Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Sang kien kinh nghiem PHƯƠNG PHÁP sửa lỗi SAI cơ bản về nói và VIẾT TIẾNG ANH CHO học SINH KHI THỰC HÀNH tại lớp có HIỆU QUẢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.22 KB, 27 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ

PHƯƠNG PHÁP SỬA LỖI SAI CƠ BẢN VỀ NÓI VÀ
VIẾT TIẾNG ANH CHO HỌC SINH KHI THỰC
HÀNH TẠI LỚP CÓ HIỆU QUẢ


Mục lục
Nội dung
I- Đặt vấn đề
II- Giải quyết vấn đề
1.Cơ sở lí luận
2.Thực trạng của vấn đề
3.Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề
A. Phương pháp nghiên cứu
B. Phạm vi nghiên cứu
C. Phương pháp tổ chức triển khai đề tài

C1. Sửa lỗi sai khi h/s thực hành nói TA tại lớp
a. Phương pháp khi h/s mắc lỗi thì sửa ngay
b. Kết hợp nhiều phương pháp khi sửa lỗi ở các
tình huống khác nhau
c. Giáo viên giúp học sinh tự sửa
C2. Sửa lỗi sai khi h/s thực hành viết Tiếng Anh tại

Trang
1
2
2
2
2


3
3
4
4
5
7
9
11

lớp.
C2-1. Một số cách sửa lỗi cần lưu ý
a. Xác định trọng tâm cần sửa trước
b. Nên đưa những yêu cầu viết như thế nào để
việc sửa lỗi có hiệu quả
C2-2. Những lỗi thông thường h/s hay mắc phải khi
viết Tiếng Anh
a. Lỗi về ngữ pháp
b. Lỗi sai về từ
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
III- Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
2. Kiến nghị
3. Đề xuất

2

11
11
13
15

16
16
17
18
18
19


I. Đặt vấn đề:(Lý do chọn đề tài)
- Tiếng Anh là môn học mới được đưa vào chương trình học ở cấp tiểu
học trong một vài năm gần đây. Do yêu cầu phát triển của xã hội đồng thời
tiếng Anh là ngôn ngữ chính trong khoa học và giao tiếp nên việc cung cấp
cho học sinh tiểu học những kiến thức cơ bản để nói và viết đúng được
những điều các em đã được học là rất quan trọng.
- Dạy và học ngoại ngữ khác với các môn học khác là thời gian thực
hành ở lớp nhiều sau mỗi phần bài mới. Trong thực tế, khi học tiếng Anh thì
học sinh rất ít khi thực hành đúng ngay lần đầu và nhìn chung giáo viên khó
phát huy được đối tượng học sinh vì thường là lớp đông, thời gian có hạn.

3


Hơn nữa việc sửa lỗi cho học sinh khi thực hành tại lớp mỗi giáo viên có
những phương pháp khác nhau. Có người cho rằng không bao giờ để học
sinh mắc lỗi, nếu mắc lỗi thì dừng lại và sửa chữa ngay cho học sinh, có
người cho rằng phải liên tục sửa nhưng chỉ gợi ý hoặc có những người dùng
phương pháp lấy chính học sinh sửa cho học sinh...Có rất nhiều phương pháp
nhưng không phương pháp nào là vạn năng mà trong quá trình dạy học tiếng
Anh phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau ứng với mỗi tình huống và
nội dung khác nhau. Vì theo một nhà giáo dục học nhận xét"Một người thầy

giỏi không phải là người mang chân lí đến cho học sinh mà phải là người đưa
học sinh đi tìm chân lí".
Từ cơ sở lí luận và thực tiễn, cùng với kinh nghiệm trong quá trình
giảng dạy của mình tôi chọn chuyên đề nghiên cứu"Phương pháp sửa lỗi sai
cơ bản về nói và viết tiếng Anh cho học sinh khi thực hành tại lớp có hiệu
quả".
II- Giải quyết vấn đề:
1- Cơ sở lý luận của vấn đề:
Về mặt lí luận thì nhất thiết người giáo viên phải dạy học sinh hiểu
đúng, thực hành đúng những kiến thức nền tảng. Nếu không hiểu đúng ,thực
hành đúng thì vốn tiếng Anh của các em không có tác dụng trong quá trình
học tập. Từ viết đúng, nói đúng các em dễ phát triển các kĩ năng khác như
nghe, đọc, dịch...
2. Thực trạng của vấn đề:
Môn ngoại ngữ là một môn hoàn toàn mới đối với vùng sâu, vùng xa
và vùng thuần nông. Bên cạnh đó đội ngũ giáo viên đa số là mới được đào
tạo, chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy cho nên vấn đề nổi cộm trong dạy
học ngoại ngữ hiện nay vẫn là phương pháp dạy học. Có không ít giáo viên
dạy theo phương pháp cũ, đó là kiểu “thầy đọc trước, trò đọc sau”, dạy “nhồi

4


nhét”, học thụ động và nét nổi bật chung là học sinh chưa biết phương pháp
tự học theo hướng tích cực. Mặt khác nhiều giáo viên chưa nắm được cách
thức tổ chức quá trình dạy học theo quan điểm giao tiếp, chưa biết thiết kế
những việc cần thiết để động viên, kích thích nhiều học sinh tham gia vào
giải quyết các nhiệm vụ của bài tập, do vậy không khí học tập trong lớp
thường buồn tẻ, thiếu sinh động. Thực trạng nói trên đặt ra yêu cầu cấp bách
là phải thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc chỉ đạo của chương trình và thực

hiện đúng theo phương pháp mới. Phát huy tính tích cực, sáng tạo của học
sinh ở trong nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng để đưa chất
lượng giáo dục đáp ứng được với những đòi hỏi của đất nước, trên con
đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá để phù hợp với xu thế dạy học tích cực
đang phổ biến hiện nay.
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
Xuất phát từ thực trạng trên và yêu cầu của xã hội, được sự lãnh đạo,
chỉ đạo trực tiếp của Phòng Giáo Dục Việt Trì và trường tiểu học Đinh Tiên
Hoàng, bản thân tôi đã không ngừng học tập, cải tiến, đổi mới phương pháp
dạy học nhằm đáp ứng được nhu cầu đào tạo thế hệ trẻ, đáp ứng sự mong đợi
của Đảng, nhà nước và nhân dân giao cho. Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra ý kiến
của mình về “Phương pháp sửa lỗi sai cơ bản về nói và viết Tiếng Anh cho
học sinh khi thực hành tại lớp có hiệu quả” để cùng các bạn đồng nghiệp trao
đổi.
Vấn đề tôi đưa ra để các bạn tham khảo lần này là chủ yếu nghiên cứu
và rút ra được phương pháp sửa lỗi sai cơ bản về nói và viết Tiếng Anh cho
học sinh khi thực hành tại lớp sao cho có hiệu quả nhất. Giúp học sinh có đủ
tự tin để rèn luyện 4 kỹ năng: Nghe- Nói- Đọc- Viết, đặc biệt là 2 kỹ năng
Nói và Viết Tiếng Anh, tạo cho các em có hứng thú, say mê trong một tiết
học và các tiết sau.

5


A- Phương pháp nghiên cứu:
Tôi sử dụng chủ yếu hai phương pháp là phương pháp điều tra và
phương pháp tác động trực tiếp lên đối tượng.
A1- Phương pháp điều tra: Giáo viên đưa ra một số câu hỏi:
1- Em có thích học môn Tiếng Anh không?
2- Em thích học tiết nào nhất?

3- Em có thích học phần luyện nói và nghe không? Tại sao?
4- Em học Tiếng Anh ở nhà như thế nào?
5- Em có hay thực hành Tiếng Anh không?
A2- Phương pháp tác động trực tiếp đến đối tượng:
Giảng dạy trên lớp rồi gọi nhiều học sinh ở mức độ nhận thức khác
nhau( gồm cả học sinh giỏi, khá, trung bình và yếu) đặc biệt là học sinh trung
bình và yếu.
Hỏi để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp dạy thích hợp. Đưa ra
các bài tập, bài kiểm tra nhỏ cho học sinh, ta sẽ biết được mức độ nhận thức
và tính chuyên cần của mỗi học sinh đối với môn Tiếng Anh.
B. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu các phương pháp tối ưu để giáo viên có thể áp dụng khi
cho học sinh thực hành tại lớp có hiệu quả.
Nghiên cứu sửa lỗi sai về ngữ pháp khi nói và viết, chứ không nặng về
cách phát âm và nét chữ vì để phát âm chuẩn thì đòi hỏi phải có một quá
trình lâu dài mới có được.
Quan điểm đổi mới phương pháp dạy học môn ngoại ngữ đã chọn giao
tiếp làm phương pháp chủ đạo, hành động và lời nói làm đơn vị dạy học cơ
bản, coi giao tiếp (bằng ngoại ngữ) vừa là mục đích, vừa là phương tiện dạy
học (người dạy và người học sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp để đạt mục
đích trong giao tiếp). Phương pháp dạy học này sẽ phát huy tối ưu vai trò tích

6


cực chủ động của học sinh trong việc rèn luyện kỹ năng,có sáng tạo vào mục
đích thực tiễn trong giao tiếp hàng ngày.
Ở bậc tiểu học việc nắm vững cách nói và viết cơ bản là vô cùng quan
trọng. Đó chính là nền tảng cơ bản giúp các em có khả năng tạo thành câu để
thực hành kỹ năng nói và viết ở bậc tiểu học và lên bậc trung học cơ sở. Việc

sửa lỗi sai cho học sinh làm sao cho các em nhớ lâu mà không sợ sai, không
thấy ngại nói, ngại viết với các bạn mình, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào
phương pháp, thủ thuật của người giáo viên.
C- Phương pháp tổ chức triển khai đề tài:
C1. Sửa lỗi sai khi học sinh thực hành nói tiếng Anh tại lớp:
Trong khi thực hành tiếng Anh đặt câu theo mẫu và phát triển ý, điều
quan trọng đối với người giáo viên là hướng dẫn học sinh tìm hiểu, khám phá
và sáng tạo theo ý của mình. Nhưng không phải lúc nào học sinh cũng làm
được ngay. Vì vậy cả khi học sinh còn lúng túng hoặc sai thì giáo viên phải
nhạy cảm nắm bắt, hiểu ý muốn nói của các em, chủ động sửa hoặc gợi ý cho
học sinh tự sửa lỗi.
Dựa vào tình huống vấn đề đặt ra và những yêu cầu về kiến thức, kỹ
năng mà chúng ta có thể đưa ra những phương pháp khác nhau mà mục đích
cuối cùng là học sinh hiểu biết vận dụng đúng.
Sau đây là một vài ví dụ ứng với các tình huống khác nhau và các
phương pháp sửa lỗi sai cơ bản cho học sinh khi thực hành nói tiếng Anh tại
lớp.
a. Phương pháp khi học sinh mắc lỗi thì sửa ngay
Ví dụ:
Khi giáo viên hỏi học sinh trả lời để luyện cách sử dụng động từ
khuyết thiếu"can" để diễn đạt khả năng có thể làm được việc gì đó có thể có
trường hợp sau xảy ra:

7


Teacher: What can you do, Hoa?
Hoa:

I can speaking English.


Teacher: Hmm, that's not right, is it?
I can speak, not I can speaking.
Minh, what about you?....
Trong trường hợp trên giáo viên không lấy làm hài lòng với học sinh
Hoa mặc dù em đó cố đưa ra câu trả lời đúng nhưng giáo viên đã sửa lại ngay
và gọi em khác, không cho học sinh đó có cơ hội để sửa câu sai của mình
thành câu đúng . Trong khi câu hỏi giáo viên đưa ra rất gần với học sinh , em
nào cũng có thể trả lời được nhưng giáo viên lại tỏ ra không hài lòng và
không khuyến khích các em tự trả lời, tự sửa lỗi mà làm cho học sinh bối rối
không nói ra câu mình cần nói .
Với trường hợp trên, giáo viên có thể sửa lỗi cho học sinh bằng
phương pháp tích cực hơn tạo cho các em có cơ hội và hứng thú để nói đúng.
Có thể tiếp tục như sau:
Teacher: Well, all right, but "I can speak" not " speaking" again?
Hoa

: I can speak English.

Teacher: Good.
Hoặc giáo viên có thể giúp học sinh tự sửa lỗi bằng cách chỉ ra chỗ sai
trong câu
Ví dụ:
Teacher:Yes, OK, nearly,"speaking or speak"
Students:speak
Teacher: Now you say again, Hoa.
Hoa: I can speak English.
Teacher:That's right. Good.

8



Đây là phương pháp tốt giáo viên cần phát huy và áp dụng thường
xuyên. Khi đó giáo viên có thể biết rằng học sinh có thể hiểu bài và tự mình
sửa lỗi . Học sinh sẽ ghi nhớ lâu hơn và có thể không bị sai như lỗi đó nữa.
Sau khi sửa lỗi được ở một học sinh rồi , có thể chuyển câu hỏi đó sang học
sinh khác, sau đó lại hỏi học sinh ban đầu để kiểm tra lại.
Ví dụ:
Teacher:Well, anyone else? What can you do, Tam?
Tam

: I can speak English.

Teacher:Yes, well done.
Hoa again?
Hoa

:I can speak English.

Teacher: Good.
Phương pháp này giúp học sinh cả lớp chú ý, nhưng giáo viên nên sử
dụng một cách thận trọng. Điều quan trọng là không để học sinh đầu mắc lỗi
sai cảm thấy mình là "nạn nhân" hy sinh cho những bạn khác, phải khuyến
khích đúng lúc, kịp thời để tránh cho học sinh đó có cảm giác sợ hoặc ngại
khi lần sau giáo viên hỏi sẽ không dám trả lời, cho nên giáo viên cần phải
biết xử lý tình huống một cách khéo léo.
Tóm lại, với tình huống và dạng thực hành nói như ví dụ trên, để việc
sửa lỗi có hiệu quả chúng ta cần áp dụng phương pháp sửa lỗi cơ bản và phải
có được kĩ năng sau:
Nên động viên khuyến khích học sinh tập trung vào những gì học sinh

đúng nhiều hơn chứ không thiên về những điều sai, chỉ nên lấy cái sai ra để
so sánh và tránh lặp lại lỗi sai đó.
- Khích lệ những câu trả lời đúng của học sinh, thậm chí cả những câu
chưa đúng hoàn toàn bằng phương pháp này học sinh sẽ cảm thấy mình hiểu
và đang hoàn thiện dần.

9


- Tránh miệt thị học sinh hoặc làm cho học sinh cảm thấy việc đặt câu
sai hoặc việc trả lời sai là việc rất tồi tệ.
- Giáo viên chủ động điều khiển sửa lỗi nhanh, nếu không sẽ mất
nhiều thời gian mà phần bài trên lớp chưa hết, nhiều học sinh khác sẽ không
có cơ hội thực hành.
b. Kết hợp nhiều phương pháp khi sửa lỗi ở các tình huống khác
nhau:
Như tôi đã nói ở ban đầu rằng không có một phương pháp nào là vạn
năng, là tối ưu nhất mà điều quan trọng là giáo viên phải biết kết hợp khéo
léo các phương pháp với yêu cầu đặt ra của từng loại, từng đối tượng học
sinh, mức độ hiểu bài và không khí của lớp học.
Dưới đây là một ví dụ khác về sửa lỗi sai cho học sinh:
Giáo viên đưa ra một đoạn văn trích từ một bức thư của Lan viết cho
người bạn của cô ấy. Yêu cầu học sinh đọc và trả lời câu hỏi. đoạn văn như
sau:
"Dear Minh,
I was very glad to get your letter and to hear about all the things you are
doing.
Thank you for sending me the photographs of the dolls. They are very
beautiful and I have added them to my collection.
I am sending you a few photographs of mine. Little doll with curly brown

hair is a new one. I have been given on my 15th birthday anniversary. I hope
you will like it. Love Lan"
Giáo viên đặt câu hỏi:What does Lan do?
Trong những tình huống sau giáo viên sẽ làm gì?
a. Một học sinh trả lời: Lan collects the photographs of the dolls.
b. Một học sinh khác trả lời: She collects

10


c. Một học sinh khác không trả lời vì không biết
d. Một trong những học sinh yếu trả lời:She collecting photographs of the
dolls.
e. Một trong những học sinh khác trả lời: She is collecting dolls.
f. Một học sinh trả lời: She writes letter.
Tuy nhiên trong những câu trả lời trên không câu nào đúng. Nhưng để học
sinh tự sửa thảo luận đi đến câu trả lời đúng, giáo viên có thể đưa ra những
gợi ý sau:
Trường hợp a: chấp nhận câu trả lời gần đúng hoặc gợi ý giúp học sinh tự
sửa
Teacher: It's nearly correct
Just"photographs of the dolls" she collects....
Student: She collects photographs of the dolls
Trường hợp b: Giáo vên ra hiệu bằng một cử chỉ để chỉ ra câu đó chưa
hoàn chỉnh hoặc nói:
Teacher: Yes, she collects but she collects what?
Nếu cần thiết giáo viên có thể đặt câu hỏi đó cho học sinh khác trả lời sau
đó học sinh ban đầu nhắc lại câu trả lời đúng của bạn.
Trường hợp d:
Giáo viên đồng ý với câu trả lời đó để khích lệ học sinh nhưng sau đó

tự mình sửa lại và yêu cầu học sinh đó nhắc lại câu trả lời;
Ví dụ: Teacher:Yes, good, she collects photograph of the dolls
Student : She collects photograph of the dolls
Trường hợp e: Giáo viên gợi ý giúp học sinh tự sửa vì đó là học sinh khá
chỉ cần đưa ra gợi ý sau:
Teacher:Well, nearly, what does she do ?
"she collects" or " is collects ?''

11


Student: She collects
Teacher: Very good
Hoặc yêu cầu học sinh khá khác trả lời cho chính xác và yêu cầu học
sinh đó nhắc lại câu trả lời đúng của bạn.
Trường hợp f : Chấp nhận câu trả lời đó sau đó giáo viên có thể đưa ra câu
hỏi lại rõ hơn về mục đích và ngữ pháp để làm sáng tỏ hơn.
Teacher:Well, yes. She is writing a letter. But what does she do in her free
time? What is her hobby ?
Student :Ah, she collects.....
Teacher:Yes, OK
c. Giáo viên giúp học sinh tự sửa
Đây là một phương pháp tốt tạo cơ hội cho học sinh tự sửa lỗi của
mình. Với phương pháp này giáo viên phải biết linh hoạt sử dụng các kĩ năng
về cử chỉ điệu bộ hoặc những quy ước sẵn đối với học sinh của mình. Học
sinh tự nhận biết lỗi sai trong câu và biết được nó thuộc lỗi sai về từ, vị trí
hay loại câu. Nhưng vấn đề là trong những trường hợp sai nào thì sử dụng
những cử chỉ, điệu bộ như thế nào cho phù hợp để học sinh nhìn vào biết tìm
ra lỗi sai. Sau đó học sinh sẽ tự sửa lỗi sai đó.
Ví dụ: sai về thứ tự từ

Teacher: Is it a car ?
Student : Yes, is it/ Yes, it is
Giáo viên có thể dùng hai ngón tay trỏ vòng qua nhau rồi xuôi ngược theo lời
nói học sinh tự sửa.
Yes, it is- quay xuôi chiều
Yes, is it- quay ngược chiều
Ví dụ sai về thiếu từ (ngữ pháp )
He gets up 6.00 "at" is missing "

12


Giáo viên giơ bàn tay lên đếm
1

2

3

4

He

gets up

5
6.00

Học sinh sẽ phát hiện ra từ thiếu khi giáo viên cầm ngón tay số 4 lắc
lắc. Khi học sinh sửa được rồi giáo viên nhắc lại và làm cử chỉ điệu bộ rồi

yêu cầu học sinh nhắc lại câu đúng.
1

2

3

4

He

gets

up

at

5
6.00

Ngoài ra giáo viên có thể dùng giọng điệu để giúp học sinh nhận biết ra chỗ
sai và có thể sửa:
Ví dụ:
Teacher:What does Miss White do ?
Student :He is a teacher (He is wrong )
Miss miss...........White
She is a teacher
Một số ví dụ ở dạng sai này:
1.Yesterday I go to school early
2. He live in London

3. An aeroplain is move faster than a car
Giáo viên dùng ngữ điệu của mình vào những từ giúp học sinh nhận biết chỗ
sai trong câu và sửa lỗi sai đó
Trường hợp 1:
Teacher: Yesterday go or.......
Student:I went
Trường hợp 2:
Teacher:He....
Student:He lives.......

13


Trường hợp 3:
Teacher: faster.....
Student:is faster than
Tóm lại để sửa lỗi trong khi học sinh thực hành nói hiệu quả thì giáo
viên cần phải biết kết hợp vận dụng thường xuyên các phương pháp sửa lỗi
một cách linh hoạt phù hợp với tình huống và lỗi sai nhất định, giáo viên cần
chủ động điều chỉnh để học sinh luôn phát huy được tính tích cực của mình
trong học tập.
C2. Sửa lỗi sai khi học sinh thực hành viết Tiếng Anh tại lớp:
Ở trường tiểu học, với những yêu cầu kiến thức cho học sinh còn ít và
yêu cầu đơn giản nhưng việc viết đúng là rất quan trọng, ở đây tôi không
nặng về đề cập đến vấn đề nét chữ mà sửa lỗi sai cơ bản về ngữ pháp và
chính tả trong câu. Cũng như chữa lỗi trong luyện tập miệng, việc sửa lỗi sai
khi viết cho học sinh nên làm cho có ảnh hưởng tích cực đến việc viết của
các em hơn là mang tính khích lệ song vẫn phải theo hướng động viên. Điều
đó muốn nói rằng sau những lần chữa và được chữa lỗi, học sinh sẽ hạn chế
mắc sai và đồng thời cũng rút ra được bài học và khắc sâu hơn nữa những

điều cần ghi nhớ từ những chỗ sai này.

C2-1.Một số cách sửa lỗi cần lưu ý:
a. Xác định trọng tâm cần sửa trước:
Ở chương trình tiếng Anh lớp 3 mới học sinh có học cấu trúc
câu"like+V-ing" giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng đặt câu hỏi về em đó
hoặc hoặc người khác thích làm gì dùng"like" .Học sinh lên bảng viết như
sau:
My muther like read newspapers
Với câu trên chúng ta nên sửa những lỗi gì và sửa như thế nào để học sinh dễ
nhớ ?

14


Ta thấy học sinh trên đã mắc phải quá nhiều lỗi, nhưng điều quan trọng là
trong ý nghĩ của học sinh và nhận xét của giáo viên thì câu đó không đến lỗi
quá tồi như ta nhìn thấy, vì bản thân em học sinh đó cũng đã cố gắng viết
những gì em nghĩ để tạo thành câu. Nên với câu này giáo viên có thể hỏi
những học sinh khác xem đúng hay sai và nhắc lại mục đích của yêu cầu viết
câu này để luyện cấu trúc"like+V-ing" vì vậy phần quan trọng cần sửa là"Ving" và chia động từ
My mother+Vs cũng rất quan trọng nên giáo viên có thể gợi ý và giúp học
sinh sửa cả lỗi này.
Teacher: like + V (right or wrong ?)
Student:wrong like + V-ing
Giáo viên gạch chân từ like read và viết từ sửa ở dưới: likes reading
My muther like reading newspapers
Sẽ tốt hơn nếu giáo viên tự sửa từ "muther " thành từ "mother " viết lên thì
học sinh cũng đã tự biết và hiểu chúng đã mắc sai chỗ đó và biết tại sao lại
thế (vì chúng đã học rồi ) và sẽ hạn chế mắc sai ở những lần sau, ta không

nên sửa ngay vì đều này sẽ làm phân tán sự tập trung của học sinh vào những
điểm chính. Giáo viên có thể nhớ lỗi sai đó để sửa vào lần sau hoăc tự các
học sinh khác sẽ phát hiện ra ngay.
Teacher: Is it correct all ?
Student: Muther
Teacher:Ah, what ?
Student :Mother
b. Nên đưa những yêu cầu viết như thế nào để việc sửa lối có hiệu quả
Vì đó là thời gian trên lớp và tuỳ thuộc vào mục đích, yêu cầu, kĩ năng
rèn luyện của từng phần nên khi luyện viết trên lớp giáo viên cũng cần lựa

15


chọn phần học sinh hay mắc lỗi sai để sửa và nhấn mạnh, yêu cầu học sinh
phải ghi nhớ.
Ví dụ: Sử dụng động từ ở thời tiếp diễn thêm " ing " vào sau động từ
nhưng có một số trường hợp đặc biệt mà chính học sinh hay mắc lỗi.
Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài tập sau: Cho dạng đúng của
động từ trong ngoặc.
She (cut ) flower in the garden now .
-> She is cuting flower in the garden now
Câu trên có thể học sinh không phát hiện ra chỗ sai ngay vì phát âm
giống nhau và quy luật thì chúng nghĩ đơn thuần cứ thêm "ing" vào sau động
từ mặc dù giáo viên đã dạy rồi khi nào thì gấp đôi phụ âm.
Giáo viên có thể gạch chân từ "cuting" giúp học sinh nhớ lại và sửa
She is cutting flower in the garden now.
Giáo viên có thể nhắc lại hoặc yêu cầu học sinh nhắc lại những động
từ có cách viết tương tự từ "cutting"
Một ví dụ khác:

They are (write ) the dictation.
Học sinh cũng sẽ dễ mắc "writeing " mặc dù giáo viên dạy trường hợp
động từ kết thúc bằng "e" thì khi thêm "ing " ta phải bỏ " e" .Nhưng cũng
như những ví dụ vừa quen thuộc vừa thực tế này, ta sẽ thấy được hiệu quả là
học sinh sẽ tự nhớ lại nhiều hơn.
Trên đây là những trường hợp câu ngắn, đơn giản cả giáo viên và học
sinh cùng làm việc nhưng với trường hợp sửa cả đoạn văn hoặc một vài câu,
khi yêu cầu học sinh viết đoạn văn thì giáo viên cần có những kinh nghiệm
sửa như thế nào để giúp học sinh nhận ra chỗ sai một cách nhanh chóng và
hiểu được tại sao lại sai. Ví dụ giáo viên yêu cầu học sinh viết một đoạn văn
nói về một ngày làm việc bình thường của mình. Giáo viên gọi một em học

16


sinh lên bảng viết bài của mình ra để cả lớp nhận xét. đây là bài sau khi giáo
viên và cả lớp cùng nhau sửa .
s
have

at

I alway gets up 6 o'clock. I having breakfast at 6.30
food
I go to school on feet with my frends. I go home at 11.00
Ang have lunch at home, usually do
My homework on the afternoon. I having dinner at 6 p.m
I going to the bed at 9 o'clok

Trong ví dụ này ta thấy học sinh đã mắc rất nhiều lỗi ở hầu hết các câu

mà giáo viên đã giúp học sinh sửa hết . Nhưng chính việc sửa thế cùng một
lúc và trình bày như trên thì có lẽ sẽ không khích lệ được học sinh mà còn
làm trầm trọng thêm vấn đề vì chúng sẽ thấy hầu như không đúng chút nào ,
thậm chí quá tồi để viết lần sau , hơn nữa cũng không rõ ràng , trình bày rối
học sinh khó phát hiện .
Với trường hợp này nên chăng ta chỉ nên chữa những lỗi cơ bản, quan
trọng nhất hoặc những lỗi hiển nhiên học sinh biết và chúng vừa được học,
đó là những lỗi ngữ pháp cụ thể là biết sử dụng động từ ở thì hiện tại
thường .
Ta có thể giảm bớt phần gạch chân( chéo hoặc chỉ gạch chân một lần
thôi và viết ra ngoài đầu dòng phần bác bỏ ) làm cho bài chữ rõ ràng hơn và
có vẻ ít lỗi hơn.
Hơn nữa, trong quá trình dạy ta luôn thể hiện vai trò là người thầy điều
khiển đưa học sinh vào tình huống để chúng chủ động lĩnh hội cũng như sửa
sai. Giáo viên có thể làm giảm bớt đi phần lỗi mà học sinh đó vừa mắc bằng
cách gợi ý mở hỏi chính học sinh đó tự sửa. Điều đó cũng khích lệ được học

17


sinh nhìn lại những gì mình đã biết và ghi nhớ lần sau sẽ không mắc lại lỗi
đó nữa.
Ví dụ sửa đoạn trên như sau:
get up..........have I always gets up 6 o'clok then I having
food

break at 6.30 I go to school on feet

go


with my friends. I going to home at 11.00
And have lunch at home. I usually do my

in.........have

homework on the afternoon. I having

go

dinner at 6 p.m. I going to the bed at 9 o'clock
Nếu đối với học sinh mà giáo viên dạy quen hoặc là những học sinh

khá, giáo viên có thể quy ước các ký hiệu cho từng loại lỗi ra ngoài mác để
giúp học sinh tự sửa lỗi của mình bằng cách đọc kĩ lại những gì mình vừa
viết và suy nghĩ để sửa .
Ví dụ :
Kí hiệu: Sp: cho lỗi chính tả (spelling )
Gr: cho lỗi ngữ pháp (grammar )
Wo: thứ tự từ

(word order )

C2-2. Những lỗi thông thường học sinh hay mắc phải khi viết
Tiếng Anh
Vì khi được gọi lên bảng học sinh không được cầm sách, hoặc những
từ, những mẫu câu vừa mới được học, và cũng chính lỗi học sinh vừa mắc
phải đó rất có lợi cho cả lớp hoặc cho một số học sinh hay mắc lỗi rút kinh
nghiệm. Nên khi nhận xét và cùng giáo viên chữa bài thì cả lớp phải tập
trung. Cũng từ đó người thầy sẽ biết được học sinh đã tiếp thu được những gì
và còn yếu ở chỗ nào cần phải nhấn mạnh.

Quay lại ví dụ 1:
My muther like read newpapers

18


Trường hợp này ta thấy học sinh quá yếu, vậy chúng "hổng " cái gì và nên
dạy lại cái gì?
Có thể đưa ra một vài phân tích sau:
a. Lỗi về ngữ pháp:
Cấu trúc cơ bản "like+V-ing " giáo viên sẽ phải đưa ta yêu cầu luyện
tập nhiều hơn nữa mẫu câu này và sử dụng nhiều ví dụ khác nhau giúp chúng
nhớ.
- Chia động từ ở ngôi thứ ba số ít.
Học sinh có thể nhớ lại chỉ cần giáo viên nhắc chủ ngữ ngôi thứ mấy,
chia động từ như thế nào là chúng có thể biết và tự sửa.
b. Lỗi sai về từ:
Tác dụng của một chữ cái bắt đầu có thể gợi lại cho học sinh nhớ từ này:
Teacher: mother

"o"/^/ or "u" /u/

Student: mother
Ngoài ra, ứng với mỗi trường hợp để có hiệu quả giáo viên phải tự đặt ra các
câu hỏi như : những nguyên nhân nào dẫn đến học sinh mắc những lỗi đó?
Có chỉ ra được những gì mà học sinh đó và học sinh khác chưa hiểu hay
không hay chúng hiểu rồi nhưng vẫn mắc theo thói quen? Vậy giáo viên phải
làm thế nào cho phù hợp với mỗi đối tượng học sinh trong lớp.
Với loại lỗi này , ta thấy học sinh hay mắc phải thì chúng sử dụng các trường
hợp đặc biệt của các cách sử dụng từ cấu trúc ngữ pháp.

Ví dụ:
Các từ học sinh hay nhầm
Từ đúng

Học sinh hay nhầm

Skating

Skateting

Cutting

cuting

Running

runing

19


Skipping

Skiping

Closing

Closeing

Trên đây là một vài ví dụ thuộc các dạng lỗi cơ bản mà học sinh hay mắc

phải và hướng giải quyết của giáo viên mà tôi thường áp dụng với học sinh
của mình và thấy rằng các phương pháp này rất có hiệu quả.

4- Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Khi làm chuyên đề này tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm ở hai lớp 3A, 5C
tôi thấy rằng sau thời gian áp dụng các phương pháp sửa lỗi này học sinh đã
tiến bộ rõ rệt ngay cả khi nói và viết.
Kết quả trước và sau khi áp dụng các phương pháp sửa lỗi trên

Luyện nói
Lớp

Sau

Xếp
loại

Luyện viết

Trước

khi

dụng

áp

thường

Sau

Trước

xuyên

khi

dụng

thường

xuyên

Lớp

Giỏi

6.81%

13.68%

6.81%

3A

Khá

40.90%

52.27%


40.90%

52.27%

TB

50%

34.05%

50%

34.05%

Yếu

2.29%

0%

2.27%

0%

Kém

0%

0%


0%

0%

Giỏi

2.27%

2.27%

4.54%


số
38
Lớp

4.54%

20

áp

13.68%


5C

Khá


34.1%

47.72%

34.1%

47.72%

sĩ số

TB

56.81%

45.45%

56.81%

45.45%

Yếu

4.54%

2.27%

4.54%

2.27%


Kém

2.28%

0%

0%

0%

45

III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
1- Kết luận:
Qua công tác giảng dạy môn ngoại ngữ ở trường tiểu học tôi rút ra một
số kết luận sau:
- Ngoại ngữ là một môn học mới được đưa vào dạy ở các trường tiểu
học vài năm lại đây nên ngay từ tiết đầu tiên, bài học đầu tiên, nhiệm vụ của
giáo viên là phải tạo ra bầu không khí học tập sôi nổi, nhẹ nhàng, không gò
ép. Giáo viên tìm cách khuyến khích, động viên tạo ra tình huống để tất cả
học sinh tích cực tham gia vào bài học.
- Việc sửa lỗi sai cho học sinh nói riêng và các phương pháp khác nói
chung cần chú trọng vấn đề sau:
+ Tích cực bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên để
đáp ứng được yêu cầu của bộ môn đề ra.

21


+ Thường xuyên trao đổi, dự giờ với đồng nghiệp để rút ra kinh

nghiệm.
+ Trong giờ giáo viên cần chú ý bồi dưỡng học sinh giỏi và giúp đỡ
học sinh yếu kém, luôn khuyến khích học sinh học hỏi lẫn nhau tạo không
khí tự nhiên, nhẹ nhàng trong giờ học.
+ Giáo viên cần cố gắng đạt được mục đích của từng tiết học, từng bài
học.
+ Hướng dẫn học sinh tìm ra phương pháp học tập hợp lý để đạt được
kết quả cao đối với từng bài học cụ thể.
2- Kiến nghị:
Tóm lại để dạy và học môn ngoại ngữ đòi hỏi phải có sự đồng bộ
thống nhất giữa công tác quản lý và chỉ đạo, trình độ năng lực, sự nhiệt tình
của giáo viên. Cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học phải đầy đủ, bởi vậy
mỗi giáo viên chúng ta phải khắc phục khó khăn, rèn luyện, học tập và bồi
dưỡng để đáp ứng những yêu cầu và nhiệm vụ.
3- Đề xuất:
Mục đích cuối cùng của việc dạy học ngoại ngữ không phải là các hệ
thống ngữ âm- từ vựng - ngữ pháp mà là biết sử dụng những hệ thống đó để
đạt được mục đích giao tiếp cụ thể. Giáo dục hiện nay đang hướng vào việc
phát triển tính năng động, sáng tạo tích cực ở học sinh. Muốn đạt được mục
tiêu này ngoài việc thay đổi phương pháp dạy học theo hướng coi trọng
người học là chủ thể hoạt động, khuyến khích các hoạt động học tập tích cực,
sáng tạo của người học là rất cần thiết.
Qua việc sửa những lỗi sai cơ bản về nói và viết Tiếng Anh cho học
sinh khi thực hành tại lớp tôi thấy học sinh đã thực sự thích thú, say mê, tự
tin hơn rất nhiều trong khi thực hành kỹ năng Nói và Viết Tiếng Anh, do đó

22


học sinh đã phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mình trong thực

hành các kỹ năng cơ bản của Tiếng Anh.
Học sinh lĩnh hội tri thức bằng chính hoạt động của mình. Không ai có
thể thay thế được người học trong việc nắm các phương tiện giao tiếp và sử
dụng ngoại ngữ trong học tập bằng chính năng lực của mình.
Với quan điểm này việc học và dạy ngoại ngữ đã chọn giao tiếp làm
phương pháp chủ đạo, hành động và lời nói làm đơn vị dạy học cơ bản, coi
giao tiếp vừa là mục đích vừa là phương tiện dạy học, phương pháp sửa lỗi
sai cơ bản về nói và viết cho học sinh sẽ phát huy tốt nhất vai trò chủ thể tích
cực chủ động trong việc rèn luyện những kỹ năng học ngoại ngữ.
Trên đây là một số ý kiến đề xuất của tôi về phương pháp sửa lỗi sai
cơ bản về nói và viết Tiếng Anh cho học sinh khi thực hành tại lớp có hiệu
quả. Tuy nhiên quá trình nghiên cứu tất nhiên không thể tránh khỏi có những
thiếu sót vậy tôi mong được sự góp ý chân thành của các quý đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

23


Tài liệu tham khảo
1- Adrian Adoft, Teach English- A training couse for teacher, NXB
Oxford, năm 2006
2- Nguyễn Văn Lợi, Sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 6, NXBGD

24


NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG:
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
THAY MẶT HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

25


×