Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tiểu luận môn ngôn ngữ truyền thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.11 KB, 11 trang )

I- Mở đầu
1. Tính cấp thiết của Đề án
1.1. Về mặt lý luận
Do điều kiện kinh tế khó khăn, cách trở về địa lý, ngôn ngữ, văn hóa,
trình độ, nên đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và vùng đặc biệt khó khăn
là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi trong tiếp nhận thông tin của Đảng, Chính
phủ, ảnh hưởng tới việc nâng cao nhận thức, chất lượng đời sống vật chất,
tinh thần, cũng như bảo vệ an ninh quốc phòng, trật tự xã hội tại các vùng
xung yếu, khó khăn của đất nước.
Xác định tầm quan trọng của việc cung cấp thông tin chính thống của
Trung ương Đảng cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và vùng đặc biệt
khó khăn, Kết luận số 29-KL/TW, của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp
tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/CW của Bộ Chính trị khóa VIII về việc mua
và đọc báo, tạp chí của Đảng chỉ rõ: “Tăng lượng phát hành báo, tạp chí của
Đảng tới cán bộ, đảng viên, nhân dân, nhất là khu vực miền núi, vùng sâu,
vùng xa”[1]. Đồng thời “đề nghị Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo việc
đưa Báo Nhân dân, Tạp chí Cộng sản vào danh mục báo chí được hưởng
chính sách hỗ trợ thông tin báo chí phục vụ miền núi, vùng dân tộc thiểu số,
vùng đặc biệt khó khăn; bổ sung Tạp chí Cộng sản vào danh mục báo chí
được hưởng quy chế của đơn vị thực hiện nhiệm vụ công ích theo Nghị định
số 31/2005/NĐ-CP, ngày 11-3-2005, của Chính phủ” [2].
Thực hiện nhiệm vụ chính trị của Ban Bí thư Trung ương Đảng; căn
cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Tạp chí Cộng sản – cơ quan lý luận và chính
trị của Trung ương Đảng, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản quyết định xuất bản
ấn phẩm Chuyên đề: “Đoàn kết và Phát triển” chuyên phục vụ vùng đồng
bào dân tộc thiểu số, miền núi và vùng đặc biệt khó khăn, với cách thức
thông tin, tuyên truyền phù hợp, trong đó tập trung vào nhóm đối tượng độc
giả chính: Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số ở tất cả các làng,
bản, buôn, phum, sóc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng đặc
biệt khó khăn.



1.2. Về mặt thực tiễn
Các sản phẩm báo, tạp chí dành cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi,
vùng đặc biệt khó khăn, theo phương thức cấp phát miễn phí khá đa dạng.
Tuy nhiên, thực tiễn việc cấp phát cũng bộc lộ một số bất cập:
Thứ nhất, xuất hiện hiện tượng vừa thừa, vừa thiếu, bởi các ấn phẩm
dành cho vùng đồng bào dân tộc, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn theo
Quyết định 2472/QĐ-TTg, đều tập trung cấp phát cho Uỷ ban nhân dân xã và
các thôn, bản, trong khi đó một số đối tượng độc giả khác có vai trò quan
trọng, lại được cấp phát chưa đủ, nhất là người có uy tín trong đồng bào dân
tộc thiểu số, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.
Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số là những điển hình
tiêu biểu nhất tại cộng đồng cư trú, được nhân dân tín nhiệm bầu chọn trực
tiếp, tin tưởng, nghe và làm theo, có tính nêu gương mạnh mẽ đối với đồng
bào dân tộc thiểu số. Cùng với các già làng, trưởng bản, người có uy tín có
vai trò rất lớn trong cộng đồng dân tộc thiểu số, tuy nhiên, do mới được vinh
danh và công nhận chính thức trong thời gian gần đây, nên hiện nay, các
kênh thông tin cung cấp cho đối tượng này vẫn còn hạn chế (theo Quyết định
số 18/2011/QĐ-TTg, của Thủ tướng Chính phủ, ngày 18-03-2011, mới chỉ
được cấp không thu tiền Báo Dân tộc và Phát triển, báo tỉnh nơi người có uy
tín cư trú).
Thứ hai, đối tượng độc giả vùng đồng bào dân tộc, miền núi, vùng đặc
biệt khó khăn cần những ấn phẩm mang tính chuyên đề cung cấp thông tin
chuyên sâu như những cẩm nang thông tin gối đầu bổ ích dễ hiểu, dễ áp dụng
và làm theo, nhưng hiện nay các ấn phẩm mang tính chuyên đề này vẫn còn
thiếu. Việc xuất bản các ấn phẩm chuyên đề là một yêu cầu, định hướng quan
trọng trong chỉ đạo hiện nay của Chính phủ đối với công tác cấp báo, tạp chí
cho vùng dân tộc thiểu số, miền núi và vùng đặc biệt khó khăn [4].
Thứ ba, ngoài ấn phẩm của các bộ, ban, ngành, rất cần có ấn phẩm
báo chí của Trung ương Đảng để cung cấp thông tin một cách chính thống,

chuyên biệt, trực tiếp và kịp thời các quan điểm, chủ trương, nghị quyết của


Đảng tới độc giả ở vùng đồng bào dân tộc, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn,
theo cách thức thông tin, tuyên truyền phù hợp với thị hiếu, nhu cầu và trình
độ của các đối tượng độc giả này.
Việc xuất bản chuyên đề “Đoàn kết và Phát triển” của Tạp chí Cộng
sản không chỉ góp phần khắc phục những tồn tại trên, mà còn là biện pháp
hết sức cần thiết để cụ thể hóa việc thực hiện nhiệm vụ chính trị là mở rộng
lượng phát hành tạp chí của Đảng tới khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa
theo chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, cũng như triển khai định
hướng của Chính phủ trong thực hiện chính sách về cấp báo, tạp chí dành
cho vùng đồng bào dân tộc, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ
Mục tiêu của đề án là xuất bản Chuyên đề “Đoàn kết và Phát triển”
nhằm cung cấp thông tin, định hướng tư tưởng, giáo dục, phổ biến và hướng
dẫn thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật
của Nhà nước về phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh – quốc phòng
cho đồng bào các dân tộc thiểu số, một cách phù hợp với thị hiếu, nhu cầu và
trình độ của các đối tượng độc giả.
Để thực hiện mục tiêu trên, trong phạm vi của đề án cần thực hiện một
số nhiệm vụ chủ yếu:
1. Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xuất bản Chuyên đề
“Đoàn kết và Phát triển”
2. Đánh giá thực trạng công tác cấp báo, tạp chí cho vùng đồng bào
dân tộc thiểu số, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn hiện nay; đặc điểm nhu
cầu thông tin của đối tượng độc giả là người có uy tín trong đồng bào dân tộc
ở vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; đánh giá
điều kiện thực hiện xuất bản Chuyên đề “Đoàn kết và Phát triển” của Tạp
chí Cộng sản.

3. Đề xuất giải pháp, kiến nghị cho việc xuất bản Chuyên đề “Đoàn
kết và Phát triển”.
3. Đối tượng, phạm vi


Đối tượng phản ánh, tiếp nhận của Chuyên đề “Đoàn kết và Phát
triển” là người có uy tín trong đồng bào dân tộc ở vùng đồng bào dân tộc,
miền núi, vùng sâu, vùng xa và vùng đặc biệt khó khăn.
Phạm vi phản ánh của Chuyên đề “Đoàn kết và Phát triển” là những
vấn đề lý luận, các chủ chương, chính sách của Trung ương Đảng, Chính phủ
liên quan tới công tác dân tộc; thực tiễn sinh động trong xây dựng hệ thống
chính trị cơ sở, phát triển kinh – xã hội, xây dựng đời sống văn hóa, bảo vệ
an ninh – quốc phòng của vùng đồng bào dân tộc, miền núi và vùng đặc biệt
khó khăn trên toàn quốc.
Phạm vi phát hành của Chuyên đề “Đoàn kết và Phát triển” tới tất cả
người có uy tín tại các làng, bản, buôn, phum, sóc (theo danh sách bầu chọn
hằng năm của các địa phương gắn với Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg, ngày
18-3-2011, của Thủ tướng Chính phủ, về chính sách đối với người có uy tín
trong đồng bào dân tộc thiểu số). Số lượng phát hành cụ thể nêu ở phần sau.
4. Phương pháp thực hiện
Phương pháp chung: Dựa trên quan điểm, chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc, miền núi, vùng đặc biệt khó
khăn, nhất là những chủ trương, chính sách về cung cấp thông tin, các sản
phẩm báo chí cho các đối tượng này.
Phương pháp cụ thể: Phân tích – tổng hợp; điều tra xã hội học về nhu
cầu, tâm lý, thói quen tiếp nhận báo, tạp chí của người có uy tín trong đồng
bào dân tộc; nghiên cứu tài liệu; tổ chức và trị sự tòa soạn phục vụ việc xuất
bản ấn phẩm báo chí mới…

II- Nội dung

1. Các căn cứ về chủ trương, quan điểm và căn cứ thực tiễn
- Quyết định số 109-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm
vụ, tổ chức bộ máy của Tạp chí Cộng sản
- Kết luận số 29-KL/TW, của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị
số 11-CT/CW của Bộ Chính trị khóa VIII về việc mua và đọc báo, tạp chí
của Đảng.


- Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg, ngày 18-3-2011, của Thủ tướng
Chính phủ, về chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc
thiểu số
- Quyết định số 2472/QĐ-TTg, ngày 28-12-2011, của Thủ tướng
Chính phủ về việc cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số
và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012 – 2015.
- Nhu cầu thực tiễn của độc giả: Hiện nay chưa có ấn phẩm báo chí
nào chuyên biệt phục vụ cho đối tượng độc giả là người có uy tín trong đồng
bào dân tộc ở vùng đồng bào dân tộc, miền núi và vùng đặc biệt khó khăn.
- Tiềm lực, uy tín của Tạp chí Cộng sản: Tạp chí Cộng sản là cơ quan
lý luận – chính trị của Trung ương Đảng, là tạp chí lý luận duy nhất của
Trung ương Đảng, cũng là tạp chí có bề dày truyền thống lâu nhất trong hệ
thống báo chí cách mạng Việt Nam (85 năm), có vị thế, uy tín, sức ảnh
hưởng sâu rộng trong hệ thống chính trị.
Tạp chí có các ấn phẩm báo chí chất lượng, có độc giả truyền thống là
tất cả các tổ chức cơ sở Đảng trên toàn quốc, nên sẽ dàng hơn khi xuất bản
ấn phẩm mới của mình tới các tổ chức cơ sở đảng trên. Đội ngũ phóng viên,
biên tập viên của Tạp chí có đầy đủ năng lực và kinh nghiệm bảo đảm xuất
bản Chuyên đề “Đoàn kết và Phát triển”, nhất là khi ấn phẩm do Ban
Chuyên đề cơ sở thực hiện - ban chuyên môn đặc trách của Tạp chí Cộng sản
có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức các ấn phẩm phục vụ đối tượng độc giả ở
cơ sở.

Công ty TNHH 1 thành viên In Tạp chí Cộng sản thuộc sở hữu của Bộ
Biên tập Tạp chí Cộng sản là một trong những công ty in hàng đầu của khu
vực miền Bắc, có đầy đủ khả năng đảm nhận việc in ấn phẩm Chuyên đề
“Đoàn kết và Phát triển” một cách chủ động và với chất lượng cao.
2. Nội dung và hình thức ấn phẩm
2.1. Nội dung
Chuyên đề “Đoàn kết và Phát triển” của Tạp chí Cộng sản sẽ tập
trung chuyển tải các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật


của Nhà nước ta, qua sự phân tích các văn bản pháp quy, hệ thống chủ đề
tuyên truyền đa dạng và sinh động về công tác dân tộc, tôn giáo; về các
chương trình mục tiêu quốc gia; về định canh, định cư; về chương trình phát
triển kinh tế, văn hóa và xã hội, xóa đói, giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số
và miền núi; về công tác giáo dục - đào tạo và chăm sóc sức khỏe ban đầu tại
tuyến y tế cơ sở, đặc biệt là ở những vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và miền núi; về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và các giải pháp
thực tế đối với quá trình tìm kiếm đổi mới bộ giống, phương thức canh tác có
hiệu quả, để ổn định đời sống cho bà con dân tộc thiểu số, nhất là vùng Tây
Bắc, Đông Bắc, phía Tây các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Tây
Nguyên; về công tác cai nghiện ma túy tập trung và cai nghiện tại cộng đồng;
về chủ trương sắp xếp lại dân cư ở những nơi cần thiết về kinh tế, xung yếu
về an ninh - quốc phòng; về các chính sách cụ thể trong việc xây dựng kết
cấu hạ tầng thiết yếu, phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục, bảo
tồn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số và
miền núi; về việc bảo vệ an ninh biên giới, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên
từng thôn, ấp, bản, làng; những kinh nghiệm hay, những gương điển hình về
công tác xóa đói giảm nghèo, trên phạm vi toàn quốc; về con đường vươn lên
làm giàu gắn với phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của bà con các
dân tộc, các tôn giáo trong cộng đồng đại gia đình các dân tộc Việt Nam…

Phương châm của Tạp chí Cộng sản là, bằng ấn phẩm này, phổ biến,
tuyên truyền và giáo dục chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách,
pháp luật Nhà nước, những tri thức về các vấn đề trên theo hướng “đa dạng,
sinh động”; “cụ thể, thiết thực” với những bài viết giàu thông tin thiết thực
song cô đọng, súc tích, gắn với hình ảnh trực quan sinh động, các bài viết
dành cho đồng bào cần phải có sự am hiểu về phong tục, ngôn ngữ của họ.
Bên cạnh đó, nên đẩy mạnh hơn nữa công tác sưu tầm, biên soạn vốn văn
hóa, văn nghệ dân gian của các dân tộc thiểu số và song ngữ. để những
người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, đội ngũ cán bộ chủ chốt của
cơ sở dễ tuyên truyền, dễ tổ chức thực hiện và tự mình có thể dễ sơ kết kinh


nghiệm; đồng bào dễ đọc, dễ hiểu, dễ vận dụng chúng vào thực tế ở cơ sở và
đời sống hằng ngày.
Các chuyên mục chủ yếu (dự kiến) của Chuyên đề:
+ Bác Hồ với các dân tộc Việt Nam và các dân tộc với Bác Hồ
+ Từ bản, làng…tới phum, sóc…
+ Con đường thoát nghèo và làm giàu
+ Tâm tư, nguyện vọng đồng bào dân tộc
+ Vì bản, làng, phum, sóc bình yên
+ Bản sắc văn hóa các dân tộc
+ Đại gia đình các dân tộc Việt Nam
+ Gương mặt bản làng
+ Chủ trương, chính sách mới phục vụ đồng bào dân tộc
+ Chuyện làng – chuyện bản
+ Truyền thống và hôm nay
+ Các dân tộc trên thế giới
2.2. Hình thức tạp chí: Đẹp, hấp dẫn, trình bày sinh động (không gian
trang thông thoáng, tăng lượng ảnh chất lượng…), dễ theo dõi, dễ tiếp thu và
phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ, trình độ nhận thức của người có uy tín trong

đồng bào dân tộc, cán bộ cơ sở, đồng bào các dân tộc.
- Khuôn khổ: 20cm x 28 cm
- Loại giấy: Ruột in giấy Bãi Bằng chất lượng cao, độ trắng cao; bìa in
trên giấy Couché chất lượng cao, có phủ lắc. Toàn bộ in 4 màu đẹp, đóng ghim.
- Số trang:
+ Số bình thường: 36 trang (32 trang ruột + 4 trang bìa): 22 số.
+ Số Tết và số đặc biệt (tuyên truyền chuyên sâu về ngày lễ, hội lớn,
sự kiện đặc biệt liên quan tới đồng bào dân tộc): 52 trang (48 trang ruột + 4
trang bìa): 2 số.

III- Phương án và giải pháp thực hiện
1. Dự kiến cấp phát


- Cấp phát chính (không thu tiền) cho nhóm đối tượng là những người
có uy tín trong đồng bào các dân tộc, mỗi người 1 cuốn: 31.400 người =
31.400 cuốn/1 kỳ.
- Cấp cho 9.492 các trưởng thôn, bản của các huyện nghèo, mỗi người
1 cuốn/kỳ = 9.492 cuốn/ 1 kỳ.
- Trưởng Ban Dân tộc cấp tỉnh, thuộc 51 tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương có hệ thống cơ quan quản lý về công tác dân tộc; Trưởng Phòng
Dân tộc hoặc đầu mối làm công tác dân tộc của 354 huyện có xã vùng đặc
biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi (theo số huyện chương trình
135 giai đoạn II): (51 x 01 cuốn) + (354 x 01 cuốn) = 405 cuốn/ kỳ.
- 1.022 đồn và đội công tác biên phòng, mỗi đơn vị 2 tờ/kỳ (01 cho
Trưởng đồn, 01 cho chính trị viên): 1.022 x 2 cuốn = 2.044 cuốn/ kỳ.
- 2.390 xã của 28 tỉnh, thành phố ven biển trong cả nước, mỗi xã 2
cuốn (1 cho bí thư xã, 1 cho chủ tịch xã): 2.390 x 2 = 4.780cuốn/kỳ.
- Biếu và lưu chiểu: 150 cuốn.
Tổng số:


- 1 kỳ:

48.271 cuốn

- 2 kỳ (1 tháng): 96.542 cuốn
- 24 kỳ (1 năm): 1.158.504 cuốn. Trong đó, 22 kỳ số
thường (32 trang ruột, 4 trang bìa) và 2 kỳ số đặc biệt (48 trang
thường, 4 trang bìa).
2. Nguồn nhân lực và cơ sở vật chất
Nhân lực: Toàn bộ Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, nhưng trực tiếp là
11 người, bao gồm cán bộ quản lý, phóng viên, biên tập: 7 người kiêm chức
(kể cả hợp đồng ngắn hạn) và 4 cộng tác viên. Cơ sở vật chất: 01 phòng làm
việc khoảng trên dưới 30m2; 07 bộ máy tính hoàn chỉnh được kế nối mạng
internet ADSL; 02 bộ máy in; 01 bộ máy tính xách tay (dành cho cán bộ
quản lý chương trình); 01 két sắt đựng tiền, 07 bộ bàn ghế văn phòng; 04
tủ sắt văn phòng, loại 4 ngăn; 02 bộ máy ảnh kỹ thuật số (gồm 02 thân


máy + 02 ống kính + 02 đèn + 02 bộ giá chân máy + tủ bảo quản phim và
máy); 02 máy ghi âm kỹ thuật số và văn phòng phẩm thiết yếu khác.
3. Tài chính
Stt
1
2

Hạng mục
Chi phí giấy, công in,
đóng xén 22 số thường
Chi phí giấy, công in,

đóng xén 2 số đặc biệt

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

1.061.962

4.050

4.300.946.100

96.542

5.850

564.770.700
88.208.494,56

3

Chế bản

1.158.504

76,14

4


Phí phát hành

1.158.504

(22% tổng
chi phí)

5

Nhuận bút

1.158.504

819,79

949.729.994,16

6

Công tác phí

1.158.504

221,114

256.161.453,456

7


Lương, thu nhập

1.158.504

394,007

456.458.685,528

8

Cộng tác viên

1.158.504

194,922

225.817.916,688

9

Chi phí quản lý

1.158.504

241,622
279.920.053,488
9.130.786.408

Tổng cộng


(Chín tỉ, một trăm ba mươi triệu, bảy trăm
tám mươi sáu nghìn, bốn trăm lẻ tám đồng)

2.008.773.010

(Nguồn vốn: Theo Quyết định số 2472/QĐ-TTg, ngày 28-12-2011, của
Thủ tướng Chính phủ về việc cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc
thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012 – 2015).
4. Tiến độ
- Định kỳ ấn hành: 24 kỳ/năm, một tháng ra 02 kỳ vào các ngày mùng
10 và 25 hằng tháng.
- Dự kiến ra mắt số đầu tiên vào ngày 19-04-2013 (Ngày Bác Hồ gửi
thư tới Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam; Ngày Văn hóa các dân tộc
Việt Nam).


IV- Kết luận
Việc xuất bản Chuyên đề “Đoàn kết và Phát triển” không chỉ là đòi
hỏi cấp thiết từ thực tiễn, góp phần lấp khoảng trống lớn về thông tin cho đối
tượng độc giả chuyên biệt là người có uy tín trong cộng đồng ở vùng đồng
bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, mà còn hiện thực hóa
một chủ trương lớn của Ban Bí thư Trung ương Đảng, của Chính phủ về mở
rộng phát hành các ấn phẩm báo chí chuyên đề của Đảng tới đồng bào các
dân tộc thiểu số. Tạp chí Cộng sản hoàn toàn đủ các điều kiện để thực hiện
nhiệm vụ chính trị trên.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kết luận số 29-KL/TW, ngày 25-08-2012, của Ban Bí thư về tiếp tục
thực hiện Chỉ thị số 11-CT/CW của Bộ Chính trị khóa VIII về việc

mua và đọc báo, tạp chí của Đảng.
2. Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg, ngày 18-3-2011, của Thủ tướng
Chính phủ, về chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân
tộc thiểu số
3. Quyết định số 2472/QĐ-TTg, ngày 28-12-2011, của Thủ tướng Chính
phủ về việc cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu
số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012 – 2015
4. />


×