Tải bản đầy đủ (.ppt) (22 trang)

CHƯƠNG IV: XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.83 KB, 22 trang )

CHƯƠNG IV
XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN VĂN HÓA
KINH DOANH
I. Các quan điểm xây dựng văn hóa kinh doanh
1. Người chủ hay người sáng lập, người lãnh
đạo đóng vai trò quyết định trong việc xây
dựng văn hóa kinh doanh
Bên cạnh đó, sự chia sẻ, đồng thuận và cùng
nhau thực hiện của các thành viên cũng là
yếu tố không thể thiếu được trong VHKD
nói chung và VHDN nói riêng.


XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN
VĂN HÓA KINH DOANH
I. Các quan điểm xây dựng văn hóa kinh doanh
2. Là tài sản tinh thần vì vậy việc xây dựng đòi
hỏi một quá trình lâu dài bền bỉ để hình
thành nên các giá trị, triết lý kinh doanh,
xu hướng tâm lý và sắc thái chung của
VHKD và sắc thái riêng của từng doanh
nghiệp.


XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN
VĂN HÓA KINH DOANH
I. Các quan điểm xây dựng văn hóa kinh doanh
3. VHKD gắn liền với VH dân tộc, VH của một
quốc gia và được biểu hiện rõ ràng nhất
trong VHDN nên khi xây dựng VHKD cần
phải tính đến những yếu tố truyền thống,


những phong tục, những tập quán trong
VH dân tộc


XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN
VĂN HÓA KINH DOANH
I. Các quan điểm xây dựng văn hóa kinh doanh
4. VHKD là do toàn thể các doanh nhân hay tất
cả những người tham gia trong môi trường
kinh doanh tạo nên vì vậy xây dựng VHKD
đòi hỏi phải giáo dục văn hóa, nâng cao tri
thức trình độ, đạo đức, thẩm mỹ cho các
đối tượng này để họ hiểu và thấm nhuần
những chuẩn mực giá trị cơ bản của VHKD
trên cơ sở VHDT


XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN
VĂN HÓA KINH DOANH
I. Các quan điểm xây dựng văn hóa kinh doanh
5. Các yếu tố của VHKD được tiếp cận như là
một bộ phận cấu thành của hệ thống quản
trị kinh doanh, có nghĩa là VHKD phải được
xây dựng trong sự gắn bó chặt chẽ với hệ
thống quản trị kinh doanh.


XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN
VĂN HÓA KINH DOANH
I. Các quan điểm xây dựng văn hóa kinh doanh

6. Các yếu tố VHKD thể hiện khác nhau ở các
loại hình doanh nghiệp khác nhau, tạo nên
nét văn hóa riêng cho mỗi một loại hình
doanh nghiệp, vì vậy khi xây dựng VHKD
cho những doanh nghiệp cần phải quan
tâm tới đặc thù của những doanh nghiệp.


XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN
VĂN HÓA KINH DOANH
II. Các nhân tố ảnh hưởng để xây dựng văn hóa
kinh doanh
1. Các nhân tố bên ngoài
 Văn hóa dân tộc
 Hệ thống thể chế
 Yếu tố đặc thù ngành KD và đối tượng khách
hàng


XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN
VĂN HÓA KINH DOANH
II. Các nhân tố ảnh hưởng để xây dựng văn hóa
kinh doanh
1. Các nhân tố bên ngoài
 Văn hóa dân tộc là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng tới
VHKD


Sự tác động của VHDT thể hiện rõ nhất trong tác
phong, cách thức làm việc, trong các quan hệ ứng

xử giữa các đối tác kinh doanh hay trong hoạt động
hàng ngày


XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN
VĂN HÓA KINH DOANH
II. Các nhân tố ảnh hưởng để xây dựng văn hóa kinh
doanh
1. Các nhân tố bên ngoài
 Văn hóa dân tộc (tiếp )




Khi xây dựng và phát triển VHKD cần phải gắn liền với
phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc
như lòng yêu nước, ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, trọng
tình nghĩa, tính cần cù, chăm chỉ, …
Nhưng đồng thời khắc phục những nhược điểm như bệnh
tùy tiện, gia đình chủ nghĩa, phép vua thua lệ làng,…


XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN
VĂN HÓA KINH DOANH
II. Các nhân tố ảnh hưởng để xây dựng văn hóa
kinh doanh
1. Các nhân tố bên ngoài
 Hệ thống thể chế bao gồm thể chế chính trị, thể
chế hành chính, kinh tế, văn hóa có tác động
sâu sắc tới sự hình thành và hoàn thiện VHKD



XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN
VĂN HÓA KINH DOANH
II. Các nhân tố ảnh hưởng để xây dựng văn hóa
kinh doanh
1. Các nhân tố bên ngoài
 Yếu tố đặc thù ngành KD và đối tượng khách hàng




Tùy ngành kinh doanh mà xác định và xây dựng các
giá trị phù hợp để hỗ trợ cho việc thực hiện mục tiêu
kinh doanh và chiến lược, điều này được thể hiện
thông qua triết lý kinh doanh.
Khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng được coi là
đối tượng cơ bản để nhắm tới, vì vậy VHKD là sự kết
hợp hài hòa giữa người kinh doanh và khách hàng


XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN
VĂN HÓA KINH DOANH
II. Các nhân tố ảnh hưởng để xây dựng văn hóa
kinh doanh
2. Các nhân tố bên trong
 Nhân tố về phong cách, giá trị và ước muốn của
người lãnh đạo doanh nghiệp
 Đội ngũ nhân viên
 Quá trình phát triển (Lịch sử hình thành)

 Chế độ hoặc chính sách nhân sự
 Vị thế cạnh tranh và chiến lược kinh doanh


XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN
VĂN HÓA KINH DOANH
II. Các nhân tố ảnh hưởng để xây dựng văn hóa
kinh doanh
2. Các nhân tố bên trong (DN)
 Nhân tố về phong cách, giá trị và ước muốn của
người lãnh đạo doanh nghiệp (hệ thống giá trị của
nhà quản trị) in đậm dấu ấn cá nhân của nhà lãnh
đạo như nhân cách, lối suy nghĩ, tác phong làm việc,
quan hệ ứng xử,… những yếu tố này ảnh hưởng tới
triết lý kinh doanh, tác phong làm việc, quan hệ ứng
xử trong mọi tổ chức kinh doanh. Văn hóa của nhà
lãnh đạo doanh nghiệp là nền tảng để tạo nên VHKD


XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN
VĂN HÓA KINH DOANH
II. Các nhân tố ảnh hưởng để xây dựng văn hóa
kinh doanh
2. Các nhân tố bên trong (DN)
 Đội ngũ nhân viên là những người cấu thành, tạo
dựng nền VHKD của doanh nghiệp trên cơ sở
dấu ấn của người lãnh đạo. Họ thừa nhận, tự
giác hay phải theo những điều được chấp nhận
chung trong VHDN để nó tạo nên bản sắc riêng
trong kinh doanh của mọi tổ chức kinh doanh



XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN
VĂN HÓA KINH DOANH
II. Các nhân tố ảnh hưởng để xây dựng văn hóa
kinh doanh
2. Các nhân tố bên trong (DN)
 Quá trình phát triển (lịch sử hình thành) là yếu
tố tác động đến nền văn hóa hiện tại vì văn hóa
có tính kế thừa, duy trì và bảo tồn qua nhiều thế
hệ. Những doanh nghiệp đã có những cột mốc
lịch sử hào hùng, được thành lập lâu đời thì dễ
dàng tạo dựng VHKD hơn những DN mới thành
lập.


XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN
VĂN HÓA KINH DOANH
II. Các nhân tố ảnh hưởng để xây dựng văn hóa
kinh doanh
2. Các nhân tố bên trong (DN)
 Vị thế cạnh tranh và chiến lược kinh doanh chỉ
rõ mục tiêu, định hướng kinh doanh cơ bản dài
hạn vì vậy khi xây dựng VHKD cần phải quan
tâm đến nhân tố này để điều chỉnh phù hợp.


XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN
VĂN HÓA KINH DOANH
III. Quy trình và phương pháp xây dựng văn

hóa kinh doanh
1. Xác định hệ các giá trị văn hóa đã và đang
xâm nhập vào hoạt động kinh doanh
Các bước xây dựng văn hóa kinh doanh
 Khảo sát giá trị phi vật thể
 Khảo sát giá trị văn hóa vật thể
 Thu thập và phân tích các văn bản về chiến lược
kinh doanh, chính sách quản lý, chính sách nhân
sự…


XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN
VĂN HÓA KINH DOANH
III. Quy trình và phương pháp xây dựng văn hóa
kinh doanh
2. Thiết lập các giá trị chuẩn mực và các tiêu chí
VHKD cần có
 Các giá trị VH nền tảng cốt lõi: triết lý kinh doanh,
slogan, tuyên bố về sứ mạng, khẩu hiệu hành động
của DN,..
 Các tiêu chí VH: các tiêu chí liên quan đến tác
phong làm việc, các chuẩn mực ứng xử giao tiếp,
các nghi thức, nghi lễ, các sinh hoạt tập thể, các
truyền thuyết giai thoại,…


XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN
VĂN HÓA KINH DOANH
III. Quy trình và phương pháp xây dựng văn hóa kinh
doanh

3. Đưa các yếu tố văn hóa xâm nhập, thẩm thấu đời
sống kinh doanh
 Xây dựng hệ thống tài liệu chuẩn mực về VH: giá trị cơ
bản của triết lý kinh doanh, phong cách làm việc,
chuẩn mực chung trong các hành vi ứng xử của con
người trong nội bộ và bên ngoài, các nghi lễ cơ bản,
lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức, các biểu
thị hình ảnh và không gian. Các tài liệu này cần đảm
bảo cô đọng, súc tích, dễ truyền đạt, dễ thẩm thấu để
dễ dàng nắm bắt và ghi nhớ.


XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN
VĂN HÓA KINH DOANH
III. Quy trình và phương pháp xây dựng văn hóa
kinh doanh
3. Đưa các yếu tố văn hóa xâm nhập, thẩm thấu
đời sống kinh doanh
 Tổ chức đào tạo: thông qua các khóa đào tạo đối
với từng thành viên trong tổ chức để họ thấu hiểu
các giá trị văn hóa và nhanh chóng nắm bắt các
giá trị văn hóa
 Đưa văn hóa vào đời sống thông qua các biện pháp
công cụ quản lý


XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN
VĂN HÓA KINH DOANH
IV. Phát triển văn hóa kinh doanh
Quan điểm phát triển văn hóa kinh doanh

 Làm sâu sắc và hoàn thiện hơn các giá trị văn hóa cũ
Các giá trị văn hóa cũ có những mặt giá trị và phi giá trị.
Chính vì vậy, phải nhận thức rõ và xác định cho đúng
những giá trị văn hóa đích thực. Với những nét giá trị
đã được kiểm nghiệm, đánh giá của thời gian, được
cộng đồng thừa nhận thì cần kế thừa và phát huy. Trái
lại, đối với những mặt lạc hậu, lỗi thời, cản trở sự tiến
bộ thì phải khắc phục hoặc kiên quyết loại bỏ.


XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN
VĂN HÓA KINH DOANH
IV. Phát triển văn hóa kinh doanh
Các quan điểm phát triển văn hóa kinh doanh
 Phát triển các giá trị văn hóa mới
 Các giá trị văn hóa cũ không có nghĩa là bất biến, trái lại,

cần liên tục được bổ sung cho phù hợp với sự vận động phát
triển của doanh nghiệp. Trong kế thừa văn hóa, cái mới bao
giờ cũng ra đời dựa trên cái cũ. Cái cũ là tiền đề để cái mới
ra đời và phát triển. Bổ sung những giá trị mới, các giá trị
văn hóa cũ sẽ được phát huy có hiệu quả.
 Nhờ giao lưu hội nhập văn hóa được bổ sung những yếu tố
ngoại lai để làm phong phú bản sắc bằng cách tiếp thu có
chọn lọc cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa kinh doanh các
dân tộc khác.




×