Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Biện pháp rèn luyện pháp âm cho học sinh lớp 5 dân tộc thái trường tiểu học hương nghịu, huyện sông mã, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (917.72 KB, 80 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN PHÁT ÂM CHO HỌC SINH LỚP 5
DÂN TỘC THÁI TRƢỜNG TIỂU HỌC HƢƠNG NGHỊU,
HUYỆN SÔNG MÃ, TỈNH SƠN LA

Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học giáo dục

Sơn La, tháng 05 năm 2018


TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN PHÁT ÂM CHO HỌC SINH LỚP 5
DÂN TỘC THÁI TRƢỜNG TIỂU HỌC HƢƠNG NGHỊU,
HUYỆN SÔNG MÃ, TỈNH SƠN LA

Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học giáo dục

Sinh viên thực hiện: Lƣờng Thị Minh Thúy

Giới tính: Nữ

Dân tộc: Thái

Lò Thị Bảo Ngọc


Giới tính: Nữ

Dân tộc: Thái

Phạm Thị Hằng

Giới tính: Nữ

Dân tộc: Kinh

Lớp: K56 ĐHGD Tiểu học A

Khoa: Tiểu học – Mầm Non

Năm thứ 3/ số năm đào tạo: 4
Ngành học: Giáo dục Tiểu học
Sinh viên chịu trách nhiệm chính: Lƣờng Thị Minh Thúy
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Vũ Tiến Dũng

Sơn La, tháng 05 năm 2018


TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
Khoa: Tiểu học – Mầm non
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài:
Biện pháp rèn luyện pháp âm cho học sinh lớp 5 dân tộc Thái Trƣờng
Tiểu học Hƣơng Nghịu, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La
- Sinh viên thực hiện:

1) Lƣờng Thị Minh Thúy
2) Lò Thị Bảo Ngọc
3) Phạm Thị Hằng
- Lớp K56 ĐHGD Tiểu học A

Khoa: Tiểu học – Mầm non

Năm thứ: 3

Số năm đào tạo: 4 năm

- Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Vũ Tiến Dũng
2. Mục tiêu đề tài:
Nghiên cứu thực hiện đề tài này nhằm trang bị cho học sinh lớp 5 dân tộc
Thái, Trƣờng Tiểu học Hƣơng Nghịu, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La kiến thức và
kĩ năng phát âm đúng tiếng Việt.
3. Tính mới và sáng tạo:
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Biện pháp rèn luyện phát âm cho
học sinh lớp 5 dân tộc Thái Trƣờng Tiểu học Hƣơng Nghịu, huyện Sông Mã,
tỉnh Sơn La”. Do học sinh dân tộc Thái chịu ảnh hƣởng hệ thống ngữ âm của
tiếng mẹ đẻ (tiếng Thái) nên khả năng phát âm của các em gặp rất nhiều khó
khăn. Đề tài đã đề xuất một số biện pháp nhằm rèn luyện phát âm chuẩn tiếng
Việt cho học sinh lớp 5 dân tộc Thái, Trƣờng Tiểu học Hƣơng Nghịu. Trong đó,
đề tài có đề cập đến các biện pháp khắc phục lỗi phát âm tiếng Việt cho học sinh
dân tộc Thái có một ý nghĩa cực kì quan trọng.
Từ những kết quả thu đƣợc, những biện pháp mà đề tài đề xuất cũng có
thể áp dụng cho những học sinh dân tộc Thái ở các địa phƣơng khác khi phát âm
tiếng Việt.



4. Kết quả nghiên cứu:
Đề tài của chúng tôi đã hoàn thành gồm có 64 trang khổ A4. Trong đó đề
tài đã tìm hiểu về thực trạng mắc lỗi phát âm (phụ âm đầu, phần vần và thanh
điệu) của học sinh lớp 5 dân tộc Thái, Trƣờng Tiểu học Hƣơng nghịu. Để từ đó
nghiên cứu và đƣa ra các biện pháp khắc phục những lỗi phát âm.
Qua thực nghiệm sƣ phạm, chúng tôi kiểm chứng đƣợc những biện pháp rèn
luyện phát âm tiếng Việt mà nhóm nghiên cứu đề xuất mang lại những hiệu quả
tƣơng đối cao, có tính khả thi.
5 Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc
phòng và khả năng áp dụng của đề tài:
Hiện nay, tình trạng phát âm lệch chuẩn đang là một vấn đề gây bức xúc
trong xã hội.
Công trình này đã nghiên cứu những cơ sở lí luận và thực tiễn về ngữ âm
tiếng Việt mà hẹp hơn là chính âm tiếng Việt. Từ đó, đề tài đã giúp học sinh
nhận thấy những lỗi phát âm về phụ âm đầu, phần vần và thanh điệu của mình
để giúp cho học sinh có ý thức trong việc phát âm, đảm bảo phát âm đúng hệ
thống ngữ âm tiêu chuẩn của tiếng Việt và giúp các em đọc, hiểu đúng và nghe
hiểu văn bản tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu cũng giúp cho giáo viên giảng dạy
phân môn Tập đọc cho học sinh tiểu học có cách nhìn thực tế hơn về thƣc trạng
mắc lỗi của học sinh dân tộc Thái. Đề tài giúp cho giáo viên lựa chọn phƣơng
pháp phù hợp với đối tƣợng học sinh nhằm giữ vững và nâng cao chất lƣợng
dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc Thái nói riêng và góp phần vào việc giữ gìn
sự trong sáng của tiếng Việt nói chung.
6 Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ
trên tạp chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả
nghiên cứu (nếu có):
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Ngày…..tháng 5 năm 2018
Sinh viên chiu trách nhiệm chính

(Ký và ghi rõ họ, tên)


Nhận xét của ngƣời hƣớng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên
thực hiện đề tài (phần này do ngƣời hƣớng dẫn ghi):
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Ngày….tháng 5 năm 2018
Xác nhận của Khoa

Ngƣời hƣớng dẫn
(Ký và ghi rõ họ, tên)


TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
Khoa: Tiểu học – Mầm non
THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. SƠ LƢỢC VỀ SINH VIÊN:
Họ và tên:……………………………………………
Sinh ngày:…..tháng…..năm…......
Nơi sinh:………………………… ……………………

Ảnh 4*6


Lớp:………………………………………………………
Khoa:……………………………………………………
…………………………………………………………...
Địa chỉ liên hệ:………………………………………….
Điện thoại:……………………..Email:………………
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến
năm đang học):
* Năm thứ 1:
Nghành học:……………………………….Khoa:……………………………
Kết quả xếp loại học tập:…………………………………………………………
Sơ lƣợc thành tích:………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
* Năm thứ 2:
Ngành học:………………………….Khoa:………………………………………
Kết quả xếp loại học tập:…………………………………………………………
Sơ lƣợc thành tích:………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
* Năm thứ 3:
Ngành học:…………………………….Khoa:…………………………………
Kết quả xếp loại học tập:…………………………………………………………


Sơ lƣợc thành tích:……………………………………………………….………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Ngày….tháng 5 năm 2018
Xác nhận của trƣờng đại học
(Ký tên và đóng dấu)


Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(Ký, họ và tên)


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.
Vũ Tiến Dũng, ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ chúng em
trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
Chúng em xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô Phòng khoa học công nghệ
và Hợp tác quốc tế đã tạo điều kiện để đề tài nghiên cứu khoa học hoàn thành
đúng tiến độ và quý thầy cô Khoa Tiểu học Mầm non, những ngƣời đã trực tiếp
giảng dạy, trang bị cho chúng em những kiến thức quý báu trong thời gian học
tập tại trƣờng. Xin cảm ơn quý thầy, cô và các em học sinh lớp 5 dân tộc Thái,
Trƣờng Tiểu học Hƣơng Nghịu, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đã tạo điều kiện
giúp đỡ chúng em trong quá trình khảo sát, thực hiện tìm hiểu thực tiễn dạy học
phát âm.
Xin gửi lời cảm ơn tới giáo viên cố vấn học tập và tập thể lớp K56 ĐHGD
tiểu học A, cũng nhƣ gia đình, bạn bè những ngƣời luôn quan tâm, động viên và
nhiệt tình giúp đỡ chúng em để hoàn thành đề tài này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, ngày….tháng 5 năm 2016
Nhóm đề tài: Lƣờng Thị Minh Thúy
Lò Thị Bảo Ngọc
Phạm Thị Hằng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài ..........................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...........................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................3
4. Đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................................................4
5. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................................4
6. Phƣơng pháp nghiên cứu, nguồn tƣ liệu ......................................................................5
7. Cấu trúc của đề tài ......................................................................................................5
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .............................................................6
1.1. Cơ sở lí luận..............................................................................................................6
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài ...................................................................6
1.1.2. Hệ thống phát âm tiếng Việt ..................................................................................7
1.1.3. Cơ sở khoa học về việc sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho học sinh lớp 5 .................8
1.1.3.1. Cơ sở tâm sinh lý ...............................................................................................8
1.1.3.2. Cơ sở ngôn ngữ của việc sửa lỗi phát âm ...........................................................9
1.1.4. Dạy học tiếng Việt với tƣ cách là ngôn ngữ thứ hai............................................12
1.1.4.1. Sự khác biệt giữa việc học ngôn ngữ thứ hai (tiếng Việt) với việc học ngôn
ngữ thứ nhất (tiếng mẹ đẻ) ............................................................................................12
1.1.4.2. Dạy – học tiếng Việt đối với dân tộc Thái ở Việt Nam....................................13
1.1.5. Một số quan điểm đổi mới về phƣơng pháp dạy học ở tiểu học hiện nay ..........16
1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................17
1.2.1. Mục đích khảo sát ................................................................................................17
1.2.2. Nội dung khảo sát ................................................................................................17
1.2.3. Địa điểm và thời gian khảo sát ............................................................................17
1.2.4. Cách thức khảo sát ...............................................................................................17
1.2.5. Kết quả khảo sát ..................................................................................................17
1.2.5.1. Nội dung chƣơng trình phân môn Tập đọc sách giáo khoa lớp 5 ....................18
1.2.5.2. Thành phần dân tộc của học sinh lớp 5, Trƣờng Tiểu học Hƣơng Nghịu, huyện
Sông Mã, tỉnh Sơn La ....................................................................................................18
1.2.5.3. Thực trạng về lỗi phát âm của học sinh lớp 5 dân tộc Thái, Trƣờng Tiểu học
Hƣơng Nghịu, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La .................................................................18



a) Một số loại lỗi thƣờng gặp về phát âm ......................................................................18
b) Nguyên nhân mắc lỗi phát âm của học sinh lớp 5 dân tộc Thái ...............................20
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ................................................................................................24
Chƣơng 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÁT ÂM TIẾNG
VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 5 DÂN TỘC THÁI ........................................................25
2.1. Những yêu cầu chung về sửa lỗi phát âm cho học sinh .........................................25
2.2. Một số biện pháp chữa lỗi phát âm cho học sinh ...................................................25
2.2.1. Chữa lỗi phát âm bằng biện pháp phân tích cách phát âm ..................................26
2.2.2. Chữa lỗi phát âm bằng biện pháp cấu âm............................................................28
2.2.3. Biện pháp chữa lỗi bằng âm trung gian ...............................................................29
2.2.4. Khuyến khích học sinh sửa lỗi cho nhau .............................................................30
2.2.5. Biện pháp tổ chức trò chơi học tập để sửa lỗi phát âm cho học sinh ..................30
2.2.6. Sửa lỗi phát âm bằng cách kết hợp vừa đọc vừa viết chữ ...................................34
2.2.7. Mở rộng môi trƣờng giao tiếp tiếng Việt trong nhà trƣờng ................................35
2.2.7.1. Tạo môi trƣờng giao tiếp tiếng Việt trong nhà trƣờng .....................................35
2.2.7.2. Tạo môi trƣờng tiếng Việt ở gia đình ...............................................................35
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ................................................................................................37
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ......................................................................38
3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................................38
3.2. Nội dung thực nghiệm ............................................................................................38
3.3. Thời gian, địa bàn thực nghiệm ..............................................................................38
3.4. Đối tƣợng thực nghiệm ...........................................................................................38
3.5. Phƣơng pháp thực nghiệm ......................................................................................39
3.6. Phân tích kết quả thực nghiệm ...............................................................................39
3.7. Kết luận chung về thực nghiệm ..............................................................................42
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ................................................................................................60
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................................61
1.1. Kết luận...................................................................................................................61

2. Khuyến nghị ..............................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................63
PHỤC LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Cách cấu tạo âm tiết tiếng Việt .......................................................................8
Bảng 1.2: Chuẩn chính âm của các vùng phƣơng ngữ ..................................................10
Bảng 1.3: Phân loại thanh điệu theo âm điệu ...............................................................11
Bảng 1.4. Kết quả thống kê tỉ lệ thành phần dân tộc học sinh lớp 5 Trƣờng Tiểu học
Hƣơng Nghịu, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La .................................................................18
Bảng 1.5. Thống kê lỗi phát âm của học sinh lớp 5 dân tộc Thái, Trƣờng Tiểu học
Hƣơng Nghịu. ................................................................................................................19
Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra chất lƣợng khả năng phát âm của học sinh lớp 5 dân tộc
Thái, Trƣờng Tiểu học Hƣơng Nghịu sau khi áp dụng các biện pháp mà đề tài đề xuất
.......................................................................................................................................39


DANH MỤC NHỮNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI

GV:

Giáo viên

HS:

Học sinh

NXB:


Nhà xuất bản

SGK:

Sách giáo khoa


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đảng ta đã nhận định “Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục
quốc dân”, nền tảng có vững chắc thì toàn hệ thống mới tạo nên cấu trúc bền
vững và phát triển hài hòa trong nƣớc và quốc tế. Mục tiêu của giáo dục tiểu
học nhằm hình thành cho học sinh cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn lâu
dài về trí tuệ, thể chất, tình cảm và các kĩ năng cơ bản. Giáo dục tiểu học tạo tiền
đề cơ bản để nâng cao dân trí, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng để đào tạo thế
hệ trẻ để trở thành ngƣời có ích trong giai đoạn mới, vì thế trƣờng tiểu học có
một vị trí hết sức quan trọng trong sự nghiệp giáo dục.
Đối với nhà trƣờng phổ thông ở Việt Nam, việc phát âm chuẩn và viết đúng
có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xây dựng và rèn luyện ngôn ngữ là tiếng
Việt. Môn Tiếng Việt có chức năng là rèn luyện và phát âm các kĩ năng: nghe,
nói, đọc, viết nhằm đổi mới nâng cao chất lƣợng dạy và học tiếng mẹ đẻ trong
nhà trƣờng tiểu học.
Phát âm là một phần trong nội dung chƣơng trình môn Tiếng Việt ở bậc tiểu
học. Đây là môn học có vị trí đặc biệt trong chƣơng trình vì nó đảm nhiệm việc
hình thành và phát triển các kĩ năng cơ bản cho học sinh nhƣ: nghe, nói, đọc,
viết. Có các kĩ năng phát âm chuẩn sẽ giúp cho học sinh học tập, giao tiếp và
tham gia các quan hệ xã hội đƣợc thuận lợi. Phát âm chuẩn sẽ góp phần giữ gìn
sự trong sáng và thống nhất của tiếng Việt. Phát âm chuẩn có nhiều lợi thế.
Trƣớc hết, phát âm chuẩn sẽ giúp cho học sinh viết đúng chính tả, phát âm dễ
dàng khi học ngoại ngữ và các môn học khác.

Trong thực tế dạy học hiện nay, tình trạng học sinh mắc lỗi phát âm rất phổ
biến, nhất là học sinh dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc. Việc phát âm của học
sinh đa số còn mắc nhiều lỗi thông thƣờng nhƣ phát âm sai, đọc lệch chuẩn phụ
âm đầu, phần vần và dấu thanh của tiếng Việt.
Các lỗi này liên quan đến vấn đề song ngữ, có tác động tiêu cực không nhỏ
tới việc phát âm của học sinh. Vì đặc điểm vừa chịu ảnh hƣởng của tiếng mẹ đẻ
nên học sinh dân tộc Thái phát âm sai và đọc lệch chuẩn trầm trọng tiếng Việt.
1


Muốn khắc phục tình trạng trên, chúng ta phải sớm tiến hành điều tra thực
trạng lỗi phát âm của học sinh để đƣa ra những giải pháp kịp thời hạn chế tình
trạng mắc lỗi phát âm, từng bƣớc hình thành kĩ năng phát âm chuẩn cho học
sinh có hiệu quả học tập tốt hơn. Đây chính là lí do khiến chúng tôi lựa chọn đề
tài: “Biện pháp rèn luyện phát âm cho học sinh lớp 5 dân tộc Thái Trƣờng Tiểu
học Hƣơng Nghịu, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phát âm chuẩn chính âm sẽ giúp ngƣời nghe cảm nhận đƣợc đầy đủ và
chính xác giá trị nội dung của văn bản. Vì vậy, việc vận dụng các phƣơng pháp,
biện pháp để sửa lỗi và rèn luyện kĩ năng phát âm cho học sinh tiểu học đƣợc
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu. Thực hiện đề tài này, chúng tôi đặc
biệt quan tâm tới các công trình nghiên cứu sau:
1. Cuốn phương pháp dạy học tiếng Việt (Giáo trình chính thức đào tạo
giáo viên tiểu học hệ cao đẳng sƣ phạm và sƣ phạm 12+2) của Lê A – Thành
Thị Yên Mĩ – Lê phƣơng Nga – Nguyễn Trí – Cao Đức Tiến cũng đƣa ra cơ sở
lí luận và một số phƣơng pháp dạy học vần cho học sinh tiểu học.
2. Cuốn Ngữ âm học tiếng Việt cho học sinh dân tộc cấp tiểu học (tài liệu
đào tạo giáo viên) của dự án phát triển giáo viên tiểu học cũng đề cập đến
phƣơng pháp dạy kĩ năng nói cho học sinh tiểu học và nghiên cứu cơ sở khoa
học của việc dạy phát âm tiếng Việt cho học sinh dân tộc. Ngoài ra, cuốn sách

cũng đƣa ra một số biện pháp để luyện phát âm và sửa lỗi phát âm cho học sinh
trong dạy học vần.
3. Cuốn Ngữ âm tiếng Việt của tác giả Vƣơng Hữu Lễ – Hoàng Dũng đã đi
sâu vào nghiên cứu về âm vị, âm tiết, thanh điệu, âm đầu, âm đệm, âm chính, âm
cuối, chữ viết, cùng với đó là hệ thống ngữ âm tiếng Việt, chữ viết, chính tả với
các vấn đề lí luận về chữ viết, chính tả nhƣ: khái niệm, các nguyên tắc xây dựng
chính tả chữ viết.
4. Cuốn Tiếng Việt đại cương – ngữ âm của Bùi Minh Toán – Đặng Thị
Lanh đã giới thiệu một cái nhìn tổng thể về tiếng Việt và đi sâu vào hai đơn vị
cơ bản của ngữ âm tiếng Việt là âm tiết và âm vị. Cuốn sách là căn cứ quan
2


trọng giúp chúng ta xác định và tìm ra đƣợc các lỗi phát âm mà học sinh thƣờng
mắc phải. Tuy nhiên, các tác giả mới chỉ dừng ở việc nghiên cứu lý thuyết
chung của ngữ âm mà chƣa đi sâu vào việc xác định các lỗi phát âm sai của học
sinh nên chƣa đƣa ra đƣợc biện pháp khắc phục cụ thể.
5. Giáo trình Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học II của tác giả Lê
Phƣơng Nga đề cập đến vấn đề chính âm và vấn đề luyện chính âm ở tiểu học.
Tác giả đã chỉ ra chính âm là các chuẩn mực phát âm của ngôn ngữ, chính âm sẽ
quy định nội dung luyện phát âm ở Tiểu học và để luyện phát âm đúng cho học
sinh, trƣớc hết và thực chất là giải quyết vấn đề phƣơng ngữ.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên của các tác giả với các hƣớng
nghiên cứu khác nhau song đều đƣa ra các nguyên tắc, phƣơng pháp dạy học
tiếng Việt với tƣ cách là dạy tiếng mẹ đẻ trong nhà trƣờng. Tuy nhiên các công
trình nghiên cứu đó chỉ quan tâm đến học sinh tiểu học nói chung và chƣa đặt
vào phạm vi của một trƣờng cụ thể. Đây là cơ sở lí thuyết quan trọng để chúng
tôi đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu và đƣa ra một số biện pháp rèn luyện phát âm cho
học sinh dân tộc thiểu số nói chung và học sinh lớp 5 dân tộc Thái Trƣờng Tiểu
học Hƣơng Nghịu, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La nói riêng.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện đề tài này chúng tôi đề xuất một số biện pháp để nâng
cao năng lực phát âm đúng tiếng Việt cho học sinh lớp 5 dân tộc Thái Trƣờng
Tiểu học Hƣơng Nghịu, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích đã xác định nhƣ trên, đề tài hƣớng đến các nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu một số khái niệm ngôn ngữ học về: Đọc, đọc đúng, đọc diễn
cảm, lỗi phát âm, phƣơng ngữ, chính âm.
- Tìm hiểu tầm quan trọng của việc dạy học sinh dân tộc Thái phát âm
đúng chính âm tiếng Việt.
- Tìm hiểu cơ sở lí luận về việc dạy tiếng Việt cho ngƣời Việt với tƣ cách
là tiếng mẹ đẻ và dạy tiếng Việt với tƣ cách là ngôn ngữ thứ hai cho ngƣời dân
3


tộc thiểu số.
- Tìm hiểu thực trạng về lỗi phát âm của học sinh lớp 5 dân tộc Thái
Trƣờng Tiểu học Hƣơng Nghịu, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.
- Đề xuất các biện pháp rèn luyện kĩ năng phát âm đúng tiếng Việt cho
học sinh lớp 5 dân tộc Thái Trƣờng Tiểu học Hƣơng Nghịu, huyện Sông Mã,
tỉnh Sơn La.
- Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm để đánh giá hiệu quả các biện pháp đề tài
đề xuất.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu một số biện pháp rèn luyện phát âm tiếng Việt cho học
sinh lớp 5 dân tộc Thái.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi học sinh lớp 5 bậc học tiểu học. Vì thời

gian có hạn nên khi thực hiện đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu:
- Rèn luyện phát âm của học sinh lớp 5 dân tộc Thái Trƣờng Tiểu học
Hƣơng Nghịu, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.
- Các biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh dân tộc Thái lớp 5.
5. Ý nghĩa của đề tài
5.1. Về mặt lí luận
Hệ thống hóa lại kiến thức về ngữ âm và ngữ âm tiếng Việt, đặc biệt là hệ
thống chính âm tiếng Việt.
5.2. Về mặt thực tiễn
Đề tài hoàn thành sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác nghiên cứu
khoa học cho sinh viên khoa Tiểu học Mầm non nói riêng và những độc giả
quan tâm đến vấn đề này nói chung. Đồng thời, đề tài cũng là nguồn tài liệu
tham khảo cho giáo viên tiểu học trong qúa trình dạy học môn Tiếng Việt nói
chung và kiểu bài tập đọc cho học sinh tiểu học nói riêng.

4


6. Phƣơng pháp nghiên cứu, nguồn tƣ liệu
6.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài đƣợc thực hiện dựa trên một số phƣơng pháp cơ bản sau:
- Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu lí luận: phƣơng pháp đọc, phƣơng
pháp phân tích, phƣơng pháp tổng hợp hóa, khái quát hóa các tài liệu có liên
quan để làm cơ sở lí luận cho vấn đề nghiên cứu.
- Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn: thống kê, khảo sát thực tế
nhằm cung cấp cơ sở thực tiễn cho vấn đề nghiên cứu với các biện pháp cụ thể
nhƣ: quan sát, dự giờ, trò chuyện trực tiếp với học sinh, phiếu điều tra.
- So sánh đối chiếu những vấn đề lí luận với thực tiễn từ đó khảo sát, rút ra
kết luận đề xuất những biện pháp thể nghiệm.
- Phƣơng pháp thực nghiệm: thiết kế một số giáo án và thực nghiệm.

6.2. Nguồn tƣ liệu
Các tài liệu liên quan đến pháp âm nhƣ đã nêu ở mục Lịch sử vấn đề.
Các số liệu điều tra, khảo sát, thống kê, phân loại,…Về khả năng phát âm
của học sinh Trƣờng Tiểu học Hƣơng Nghịu, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận, mẫu phiếu điều tra, cấu
trúc của đề tài gồm 3 chƣơng cụ thể:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
- Chƣơng 2: Một số biện pháp nâng cao năng lực phát âm tiếng Việt cho
học sinh lớp 5 dân tộc Thái
- Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm

5


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển từ dạng hình thức
chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với hình thức đọc thành
tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa
không có âm thanh (ứng với đọc thầm) ( M.R. Lơvôp – Cẩm nang dạy học tiếng
Nga [15, tr.7]
Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài học một cách chính xác
không có lỗi. Đọc đúng là không đọc thừa, không sót âm, vần, tiếng. Đọc đúng
phải thể hiện hệ thống ngữ âm chuẩn, tức là đọc đúng chính âm [15, tr.34].
Theo cuốn Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê (chủ biên): “ Phát âm là phát
ra âm thanh của ngôn ngữ bằng các động tác, lƣỡi” [17 tr.39]. Phát âm trong giờ
học tập đọc và luyện đọc của học sinh lớp 5 cấp Tiểu học đƣợc thể hiện thông

qua việc đọc đúng, từ phát âm đúng chuẩn góp phần quan trọng vào việc giúp
học sinh đọc đúng và nói đúng trong giao tiếp. Muốn phát âm chuẩn cho học
sinh thì giáo viên cần nắm vững những đơn vị ngữ âm của một đơn vị ngôn ngữ
đƣợc sử dụng trong hoạt động phát âm nhƣ: âm vị và âm tiết. Âm vị là đơn vị
ngữ âm nhỏ nhất của một ngôn ngữ có chức năng phân biệt ngữ và nhận diện từ.
Âm tiết tiếng Việt là đơn vị phát âm nhỏ nhất, đơn giản nhất về mặt tổ chức, có
giá trị về mặt ngữ pháp. Âm tiết tiếng Việt là đơn vị ngữ âm mang tính ổn định
về mặt hình thức cho nên ổn định và bất biến. Phát âm đúng, chuẩn chỉ có thể có
đƣợc trên cơ sở hiểu rõ các yếu tố âm vị, âm tiết vì đó là những cơ sở quan trọng
để sửa lỗi phát âm cho học sinh đặc biệt là học sinh lớp 5 dân tộc Thái. Từ đó, ta
đƣa ra biện phát sửa lỗi phát âm cho học sinh.
Lỗi phát âm là những sai lệch trong cách phát âm so với cách phát âm
chuẩn làm cho ngƣời nghe khó hiểu thậm chí hiểu sai thành một nghĩa khác. Lỗi
phát âm khác với tiếng địa phƣơng. Việc dạy phát âm cho học sinh dân tộc có
thể đƣợc chấp nhận theo ba vùng phƣơng ngữ nhƣ sau:
6


+ Phƣơng ngữ Bắc Bộ: gồm một vùng rộng lớn bao gồm các tỉnh phía Bắc
và đồng bằng Sông Hồng. Phƣơng ngữ này hƣớng đến cách phát âm theo tiếng
Hà Nội nhƣ phát thanh viên Đài Phát thanh và Truyền hình Trung ƣơng. Giáo
viên và học sinh phƣơng ngữ Bắc Bộ nên hƣớng tới cách phát âm này.
+ Phƣơng ngữ Trung Bộ gồm các tỉnh Bắc Trung Bộ từ Thanh Hóa đến đèo
Thừa Thiên Huế. Vùng phƣơng ngữ này hƣớng đến việc phát âm chuẩn chữ viết.
Giáo viên và học sinh phƣơng ngữ Trung Bộ thƣờng hƣớng đến cách phát âm
này.
+ Phƣơng ngữ Nam Bộ: Từ đèo Đà Nẵng đến cực Nam Trung Bộ. Vùng
phƣơng ngữ này hƣớng đến cách phát âm tiếng Thành Phố Hồ Chí Minh. Giáo
viên và học sinh thuộc phƣơng ngữ Nam Bộ nên hƣớng đến cách phát âm này.
Với học sinh các dân tộc Thái tỉnh Sơn La, cách phát âm theo chuẩn phƣơng

ngữ Bắc Bộ.
Trong quá trình luyện phát âm cho học sinh, giáo viên cần nắm đƣợc sự
khác nhau giữa chuẩn chính âm (có thể theo ba vùng phƣơng ngữ trên) và chuẩn
chính tả (chỉ có một chuẩn duy nhất) để tránh luyện phát âm cho học sinh không
có hiệu quả
1.1.2. Hệ thống phát âm tiếng Việt
Tiếng Việt bao gồm tiếng nói và hệ thống chữ viết. Điểm đặc biệt là sự liên
hệ giữa tiếng nói và chữ viết: mỗi âm đƣợc ghi bằng một chữ và mỗi chữ chỉ có
một cách phát âm nên việc dạy học sinh phát âm chuẩn cũng rất thuận lợi. Hơn
nữa, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập có 6 thanh điệu (dấu, giọng). Về
phƣơng diện phát âm, mỗi âm tiết gắn liền với một thanh điệu.
Để giúp việc dạy phát âm chuẩn với hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt, chúng ta
cần biết rõ về: cấu tạo âm tiết, hệ thống âm và vần tiếng Việt
a) Cấu tạo âm tiết tiếng Việt
Khi xem xét cấu tạo của âm tiết tiếng Việt, các công trình nghiên cứu về
ngữ âm tiếng Việt đang có hai cách nhìn về thanh điệu:
_ Thanh điệu gắn với phần vần của âm tiết
_ Thanh điệu bao trùm lên toàn bộ âm tiết tiếng Việt
7


Trong tình hình đó, chúng tôi hƣớng tới quan niệm, thanh điệu bao trùm lên
toàn bộ âm tiết tiếng Việt. Âm tiết tiếng Việt có cấu tạo nhƣ sau:
Bảng 1.1: Cấu tạo âm tiết tiếng Việt
Thanh điệu
Vần
Phụ âm đầu

Âm đầu vần


Âm chính

Âm cuối vần

(Nguyên âm đảm

(Phụ âm, bán âm

nhận)

đảm nhận)

b) Hệ thống chữ cái tiếng Việt
Tiếng Việt có 29 chữ cái, đề tài ghi lại hệ thống âm vị tiếng Việt nhƣ sau:
có 23 phụ âm, 1 âm đầu vần (do bán âm đảm nhận), 16 nguyên âm (13 ngữ âm
đơn, 3 nguyên âm đôi), 8 âm cuối vần (6 phụ âm và 2 bán âm).
Đặc điểm của phụ âm tiếng Việt đều phát âm với âm “ờ” dùng cho cả: bờ,
cờ, dờ, đờ,... do đó dạy học sinh đọc phụ âm dễ dàng và nhanh.
1.1.3. Cơ sở khoa học về việc sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho học sinh lớp 5
1.1.3.1. Cơ sở tâm sinh lý
Mục đích của việc nghiên cứu cơ sở tâm sinh lý là hình thành năng lực phát
âm đúng thành thạo, chuẩn ngôn ngữ theo chuẩn quy tắc tiếng Việt để giúp hình
thành các kỹ xảo phát âm.
Do những ảnh hƣởng từ sinh lý, thói quen phát âm tiếng mẹ đẻ, ảnh hƣởng
từ cách phát âm tiếng mẹ đẻ mà học sinh dân tộc thiểu số còn có cách phát âm
sai. Việc phát âm sai đó ảnh hƣởng đến cách đọc và có thể dẫn đến sai cả nội
dung, làm cho ngƣời nghe khó hiểu và hiểu sai nghĩa của từ tiếng Việt.
Ví dụ:
Học sinh dân tộc Thái từ khi sinh ra đã bị ảnh hƣởng cách phát âm từ
tiếng mẹ đẻ, nên các em khó phát âm chuẩn đƣợc tiếng Việt nhƣ: “b” thƣờng

phát âm thành “v”, “l” thƣờng phát âm thành “đ”, thanh ngã/thanh sắc,…
Khi các em muốn gọi “bà” sẽ thành “và” nên ngƣời nghe khó có thể hình dung
và hiểu đƣợc ý của ngƣời nói.
8


Bộ máy phát âm của con ngƣời tham gia vào việc phát âm với những chức
năng khác nhau. Những khiếm khuyết nào đấy trong cấu tạo của bộ máy phát
âm sẽ là nguyên nhân trực tiếp gây ra lỗi phát âm ví dụ: ngƣời có lƣỡi hơi ngắn
sẽ khó phát âm chính xác các chữ nhƣ n, ch, r, ...; ngƣời có lƣỡi hơi dài thƣờng
phát âm không tròn vành rõ tiếng; ngƣời hở hàm ếch, răng thƣa, lƣỡi gà ngắn
thƣờng khó phát âm các âm gió, âm xát, âm họng. Ngoài ra cấu tạo vòm họng,
dây thanh ảnh hƣởng rất lớn đến việc phát âm.
Dân tộc thiểu số, khi học một ngôn ngữ mới các em rất khó khăn làm quen
với các thao tác phát âm mới, nhất là những âm khó, những âm không có trong
tiếng mẹ đẻ. Bởi vậy ngƣời dân tộc thiểu số đã đƣợc học tiếng Việt lâu năm
nhƣng khi nói tiếng Việt vẫn còn mang dấu ấn tiếng mẹ đẻ ở đâu đó trong âm
sắc, ngữ điệu.
Ví dụ: dân tộc Thái không phân biệt đƣợc phụ âm l/đ, b/v, l/n..., thanh ngã
với thanh sắc.
Học sinh tiểu học không phải bao giờ cũng có thể phát âm chuẩn chính xác,
hiểu đƣợc những từ mình phát âm do những yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng
phát âm (tiếng mẹ đẻ, yếu tố sinh lý, yếu tố xã hội ) nên hầu nhƣ toàn bộ sức chú
ý của các em đều tập trung vào việc nhận ra mặt chữ, đánh vần để phát thành
âm. Mặt khác hầu hết những học sinh dân tộc thiểu số thƣờng phát âm sai nhƣng
họ không thể phân biệt đƣợc lỗi sai của mình khi phát ra lời nói, do đó nó có ảnh
hƣởng đến khả năng phát âm của các em. Đây là cơ sở đề xuất các biện pháp sửa
lỗi phát âm cho học sinh dân tộc.
1.1.3.2. Cơ sở ngôn ngữ của việc sửa lỗi phát âm
Bất kì ngôn ngữ nào cũng bao gồm hệ thống ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp.

Để nắm đƣợc một ngôn ngữ nào đó, trƣớc hết phải nắm đƣợc hệ thống ngữ âm.
Ngƣời học phải biết phát âm đƣợc những âm đơn lẻ cũng nhƣ những đơn vị cao
hơn là tiếng, từ rồi câu. Cuối cùng là cách sử dụng chúng để ngƣời khác hiểu
thông qua ngôn ngữ nói.
a) Vấn đề chính âm trong tiếng Việt
Chính âm là các chuẩn mực phát âm của một ngôn ngữ có giá trị và hiệu lực
9


về mặt xã hội, vấn đề chuẩn phát âm tiếng Việt đang là vấn đề thời sự có nhiều ý
kiến khác nhau, nó liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau nhƣ chuẩn hóa ngôn
ngữ, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mục đích của sự xây dựng chính âm.
Vấn đề đặt ra là phải giải quyết nhƣ thế nào những nét khác biệt trên bình diện
ngữ âm giữa các phƣơng ngữ, một hiện tƣợng khách quan có liên quan trực tiếp
đến việc xác định chuẩn chính âm.
Bảng 1.2: Chuẩn chính âm của các vùng phƣơng ngữ
Phƣơng ngữ
Những

Nam Trung bộ

Bắc bộ

Bắc Trung bộ

Âm đầu tr, s, r

-

+


+

Vần ƣu, ƣơu

-

+

+

Âm đầu v

+

+

-

Âm cuối t, n

+

+

-

Sáu thanh

+


-

-

nét khác biệt

và Nam bộ

Thực tế bức tranh ngữ âm của các phƣơng ngữ tiếng Việt còn đa dạng và
phức tạp hơn nhiều
b) Vấn đề thanh điệu trong tiếng Việt
Thanh điệu là một loại đơn vị siêu đoạn tính bao trùm lên toàn bộ âm tiết
và có chức năng thay đổi đơn vị cao của âm tiết. Đối với các ngôn ngữ Đông
Nam Á trong đó có tiếng Việt thì thanh điệu có chức năng âm vị học tức là có
chức năng khu biệt nghĩa.
Hệ thống thanh điệu tiếng Việt gồm sáu thanh: ngang (-), huyền (\), hỏi (?),
ngã (~), sắc (/), nặng (.) đƣợc chia làm hai nhóm là cao (sắc, ngã, không), thấp
(huyền, hỏi, nặng); nếu xét về vực đƣợc chia là bằng phẳng (ngang, huyền),
không bằng phẳng (hỏi, ngã, nặng, sắc); nếu xét về âm điệu:

10


Bảng 1.3: Phân loại thanh điệu theo âm điệu
Âm điệu
Âm vực

Không bằng phẳng


Bằng phẳng

Gẫy

Không gẫy

Cao

Ngang

Ngã

Sắc

Thấp

Huyền

Hỏi

Nặng

+ Thanh ngang (thanh không): là thanh cao, có đƣờng nét bằng phẳng đồng
đều từ đầu đến cuối.
+ Thanh huyền: là thanh thấp, cũng có đƣờng nét bằng phẳng đi xuống thoai
thoải.
+ Thanh ngã: có đƣờng nét không bằng phẳng xuất phát từ âm vực thấp, hơi
đi lên, đến giữa chừng lại đi xuống, dốc đứng trong một thời gian ngắn, sau đó
lại đột ngột vút lên và kết thúc ở một độ cao rất lớn; thanh ngã thuộc nhóm
thanh cao.

+ Thanh hỏi: có đƣờng nét cong nhƣ một vòng cung xuất phát từ độ cao
thấp hơn thanh huyền rồi đi xuống dần đến giữa chừng lại đi lên và kết thúc ở độ
cao gần bằng lúc xuất phát; đây là một thanh thấp.
+ Thanh sắc: bắt đầu từ một độ cao thấp hơn thanh ngang, rồi đi vút lên, kết
thúc ở độ cao lớn nhất.
+ Thanh nặng: là thanh thấp, bắt đầu ngang với độ cao xuất phát của thanh
huyền rồi đi xuống thoai thoải nhƣng dốc hơn thanh huyền rất nhiều, kết thúc ở
cao độ thấp.
Các thanh điệu dễ hòa nhập với nhau đó là nặng với ngã, sắc với hỏi; điều
này cộng với tính chất dễ thay đổi âm vực của các thanh điệu hai chiều nhƣ hỏi,
ngã đã dẫn đến hiện tƣợng nhập thanh ở một số vùng phƣơng ngữ tiếng Việt.
Trong quá trình phát âm cần kết hợp hài hòa các yếu tố để có kết quả học
phát âm cao; trong quá trình học sinh phát âm giáo viên cần phải hƣớng dẫn các
em cách phối hợp âm thanh điệu, ngữ điệu để dạy học phát âm có chất lƣợng

11


1.1.4. Dạy học tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ thứ hai
1.1.4.1. Sự khác biệt giữa việc học ngôn ngữ thứ hai (tiếng Việt) với việc học
ngôn ngữ thứ nhất (tiếng mẹ đẻ)
Học tiếng Việt với tƣ cách là tiếng mẹ đẻ là học những kinh nghiệm đầu
tiên, còn học tiếng Việt với tƣ cách là ngôn ngữ thứ hai chỉ bắt đầu bởi những
ngƣời đã dùng đƣợc một thứ tiếng khác, chẳng hạn, trẻ em ngƣời dân tộc ít
ngƣời học tiếng Việt (ngƣời Thái, Mông, Mƣờng… học tiếng Việt) và những
ngƣời nƣớc ngoài học tiếng Việt ở Việt Nam. Hầu hết ngƣời dân tộc thiểu số đặc
biệt là dân tộc Thái học tiếng Việt với tƣ cách là ngôn ngữ thứ hai.
Khi mới bƣớc vào học ngôn ngữ thứ nhất (tiếng mẹ đẻ), ngƣời học chƣa có
kiến thức của ngôn ngữ học, còn khi học ngôn ngữ thứ hai, ngƣời học thƣờng có
những siêu kiến thức ngôn ngữ học nhất định. Đối với nhiều ngƣời học ngôn

ngữ thứ hai, các thuật ngữ nhƣ phụ âm, danh từ, động từ, chủ ngữ, vị ngữ,… rất
quen thuộc. Chỉ có điều ngƣời ta chƣa biết đƣợc ảnh hƣởng của tri thức về
những phạm trù đó có hỗ trợ cho quá trình thụ đắc ngôn ngữ của họ hay không
và nếu có thì ở mức độ nào, theo cách nào.
Nhƣ chúng ta đã biết, ngôn ngữ là phƣơng tiện biểu đạt và tàng trữ chủ yếu
nhất của những giá trị văn hóa, tinh thần của dân tộc. Lẽ thƣờng, thụ đắc tiếng
mẹ đẻ và nhận dạng đặc thù cộng đồng luôn song hành và không thể tách rời.
Với hầu hết mọi ngƣời, việc học ngôn ngữ thứ hai thể hiện những giá trị văn hóa
mới và khác với cái họ đã có. Kết quả học ngôn ngữ thứ hai tùy thuộc vào động
cơ học tập của họ. Nếu ngƣời nƣớc ngoài học tiếng Việt, với tƣ cách là ngôn
ngữ thứ hai, chỉ để đạt mục đích đọc sách tiếng Việt, hát, hoặc để hiểu nhạc
kịch, khoa cử,... thì chỉ một số ngữ vực hẹp là cần thiết và cũng không cần phải
gắn kết với cộng đồng ngƣời Việt. Nếu ngƣời nƣớc ngoài học tiếng Việt với tƣ
cách là ngôn ngữ thứ hai với mục đích sẽ sinh sống cùng ngƣời Việt Nam thì
động cơ hòa nhập khuyến khích ngƣời ta học tiếng Việt theo cách có thể hòa
đồng vào xã hội Việt Nam và trở thành thành viên của Việt Nam.
Trẻ em ngƣời dân tộc ít ngƣời, đặc biệt là trẻ em dân tộc Thái học tiếng Việt
với tƣ cách là ngôn ngữ thứ hai không phải là học một cái gì mới hoàn toàn xa
12


lạ, mà là học ngôn ngữ phổ thông, phƣơng tiện giao tiếp giữa các dân tộc Việt
Nam, một công cụ của giáo dục, việc làm và thăng tiến.
Việt Nam có 54 dân tộc sống xen kẽ, gần gũi cùng nhau, hình thành các
khu vực song ngữ, đa ngữ khác nhau. Cá nhân, gia đình, cộng đồng là ba môi
trƣờng mà ở đó các ngôn ngữ tiếp xúc lẫn nhau, giao thoa lẫn nhau. Tiếng Việt
là ngôn ngữ giao tiếp chung giữa các dân tộc cho nên xu hƣớng chung cho sự
phát triển giữa các ngôn ngữ dân tộc ít ngƣời ở Việt Nam là xích lại gần với
tiếng Việt, biểu hiện cụ thể ở hiện tƣợng tiếp nhận các yếu tố tiếng Việt vào
ngôn ngữ của mình và trạng thái song ngữ và một ngôn ngữ dân tộc ít ngƣời nào

đó càng phát triển. Nhƣ trên đã nói, khi thụ đắc ngôn ngữ thứ hai, ngƣời học đã
thƣờng đã có những kiến thức ngôn ngữ nhất định. Đối với trẻ em ngƣời dân tộc
ít ngƣời thì vốn kiến thức đã có những kiến thức đã có thì đó chỉ là bao gồm kĩ
năng nói và nghe tiếng dân tộc. Do vai trò quan trọng của tiếng Việt trong giao
tiếp mà ở môi trƣờng song ngữ, nhiều ngƣời lại thông thạo tiếng Việt hơn tiếng
dân tộc mình. Trong tình hình đó, sự thụ đắc tiếng Việt với tƣ cách ngôn ngữ thứ
hai đối với đồng bào dân tộc ít ngƣời ở Việt Nam không khác biệt nhiều với sự
thụ đắc tiếng mẹ đẻ của họ.
1.1.4.2. Dạy – học tiếng Việt đối với dân tộc Thái ở Việt Nam
Tiếng Việt là môn học cơ bản, vừa là môn học công cụ để học sinh chiếm
lĩnh tri thức và kĩ năng của các bộ môn khác trong chƣơng trình giáo dục. Tuy
nhiên, do sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau trong quá trình dạy học, chất
lƣợng học tiếng Việt của học sinh dân tộc Thái chƣa cao, kéo theo sự hạn chế và
phát triển tƣ duy, ít nhiều tạo ra bất lợi cho việc đạt đến những chuẩn mực trong
mục tiêu giáo dục của từng bậc học.
Đối với học sinh ngƣời dân tộc Thái, việc tiếp thu những tri thức và kĩ năng
tiếng Việt là hoàn toàn mới bởi tiếng mẹ đẻ của các em là tiếng Thái và tiếng
Việt là ngôn ngữ quốc gia nhƣng là ngôn ngữ thứ hai. Trẻ em dân tộc Thái từ lúc
lọt lòng mẹ đã đƣợc tiếp xúc với tiếng mẹ đẻ là tiếng dân tộc Thái. Tiếng Việt
vẫn không phải là tiếng mẹ đẻ của học sinh dân tộc Thái, các em vẫn không thể
có những ƣu điểm nhƣ học sinh dân tộc Kinh học tiếng Việt. Trƣớc khi đến
13


×