Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Môn ngôn ngữ truyền thông sử DỤNG NGÔN NGỮ đa PHƯƠNG TIỆN TRÊN báo điện tử LẠNG sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.79 MB, 27 trang )

SỬ DỤNG NGÔN NGỮ ĐA PHƯƠNG TIỆN TRÊN BÁO
ĐIỆN TỬ LẠNG SƠN

Phần 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁO MẠNG ĐIỆN
TỬ VÀ NGÔN NGỮ BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
1. Báo mạng điện tử
1.1. Khái niệm
Vào những năm cuối của thế kỷ 20, sự ra đời và phát triển của
Internet đã tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của một loại hình báo
chí mới – loại hình báo chí phát hành trên mạng Internet. Cho đến nay,
trên thế giới và ở Việt Nam tồn tại nhiều cách gọi khác nhau đối với
loại hình báo chí này: báo điện tử (Electronic Journal), báo trực tuyến
(Online Newspaper), báo mạng (Cyber Newspaper), báo chí Internet
(Internet Newspaper) và báo mạng điện tử.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền sử dụng thuật ngữ “báo mạng
điện tử” để gọi loại hình báo chí này. Theo đó, báo mạng điện tử là một
loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của một trang web,
phát hành trên mạng Internet, có ưu thế trong chuyển tải thông tin một
cách nhanh chóng, tức thời, đa phương tiện và tương tác cao.
1.2. Lịch sử ra đời
- Trên thế giới, tờ báo mạng điện tử đầu tiên được biết đến là tờ
Chicago Tribune ra đời tháng 5/1992.
- Ở Việt Nam, chỉ một tháng sau khi Việt Nam nối mạng
Internet, ngày 31/12/1997, tạp chí Quê Hương (Tạp chí của Ủy ban về
người Việt Nam ở nước ngoài trực thuộc Bộ Ngoại giao) trở thành tờ
báo mạng điện tử đầu tiên ở nước ta.

1


Báo mạng điện tử ở Việt Nam phát triển nhanh chóng. Theo


thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện nay cả nước có 46
báo mạng điện tử và tạp chí điện tử; 287 trang tin của các cơ quan báo
chí và gần 200 trang thông tin điện tử tổng hợp. Bên cạnh đó còn có
hơn 120.000 trang thông tin điện tử đăng ký tên miền “.vn” và hơn
80.000 trang thông tin điện tử tên miền quốc tế đăng ký hoạt động...
1.3. Đặc trưng của báo mạng điện tử
- Khả năng đa phương tiện
- Tính tức thời và phi định kỳ
- Tính tương tác
- Khả năng tìm kiếm và lưu trữ thông tin
1.2. Ngôn ngữ báo mạng điện tử
1.2.1. Khái niệm
* Khái niệm ngôn ngữ: Theo Từ điển Tiếng Việt, “Ngôn ngữ là
hệ thống những âm, những từ và những quy tắc kết hợp chúng mà
những người trong cùng một cộng đồng dùng để giao tiếp với nhau”.
* Khái niệm ngôn ngữ báo chí: Ngôn ngữ báo chí là toàn bộ các
tín hiệu và các quy tắc kết hợp chúng mà nhà báo sử dụng để chuyển
tải thông tin trong tác phẩm báo chí.
- Đặc tính cơ bản của ngôn ngữ báo chí:
+ Tính khuôn mẫu (chính xác và hàm súc): để biểu đạt nội dung
Chính xác: ngôn ngữ phải phản ánh đúng bản chất của sự vật
trong từng thời khắc, trong từng bối cảnh nhất định. Dù dùng ngôn ngữ
nào (văn bản, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, âm thanh...) thì tác phẩm
báo chí được tạo ra vẫn phải là một văn bản đơn nghĩa, dễ hiểu cho
mọi tầng lớp công chúng.

2


Hàm súc: Trong một tác phẩm báo chí, thông tin phải được dồn

nén tối đa trong một đơn vị ngôn ngữ hạn hẹp để đáp ứng nhu cầu
thông tin của công chúng. Vì vậy các nhà báo thường chọn lọc những
từ ngữ thật “đắt”, thật trúng để gói thông tin sao cho gọn nhẹ, vừa dễ
hiểu, vừa thực hiện được chức năng “giao tiếp lý trí” một cách cao
nhất.
+ Tính biểu cảm: Dùng ngôn ngữ để biểu đạt những trạng thái
tình cảm của con người (trạng thái tâm lý, quan điểm chính trị, quan
điểm thẩm mỹ....). Ngôn ngữ biểu cảm có thể là ngôn ngữ hình ảnh, âm
thanh, ngôn ngữ đời thường, khẩu ngữ, phương ngữ, các biện pháp tu
từ...
Như vậy có thể hiểu: Ngôn ngữ báo mạng điện tử là toàn bộ các
tín hiệu và các quy tắc kết hợp chúng mà nhà báo sử dụng để chuyển
tải thông tin trong tác phẩm báo chí trên báo mạng điện tử.
1.2.2. Đặc điểm ngôn ngữ báo mạng điện tử
Như đã đề cập ở trên, ngôn ngữ báo chí từ lâu đã được đưa thành
một văn phong riêng trong tiếng Việt với những đặc trưng riêng: tính
khuôn mẫu (chính xác và hàm súc) và tính biểu cảm.
Ngôn ngữ báo mạng điện tử đương nhiên phải mang trong mình
đầy đủ những tính chất của ngôn ngữa báo chí nói chung, song bên
cạnh đó, ngôn ngữ báo mạng điện tử cũng có một số nét đặc trưng
riêng biệt:
* Thứ nhất, ngôn ngữ báo mạng điện tử là ngôn ngữ đa phương
tiện.
Theo cuốn Báo mạng điện tử: Đặc trưng và phương pháp sáng
tạo (NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật) của tác giả Nguyễn Trí Nhiệm,
Nguyễn Thị Trường Giang, đa phương tiện trên báo mạng điện tử là sự

3



kết hợp nhiều loại phương tiện (ngôn ngữ văn tự và phi văn tự) để thực
hiện và tạo nên một sản phẩm báo chí. Một sản phẩm báo chí được coi
là sản phẩm đa phương tiện khi nó tích hợp nhiều trong số các phương
tiện truyền tải thông tin sau: văn bản (text), hình ảnh tĩnh (still image),
hình ảnh động (animation), đồ họa (graphic), âm thanh (audio), video
và các chương trình tương tác (interactive programs).
Như vậy, với báo mạng điện tử, chữ viết, hình ảnh (động và
tĩnh), âm thanh, tiếng động... đều có thể chuyển hóa thành ngôn ngữ
thông tin, đóng góp nhất định làm cho thông tin trở nên trọn vẹn với sự
phong phú, sinh động, đạt hiệu quả cao. Trên một tác phẩm báo mạng
điện tử, công chúng có thể tiếp nhận thông tin bằng cả ba cách: đọc,
nghe và xem. Điều này thể hiện sự vượt trội của báo mạng điện tử so
với các loại hình báo chí khác (báo in, phát thanh, truyền hình).
Ngôn ngữ đa phương tiện của báo mạng điện tử tạo ra hiệu quả
vượt bậc, khiến công chúng vừa thu nhận được lượng thông tin phong
phú, hấp dẫn vừa cảm thấy hài lòng khi được quyền chủ động tiếp nhận
theo cách của riêng mình.
* Thứ hai, ngôn ngữ báo mạng điện tử đặc biệt ngắn gọn dễ
hiểu.
Ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu là tính chất của ngôn ngữ báo chí nói
chung song đối với báo mạng điện tử thì đây là yêu cầu bức thiết bởi
điều đó phù hợp với tính nóng hổi, được cập nhật từng giờ, từng phút
của thông tin. Bên cạnh đó, công chúng báo mạng điện tử thường có xu
hướng đọc lướt, vì họ muốn nắm bắt nhanh, nhiều thông tin trong một
khoảng thời gian ngắn nhất.
* Thứ ba, ngôn ngữ báo mạng điện tử thể hiện tính thời sự cao
nhất trong các loại hình báo chí.

4



Thời gian trên báo mạng điện tử hồm cả giờ, phút và giây cập
nhật thông tin. Điều này nhằm khẳng định khoảng cách giữa thời điểm
xảy ra sự việc và thời điểm đưa thông tin là ngắn nhất. Do vậy, trên báo
mạng điện tử thường sử dụng các cụm từ như: “hôm nay”, “sáng nay”,
“chiều nay” ... để giúp công chúng cảm nhận rõ nét độ “nóng hổi” của
thông tin.
* Thứ tư, các thành tố trong ngôn ngữ báo mạng điện tử được
trình bày linh hoạt, phục vụ cho liên kết đa chiều.
Trên báo mạng điện tử, thông thường lúc đàu chỉ nhìn thấy hoặc
tít đứng một mình, hoặc tít đi kèm mào đầu, nếu muốn đọc toàn bộ tác
phẩm, công chúng phải kích vào đường dẫn đến thân bài nằm ở chỗ
khác. Cũng trên trang báo mạng điện tử, công chúng thường xuyên bắt
gặp những chứ như “trở về”, “xem tiếp”, “chi tiết” hay những ký hiệu
chỉ dẫn khác có thể đưa công chúng vào kho lưu trữ thông tin cho tờ
báo. Vì vậy, tít, mào đầu, thân bài được trình bày riêng rẽ, ở nhiều hình
thức nhằm gây ấn tượng với công chúng, ví dụ cỡ chữ, kiểu chữ, định
dạng chữ, màu chữ thay đổi linh hoạt.
* Thứ năm, ngôn ngữ báo mạng điện tử thể hiện tính hội nhập
cao.
Báo mạng điện tử không bị giới hạn bởi vị trí địa lý của các quốc
gia, công chúng trên toàn thế giới có thể cùng lúc tiếp nhận các thông
tin do báo mạng điện tử cung cấp. Vì vậy, ngôn ngữ báo mạng điện tử
có tính quốc tế cao, thể hiện rõ sự giao lưu, hội nhập của các quốc gia
trong xu hướng toàn cầu hóa.
Tính hội nhập của ngôn ngữ báo mạng điện tử thể hiện trước hết
ở các viết tên riêng nước ngoài. Tên nước ngoài chủ yếu được viết dưới
hình thức giữ nguyên dạng (với các ngôn ngữ sử dụng chữ cái Latinh)

5



hoặc chuyển tự (phiên qua chữ Latinh với các ngôn ngữ không sử dụng
bảng chữ cái Latinh).
Tính hội nhập của ngôn ngữ báo mạng điện tử còn thể hiện ở các
dùng từ danh xưng. Trên báo mạng điện tử không dùng các danh xưng
phản ánh đặc thù đời sống chính trị - xã hội của riêng một quốc gia
hoặc nhóm quốc gia có chế độ chính trị - xã hội giống nhau. Ví dụ:
thay vì gọi “đồng chí Nguyễn Văn A, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí
thư Tỉnh ủy tỉnh B” thì sử dụng “ông Nguyễn Văn A, Ủy viên Trung
ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh B” hoặc “Tiến sỹ Nguyễn Văn A, Ủy
viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh B”...

6


Phần 2. SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRÊN BÁO ĐIỆN
TỬ LẠNG SƠN
2.1. Khái quát về Báo điện tử Lạng Sơn
2.1.1. Sự ra đời và phát triển
Báo điện tử Lạng Sơn – baolangson.vn bắt đầu đi vào hoạt động
từ 1/6/2008 với hình thức trang tin điện tử, là một trong hai ấn phẩm
của Báo Lạng Sơn (gồm báo in và báo mạng điện tử), cơ quan chủ
quản là Tỉnh ủy Lạng Sơn. Từ khi đi vào hoạt động đến nay, báo đã
thay đổi giao diện 2 lần và chuyển từ tên gọi trang tin điện tử Báo Lạng
Sơn sang tên gọi Báo điện tử Lạng Sơn theo Giấy phép xuất bản số
26/GP-TTĐT do bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 15/02/2011.
Hiện nay, mỗi ngày Báo điện tử Lạng Sơn đăng tải từ 55 đến 60
tin bài (bao gồm cả tin, bài do phóng viên của Báo sản xuất và tin, bài
khai thác từ các nguồn báo điện tử khác); mỗi tuần đăng tải từ 1 – 2

video clip. Lượng truy cập trung bình 1 triệu lượt/năm.
2.1.2. Quy trình sản xuất tác phẩm báo chí trên Báo điện tử
Lạng Sơn
Cũng giống như nhiều phiên bản điện tử của các báo in khác,
trang tin điện tử Báo Lạng Sơn trước đây và Báo điện tử Lạng Sơn
hiện nay thực chất vẫn chỉ là “phiên bản online” của báo in. Hầu hết
các tác phẩm báo chí đăng tải trên Báo điện tử Lạng Sơn đều “lấy” từ
báo in sang, thời gian đăng tải có thể trước, hoặc sau khi đã đăng tải
trên báo in.
Phòng Điện tử trực thuộc Tòa soạn Báo Lạng Sơn được giao
nhiệm vụ sản xuất tin, bài cho báo điện tử. Tuy nhiên, thực chất phòng
này cũng hoạt động như các phòng phóng viên khác, điểm khác biệt

7


duy nhất là bên cạnh đội ngũ phóng viên của phòng, phòng có kỹ thuật
viên phụ trách việc “up” tin, bài, dựng video clip.
* Cơ cấu tổ chức
Hiện tại, tòa soạn Báo Lạng Sơn chưa có ai được đào tạo chuyên
ngành về báo mạng điện tử.
Báo Lạng Sơn hiện có 7 phòng chuyên môn gồm: Hành chính –
trị sự; Bạn đọc; Thư ký tòa soạn; Phóng viên Kinh tế; Phóng viên Văn
hóa – xã hội; Xây dựng Đảng – nội chính; Điện tử. Tổng số cán bộ,
viên chức, người lao động là 46; trong đó phóng viên (bao gồm cả các
trưởng, phó phòng phóng viên) là 23.
Trong đó, riêng Phòng Điện tử hiện có 6 người gồm: 1 phó
trưởng phòng, 2 phóng viên, 3 kỹ thuật viên. Trình độ: 5/6 người có
trình độ đại học (2 báo chí (tại chức), 3 công nghệ thông tin); 1/6 người
(phóng viên) trình độ cao đẳng (phát thanh - truyền hình).

* Quy trình sản xuất
Hằng tuần, các phóng viên căn cứ vào định hướng tuyên truyền
và quá trình tác nghiệp thực tế đăng ký đề tài với phòng, sau đó, phòng
tổng hợp và đăng ký với Phòng Thư ký tòa soạn để tổng hợp, trình Ban
Biên tập và ban hành lịch xuất bản. Các tin, bài thời sự thì không cần
đăng ký.
Đối với báo điện tử không có lịch xuất bản riêng mà thực hiện
theo báo in, nghĩa là ngoài tin, bài khai thác từ các báo điện tử khác và
đăng tải lại thì hầu hết tin, bài của phóng viên đăng tải trên Báo điện tử
Lạng Sơn đều lấy nguồn từ báo in (có thể đăng tải trước hoặc sau so
với báo in). Như vậy, tất cả các phóng viên trong tòa soạn đều làm cho
báo điện tử.

8


Quy trình sản xuất tin, bài trên Báo điện tử Lạng Sơn có thể hình
dung như sau:
+ Đối với các tin, bài thông thường:
1) Phóng viên viết tin, bài
2) Lãnh đạo các phòng phóng viên biên tập bước một, nếu cảm
thấy nội dung phù hợp thì sẽ đề xuất in 2 bản: 1 bản nộp cho
Phòng điện tử để đăng tải trên Báo điện tử Lạng Sơn; 1 bản
nộp cho Phòng Thư ký tòa soạn để đăng báo in.
3) Phòng Điện tử sau khi tiếp nhận tin, bài từ các phòng phóng
viên nếu thấy phù hợp đăng điện tử thì lãnh đạo phòng Điện
tử biên tập sơ qua và đề xuất với Ban Biên tập phê duyệt
đăng báo điện tử.
4) Ban Biên tập (Tổng Biên tập hoặc Phó Tổng Biên tập) phê
duyệt tin, bài đăng tải và chuyển về cho Phòng Điện tử để kỹ

thuật viên chỉnh sửa, “up” lên báo điện tử.
+ Đối với clip:
1) Phóng viên Phòng Điện tử thực hiện clip
2) Lãnh đạo Phòng Điện tử biên tập clip
3) Ban Biên tập phê duyệt và chuyển về cho Phòng Điện tử để
kỹ thuật viên chỉnh sửa, “up” lên báo điện tử.
2.2. Việc sử dụng ngôn ngữ trên Báo điện tử Lạng Sơn hiện
nay
Việc sử dụng ngôn ngữ trên Báo điện tử Lạng Sơn đã và đang cố
gắng hướng đến những chuẩn mực chung của ngôn ngữ báo chí nói
chung (tính khuôn mẫu và tính biểu cảm) và những đặc trưng riêng của
ngôn ngữ báo mạng điện tử như đã trình bày ở trên bao gồm: ngôn ngữ

9


đa phương tiện; ngôn ngữ ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu; thể hiện tình thời
sự cao nhất; các thành tố được trình bày linh hoạt, phục vụ cho liên kết
đa chiều và thể hiện tính hội nhập cao.
Tuy nhiên như đã đề cập ở phần trước, Báo điện tử Lạng Sơn
thực chất là phiên bản “online” của báo in nên thực tế, việc sử dụng
ngôn ngữ còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa thể hiện được “dáng dấp” của
một tờ báo mạng điện tử đúng nghĩa.
Để làm rõ hơn vấn đề này, học viên sẽ phân tích việc sử dụng
ngôn ngữ trên Báo điện tử Lạng Sơn dựa trên những đặc trưng của
ngôn ngữ báo mạng điện tử và đặt nó trong sự so sánh với một tờ báo
điện tử khác: Báo Hà Nội mới điện tử hanoimoi.com.vn - ấn phẩm của
Báo Hà Nội mới (cũng nằm trong hệ thống báo Đảng địa phương như
Báo Lạng Sơn).
* Về tính đa phương tiện

- Báo điện tử Lạng Sơn hiện sử dụng ngôn ngữ văn tự và phi văn
tự; tuy nhiên tính “đa phương tiện” của nó chưa cao. Hiện trên Báo
điện tử Lạng Sơn, thông tin chủ yếu được thể hiện bằng văn bản và
hình ảnh tĩnh; ít video clip; chưa tích hợp được phát thanh, đồ họa,
hình ảnh động (hoạt hình); chương trình tương tác còn nghèo nàn (chỉ
duy nhất có mục “gửi phản hồi” cuối mỗi tin, bài song từ khi đi vào
hoạt động đến nay chưa có phản hồi nào). Ngay cả video clip, mặc dù
có nhưng nó tồn tại dưới hình thức: “điểm tin thời sự nổi bật trong
tuần” hoặc một clip đơn lẻ (giống như tin truyền hình) về một sự kiện
nào đó (đa số là các cuộc hội nghị, họp hành của lãnh đạo tỉnh) chứ
chưa có video clip tích hợp vào tin, bài để làm tăng tính hấp dẫn,
phong phú cho tác phẩm báo chí.

10


Tính đa phương tiện chưa cao khiến cho công chúng Báo điện tử
Lạng Sơn chủ yếu vẫn chỉ tiếp nhận thông tin bằng cách đọc và khiến
cho tờ báo chưa tạo được sức hấp dẫn.
Trong khi đó, cũng là báo mạng điện tử của một tòa soạn báo
đảng địa phương; Báo Hà nội mới điện tử sử dụng ngôn ngữ đa
phương tiện khá hiệu quả. Trên báo Hà nội mới điện tử hiện nay, thông
tin được thể hiện bằng cả văn bản, hình ảnh tĩnh, video clip, phát
thanh, đồ họa... Bên cạnh những tin, bài thông thường, Báo Hà Nội
mới điện tử có “bản tin phát thanh”, “truyền hình Internet”. Ngoài ra,
nhiều trường hợp trong tin, bài có tích hợp cả văn bản, clip, hình ảnh
tĩnh, đồ họa... giúp cho công chúng vừa có thể đọc, nghe và xem.

11



Giao diện Báo Điện tử Lạng Sơn

12


Giao diện Báo Hà Nội mới điện tử

13


Video Clip trên Báo Điện tử Lạng Sơn khá đơn điệu

14


Danh mục tin phát thanh trên Báo Hà Nội mới điện tử

Danh mục video và Góc ảnh trên Báo Hà Nội mới điện tử

15


Tin về siêu bão Koppu trên Báo Điện tử Lạng Sơn thể hiện dưới
dạng văn bản và hình ảnh

16


17



Tin về siêu bão Koppu tích hợp đa phương tiện trên Báo Hà Nội
mới điện tử

18


* Về tính đặc biệt ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu
Cho đến nay, Báo Lạng Sơn chưa có phóng viên chuyên làm cho
báo điện tử mà tất cả các phóng viên của tòa soạn đều tác nghiệp, viết
tin, bài theo kiểu viết cho báo in, sau đó tòa soạn sẽ chọn lựa để đăng
tải trên Báo điện tử.
Chính vì vậy, nhiều tin, bài trên Báo điện tử Lạng Sơn ngôn ngữ
còn dài dòng, nhiều câu, từ thừa, không cần thiết. Có thể dẫn ra một số
tin, bài như: Giải phóng mặt bằng Công viên bờ sông Kỳ Cùng: Đảm
bảo lợi ích, tạo sự đồng thuận (9/10/2015); Bảo vệ hành lang an toàn
giao thông đường bộ: Cần biện pháp mạnh để ngừa tai
nạn (12/10/2015)... dài dòng từ tít, sa pô đến nội dung bài.
* Về tính thời sự
Việc sử dụng ngôn ngữ trên Báo điện tử Lạng Sơn hiện nay chưa
thể hiện được tính thời sự cao nhất của báo mạng điện tử so với các
loại hình báo chí khác. Điều này thể hiện ở chỗ các tin, bài trên báo
đều sử dụng ngày/tháng/năm cụ thể thay vì sử dụng các cụm từ như
“hôm nay”, “sáng nay”... Chẳng hạn Báo điện tử Lạng Sơn thường
dùng: “Ngày 17/10/2015”, “Sáng 17/10/2015” mà không dùng “hôm
nay”, “sáng nay” để tăng tính “nóng hổi” của thông tin.
Trong khi đó, Báo Hà Nội mới điện tử lại thường xuyên sử dụng
“hôm nay”, “sáng nay”, “chiều nay” ... đối với tin, bài do phóng viên
của tòa soạn sản xuất và cả tin, bài sưu tầm, dịch từ các nguồn khác.


19


Sự kiện được đưa tin trong ngày song Báo điện tử Lạng Sơn
sử dụng “Sáng 17/10... thay vì “sáng nay”

20


Báo Hà Nội mới điện tử sử dụng “chiều nay (18-10)”
khi đưa tin sự kiện diễn ra trong ngày

21


* Các thành tố trong ngôn ngữ báo mạng điện tử được trình bày
linh hoạt, phục vụ liên kết đa chiều
Tin, bài trên Báo điện tử Lạng Sơn được trình bày khá linh hoạt,
ở trang chủ hoặc ở từng mục (văn hóa xã hội, kinh tế...), ban đầu, bạn
đọc chỉ thấy tít, một phần của sa pô, nếu muốn đọc toàn bộ thì kích vào
đường dẫn. Kích cỡ, màu sắc chữ của tít, sa pô và phần nội dung cũng
được trình bày riêng để gây ấn tượng. Cuối mỗi bài có những dòng chữ
“Quay lại”; “Lên trên” để bạn đọc về trang trước hoặc trở lại đầu bài.
Tuy nhiên, một hạn chế trong việc trình bày của Báo Điện tử
Lạng Sơn hiện nay là chưa tạo được các đường link “kết nối” các tin
bài cùng chủ đề hoặc theo dòng sự kiện để độc giả dễ theo dõi, nắm bắt
toàn bộ diễn biến của sự kiện mà mới chỉ dừng ở việc trình bày tin, bài
đơn lẻ, riêng rẽ. Sự đơn điệu này phần nào cũng khiến cho Báo điện tử
Lạng Sơn chưa tạo được sức hấp dẫn. Trong khi đó, Báo Hà Nội mới

điện tử làm việc này khá tốt.

Báo Hà Nội mới điện tử, bên dưới mỗi bài đều có đường link tới
tin, bài liên quan

22


* Về tính hội nhập
Ngôn ngữ được sử dụng trên Báo điện tử Lạng Sơn chưa thể
hiện tính hội nhập cao. Cụ thể, chưa có sự thống nhất trong sử dụng
tiếng nước ngoài, có trường hợp thì giữ nguyên dạng, có trường hợp lại
phiên âm (theo kiểu Báo Nhân dân). Chẳng hạn, có lúc sử dụng là
Internet, có lúc lại viết là “in - tơ - nét”; có trường hợp sử dụng nguyên
dạng tên địa danh “Malaysia” , “Indonesia”, có lúc lại dùng “Ma – lai xi - a”, “In - đô - nê - xi - a”.

23


Trong cách dùng từ danh xưng, Báo Điện tử Lạng Sơn vẫn sử
dụng các từ danh xưng thể hiện đặc thù đời sống chính trị - xã hội của
quốc gia. Dễ dàng bắt gặp trên trang báo này những cách gọi như
“Đồng chí Phùng Thanh Kiểm, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh”,
“Đồng chí Vũ Huy Hoàng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng bộ
Công thương”. Thậm chí có tin, bài sử dụng “Đồng chí Trần Quốc
Tuấn, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo” thay vì viết là “Ông Trần
Quốc Tuấn...”; hoặc “đồng chí Phùng Văn Thời, Hiệu trưởng Trường
THPT Lương Văn Tri” thay vì viết là “Thầy giáo Phùng Văn Thời,
Hiệu trưởng....”.


Báo Điện tử Lạng Sơn thường sử dụng danh xưng mang đặc thù đời
sống chính trị xã hội

24


Trong khi đó, Báo Hà Nội mới điện tử, cơ bản thể hiện được tính
hội nhập qua cách viết tên riêng nước ngoài (thường dùng nguyên dạng
nếu là chữ cái La tinh) hoặc chuyển tự (phiên qua chữ La tinh nếu là
ngôn ngữ không sử dụng bảng chữ cái La tinh). Báo Hà Nội mới điện
tử ít khi sử dụng từ danh xưng mang đặc thù đời sống chính trị xã hội.
Chẳng hạn, báo này thường viết: “Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy
Hoàng” chứ không dùng là “Đồng chí Vũ Huy Hoàng, Ủy viên Trung
ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương”; “Chủ tịch UBND thành phố
Nguyễn Thế Thảo” chứ không viết “Đồng chí Nguyễn Thế Thảo, Chủ
tịch UBND thành phố Hà Nội”....

25


×