Tải bản đầy đủ (.doc) (235 trang)

Giáo trình nông lâm kết hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.84 MB, 235 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
PHẠM QUANG VINH (Chủ biên), PHẠM XUÂN HOÀN, KIỀU TRÍ ĐỨC

NÔNG LÂM KẾT HỢP
(Giáo trình Đại học Lâm nghiệp)

Hà Nội, 2010


LỜI NÓI ĐẦU
Nông lâm kết hợp là một môn học quan trọng nằm trong chương trình đào
tạo kỹ sư ngành Nông lâm kết hợp, Lâm nghiệp xã hội và một số ngành khác
của trường Đại học Lâm nghiệp. Để đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn sản
xuất nông lâm nghiệp và đổi mới mục tiêu chương trình đào tạo của Nhà
trường, đồng thời góp phần thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp giai
đoạn 2005 - 2020 của ngành. Giáo trình nông lâm kết hợp được biên soạn theo
bộ chương trình khung ngành nông lâm kết hợp đã được Bộ Giáo dục và Đào
tạo phê duyệt.
Cuốn giáo trình này đã có nhiều thay đổi và bổ sung về nội dung so với các
bài giảng đã được biên soạn trước đây như: “Bài giảng nông lâm kết hợp” (do
Phạm Đức Tuấn và Phạm Xuân Hoàn biên soạn được sử dụng trong các năm
1992 - 1994), “Bài giảng nông lâm kết hợp” (do Phạm Xuân Hoàn biên soạn
và bổ sung từ bài giảng năm 1992 được sử dụng trong các năm 1994 - 2000),
“Bài giảng nông lâm kết hợp” (do 5 đối tác của Chương trình hỗ trợ lâm
nghiệp xã hội cùng biên soạn, được sử dụng trong các năm 2000 - 2005)
Trong lần biên soạn này, các tác giả đã kế thừa các lần biên soạn trước, cố
gắng đưa vào giáo trình những kiến thức cơ bản nhất, đồng thời có đề cập đến
những thành tựu mới về nông lâm kết hợp ở trong nước và trên thế giới. Các
nội dung của cuốn giáo trình được trình bày theo phương châm: Cơ bản, hệ
thống, hiện đại và Việt nam. Các nội dung của giáo trình được phân công biên
soạn như sau:


- PGS. TS. Phạm Xuân Hoàn biên soạn chương I
- Phạm Quang Vinh chịu trách nhiệm chủ biên và biên soạn các chương II, III, V
- Kiều Trí Đức biên soạn chương IV
Để hoàn thành cuốn giáo trình này chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến
đóng góp của các nhà chuyên môn và các đồng nghiệp, đặc biệt là các ý kiến
của Giáo sư, Tiến sĩ Ngô Quang Đê và Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Vĩnh.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu đó.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng cuốn giáo trình này không thể tránh
khỏi những khiếm khuyết. Với tinh thần cầu thị và chia sẻ thông tin, chúng tôi
rất mong nhận được sự góp ý của các nhà khoa học, các cơ sở sản xuất, các
đồng nghiệp và bạn đọc xa gần để cuốn giáo trình này ngày càng hoàn thiện
hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Các tác giả

2


Chương I

NÔNG LÂM KẾT HỢP TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
BỀN VỮNG
1. Một số vấn đề trong phát triển nông thôn bền vững
Phát triển nông thôn bền vững là một bộ phận hợp thành trong sự phát triển
bền vững chung của mọi quốc gia. Phát triển là quá trình nâng cao điều kiện
sống về vật chất và tinh thần của con người bằng mở rộng sản xuất, cải thiện các
mối quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá... Tuy nhiên, bất
kỳ một sự phát triển nào cũng tạo ra những thách thức, những mâu thuẫn làm suy
thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường, tạo ra khoảng cách giàu nghèo...làm cản
trở cho sự phát triển tiếp theo. Phát triển bền vững chính là sự phát triển nhằm

không chỉ thoả mãn được các yêu cầu phát triển hiện tại mà còn cả cho những
nhu cầu phát triển trong tương lai.
Phát triển bền vững hiện đang là một thuật ngữ "ồn ào, đương đại" và có lẽ
không nơi nào lại cảm nhận mạnh mẽ tầm quan trọng của sự phát triển bền
vững bằng ở các quốc gia Đông Nam á (Gil.C.Saguiguit,1998). Theo thống kê
của Ngân hàng phát triển châu á (ADB), hiện có không dưới 27 nguồn thông tin
định nghĩa về phát triển bền vững (Sustain development). Điểm đáng chú ý là
cần phải xem xét một cách thận trọng cụm từ này. Bền vững (sustain) là một
động từ, có nghĩa là duy trì hoặc kéo dài, còn phát triển (development) được
định nghĩa là sự tiến lên hoặc tăng trưởng từng bước trong một giai đoạn tịnh
tiến. Như vậy, phát triển bền vững có thể mang ý nghĩa là sự duy trì hay kéo dài
năng lực sản xuất của một cơ sở tài nguyên nhằm đáp ứng các nhu cầu xã hội
của con người (Sajie,1996). Phát triển bền vững là cả một quá trình và điều
kiện, một quá trình nhằm để chỉ những điều chỉnh và vai trò biến đổi giữa các
nguồn lực để đưa đến một điều kiện là tạo ra xu thế không tiêu cực đối với một
cơ sở tài nguyên nhằm tạo ra hàng hoá và các dịch vụ nội tại của mỗi thế hệ và
giữa các thế hệ.
ở các quốc gia Đông Nam Á, khu vực đất nông thôn và miền núi chiếm
phần lớn diện tích lãnh thổ và là nơi sinh sống của một bộ phận lớn dân cư của
quốc gia. Việt Nam là một nước đang phát triển trong khu vực này, đất đồi núi
chiếm khoảng 2/3 diện tích và là vùng sinh sống của hơn 1/3 dân số cả nước
3


(Jamieson và cộng sự, 1998; Rambo, 2001). Tuy nhiên, những đóng góp của họ
vào tổng thu nhập quốc nội (GDP) ít hơn rất nhiều so với dân số và diện tích đất
đai của họ, họ vẫn sống trong tình trạng kém phát triển so với vùng đồng bằng.
Tỷ lệ phần trăm các hộ sống dưới mức nghèo khó vẫn được coi là cao nhất so
với bất kỳ khu vực nào trong cả nước. Thực tế này có những nguyên nhân của
nó và có thể nhận diện được ở một số vấn đề cơ bản sau.

1.1. Tính chất mong manh dễ bị tổn thương của đất và rừng nhiệt đới
Rừng và đất rừng là hai nguồn tài nguyên nhạy cảm của vùng nhiệt đới ẩm.
Khi không bị tác động, các hệ sinh thái rừng nhiệt đới vốn ổn định nhờ vào sự
đa dạng cao độ của sinh vật rừng và được gắn kết với nhau thông qua các chu
trình dinh dưỡng gần như khép kín (Warner, 1991). Theo Richard (1977) (trích
dẫn bởi Warner, 1991), sự ổn định của hệ sinh thái vùng nhiệt đới chính là sự
thể hiện khả năng chống đỡ các biến đổi thất thường của khí hậu và các yếu tố
khác của môi trường tự nhiên. Trong đó, các loài thực vật thân gỗ đóng vai trò
chủ đạo trong việc quyết định cấu trúc, chức năng và tính bền vững của hệ sinh
thái rừng.
Tuy nhiên, sự ổn định này chỉ có thể tồn tại trong khuôn khổ quá trình diễn
thế tự nhiên. Dưới tác động của con người, rừng và đất nhiệt đới trở nên rất dễ
bị suy thoái. Chính các nhân tố đa dạng, phức tạp và chu trình dinh dưỡng khép
kín vốn có khả năng duy trì hệ sinh thái rừng nhiệt đới trong bối cảnh không bị
tác động đã tạo nên các đặc tính dễ bị xáo trộn khi tiếp xúc với con người
(Warner, 1991). ở rừng mưa nhiệt đới, do tính chất chuyên biệt cao độ của từng
loài thực vật đã dẫn đến khả năng phục hồi thấp khi có tác động trên qui mô lớn
của con người (Goudic, 1984 - trích dẫn bởi Warner, 1991). Do phần lớn chất
dinh dưỡng trong hệ sinh thái được dự trữ trong sinh khối, nên một khi rừng bị
chặt phá để canh tác cây nông nghiệp hoặc tạo thành đồng cỏ cho chăn nuôi,
chu trình tuần hoàn dinh dưỡng khoáng của hệ sinh thái rừng nhiệt đới bị gián
đoạn. Thêm vào đó do lượng mưa lớn, trong điều kiện không có cây che phủ,
các quá trình rửa trôi và xói mòn diễn ra mạnh mẽ làm đất đai bị thoái hóa
nhanh chóng. Trên thế giới, mỗi năm có khoảng 26 triệu hecta đất bị xói mòn; ở
những nơi xói mòn mạnh tạo nên quá trình hoang mạc hoá và người ta cũng
tính rằng, hàng năm cũng có tới trên 6 triệu hecta đất hoang hoá không còn sức
4


sản xuất được hình thành. Nền sản xuất độc canh, với phương thức canh tác thô

sơ tất yếu dẫn tới năng suất thấp. Như vậy, sự bền vững của đất rừng nhiệt đới
hoàn toàn phụ thuộc vào lớp che phủ thực vật có cấu trúc phức tạp, đa dạng
mà trong đó các loài cây thân gỗ đóng vai trò chủ đạo. Hiện tượng thiếu chất
dinh dưỡng trong đất cũng như vai trò quyết định của thảm thực vật rừng đến sự
bền vững về sức sản xuất của đất cho thấy về cơ bản, đất nhiệt đới không phù
hợp với các phương thức sản xuất nông nghiệp độc canh.
Cũng như nhiều quốc gia nằm trong vùng nhiệt đới khác, ở Việt Nam phát
triển nông thôn miền núi bền vững luôn gắn liền với phát triển bền vững các
nguồn tài nguyên rừng và đất rừng. Điều đó có nghĩa là những nguồn tài
nguyên này phải được khai thác và sử dụng một cách khôn khéo và hợp lý.
Nông lâm kết hợp sẽ là một trong những giải pháp góp phần làm ổn định và
phát triển những tiềm năng của tài nguyên rừng và đất rừng. Bằng cách phối trí
một cách khoa học về không gian và thời gian giữa các loài cây trồng, vật
nuôi...sẽ tạo ra được một mối quan hệ tương tác hỗ trợ bền vững, ngăn chặn
được quá trình suy giảm độ phì đất nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu sản xuất
cây trồng nông nghiệp, đáp ứng được đòi hỏi phát triển kinh tế của nông thôn
miền núi.
1.2. Sự đa dạng về sinh thái - nhân văn của khu vực nông thôn miền núi
- Đa dạng về địa hình - đất đai - tiểu khí hậu
Lãnh thổ Việt Nam trải dài từ 605 đến 2308 vĩ độ Bắc, do tác động của các
yếu tố phi địa đới nên địa hình, kiến tạo địa mạo, đất đai và tiểu khí hậu trong
cả nước có sự phân hoá rõ rệt theo không gian và thời gian. Sự biến đổi mạnh
về địa hình dẫn đến biến động lớn về đặc điểm điều kiện đất đai và tiểu khí hậu
ngay cả trên những phạm vi nhỏ. Chính đặc điểm này đã làm khắc nghiệt thêm
cho điều kiện sản xuất vốn đã rất khó khăn ở miền núi.
- Đa dạng sinh học
Việt Nam là nơi hội tụ của nhiều luồng di cư động, thực vật. Cùng với khu
hệ động thực vật bản địa và sự đa dạng về điều kiện tự nhiên, đặc điểm này đã
tạo ra sự phong phú và đa dạng sinh học không chỉ đa dạng di truyền, đa dạng
loài mà còn đa dạng cả về các hệ sinh thái. Tuy nhiên, tính đa dạng sinh học

có giá trị sử dụng (giá trị kinh tế) và giá trị sinh thái của các khu hệ động thực
5


vật ở nước ta lại không nhiều và rất kém bền vững. Khó khăn lớn nhất trong
sản xuất nông lâm nghiệp là rất ít loài cây, con bản địa được thuần hoá đưa
vào trong cơ cấu cây trồng vật nuôi hiện nay.
- Đa dạng về dân tộc và văn hóa
Miền núi Việt Nam là địa bàn sinh sống của hơn 1/3 dân số cả nước thuộc
54 dân tộc khác nhau nhưng chỉ có 4 cộng đồng dân tộc sống ở vùng thấp
(Kinh, Khơme, Hoa, Chăm). Các nhóm dân tộc còn lại và một số lượng lớn
người Kinh sống ở miền núi. Có tới 31 dân tộc khác nhau sống ở miền núi phía
Bắc. Người Thái và người Tày, mỗi dân tộc có khoảng trên một triệu dân, người
H'Mông, Dao, Mường có khoảng vài trăm ngàn, trong khi đó có một số dân tộc
chỉ còn lại vài trăm người như Pupéo, Lahủ...(Đặng Văn Nghiêm,1999). Mỗi
dân tộc có các đặc điểm văn hoá đặc thù. Đồng bào các dân tộc ít người ở phía
Bắc có sự khác nhau rất lớn về Ngôn ngữ và văn hoá. Họ nói các thứ tiếng theo
nhóm Ngôn ngữ như Tày - Nùng, Môn - Khơme, Việt - Mường, H'Mông - Dao
và Tibero - Burman... Có một điểm rất đáng chú ý là hầu hết các dân tộc ít
người trước đây không có tôn giáo, họ chỉ có những tín ngưỡng, lễ hội, luật
tục... làm nên một phần bản sắc văn hoá của dân tộc mình; nhưng ngày nay, một
bộ phận các dân tộc bắt đầu theo những tôn giáo được truyền bá theo nhiều con
đường khác nhau.
- Đa dạng về các hệ thống canh tác truyền thống
Ngoại trừ một số dân tộc sống ở vùng thấp và sống ở các thung lũng phía
Bắc như Thái, Mường, Tày, Nùng và Chăm, Khơme...ở phía Nam là những
dân tộc canh tác lúa nước có hệ thống thuỷ lợi và vẫn thường kết hợp với làm
nương rẫy, còn lại hầu hết các dân tộc khác cho đến tận ngày nay vẫn phụ
thuộc vào canh tác du canh. Kỹ thuật hầu như hoàn toàn dựa vào lao động cơ
bắp, năng suất thấp và bấp bênh, thiếu đói hàng năm vẫn xảy ra. Sự chuyên

hoá về kinh tế phát triển ở mức thấp và qui mô nhỏ, thương mại kém phát
triển và những hàng hoá tối thiểu đều được cung cấp từ đồng bằng, đặc biệt là
muối ăn và dầu hoả. Tuy nhiên, sự đa dạng về điều kiện tự nhiên (điều kiện
lập địa và sinh cảnh) và xã hội đã tạo nên sự đa dạng về hệ thống canh tác
truyền thống ở nông thôn miền núi. Các kiến thức kỹ thuật và quản lý truyền
thống trong sử dụng đất và canh tác của người dân ở nông thôn miền núi rất đa
6


dạng, đã được thử nghiệm, chọn lọc và phát triển qua nhiều thế kỷ. Hiện nay,
áp lực dân số và phát triển nền kinh tế hàng hoá, nhiều hệ thống, tập quán
canh tác truyền thống tỏ ra không còn hiệu quả hoặc bị thay đổi theo chiều
hướng không tích cực.
- Nông thôn miền núi chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố kinh tế xã hội rất
phức tạp
Bên cạnh các đặc điểm phức tạp về tự nhiên như địa hình, tiểu khí hậu, đất
đai và sinh học, trong những thập kỷ gần đây khu vực nông thôn miền núi đang
gánh chịu sự tác động của nhiều nhân tố kinh tế xã hội như dân số gia tăng,
chính sách không cụ thể và ảnh hưởng của kinh tế thị trường, sự xâm nhập văn
hóa ngoại lai từ bên ngoài, v.v. đã dẫn đến các thay đổi phức tạp về tài nguyên
và văn hoá xã hội tạo ra những trở ngại và thách thức lớn cho quản lý, sử dụng
bền vững các nguồn tài nguyên này.
Tính đa dạng về sinh thái nhân văn của khu vực nông thôn miền núi là một
trong những cơ sở để đa dạng hóa các hệ thống sử dụng đất, cũng như phát triển
các hệ thống sử dụng tài nguyên tổng hợp. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức
lớn cho các nhà quản lý, nhà lập chính sách do yêu cầu phải hình thành và phát
triển từng hệ thống quản lý sử dụng đất, các hệ thống canh tác phù hợp cho từng
điều kiện sinh thái nhân văn đặc thù. Như vậy, phát triển nông thôn bền vững
đòi hỏi phải có sự phát triển đồng bộ: Phát triển bền vững các nguồn tài nguyên
thiên nhiên, phát triển bền vững về văn hoá xã hội, phát triển bền vững về kinh

tế và kết cấu hạ tầng nông thôn...
2. Sự cần thiết của nông lâm kết hợp
2.1. Gia tăng dân số gây ra áp lực về đất canh tác, an ninh lương thực và
sức ép lên tài nguyên thiên nhiên
ở các khu vực nông thôn miền núi, mật độ dân cư không cao như các khu
vực đô thị ở vùng đồng bằng nhưng lại có tốc độ tăng dân số rất nhanh. Theo
Đỗ Đình Sâm (1995), tốc độ tăng dân số ở miền núi Việt Nam biến động trong
khoảng 2,5% - 3,5%, trong khi tốc độ bình quân của cả nước ở dưới mức này
nhiều. Tình trạng này một phần chủ yếu do phong trào di dân tự do từ các khu
vực đồng bằng quá đông đúc lên các vùng đồi núi, đặc biệt là các tỉnh khu vực
Tây Nguyên (Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum). Dân số tăng trong điều kiện khan
7


hiếm đất có tiềm năng nông nghiệp ở miền núi đã dẫn đến bình quân đất canh
tác đầu người giảm. Tuy miền núi Việt Nam được xem là khu vực dân cư thưa
thớt với mật độ bình quân 75 người/km2 nhưng bình quân diện tích đất canh tác
đầu người rất thấp (vào khoảng 1200 - 1500 m 2/người) (FAO và IIRR, 1995),
trong khi đó mức đất canh tác để đáp ứng nhu cầu lương thực tối thiểu là
2000m2/người. Tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, có một sự thật là mật độ dân
số khá thấp so với đồng bằng, nhưng điều đó không có nghĩa là ở đó có đất dư
thừa. Trên thực tế, do năng suất nông nghiệp rất thấp ở vùng núi, áp lực dân số
vào đất canh tác ở miền núi thực sự cao hơn đồng bằng. Một phân tích gần đây
của Stephen Leisz, Lê Trọng Cúc và T.Rambo (2001) cho thấy, Nguyên Xá là
một làng ở tỉnh Thái Bình với mật độ dân số 1.497 người/km 2 nhưng canh tác
lúa 3 vụ với năng suất rất cao và mật độ đất canh tác là 9,5 người/ha. Trong khi
đó, Thái Phín Tung là một bản người H'Mông ở tỉnh Hà Giang có mật độ dân số
là 101 người/ km2 nhưng do thiếu đất canh tác và năng suất rất thấp nên mật độ
canh tác là 18 người/ha gần gấp đôi Nguyên Xá. Một ví dụ khác là ở Khe Nóng,
Đan Lai (Pù Mát, tỉnh Nghệ An), mật độ dân số chỉ có 8 người/km 2 nhưng mật

độ canh tác là 14,7 người/ha và ở Bản Tát huyện Đà Bắc (tỉnh Hoà Bình), mật
độ dân số 59 người/ km2 với mật độ canh tác là 12,5 người/ha. ở khu vực miền
núi của 11 tỉnh phía Nam, diện tích canh tác bình quân đầu người ở dưới
1000m2/người, còn thấp hơn cả ở miền núi ở các tỉnh phía Bắc miền Trung như
Nghệ An và Thanh Hóa (Jamieson và cộng sự, 1998). Trong lúc đó khả năng
tăng diện tích lúa nước - là hệ thống sản xuất ngũ cốc có năng suất cao và ổn
định nhất Việt Nam - ở khu vực miền núi rất hạn chế, chỉ diễn ra ở các khu vực
phân tán nhỏ hẹp có thể tưới tiêu được. Vì vậy có thể nói rằng mật độ dân số
đang tiến gần đến hoặc thậm chí đã vượt quá khả năng chịu đựng của đất đai ở
phần lớn khu vực miền núi (Jamieson và cộng sự, 1998).
Sự gia tăng dân số đã tạo ra áp lực lớn lên tài nguyên thiên nhiên miền núi
là rừng, đất và nguồn nước, làm các nguồn tài nguyên quí giá này suy giảm
nhanh chóng.
2.2. Sự suy thoái về tài nguyên thiên nhiên và môi trường
- Sự suy giảm nhanh chóng tài nguyên rừng

8


Độ che phủ rừng cả nước giảm từ 43% vào năm 1943 xuống 32,1% năm
1980, 27,2% năm 1990 sau đó tăng dần lên 28,1% năm 1995 rồi đạt đến 33,2%
năm 1999 và hiện nay xấp xỉ 38%. Cách đây 50 năm, rừng tự nhiên bao phủ
phần lớn khu vực đồi núi nhưng trong những năm gần đây đã giảm xuống dưới
20% ở phần lớn khu vực đồi núi phía Bắc, thậm chí có nơi giảm còn 10% như ở
khu vực miền núi vùng Tây Bắc. Các diện tích rừng còn lại phần lớn là rừng
nghèo kiệt, trữ lượng gỗ thấp và hiếm có loài cây có giá trị kinh tế. Sự suy thoái
đất đai là điều dễ thấy ở khắp miền núi Việt Nam. Do thiếu rừng che phủ, xói
mòn đất và rửa trôi chất dinh dưỡng diễn ra mạnh làm giảm độ màu mỡ của đất.
Canh tác nương rẫy vốn là phương thức canh tác truyền thống của các dân tộc
miền núi, tỏ ra khá phù hợp trong điều kiện mật độ dân cư thấp và tài nguyên

rừng còn phong phú. Trong những thập kỷ gần đây, do áp lực dân số và sự suy
giảm diện tích rừng, giai đoạn canh tác kéo dài hơn và giai đoạn bỏ hóa bị rút
ngắn lại, dẫn đến sự suy giảm liên tục của độ phì đất và cỏ dại phát triển mạnh.
Kết quả dẫn đến giảm năng suất cây trồng một cách nhanh chóng.
- Khai thác khoáng sản và nguồn nước
Có thể nói vùng núi phía Bắc là nơi lưu giữ một khối lượng lớn các nguồn
tài nguyên thiên nhiên và nó cần phải được khai thác để phát triển đất nước.
Theo một báo cáo năm 1996, vùng này có ít nhất 30 loại khoáng sản và có tới
270 loại khoáng chất. Khai thác bất hợp pháp vàng, đá quí, than đá, thiếc...đã
gây ra những hậu quả môi trường to lớn.
Một tiềm năng khác là thuỷ điện. Thuỷ điện sông Đà cung cấp 50 tỷ KW/giờ
chiếm 19% sản lượng điện cả nước, ngoài ra còn kiểm soát lũ lụt cho đồng bằng
sông Hồng. Tuy nhiên, phần lớn những lợi ích của nhà máy này lại là của những
người miền xuôi, trong khi cái giá phải trả về môi trường, kinh tế - xã hội...
những người dân địa phương phải gánh chịu. Một số thuỷ điện khác như Yaly
(Gia Lai), Na Hang (Tuyên Quang), Thác Bà (Yên Bái) và thuỷ điện Sơn La...
- Sự suy giảm về đa dạng sinh học
Rừng tự nhiên Việt Nam đã bị mất đi trên 6 triệu ha trong vòng hơn 50 năm
gần đây bởi nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng phần lớn đều do phát triển
kinh tế hoặc chiến tranh gây nên. Mất rừng và rừng bị chia cắt đã làm cho nhiều
loài động thực vật đã bị biến mất hoặc trở nên khan hiếm. Nạn phá rừng, việc
9


phát triển trồng rừng thuần loài và nông nghiệp độc canh đã làm suy giảm đa
dạng sinh học và theo đó làm mất di tính bền vững, ổn định của các hệ sinh thái
rừng nhiệt đới Việt Nam.
2.3. Tình trạng đói nghèo
Xoá đói, giảm nghèo ở nước ta là một chủ trương lớn, một quyết sách lớn,
là sự quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước trong những thập kỷ qua. Xoá

đói, giảm nghèo theo hướng bền vững là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình
phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Đói nghèo là tình trạng phổ biến ở phần lớn các tỉnh miền núi, đặc biệt là
ở nông thôn. Hộ nghèo đói chiếm 31,6% ở Trung du, miền núi phía Bắc và
24,1% ở Tây Nguyên, so với tỉ lệ hộ nghèo đói bình quân là 14,5% của cả
nước. Tình trạng đói nghèo không chỉ thể hiện ở thu nhập thấp bởi với nền
kinh tế tự cung, tự cấp, thu nhập không phải là cách tốt nhất để đo sự nghèo
khó mà còn thể hiện ở cả những tiêu chí khác như không đảm bảo các nhu cầu
cơ bản khác như giáo dục, y tế, thông tin, văn hóa xã hội, giao thông v.v...
Đồng bào các dân tộc, những người chủ yếu sống ở miền núi là những người
đặc biệt dễ bị rơi vào tình trạng đói nghèo. Theo Tổng cục Thống kê, 2009 tỉ
lệ đói nghèo của của cả nước cụ thể như sau
Đơn vị tính (%)
CẢ NƯỚC
Tỷ lệ nghèo chung

1998
37,4

2002

2004

2006

2008

28,9

19,5


16,0

14,5

Phân theo thành thị, nông thôn
Thành thị

9,0

6,6

3,6

3,9

3,3

Nông thôn

44,9

35,6

25,0

20,4

18,7


Đồng bằng sông Hồng

30,7

21,5

11,8

8,9

8,0

Trung du và miền núi phía Bắc

64,5

47,9

38,3

32,3

31,6

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

42,5

35,7


25,9

22,3

18,4

Tây Nguyên

52,4

51,8

33,1

28,6

24,1

7,6

8,2

3,6

3,8

2,3

36,9


23,4

15,9

10,3

12,3

Phân theo vùng

Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long

10


(*)

Tỷ lệ nghèo chung được tính theo mức chi tiêu bình quân 1 người 1 tháng với chuẩn nghèo của
Tổng cục Thống kê và Ngân hàng Thế giới cho các năm như sau: 1998: 149 nghìn đồng; 2002: 160
nghìn đồng; 2004: 173 nghìn đồng; 2006: 213 nghìn đồng; 2008: 280 nghìn đồng,

2.4. Sự phát triển theo các mô hình canh tác rập khuôn, áp đặt và phụ
thuộc vào bên ngoài
Cho đến thời điểm hiện nay, rõ ràng là việc giao đất cho nông dân bản thân
nó không đủ để đảm bảo cho phát triển nông thôn miền núi một cách nhanh
chóng. Điều cần thiết và cấp bách là làm thế nào cải thiện sản xuất nông lâm
nghiệp để có thể tái sản xuất mở rộng một cách bền vững. Những nỗ lực đưa
tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và chấm dứt du canh, lập các vườn quốc gia, các
khu bảo tồn và tái trồng rừng trên đất trống trọc... đã được triển khai mạnh mẽ

trong khoảng hơn một thập kỷ qua.
Những nhà tạo lập chính sách ở nước ta đã đặt niềm tin rất lớn vào khả năng
chuyển giao kỹ thuật hiện đại, tiên tiến nhằm từng bước thay thế những kỹ thuật
canh tác truyền thống ở vùng cao. Trái với điều kiện đa dạng về sinh thái - nhân
văn và sự phong phú về kiến thức canh tác truyền thống ở miền núi, các chương
trình phát triển miền núi của Chính phủ thường thực hiện theo các "mô hình"
quản lý kỹ thuật đồng bộ, hình thành theo cách nghĩ của người vùng đồng bằng.
Cũng cần công bằng mà khẳng định rằng, những nỗ lực đó đã đạt được những
thành tích nhất định. Tổng số ngũ cốc qui đổi trên một đầu người đã tăng cao
làm giảm được áp lực trong vấn đề an ninh lương thực ở miền núi. Những giống
lúa cao sản đã được chấp nhận và được gieo cấy ở hầu hết các vùng sản xuất lúa
nước có hệ thống thuỷ lợi ở vùng cao. Phân hoá học và thuốc trừ sâu được trợ
giá và sử dụng rộng rãi nhưng lại rất ít cho những vùng canh tác nhờ nước trời.
Diện tích trồng chè, cà phê và cây ăn quả đang ngày càng mở rộng trên qui mô
khá lớn...
Tuy nhiên, công nghệ mới chỉ được áp dụng ở những vùng thung lũng,
những nơi có độ dốc nhẹ, đất còn tốt và có khả năng cung cấp nước. Một số ít
công nghệ mới tỏ ra phù hợp với vùng đất dốc và một vài nơi có độ dốc cao
hơn. Ví dụ, một số nông dân người H'Mông ở Hà Giang cho biết, Ngô lai do
Chính phủ cấp đã góp phần thành công trong ổn định dân cư và thích hợp với
tập quán canh tác của họ.

11


Các nhà nông nghiệp và lâm nghiệp được đào tạo chính thống thường có
định kiến về sự lạc hậu của các phương thức sản xuất truyền thống, hay nghĩ
đến việc tăng cường thực hiện pháp luật nhà nước và áp đặt các mô hình kỹ
thuật sản xuất từ bên ngoài hơn là hình thành và phát triển các hệ thống quản lý
kỹ thuật thích ứng, phối hợp giữa kiến thức bản địa và kỹ thuật mới phù hợp với

các điều kiện cụ thể của nông dân và thúc đẩy phát huy tính tự chủ của họ trong
quản lý tài nguyên (Hoàng Hữu Cải, 1999). Chính điều này đã làm giảm hiệu
quả và tác dụng của nhiều chương trình phát triển miền núi mặc dù có đầu tư rất
lớn.
Một ví dụ rất điển hình là sự tồn tại của du canh hiện nay được giải thích là
do "lạc hậu và thiếu kiến thức" như trong rất nhiều kết quả điều tra đánh giá
nông thôn có sự tham gia (PRA) vừa qua. Tuy nhiên, thực tế là hiện nay những
người nông dân ở vùng cao đã thực sự nhận thấy một cách cơ bản rằng nương
rẫy sẽ không còn tồn tại như là một hệ thống sản xuất nữa và họ rất muốn tìm
những giải pháp thay thế. Trở ngại lớn nhất sủa sự thay đổi có lẽ không phải là
thái độ của người dân mà là do thiếu những hệ thống nông nghiệp thích hợp,
thay thế ở vùng đất dốc. Do vậy, khi nào các giải pháp thay thế tốt hơn chưa tìm
ra được thì du canh vẫn còn tồn tại như là một kế sinh nhai của người dân vùng
cao.
2.5. Xu hướng giao thoa giữa lâm nghiệp, nông nghiệp và các ngành khác
trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế
Có thể dễ dàng nhận thấy ở vùng cao hiện nay, những diện tích đất thích
hợp để canh tác lúa nước rất hạn chế và thực tế là hầu hết nó đã được khai thác.
Các hệ thống trồng cây lấy gỗ có thể cho sản phẩm và ổn định lâu dài nhưng
việc mở rộng những diện tích này lại bị hạn chế bởi vốn đầu tư và thời gian để
người nông dân có thu nhập thường là quá dài so với những nhu cầu cần thiết
trước mắt của họ. Mặt khác, thị trường lại không ổn định. Khái niệm đất nông
nghiệp, đất lâm nghiệp một cách thuần túy và tách biệt theo quan niệm trước
đây đã trở nên không còn phù hợp ở nhiều khu vực dân cư ở miền núi. Phát
triển sử dụng đất thuần nông hoặc thuần lâm đã bộc lộ nhiều hạn chế lớn, chẳng
hạn canh tác thuần nông trên đất dốc cho năng suất thấp và không ổn định,
trong khi phát triển thuần lâm lại có khó khăn về nhu cầu lương thực trước mắt.
12



Thực tiễn sản xuất đã xuất hiện các phương thức sử dụng đất tổng hợp, có sự
đan xen giữa nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
3. Vai trò của nông lâm kết hợp
3.1. Thỏa mãn những nhu cầu trước mắt - mục tiêu chiến thuật của các nhà
lâm nghiệp
Với mục tiêu trước mắt là lương thực, thực phẩm, đây là mục tiêu có sức
thuyết phục nhất đối với nông dân những người gắn quyền lợi của họ đối với
công việc hàng ngày khi thực hiện nông lâm kết hợp. Bởi lẽ, nông lâm kết hợp
đã và sẽ là một phương thức kinh doanh có những đóng góp tích cực trong sản
xuất lương thực.
3.2. Bảo đảm chất lượng cây lâm nghiệp - rút ngắn chu kỳ kinh doanh
Ngoài sản xuất lương thực, một kết quả nữa để đánh giá là ở nông lâm kết
hợp, chất lượng các cây lâm nghiệp được bảo đảm. Điều này góp phần một cách
thoả đáng những yêu cầu về chất đốt, gỗ gia dụng và cho cả nền kinh tế quốc dân.
ở các hình thức kết hợp, các loài cây gỗ được tuyển chọn, chăm sóc và bảo vệ tốt,
đặc biệt ở giai đoạn tuổi nhỏ; khi người ta chăm sóc và bảo vệ các cây nông
nghiệp ngắn ngày.
3.3. Giải quyết mục tiêu lâu dài - chiến lược của các nhà lâm nghiệp
Xét về mặt chiến lược, nông lâm kết hợp có tác dụng bảo vệ và làm tốt môi
trường sống, sử dụng đất một cách hợp lý nhất nhằm duy trì và tăng độ phì của
đất. So sánh ba hệ sinh thái phổ biến: Hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái nông
nghiệp và hệ sinh thái nông lâm kết hợp sẽ chứng tỏ rõ vai trò của thực vật
trong việc bảo vệ và tăng cường tiềm năng sản xuất của đất.
3.4. Nông lâm kết hợp như là một công cụ để phát triển nông thôn
Khi chuyển đổi từ nền lâm nghiệp quốc doanh truyền thống sang lâm
nghiệp xã hội và lâm nghiệp cộng đồng, một vấn đề đối mặt với các nhà lâm
nghiệp là những kiến thức liên quan đến việc quản lý hệ sinh thái tự nhiên
thuần tuý hoàn toàn không đáp ứng được với cơ chế mới. Ở cơ chế này, đòi
hỏi các nhà lâm nghiệp phải được trang bị thêm những kiến thức mới về xã
hội, về kinh tế và các khả năng tiếp thị. Lâm nghiệp xã hội và lâm nghiệp

cộng đồng đặt nhà lâm nghiệp vào giữa hai hệ thống cực kỳ phức tạp đó là hệ
13


sinh thái rừng và hệ xã hội con người. Sự tác động qua lại giữa hai hệ thống
này quyết định sự thành công hay thất bại của các dự án lâm nghiệp xã hội hay
lâm nghiệp cộng đồng mà trong đó nông lâm kết hợp như là một công cụ để
triển khai các dự án đó. Với vị trí này, nông lâm kết hợp được khẳng định như
là một trong những công cụ có triển vọng tốt nhất để phát triển nông thôn.
Điều này đặc biệt có ý nghĩa ở các nước đang phát triển; nơi mà khoảng cách
về điều kiện sống, điều kiện văn hoá - xã hội, dân trí, giữa nông thôn và thành
thị rất lớn. Phát triển nông lâm kết hợp, tại các vùng nông thôn khác nhau,
người ta có thể thấy với số vốn đầu tư không lớn, nhưng được quản lý tốt, kèm
theo những hướng dẫn cụ thể tạo ra được hạ tầng cơ sở tốt cho việc phát triển
nông thôn. ở đây, các dự án đầu tư cần tập trung vào mở mang giao thông, các
dịch vụ y tế, giáo dục và lưu thông hàng hóa... để có thể từng bước nâng cao
dân trí cho các cộng đồng người vùng trung du và miền núi, để họ có thể hoà
nhập với cuộc sống chung và tiếp thu những kiến thức mới về văn hoá xã hội
và khoa học kỹ thuật.
Lợi ích kinh tế

Lợi ích xã hội

Lợi ích về môi trường
sinh thái

Đa dạng sản phẩm,
hàng hoá

Bảo tồn các kỹ thuật bản địa/ Văn

hoá. Tạo việc làm

Bảo vệ tài nguyên, đa dạng
sinh học

Phát triển nông thôn bền vững.
Xoá đói giảm nghèo

Sơ đồ 1.1. Vai trò của nông lâm kết hợp trong phát triển nông thôn

4. Lịch sử hình thành và phát triển của nông lâm kết hợp
4.1. Lịch sử phát triển nông lâm kết hợp thế giới
Canh tác cây thân gỗ cùng với cây trồng nông nghiệp trên cùng một diện tích
là một tập quán sản xuất lâu đời của nông dân ở nhiều nơi trên thế giới. Theo
King (1987), thời Trung cổ ở châu Âu, đã tồn tại một tập quán phổ biến là "chặt
và đốt" rồi sau đó tiếp tục trồng cây thân gỗ cùng với cây nông nghiệp hoặc sau
khi thu hoạch nông nghiệp. Hệ thống canh tác này vẫn tồn tại ở Phần Lan cho
14


đến cuối thế kỷ 19 và vẫn còn ở một số vùng của Đức đến tận những năm 1920.
Nhiều phương thức canh tác truyền thống ở châu Phi và khu vực nhiệt đới châu
Mỹ đã có sự phối hợp cây thân gỗ với cây nông nghiệp để nhằm mục đích chủ
yếu là hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp và tạo ra các sản phẩm khác như gỗ, củi,
lâm sản ngoài gỗ, v.v..
Tại Châu Á, Trung Quốc được coi là một trong những "cái nôi" nông
nghiệp phương Đông. Khi lần theo dấu vết trong quá khứ ở giai đoạn đầu của
nông nghiệp lúc sơ khai, người ta nhận ra rằng canh tác kết hợp cây gỗ với cây
nông nghiệp đã có từ rất lâu đời. Vào triều đại nhà Hán (từ 206 trước Công
nguyên đến năm 220 sau Công nguyên), người ta đã khuyến cáo phát triển cây

gỗ cùng với chăn nuôi và canh tác cây nông nghiệp (Zhu Zhaohua, Fu Maoyi và
C.B. Sastry, 2001). Lịch sử cổ đại Trung Quốc có ghi lại và mô tả khá tỷ mỉ về
những kỹ thuật trồng xen. Một cuốn sách cổ Trung Quốc "Chimin Yaoshu" (Trí
dân yếu thư), tạm hiểu là "những mưu kế trọng yếu vì phúc lợi của con người"
đã hướng dẫn người ta trộn lẫn hạt cây Hoè (Shophora japonica) với hạt cây
Gai dầu (Cannabis) để gieo và tạo ra những cây Hoè có chiều cao bằng nhau.
Áp dụng nguyên lý về mối quan hệ tương tác giữa thực vật và ánh sáng
trong trồng xen đã được truyền từ đời này sang đời khác. Vào cuối triều đại nhà
Minh, một cuốn sách nổi tiếng là "Nongzheng Quanshu" (Bản luận hoàn chỉnh
về canh nông) được Hsu Kunangchhi (1640) viết, đã mô tả một kiểu canh tác
kết hợp giữa Đậu tương và các hàng cây Dẻ gai (Castanopsis sp) và cho biết,
bằng cách này, cả hai cây đều sinh trưởng rất hoàn chỉnh, Dẻ có thân thẳng, Đậu
tương cho năng suất cao. Đôi khi, cây che bóng cũng được sử dụng trong trồng
kết hợp. Một cuốn sách cổ đời nhà Đường (thế kỷ IX - X) đã khẳng định, chè
rất "sợ" ánh sáng vì vậy nên trồng chúng ở những khoảng trống trong rừng trúc.
Sự lựa chọn cây nông nghiệp có thể trồng xen hay không được một cuốn sách
duy nhất đời nhà Tống (thế kỷ XIII - XIV) ghi lại là, cây Dâu tằm có thể canh
tác cùng cây Kê nhưng cây Kê làm hại đất và làm cho côn trùng gây hại phát
triển. Cây Lúa miến (Sorghum) không được trồng với Dâu vì có chiều cao bằng
cây Dâu nhưng các cây nhỏ khác nên đưa vào trồng như Đậu tương, Vừng và
Dưa hấu. Một vài loài cây thân gỗ khác như cây Du (Ulmus pumila) và cây Bồ
hòn (Sapium seligerum) không được dùng để trồng kết hợp. Điều này được
15


nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong cuốn "Chimin Yaoshu" như là một đòi hỏi bảo
đảm cho canh tác thành công.
4.2. Lịch sử phát triển nông lâm kết hợp ở Việt Nam
Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, các tập quán canh tác nông lâm
kết hợp đã có ở Việt Nam từ lâu đời, như các hệ thống canh tác nương rẫy

truyền thống của đồng bào các dân tộc ít người, hệ sinh thái vườn nhà ở nhiều
vùng địa lý sinh thái trên khắp cả nước, v.v. Làng truyền thống của người Việt
cũng có thể xem là một hệ thống nông lâm kết hợp bản địa với nhiều nét đặc
trưng về cấu trúc và các dòng chu chuyển vật chất và năng lượng.
Từ thập niên 60, song song với phong trào thi đua sản xuất, hệ sinh thái
Vườn - Ao - Chuồng (VAC) được nhân dân các tỉnh miền Bắc phát triển mạnh
mẽ và lan rộng khắp cả nước với nhiều biến thể khác nhau thích hợp cho từng
vùng sinh thái cụ thể. Sau đó là các hệ thống Rừng - Vườn - Ao - Chuồng
(RVAC) và vườn đồi được phát triển mạnh ở các khu vực dân cư miền núi. Các
hệ thống rừng ngập mặn - nuôi trồng thủy sản cũng được phát triển mạnh ở
vùng duyên hải các tỉnh miền Trung và miền Nam. Các dự án được tài trợ quốc
tế cũng giới thiệu các mô hình canh tác trên đất dốc theo đường đồng mức
(SALT) ở một số khu vực miền núi. Trong hai thập niên gần đây, phát triển
nông thôn miền núi theo phương thức nông lâm kết hợp ở các khu vực có tiềm
năng là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Quá trình thực hiện
chính sách định canh định cư, kinh tế mới, các chương trình 327, chương trình 5
triệu ha rừng (661) và chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại đều
có liên quan đến việc xây dựng và phát triển các hệ thống nông lâm kết hợp tại
Việt Nam.
Các thông tin, kiến thức về nông lâm kết hợp cũng đã được một số nhà khoa
học, tổ chức tổng kết dưới những góc độ khác nhau. Điển hình là các ấn phẩm
của Lê Trọng Cúc và cộng sự (1990) về việc xem xét và phân tích các hệ sinh
thái nông nghiệp vùng trung du miền Bắc trên cơ sở tiếp cận sinh thái nhân văn.
Các hệ thống nông lâm kết hợp điển hình trong nước đã được tổng kết bởi FAO
và IIRR (1995), cũng như đã được mô tả trong ấn phẩm của Cục Khuyến nông
và khuyến lâm dưới dạng các "mô hình" sử dụng đất. Mittelman (1997) đã có
một công trình tổng quan rất tốt về hiện trạng nông lâm kết hợp và lâm nghiệp
16



xã hội ở Việt Nam, đặc biệt là các nhân tố chính sách ảnh hưởng đến sự phát
triển nông lâm kết hợp.
Tuy nhiên các tư liệu nghiên cứu về tương tác giữa phát triển nông lâm kết
hợp với môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội xung quanh (vi mô và vĩ mô) vẫn
còn rất ít.
4.3. Sự phát triển của hệ thống Taungya
Vào cuối thế kỷ XIX, hệ thống Taungya bắt đầu phát triển rộng rãi ở
Myanmar dưới sự bảo hộ của thực dân Anh. Trong các đồn điền trồng cây gỗ
Tếch (Tectona grandis), người lao động được phép trồng cây lương thực giữa
các hàng cây chưa khép tán để giải quyết nhu cầu lương thực hàng năm.
Phương thức này sau đó được áp dụng rộng rãi ở ấn Độ và Nam Phi. Các
nghiên cứu và phát triển các hệ thống kết hợp này thường hướng vào mục đích
sản xuất lâm nghiệp, được thực hiện bởi các nhà lâm nghiệp với việc luôn cố
gắng đảm bảo các nguyên tắc:
- Giảm thiểu hoặc không gây tổn hại đến các loài cây rừng trồng là đối
tượng cung cấp sản phẩm chủ yếu trong hệ thống
- Sinh trưởng của cây rừng trồng không bị hạn chế bởi cây nông nghiệp
- Tối ưu hóa về thời gian canh tác cây trồng nông nghiệp sẽ đảm bảo tỉ lệ
sống và tốc độ sinh trưởng nhanh của cây trồng thân gỗ
- Loài cây rừng trồng có khả năng cạnh tranh với các loài cây nông nghiệp
- Tối ưu hóa mật độ để đảm bảo sự sinh trưởng liên tục của cây trồng thân
gỗ.
Có đủ bằng chứng để bảo đảm rằng, cây rừng và cây nông nghiệp có thể
sinh trưởng cùng nhau và không huỷ hoại đất. Blandford (1988) đã mô tả,
Taungya dường như là một phương thức canh tác cũ được áp dụng mà ở đó điều
kiện hoàn cảnh rừng được tái tạo trên những trang trại của người nông dân và
theo đó người ta thu được những hiệu quả có ích từ cấu trúc rừng.
Chính vì vậy, các hệ thống Taungya cần phải được xem xét như là một hệ
thống quản lý sử dụng đất có ý nghĩa cho phát triển nông nghiệp (Nair, 1995).


17


4.4. Sự hình thành Trung tâm về nghiên cứu nông lâm kết hợp quốc tế
Vào tháng 7 năm 1977, được sự ủy nhiệm của Trung tâm nghiên cứu phát
triển Quốc tế (IDRC) của Canada, John Bene đã tiến hành dự án nghiên cứu
với các mục tiêu:
- Xác định các khoảng trống trong đào tạo và nghiên cứu lâm nghiệp thế
giới
- Đánh giá sự phụ thuộc lẫn nhau giữa nông nghiệp và lâm nghiệp ở các
quốc gia nhiệt đới có thu nhập thấp và đề xuất nghiên cứu nhằm tối ưu hóa sử
dụng đất
- Xây dựng các chương trình nghiên cứu lâm nghiệp nhằm tạo ra các tác
động kinh tế, xã hội có ý nghĩa cho các nước đang phát triển
- Đề xuất các sắp xếp về tổ chức, thể chế để thực hiện các nghiên cứu trên
một cách có hiệu quả
- Chuẩn bị kế hoạch hành động để có được ủng hộ của các nhà tài trợ quốc
tế.
Mặc dù, với mục đích ban đầu là xác định các ưu tiên nghiên cứu cho lâm
nghiệp nhiệt đới, nhóm nghiên cứu của John Bene đã đi đến kết luận rằng, để
tối ưu hóa sử dụng đất nhiệt đới, ưu tiên số một nên là nghiên cứu và phát triển
các hệ thống kết hợp giữa lâm nghiệp với nông nghiệp và chăn nuôi. Hay nói
cách khác, đã có một sự chuyển dịch trọng tâm từ lâm nghiệp sang những khái
niệm sử dụng đất rộng hơn, phù hợp hơn ở cả hai phương diện trực tiếp (trước
mắt) và dài hạn (Bene và cộng sự, 1977). Báo cáo dự án này của IDRC đã được
các cơ quan quốc tế xem xét và dẫn đến sự hình thành Hội đồng Quốc tế về
Nghiên cứu nông lâm kết hợp vào năm 1977, tới năm 1991, cơ quan này đổi tên
thành Trung tâm nghiên cứu nông lâm kết hợp Quốc tế (ICRAF) 1 và nay là
Trung tâm Nông lâm kết hợp Thế giới. Kể từ khi thành lập, ICRAF là tổ chức
luôn đi đầu trong thu thập thông tin, tiến hành các dự án nghiên cứu, chuyển

giao kết quả trong lĩnh vực nông lâm kết hợp.

1

International Centre for Research in Agroforestry

18


5. Xu hướng phát triển của nông lâm kết hợp
5.1. Sử dụng đất tổng hợp
Hầu hết kỹ thuật nông lâm kết hợp hiện nay đều được tổng kết từ những
phương thức sử dụng đất truyền thống. Ở một chừng mực nào đó, nông lâm kết
hợp chẳng qua chỉ là tên gọi mới cho những phương thức canh tác cũ. Bởi vậy,
khi xem xét về xu hướng phát triển của nông lâm kết hợp cần phải đặt nó trong
một bối cảnh lịch sử cụ thể. Chẳng hạn, liệu nông lâm kết hợp có thể sản xuất
độc canh trong các hệ thống sử dụng đất hiện có hay không? hay phải là một hệ
thống sử dụng đất tổng hợp? Tính bền vững của các hệ thống sử dụng đất sẽ
phải được xem xét và thảo luận trong bối cảnh về những giá trị của nông lâm
kết hợp có thể bổ sung cho đất canh tác và do đó, nó cũng có thể bổ sung cho cả
người nông dân. Sự hiểu biết về một hệ thống sử dụng đất tổng hợp được vận
hành như thế nào trên cả hai quan điểm kinh tế - sinh thái và kinh tế - xã hội là
nền tảng cho sự thích ứng của nông lâm kết hợp.
Sử dụng đất tổng hợp trong nông lâm kết hợp hiện nay không phải là một
kỹ thuật mới vì ngay từ cội nguồn của nó là nền sản xuất tự cung tự cấp của
nhiều cộng đồng du canh trước đây. Tuy nhiên, cái được coi là sự phát triển của
kỹ thuật này hiện nay là đang thoát ly ra khỏi nền sản xuất tự cung tự cấp trong
qui mô một nông hộ cả về không gian và thời gian. Kỹ thuật V - A - C, R - V - A
- C hoặc R - V - A - C - R...là cách tiếp cận cho sự phát triển đó. Một điều đáng
chú ý là mục tiêu của các kỹ thuật này không chỉ là cung cấp số lượng các loại

sản phẩm trong một hệ thống canh tác mà còn thể hiện sự gắn kết về sinh thái
cho những mục tiêu bảo tồn đất và nước.
5.2. Phát triển trang trại
Trang trại nông lâm kết hợp là một xu thế phát triển mới trong bối cảnh nền
kinh tế tiếp cận theo hướng sản xuất hàng hoá qui mô vừa và nhỏ. Một trang
trại, đứng trên góc độ quản lý và sử dụng đất thường được hiểu là một hệ thống
canh tác đa dạng và tổng hợp để sử dụng đất theo những mục tiêu cụ thể.
Phát triển kinh tế thị trường ở vùng núi đặc biệt là sự thay đổi theo định
hướng tiền tệ là một chính sách có mục tiêu lớn. Để đạt được điều này, các
nguồn tài nguyên đáng kể phải được huy động tận lực nhằm thiết lập thị trường
19


và mở rộng mạng lưới thị trường nhằm tạo ra lối thoát cho các tiểu thương kinh
doanh những sản phẩm từ trang trại.
Ở Việt Nam, theo Charles Beiley (dẫn theo T. Rambo, 2001), có thể trang
trại là một sự lặp lại đương đại của việc chuyển đổi tận gốc hệ thống ruộng đất
của Anh quốc vào những năm đầu của kỷ nguyên công nghiệp. Quyền sử dụng
đất được chuyển đổi từ một số lượng lớn đất đai của các tiểu nông vào trong tay
một nhóm người tiên tiến hơn. Những người hưởng lợi trong quá trình này
không nhất thiết phải là những nông dân tiến bộ nhất, thay vào đó họ có thể chủ
yếu chỉ là những người có khả năng khai thác được những lợi thế của mình
trong hệ thống sử dụng đất mà họ đã được giao.
5.3. Nông nghiệp rừng (Agro - forest)
Xu hướng phát triển này của nông lâm kết hợp được ICRAF tổng kết và
giới thiệu vào cuối những năm 90 của thế kỷ XX ở Đông Nam Á, khi các quốc
gia trong khu vực đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp thay thế cho hệ thống
canh tác nương rẫy (ASB)1. Thực chất của sự phát triển này là chuyển hoá
nương rẫy thành " rừng cho những sản phẩm nông nghiệp" (nông nghiệp ở đây
được hiểu theo nghĩa rộng, không phải chỉ đơn thuần là các sản phẩm ngũ cốc).

Nông nghiệp rừng được phát triển bởi những lý do cơ bản sau:
- Canh tác nương rẫy ngày càng tỏ ra không bền vững khi mật độ dân số cao
và áp lực khai thác sức sản xuất vào đất rừng ngày càng cao. Ví dụ, tại Việt
Nam, người H'Mông thường được coi là tiên phong về canh tác nương rẫy. Họ
đã làm thay đổi những cánh rừng rộng lớn thành đất đồng cỏ trong hơn một thế
kỷ qua. Hiện tại, hầu như không còn rừng cho những hoạt động này của họ nữa.
Từ những hiểu biết cơ bản về bản chất của nông nghiệp du canh, việc loại bỏ
dần du canh và thay thế nó bằng các dạng nông nghiệp bền vững hơn là một lý
do để có sự chuyển hoá này. Như vậy có thể thấy, canh tác du canh sẽ bị đào
thải bởi chính nó trong quá trình canh tác bởi cả hai lý do kinh tế và xã hội.
- Sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá đã từng bước đẩy lùi nền sản xuất
tự cung tự cấp. Trong cơ chế mới, sản xuất ngũ cốc không còn là con đường độc
nhất để bảo đảm an ninh lương thực hay cứu đói ở vùng cao mà có thể thông
qua trao đổi những sản phẩm khác của hệ thống sử dụng đất mới này.
1

Alternatives to Slash and Burn

20


- Về phương diện sinh thái - nhân văn, cơ hội cùng tồn tại là bản chất tự
nhiên. Đây chính là cách thức để con người sống "đồng thuận" với thiên nhiên
theo cách lựa chọn khôn ngoan hơn.
(Những ví dụ về nông nghiệp rừng của các nước trong khu vực và ở Việt
Nam được mô tả tại "Một số vấn đề trong lâm học nhiệt đới - Chương 5. Phục
hồi rừng sau nương rẫy" do Phạm Xuân Hoàn chủ biên và tập thể tác giả; Nhà
xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội - 2005).
Có thể nhận thấy rất rõ xu hướng của hệ thống nông nghiệp rừng là nhằm
mục tiêu phát triển lâm sản ngoài gỗ. Cơ sở khoa học của nông lâm kết hợp trong

lựa chọn cây lâu năm là những cây gỗ đa tác dụng. Có hai điểm cần đặc biệt chú
ý về sự tham gia của các cây gỗ đa tác dụng. Một là, chúng cung cấp nhiều loại
sản phẩm hàng hoá từ một hay nhiều bộ phận của cây gỗ. Hai là, cây đa tác dụng
cung cấp nhiều lợi ích về sinh thái, môi trường và các dịch vụ khác. Bởi vậy, cây
đa tác dụng thường đóng vai trò trọng tâm trong nông lâm kết hợp. Vai trò trọng
tâm này không chỉ biểu hiện ở những sản phẩm do chính nó cung cấp mà điều
quan trọng hơn là chính những cây đó tạo môi trường (tiểu hoàn cảnh) cho nhiều
loài thực vật khác cho lâm sản ngoài gỗ tồn tại và phát triển. Song mây, cây dược
liệu, cây ăn quả, cây cảnh, Ca cao, Cao su, Quế... thậm chí cả việc trồng nấm
nhân tạo cũng cần có môi trường này.
5.4. Gia tăng quan tâm về nghiên cứu các hệ thống canh tác tổng hợp và
các hệ thống kỹ thuật truyền thống
Thực trạng này cùng nhiều nỗ lực nghiên cứu đã gợi mở ra các chiến lược
quản lý sử dụng đất tổng hợp thay thế cho các phương thức quản lý hiện thời
không bền vững đã được xác định là một xu hướng tất yếu. Chẳng hạn như các
nhà sinh thái học đã cung cấp nhiều bằng chứng thuyết phục về vai trò của rừng
và cây thân gỗ đối với việc đảm bảo độ ổn định của hệ sinh thái, dẫn đến các
biện pháp cần thiết để bảo vệ rừng còn lại, đưa các loài cây thân gỗ lâu năm vào
các hệ thống sử dụng đất cũng như làm thay đổi quan điểm canh tác. Đã có
nhiều kết quả nghiên cứu ban đầu ở nhiều khu vực trên thế giới về tính hiệu quả
cao trong việc sử dụng các tài nguyên tự nhiên (đất, nước và ánh sáng mặt trời)
cũng như tính ổn định cao của các hệ thống xen canh, các hệ thống canh tác
tổng hợp so với hệ thống nông nghiệp độc canh (Papendick và cộng sự, 1976).
21


Các nghiên cứu của các nhà nhân chủng học và khoa học xã hội về hệ thống sử
dụng đất đã chỉ ra tầm quan trọng của các hệ thống canh tác tổng hợp bản
địa/truyền thống và lưu ý cần xem xét chúng trong quá trình phát triển các tiếp
cận mới (Nair, 1995).

5.5. Sự phát triển phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu và phát triển
Song song với sự phát triển khái niệm và các nghiên cứu kỹ thuật, phương
pháp tiếp cận trong nghiên cứu và phát triển nông lâm kết hợp cũng không
ngừng được cải thiện. Trong những thập niên gần đây, các công cụ chẩn đoán thiết kế - phát triển đã được phát triển trên cơ sở lý luận của các tiếp cận có sự
tham gia vốn được sử dụng phổ biến trong lâm nghiệp xã hội. Theo P.K.R. Nair
(1993), nghiên cứu và phát triển nông lâm kết hợp có thể tiếp cận theo một số
hướng cơ bản sau:
- Xây dựng các phương pháp đánh giá những vấn đề và các giới hạn trong
sử dụng đất để tìm ra những giải pháp hoặc những điểm tác động đặc biệt nhằm
cải tạo các hệ thống sử dụng đất hiện có cho hiệu quả cao hơn.
- Phân tích khả năng thích ứng của những phương pháp hiện có nhằm
nghiên cứu theo các khuynh hướng đặc thù của khoa học nông nghiệp như khoa
học đất và thực vật học...cho những đòi hỏi của nông lâm kết hợp
- Các nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của môi trường chính sách đến phát
triển nông lâm kết hợp và các tác động của phát triển nông lâm kết hợp lên hệ
thống sử dụng đất, cảnh quan và môi trường kinh tế xã hội cũng như khả năng
chấp nhận của nông dân cũng đang được chú trọng xem xét.
Thực tiễn chỉ ra rằng, khi "nghiên cứu" và/hoặc "phát triển", hầu hết các nhà
sinh vật học trong sử dụng đất đều nghĩ ngay là phải bố trí các thí nghiệm để ứng
dụng các nguyên tắc phân tích trong toán học thống kê. Tuy nhiên, khi bắt tay
vào những thí nghiệm như vậy cần phải xác định được đúng, chính xác những
vấn đề đang tồn tại và dạng nghiên cứu nào sẽ giải quyết được những vấn đề đó.
Logic của sự phân tích này là nền tảng của cách tiếp cận theo phương pháp chẩn
đoán - thiết kế (D&D)1.

1

Diagnosis & Design

22



Sau sự phát triển của D&D, gần đây hơn là cách tiếp cận phát triển công
nghệ có sự tham gia (PTD)2. Theo cách tiếp cận này, phát triển nông lâm kết
hợp có thể khắc phục được những nhược điểm theo kiểu xây dựng "mô hình"
trong chuyển giao công nghệ hiện nay.
5.6. Sự hòa nhập của nông lâm kết hợp vào chương trình đào tạo nông
nghiệp, lâm nghiệp và phát triển nông thôn
Ngày nay, các kiến thức về nông lâm kết hợp đã được đưa vào giảng dạy ở
các trường đại học, viện nghiên cứu... về nông nghiệp, lâm nghiệp, phát triển
nông thôn và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Tiềm năng của nông lâm kết hợp
trong việc cải tạo đất, bảo tồn đa dạng sinh học và nguồn nước nói chung đã
được công nhận. Về thực chất, nông lâm kết hợp thường được xem như là một
hệ thống sử dụng đất có tiềm năng đem lại các ích lợi về lâm sản, lương thực,
thực phẩm trong lúc vẫn có khả năng bảo tồn và khôi phục hệ sinh thái.
Nội dung và tỉ trọng của nông lâm kết hợp trong những chương trình đào
tạo hiện nay ở các cơ sở đào tạo trên thế giới có sự khác biệt khá lớn, điều này
tuỳ thuộc vào cách tiếp cận khác nhau trong việc đưa nông lâm kết hợp vào
chương trình giảng dạy. Những tổng kết của mạng lưới giáo dục nông lâm kết
hợp của châu Phi (ANAFE) và của các nước Đông Nam á (SEANAFE) đã cho
thấy điều đó. Mặc dù, mức độ hoà nhập khác nhau nhưng ở tất cả các chương
trình đào tạo này đều có một sự thống nhất chung về bản chất đa diện
(multifaced) của nông lâm kết hợp.
Phải có rất nhiều ngành hợp tác lại với nhau để phát triển thành công nông
lâm kết hợp. Sự hợp tác đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định cách
thức quản lý và phối hợp có hiệu quả giữa các bộ phận với nhau. Ngược lại, để
tăng trưởng nguồn lực đòi hỏi mỗi bộ phận lại phải có cách làm việc riêng một
cách tối ưu và ổn định. Các ngành Nông học, Lâm học, khoa học Chăn nuôi,
khoa học Đất, khoa học Xã hội, Kinh tế học, Nhân chủng học và Phát triển
nông thôn... phải được cùng làm việc với nhau vì một sự phát triển đích thực

của nông lâm kết hợp.
Điểm đáng chú ý là, chính sự đa dạng ngành nghề này lại tạo ra một thách
thức rất lớn cho nông lâm kết hợp. Cụ thể là, trong khi ai cũng thấy nông lâm
2

Participatory Technology Development.

23


kết hợp rất cần thiết, rất phổ biến trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực bản thân nó
lại không tìm thấy vị trí của mình trong những ngành và lĩnh vực đó. Điều này
cho thấy tầm quan trọng khi chúng ta cố gắng tìm kiếm vị trí thích hợp cho
nông lâm kết hợp khi nó trở thành một chủ thể và nguồn lực cho đào tạo.
6. Những thách thức trong nghiên cứu và phát triển nông lâm kết hợp
6.1. Những thách thức trong nghiên cứu và phát triển
Bối cảnh thay đổi trên đã cho thấy nhu cầu phát triển nông thôn miền núi
cũng chính là thách thức cho phát triển bền vững. Các thách thức này là:
- Hình thành và phát triển các phương thức quản lý sử dụng tài nguyên thiên
nhiên (bao gồm rừng, đất và nước) một cách tổng hợp trong đó có sự dung hòa
giữa các lợi ích về kinh tế và bảo tồn tài nguyên môi trường
- Quản lý và sử dụng đất đồi núi có hiệu quả
- Quản lý và sử dụng đất đảm bảo tính công bằng, được sự chấp chấp nhận
của người dân và các nhóm đối tượng có liên quan khác.
Nông lâm kết hợp là một phương thức sử dụng đất tổng hợp giữa lâm
nghiệp với các ngành nông nghiệp (bao gồm cả chăn nuôi) và thủy sản, có
nhiều ưu điểm và ý nghĩa về bảo vệ tài nguyên môi trường, phát triển kinh tế xã
hội được công nhận rộng rãi trên khắp thế giới.
Có thể chia các hệ thống nông lâm kết hợp ở Việt Nam thành hai nhóm,
nhóm các hệ thống nông lâm kết hợp bản địa và nhóm các hệ thống nông lâm

kết hợp mới được đưa vào. Một thực trạng đã được chỉ ra và phân tích bởi một
số nhà nghiên cứu là trong khi các hệ thống bản địa hoạt động một cách có hiệu
quả, là kế sinh nhai của nông dân từ nhiều năm nay phần lớn các "mô hình"
nông lâm kết hợp mới du nhập trong những năm gần đây bộc lộ nhiều hạn chế
về tính hiệu quả, độ bền vững, tính công bằng và sự chấp nhận của người dân
địa phương.
Vấn đề cốt lõi của sự hạn chế này là do các "mô hình" được thiết kế và áp
dụng theo lối suy diễn của người bên ngoài (thường là người miền xuôi), lại
thường được áp dụng một cách đồng bộ nên không phù hợp với các tình huống
sinh thái nhân văn đa dạng và đặc thù của từng địa phương. Việc sử dụng thuật
ngữ "mô hình nông lâm kết hợp" thay vì "hệ thống nông lâm kết hợp", "tập
24


quán/phương thức nông lâm kết hợp" có thể là nguyên nhân của lối suy nghĩ
phát triển theo lối suy diễn đơn giản "sao chép và nhân rộng mô hình" trong
phát triển nông lâm kết hợp ở nhiều vùng của nước ta.
Hơn nữa, phương pháp tiếp cận nghiên cứu và phát triển nông lâm kết hợp
thường thiên lệch về kinh tế - kỹ thuật cô lập, chưa phối hợp được các kỹ thuật
mới với các yếu tố kiến thức kỹ thuật, đặc điểm văn hóa và nhân văn truyền
thống của các cộng đồng địa phương.
Việc phát triển kỹ thuật nông lâm kết hợp nhiều nơi vẫn tiến hành theo lối
áp đặt từ trên xuống, chưa phát huy được nội lực và tính tự chủ của nông dân và
cộng đồng dẫn đến tính bền vững của các chương trình phát triển không phát
huy được.
Các nghiên cứu phân tích đánh giá các mô hình thường còn quá chú trọng
về yếu tố kinh tế kỹ thuật và xem nhẹ khía cạnh xã hội, thể chế cũng như tương
tác của các hệ thống nông lâm kết hợp với môi trường và cảnh quan. Vẫn còn
quá ít các kết quả nghiên cứu so sánh hệ thống nông lâm kết hợp với các hệ
thống nông nghiệp, lâm nghiệp trên các phương diện sinh thái, môi trường và

kinh tế do thiếu các dự án nghiên cứu/điểm nghiên cứu dài hạn.
Việc qui hoạch phát triển nông lâm kết hợp thường được tiến hành một cách
độc lập, tách rời với tiến trình qui hoạch sử dụng đất ở nhiều nơi nên thường
dẫn đến việc đưa các "mô hình" nông lâm kết hợp thay thế các loại hình sử
dụng đất hiện có. Trong khi đó về mặt nguyên lý, việc phát triển nông lâm kết
hợp phải được dựa trên cơ sở chẩn đoán các hạn chế trong sử dụng đất hiện
hành và điều chỉnh chúng hơn là thay thế hoàn toàn (Young, 1987, 1997).
Chính vì thế, phát triển nông lâm kết hợp cần phối hợp và lồng ghép với tiến
trình qui hoạch sử dụng đất cũng như qui hoạch quản lý khu vực đầu nguồn.

25


×