Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Báo cáo môn Thị Trường và các định chế tài chính TÁC ĐỘNG VÀ TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC BAN HÀNH CÁC QUY ĐỊNH MỚI ĐỐI VỚI HỆ THÔNG TÀI CHÍNH TRONG ĐẠI KHỦNG HOẢNG 2007 – 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (743.98 KB, 23 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÊ


BÁO CÁO ĐỀ TÀI
MÔN THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHÊ TÀI CHÍNH

Tên đề tài:

TÁC ĐỘNG VÀ TÍNH CẤP THIÊT CỦA VIỆC BAN HÀNH CÁC QUY
ĐỊNH MỚI ĐỐI VỚI HỆ THÔNG TÀI CHÍNH TRONG ĐẠI KHỦNG
HOẢNG 2007 – 2008

SVTH :
GVHD:

Đà Nẵng, 04/2018.

Lớp: 42K02.1
Bùi Phan Nhã Khanh


MỤC LỤC


3
Bài tập nhóm Thị trường và các định chế tài chính

LỜI NÓI ĐẦU
Theo tờ Guardian (Anh), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), thế giới đang đứng trước nguy cơ một
cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu mới trong vòng 5 năm nữa kể từ 2016 như những năm


2007-2008. Những rủi ro được đặt ra ở đây là 1/3 các ngân hàng trong khu vực đồng Euro đang
gặp khó khăn để duy trì hoạt động có lợi nhuận, Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu gây ra bất ổn
kinh tế, cuộc khủng hoảng do giá cổ phiếu lao dốc ở Trung Quốc hay tình hình kinh tế chính trị
của các quốc gia có nền kinh tế lớn trên thế giới. Vì vậy vấn đề khủng hoảng tài chính toàn cầu
đã và đang là đề tài thu hút nhiều sự quan tâm. Để có những cái nhìn chính xác về những khó
khăn, thử thách, tác động và giải pháp của những cuộc khủng hoảng, bài tiểu luận này chúng tôi
sẽ phân tích những tác động và tính cấp thiết của việc ban hành các quy định đổi mới với hệ
thống tài chính trong cuộc Đai khủng hoảng năm 2007 – 2008.
Cuộc Đại khủng hoảng 2007-2008 bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ cuối năm
2007, lan rộng ra các nước Châu Âu và ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế toàn thế giới. Năm
2008 trôi qua với nhiều sự kiện khủng hoảng đáng chú ý như khủng hoảng thực phẩm, khủng
hoảng dầu mỏ và nổi bật là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Việc tìm hiểu những tác động
của khủng hoảng là rất quan trọng, bên cạnh đó là những giải pháp đối phó với khủng hoảng kinh
tế của thế giới.


4
Bài tập nhóm Thị trường và các định chế tài chính

A. MỞ ĐẦU
I. “Tác động và tính cấp thiết của việc ban hành các quy định đổi mới đối với hệ thống tài
chính”:
1. Mục đích nghiên cứu:
Từ những nguyên nhân, diễn biễn của cuộc khùng hoảng, đề tài phân tích những tác động của
cuộc khủng hoảng này đến với nền kinh, thương mại của các nước Châu Âu và Việt Nam. Bên
cánh đó bài luận cũng sẽ giới thiệu về những giải pháp của các nước để đối phó với cuộc khủng
hoảng này, đặc biết là tính cấp thiết của việc ban hành những quy định đổi mới với hệ thống tài
chính.

2. Đối tượng nghiên cứu:

Là các tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến nền kinh tế, thương mại của Mỹ,
các nước thuộc Liên minh Châu Ấu (EU) và các quy định các nước này ban hành đối với hệ
thống tài chính.

3. Phạm vi nghiên cứu:
Từ giai đoạn bắt đầu cuộc khủng hoảng năm 2007, thời điểm bắt đầu cuộc khủng hoảng Mỹ và
lan rộng cho tới những năm sau khi có những tác động cụ thể lên nền kinh tế, nghiên cứu tập
trung vào các nước chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế.

4. Phương pháp nghiên cứu:
Thu thập, tổng hợp, sử dụng những tài liệu thứ cấp và phân tích, đánh giá. Ngoài ra bài tiểu
luận còn áp dụng phương pháp đi từ cái chung đến cái riêng để đánh giá những tác động và giải
pháp.

5.
-

Nội dung của đề tài:
Phần I : Nguyên nhân của Đại khủng hoảng 2007-2008.
Phần II: Tác động của cuộc khủng hoảng.
Phần III: Những giải pháp và tính cấp thiết của việc ban hành những quy định về đổi mới

hệ thống tài chính.
II. Một số khái niệm:
1. Định nghĩa về khủng hoảng tài chính:


5
Bài tập nhóm Thị trường và các định chế tài chính


Khủng hoảng tài chính là sự sụp đổ của thị trường tài chính, khiến cho nó không thể thực hiện
dược hai chức năng cơ bản là ổn định giá trị đồng tiền hoặc các tài sản tài chính như một phương
tiện giao dịch, cất giữ tài sản; hay là trung gian chuyển vốn tiết kiệm vào những dự án đầu tư hiệu
quả nhất. Hệ quả là nền kinh tế bị đẩy ra khỏi quỹ đọa tăng trưởng, gây nên sự sụt giảm mạnh về
sản lượng, việc làm, giảm phát, hoặc gây nguy cơ bùng nổ lạm phát.
Dấu hiệu của khủng hoảng là sự giảm giá dây chuyền của các đồng tiền, lãi suất tín dụng tăng,
cầu tín dụng giảm làm cho hoạt động kinh doanh suy giảm. Ngân hàng không thể hoàn trả các
khoản tiền gửi cho người gửi và khách hàng vay vốn không thể hoàn trả khoản vay cho ngân
hàng.

2. Phân loại khủng hoảng tài chính:
a. Khủng hoảng ngân hàng: diễn ra khi kahcsh hàng ồ ạt rút tiền khỏi ngân hàng gây ra
khủng hoảng ngân hàng hê thống.
b. Khủng hoảng tiền tệ: nổ ra khi hoạt động đầu cơ tiền tệ dẫn đến sự giảm giá một cách đột
ngột của đồng nội tệ, nâng lãi suất hoặc phải chi ra một lượng lớn dự trữ ngoại hối.

c. Khủng hoảng kép xảy ra khi khủng hoảng tiền tệ và khung hoảng ngân hàng xảy ra cùng
với nhau.

d. Khủng hoảng thị trường chứng khoán: xảy ra khi thị trường chứng khoán biến động
mạnh, ngoài tầm kiểm soát của thị trường.
e. Khủng hoảng nợ quốc gia: xảy ra khi quốc gia này nợ quá nhiều do sự dụng không hiệu
quả vốn, trả không đúng hạn, vỡ nợ.
f. Khủng hoảng cán cân thanh toán: xày ra khi luồng ngoại tệ ra lớn hơn vào.
g. Khủng hoảng khả năng tính thanh khoản: sự mất cân đối liên quan đến tài sản.
h. Khủng hoảng ngân sách: Thâm hụt ngân sách kéo dài, lạm phát.

B.

NỘI DUNG.


I. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính 2007 – 2008:
Cơ cấu và cơ chế vận hành nền kinh tế Mỹ là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính.
Cuộc suy thoái kinh tế thế giới lần này bắt đầu từ cuộc khủng hoảng tín dụng nhà đất tại Mỹ năm
2007. Trong khoảng thời gian từ năm 2002 đến 2006 một lượng tiền rất lớn từ nước ngoài đổ vào
Mỹ để đầu tư đã tạo điều kiện cho quỹ dự trữ liên bang giữ được lãi suất cho vay ở mức thấp.
Điều này khiến các điều kiện cho vay trở nên dễ dãi hơn. Lúc này tại Mỹ xuất hiện phổ biến loại
cho vay gọi là thứ cấp, nghĩa là cho người chưa đủ tiêu chuẩn vay để mua nhà. Người người, nhà
nhà đổ đi vay tiền mua nhà theo dạng dưới chuẩn, với điều kiện lãi suất sẽ được điều chỉnh tăng
hàng năm.


6
Bài tập nhóm Thị trường và các định chế tài chính

Khi số người mua nhà gia tăng, giá nhà đã tăng vọt.Nhiều người mua nhà đầu tư nhà đất theo
dạng này, chờ đợi cơ hội để bán lại với giá cao hơn. Chỉ trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến
2006, giá nhà trung bình ở Hoa Kỳ đã tăng thêm 124%. Dư nợ từ mảng này tăng từ 160 tỷ đô la
năm 2001 lên 540 tỷ đô la vào năm 2004 và bùng nổ thành 1.300 tỷ đô la vào năm 2007. Theo
ước tính đến cuối quý 3 năm 2008, hơn một nửa giá trị thị trường nhà đất là tiền đi vay, và một
phần ba là nợ khó đòi.
Bong bóng thị trường nhà đất băt đầu vỡ khi vào giữa năm 2006, quỹ dự trữ liên bang Mỹ bắt
đầu tăng lãi suất liên tục qua nhiều đợt, từ 1% lên 5,25%. Việc tăng lãi suất khiến nhiều người đi
vay tiền mua nhà theo dạng thứ cấp không có khả năng trả tiền nhà khi đáo hạn vì lãi suất cho
vay biến động đã bị đội lên quá cao. Hàng loạt các nhà mua theo dạng thứ cấp không có khả năng
thanh toán bị ngân hàng kéo nợ trong khi thị trường nhà đất bị đóng băng. Vì một lượng tiền lớn
đổ vào Mỹ để đầu tư lại đến từ nhiều quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là châu Á và các nước
có nhiều dầu lửa, khủng hoảng tài chính tại Mỹ có phản ứng dây chuyền đến một loạt các nước
khác.


-

Nợ dưới chuẩn: các khoản cho vay với các đối tượng có mức tín nhiệm thấp. Cho vay nợ

-

dưới chuẩn đẩy lên mức quá cáo trong một thời gian ngắn.
Chứng khoán hóa: các chứng từ tài sản có thể mang bán trên thị trường chứng khoán trở

-

thành công cụ chuyển giao để thực hiện đảm bảo cho khoản vay nợ dưới chuẩn. Dùng tín
dụng bất động sản làm tại sản đảm bảo, khủng hoảng tăng làm mức giá bất động sản càng
giảm, giá chứng khoán cũng sụt giảm mạnh.
Khủng hoảng nợ dưới chuẩn xảy ra, người đi vay không có khả năng thanh toán thì các

-

công cụ đầu tư kết cấu lâm vào tình trạng nguy cấp rồi dẫn đến phá sản.
Nguyên nhân khủng hoảng cũng từ sự sụp đổ của niềm tin. Các ngân hàng cạnh tranh về

mức độ cho vay cũng như tài sản. Thị trường tài chính xoay quanh trục nguyên tắc độ tin
cậy và độ tin cậy đó bị sụp đổ.
II. Tác động của cuộc Đại khủng hoảng 2007 – 2008:
1. Tác động đối vói thế giới:
a. Hệ thống tài chính ngân hàng và thị trường chứng khoán:
Số các ngân hàng bị phá sản, sát nhập, giải thể hoặc bị quốc hữu hóa tăng lên nhanh chóng. Sự
đổ vỡ và tan rã của hệ thống ngân hàng đầu tư ở Phố Wall là sự thay đổi mang tính chất lịch sử
của ngành tài chính thế giới, khi các tên tuổi uy tín như Lehman Brothers bị phá sản, Bear
Stearns và Merill Lynch bị thâu tóm, Morgan Stanley và Goldman Sachs phải chuyển đổi sang

mô hình ngân hàng tổng hợp (bank holding company). Hệ lụy của những thương vụ đầu tư trên


7
Bài tập nhóm Thị trường và các định chế tài chính

thị trường nợ dưới chuẩn ở Mỹ là một kết cục tồi tệ tất yếu của nền tài chính Mỹ với 25 ngân
hàng thương mại, tiết kiệm bị phá sản - trong đó nổi lên là vụ phá sản của Washington Mutual.
Trong vòng một năm từ tháng 2/2008 đến tháng 3/2009, 33 ngân hàng của Mỹ và các nước EU bị
mua lại. Theo số liệu của IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế) vào tháng 4/2010, ngân hàng thế giới thiệt
2,28 nghìn tỷ USD vì khủng hoảng tài chính, trong đó nghành ngân hàng thiệt hại 885 tỷ USD.
Theo hãng đánh giá định mức tín nhiệm Standard & Poor's, cuộc khủng hoảng tài chính bùng
lên trong năm 2008 đã cuốn trôi khoảng 17.000 tỷ USD từ thị trường chứng khoán toàn cầu.
Khủng hoảng cũng gây nên những hệ lụy đau đớn cho thế giới tài chính châu Âu, với sự phá sản
của nhiều ngân hàng nhỏ, trong khi nhiều định chế tài chính lớn như UBS (Thụy Sỹ), Royal Bank
of Scotland, HBOS (Anh), BNP Paribas (Pháp), Fortis (Bỉ, Hà Lan) vẫn đứng trước sóng gió, cần
được giải cứu, tăng vốn... và đang chịu những khoản thua lỗ khổng lồ.
Châu Á cũng không tránh khỏi cơn bão. Riêng ba tập đoàn tài chính hàng đầu của Nhật là
Mitsubishi UFJ Financial Group, Mizuho Financial Group, Sumitomo Mitsui Financial Group đã
thua lỗ hàng tỷ USD từ các thương vụ đầu tư các tài sản nợ dưới chuẩn của Mỹ. Ngay cả đến một
tập đoàn đầu tư nổi tiếng của Chính phủ Singapore - Tập đoàn Temasek Holdings - cũng lỗ nặng,
với các khoản rót vốn vào Phố Wall và khoản tiền đầu tư vào Ngân hàng Barclays của Anh... Đây
là sự thua lỗ mang tính toàn cầu. Sự sụt giảm của thị trường chứng khoán thế giới.


8
Bài tập nhóm Thị trường và các định chế tài chính

Toàn cảnh chứng khoán thế giới 2008


b. Tốc độ tăng trưởng GDP:
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến tốc độ tăng trưởng GDP của thế giới giảm mạnh
trong năm 2009.


9
Bài tập nhóm Thị trường và các định chế tài chính

Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế
(Nguồn Eurostat Database)

GDP giảm mạnh nhất trong giai đoạn 2005 - 2015
Các nước phát triển giảm từ 0,9% xuống -3,8%, GDP các nước đang phát triển giảm mạnh từ
6,1% xuống 1,6%. Tình hình suy thoái kinh tế diễn ra trên diện rộng. Cùng với đó là tình trạng


10
Bài tập nhóm Thị trường và các định chế tài chính

thất nghiệp diễn ra ở hầu hết các nước. Tỷ lệ thất nghiệp chứng tỏ nền kinh tế chững lại do khủng
hoảng. Theo công bố của Bộ lao động Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp ở nước này tăng 6,7%, chỉ trong
tháng 11/2008 Mỹ có 533 000 người bị thất nghiệp và tính đến tháng 11/2008 có 10,3 triệu người
thất nghiệp. Các nước Châu Âu cũng lâm vào tình trạng tương tự. Tại Châu Á, theo World Bank
tại Nhật Bản tỷ lệ người thất nghiệp đạt 2,7 triệu người vào cuối năm 2008, Trung Quốc là 8,3
triệu người.

c. Thương mại quốc tế:
Cuộc khủng hoảng tác động đến thương mại thế giới làm thương mại thế giới giảm. Dưới tác
động của khủng hoảng, xuất khẩu thế giới giảm xuống còn 12,5% vào năm 2009 và có biểu hiện
hồi phục vào năm 2010. Theo ước tính của World Bank, giá trị xuất khẩu của 44 nước có nền

kinh tế lớn trên thế giới giảm liên tục, cụ thể giảm 7,4% vào tháng 10/2008 sau đó tiếp tục giảm
xuống 15,4% vào tháng 12/2008 và giảm tiếp 12,2% vào tháng 1/2009.


11
Bài tập nhóm Thị trường và các định chế tài chính

Ở Châu Á, Trung Quốc là quốc gia chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất, một thì trường xuất khẩu khổng lồ
cũng chìm sâu trong khủng hoảng vì đối tác xuất khẩu chính là các nước Châu Âu, xuất khẩu
giảm 26% vào tháng 2/2009.

d. Đầu tư quốc tế:
Suy thoái kinh tế diễn ra ở các nền kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ, EU, Nhật Bản dẫn đến
lượng đầu tư quốc tế giảm rõ rệt. Trong khi lượng đầu tư quốc tế năm 2007 là 13,2% thì đến năm
2008 còn 3,5%. Theo World Investment Report 2014, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu
năm 2009 giảm 38,7% so với năm 2008. Đến năm 2009, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ
những nước có thu nhập cao dành cho các nước đang phát triển giảm khá mạnh 41,2%.

e. Các khoản nợ quốc gia:
Không chỉ ảnh hưởng qua những tác động tài chính mà còn dẫn đến một cuộc khủng hoảng mới
đó là khủng hoảng nợ quốc gia. Tổng nợ quốc gia của Mỹ tăng dần từ năm 2007 đến 2013, cao
nhất là tăng 0,7 nghìn tỷ USD trong khoảng 2008- 2009.


12
Bài tập nhóm Thị trường và các định chế tài chính

Theo Bộ Tài chính Mỹ, đến cuối tháng 6/2009, tổng nợ quốc gia của Mỹ là hơn 11,5 nghìn tỷ
USD. Tổng lượng nợ lên tới hơn 80% tổng sản lượng hàng năm của kinh tế Mỹ (tính theo số liệu
GDP). Tương đương mỗi người Mỹ mang trên mình số nợ là 37 nghìn USD. Tổng giá tị các

khoản nợ mỗi năm tăng thêm hơn một nghìn tỷ USD.
Trong nhóm các nền kinh tế lớn, Nhật, Ý, Ấn Độ, Pháp và Đức cũng có số nợ cao khi so với tỷ
lệ GDP. Trong khi đó Iceland và Hy Lạp đứng trước nguy cơ “phá sản quốc gia”, xếp hạng tín
dụng của các quốc gia này cũng sụt giảm thảm hại. Trong các nhóm kinh tế lớn Nhật Bản, Ấn Độ
cũng có số nợ cao hơn so với tỷ lệ GDP.


13
Bài tập nhóm Thị trường và các định chế tài chính

f. Giá đồng USD:
Khủng hoảng tài chính khiến nhu cầu thanh khoản USD của các ngân hàng trên thế giới tăng
đột biến dẫn đền giá đồng USD bị đẩy lên cao so với các đồng tiền khác. Từ tháng 9/2008 đến
tháng 1/2009, đồng dollar tăng 6,99% so với euro, 18,06% so với GBH nhưng giảm so với JPY,
ổn định với CNY.


14
Bài tập nhóm Thị trường và các định chế tài chính

Ngân hàng trung ương của các nền kinh tế phải cắt giảm lãi suất để kích thích kinh tế dẫn đến
mất giá đồng tiền so với USD.

g. Giá cả mặt hàng trên thế giới:
Cuộc khủng hoảng làm cho giá cả của hầu hết các mặt hàng tăng lên. Từ tháng 9/2008, giá dầu,
từ mức 90 đôla một thùng vào đầu năm đã leo lên trên 100 đôla vào 2/2009 và lập kỷ lục trên 147
đôla một thùng vào 7/2009. Dầu leo thang kéo giá hàng hóa cơ bản và lương thực lên theo. Trong
đó, vàng lập kỷ lục trên 1.000 đôla một ounce vào 17/3. Còn giá lương thực đắt đỏ lại tạo ra căng
thẳng thực sự tại nhiều nơi, thậm chí cả các quốc gia xuất khẩu lương thực. Nạn lạm phát từ đó
cũng xảy ra tràn lan tại nhiều quốc gia. Tuy nhiên, sau khi đạt đỉnh vào tháng 7, giá dầu bất ngờ

lao dốc không phanh. Nguyên nhân cho hiện tượng trên là nhu cầu sử dụng dầu tại nhiều quốc
gia, đặc biệt Trung Quốc và Ấn Độ, sụt giảm mạnh do khó khăn kinh tế. Hiện giá loại nhiên liệu
này chỉ còn khoảng 40 đôla một thùng, mất hơn 100 đôla, tương ứng gần 70%, so với giá trị ban
đầu.

2. Tác động đối với Việt Nam:
a. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thụt lùi:


15
Bài tập nhóm Thị trường và các định chế tài chính

Giai đoạn 2002 - 2007, Việt
Nam luôn được coi một trong
những điểm sáng trong bản
đồ kinh tế toàn cầu với tốc độ
tăng trưởng bình quân đạt
7,8%. Tốc độ tăng trưởng
GDP năm 2007 lên tới gần
8,5%. Từ khi khủng hoảng
kinh tế toàn cầu nổ ra năm
2008, Việt Nam chìm trong
vòng xoáy tăng trưởng chậm
khi các thị trường xuất khẩu
lớn bị ảnh hưởng, sức mua
trong nước giảm. Cả giai
đoạn này, tăng GDP luôn thấp
hơn 7% và ngày càng đi
xuống.


Tăng trưởng kinh tế thụt lùi
(Nguồn: Tổng cục Thống kê. Đơn vị: %)

b. Lạm phát:


16
Bài tập nhóm Thị trường và các định chế tài chính

Đỉnh điểm của quá trình này là lạm phát năm 2008 lên tới gần 20% và duy trì ở hai con số năm
2010 và 2011. Lạm phát cao làm xấu đi môi trường kinh doanh tại Việt Nam, ảnh hưởng đến giá
trị tiền đồng. Trước những dấu hiệu gia tăng làm pháp, Việt Nam thực hiện chính sách tiền tệ thắt
chặt.

c. Thị trường chứng khoán:
Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều từ thị trường chính khoán thế giới. VN-index xuống dưới mức
thấp ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư. Nhà đầu tư nước ngoài không bán và cũng không
mua vào nhiều chứng khoán. Khủng hoàng tài chính còn gây khó khăn cho việc phát hành trái
phiếu và chứng khoán trên thị trường quốc tế.

d. Thu hút vốn đầu tư khó khăn:
Khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong những năm kinh tế thế giới biến
động đã giảm sút rất rõ rệt. Từ mức gần 72 tỷ USD năm 2008, trung bình sau đó chỉ còn khoảng
13 tỷ USD mỗi năm.


17
Bài tập nhóm Thị trường và các định chế tài chính

e. Sản xuất công nghiệp lao đao:

Từ trước năm 2007, ngành công nghiệp của Việt Nam tăng trưởng rất mạnh và được coi là trụ
đỡ để tiến hành công nghiệp hóa xong vào năm 2020. Tuy nhiên, sau thời gian từ 2007- 2010,
lĩnh vực này đã có sự suy yếu dần do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu, sức mua trong nước và nhu
cầu xuất khẩu giảm. Đến năm 2012, tăng trưởng nhóm ngành công nghiệp ở mức báo động khi
chỉ số sản xuất công nghiệp tăng dưới 5%.


18
Bài tập nhóm Thị trường và các định chế tài chính

III.

Tính cấp thiết của việc ban hành quy định đổi mới hệ thống tài chính:
1. Hệ thống tài chính:
Hệ thống tài chính - tiền tệ quốc tế được hình thành trên cơ sở quan hệ thương mại - tài chính
giữa các nước. Hệ thống này bao gồm các chế độ tiền tệ, chế tài điều tiết quan hệ tài chính giữa
các quốc gia và các định chế tài chính quốc tế như các chế độ tiền tệ và quy tắc xác định, điều tiết
tỷ giá giữa đồng tiền của các nước, các chế tài điều tiết các mối quan hệ và hoạt động tài chính
giữa các quốc gia, hệ thống thị trường tài chính và các tổ chức tài chính quốc tế.
Hệ thống tài chính - tiền tệ thế giới hiện nay được hình thành từ năm 1944, sau cuộc họp của
730 đại biểu đến từ 44 quốc gia tại thành phố Bretton Woods (New Hampshire, Mỹ), để xây dựng
hệ thống tài chính thế giới sau chiến tranh, tránh nguy cơ tái diễn khủng hoảng kinh tế. Tại đây,
các nước đã thống nhất thành lập ra một hệ thống tài chính được gọi là Bretton Woods - bao gồm
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và chế độ tỷ giá hối đoái cố định được xây
dựng quanh đồng đôla Mỹ gắn với vàng. Hệ thống tài chính quốc tế này đã tồn tại cho đến ngày
hôm nay, bất chấp nhiều thay đổi, trong đó có sự sụp đổ của bản vị vàng năm 1971, sự ra đời của
đồng tiền chung châu Âu, sự vươn lên của nhiều nền kinh tế thế giới như Nhật Bản từ thập niên
80 và gần đây là các nước thuộc nhóm BRICs (Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Brazil) cũng như xu
hướng toàn cầu hoá mạnh mẽ.



19
Bài tập nhóm Thị trường và các định chế tài chính

2. Tính cấp thiết của đổi mới hệ thống tài chính:
Cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008 đã làm bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế của hệ thống tài
chính thế giới, thúc đẩy nhu cầu đổi mới cho phù hợp với tình hình và trật tự kinh tế mới.

• Thứ nhất, hậu quả nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính lần này đặt ra yêu cầu



bức thiết đổi mới hệ thống tài chính quốc tế hiện tại. Trong 65 năm tồn tại, hệ thống tài
chính quốc tế hiện hành đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng như khủng hoảng nợ ở các
nước Mỹ La tinh đầu những năm 80, khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản đầu những năm
90, khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-1998… Tuy nhiên, đến cuộc khủng hoảng
lần này, ý tưởng thiết lập một hệ thống tài chính khác mới thực sự được đặt ra bởi lẽ,
cuộc khủng hoảng lần này có nhiều khác biệt về nguyên nhân, mức độ, hậu quả tác
động đến nền kinh tế thế giới. Các cuộc khủng hoảng trước đây, xảy ra ở từng nước hay
từng khu vực, không gây ra khủng hoảng toàn cầu. Khủng hoảng tài chính lần này lại
xuất phát từ trung tâm tài chính lớn nhất thế giới - Mỹ. Do vị trí và ảnh hưởng sâu rộng
của nước này và của đồng USD đối với thế giới, khủng hoảng đã lan rộng toàn cầu, gây
hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế thế giới và đe dọa sự sụp đổ dây chuyền trong
hệ thống tài chính của các quốc gia và quốc tế. Hàng loạt các tổ chức tài chính, ngân
hàng lớn trên thế giới, trong đó có những ngân hàng đã có lịch sử tồn tại hàng trăm
năm, bị thua lỗ nặng, phải tuyên bố phá sản (như Lehman Brother, Bear Stearns,
Washington Mutual,… của Mỹ), bị quốc hữu hoá, sáp nhập, bán lại hoặc cần cứu trợ
khẩn cấp của Chính phủ như Northern Rock, Bradford&Bingley (Anh), Fortis (Bỉ),
Hypo Real Estate (Đức), Landsbanki (Iceland), SFCG (Nhật Bản)...
Thứ hai, sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế - tài chính trong xu thế toàn

cầu hoá đã vượt ra ngoài khuôn khổ của hệ thống tài chính vào thời điểm đó và đây có
thể coi là một trong những nguyên nhân khiến cuộc khủng hoảng tài chính đang ngày
càng trở nên nghiêm trọng. Xu thế toàn cầu hoá và những tiến bộ khoa học công nghệ
ứng dụng trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng đã làm cho các hoạt động tài chính và chu
chuyển vốn không chỉ bó hẹp trong lãnh thổ một quốc gia mà mang tính khu vực và
toàn cầu. Sự thay đổi trong hoạt động trao đổi tài chính gia tăng, hàng loạt các công cụ
phái sinh mới ra đời đã vượt qua những tính toán thông thường và tiềm ẩn những rủi ro
đổ vỡ khó lường nếu không được quản lý chặt chẽ. Vì thế, sự biến động giá trị của các
đồng tiền và sự luân chuyển của các dòng vốn không còn nằm trong tầm kiểm soát mỗi


20
Bài tập nhóm Thị trường và các định chế tài chính



quốc gia hoặc khả năng điều tiết của các định chế quốc tế. Các cơ quan quốc tế như
IMF do không theo kịp những thay đổi của thị trường đã không đủ khả năng cảnh báo
và can thiệp phòng chống khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay
là hậu quả từ sự phát triển quá nhanh của các công cụ, sản phẩm phái sinh mới trong
lĩnh vực tín dụng bất động sản tại Mỹ (quyền chọn vay theo lãi suất thả nổi, bán
khống…). Các loại cho vay bất động sản dưới chuẩn đã làm xuất hiện các công cụ
chứng khoán hóa bất động sản. Các công cụ chứng khoán hóa, đặc biệt là công cụ bán
khống đã thổi phồng giá trị các cổ phiếu. Do các công cụ này không được kiểm tra,
giám sát chặt chẽ nên thị trường đã ngay lập tức bùng phát rủi ro đổ vỡ khi nền kinh tế
có biểu hiện bất thường. Theo ước tính của IMF (công bố ngày 22/4/2009), riêng thiệt
hại tài sản từ sự rớt giá cổ phiếu và các khoản vay thế chấp do cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu gây ra đã lên tới 4,054 ngàn tỷ USD, trong đó Mỹ là 2,712 ngàn tỷ USD,
châu Âu 1,193 ngàn tỷ USD và Nhật Bản 149 tỷ USD.
Thứ ba, trật tự và tình hình thế giới đã có nhiều thay đổi cùng với sự vươn lên mạnh mẽ




của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Trật tự kinh tế thế giới hiện nay đã khác
nhiều so với trật tự kinh tế thế giới đã từng hình thành trong những thập kỷ gần đây. Xu
hướng toàn cầu hoá đã làm cho các nền kinh tế ngày càng phụ thuộc lẫn nhau. Sự trỗi
dậy của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ,
Nga, Brazil, Nam Phi,… đang làm thay đổi cán cân sức mạnh kinh tế thế giới, nhất là từ
năm 2001, khi Trung Quốc gia nhập WTO.
Sự xuất hiện của Trung Quốc như một thế lực ngoại thương mới đã khiến thương mại
không còn là không gian hai chiều giữa hai bên bờ Đại Tây Dương. Cán cân quyền lực
kinh tế toàn cầu có xu hướng chuyển từ Tây sang Đông. Bài học lớn rút ra từ cuộc
khủng hoảng tài chính lần này là phương Tây không còn khả năng định lại trật tự thế
giới theo ý muốn chủ quan. Trật tự mới cho thấy, những nền kinh tế mới nổi và đang
phát triển sẽ có vai trò lớn hơn trong việc quản lý kinh tế toàn cầu. Thế giới không thể
khắc phục được hậu quả của cuộc khủng hoảng hiện nay nếu thiếu vắng các nền kinh tế
mới nổi. Sự thay đổi này đặt ra yêu cầu thiết lập lại hệ thống tài chính toàn cầu mới,
trong đó nâng cao vai trò của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển.
Thứ tư, cuộc khủng hoảng lần này cho thấy vai trò quá lớn của đồng USD và vị thế áp
đảo của Mỹ trong các định chế tài chính không còn phù hợp với thực tế. Một trong
những nguyên nhân làm cho cuộc khủng hoảng tài chính từ Mỹ lan ra toàn cầu là do thế
giới thiếu một cơ chế giám sát việc phát hành đồng USD của Mỹ. Đồng USD chiếm vị
trí chủ đạo trong hệ thống tiền tệ thế giới, vừa là đơn vị tiền tệ tín dụng quốc tế vừa là


21
Bài tập nhóm Thị trường và các định chế tài chính

đơn vị dự trữ tiền tệ chính của các nước. Do đó, nếu tỷ giá đồng USD có những biến đổi
thì sự biến đổi này sẽ ngay lập tức gây ra những xáo trộn cho nền kinh tế toàn cầu.

Minh chứng thực tiễn cho thấy, việc Mỹ tiếp tục thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ từ
năm 2008 đến nay (cắt giảm lãi suất, bơm tiền vào lưu thông, thực hiện các gói kích
thích kinh tế…) đã khiến cho đồng USD bị mất giá, gây khó khăn cho các nước trong
việc ổn định kinh tế vĩ mô. Đây là một trong những nguyên nhân gián tiếp làm gia tăng
lạm phát ở các nước trong nửa đầu năm 2008, gây bất lợi đối với hoạt động ngoại
thương, việc kiểm soát các dòng tiền quốc tế của các quốc gia và làm giảm quỹ dự trữ
ngoại tệ bằng đồng USD của các nước.
Khủng hoảng hiện nay cho thấy, các cơ chế giám sát toàn cầu như IMF đã không hoạt
động hiệu quả. IMF có điều kiện về pháp lý nhưng không đủ uy tín, khả năng và thực
quyền đối với hệ thống tài chính thế giới. Nguyên nhân chủ yếu do các nước phát triển,
đặc biệt là Mỹ và EU vẫn đang chi phối các tổ chức tài chính toàn cầu trong khi trật tự
kinh tế thế giới đã có nhiều thay đổi với sự vươn lên của các nền kinh tế mới nổi và
đang phát triển. Mỹ hiện chỉ chiếm 1/4 GDP toàn cầu trong khi các nước đang phát triển
ngày càng đóng góp lớn vào tăng trưởng thế giới.
Tuy nhiên, cơ cấu bỏ phiếu trong IMF thời điểm đó, với Mỹ là nước duy nhất có quyền
phủ quyết. IMF hiện có 185 nước thành viên, trong đó Mỹ đóng góp vốn 17%, Nhật
6,02%, Đức 5,88%, Anh 4,94%, Pháp 4,86%,… trong khi Trung Quốc chỉ có 3,7%, Ấn
Độ 1,9%, Nga 2,7%,… Thực tế này đặt ra yêu cầu tái thiết hệ thống tài chính hiện hành
theo hướng bình đẳng, công bằng và dân chủ hơn, nâng cao vai trò, tiếng nói của các
quốc gia đang phát triển, đặc biệt là trong các tổ chức tài chính quốc tế.
3. Định hướng đổi mới hệ thống tài chính:
Hệ thống tài chính quốc tế mới sẽ phải được xây dựng trên nền tảng của hệ thống tài chính hiện
tại và khắc phục được những bất cập, hạn chế của nó, đặc biệt là phải phù hợp với trật tự kinh tế tài chính mới và xu hướng toàn cầu hoá. Tại Hội nghị thượng đỉnh G20 tổ chức ở Washington
tháng 11/2008, các nhà lãnh đạo đã thống nhất 5 nguyên tắc chủ đạo để cải cách thị trường tài
chính thế giới, đó là:

• Nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, đặc biệt là yêu cầu công bố thông tin





về các công cụ tài chính phức tạp, đề ra và ứng dụng tốt các chuẩn mực hạch toán chất
lượng cao trên toàn cầu.
Tăng cường quy chế lành mạnh, giám sát an toàn và quản lý rủi ro.
Tăng cường tính thống nhất trên các thị trường tài chính, trong đó các cơ quan có thẩm
quyền quốc gia và khu vực cần thực hiện các biện pháp quốc tế và quốc gia để bảo vệ


22
Bài tập nhóm Thị trường và các định chế tài chính



hệ thống tài chính toàn cầu tránh những quy định pháp lý bất hợp tác và không minh
bạch có thể gây ra những hoạt động tài chính bất chính.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thanh tra giám sát các định chế tài chính và
phòng chống khủng hoảng xuyên quốc gia.

• Tăng cường củng cố, nâng cao tính hợp pháp và hiệu quả của các tổ chức tài chính quốc
tế.
4. Phương hướng cụ thể:
• Một là, cải tổ các định chế tài chính Bretton Woods (IMF, WB), nâng cao năng lực giám



sát, cảnh báo và khả năng phòng chống khủng hoảng trong tương lai: nâng cao vai trò
giám sát, cảnh báo khủng hoảng, nâng cao năng lực giải quyết khủng hoảng thông qua
tăng ngân quỹ cho các định chế tài chính quốc tế..
Hai là, thắt chặt các quy định giám sát thị trường tài chính: Quản lý và giám sát chặt chẽ




các Tổ chức tài chính, tăng cường các quy định, quy chế quốc tế đối với các ngân hàng và
các định chế tài chính khác, các ngân hàng từ thương mại đến đầu tư sẽ bị thanh tra chặt
chẽ hơn nhằm phát hiện sớm, phòng ngừa các hoạt động tín dụng, đầu tư chứa đựng quá
nhiều rủi ro, đưa ra quy định mới và chế tài nghiêm ngặt đối với các nước có chính sách
thuế thông thoáng có thái độ bất hợp tác trong việc giám sát tài chính quốc tế…
Ba là, cải cách lại hệ thống tiền tệ thế giới theo hướng giảm bớt rủi ro từ sự biến động của
đồng USD đối với dự trữ quốc gia và thanh toán quốc tế, đa dạng hoá các đồng tiền trong
dự trữ và thanh toán quốc tế.

C.

KÊT LUẬN

Cuộc đại khủng hoảng năm 2007-2008 được xem là cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất từ
từ Đại khủng hoảng 1929, gây ra suy thoái với nhiều nền kinh tế lớn Mỹ, EU, Nhật Bản và ảnh
hưởng lớn đến nền kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Có thể nói cuộc khủng hoảng tài
chính này đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm vô cùng sâu sắc, một lần nữa thức tỉnh các quốc
gia trên thế giới về việc sử dụng các biện pháp quản lý vĩ mô và điều chỉnh nền kinh tế đi theo
hướng đúng đắn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
/>

23
Bài tập nhóm Thị trường và các định chế tài chính

/>searchterm=None
/> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> />sa=i&rct=j&q=&esrc=s&source=images&cd=&cad=rja&uact=8&ved=2ahUKEwiz793wkbraAhXIwbwKHV81Dno

Qjhx6BAgAEAM&url=https%3A%2F%2Fthongtinphapluatdansu.edu.vn%2F2011%2F04%2F07%2Ft
%25E1%25BB%2595ng-quan-kinh-t%25E1%25BA%25BF-vi%25E1%25BB%2587t-nam-nam-2010-v-tri
%25E1%25BB%2583n-v%25E1%25BB%258Dng-nam-2011%2F&psig=AOvVaw3PFgCspUrJswHsxG2Opx8&ust=1523808074530453



×