Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Nghiên cứu đề xuất áp dụng TCVN 9362 2012 cho tính toán nền móng công trình xây dựng trên sườn dốc (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (635.77 KB, 19 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

NGUYỄN KIÊN QUANG

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG TCVN 9362-2012
CHO TÍNH TOÁN NỀN MÓNG
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN SƯỜN DỐC

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN
DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

Hà nội -2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

NGUYỄN KIÊN QUANG
KHOÁ 2016-2018

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG TCVN 9362-2012
CHO TÍNH TOÁN NỀN MÓNG


CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN SƯỜN DỐC
Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp
Mã số: 60.58.02.08

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN
DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN THƯƠNG BÌNH

Hà nội- 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu luận văn là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Kiên Quang


LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin bay tỏ lòng biết ơn chân thành đối với TS. Trần Thương
Bình đã tận tình hướng dẫn, cho nhiều chỉ dẫn khoa học có giá trị và thường xuyên
động viên, tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu hoàn thành luận văn và nâng cao năng lực khoa h ọc của t ác giả.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các Phó giao sư, Tiến sỹ, các chuyên
gia, các nhà khoa học trong và ngoài Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, đặc biệt

PGS. Vương Văn Thành đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn và đóng góp ý kiến để luận
văn được hoàn thiện.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các cán bộ, giảng viên Bộ môn Công trình
ngầm- Địa kỹ thuật, Khoa Xây dựng, Khoa sau đại học, các Phòng, Ban Trường Đại
học Kiến trúc Hà Nội, các bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi, động viên,
giúp đỡ và hợp tác trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tác giả bày tỏ lòng biết ơn đối với người thân trong gia đình đã
động viên khích lệ và chia sẻ những khó khăn với tác giả trong suốt thời gian thực
hiện

TÁC GIẢ

Nguyễn Kiên Quang


1

MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các sơ đồ, đồ thị
Dạnh mục các hình vẽ
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
*

Lý do lựa chọn đề tài .................................................................................. 1

*


Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2

*

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 2

*

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 2

*

Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3

*

-

Ý nghĩa khoa học của đề tài .................................................................... 3

-

Ý nghĩa thực tế của đề tài ........................................................................ 3
Bố cục luận văn (dự kiến) ........................................................................... 3

NỘI DUNG ......................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NỀN MÓNG CÔNG TRÌNH TRÊN SƯỜN
DỐC..................................................................................................................... 4
1.1. Ổn định sườn dốc .................................................................................... 4

1.1.1. Khái niệm và phân loại sườn dốc ...................................................... 4
1.1.2. Mất ổn định sườn dốc ....................................................................... 6
1.1.3. Tính toán dự báo mất ổn định sườn dốc đá: .................................... 11
1.1.4. Tính toán ổn định của sườn dốc có tải trọng công trình ................... 14
1.2. Nền móng công trình trên sườn dốc ...................................................... 19
1.2.1.Công trình trên sườn dốc: ................................................................ 19
1.2.2. Các giải pháp nền móng công trình trên sườn dốc ........................... 20
1.3. Tình hình và thực trạng thiết kế nền móng công trình trên sườn dốc. .... 22
1.3.1. Một số tiêu chuẩn nước ngoài liên quan đến thiết kế nền móng công
trình trên sườn dốc ................................................................................... 22


2

1.3.2. Tình hình và thực trạng thiết kế nền móng công trình trên sườn dốc ở
Việt Nam. ................................................................................................. 28
1.4. Các tiêu chuẩn Việt Nam liên quan đến tính toán thiết kế công trình trên
sườn dốc ...................................................................................................... 29
1.4.1. Tiêu chuẩn TCVN 9152: 2012, Công trình thuỷ lợi- Quy trình thiết
kế tường chắn công trình thuỷ lợi ............................................................. 30
1.4.2. Tiêu chuẩn TCVN 4253: 2012, Công trình thuỷ lợi- Nền các công
trình thuỷ công – Yêu cầu thiết kế ............................................................ 30
1.4.3. Tiêu chuẩn TCVN 9362 – 2012 ...................................................... 30
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................... 32
2.1. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn TCVN 9362-2012, cho
tính toán nền công trình trên sườn dốc ......................................................... 32
2.1.1 Cơ sở xây dựng mô hình nền trên sườn dốc ..................................... 32
2.1.2. Đặc điểm trạng thái ứng suất và điều kiện cân bằng giới hạn của nền
trên sườn dốc ............................................................................................ 34
2.2. Cơ sở lý thuyết của các phương pháp tính toán nền ............................... 36

2.2.1 Cơ sở lý thuyết đánh giá khả năng mang tải của đất nền dưới một diện
chịu tải ..................................................................................................... 36
2.2.2. Cơ sở lý thuyết về đánh giá biến dạng lún của công trình dưới một
diện chịu tải .............................................................................................. 46
2.2.3 . Các cơ sở lý thuyết về ổn định trượt trên sườn dốc ........................ 49
2.3 Cơ sở lý thuyết tính toán nền theo trạng thái .......................................... 52
2.3.1. Nguyên tắc chung ........................................................................... 52
2.3.2 Các trạng thái giới hạn trong tính toán nền móng ............................. 56
CHƯƠNG 3. TIÊU CHUẨN TCVN 9362-2012 TÍNH TOÁN NỀN CÔNG
TRÌNH TRÊN SƯỜN DỐC ............................................................................ 60
3.1. Đối chiếu tiêu chuẩn TCVN 9362-2012 với tính toán thiết kế nền móng
công trình trên sườn dốc .............................................................................. 60
3.1.1. Giới thiệu tiêu chuẩn TCVN 9362-2012 ......................................... 60


3

3.1.2 Tham chiếu các điều mục trong tiêu chuẩn TCVN 9362-2012, cho
tính toán nền công trình trên sườn dốc. ..................................................... 61
3.2. Đề xuất áp dụng tính toán nền móng công trình trên sườn dốc tự nhiên 64
3.2.1. Những vấn đề chung ...................................................................... 64
3.2.2.Biểu thức lựa chọn vị trí công trình trên sườn dốc ........................... 65
3.2.3 Đề xuất tính toán biến dạng nền móng công trình trên sườn dốc ...... 69
3.3. Các giải pháp gia cố ổn định sườn dốc .................................................. 73
3.4. Các ví dụ áp dụng về tính toán nền trong thiết kế công trình trên sườn
dốc: ............................................................................................................. 75
3.4.1. Công trình trên sườn dốc cấu tạo bởi đất phong hóa....................... 75
3.4.2. Công trình trên sườn dốc cấu tạo bởi đá phân lớp ........................... 78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 81
Kết luận .......................................................................................................... 81

Kiến nghị ........................................................................................................ 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 1


4

DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu
bảng, biểu
Bảng 1.1.

Tên bảng, biểu
So sánh các đặc điểm các kiểu mất ổn định của

Trang

11

khối đá trên sườn dốc
Bảng 1.2.

Khoảng cách tối thiểu (m) của công trình đối với

26

đứt gãy phát chấn (đang hoạt động)
Bảng 2.1.

Bảng tra hệ số C và C*


36

Bảng 2.2.

Sức chịu tải cho phép trên nền đá nứt nẻ

45

Bảng 2.3.

Đặc trưng nứt nẻ của đá

52


5

DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Số hiệu sơ

Tên sơ đồ, đồ thị

đồ, đồ thị

Trang

Hình 1.20.

Sơ đồ tính qu cho móng băng đặt trên mặt dốc


27

Hình 1.21.

Sơ đồ tính qu cho móng băng đặt trên đỉnh dốc

27

Hình 2.2.

Sơ đồ đường đẳng ứng suất chính

35

Hình 2.3.

Biểu đồ quan hệ giữa ứng suất và biến dạng của

36

đất
Hình 2.5.

Biểu đồ quan hệ ứng suất với chiều sâu

38

Hình 2.6.

Biểu đồ biểu diễn mối quan hệ Pzmax=b/2 -Pzmax=0 với


39

góc ma sát trong
Hình 2.7.

Sơ đồ ứng suất trong bài không gian

40

Hình 2.8.

Sơ đồ đường trượt theo lời giải của L. Prandtl

41

Hình 3.1.

Sơ đồ xác định khoảng cách an toàn x

66

Hình 3.2.

Sơ đồ xác định khoảng cách an toàn d với sườn dốc

68

cấu tạo đá phân lớp
Hình 3.3.


Mặt cắt ngang nền móng công trình

76

Hình 3.4.

Biểu đồ ứng suất theo chiều sâu

78


6

DANH MỤC HÌNH VẼ
Số hiệu hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1.

Mô tả ta luy âm, ta luy dương

6

Hình 1.2.

Các dạng mất ổn định khối đá trên sườn dốc


7

Hình 1.3.

Trượt trên mặt phẳng và trượt trên mặt gẫy khúc

8

Hình 1.4.

Các dạng mặt trượt

10

Hình 1.5.

Cách xác định khoảng không an toàn theo ph ương

13

pháp cân bằng giới hạn
Hình 1.6.

Nền móng công trình trên sườn dốc đá có mặt

15

phẳng trượt song song
Hình 1.7.


Nền móng công trình trên sườn dốc là đá có mặt

16

trượt không song song với mái dốc
Hình 1.8.

Phương pháp phân mảnh- phân tích ứng suất hiệu

18

quả- Sườn dốc ngập nước nước ( u  0 )
Hình 1.9.

Ảnh hưởng của sườn dốc ngập nước đối với công

18

trình
Hình 1.10.

Nhà thờ Thánh Michael ở Neddle được xây dựng

19

trên đỉnh
Hình 1.11.

Công trình xây dựng trên sườn núi


20

Hình 1.12.

Khu đô thị ở Pháp

20

Hình 1.13.

Nền công trình trên sườn dốc

21

Hình 1.14.

Móng đơn không cùng cốt

21

Hình 1.15.

Bố trí móng công trình ở giữa mái dốc (Theo quy

23

định chuẩn xây dựng Ấn độ)



7

Số hiệu hình
Hình 1.16.

Hình 1.17.

Tên hình
Bố trí móng công trình đầu mái dốc ( Theo Tiêu
chuẩn TJ7-74, Trung Quốc)
Bố trí móng công trình ở độ sâu khác nhau trên mái

Trang
23

24

dốc (Theo tiêu chuẩn DTU13-1, Pháp)
Bố trí móng công trình ở đầu và chân mái dốc
Hình 1.18.

trong vùng có động đất (Theo qui chuẩn xây dựng

24

1997, Mỹ
Hình 1.19.

Vùng không được bố trí công trình trên bờ dốc


25

sông suối (Theo quy chuẩn xây dựng của Đài Loan)
Hình 2.1.
Hình 2.4.
Hình 2.9.
Hình 2.10.
Hình 2.11.
Hình 2.12.

Mặt cắt ngang nền trên sườn dốc
Biểu diễn quá trình biến dạng dưới đế móng
Trường hợp tải trọng nghiêng lệch tâm
Trường hợp tải trọng đứng lệch tâm
Bài toán móng tròn đặt nông
Bài toán phẳng móng nông theo Terzaghi

32
37
42
43
44
44

Hình 2.13.

Nền móng công trình trên sườn dốc xét đến nhiều
yếu tố

50


Hình 3.3.

Mặt cắt ngang nền móng công trình

76


1

MỞ ĐẦU
 Lý do lựa chọn đề tài
Việt Nam có 3/4 diện tích lãnh thổ là đồi núi, 1/4 còn lại là đồng bằng đang và
sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của hiện tượng nước biển dâng, trong khi tốc độ dân số
tăng rất nhanh trên phạm vi cả nước, đó là những động lực đang thúc đẩy và sẽ ngày
càng mạnh mẽ các hoạt động xây dựng công trình ở vùng đồi núi để giảm áp lực cho
vùng đồng bằng. Do đó, việc xây dựng trên vùng đồi núi không chỉ dừng lại ở các
công trình thấp tầng của đồng bào các dân tộc xây dựng theo lối truyền thống bằng
vật liệu địa phương mà trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đã có nhiều
công trình kiên cố xây dựng trên sườn dốc, tiêu biểu như đường dây 500kV bắc nam,
thành phố Hạ Long cẩm phả Quảng Ninh, thành phố Bắc cạn. ..Đặc biệt, gần đây,
hiện tượng biến đổi khí hậu ngày càng thể hiện rõ rệt đã gây nên các thiệt hại tính
mạng và tài sản do công trình bị phá hủy do sạt lở sườn dốc ngày càng phổ biến và
quy mô ngày càng lớn. Tất cả đã tạo lên áp lực cho vấn đề thiết kế và thi công nền
móng công trình xây dựng trên sườn dốc.
Cở sở lý thuyết của tính toán nền móng là các bài toán cơ học đất, trong đó các
bài toán luôn có các giả thuyết lý tưởng do không thể mô tả hết sự phức tạp đa dạng
của đối tượng đất nền vào kết quả mô phỏng của bài toán. Do đó, có nhiều phương
pháp của các tác giả khác nhau về tính toán đánh giá ổn định của nền, mỗi phương
pháp có những ưu nhược điểm khác nhau và đều chứa đựng những giả thiết riêng nên

kết quả tính toán không giống nhau. Để đảm bảo tính pháp quy trong quản lý chất
lượng công trình xây dựng, các quốc gia thường ban hành các quy chuẩn và tiêu
chuẩn cho thiết kế nền móng. Liên quan đến thiết kế nền móng, ở Việt Nam có tiêu
chuẩn 9362 -2012 là tiêu chuẩn duy nhất quy định về tính toán nền cho các công
trình xây dựng. Tiêu chuẩn TCVN 9362-2012 được hoàn chỉnh từ tiêu chuẩn XD 4578, trong đó đã đề cập một cách hệ thống các vấn đề từ phân loại nền đến tính toán
nền theo trạng thái giới hạn thứ nhất và thứ hai cho nền thiên nhiên. Xét về nội dung
và mức độ chi tiết, tiêu chuẩn TCVN 9362-2012 phù hợp để thiết kế nền trên đất
trầm tích có địa hình là bán không gian vô hạn nằm ngang. Trong khi nền công trình


2

trên sườn dốc, tiêu chuẩn TCVN 9362-2012 mới chỉ đề cập đến các vấn đề của đất
phong hóa, còn vấn đề bán không gian liên quan đến trạng thái ứng suất ban đầu
chưa được đề cập. Thực tế đã chứng minh, khi thiết kế nền móng các công trình trên
sườn dốc việc tính toán theo tiêu chuẩn TCVN 9362-2012, thường gặp phải những
vấn đề chưa sáng tỏ liên quan đến sự khác biệt về bản chất ổn định nền móng công
trình trên sườn dốc với công trình trên bán không gian vô hạn nằm ngang. Đó là
nguyên nhân cơ bản dẫn đến các sự cố mất ổn định công trình hoặc gây thất thoát
lãng phí
Như vậy, việc xem xét tiêu TCVN 9362-2012 để đưa ra các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả áp dụng tiêu chuẩn này trong tính toán nền móng trên sườn dốc là rất
cần thiết về tính thời sự và khoa học
 Mục tiêu nghiên cứu
Làm sáng tỏ những bất cập tồn tại trong tiêu chuẩn TCVN 9362-2012 về các
mặt thu thập và xác lập các thông số đất nền, trạng thái giới hạn của nền trong việc
thiết kế nền móng công trình trên sườn dốc
Đề xuất các giải pháp khắc phục bất hợp lý của tiêu chuẩn trong việc áp dụng
để tính toán nền trong thiết kế nền móng công trình trên sườn dốc.
 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Tiêu chuẩn Việt Nam 9362-2012, Tiêu chuẩn thiết kế
nền nhà và công trình
Phạm vi nghiên cứu: Nền của các công trình xây dựng trên sườn dốc tự nhiên,
không xét tới ổn định công trình khi động đất
 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích lý thuyết hệ thống sử dụng đề phân loại nền đất trên sườn
dốc, cho các mục đích tính toán thiết kế
Phân tích lý thuyết áp dụng để làm sáng tỏ những tồn tại của đối tượng nghiên
cứu và đề ra các giải pháp
Phương pháp chuyên gia, đúc rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp mới


3

 Ý nghĩa của đề tài
-

Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài có ý nghĩa góp phần đề xuất đưa ra cơ sở lý luận và công thức

tổng quát áp dụng TCVN 9362-2012 cho tính toán nền móng công trình xây
dựng trên sườn dốc tại Việt Nam
-

Ý nghĩa thực tế của đề tài
Ứng dụng đề tài vào việc tính toán nền móng công trình xây dựng trên

sườn dốc sẽ đảm bảo sự an toàn cho công trình, chi phí thi công hợp lý, giảm
thiểu các sự cố xảy ra do nền móng gây nên. Tạo sự yên tâm cho người dân,
cơ quan và tổ chức.

Đề tài là tài liệu tham khảo hữu ích cho các kỹ sư thiết kế và thi công
 Bố cục luận văn (dự kiến)
Bè côc của đề tài bao gồm phần 1, phần 2, phÇn 3
Mở đầu. giải quyết các vấn đề như: Lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu và nội
dung nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu. Nêu phương
pháp nghiên cứu, nêu ý nghĩa của đề tài
Nội dung
Chương 1. Tổng quan về ổn định nền móng công trình trên sườn dốc
Chương 2. Cơ sở lý thuyết
Chương 3. Tiêu chuẩn TCVN 9362 -2012 tính toán nền móng công trình trên
sườn dốc
Kết luận và kiến nghị


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


81

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Để đạt được mục tiêu đề tài đặt ra, các nội dung nghiên cứu đã tiến hành được

gồm :
- Tổng quan các vấn đề liên quan đến thiết kế nền móng công trình trên sườn dốc
- Phân tích lý thuyết về sự hình thành và quy luật biến đổi trạng thái nền móng công
trình trên sườn dốc
- Phân tích bản chất sức chịu tải, biến dạng của đất nền và các phương pháp tính toán
chúng
- Tồng hợp và phân tích lý thuyết các phương pháp tính toán ổn định nền công trình
trên sườn dốc, bao gồm sườn đất phong hóa và đá phân lớp và nứt nẻ.
- Nghiên cứu phân tích các vấn đề tính toán nền trong thiết kế nền móng theo nguyên
tắc tiền định, trong đó đề cập tới các vấn đề tính toán nền theo trạng thái
- Soát xét phân tích các điều mục của tiêu chuẩn TCVN 9362-2012, theo hướng kế
thừa và bổ xung chúng để áp dụng vào tính toán nền công trình trên sườn dốc
- Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp áp dụng tiêu chuẩn TCVN 9362-2012, cho
tính toán nền công trình trên sườn dốc
Từ các nội dung nhiên cứu được tiến hành đề tài đã thu được các kết quả và
một số nhận định như sau:
Đã chỉ ra bản chất khác nhau giữa nền trên sườn dốc với nền trên bán không
gian đối xứng trục là sự phân bố và quy luật biên đổi trạng thái ứng suất, trong đó đã
đưa ra khái niệm cùng các đặc trưng của nền công trình trên sườn dốc.
Đã tường mình tiêu chuẩn TCVN 9362-2012, rằng, tiêu chuẩn được trình bày
chi tiết trong 15 điều và 5 phụ lục với cơ sơ lý thuyết khoa học chặt chẽ đáp ứng
được các vấn đề cơ bản khi áp dụng để thiết kế nền nhà trên bán không gian đối xứng
trục. Tuy nhiên tiêu chuẩn TCVN 9362-2012, vẫn còn có hạn chế đối với người sử
dụng như : khi sử dụng phải tham khảo lẫn nhau giữa các nội dung của điều mục,
trong khi nội dung tham chiếu được trình bày không có thứ tự, nhất là điều 4. Đặc


82

biệt, nền công trình trên sườn dốc không nằm ngoài phạm vi áp dung của tiêu chuẩn,

nhưng không có điều rành riêng cho nó, trong khi có 5 điều cho các nền cụ thể
Đã làm rõ các cơ sở lý thuyết của tiêu chuẩn, từ đó đưa ra điều kiện cho nền
trên sườn để có thể áp dụng tiêu chuẩn trong tính toán nền
Đã đề xuất một số biểu thức tính toán bổ xung những điểm còn hạn chế của
tiêu chuẩn để áp dụng cho tính toán thiết kế nền móng công trình trên sườn dốc
Nhìn chung các kết quả thu được đã đưa ra một số nhận định có ý nghĩa đóng
góp về khoa học và thực tiên. Tuy nhiên, bài toán về ổn định công trình trên sườn
dốc vốn là vấn đề lý thuyết phức tạp đã được rất nhiều nghiên cứu đề cập dưới các
góc độ khác nhau, nên vấn đề nghiên cứu của đề tài cần tiếp tục nghiên cứu và triển
khai nghiên cứu các vấn đề có liên quan
Kiến nghị
Mặc dù những mục tiêu của đề tài đặt ra cơ bản đã được giải quyết, nhưng để
triển khai vào thực tiễn có kiến nghị:
- Các công thức đề xuất được xây dựng trên cơ sở lý thuyết theo hướng đảm bảo độ
tin cậy về ổn định của kết quả tính, theo đó sự sai số của kết quả chưa được kiểm
soát. Do đó, cần có các nghiên cứu thực nghiệm để có cơ sở điều chỉnh sai số,
- Tiêu chuẩn thiết kế là một văn bản pháp quy ràng buộc bởi nhiều yếu tố bao gồm cả
yếu tố kinh tế xã hội. Việc nghiên cứu các phương pháp tính toán ổn định cho nền
công trình trên sườn dốc là chưa đủ. Do đó, cần có nghiên cứu xây dụng hoàn thiện
tiêu chuẩn trong đó có thêm điều 16 về đặc điểm tính toán nền móng công trình trên
sườn dốc.
Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn TCVN 9362-2012, cho tính toán nền công
trình trên sườn dốc lần đầu tiên được đặt ra xuất phát từ nhu cầu thực tế. Trong khi
đó, vấn đề nghiên cứu phong phú đa dang, cần đòi hỏi kiến thức chuyên sâu ở nhiều
lĩnh vực. Do đó, với thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều của tác
giả, chắc chắn bản luận văn không tránh khỏi thiếu sót.


1


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Trần Thương Bình (2017), Bài giảng môn học địa kỹ thuật
2. Trần Thương Bình (2017), cơ học khối đá, Nhà xuất bản Xây dựng.
3. Nguyễn Bá Kế (2008), Kỹ thuật nền móng công trình vùng đồi dốc, Nhà xuất
bản Xây dựng
4. Nguyên sĩ Ngọc (2011), Cơ học đá, Nhà xuất bản Xây dựng.
5. N.A X ưwtôvich (bản dịch tiếng nga) (1987), Cơ học đất, Nhà xuất bản Nông
nghiệp Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Quảng, Nguyễn Hữu Kháng (2009), hướng dẫn đồ án nền và
móng, Nhà xuất bản Xây dựng.
7. Nguyễn Văn Quảng, Nguyễn Hữu Kháng, Uông Đình Chất (2013), Nền và
móng các công trình dân dụng và công nghiệp, Nhà xuất bản Xây dựng.
8. R.Whitlow, (Bản dịch tiếng Anh) (1995) , Cơ học đất. Nhà xuất bản Giáo
dục.
9.Shamsher Prakash- Hary D.Sharma, (Bản dịch tiếng Anh) (1999), Móng cọc
trong thực tế xây dựng, Nhà xuất bản Xây dựng.
10. Vương Văn Thành (2017), Bài giảng môn học nền móng trong điều kiện
phức tạp
11. Vương Văn Thành, Nguyễn Đức Ngôn, Phạm Ngọc Thắng (2012), Tính
toán thực hành nền móng công trình dân dụng và công nghiệp, Nhà xuất bản
Xây dựng.
12. Trịnh Minh Thụ, Nguyễn Uyên (2014), Cường độ chống cắt của đất trong
các bài toán địa kỹ thu, Nhà xuất bản Xây dựng.
13. Trịnh Minh Thụ, Nguyễn Uyên (2011), Phòng chống trượt lở đất đá ở bờ
dốc- mái dốc, Nhà xuất bản Xây dựng.


2


14. Tiªu chuÈn TCVN 4253-2012, Công trình thuỷ lợi- nền các công trình thuỷ
công- yêu cầu thiết kế
15. Tiêu chuẩn TCVN 9152-2012, Thiết kế tường chắn chân công trình thuỷ lợi
16. Tiêu chuẩn TCVN 9362-2012, Thiết kế nền nhà và công trình
17. V.D. Lomtaze, (bản dịch tiếng Nga) (1973), Thạch luận địa chất công trình
18. Cổng thông tin điện tử
+ Công trình kiến trúc
Tiếng Anh
19.K.Szechy, L. Varga (1978),

Foundation engineering, Akademiai Kiado

Budapest
Tiếng Nga
20. E.D Sukina (1985), Cơ lý hoá hệ phân tán tự nhiên, Nhà xuất bản Matxcova



×