Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

báo cáo thực tập cộng đồng (Y tế công cộng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.11 KB, 29 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay, xã hội đang ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống của con người
cũng ngày một cao hơn, vì thế ngành Y tế được Đảng và Nhà nước quan tâm nhiều
hơn từ Trung ương đến địa phương. Công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân càng
được chú trọng nhiều hơn. Hệ thống y tế cơ sở, trong đó có y tế xã/phường là đơn vị y
tế đóng vai trò quan trọng, là nơi triển khai hầu hết các hoạt động y tế dự phòng,
phòng, chống dịch bệnh, khám - chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân
dân, đồng thời tổ chức thực hiện chương trình dân số - Kế hoạch hóa gia đình ở xã,
quản lý theo dõi hoạt động y tế xã, thôn, thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào công
tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.
Trạm y tế Phường An Khê cũng là một tổ chức y tế cơ sở thuộc mô hình quản lý
thuốc ở xã, phường, dưới sự lãnh đạo của Uỷ ban nhân dân phường An Khê, từ lâu đã
trở thành địa chỉ y tế đáng tin cậy trong lòng nhân dân địa phương. Trạm được xây
dựng ngay vị trí trung tâm Phường An Khê, An Khê là một phường ngoại vi của thành
phố, nằm ở cửa ngõ ra vào của Đà Nẵng. Từ xưa đến nay, An Khê có một vị trí đặc
biệt và quan hệ trực tiếp đến quá trình phát triển của Đà Nẵng nói chung và quận
Thanh Khê nói riêng. Công tác chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng luôn được xã đề
cao, chú trọng và quan tâm hàng đầu. Với đội ngũ nhiều cán bộ trẻ, nhiệt tình luôn đặt
sức khỏe của người dân lên hàng đầu, và sự quan tâm của Uỷ ban nhân dân phường,
Trạm y tế Phường An Khê đã luôn đảm bảo công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân,
hoàn thành nhiệm vụ của mình: phát hiện, khống chế kịp thời không để bệnh dịch lây
lan, thực hiện tốt công tác truyền thông giáo dục cho cộng đồng, khám chữa bệnh cho
dân…
Trong suốt 2 tuần thực tập tại Trạm Y tế Phường An Khê, với sự hướng dẫn, giúp đỡ
nhiệt tình của thầy, cô trong Khoa và các cán bộ y tế tại Trạm y tế chúng em đã hoàn
thành quá trình thực tập của mình và viết báo cáo tổng kết thực tập. Thời gian thực tập
tuy ngắn nhưng cũng giúp chúng em học hỏi thêm nhiều điều, thực hành được nhiều
công việc mà trước đây chúng em chỉ được biết trên lý thuyết.




2

Bài báo cáo là kết quả của quá trình đi thực tế tại Trạm y tế và tiếp xúc cộng đồng.
Qua bài báo cáo chúng em muốn ghi lại những gì mình quan sát, tìm hiểu, học tập,
thực hành được trong thời gian đi thực tế dựa trên cơ sở những lý thuyết đã được học
trên sách vở, và đặc biệt giúp chúng em rút kinh nghiệm cho những lần đi thực tế sau.
Bài báo cáo nhằm mô tả chức năng, vị trí, nhiệm vụ của y tế xã/phường trong hệ
thống y tế nước ta hiện nay; báo cáo các hoạt động các chương trình y tế mà trạm y tế
triển khai trong thời gian 1 năm; đánh giá sự tiếp cận các chương trình chăm sóc sức
khỏe cộng đồng; phân loại và vẽ biểu mẫu các loại sổ ghi chép tại trạm y tế. Dù đã rất
cố gắng nhưng không thể tránh khỏi sai sót, chúng em mong nhận được những góp ý,
bổ sung của Thầy, Cô để chúng em có thể rút kinh nghiệm cho bài báo cáo được tốt
hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!


3

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ QUẬN THANH KHÊ
VÀ PHƯỜNG AN KHÊ

1.1. Giới thiệu chung về Quận Thanh Khê:
1.1.1. Vị trí địa lý:

Quận Thanh Khê nằm trung tâm về phía Tây Bắc thành phố Đà Nẵng. Diện tích tự
nhiên 9,44 km2 (chiếm 4,5% diện tích toàn thành phố Đà Nẵng).
Ranh giới:
-


Phía Bắc giáp vịnh Đà Nẵng.


4
-

Phía Đông giáp phường Hải Châu 2, Thạch Thang, Thanh Bình và phía Đông
giáp phường Hòa Thuận, phường Nam Dương thuộc quận Hải Châu.

-

Phía Tây giáp phường Hòa Minh của quận Liên Chiểu.

-

Phía Nam giáp phường Hòa Phát, Hòa An thuộc địa phận quận Cẩm Lệ.

Quận Thanh Khê bao gồm 10 phường: An Khê, Chính Gián, Hòa Khê, Tam
Thuận, Tân Chính, Thạc Gián, Thanh Khê Đông,Thanh Khê Tây, Vĩnh Trung, Xuân
Hà.
1.1.2. Dân số:

Theo số liệu thống kê năm 2013, tổng số dân là 251.141 người
Với mật độ dân số trung bình 24.5105 người/km2, Thanh Khê là quận có mật độ dân
số cao nhất của thành phố Đà Nẵng, tuy nhiên phân bố không đồng đều ở các phường.
1.1.3. Kinh tế- văn hóa- xã hội:

- Quận Thanh Khê được xem là đầu mối giao thông liên vùng và quốc tế của thành phố
Đà Nẵng, nối liền 2 đầu Bắc và Nam, đi các tỉnh miền Trung, Tây nguyên và quốc tế

bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không, vì thế có nhiều lợi thế
trong phát triển thương mại, dịch vụ, giao thông vận tải và kinh tế biển.
- Chiều dài bờ biển khoảng 4,287 km trải dài trên 4 phường giáp vịnh Đà Nẵng ở phía
Bắc là Thanh Khê Tây, Thanh Khê Đông, Xuân Hà,Tam Thuận.
- Về an ninh quốc phòng, phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc được phát
huy, bên cạnh đó công tác trấn áp tội phạm xã hội và ngăn chặn hoạt động phá hoại
của các lực lượng phản động được thực hiện triệt để, qua đó đã giữ vững ổn định chính
trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát
triển.

1.2. Giới thiệu về Phường An Khê:
1.2.1. Vị trí địa lý:

An Khê là một phường ngoại vi của thành phố, nằm cửa ngõ ra vào của Đà Nẵng.





Phía Đông giáp với phường Hòa Khê
Phía Tây giáp với đường phường Hòa An và Hòa Phát
Phía Nam giáp với phường Hòa Phát
Phía Bắc giáp với Phường Thanh Khê Đông.
1.2.2. Dân số:


5
-

Dân số phường An Khê hiện nay khoảng 25.000 người, mật độ dân số 280


-

người/km2.
Về mặt tổ chức hành chính: phường An Khê có 203 tổ dân phố được chia thành
6 khu dân cư: Tân An, Tân Hòa, Thuận An, Đông Xuân, An Xuân và Phần
Lăng.
1.2.3. Kinh tế văn hóa xã hội:

- Trên lĩnh vực văn hóa: phường An Khê là được quận Thanh Khê chọn làm nơi xây
dựng khu tâm tâm văn hóa thể thao. Hoạt động văn hóa của phường với các chủ đề
đậm đà bản sắc dân tộc, chủ đề về nguồn, phát huy phong trào văn nghệ quần chúng
qua các hội diễn đã có nhiều tiếng vang ở Quận cũng như thành phố.
- Về y tế: cấp thẻ BHYT cho đối tượng nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi. Công tác phòng
chống dịch bệnh được tăng cường, công tác khám chữa bệnh ban đầu ở trạm y tế ngày
càng được nâng cao và phát triển hơn, đảm bảo cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho
nhân

dân.

- Trong công tác xã hội, phong trào chăm lo cho diện chính sách, xây nhà tình nghĩa
được sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân và các cơ quan, đơn vị. Công tác xóa đói
giảm nghèo trong những năm qua đã phát huy hiệu quả, đời sống văn hóa, tinh thần
của nhân dân trên địa bàn phường ngày càng được nâng cao hơn.
- Lĩnh vực An ninh quốc phòng, phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc được
phát huy, công tác trấn áp tội phạm xã hội và ngăn chặn hoạt động phá hoại của các
lực lượng phản động được thực hiện triệt để, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn
xã hội trên địa bàn phường, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TRẠM Y TẾ PHƯỜNG AN KHÊ


2.1. Tình hình chung của trạm Y tế:


6

2.1.1. Vị trí:
Trạm được xây dựng ngay vị trí trung tâm Phường An Khê. Trạm y tế Phường An Khê
nằm ngay trên mặt đường giao thông liên Phường, nằm ngay trong khu trung tâm của
Phường theo quy hoạch, thuận lợi cho việc đi lại khám chữa bệnh của nhân dân.

Trạm Y tế phường An Khê chịu sự quản lí, chỉ đạo và giám sát của Trung tâm y tế
(TTYT) quận Thanh Khê về chuyên môn, nghiệp vụ, kinh phí, nhân lực, y tế và chịu
sự quản lí của UBND quận Thanh Khê trong công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực
hiện kế hoạch phát triển công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của trạm Y tế phường An khê:


Chức năng

1. Trạm Y tế phường An Khê có chức năng cung cấp, thực hiện các dịch vụ chăm sóc
sức khoẻ ban đầu cho nhân dân trên địa bàn xã.
2. Trạm Y tế phường có trụ sở riêng, có con dấu để giao dịch và phục vụ công tác
chuyên môn nghiệp vụ.


Nhiệm vụ

1. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật:

a) Về y tế dự phòng:
- Thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về tiêm chủng vắc xin phòng bệnh;


7

- Giám sát, thực hiện các biện pháp kỹ thuật phòng, chống bệnh truyền nhiễm,
HIV/AIDS, bệnh không lây nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân; phát hiện và báo cáo
kịp thời các bệnh, dịch.
- Hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về vệ sinh môi trường, các yếu tố nguy cơ ảnh
hưởng đến sức khỏe tại cộng đồng; phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng cộng
đồng an toàn; y tế học đường; dinh dưỡng cộng đồng theo quy định của pháp luật.
- Tham gia kiểm tra, giám sát và triển khai các hoạt động về an toàn thực phẩm trên
địa bàn xã theo quy định của pháp luật.
b) Về khám bệnh, chữa bệnh; kết hợp, ứng dụng y học cổ truyền trong phòng bệnh và
chữa bệnh:
- Thực hiện sơ cứu, cấp cứu ban đầu.
- Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng theo phân tuyến kỹ thuật và
phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật.
- Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh bằng các
phương pháp dùng thuốc và các phương pháp không dùng thuốc; ứng dụng, kế thừa
kinh nghiệm, bài thuốc, phương pháp điều trị hiệu quả, bảo tồn cây thuốc quý tại địa
phương trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.
- Tham gia khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự.
c) Về chăm sóc sức khỏe sinh sản:
- Triển khai các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về quản lý thai; hỗ trợ đẻ và đỡ đẻ
thường.
- Thực hiện các kỹ thuật chuyên môn về chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em theo phân
tuyến kỹ thuật và phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật.
d) Về cung ứng thuốc thiết yếu:

- Quản lý các nguồn thuốc, vắc xin được giao theo quy định.
- Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả.
- Phát triển vườn thuốc nam mẫu phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương.
đ) Về quản lý sức khỏe cộng đồng:


8

- Triển khai việc quản lý sức khỏe hộ gia đình, người cao tuổi, các trường hợp mắc
bệnh truyền nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân, bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính.
- Phối hợp thực hiện quản lý sức khỏe học đường.
e) Về truyền thông, giáo dục sức khoẻ:
- Thực hiện cung cấp các thông tin liên quan đến bệnh, dịch; tiêm chủng; các vấn đề có
nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và tuyên truyền biện pháp phòng, chống.
- Tổ chức tuyên truyền, tư vấn, vận động quần chúng cùng tham gia thực hiện công tác
chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân; công tác dân số - kế hoạch hóa gia
đình.
2. Hướng dẫn về chuyên môn và hoạt động đối với đội ngũ cộng tác viên:
- Đề xuất với Trung tâm Y tế quận Thanh Khê về công tác tuyển chọn và quản lý đối
với đội ngũ cộng tác viên.
- Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật đối với cộng tác viên làm công
tác chăm sóc sức khỏe ban đầu bản theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức giao ban định kỳ và tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về
chuyên môn đối với đội ngũ cộng tác viên theo phân cấp.
3. Phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện công tác dân số - kế hoạch
hóa gia đình; thực hiện cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình theo phân tuyến kỹ
thuật và theo quy định của pháp luật.
4. Tham gia kiểm tra các hoạt động hành nghề y, dược tư nhân và các dịch vụ có nguy
cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân.
- Tham gia, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong công tác kiểm tra, giám sát

hoạt động hành nghề y, dược tư nhân, các dịch vụ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe
nhân dân trên địa bàn xã;
- Phát hiện, báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động y tế vi phạm pháp
luật, các cơ sở, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm an toàn thực phẩm,
môi trường y tế trên địa bàn xã.


9

5. Thường trực Ban Chăm sóc sức khỏe cấp Phường về công tác bảo vệ, chăm sóc và
nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động chăm sóc sức khoẻ, xác định vấn đề sức khoẻ, lựa
chọn vấn đề sức khoẻ ưu tiên trên địa bàn, trình phó Chủ tịch Ủy ban nhân cấp xã phê
duyệt và làm đầu mối tổ chức triển khai thực hiện sau khi kế hoạch được phê duyệt.
- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về
Chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân trên địa bàn, trình Giám đốc Trung tâm Y tế
huyện phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện sau khi kế hoạch được phê duyệt.
6. Thực hiện kết hợp quân – dân y theo tình hình thực tế ở địa phương.
7. Chịu trách nhiệm quản lý nhân lực, tài chính, tài sản của đơn vị theo phân công,
phân cấp và theo quy định của pháp luật.
8. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm Y tế quận và Thành Phố.

2.2. Sơ đồ tổ chức của trạm Y tế phường An Khê:
2.2.1. Tổ chức của trạm Y tế:
Cơ cấu chức danh nghề nghiệp và số lượng của từng chức danh nghề nghiệp
làm việc tại Trạm y tế phường xác định trên cơ sở nhu cầu thực tế, khối lượng công
việc và đặc điểm, điều kiện kinh tế xã hội của đơn vị hành chính cấp phường nơi có
trạm
Sơ đồ tổ chức trạm y tế phường An Khê:


Y

tế.


10

Trạm trưởng
Y sĩ Lê Thị Thanh Bình

Phó trạm trưởng
NHS Lâm Thị Thu Hường

Y sỹ

Y sỹ

Điều dưỡng

Dược sỹ

Trần Thị Tình

Hồ Thị Lý

Võ Thị Thanh Thúy

Nguyễn Lê Cẩm Nhung


Sơ đồ tổ chức trạm y tế phường An Khê

Phân công trách nhiệm, nhiệm vụ của từng nhân viên của trạm Y tế:
-

YS Lê Thị Thanh Bình: Quản lí chung các chương trình.
YS Hồ Thị Lý: Phụ trách Lao, Dược, thủ quỹ.
YS Trần Thị Tình: Phụ trách Phong, VSATTP, kế toán, sổ khám bệnh, Y học dự

-

phòng.
NHS Lâm Thị Thu Hường: Chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, kế hoạch hóa gia

-

đình, suy dinh dưỡng ở trẻ em.
ĐD Võ Thị Thanh Thúy: Phụ trách tiêm chủng mở rộng, vitamin A, tăng huyết

-

áp.
DS Nguyễn Lê Cẩm Nhung: Phụ trách Dược.
2.2.2. Các phòng ban trực thuộc:

1. Phòng hành chính tiếp đón
2. Phòng dược
3. Phòng lưu bệnh
4. Hội trường
5. Phòng sơ cấp cứu

6. Phòng tiêm( phòng theo dõi sau tiêm)


11

7. Phòng Y học Dân tộc dân số
8. Phòng tiệt khuẩn
9. Phòng truyền thông
2.2.3. Các máy móc, thiết bị thuộc trạm Y tế:
Máy hít khí dung, máy hấp ướt, kính hiển vi, máy đếm hồng cầu, máy đo điện não đồ,
tủ lạnh bảo quản Vacxin, máy vi tính, tivi,…
Nhận xét- bàn luận: Trạm y tế Phường An Khê đã thực hiện đúng nhiệm vụ, chức
năng của y tế cơ sở. Cơ sở vật chất đảm bảo cho công tác khám, chữa bệnh cho nhân
dân địa phương. Mọi hoạt động đều có sự phân công trách nhiêm rõ ràng, dưới chỉ
quản lý của Trạm trưởng, tuy nhiên về nhân lực còn hạn chế: Trạm y tế chưa có Bác
sĩ.
2.3. Các hoạt động của Trạm y tế năm 2015:
2.3.1. Công tác tổ chức quản lý:
Đối với công tác tổ chức quản lý, Trạm y tế phường An Khê đã thực hiện và đạt được
những kết quả như sau:
- Trạm y tế đã đầu tư nhiều hơn cho công tác lập kế hoạch hoạt động năm, quý, tháng
và các hoạt động của các chiến dịch y tế nhằm đảm bảo tính chủ động, kịp thời, chính
xác và khả thi của kế hoạch.
- Trạm y tế đã ngày càng chủ động hơn trong công tác tham mưu kịp thời cho chính
quyền địa phương về tổ chức thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân
(CSSKND).
- Củng cố và duy trì hoạt động có hiệu quả mạng lưới cộng tác viên CSSKND, có đầy
đủ và được cập nhật thường xuyên kiến thức về CSSKND, có kỹ năng truyền thông, tư
vấn tốt, hoạt động thường xuyên có hiệu quả và tham gia giao ban định kỳ hằng tháng
với Trạm y tế và cán bộ chỉ đạo tuyến ở Quận, Thành phố.

- Thường xuyên nâng cao y đức và trình độ chuyên môn của cán bộ y tế (CBYT), đồng
thời phân công trách nhiệm CBYT một cách hợp lý để đáp ứng nhu cầu công tác khám
chữa bệnh tại trạm.


12

- Tăng cường giám sát, hành nghề y dược tư nhân trên địa bàn phường, tập trung công
tác quản lý sức khỏe học sinh, quản lý và phục hồi chức năng người tàn tật dựa vào
cộng đồng, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
- Công đoàn trạm y tế hoạt động ngày càng có hiệu quả, đời sống cán bộ công nhân
viên (CBCNV) được nâng lên hơn trước, CBCNV luôn đoàn kết, thương yêu và giúp
đỡ lần nhau trong công tác cũng như trong cuộc sống gia đình. Trong năm qua, CBNV
trạm luôn giữ đúng 12 điều y đức và có y thức tổ chức kỷ luật cao, không để xảy ra sai
xót về chuyên môn, không có đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân.
2.3.2. Thực hiện nhiệm vụ chính trị chuyên môn:
2.3.2.1. Công tác khám chữa bệnh tại Trạm:
- Trạm y tế đã triển khai tốt công tác khám chữa bệnh cho nhân dân Trạm, không để
xảy ra sai sót chuyên môn, không gây phiền hà cho bệnh nhân, tạo được mọi điều kiện
thuận lợi cho nhân dân đến khám.
- Trạm y tế kết hợp với các Trung tâm và các bệnh viện chuyên khoa, tranh thủ sự tài
trợ của các đoàn khám từ thiện, mổ mắt đục tinh thể cho người cao tuổi.
Kết quả cụ thể: Tổng số lần khám thực hiện 7392/7200 đạt 102%
Trong đó:
+ Khám bảo hiểm y tế cho người nghèo :

2451

+ Khám kết hợp đông tây y:


728

+ Số lượt khám người cao tuổi:

404

+ Khám phong, lao, tâm thần:

1805

+ Khám sang lọc cho trẻ dưới 1 tuổi Tiêm chủng mở rộng (TCMR): 1922
+ Khám khác:

2622
2.3.2.2. Công tác y tế dự phòng:

1. Chương trình phòng chống dịch:
Trạm y tế đã triển khai nhiều chương trình phòng chống dịch cho toàn nhân dân
trên địa bàn Phường An Khê như: Chương trình phòng chống bệnh Sốt xuất huyết
(SXH), chương trình phòng chống bệnh Sởi, chân tay miệng, Rubella, và mới đây nhất
là phòng tránh việc nhiễm Virus Zika.
Kết quả đạt được:


13

Năm 2015: Trạm y tế khống chế được dịch SXH tổng số 3 ca, sởi 24 ca.
- Đặc biệt năm 2015, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu về môi trường nên bệnh chân tay
miệng xuất hiện rải rác trên địa bàn An Khê:
+ Số ca mắc: 30 ca dương tính TCM, nằm rải rác trên 201 tổ dân phố, đã được giám

sát và xử lí kịp thời. Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp và sự phối hợp
các ban ngành đoàn thể tuyên truyền các trường học, mẫu giáo, phát tờ rơi, cấp xà
phòng tới từng hộ gia đình và khu dân cư, tại những cụm có dịch chân tay miệng và
các kênh tuyên truyền như thông tin truyền thanh khu dân cư, trực tiếp cho các nhóm
trẻ gia đình trong các buổi tiêm chủng.
-

Trạm y tế Phường An Khê đã phối hợp với Đội Y tế dự phòng ( YTDP) Quận
mở được các lớp tập huấn cho:
+ 100% cán bộ Trạm Y Tế và Đội YTDP.
+ 100% cộng tác viên dân số- chăm sóc sức khỏe cộng đồng Phường.
+ 80 – 100% cán bộ chính quyền Phường.

2. Công tác Vệ sinh An toàn thực phẩm (VSATTP)

Chương trình Vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những chương trình được triển
khai thường xuyên hàng tháng, quý tại Trạm y tế phường An Khê. Trạm Y tế đã tổ
chức ký cam kết cho các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm, các trường học…
Trạm y tế Phường An Khê đã tiến hành theo dõi định kỳ những cơ sở kinh doanh dịch
vụ ăn uống, thuộc diện quản lý trên địa bàn Phường về những tồn đọng, bất cập tại các
cơ sở có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Tổ chức kí cam kết cho các
cơ sở kinh doanh thực phẩm, các trường học và hộ gia đình trên địa bàn Phường.
Kết quả đạt được:
-

Trạm y tế đã thường xuyên tăng cường công tác giám sát VSATTP trên địa bàn.
Đẩy mạnh công tác kiểm tra VSATTP trên địa bà thường xuyên, phối hợp với
đội Y tế Dự phòng Quận xử lý những trường hợp vi phạm, đặc biệt là trong

-


những dịp lễ, tết…không để dịch tả và ngộ độcthức ăn xảy ra.
Trạm y tế đã quản lý và kiểm tra được 65 cơ sở thức ăn đường phố.
Trạm y tế đã kiểm tra thẩm định và đề xuất UBND phường cấp nhận chứng
nhận đủ điều kiện VSATTP 29 cơ sở (trong 12 bếp ăn nhóm trẻ và 17 thức ăn
đường phố).


14

Ngoài ra trong công tác dự phòng :
Y tế môi trường :
Trạm y tế đã đạt được : 100% hộ gia đình dùng nước sạch ; 90% hộ gia đình sử


-

dụng hố xí hợp vệ sinh ; 90% hộ gia đình sử lý rác đúng quy định ; không có

-

gia đình xử lý phân gia súc không hợp vệ sinh.
• Y tế học đường :
Trạm y tế đã tham gia phối hợp kiểm tra vệ sinh lao động trên địa bàn phố. 90%
học sinh tiểu hoc và mẫu giáo đươc khám sức khoẻ. 100% tiểu học và mẫu giáo
được chăm sóc răng miệng.
2.3.2.3. Công tác chăm sóc sức và bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em

(CSBVSKBMTE)
Công tác chăm sóc và bảo vệ SKBMTE được triển khai thực hiện với nhiều chương

trình như: Khám thai, tư vấn chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ thời kì mang thai, chương
trình phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em dưới 5
tuổi, triển khai chương trình uống Vitamin A thường xuyên cho trẻ em…
Kết quả chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em:
- Quản lý 100% số trẻ em sinh ra tại địa bàn phường. Đặc biệt quản lý tốt trẻ em <1
tuổi và trẻ em <5 tuổi. Được sự quan tâm của trung tâm CSSKSS thành phố Đà Nẵng.
Trạm y tế phường An Khê dưới sự chỉ đạo TTYT Quận Thanh Khê đã thực hiện tốt
chương trình chăm sóc dinh dưỡng trên địa bàn phường, trong năm đã thực hiện 07 lớp
tư vấn dinh dưỡng thực hành nuôi con hòa toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu thu hút
các bà mẹ tham gia.
- Thực hiện chiến dịch bổ sung vi chất dinh dưỡng Vitamin A 02 đợt trong năm 2015.
Tổng số trẻ từ 0-5 tuổi: 1838 số trẻ được cân đo 1838 đạt 100%. Số trẻ từ 6-36 tháng
tuổi: 1227 được uống Vitamin A 02 đợt đạt 100%.
- Kết quả đánh giá tỉ lệ suy dinh dưỡng năm 2015: 2.1% , giảm 0.4% so với năm 2014.
- Công tác khám thai và phụ khoa cho phụ nữ được đẩy mạnh, thường xuyên có kế
hoạch lồng ghép và khám định kỳ để quản lý tốt phụ nữ có thai và giảm tỉ lệ phụ nữ
mắc bệnh phụ khoa, hạn chế tai biến sản khoa và suy dinh dưỡng bào thai.
- Số liệu thực hiện:
+ Số phụ nữ khám thai >3 lần: 327/327

đạt 100%


15

+ Khám phụ khoa:

2490/2350 đạt 105,9%

2.3.2.4 Công tác Dân số kế hoạch hóa gia đình (DSKKHGĐ)

Kết quả đạt được:
Trạm y tế đã tăng cường công tác tuyên truyền các biện pháp tránh thai nhằm giúp
cho các đối tượng thực hiện tốt DSKHHGĐ, hạ thấp tỉ lệ sinh con thứ 3.
Số liệu thực hiện được:
Vòng:
165/215 đạt 76%
Đình sản:
½
đạt 50%
Tiêm tránh thai: 18/20 đạt 90%
2.3.2.5.
Các chương trình y tế quốc gia:
1. Chương trình Phòng, chống Lao:

1.
2.
3.

Kết quả đạt được:
Trạm y tế đã thường xuyên gửi bệnh nhân nghi Lao đế khám và xét nghiệm đờ tại

-

TTYT Quận Thanh Khê, để phát hiện kịp thời bệnh nhân Lao mới. Theo dõi và
quản lý điều trị chặt chẽ bệnh nhân Lao, không để bệnh nhân bỏ trị.
Nghi khám Lao:
360/360 đạt 100%
Thu dung mọi thể :
28/28
đạt 100%

Phát hiện BK + mới:
28 ca

-

2. Phòng, chống bệnh Phong:

Kết quả đạt được:
Thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong nhân kiến thức về bệnh

-

phong. Quản lý tốt các bệnh nhân tàn phế, giúp họ hồi phục chức năng hòa nhập
cộng đồng. Thực hiện tốt công tác khám lồng ghép phát hiện bệnh nhân Phong
mới và bệnh lây truyền qua đường tinh dục tại Trạm y tế và cộng đồng.
Khám lồng ghép:
480/480 đạt 100%
Khám phát hiện STD: 424
3. Chương trình bảo vệ sức khỏe tâm thần:

-

Đối với chương trình này Trạm đã thường xuyên triển khai thực hiện các hoạt động
như:
- Theo dõi bệnh nhân đang điều trị ngoại trú
- Nhận thuốc và cấp thuốc hàng tháng


16


Ngoài ra Trạm cũng tiến hành tuyên truyền lồng ghép với các chương trình Y Tế
quốc gia trên Đài phát thanh Phường 1lần/ tháng.
Kết quả đạt được:
- Tăng cường công tác quản lý bệnh nhân tâm thần , theo dõi và cấp thuốc đầy đủ,
kịp thời không để bệnh nhân tái cơn. Thường xuyên nắm bắt kịp thời các thông tin về
bệnh nhân qua đội ngũ CTV để có biện pháp xử lý kịp thời, giúp cho người bệnh có
điều kiện hòa nhập cộng đồng.
- Quản lý bệnh nhân: Tâm thần phân liệt: 46 người
Bệnh động kinh

: 27 người

4. Chương trình phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS:

Trong các chương trình y tế quốc gia được thực hiện tại Trạm y tế Phường thì chương
trình phòng chống HIV/AIDS là một trong những chương trình được chú trọng, triển
khai, tuyên truyền thường xuyên đến các hộ dân trên địa bàn toàn Phường. Cụ thể:
- Trạm đã tiến hành tuyên truyền các kiến thức cơ bản về HIV/AIDS, các kiến thức về
phòng chống tệ nạn xã hội bằng nhiều hình thức: pa nô, khẩu hiệu, băng rôn, tờ rơi,
hội thi …
- Tổ chức tập huấn, cung cấp tài liệu và thông tin cập nhật cho cán bộ lãnh đạo chủ
chốt của phường. Truyền thông trực tiếp tại Trạm y tế và hệ thống cộng tác viên Dân
số - sức khoẻ cộng đồng .
- Tuyên truyền qua hệ thống tuyên truyền viên, nhân viên Sức khoẻ cộng đồng , chú
trọng các đối tuợng thanh thiếu niên ngoài trường học và những người ít có điều kiện
tiếp cận với thông tin, huy động rộng rãi cộng đồng tham gia các hoạt động phòng
chống HIV/AIDS
- Tổ chức tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và tháng hành
động quốc gia phòng chống HIV/ AIDS.
- Đối với những bệnh nhân HIV Trạm đã phân công cán bộ chuyên trách phòng chống

HIV/ AIDS tại địa phuơng làm công tác tư vấn, chăm sóc nguời nhiễm HIV/AIDS,
nắm danh sách nguời nhiễm HIV trên địa bàn, lập sổ sách theo dõi sức khoẻ người
nhiễm HIV/ AIDS ; báo cáo cấp trên về sự di chuyển của người nhiễm HIV trên địa
bàn .


17

- Thăm hỏi nguời nhiễm HIV, bệnh nhân AIDS kh ốm đau, Ban chỉ đạo phòng chống
HIV/ AIDS tổ chức sinh hoạt, học tập, trao dổi thông tin và tư vấn cho đối tuợng có
nguy cơ cao và đối tuợng nhiễm HIV.
- Trạm y tế cung cấp một số dụng cụ phòng ngừa lây nhiễm HIV như bao cao su, bơm
kim tiêm .
- Ban chỉ đạo phòng chống HIV/ AIDS thông báo rộng rãi dự phòng phơi nhiễm HIV
ngoài môi trường nghề nghiệp cho mọi đối tượnng tại địa phương.
Kết quả đạt được:
- Đã tổ chức được thường xuyên các buổi tọa đàm và tư vấn bằng nhiều hình thức
phong phú. Tăng cường công tác tư vấn, giám sát bệnh nhân tại địa phương, động viên
điều trị kịp thời các bệnh nhiễm trùng cơ hội cho bệnh nhân sớm hòa nhập công đồng.
- Triển khai được tháng hành động lây truyền HIV từ mẹ sang con.
- Hưởng ứng tốt ngày Thế giới phòng chống HIV/AIDS ngày 1/12/2015.
- Tư vấn xét nghiệm máu tình nguyện cho bà mẹ mang thai: 20 người, tư vấn 20 phụ
nữ mang thai xét nghiệm 12 mẫu máu kết quả dương tính.

5. Chương trình tiêm chủng mở rộng:

Kết quả đạt được:
-

Trạm y tế phường An Khê đã triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin Sởi- Rubela cho


-

trẻ từ 1-4 tuổi 3403/5584 đạt 55% kế hoạch.
Quản lý 100% só trẻ em sinh ra, thực hiện tiêm chủng đầy đủ cho 100% trẻ em
trong diện quản lý. Tăng cường công tác tuyên truyền cho các bà mẹ nắm được
các bệnh và lịch tiêm chủng theo chương trình.
Số lượt thực hiện được cụ thể như sau:
+ Số trẻ dưới 1 tuổi:
421
+ BGC:
355/327 đạt 108%
+ Sởi:
421/327
+ Tiêm chủng đầy đủ:
421/327
• UV2+:
327/327 đạt 100%
• Triển khai chiến dịch quốc gia tiêm phòng dịch
• Viêm não Nhật Bản cho trẻ từ 1-5 tuổi: 1079 trẻ


18

+ Sởi- Rubela:
Cho trẻ từ 1-5 tuổi : 1699 trẻ
Cho trẻ từ 6-10 tuổi tại trường tiểu học Bế Văn Đàn
6. Chương trình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi




Hằng năm nhân ngày Quốc tế người cao tuổi 5/10. Trạm y tế phường An Khê đã tổ
chức hoạt động khám sức khỏe cho các cụ cao tuổi trên toàn phường An Khê.
Kết quả đạt được:
- 100% các cụ trên 60 tuổi đã được lựa chọn thuộc địa bàn phường An Khê được khám
và chữa bệnh và được cấp phát thuốc miễn phí.
- Đã phối hợp được với TTYT Quận Thanh Khê, Hội người cao tuổi phường tổ chức 2
đợt truyền thông về tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi thu hút 800 lượt
người tham gia.
- Triển khai khám sức khỏe, lập hồ sơ quản lý và cấp phát thuốc cho 404 người cao
tuổi.

7. Chương trình phục hồi chức năng (PHCN):

Kết quả đạt được:
-

Trong năm 2015, Trạm y tế phường An Khê đã phối hợp với tổ chức và khoa
PHCN của TTYT Quận. Trạm y tế cùng với đội ngũ CTV thống kê và chọn lọc

-

bệnh nhân có nhu cầu PHCN gửi lên khoa PHCN Trung tâm y tế.
Tổ chức hướng dẫn chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, tư vấn cho các bệnh nhân
tăng huyết áp điều trị kết hợp bằng cây thuốc nam.
8. Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe:

Trạm Y tế phường An Khê đã chọn 3 chương trình ưu tiên can thiệp, thực hiện tuyên
truyền thường xuyên cho nhân dân tại địa phương. 3 chương trình đó là: Phòng chống
sốt xuất huyết, quản lý chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai và chương trình VSATTP.

Nội dung tuyên truyền:
• Phòng chống sốt xuất huyết :
a.

- Tại sao sốt xuất huyết lại nguy hiểm ?
- Làm sao biết người sốt xuất huyết ?
- Làm gì khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết ?


19

- Làm thế nào để phòng bệnh sốt xuất huyết ?


Quản lý thai nghén: Tư vấn về việc thai chậm phát triển trong tử cung, vệ sinh
trong thời kỳ mang thai. Cách phòng chống thiếu dinh dưỡng trong thời kỳ

mang thai.
• Phòng chống ngộ độc thực phẩm: Nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm, các
trệu chứng của ngộ độc thực phẩm và biện pháp phòng ngừa.
Hình thức và số lần truyền thông:

b.

- Trạm y tế đã tiến hành phát thanh tuyên truyền: Thời lượng: 30 phút/ lần, 1 lần/ tuần,
4 lần/ tháng.
- Tuyên truyền, tư vấn trực tiếp tại trạm: 15 người/ tháng, một năm đạt trên 180
người, tuyên truyền tại mỗi tổ dân phố: 04 lần/năm.
Ngoài ra Trạm Y tế phường An Khê đã đưa 3 vấn đề ưu tiên vào lịch phát thanh
Phường, lồng ghép tuyên truyền vào các cuộc họp tổ dân phố, họp các ban ngành đoàn

thể, họp các cộng tác viên tại trạm y tế.
Kết quả đạt được:
Đã tuyên truyền được cho hầu hết dân cư trên địa bàn Phường An Khê.
Nhận xét- bàn luận:
Trong 2 tuần thực tập tại Trạm y tế nhóm chúng em đã đi thực tế tại 4 hộ gia đình
thuộc Phường An Khê ( xã Tân Hòa) để tìm hiểu về mức độ tiếp cận các chương trình
Y tế mà Trạm đã triển khai. Kết quả hầu hết các hộ gia đình được khảo sát đều biết
đến 3 chương trình mà Trạm y tế ưu tiên can thiệp (phòng chống SXH, chăm sóc sức
khỏe thai nghén, VSATTP). Tuy nhiên, những thông tin mà các cá nhân hiểu và biết
được chưa nhiều, chưa cụ thể vì những lí do khác nhau như: họ không muốn quan tâm
nhiều, hay lúc đài phát thanh tuyên truyền họ không có mặt tại địa phương để theo
dõi…
Nhận xét chung: Trong thời gian 1 năm (năm 2015) nhìn chung Trạm y tế Phường
An Khê đã thực hiên tốt các hoạt động, công tác: công tác khám chữa bệnh, công tác
dự phòng… có sự phân công cụ thể các mảng công việc. Năm 2015, Trạm đã triển
khai và thực hiện được nhiều chương trình y tế, các chương trình đều đạt được các kết
quả khá tốt. Hằng tháng Trạm y tế đều có báo cáo tổng kết lại các hoạt động đã làm
được, rút kinh nghiệm và triển khai hoạt động cho tháng tiếp theo.


20

CHƯƠNG 3: TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG TẠI PHƯỜNG AN KHÊ

3.1. Thực hành quan sát và đánh giá quy trình tiêm chủng mở rộng trạm y tế
3.1.1. Quan sát quy trình tiêm chủng mở rộng trạm y tế:
Trạm y tế đã thực hiện quy trình đúng theo quy định tiêm chủng:
1. Chuẩn bị cho buổi tiêm chủng:

Trạm y tế được phân làm 5 khu vực để tổ chức cho đợt tiêm chủng:

-

Thứ nhất, tư vấn và lập sổ. Tại khu vực này, các bố mẹ mang trẻ đến hoặc bà mẹ
mang thai phải xuất trình sổ tiêm chủng. Nhân viên y tế sẽ dựa vào sổ tiêm chủng
để hẹn lịch tiêm và loại vắc xin tiêm phù hợp trong đợt tiêm chủng.


21
-

Thứ hai, khu vực khám sang lọc sức khỏe của trẻ và bà mẹ mang thai. Khu vực
này là nơi đo thân nhiệt, khám nhằm phát hiện những người bị sốt, tránh trường

-

hợp bị sốc phản vệ.
Thứ ba, khu vực vào sổ quản lý các trẻ được tiêm chủng.
Thứ tư, khu vực tiêm chủng được bố trí từ 4 nhân viên y tế trở lên, trong đó chức
năng của mỗi nhân viên bố trí như sau:
Trên 2 nhân viên y tế có chuyên môn về tiêm chủng sẽ tiêm vắc xin.Trong

trường hợp số lượng trẻ đến quá đông, trạm y tế sẽ phân bổ thêm nhân viên để kịp thời
tiêm vắc xin. Nhân viên y tế khi tiếp nhận người cần tiêm chủng sẽ kiểm tra lại phiếu
đăng kí tiêm chủng để đảm bảo tiêm đúng loại vắc xin
Một nhân viên sẽ phụ trách việc hổ trợ cho nhân viên y tế tiêm chủng: liên tục
lấy vắc xin trong thùng cách nhiệt để vào ngăn xốp. Lấy kim tiêm từ trong hộp ra đồng
thời cũng là người tiếp nhận phiếu đăng kí tiêm chủng từ khu vực tiếp nhận sổ tiêm
chủng. Nhân viên sẽ gọi to, rõ tên của phụ huynh của trẻ sau đó là gọi tên của trẻ cần
tiêm vắc xin.


Phía trên bàn tại khu vực tiêm chủng sẽ được bố trí:
-

2 hộp bông được gián nhãn rõ: Bông Khô, Bông Tẩm Cồn ( Bông được tẩm

-

cồn 70 độ)
1 chai cồn 70 độ để bổ sung kịp thời
1 hộp kim tiêm vắc xin
2 khay đựng dụng cụ thiết bị y tế
1 thùng cách nhiệt có chứa đá lạnh và vắc xin phía trong
1 hộp dụng cụ chống sốc phản vệ bao gồm: 1 giấy hướng dẫn chống sốc
phản vệ, các loại kim tiêm phù hợp với các loại thuốc chống sốc phản vệ,

-

các loại thuốc chống sốc phản vệ theo cấp độ ( adrenaline,…)
1 hộp đựng vỏ vắc xin
1-2 hộp đựng kim tiêm

Một nhân viên sẽ có chức năng thu lại phiếu đã tiêm chủng, phân loại lại ngày
tiêm chủng để kiểm tra. Đồng thời, thông báo và ghi nhận lại thông tin cụ thể ( số điện
thoại, tổ, tên phụ huynh, tên trẻ) về việc dời ngày tiêm chủng của tiêm vắc xin bại liệt.
Cuối cùng, khu vực chờ sau tiêm. Sau khi tiêm vắc xin xong từ khu vực tiêm
chủng xong, trẻ và bà mẹ mang thai sẽ được được chuyển qua khu vực chờ.Tại đây
phải chờ đủ 30 phút để chắc chắn phát hiện những tình trạng bị sốc phản vệ.


22

2. Quá trình tiêm chủng:
• Khám phân loại trước khi tiêm chủng

- Hoãn tiêm cho trẻ bị sốt, bị nhiễm trùng cấp tính
- Không tiêm cho trẻ có phản ứng mạnh với liều vắc xin cùng loại tiêm trước.
- Tuân thủ theo đúng quy định của nhà sản xuất.
• Kiểm tra nhãn, hạn sử dụng, chỉ thị nhiệt độ lọ vắc xin
• Đối với vắc xin pha hồi chỉnh:
- Dùng đúng loại dung môi của nhà sản xuất cho mỗi loại vắc xin.
- Sử dụng 1 bơm kim tiêm vô trùng cho mỗi lần pha
- Vắc xin đã pha hồi chỉnh chỉ sử dụng trong vòng 6 giờ.













Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi tiêm
Sử dụng một bơm kim tiêm vô trùng còn hạn sử dụng cho mỗi mũi tiêm.
Giữ trẻ đúng tư thế khi tiêm
Lắc đều lọ vắc xin trước khi sử dụng
Tiêm đúng vị trí, đúng kỹ thuật
Không lưu kim tiêm ở nặp lọ vắc xin

Không hút sẵn vắc xin vào bơm tiêm
Không đậy nắp kim tiêm sau khi sử dụng
Bỏ ngay bơm kim tiêm đã dung vào hộp an toàn
Theo dõi các cháu trong vòng 30 phút sau tiêm
Ghi sổ và phiếu tiêm chủng sau khi tiêm chủng
Tất cả các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng đến cơ sở y tế đều phải được
xử trí kịp thời theo đúng quy định và ghi vào sổ “ Theo dõi các trường hợp

phản ứng bất thường sau tiêm chủng”
3. Kết thúc buổi tiêm chủng:
• Các lọ vắc xin chưa mở cần bảo quản ở nhiệt độ +2 độ C đến +8 độ C đến
buổi tiêm chủng lần sau.
• Sau buổi tiêm các lọ vắc xin đã mở không được sử dụng lại cho lần tiêm


chủng sau nữa.
Lưu giữ lọ dung môi đã sử dụng trong vòng 2 tuần.

Nhận xét, bàn luận: Trạm y tế phường An Khê đã thực hiện nghiêm ngặt quy trình tiêm
chủng vắc xin cho trẻ và bà mẹ mang thai. Dựa trên chuyên môn, có sự phân công, bố
trí công việc của các cán bộ y tế cụ thể để đảm bảo việc tiêm chủng được tiếm hành
đúng thời gian, khoa học và đảm bảo tất cả các trường hợp đủ điều kiện được tiêm vắc
xin một cách kịp thời. Trong quá trình tiêm chủng, luôn có sự giám sát chặt chẽ của
Trạm trưởng để đảm bảo việc tiêm chủng được tiến hành theo đúng tiến độ và theo kế
hoạch đã đề ra.


23

3.2. Kiến thức – thái độ – thực hành về việc tiêm vắc xin Quinvaxem:

( Theo thống kê 40 phiếu điều tra các bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại Phường An Khê)
Kiến thức:


100% người được phỏng vấn đều biết về vắc xin Quinvaxem hay còn gọi là

vắc xin “5 trong 1”
• Nguồn thông tin biết đến vắc xin thông qua:






-

CBYT: 92.5 % (37/40)

-

Các ban ngành (Hội phụ nữ, UBND..) : 80% (32/40)

-

Phương tiện thông tin đại chúng ( TV, internet…) :65% (26/40)

-

Bạn bè,hang xóm: 35% (14/40)


Vắc xin Quinvaxem phòng những bệnh nào?
-

Bạch hầu:92,5%

-

Ho gà:95%

-

Uốn ván:92,5%

-

Sởi:5%

-

Bại liệt:2.5%

-

Viêm gan B:55%

-

Viêm màng não mũ:0 %

-


Lao:5%

-

Hip:5%

Cần phải tiêm cho trẻ bao nhiêu mũi vắc xin Quinvaxem: 3 mũi chiếm 100%
Thời gian tiêm vắc xin Quinvaxem là khi nào:


24








-

1 tháng: 0 %

-

2 tháng: 65%

-


3 tháng: 87,5%

-

4 tháng: 55%

-

5 tháng: 0 %

Có biết về những phản ứng sau khi tiêm vắc xin Quinvaxem: 100% có
Những phản ứng:
-

Sưng đỏ/ đau nơi tiêm: 65%

-

Sốt:100%

-

Quấy khóc:92,5%

-

Bỏ bú:45%

-


thở nhanh/ khó thở:7,5%

Khi đến tiêm chủng vaccine Quinvaxem tại trạm Y tế trẻ cần được:
-

Hỏi các thông tin về sức khỏe:80%

-

Khám và tư vấn trước khi tiêm vaccine:100%

-

Theo dõi sau tiêm tại trạm Y tế:100%

Khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế sau tiêm vaccine Quinvaxem:
-

Sốt cao: 95%

-

Quấy khóc kéo dài:70%

-

Bỏ bú:72,5%


25


-

Tím tái, khó thở: 100%

Thái độ:


Khi nghe thông tin về các phản ứng của Quinvaxem sau tiêm vẫn đưa con đi

tiêm phòng: 97,5% đồng ý, 2,5% rất đồng ý
• Tác dụng phòng bệnh của vắc xin Quinvaxem là hiệu quả:87,5% đồng ý,12,5


% rất đồng ý
Tiêm vắc xin Quinvaxem là cần thiết: 95% đồng ý, 5% rất đồng ý

Thực hành:


Chị đã cho con tiêm phòng loại vắc xin nào:
-

1 loại: 10%

-

2 loại: 17,5%

-


3 loại: 52,5%

-

4 loại: 15%

Nhận xét, bàn luận: Nhờ đảm bảo đúng quy trình tiêm chủng, thông qua đó qua phiếu
tìm hiểu về kiến thức thái độ và thực hành thực hiện việc tiêm chủng Vaccine
Quinvaxem đã cho thấy: Thông qua Trạm y tế (92,5%) đã đảm bảo được 100% bố mẹ
các trẻ biết về vắc xin Quinvaxem. Đã xác định đúng các loại bệnh được phòng trong
vắc xin với tỷ lệ cao: bạch hầu: 92,5%, ho gà:95%, uốn ván:92,5%, viêm gan B:55%.
Xác định đúng 100% số lượng mũi phải tiêm và khoảng thời gian tiêm: 2 tháng: 65%,
3 tháng: 87,5%, 4 tháng: 55%. 100% các bà mẹ biết về các phản ứng do tiêm như sốt
100%, quấy khóc 92,5%, sung tấy 65%, bỏ bú 45%. 100% các bà mẹ xác định rõ được
lợi ích của trẻ khi đến trạm y tế. Từ việc nắm bắt thông tin, bố mẹ các trẻ đã biết cách
phát hiện ra các dấu hiệu xấu sau khi tiêm vắc xin để đem đến trạm y tế xử lý kịp thời
như tím tái khó thở 100%, sốt cao 95%
Qua đó cũng đã cho thấy được thái độ tích cực của bố mẹ các trẻ đối với thông tin tiêm
chủng vaccine Quinvaxem với trên 90% đồng ý và gần 10% rất đồng ý.


×