Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Mẫu đề cương nghiên cứu lâm nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.63 KB, 7 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Khoa Lâm nghiệp

ĐỀ CƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại giá thể và auxin
đến kết quả giâm hom cây Tràm trà (Melaleuca alternifolia Cheel)
tại Thừa Thiên Huế.
TÊN ĐỀ TÀI:

Sinh viên thực hiện:
Lớp:
Giáo viên hướng dẫn: Ths. Huỳnh Thị Ngọc Diệp
Bộ môn:

Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường

Địa điểm thực tập: Vườn ươm khoa Lâm nghiệp ĐHNL Huế
Thời gian thực tập: 11/01/2013 -04/05/2013

NĂM 2013


Phần một
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây Tràm trà (Tea tree) có tên khoa học là Melaleuca alternifolia Cheel Myrtaceae, tên khác là Tràm lá hẹp, có nguồn gốc từ Australia nên còn được gọi là
Tràm Úc. Cách đây hàng ngàn năm, các thổ dân địa phương Úc nhận ra chức năng
kháng khuẩn của dầu tràm trà (tee tree oil) để xử lý những vết thương và nhiễm trùng
da. Sau đó, châu Âu chiếm Úc làm thuộc địa, phát hiện nhiều chức năng có giá trị từ


dầu cây tràm trà, cụ thể để chữa các vết thương bỏng, rắn cắn, để cầm máu, trị các
chứng ngoài da như ngứa ngáy, mề đay, gàu, lở loét, mụn trứng cá, rận rệp, đau nhức,
nứt nẻ, viêm lợi, sử dụng trong sản xuất kem đánh răng và nước súc miệng v.v. (Gao et
al., 2005; Bergstrom, 2009). Từ năm 1923 các nhà khoa học đã khám phá tinh dầu tràm
trà có tác dụng diệt khuẩn mạnh gấp 13 lần so với Carbolic acid (được xem là tiêu
chuẩn quốc tế đầu thập kỷ 20) (Nguyễn, 2008). Tinh dầu tràm trà có hai hợp chất có
chính là terpinene-4-ol có tác dụng như là một chất sát trùng và 1,8 cineole sử dụng để
kích ứng da (List et al., 1995; Rubel et al., 1998; Chandler & Osborne, 1998). Tinh dầu
tràm trà có màu vàng chanh nhẹ với mùi thơm terpenic myristic dễ chịu, là chất khử
trùng không gây độc hại, không gây hại sức khỏe. (Nguyễn, 2008).
Hiện nay nhu cầu sử dụng tinh dầu tràm trà trên thế giới rất lớn, ngoài cung cấp cho
thị trường nội địa còn có giá trị xuất khẩu. Các nước như Mỹ, Nga, Châu Âu… hàng
năm phải nhập với số lượng rất lớn, giá từ 25 – 42 USD/kg tinh dầu. Sau khi được nhập
nội vào nước ta (tháng 6/1986), cây tràm trà còn được gọi (theo nguồn gốc và sinh thái
cây) là tràm Úc, tràm lá kim, tràm dầu… được trồng rải rác tại các địa phương như Hà
Nội, Hà Tây, Quảng Bình, Phú Yên (Nguyễn, 2008).
Tràm Trà (Melaleuca alternifolia) mang lại giá trị rất lớn về mặt y học và nhiều
triển vọng kinh tế cho các địa phương gây trồng. Tuy nhiên việc nghiên cứu phát triển
cây tràm trà Melaleuca alternifolia bao gồm kỹ thuật nhân giống và gây trồng hiện nay
vẫn còn hạn chế, do đó việc phát triển loài cây này chưa phổ biến đến người dân. Với
mong muốn góp phần cho sự phát triển của các làng nghề dầu tràm ở các vùng nông
thôn nghèo Thừa Thiên Huế nói riêng và duyên hải miền Trung nói chung, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại giá thể và auxin


đến kết quả giâm hom cây Tràm trà Melaleuca alternifolia Cheel tại Thừa Thiên
Huế.

Phần hai
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU
2.1.

Mục tiêu

2.1.1. Mục tiêu chung
Góp phần hoàn thiện quy trình nhân giống cây Tràm trà phục vụ nhu cầu phát
triển gây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
 Đánh giá được ảnh hưởng của các giá thể giâm hom đến kết quả nhân
giống sinh dưỡng bằng hom cành loài Tràm trà.
 Đánh giá được ảnh hưởng của các loại auxin và nồng độ của chúng đến
kết quả nhân giống sinh dưỡng bằng hom cành loài Tràm trà.
 Đề xuất bổ sung một số chỉ tiêu kỹ thuật trong nhân giống sinh dưỡng
cây Tràm trà tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

2.2.

Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Cây Tràm Trà /Úc (Melaleuca alternifolia Cheel – Họ

Myrtaceae) nhập nội và thuần dưỡng tại Việt Nam.
Vật liệu nghiên cứu:
 Hom giống Tràm trà thu thập từ các nguồn giống được quản lý bởi Bộ
môn Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường.
 Các loại giá thể thí nghiệm:
o Đất đóng bầu (tầng B)
o Phân chuồng hoai
o Than trấu
 Các loại auxin:



o IAA (danh pháp đầy đủ)
o IBA (danh pháp đầy đủ)

2.3.

Phạm vi nghiên cứu
 Lĩnh vực nghiên cứu: chọn và nhân giống cây rừng (LSNG).
 Địa điểm/ địa bàn nghiên cứu: Đề tài được tiến hành tại vườn ươm khoa
Lâm nghiệp, ĐH Nông Lâm Huế.
 Thời gian nghiên cứu: …

2.4.

Nội dung thực hiện
a. Thời gian tiến hành thí nghiệm:
 8 tuần trong khoảng thời gian tiến hành đề tài tốt nghiệp 02/01/2013 đến
04/05/2013
 Trồng trong điều kiện có mái che, vòi tưới nước tự động.
b. Phương pháp thí nghiệm:
 Giá thể
 90 % đất đóng bầu + 10% phân chuồng hoai

(A)

 Than trấu (Trấu hun) (B)
 Đất hỗn hợp: ½ đất đóng bầu + ½ thantrấu (C)

 Auxin

 IAA với các nồng độ: 500, 1000, 1500, 2000, 3000 ppm.
 IBA với các nồng độ: 500, 1000, 1500, 2000, 3000 ppm.

Bảng 1: Các công thức thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của các loại giá thể A (90
% đất đóng bầu + 10% phân chuồng hoai), B (Than trấu (Trấu hun)) và C (Đất hỗn hợp:
½ đất đóng bầu + ½ than trấu) và các auxin IAA va IBA tương ứng các nồng độ 500,
1000, 1500, 2000, 3000 ppm đến nhân giống bằng hom cây Tràm trà.


Giá thể

A

B

C







500ppm








1000ppm







1500ppm







2000ppm







3000ppm








500ppm







1000ppm







1500ppm







2000ppm








3000ppm







Auxin
Đối chứng

IAA

IBA

 Nguồn hom: Xuân Lộc, Huyện Phú Lộc
 Thiết kế TN:


Các công thức thí nghiệm được bố trí trong chậu, 30

hom/chậu và sử dụng 3 lần lặp cho mỗi công thức thí nghiệm và đối
chứng.




Thiết kế kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn (completely randomized

design)
c. Các chỉ tiêu đo đếm
 Số lượng hom chết
 Số lượng hom ra mô sẹo
 Số lượng hom ra rễ
 Chiều dài của rễ dài nhất
 Chiều dài của tất cả các rễ thành phần trong 1 hom
 Số lượng rễ/hom


3. Phân tích số liệu
- Sử dụng phần mềm Excel để thu thập số liệu thô
- Sử dụng phần mềm SPSS để phân tích Phương sai 2 nhân tố có lặp lại (Twofactor ANOVA with replication), phân tích hậu phương sai với phép thử Turkey và
phân tích biểu đồ sai số chuẩn (Error bar)

4. Dự kiến kết quả đạt được
………..

Phần ba
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

STT

Thời gian

1


02-11/01/2013

2

12/01-11/03/2013

3

Cuối tháng 4/2013 Đo đếm các chỉ tiêu đánh giá

Số liệu điều tra

4

Cuối tháng 4/2013 Xử lý số liệu điều tra

Số liệu tinh

5

05/2013

Nội dung công việc

Kết quả dự kiến

Viết đề cương và kế hoạch

Đề cương nghiên cứu


thực hiện đề tài.

và kế hoạch thực hiện

Chuẩn bị và tiến hành giâm

Tổ chức và kết quả

hom cây tràm trà

tiến hành

Viết báo cáo đề tài

Ghi chú

Hoàn thành đề tài

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Nguyễn, V. M. (2008). Khả Năng Thích Nghi Của Cây Tràm Trà

(Melaleuca Alternifolia) ở Việt Nam . Tải từ Bản tin khoa học công nghệ
www.ioop.org.vn


2.


Bergstrom, K. G. (2009). Tea tree oil: panacea or placebo? Journal of

drugs in dermatology : JDD, 8(5), 494.
3.

Gao, Y. Y., Di-Pascuale, M. A., Li, W., Baradaran-Rafii, A., Elizondo, A.,

Kuo, C. L., Raju, V.K. and Tseng, S. C. (2005). In vitro and in vivo killing of ocular
Demodex by tea tree oil. [Evaluation Studies In Vitro Research Support, Non-U.S.
Gov't]. Br J Ophthalmol, 89(11), 1468-1473. doi: 10.1136/bjo.2005.072363
4.

List, S., Brown, P. H., & Walsh, K. B. (1995). Functional Anatomy of the

Oil Glands of Melaleuca alternifolia (Myrtaceae). Australian Journal of Botany, 43(6),
629. doi:10.1071/bt9950629
5.

Rubel, D. M., Freeman, S., &Southwell, I. A. (1998). Tea tree oil allergy:

what is the offending agent? Report of three cases of tea tree oil allergy and review of
the literature. The Australasian journal of dermatology, 39(4), 244-247.doi:
10.1111/j.1440-0960.1998.tb01482.x
6.

Chandler, F., & Osborne, F. (1998).Australian tea tree oil.CPJ. Canadian

Pharmaceutical Journal, 131(2), 42.

Huế, ngày 11 tháng 01 năm 2013.

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện



×