tích, truyện dân gian, truyện lịch sử có khi hư cấu trên cơ
sở cuộc sống hàng ngày cùng bút pháp của Anderxen vừa trào lộng vừa trữ tình, vừa lãng mạn và hiện thực.


Ông đã đưa chúng vào thế giới thần thoại đầy chất thơ nhưng vẫn giải quyết chúng phù hợp với những quan
điểm nhân sinh và xã hội tiến bộ của mình. Những câu truyện kỳ diệu đó lại có ý nghĩa nội dung hết sức sâu
sắc và giá trị.

(2đ)Giá trị nội dung của truyện cổ Anđecxen :
- Đề cao đạo đức của con người, phê phán sự bất công trong xã hội. Xuất thân từ tầng lớp lao động nghèo,
Anderxen hiểu rõ cuộc sống vất vả cay đắng của người lao động, cảm nhận sâu sắc sự mâu thuẫn, sự phân chia
đẳng cấp giữa dân nghèo và tầng lớp quý tộc. Nhà văn đứng về phía người nghèo, thông cảm với nổi khổ cực,
những cảnh bất công mà họ phải chịu đứng trong chế độ phong kiến mà hố sâu giai cấp đã ngăn cách tình
người…
TD: “Cô bé bán diêm”, “Mụ ấy hư hỏng”.

- Ca ngợi người lao động trong cuộc sống đã đấu tranh kiên trì và dũng cảm để chốnglại thiên nhiên khắc
nghiệt.
TD: “Nữ thần băng giá”.
- Với cách nhìn nhân đạo của Anderxen, người lao động không chỉ là những người khổ đau, không phải là
những số phận dành sẵn cho sự khinh miệt mà trái lại người lao động có phẩm chất tốt đẹp và tài năng tuyệt
vời. Họ là những người yêu đời và yêu người đến mức sẵn sàng hy sinh vì tình yêu thương cao cả.
TD: “Bộ quần áo mới của hoàng đế”.

Câu 8: Phân tích giá trị về lòng nhân ái của văn học thiếu nhi nước ngoài
Có thể nói, trên thế giới, từ rất lâu đã xuất hiện văn học thiếu nhi. Hầu như bất cứ nhà văn lỗi lạc nào
cũng đều có vài ba tác phẩm nổi tiếng viết cho các em. Ở khắp nơi trên trái đất, tre em đang ngày được quan
tâm, văn học viêế cho các em ngày càng được coi trọng. Nhu cầu thưởng thức văn học của các em cũng ngày
càng được nâng cao. Chính vì thế, việc sáng tác tác phẩm văn học cho trẻ được đặt ra một cách nghiêm túc.
Ở mỗi một dân tộc, văn học đều phản ánh những sắc thái riêng của cuộc sống dân tộc đó. Tuy vậy, những
tác phẩm hay đều gặp gỡ nhau một điểm là hướng về một mục đích nhân văn. Cho dù những tác phẩm đó có


nêu lên những cái xấu, cái ác trong cuộc sống thì cũng nhằm mục đích để con người đấu tranh vươn lên
những chuẩn mực đạo đức trong các mối quan hệ xã hội và trong lao động, Những tác phẩm này đã góp phần
không nhỏ vào việc bồi đắp tư tưởng, tình cảm cho các em, được trẻ em ở khắp mọi nơi yêu thích. Cũng
chính vì thế mà trẻ em Việt Nam, trải qua bao thế hệ đã từng biết đến truyện ngắn của L.Tônxtôi, truyện ngụ
ngôn của La Phông-ten; Không gia đình của Hecto Malo, truyện cổ tích của Andecxen ở Đan Mạch…
Văn học thiếu nhi nước ngoài có rất nhiều giá trị nội dung, song giá trị về lòng nhân ái đã giáo dục cho trẻ
em những bài học ý nghĩa sâu sắc nhất. Con vật sống một cách thụ động theo bản năng giữa thiên nhiên bao
la và hung dữ. Con người ngược lại sống có ý thức tìm kiếm khai phá, giải thích thiên nhiên, từ đó chế ngự
chinh phục thiên nhiên. Đồng thời con người khác con vật nhờ có lòng nhân ái. Chính nhờ có lòng nhân ái tạo
cho con người một sức manh vô tận. Lòng nhân ái tạo cho con người một sức mạnh vô tận. Lòng nhân ái đó
chính là cái gốc lương thiện của mọi hành động của con người. Vì có lòng nhân ái người ta có thể dễ dàng
sống tốt với nhau hơn, dễ tha thứ mọi lỗi lầm và có đủ nghị lực để phấn đấu vươn lên trong cuộc sống (Người
ăn xin - Tuốcghênhép, Chim sơn ca và bông cúc trắng - Andecxen, Ai có lỗi - Aximi, Người đi săn và con vượn Leptônxtôi)…Từ những câu chuyện mà trẻ rất yêu thích đó, các em sẽ học hỏi và trau dồi cho lòng nhân ái,

tình thương yêu con người, động vật cho chính mình mà đó cũng chính là mục đích để viết nên các tác phẩm
để đời của những nhà văn nổi tiếng.
Lòng nhân ái được thể hiện rất rõ trong các tác phẩm của văn học thiếu nhi nước ngoài. Con đường khơi
dậy nhân ái chỉ có thể đi từ trái tim đến trái tim giúp các em biết sống yêu thương. Lòng nhân ái đó sẽ trẻ
sống tốt hơn, có ý nghĩa hơn trên đường đời sau này.

Câu 9: Hình ảnh người nông dân trong thơ Trần Đăng Khoa
Sinh ra và lớn lên tại một làng quê thuộc huyện Nam Sách, năng khiếu thơ của Trần Đăng Khoa nảy
nở rất sớm. Bên cạnh những bài thơ xuất chúng về thiên nhiên thì con người cũng được Trần Đăng Khoa
miêu tả chân thực, sinh động chủ yếu là những người nông dân với đời sống vất vả nhọc nhằn song họ
vẵn vui vẻ, lạc quan, mộc mạc mà giàu tình nghĩa.
Người nông dân mà Trần Đăng Khoa gần gũi và yêu thương nhất chính là bố mẹ mình. Nhà thơ am
hiểu tường tận công việc bố mẹ làm hàng ngày. Những văn thơ viết về bố mẹ nói riêng cũng chính là viết
về người nông dân nói chung.
Nhiều tác phẩm ông viết về người nông dân từ khi còn rất bé. Nỗi gian lao vất vả của người nông dân
được nhà thơ miêu tả trong bài “Hạt gạo làng ta”, hạt gạo ngấm bao nhiêu mồ hôi, công sức của những
con người chịu một nắng hai sương nhưng luôn có niềm tin tưởng vào tương lai đất nước:
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy


Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy…
Đoạnthơ tập trung thể hiện những “đắng cay”mới có được hạt gạo dẻo thơm. Trong một bài ca
dao ông cha đã từng nhắc nhở: “Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo ngon một hạt đắng cay muôn phần”. Vị

đắng cay mà Trần Đăng Khoa muốn nói đến là nỗi vất vả trong khắc phục thiên tai để sản xuất của người
nông dân. Những bão lụt, hạn hán dồn dập… Điệp từ “có” kết hợp với số từ “bảy”, “ba”, “sáu”, nhà thơ
đã thể hiện được sự tàn phá ghê gớm của thiên nhiên đồng thời đó cũng chính là đòn bẩy để ca ngợi ý
chí vượt khó của mẹ, của bà con nông dân trước sự khắc nghiệt đó.
Hay bài thơ "Mưa" của Trần Đăng Khoa là bài thơ tả cảnh độc đáo. Xuyên suốt tác phẩm là hình ảnh
vạn vật đất trời bị biến đổi bởi cơn mưa rào bất chợt. Và nổi bật trên cái phông nền nghiêng ngả vì mưa
của hài thơ, hình ảnh con người hiện lên thật đẹp.
Bố em đi cày về
Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mưa
"Bố em" chỉ là một người nông dân bỗng nhiên trở nên lớn lao khác thường. Ông "Đội sấm", "đội
chớp", "đội cả trời mưa". Ba ý thơ được tách riêng thành ba dòng, điệp từ "đội" được lặp lại ba lần, điều
đó vừa thể hiện cái dữ dội của trời mưa vừa bộc lộ tư thế hiên ngang của người cha. Ông đi cày về, trên
vai còn vác chiếc cày, bàn tay còn dắt con trâu; hình ảnh ấy bước ra từ cái dữ dội, ì ầm đáng sợ của cơn
mưa rào. Đó là hình ảnh người nông dân có tầm vóc lớn lao, tư thế vững vàng, hiên ngang như một vị
thần đội trời đạp đất có sức mạnh có thể sánh với thiên nhiên. Trong con mắt nhìn của một em bé chín
tuổi, người cha đi cày quả là hình ảnh của một tráng sĩ có vẻ đẹp lớn lao, kỳ vĩ.
Trần Đăng Khoa còn khiến độc giả thật xúc động khi đọc bài thơ “Ao nhà mùa hạn”:
Mùa mưa mà mưa chẳng đến
Đáy sân nẻ toác khi nào
Rêu nằm mơ những sấm sét
Rồi khô trên cọc đầu ao
Cái nắng như muốn thiêu hủy tất cả, rêu là loài thực vật dễ sống chỉ cần không khí hơi ẩm cũng đủ
cho chúng tồn tại. thế nhưng trong thời buổi khắc nghiệt mưa chỉ là niềm mơ ước mà khi đó những
người nông dân vẫn phải ra đồng làm việc. Từ đó chúng ta mới thấm thía, biết ơn những con người ngày
đêm lao động, cống hiến thầm lặng cho cuộc sống này.
Trần Đăng Khoa viết về người nông dân không chỉ trên đồng ruộng mà còn trên sông nước và trong
các công việc “kiến thiết nước nhà”. Đó là bác chài ngồi “ buông câu trong nắng chiều” (Bên sông kinh
thầy) hay các chị thanh niên xung phong (Đi tàu hỏa). Người nông dân trong thơ ông là con người mới,

tuy vất vả, khó nhọc nhưng năng động, yêu đời, say mê nghệ thuật, yêu quê hương đất nước.


Câu 10: Phân tích truyện Thánh Gióng
Trong kho tàng truyền thuyết Việt Nam, chủ đề đánh giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước là chủ đề phổ
biến. Và trong chuỗi các truyền thuyết có cùng chủ đề ta không thể không nhắc đến truyền
thuyết Thánh Gióng. Tác phẩm nằm trong hệ thống truyền thuyết về thời đại Hùng Vương dựng nước,
qua câu chuyện này ta thấy ngay từ buổi đầu dựng nước, dân tộc ta đã phải đối mặt với nạn giặc xâm
lược, công cuộc dựng nước luôn gắn liền với công cuộc giữ nước, đồng thời thấy được tinh thần yêu
nước nồng nàn, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của ông cha.
Hình tượng Thánh Gióng là biểu tượng cho tinh thần yêu nước, sức chiến đấu kiên cường, quật khởi
của dân tộc ta. Thánh Gióng được sinh ra một cách thần kì, bà mẹ đi ra đồng ướm chân vào một bàn
chân lớn, về nhà bà thụ thai, mười hai tháng sau sinh ra Thánh Gióng – một cậu bé khôi ngô tuấn tú,
nhưng lên ba vẫn chưa biết nói, biết cười, đặt đâu nằm đấy. Và cậu bé ấy chỉ cất tiếng nói khi nghe sứ
giả tìm người đi đánh giặc. Lời nói đầu tiên của cậu chính là lời xin đi đánh giặc cứu nước, điều đó cho
thấy ý thức công dân của con người phi thường này.
Sau tiếng nói thần kì, Thánh Gióng ăn không biết no, quần áo không còn mặc vừa. Trước sự kì lạ của
Gióng, dân làng mang gạo sang nuôi Gióng cùng bố mẹ. Chi tiết này cho thấy rõ lòng yêu nước và sức
mạnh tình đoàn kết của dân tộc ta. Khi có giặc đến dân ta đồng lòng, giúp sức để đánh đuổi giặc xâm
lược, hơn thế nữa sự trưởng thành của người anh hùng Thánh Gióng còn cho thấy, sự lớn mạnh của
Gióng xuất phát từ nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng mà lớn lên. Gióng lớn nhanh như thổi, khi
giặc đến chân núi Trâu cậu bé ba tuổi vươn vai trở thành một tráng sĩ, oai phong, lẫm liệt. Sự lớn lên
của Gióng càng đậm tô hơn mối quan hệ giữa sự nghiệp cứu nước và người anh hùng: để đáp ứng yêu
cầu lịch sử, Gióng phải lớn nhanh để phù hợp với hoàn cảnh của đất nước, Gióng phải khổng lồ về vóc
dáng, ý chí thì mới có thể đảm đương được trọng trách lúc bấy giờ.
Bằng sức mạnh phi thường, Gióng đánh tan hết lớp giặc này đến lớp giặc khác, khi roi sắt gãy, Tháng
Gióng không hề nao núng, nhổ những bụi tre ven đường để tiếp tục chiến đấu với kẻ thù cho đến khi
chúng hoàn toàn bị tiêu diệt. Để làm nên những chiến công thần kì, không chỉ có những thứ vũ khi hiện
đại (roi sắt, áo giáp sắt) mà còn là cả những vũ khí thô sơ nhất (bụi tre). Sau khi đánh tan giặc xâm lược,
Gióng đến chân núi Sóc rồi bỏ lại áo giáo một mình một ngựa bay về trời. Người anh hùng sau khi hoàn

thành nhiệm vụ cứu nước không màng danh lợi, phần thưởng, trở về tiên giới. Gióng đến trần gian chỉ
với một mục đích duy nhất đó là dẹp quân xâm lược để mang lại bình yên cho nhân dân, cho đất nước.
Điều đó càng đậm tô hơn nữa phẩm chất anh hùng của Thánh Gióng. Đồng thời chi tiết này cũng thể
hiện sự bất tử của Gióng trong lòng mọi người, Gióng về trời cũng là về cõi vô biên, bất tử mãi mãi
trường tồn cùng đất nước, dân tộc.
Tác phẩm là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố thần kì (sinh nở thần kì, lớn nhanh như thổi, bay về trời) với
hình tượng người anh hùng. Thánh Gióng là một hình ảnh đẹp đẽ biểu tượng cho lòng yêu nước và sức
mạnh quật khởi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm xâm lược. Thánh Gióng là
hình tượng bất tử trong lòng dân tộc Việt Nam.

Câu 11 : văn học thiếu nhi mang tính nghệ thuật riêng (phân tích và
chứng minh)


Từ thuở lọt lòng chúng ta đã được tắm mát trong lời ru êm ái ngọt ngào của bà và mẹ. Những bài ca
dao, những câu chuyện cổ đã có một sức hấp dẫn kỳ lạ đối với tuổi thơ. Nó không giống với các tác phẩm
dành cho người lớn mà có tính nghệ thuật rất riêng.
Đã là văn học, yếu tố quan tâm hàng đầu phải là tính nghệ thuật, là chất văn chứa đựng trong các tác
phẩm thơ và truyện, văn học học của trẻ không hoàn toàn lặp lại tiếng nói của trẻ. Nó phải làm giàu
thêm vốn hiểu biết và tiếng nói của trẻ. Tuy nhiên, tính nghệ thuật, chất văn trong văn học thiếu nhi cũng
hoàn toàn khác với văn học nói chung. Trẻ em không phải là người lớn và cũng không phải là người lớn
thu nhỏ. Vì vậy, tác phẩm viết cho các em cần có những đặc điểm khác biệt, bởi các em có một cuộc sống
riêng với suy nghĩ, tâm tư tình cảm riêng. Trẻ sẽ chán và không chấp nhận những câu chuyện khô khan
như những bài giảng về đạo đức. Nhiều nhà văn, nhà sư phạm đã khẳng định, văn học cho trẻ cần được
viết một cách có nghệ thuật trong ý nghĩa đặc biệt của nó. Cái quan trọng không phải là những tác phẩm
văn học ấy kể về những cái gì, mà là ở chỗ kể như thế nào.
Trước hết, văn học cho thiếu nhi phải được viết một cách trong sáng, hồn nhiên và nhí nhảnh. Bởi
chính bản thân các em là những thực thể sống hết sức trong sáng, nhí nhảnh và hồn nhiên. Đó cũng
chính là đặc điểm về tính cách của con trẻ.
Con lợn qua cách miêu tả của Võ Quảng hoàn toàn khác với con lợn trong sinh vật học, những từ láy

độc đáo đã tạo nên vẻ đẹp ngộ nghĩnh của một chú lợn qua cách nhìn của trẻ thơ :
Lưng mày múp múp
Mắt mày húp húp
Đuôi mày ngúc ngắc
Miệng thì nhóp nhép
Hay thật tinh nghịch, hóm hỉnh và sống động qua cách miêu tả gà trống và gà mái bày tỏ tình cảm với
nhau trong thơ Trần Đăng Khoa :
Mụ gà cục tác như điên
Làm thằng gà trống luyên thuyên một hồi
Ngoài ra, văn học cho thiếu nhi cần phải giàu trí tưởng tượng. Có như vậy, nhân cách, tâm hồn và tư
duy các em mới ngày càng phát triển và nảy nở. Thế giới cuộc sống qua cách cảm, cách nghĩ của trẻ thơ
không phải là đứng yên một chiều mà nó được cảm nhận bằng sự lung linh, huyền ảo, bằng những liên
hệ, liên tưởng đầy thú vị. hình ảnh ‘trăng’ trong thơ Trần Đăng Khoa được em liên hệ tưởng tượng tới
rất nhiều sự vật, hiện tượng đẹp đẽ, bất ngờ :
Trăng bay như quả bóng
Bóng nào đá lên trời
Trăng tròn như mắt cá


Không bao giờ chớp mi
Qua việc miêu tả cánh diều trong thơ Trần Đăng Khoa khi em so sánh với những hình ảnh mới lạ có
tác dụng phát huy trí tưởng tượng của tuổi thơ :
Diều hay chiếc thuyền
Trôi trên sông ngân
Diều là hạt cau
Phơi trên nong trời
Trời là cánh đồng
Diều là chiếc liềm
Sau mùa gặt hái
Ai quên bỏ lại…

Tác phẩm cho trẻ khi đạt yêu cầu về giáo dục và nghệ thuật chính là đảm bảo được tính thống nhất
giữa nội dung và hình thức văn học. Qua văn học thiếu nhi trí tưởng tượng của các em được rộng mở,
tâm hồn, tình cảm các em được bồi dưỡng, nâng cao. Tính nghệ thuật trong văn học đã làm phong phú
tâm hồn nhân cách trẻ thơ, mở ra trước mắt các em một chân trời mới vừa cao đẹp, vừa giản dị.

Câu 12 : Tình cảm của thiếu nhi đối với anh bộ đội
Cách mạng tháng Tám thành công, nước nhà được độc lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chăm sóc
của Bác Hồ, tài năng làm thơ của các em thiếu nhi có điều kiện phát triển. Thơ của các em mang dấu ấn
riêng biệt của thế hệ măng non lớn lên trong khói lửa của chiến tranh cùng với nhiều đề tài. Trong đó,
tình cảm với các chú bộ đội được biểu hiện sâu sắc ở bài thơ mà các em sáng tác.
Hình ảnh các chú bộ đội trong kỷ niệm của các em bao giờ cũng là một hình ảnh thân thiết, gắn bó :
Cháu nghe chú đánh những đâu
Những tàu chiến cháy, những tàu bay rơi.
Đến đây chỉ thấy chú cười
Chú đi gánh nước chú ngồi đánh bi
Đây là bài thơ ‘’ Gửi theo các chú bộ đội’’ của Trần Đăng Khoa, chúng ta cảm nhận được nét hồn nhiên
ngây thơ trong cách viết của em. Em biết rằng chú bộ đội rất dũng cảm, vất vả, đanh thép trên chiến
trường mà khi gặp các em chú lại vô cùng gần gũi, thân thiện. Bởi thế chú luôn được thiếu nhi thương
mến và tin yêu.


Một tập thơ các em dành riêng cho các chú bộ đội cũng được ra đời. Với tiên đề ‘’ Đi nữa chú
ơi’’(1971), với lòng yêu thương và ngưỡng mộ anh bộ đội, cô thanh niên xung phong trên tuyến đầu
đánh Mỹ cùng ước mơ được giống anh chị để đi đánh giặc giải phóng đất nước, bảo vệ cuộc sống hòa
bình, tự do cho mọi người Cẩm Thơ viết :
Muốn xin chiếc mũ tai bèo
Làm cô giải phòng được trèo Trường Sơn !
Hay bài ‘’Em làm bộ đội’’ của Hoàng Thiếu Nhân cũng thật ngộ nghĩnh :
Áo anh cả em mặc dài ngang mắt cá
Quần anh cả em mặc lên tận cằm

Giày anh cả em đi lọt hai bàn chân
Ba lô anh cả em mang không nổi
Nhưng em vẫn là ‘’anh bộ đội’’
-Đi đều….bước! Một hai
Không chỉ vậy, có những lúc các em còn tưởng tưởng mình là anh chiến sĩ lái máy bay, anh bộ đội lái
xe. Hoàng Thiếu Nhân hóa thân với những đồ vật quen thuộc, giản dị mang trong mình lòng dũng cảm,
yêu quê hương đất nước để đi đánh giặc, bảo vệ non sông gấm vóc :
Tàu bay các em là tàu bay giấy
Tàu thủy các em là tàu thủy mo
Xe tăng các em nặn bằng đất sét
Trận chiến đấu vô cùng ác liệt
Bên bờ mương buổi sáng trẻ con chơi
Mới chỉ là một số nhỏ trong vô vàn bài thơ của các em thiếu nhi viết về các anh bộ đội, các chị giải
phóng quân cũng đủ thấy đây là một đề tài cho các em thỏa sức sáng tác. Đồng thời các em cũng gửi
gắm vào tác phẩm của mình để thể hiện lòng tin yêu, mến mộ cho những người có công lao với cách
mạng mà từ hậu phương cổ vũ tinh thần cho các anh hoàn thành tốt nhiệm vụ.


Câu 13: giá trị nội dung của truyện cổ Grim

(3đ) Truyện cổ Grimm là một trong những tập cổ tích nổi tiếng của thế giới do hai anh em Grimm sưu
tầm. Nhân vật trong tập truyện được chọn lọc hư cấu từ các tầng lớp con người, từ các loài vật, các vật vô tri
và cả loài quỷ. Truyện cổ Grimm gồm những câu chuyện đẹp đẽ và lý thú góp phần hình thành trí tuệ của
nhiều thế hệ ở trong và ngoài nước Đức.
Truyện cổ Grim tố cáo và lên án xã hội bất công và giai cấp thống trị trong chế độ phong kiến: bọn vua
quan bất công, giả dối, gian ác, có khi là bọn địa chủ bóc lột sức lao động và thành quả của người dân lao
động thấp cổ bé miệng (Bà hoàng hậu kiêu sa ác độc đã tìm mọi cách để hãm hại nàng Bạch Tuyết xinh đẹp:
mụ dì ghẻ và hai cô chị mặt mày sáng sủa mà tâm địa nhỏ nhen, dùng nhiều thủ đoạn để tránh cướp hạnh
phúc của cô lọ lem hiền lành, đến khi lọ lem vươn lên đỉnh cao hạnh phúc thì họ lại xun xoe cầu cạnh: Con
chuột dại dột kết nghĩa với chú mèo gian ác, tham lam, lười biếng chưa kịp rút ra một bài học kinh nghiệm

nào đã bị mèo nuốt chửng…)
Không chỉ vậy, truyện của Grim còn là những bài ca đẹp đẽ phản ánh và cổ vũ tinh thần đấu tranh liên tục
của nhân dân để giành lại cuộc sống hạnh phúc.Cuộc sống hạnh phúc không tự nhiên đến với người lao động,
họ phải liên tục đấu tranh, có lúc tưởng đã thất bại hoàn toàn trước những thủ đoạn gian manh, thâm độc
của giai cấp thống trị (Bạch Tuyết tưởng như mãi mãi nằm trong chiếc quan tài thuỷ tinh giữa tình thương của
7 chú lùn) nhưng nhờ sự hỗ trợ tích cực của các lực lượng chính nghĩa mà họ buộc kẻ thù của họ phải lùi
bước. Những kẻ gây tội ác nhất định sẽ bị trừng trị.Tuy nhiên, thái độ phản kháng đó còn nằm trong khuôn
khổ trật tự phong kiến. Do hạn chế của điều kiện lịch sử, vấn đề xoá bỏ giai cấp thống trị chưa được đặt ra,
chỉ mới một số kẻ gian ác bị vạch mặt và trừng trị.Truyện cổ Grimm như vậy chỉ mới đặt vấn đề giai cấp thống
trị phải đối xử nhân đạo với người dân lao động mà thôi.


Những tác phẩm của Grim có ý nghĩa giáo dục khá đậm nét thông qua những câu chuyện phê phán những
thói hư tật xấu của các tầng lớp trong xã hội.Sự giả dối, xảo quyệt là một trong những tính xấu bị phê phán
trong nhiều chuyển cổ. Từ ông vua cho đến những hạng người tốt mặt mà xấu dạ đều trở thành những tên lố
bịch trước chàng ngốc hiền lành nhưng có tài năng hỗ trợ (Con ngỗng vàng).Thói tham lam (Hai vợ chồng
người đánh cá), sự lười biếng (Bà chúa tuyết), ngu dốt, kiêu căng… của con người cũng bị các tác giả dân gian
châm biếm chua cay.
Mặt khác, Truyện cổ Grimm đặc biệt là những truyện được chọn lọc đưa vào chương trình mẫu giáo của
chúng ta đề cao bản chất tốt đẹp của người lao động.Người dân lao động kể cả trẻ thơ là những người thông
minh, giàu tình yêu thương và dũng cảm đấu tranh (Dê con nhờ biết vâng lời mẹ mà xử trí hết sức thông
minh nên tránh được tai hoạ - “Dê con nhanh trí”; Cô em gái giàu lòng yêu thương dũng cảm chấp nhân đau
khổ để cứu anh thoát khỏi cuộc sống tăm tối” - “Bảy con quạ”; những chú lùn giàu lòng nhân ái đã tích cực
giúp cho Bạch Tuyết chống lại các thế lực bạo tàn - “Bạch Tuyết và bảy chú lùn”).
Cùng với Andecxen, anh em Grimm là những nhà văn kỳ tài kể chuyện cổ làm say mê lòng người và góp
phần giáo dục bao đức tính tốt đẹp như lòng trung thực, tính dũng cảm…. cho hàng trăm thế hệ măng non từ
hơn một trăm năm nay. Họ có đóng góp vô cùng to lớn cho nền văn học của nhân loại.

(2đ) giá trị nội dung của truyện cổ Grim :
- Tố cáo và lên án xã hội bất công và giai cấp thống trị trong chế độ phong kiến: bọn vua quan bất công, giả

dối, gian ác, có khi là bọn địa chủ bóc lột sức lao động và thành quả của người dân lao động thấp cổ bé miệng
(Bà hoàng hậu kiêu sa ác độc đã tìm mọi cách để hãm hại nàng Bạch Tuyết xinh đẹp: mụ dì ghẻ và hai cô chị
mặt mày sáng sủa mà tâm địa nhỏ nhen, dùng nhiều thủ đoạn để tránh cướp hạnh phúc của cô lọ lem hiền
lành, đến khi lọ lem vươn lên đỉnh cao hạnh phúc thì họ lại xun xoe cầu cạnh: Con chuột dại dột kết nghĩa với
chú mèo gian ác, tham lam, lười biếng chưa kịp rút ra một bài học kinh nghiệm nào đã bị mèo nuốt chửng…)
- Là những bài ca đẹp đẽ phản ánh và cổ vũ tinh thần đấu tranh liên tục của nhân dân để giành lại cuộc sống
hạnh phúc.
Cuộc sống hạnh phúc không tự nhiên đến với người lao động, họ phải liên tục đấu tranh, có lúc tưởng đã thất
bại hoàn toàn trước những thủ đoạn gian manh, thâm độc của giai cấp thống trị (Bạch Tuyết tưởng như mãi


mãi nằm trong chiếc quan tài thuỷ tinh giữa tình thương của 7 chú lùn) nhưng nhờ sự hỗ trợ tích cực của các
lực lượng chính nghĩa mà họ buộc kẻ thù của họ phải lùi bước. Những kẻ gây tội ác nhất định sẽ bị trừng trị.
Tuy nhiên, thái độ phản kháng đó còn nằm trong khuôn khổ trật tự phong kiến. Do hạn chế của điều kiện lịch
sử, vấn đề xoá bỏ giai cấp thống trị chưa được đặt ra, chỉ mới một số kẻ gian ác bị vạch mặt và trừng trị.
Truyện cổ Grimm như vậy chỉ mới đặt vấn đề giai cấp thống trị phải đối xử nhân đạo với người dân lao động
mà thôi.
- Có ý nghĩa giáo dục khá đậm nét thông qua những câu chuyện phê phán những thói hư tật xấu của các tầng
lớp trong xã hội.
Sự giả dối, xảo quyệt là một trong những tính xấu bị phê phán trong nhiều chuyển cổ. Từ ông vua cho đến
những hạng người tốt mặt mà xấu dạ đều trở thành những tên lố bịch trước chàng ngốc hiền lành nhưng có tài
năng hỗ trợ (Con ngỗng vàng).
Thói tham lam (Hai vợ chồng người đánh cá), sự lười biếng (Bà chúa tuyết), ngu dốt, kiêu căng… của con
người cũng bị các tác giả dân gian châm biếm chua cay.
- Mặt khác, Truyện cổ Grimm đặc biệt là những truyện được chọn lọc đưa vào chương trình mẫu giáo của
chúng ta đề cao bản chất tốt đẹp của người lao động.
Người dân lao động kể cả trẻ thơ là những người thông minh, giàu tình yêu thương và dũng cảm đấu tranh (Dê
con nhờ biết vâng lời mẹ mà xử trí hết sức thông minh nên tránh được tai hoạ - “Dê con nhanh trí”; Cô em gái
giàu lòng yêu thương dũng cảm chấp nhân đau khổ để cứu anh thoát khỏi cuộc sống tăm tối” - “Bảy con quạ”;
những chú lùn giàu lòng nhân ái đã tích cực giúp cho Bạch Tuyết chống lại các thế lực bạo tàn - “Bạch Tuyết

và bảy chú lùn”).
Câu 14 : Ý kiến của anh (chị) về khái niệm đồng dao

Đồng dao phát triển gắn liền với từng giai đoạn lịch sử loài người, bởi thế khi bàn về khái niệm đồng dao
có rất nhiều giả thiết và ý kiến, tôi thấy rằng đó là một lẽ đương nhiên. Chẳng hạn: “đồng dao là những
bài hát dân gian phù hợp với trẻ em và một số bài gắn với một trò chơi nhất định,các em vừa làm trò,
vừa hát”; Vũ Ngọc Khánh lại cho rằng: “Đồng dao là lời ca dan gian trẻ em bao gồm cả những lời trong
trò chơi”, hay trong cuốn từ điển văn học Việt Nam định nghĩa về đồng dao: ‘’đồng dao là loại dân ca


sinh hoạt đặc thù hầu như chỉ dùng cho trẻ em hát. Tuy có khi người lớn cũng hát và bao giờ cũng do
người lớn đặt ra rồi dạy trẻ em. Ở dạng thông thường mỗi bài đồng dao gắn với một trò chơi, một câu
ứng với một hoạt động trong trò chơi, vừa giống phần thanh âm đệm và cần nhịp cho phần diễn xướng,
vừa giống như lời chỉ dẫn cho động tác”....Dù có nhiều quan niệm khác nhau song có thể thống nhất:
Đồng dao là thơ ca dân gian truyền miệng của trẻ em, bắt nguồn từ các hình thức thơ ca dân gian của
người lớn và được người lớn tham gia sáng tác và sử dụng, nhưng chủ yếu phải phù hợp với thế giới
quan và tâm sinh lý của trẻ và do trẻ em trực tiếp lưu truyền, diễn xướng.

Câu 15 : Con đường hình thành truyện ngụ ngôn
Truyện ngụ ngôn chỉ có thể hình thành với một trình độ phát triển tương đối cao của tư duy loài người. Lúc
đầu người nguyên thủy không thể sáng tác được truyện ngụ ngôn gồm hai phần tách bạch là : sự tích cụ thể
và ý niệm trừu tượng ngụ trong sự tích ấy.
Loài người nguyên thủy xưa sống gần gũi với thiên nhiên, con người chưa ý thức được về bản thân mình
một cách rõ rệt. Để phục vụ cuộc sống hàng ngày người nguyên thủy phải để ý tới đặc điểm của từng loài vật
để săn bắn có hiệu quả, mặt khác còn để tự vệ, người ta gắn cho con vật những tính cách của con người. Các
truyện về động vật là một kho tri thức về ‘’khoa học tự nhiên ‘’ của người xưa, ở những truyện này, tuy con
vật mang tính cách con người nhưng không có ý định qua xã hội loài vật để nói về xã hội loài người xưa. Tuy
nhiên phải thừa nhận rằng, truyện động vật là một trong những loại truyện tiền thân của truyện ngụ ngôn. Đa
số truyện ngụ ngôn đều bắt nguồn từ truyện động vật.
Truyện ngụ ngôn là một cách nói tỷ dụ của nhân dân. Đặc điểm ngôn ngữ của nhân dân là cụ thể và hình

tượng : cao như sếu, nhanh như cắt, chậm như sên….Dần dần cách nói bằng ví von hình tượng ấy kết hợp với
truyện động vật phát triển thành truyện ngụ ngôn
Ví dụ : thành ngữ ‘’ranh như cáo’’, ‘’oai như hổ’’ kết hợp với truyện động vật (con cáo giảo hoạt, con hùm
dũng mãnh) tạo thành truyện ngụ ngôn ‘’cáo mượn oai hùm’’.

Câu 16 : Vai trò của nhân vật thần kỳ trong truyện cổ tích
Các nhân vật thần kỳ gắn chặt với việc thể hiện và thực hiện lý tưởng thẩm mỹ của nhân dân trong
truyện cổ tích. Chúng như chiếc cầu kỳ diệu nối liền cuộc đời thức và cuộc đời mộng tưởng (nên có và có
thể có) của nhân vật chính diện. Bởi trong thâm tâm của nhân vật, họ luôn mong muốn một cuộc sống


giàu sang, hạnh phúc cho nhân dân mà theo họ quan niệm là đáng được hưởng. Lực lượng thần kỳ là
chiếc chìa khóa vạn năng giúp họ thực hiện ươc mơ đó. Tùy vào mức độ của sự việc xảy ra trong câu
chuyện mà quyết định sự can thiệp của lực lượng thần kỳ nông hay sâu, ít hay nhiều. Những hình tượng
nghệ thuật như Bụt, Tiên là những nhân vật tiêu biểu, điển hình của lực lượng thần kỳ trong cổ tích.

Câu 17 : tóm tắt 1 truyện trong ‘’truyện hoa, truyện quả’’ của Phạm
Hổ
Sự tích bàn tay nhiều ngón (hay sự tích cây chuối)
Xưa kia cứ 3 năm 1 lần Thần cây lại tổ chức thi cây. Người con út của Thần cây tên là Tiêu Lá. Tiêu Lá
vừa lấy vợ sinh được 1 đứa con đầu lòng rất xinh đẹp. Từ việc ngắm con, Tiêu Lá đã nghĩ ra sẽ tạo một
cây bụ bẫm xinh đẹp mà có quả để nuôi nấng con, thân hình tròn trĩnh như chân tay con, quả như ngón
tay con. Vì có một loài chim ác vừa mới xuất hiện chuyên lấy cắp hạt giống nơi này đi nơi khác nên anh ta
lo ngại và suy nghĩ ra loài cây sinh ra cây con từ gốc, củ. Để lừa chim ác, anh ta đã lấy quả có hạt gieo
xuống nhưng chẳng bao giờ nảy mầm. Biết bị lừa, chim ác tìm cách phá hoại nó mổ ngay những quả đầu
tiên sắp chín làm cho Tiêu Lá giận dữ nghĩ đủ cách để trị nó, có lần tóm được lông nó và khiến nó bỏ
chạy trong hoảng sợ. Biết được vậy anh ta đã nghĩ ra xếp quả thành từng khóm giống hệt bàn tay vồ lấy
chim. Giống quả xếp đẹp mắt con trông cũng rất thích. Đến ngày hội thi mỗi người đưa đến một loại cây
với một cái mới lạ và hay thần cây rất tự hào và cuối cùng đến lượt cây Tiêu Lá vừa đẹp vừa ý nghĩa nên
được giải nhất. . Thần cây hỏi xem cây nào được giải nhất, ai cũng đáp: Cây cuối! Cây cuối! (tức là xếp ở

hàng cuối) nên sau này đọc chệch ra, tiếng cuối biến dần thành tiếng chuối.

Câu 18 : kể tên các chương của ‘’đất rừng phương nam’’


Chương 1: Xóm chợ nhỏ một vùng quê xa lạ.



Chương 2: Trong tửu quán.



Chương 3: Ông lão bán rắn.



Chương 4: Đêm kinh khủng.



Chương 5: Ôn lại ngày cũ.



Chương 6: Bước đầu cuộc sống lưu lạc.



Chương 7: Gia đình bố nuôi tôi.





Chương 8: Đi câu rắn.



Chương 9: Đi lấy mật



Chương 10: Trong lều người đàn ông cô độc giữa rừng.



Chương 11: Rừng cháy.



Chương 12: Chạm trán với hổ.



Chương 13: Cái chết của Võ Tòng.



Chương 14: Mũi tên thù.




Chương 15: Phường săn cá sấu.



Chương 16: Qua Sróc Miên.



Chương 17: Sân chim.



Chương 18: Sông nước Cà Mau.



Chương 19: Du kích trong rừng.



Chương 20: Lên đường chiến đấu.



×