Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ THIẾT KẾ NHÀ DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (984.42 KB, 18 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ THIẾT KẾ NHÀ DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

Phụ lục:
Câu 1: Cho nhịp sàn trong công trình có kích thước 10mx10m. Trong quá trình thi công sau khi
tháo cốt pha người ta đo được độ võng của sàn so với chuẩn ngang là 4cm. Hỏi có nghiệm thu
được không?

Câu 2: Trong trường hợp sàn có xu hướng bị võng xuống do tải trọng bản thân, chúng ta có biện
pháp nào để thi công mà sau khi tháo ván khuôn xong thì sẽ không còn độ võng nữa.

Câu 3: Khi tính toán kết cấu cần tính toán và kiểm tra theo mấy trạng thái giới hạn. Kể tên theo
các trạng thái giới hạn đó. Ứng với mỗi trạng thái giới hạn chúng ta phải tính toán, kiểm tra những
bước nào?

Câu 4: Hãy nêu yêu cầu cấu tạo lớp bê tông bảo vệ trong dầm, cột, sàn theo tiêu chuẩn.
Câu 5: Phân tích xác tình huống khi ép cọc gặp sự cố.
Câu 6: Nguyên lý tính toán đài cọc. Lúc nào dứng ép cọc, chọc thủng?
Câu 7: Nếu cọc đã đến độ sâu thiết kế rồi mà chưa đạt đến tải trọng thiết kế có dừng ép không?
Nếu chưa đạt đến chiều sâu thiết kế mà tải trọng ép đã đạt đến Ptk thì có dừng ép không?

Câu 8: Khoảng cách giữa các cọc trong đài cọc, khoảng cách giữa cọc và mép đài. Chiều sâu của
cọc trong đài.

Câu 9: Khoảng cách cốt thép cấu tạo trong kết cấu BTCT
Câu 10: Chiều dày tối thiểu của sàn trong nhà dân dụng
Câu 11: Các công thức cơ bản để xác định chiều cao, dầm chính, dầm phụ. Bề rộng dầm theo
chiều cao dầm, chiều dày sàn.

Câu 12: Cách xác định tải trọng chân cột sơ bộ, từ đó xác định kích thước sơ bộ nhà cao tầng.
Câu 13: Cách chọn chiều sâu chôn đài móng. Các lực tác dụng lên đài móng cọc. Cách chọn sơ
bộ kích thước đài cọc, cọc sâu.



Câu 14: Độ lún tuyệt đối khung BTCT không có tường chèn.
Câu 15: Lúc nào dừng tính lún.
Câu 16: Nền và móng được tính theo các TTGH nào?

1
Lê Đình Dũng - Nguyễn Nam Hải - Phạm Thị Thu Thủy


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ THIẾT KẾ NHÀ DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

Câu 1:
Không nghiệm thu do quy định trong TCVN 5574-2012 độ võng cho phép của sàn có l =10m là
=l/250 = 4cm. Nhưng đó là độ võng mà chưa có hoạt tải sử dụng. Nếu công nhân nhất quyết
không nghe thì ta có thể chất thử tải đều lên trên sàn đó bằng cách bơm nước cho đủ 200kg/1m2
đối với sàn văn phòng hoặc 400kg/m2 đối với sàn phòng hội họp.Nếu sàn võng hơn thì sẽ không
nghiệm thu.
Câu 2:
+ Ta có thể lắp dựng ván khuôn cho sàn vồng lên một ít ngược chiều với chiều võng để sau khi
tháo cốt fa dưới tác dụng của tải trọng bản thân sàn võng xuống bù trừ cho vừa
+ Nếu việc làm ván khuôn không khả thi ta có thể sử dụng sàn ứng suất trước nếu L> 7,5m + Để
giảm bớt độ võng cho sàn ta có thể giảm tải trọng bớt cho sàn 1 cách tối ưu nhất/
+ Sử dụng vật liệu biện pháp thi công thích hợp

Gia cố bằng cách them thanh chống,ván khuôn nếu là thép ta hàn lại hoặc neo buộc cẩn
thận
Nếu không hiệu quả ta nên giảm tải trọng do sàn trong trường hợp sàn chịu tải quá lớn
Nếu do sàn yếu mỏng không đủ mác bê tông,thép thưa ta nên them dầm phụ đỡ
Để giảm khẩu độ chịu lực của sàn
Nếu sàn quá dày nặng giảm chiều dày sàn trong trường hợp nghiêm trọng thì do thiết kế sai

phá đi thiết kế lại lắp ghép lại đảm bảo cho an toàn.
Câu 3: Mục 4.2.1 TCVN 5574-2012
4.2.1. Kết cấu bê tông cốt thép cần phải thỏa mãn những yêu cầu về tính toán theo độ bền (các
trạng thái giới hạn thứ nhất) và đáp ứng điều kiện sử dụng bình thường (các trạng thái giới hạn
thứ hai).
a) Tính toán theo các trạng thái giới hạn thứ nhất nhằm đảm bảo cho kết cấu:
- Không bị phá hoại giòn, dẻo, hoặc theo dạng phá hoại khác (trong trường hợp cần thiết, tính toán
theo độ bền có kể đến độ võng của kết cấu tại thời điểm trước khi bị phá hoại);
- Không bị mất ổn định về hình dạng (tính toán ổn định các kết cấu thành mỏng) hoặc về vị trí
(tính toán chống lật và trượt cho tường chắn đất, tính toán chống đẩy nổi cho các bể chứa chìm
hoặc ngầm dưới đất, trạm bơm, v.v…);
- Không bị phá hoại vì mỏi (tính toán chịu mỏi đối với các cấu kiện hoặc kết cấu chịu tác dụng
của tải trọng lặp thuộc loại di động hoặc xung: ví dụ như dầm cầu trục, móng khung, sàn có đặt
một số máy móc không cân bằng);
- Không bị phá hoại do tác dụng đồng thời của các yếu tố về lực và những ảnh hưởng bất lợi của
môi trường (tác động định kỳ hoặc thường xuyên của môi trường xâm thực hoặc hỏa hoạn).
2
Lê Đình Dũng - Nguyễn Nam Hải - Phạm Thị Thu Thủy


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ THIẾT KẾ NHÀ DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

b) Tính toán theo các trạng thái giới hạn thứ hai nhằm đảm bảo sự làm việc bình thường của kết
cấu sao cho:
- Không cho hình thành cũng như mở rộng vết nứt quá mức hoặc vết nứt dài hạn nếu điều kiện sử
dụng không cho phép hình thành hoặc mở rộng vết nứt dài hạn.
- Không có những biến dạng vượt quá giới hạn cho phép (độ võng, góc xoay, góc trượt, dao
động).

Câu 4: Mục 8.3.1 TCVN 5574-2012

8.3. Lớp bê tông bảo vệ
8.3.1. Lớp bê tông bảo vệ cho cốt thép chịu lực cần đảm bảo sự làm việc đồng thời của cốt thép và
bê tông trong mọi giai đoạn làm việc của kết cấu, cũng như bảo vệ cốt thép khỏi tác động của
không khí, nhiệt độ và các tác động tương tự.
8.3.2. Đối với cốt thép dọc chịu lực (không ứng lực trước, ứng lực trước, ứng lực trước kéo trên
bệ), chiều dày lớp bê tông bảo vệ cần được lấy không nhỏ hơn đường kính cốt thép hoặc dây cáp
và không nhỏ hơn:
- Trong bản và tường có chiều dày:
+ Từ 100 mm trở xuống: 10 mm (15 mm)
+ Trên 100 mm: 15 mm (20 mm)
- Trong dầm và dầm sườn có chiều cao:
+ Nhỏ hơn 250 mm: 15 mm (20 mm)
+ Lớn hơn hoặc bằng 250 mm: 20 mm (25 mm)
- Trong cột: 20 mm (25 mm)
- Trong dầm móng: 30 mm
- Trong móng:
+ lắp ghép: 30 mm
+ toàn khối khi có lớp bê tông lót: 35 mm
+ toàn khối khi không có lớp bê tông lót: 70 mm
CHÚ THÍCH 1: Giá trị trong ngoặc (…) áp dụng cho kết cấu ngoài trời hoặc những nơi ẩm ướt.
CHÚ THÍCH 2: Đối với kết cấu trong vùng chịu ảnh hưởng của môi trường biển, chiều dày lớp bê
tông bảo vệ lấy theo quy định của tiêu chuẩn hiện hành TCVN 9346:2012.
3
Lê Đình Dũng - Nguyễn Nam Hải - Phạm Thị Thu Thủy


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ THIẾT KẾ NHÀ DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

Trong kết cấu một lớp làm từ bê tông nhẹ và bê tông rỗng cấp B7,5 và thấp hơn, chiều dày lớp bê
tông bảo vệ cần phải không nhỏ hơn 20 mm, còn đối với các panen tường ngoài (không có lớp

trát) không được nhỏ hơn 25 mm.
Đối với các kết cấu một lớp làm từ bê tông tổ ong, trong mọi trường hợp lớp bê tông bảo vệ
không nhỏ hơn 25 mm.
Trong những vùng chịu ảnh hưởng của hơi nước mặn, lấy chiều dày lớp bê tông bảo vệ theo quy
định trong các tiêu chuẩn tương ứng hiện hành.
8.3.3. Chiều dày lớp bê tông bảo vệ cho cốt thép đai, cốt thép phân bố và cốt thép cấu tạo cần
được lấy không nhỏ hơn đường kính của các cốt thép này và không nhỏ hơn:
- Khi chiều cao tiết diện cấu kiện nhỏ hơn 250 mm: 10 mm (15 mm)
- Khi chiều cao tiết diện cấu kiện bằng 250 mm trở lên: 15 mm (20 mm)
CHÚ THÍCH 1: Giá trị trong ngoặc (…) áp dụng cho kết cấu ngoài trời hoặc những nơi ẩm ướt.
CHÚ THÍCH 2: Đối với kết cấu trong vùng chịu ảnh hưởng của môi trường biển, chiều dày lớp bê
tông bảo vệ lấy theo quy định của tiêu chuẩn hiện hành TCVN 9346:2012.
Trong các cấu kiện làm từ bê tông nhẹ, bê tông rỗng có cấp không lớn hơn B7,5 và làm từ bê tông
tổ ong, chiều dày lớp bê tông bảo vệ cho cốt thép ngang lấy không nhỏ hơn 15 mm, không phụ
thuộc chiều cao tiết diện.
Câu 5:
Sự cố khi hạ cọc
Cọc gặp vật cản
1. Hiện tượng
Đang đóng cọc xuống bình thường, chưa đạt được độ sâu thiết kế bỗng nhiên xuống chậm hẳn lại
hoặc không xuống, hoặc búa đóng xuống bị đẩy lên mạnh.
Cọc bị rung chuyển mạnh dưới mỗi nhát búa.
Đóng vào tầng đá nghiêng, mũi cọc bị chạy nghiêng đi. Hiện tượng: số nhát đập cứ giảm
dần:30,25,20,18 nhát đập/1m cọc. có thể là do gãy cọc không hoặc là cọc bị nghiêng chệch rồi
gãy.
2. Nguyên nhân
Có thể cọc gặp vật cản như đá mồ côi, hay một lớp đá mỏng, hoặc các vật cản khác trên đường
xuống...
3. Biện pháp khắc phục
Ngừng đóng, nếu tiếp tục đóng sẽ gây phá hoại cọc.

Nhổ cọc lên và phá vật cản bằng cách đóng xuống một ống thép đầu nhọn có cường độ cao, hay
nổ mìn để phá vật cản hoặc khoan dẫn.
Khi vật cản đã phá xong, ta tiếp tục đóng cọc:
Thực tế thì có nhiều cách để kiểm tra cọc đã đạt yêu cầu mà đề nghị dừng đóng, chứ nếu cố thì chỉ
có vỡ cọc, mất tim, tốn cọc bù, tốn thời gian chờ.
Hiện tượng chối giả
4
Lê Đình Dũng - Nguyễn Nam Hải - Phạm Thị Thu Thủy


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ THIẾT KẾ NHÀ DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

1. Hiện tượng
Cọc chưa đạt tới độ sâu thiết kế (thường còn rất cao) mà độ chối của cọc đã đạt hoặc nhỏ hơn độ
chối thiết kế.
2. Nguyên nhân
Do đóng cọc quá nhanh, đất xung quanh cọc bị lèn ép quá chặt trong quá trình đóng cọc, gây nên
ma sát lớn giữa cọc và đất.
3. Biện pháp khắc phục
Tạm ngừng đóng trong ít ngày để độ chặt của đất chung quanh cọc giảm dần rồi mới tiếp tục
đóng. Trong thực tế có hiện tượng bó đất, đất sau khi bị xáo động quanh thân sẽ giãn nở lại gần
trạng thái cũ, càng chờ càng tốt[3]. Trường hợp lớp cứng là cát, Nếu độ chối nhỏ (0.5-1cm) vẫn
tiếp tục đóng qua lớp này đến chiều sâu và độ chối phù hợp. Nếu độ chối nhỏ hơn 0.5mm mà vẫn
chưa đạt chiều sâu TK và cọc có thể bị phá huỷ đầu cọc thì nghỉ chừng 30 - 60phút sau đó đóng
tiếp.
Khi đóng cọc sau thì cọc đóng trước bị nổi lên
1. Hiện tượng
Khi đóng cọc trong nền đất chảy nhão, đất dính thì những cọc ở xung quanh (đã dược đóng trước)
bị đẩy nổi lên.
2. Nguyên nhân

+ Do vị trí cọc gần nhau. phản lực phụ sinh ra trong đất đủ lớn tác dụng vào các cọc xung quanh
và làm cho các cọc đó bị trồi lên
3. Biện pháp khắc phục
Dùng búa hơi song động có tần số lớn để thi công.
Cọc bị nghiêng
1. Nguyên nhân
Do kiểm tra không kỹ trước khi đóng cọc
Trong quá trình đóng gây lệch cọc.
2. Biện pháp khắc phục
Với những cọc đóng chưa sâu lắm thì dùng đòn bẩy hay tời để kéo cọc về lại vị trí thẳng đứng.
Với những cọc đóng xuống quá sâu thì phải nhổ cọc lên và sau đó đóng lại cẩn thận.
Đầu cọc xuất hiện vết nứt trong quá trình đóng
1. Nguyên nhân
Do búa quá nhỏ so với sức chịu tải của cọc hay chiều cao rơi búa không hợp lý.
2. Biện pháp khắc phục
Chọn lại búa cho phù hợp
Thay đổi chiều cao rơi búa
Thay vật đệm đầu cọc mới.
Những sự cố thường gặp khi thi công ép cọc
Cọc nghiêng qúa quy định ( lớn hơn 1% ) , cọc ép dở dang do gặp dị vật ổ cát, vỉa sét cứng bất
thường, cọc bị vỡ... đều phải xử lý bằng cách nhổ lên ép lại hoặc ép bổ sung cọc mới (do thiết kế
chỉ định ). Do cấu tạo địa chất dưới nền đất không đồng nhất nên thi công ép cọc có thể xảy ra các
sự cố sau:
• Khi ép đến độ sâu nào đó chưa đến độ sâu thiết kế nhưng áp lực đã đạt, khi đó phải giảm bớt tốc
độ, tăng lực ép lên từ từ nhưng không lớn hơn Pép max. Nếu cọc vẫn không xuống thì ngừng ép
và báo cáo với bên thiết kế để kiểm tr sử lý.
5
Lê Đình Dũng - Nguyễn Nam Hải - Phạm Thị Thu Thủy



ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ THIẾT KẾ NHÀ DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

• Nếu nguyên nhân là do lớp cát hạt trung bị ép quá chặt thì dừng ép cọc lại một thời gian chờ cho
độ chặt lớp đất giảm dần rồi ép tiếp
• Nếu gặp vật cản thì khoan phá, khoan dẫn, ép cọc tạo lỗ.
Khi việc ép cọc bê tông cũng có lý do gây một số ít tác hại có thể ảnh hưởng tới những căn hộ liền
kề vì vậy trong trường hợp này chúng ta phải khoan dẫn trước khi ép cọc bê tông với lý do sau :
- Nên móng nhà liền kề yếu, do xây dựng lâu năm.
- Tác dụng của công tác khoan dẫn làm giảm sự đùn đất có thể gây lún, nứt, phồng nền nhà bên.
Nhiều người nghĩ rằng chi phí trong khoan dẫn có thể rất đắt, nhưng ngược lại nó tương đối rẻ,
khoảng 30-50.000/m tuỳ thuộc vào số lượng md khi khoan.
• Khi ép đến độ sâu thiết kế mà áp lực đầu cọc vẫn chưa đạt đến yêu cầu theo tính toán. Trường
hợp này xảy ra thường do khi đó đầu cọc vẫn chưa đến lớp cát hạt trung, hoặc gặp các thấu kính,
đất yếu, ta ngừng ép cọc và báo với bên thiết kế để kiểm tra, xác định nguyên nhân và tìm biện
pháp sử lý.Nếu địa chất có các lớp cát (hạt mịn, hạt thô, hạt trung) khá dày thì phương pháp ép
cọc bình thường sẽ không khả thi: Cọc không thể xuyên qua vì khi ép, sẽ xuất hiện độ chối giả (
với cát thì độ chối giả nhỏ hơn so với độ chối thiết kế ), các hạt cát dưới mũi cọc, xung quanh cọc
sẽ nén chặt lại làm tăng lực ma sát xung quanh cọc, tăng sức chống mũi ( tăng sức chịu tải của đất
nền ), sức chịu tải đất nên tăng tỷ lệ thuận với lực ép, càng tăng lực ép thì càng khó ép khi lớp cát
quá dày. ( Do đó, khi ép cọc qua cát thì cần phải có thời gian nghĩ để cho các lớp cát trở lại trạng
thái bình thường rồi mới ép trở lại, chỉ khả thi khi ép qua lớp cát không quá dày )( TCXD
205:1998_Tiêu chuẩn thiết kế móng cọc ).
Vì vậy, để tranh hiện tượng trên, cần phải làm giảm sự xuất hiện độ chối giả bằng biện pháp ép
rung, khoan dẫn trước khi ép, ép có sối nước. Phương pháp này sẽ tạm thời phá vỡ kết cấu đất
trong quá trình vừa ép vừa đưa dẫn cọc xuống.Trong đó, phương pháp khoan dẫn dẫn hiện nay
được thực hiện phổ biến vì tính khả thi của nó ( không tiện so sánh các phương pháp với nhau).
Nguyên tắc của phương pháp khoan dẫn ( thễ hiện ở tên của phương pháp): Trước khi ép, tại vị trí
tâm cọc thiết kế, ta khoan trước một lỗ có đường kính bằng (1/8 – 1/10) cạnh cọc, chiều sâu lỗ tùy
theo lớp địa chất bên dưới, sao cho có thể thi công được, thành lỗ được giữ bằng dung dịch
bentonite. Sau đó,ta tiến hành ép cọc. Biện pháp sử lý trong TH này là nối thêm cọc khi đxa kiểm

tra và xác định rõ lớp đất bên dưới là lớp đất yếu sau đó ép cho đến khi đạt áp lực thiết kế.
• Khi lực ép vừa đạt trị số thiết kế mà cọc không xuống được nữa, trong khi đó lực ép tác động lên
cọc tiếp tục tăng vượt quá lực ép lớn nhất (Pep)max thì trước khi dừng ép phải dùng van giữ lực
duy trì (Pep)max trong thời gian 5 phút.Trường hợp máy ép không có van giữ thì phải ép nháy từ
ba đến năm lần với lực ép (Pep)max .
Câu 6:

Chiều dày đài cọc BTCT: h = h1 + h2 = ho + a
Trong đó: h1: Độ sâu ngàm cọc vào đất;
h2: Chiều dày phần đài cọc được xác định theo điều kiện chọc thủng; ho: Chiều cao làm
việc của tiết diện;
a: Chiều dày lớp bảo vệ.
6
Lê Đình Dũng - Nguyễn Nam Hải - Phạm Thị Thu Thủy


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ THIẾT KẾ NHÀ DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

Dài cọc dưới cột được tính toán theo điều kiện chọc thủng, phá hoại theo các vết nứt xiên,
tính toán cốt thép.
Theo điều kiện chọc thủng Dưới tác dụng của phản lực các đầu cọc, nếu đài không đủ độ
bền thì sẽ xảy ra hiện tượng chọc thủng. Tháp chọc thủng xuất phát từ chân cột, mặt bên
hợp với phương thẳng đứng một góc 45o tới cắt mặt phẳng chứa lưới thép ở phía dưới.
Điều kiện chọc thủng:

Pct  0.75RK .h2 .btb
h2 

PCT
0.75RK .BTB


Pct: Lực chọc thủng; Rk: Cường độ chịu kéo tính toán của BT, phụ thuộc mác BT và được
tra bảng; Các giá trị còn lại trong công thức lấy như tính toán như trong phần tính toán cấu
tạo móng nông theo điều kiện chọc thủng
Cách tính đài tham khảo thêm 8.2,8.3,8,4 trang 49 TCVN 10304
Câu 7:
Do cấu tạo địa chất dưới nền đất không đồng nhất nên thi công ép cọc có thể xảy ra các sự cố sau:
- Khi ép đến độ sâu nào đó chưa đến độ sâu thiết kế nhưng áp lực đã đạt, khi đó phải giảm bớt tốc
độ, tăng lực ép lên từ từ nhưng không lớn hơn Pép max. Nếu cọc vẫn không xuống thì ngừng ép
và báo cáo với bên thiết kế để kiểm tr sử lý.
- Nếu nguyên nhân là do lớp cát hạt trung bị ép quá chặt thì dừng ép cọc lại một thời gian chờ cho
độ chặt lớp đất giảm dần rồi ép tiếp
- Nếu gặp vật cản thì khoan phá, khoan dẫn, ép cọc tạo lỗ.
Khi việc ép cọc bê tông cũng có lý do gây một số ít tác hại có thể ảnh hưởng tới những căn hộ liền
kề vì vậy trong trường hợp này chúng ta phải khoan dẫn trước khi ép cọc bê tông với lý do sau :
1. - Nên móng nhà liền kề yếu, do xây dựng lâu năm.
2. - Tác dụng của công tác khoan dẫn làm giảm sự đùn đất có thể gây lún, nứt, phồng nền nhà bên.
Nhiều người nghĩ rằng chi phí trong khoan dẫn có thể rất đắt, nhưng ngược lại nó tương đối rẻ,
khoảng 30-50.000/m tuỳ thuộc vào số lượng md khi khoan.
- Khi ép đến độ sâu thiết kế mà áp lực đầu cọc vẫn chưa đạt đến yêu cầu theo tính toán. Trường
hợp này xảy ra thường do khi đó đầu cọc vẫn chưa đến lớp cát hạt trung, hoặc gặp các thấu kính,
đất yếu, ta ngừng ép cọc và báo với bên thiết kế để kiểm tra, xác định nguyên nhân và tìm biện
pháp sử lý.
- Biện pháp sử lý trong TH này là nối thêm cọc khi đxa kiểm tra và xác định rõ lớp đất bên dưới là
lớp đất yếu sau đó ép cho đến khi đạt áp lực thiết kế.
Kết thúc công việc ép cọc
Cọc được coi là ép xong khi thoả mãn 2 điều kiện:
Chiều dài cọc đã ép vào đất nền trong khoảng Lmin ≤ Lc ≤ Lmax
Trong đó:
7

Lê Đình Dũng - Nguyễn Nam Hải - Phạm Thị Thu Thủy


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ THIẾT KẾ NHÀ DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

• Lmin , Lmax là chiều dài ngắn nhất và dài nhất của cọc được thiết kế dự báo theo tình hình biến
động của nền đất trong khu vực
• Lc là chiều dài cọc đã hạ vào trong đất so với cốt thiết kế;
Lực ép trước khi dừng trong khoảng (Pep) min ≤ (Pep)KT ≤ (Pep)max
Trong đó :
• (Pep) min là lực ép nhỏ nhất do thiết kế quy định;
• (Pep)max là lực ép lớn nhất do thiết kế quy định;
• (Pep)KT là lực ép tại thời điểm kết thúc ép cọc, trị số này được duy trì với vận tốc xuyên không
quá 1cm/s trên chiều sâu không ít hơn ba lần đường kính ( hoặc cạnh) cọc.
Khi lực ép vừa đạt trị số thiết kế mà cọc không xuống được nữa, trong khi đó lực ép tác động lên
cọc tiếp tục tăng vượt quá lực ép lớn nhất (Pep)max thì trước khi dừng ép phải dùng van giữ lực duy
trì (Pep)max trong thời gian 5 phút.
Trường hợp không đạt 2 điều kiện trên người thi công phải báo cho chủ công trình và thiết kế để
sử lý kịp thời khi cần thiết, làm khảo sát đất bổ sung, làm thí nghiệm kiểm tra để có cơ sở lý luận
sử lý.
Cọc nghiêng qúa quy định ( lớn hơn 1% ) , cọc ép dở dang do gặp dị vật ổ cát, vỉa sét cứng bất
thường, cọc bị vỡ... đều phải xử lý bằng cách nhổ lên ép lại hoặc ép bổ sung cọc mới (do thiết kế
chỉ định
Câu 8: Mục 8.13, 8.14, 8.15 TCVN 10304-2014

8
Lê Đình Dũng - Nguyễn Nam Hải - Phạm Thị Thu Thủy


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ THIẾT KẾ NHÀ DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP


Tham khảo thêm:

Câu 9: Mục 8.4 TCVN 5574-2012
8.4.1. Khoảng cách thông thủy giữa các thanh cốt thép (hoặc vỏ ống đặt cốt thép căng) theo chiều
cao và chiều rộng tiết diện cần đảm bảo sự làm việc đồng thời giữa cốt thép với bê tông và được
lựa chọn có kể đến sự thuận tiện khi đổ và đầm vữa bê tông. Đối với kết cấu ứng lực trước cũng
9
Lê Đình Dũng - Nguyễn Nam Hải - Phạm Thị Thu Thủy


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ THIẾT KẾ NHÀ DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

cần tính đến mức độ nén cục bộ của bê tông, kích thước của các thiết bị kéo (kích, kẹp). Trong các
cấu kiện sử dụng đầm bàn hoặc đầm dùi khi chế tạo cần đảm bảo khoảng cách giữa các thanh cốt
thép cho phép đầm đi qua để làm chặt vữa bê tông.
8.4.2. Khoảng cách thông thủy giữa các thanh cốt thép dọc không căng hoặc cốt thép căng được
kéo trên bệ, cũng như khoảng cách giữa các thanh trong các khung thép hàn kề nhau, được lấy
không nhỏ hơn đường kính thanh cốt thép lớn nhất và không nhỏ hơn các trị số quy định sau:
a) Nếu khi đổ bê tông, các thanh cốt thép có vị trí nằm ngang hoặc xiên: phải không nhỏ hơn: đối
với cốt thép đặt dưới là 25 mm, đối với cốt thép đặt trên là 30 mm. Khi cốt thép đặt dưới bố trí
nhiều hơn hai lớp theo chiều cao thì khoảng cách giữa các thanh theo phương ngang (ngoài các
thanh ở hai lớp dưới cùng) cần phải không nhỏ hơn 50 mm.
b) Nếu khi đổ bê tông, các thanh cốt thép có vị trí thẳng đứng: không nhỏ hơn 50 mm. Khi kiểm
soát một cách có hệ thống kích thước cốt liệu bê tông, khoảng cách này có thể giảm đến 35 mm
nhưng không được nhỏ hơn 1,5 lần kích thước lớn nhất của cốt liệu thô.
Trong điều kiện chật hẹp, cho phép bố trí các thanh cốt thép theo cặp (không có khe hở giữa
chúng).
Trong các cấu kiện có cốt thép căng được căng trên bê tông (trừ các kết cấu được đặt cốt thép liên
tục), khoảng cách thông thủy giữa các ống đặt thép phải không nhỏ hơn đường kính ống và trong

mọi trường hợp không nhỏ hơn 50 mm.
CHÚ THÍCH: Khoảng cách thông thủy giữa các thanh cốt thép có gờ được lấy theo đường kính
danh định không kể đến các gờ thép.
8.7.1. Ở tất cả các mặt cấu kiện có đặt cốt thép dọc, cần phải bố trí cốt thép đai bao quanh các
thanh cốt thép dọc ngoài cùng, đồng thời khoảng cách giữa các thanh cốt thép đai ở mỗi mặt cấu
kiện phải không lớn hơn 600 mm và không lớn hơn hai lần chiều rộng cấu kiện.
Trong cấu kiện chịu nén lệch tâm có cốt thép dọc căng đặt ở khoảng giữa tiết diện (ví dụ: cọc ứng
lực trước), cốt thép đai có thể không cần đặt nếu chỉ riêng bê tông đảm bảo chịu được lực ngang.
Trong cấu kiện chịu uốn, nếu theo chiều rộng của cạnh sườn mỏng (chiều rộng sườn bằng hoặc
nhỏ hơn 150 mm) chỉ có một thanh cốt thép dọc hoặc một khung thép hàn thì cho phép không đặt
cốt thép đai theo chiều rộng cạnh sườn đó.
Trong các cấu kiện thẳng chịu nén lệch tâm, cũng như ở vùng chịu nén của cấu kiện chịu uốn có
đặt cốt thép dọc chịu nén theo tính toán, cốt thép đai phải được bố trí với khoảng cách như sau:
- Trong kết cấu làm từ bê tông nặng, bê tông hạt nhỏ, bê tông nhẹ, bê tông rỗng:
+ khi Rsc ≤ 400 MPa: không lớn hơn 500 mm và không lớn hơn:
15d đối với khung thép buộc;
20d đối với khung thép hàn;
10
Lê Đình Dũng - Nguyễn Nam Hải - Phạm Thị Thu Thủy


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ THIẾT KẾ NHÀ DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

+ khi Rsc ≥ 450 MPa: không lớn hơn 400 mm và không lớn hơn:
12d đối với khung thép buộc;
15d đối với khung thép hàn;
- Trong các cấu kiện làm từ bê tông tổ ong đặt khung thép hàn: không lớn hơn 500 mm và không
lớn hơn 40d (ở đây d là đường kính nhỏ nhất của cốt thép dọc chịu nén, tính bằng milimét (mm)).
Trong các kết cấu này cốt thép đai cần đảm bảo liên kết chặt với các thanh cốt thép chịu nén để
các thanh cốt thép này không bị phình ra theo bất kỳ hướng nào.

Tại các vị trí cốt thép chịu lực nối chồng không hàn, khoảng cách giữa các cốt thép đai của cấu
kiện chịu nén lệch tâm không lớn hơn 10 d.
Nếu hàm lượng cốt thép dọc chịu nén S' cao hơn 1,5%, cũng như nếu toàn bộ tiết diện cấu kiện
đều chịu nén và hàm lượng tổng cộng của cốt thép S và S' lớn hơn 3%, thì khoảng cách giữa các
cốt thép đai không được lớn hơn 10d và không được lớn hơn 300mm.
Các yêu cầu của điều này không áp dụng cho các cốt thép dọc được bố trí theo cấu tạo, nếu đường
kính các cốt thép này không vượt quá 12 mm và nhỏ hơn 1/2 chiều dày lớp bê tông bảo vệ.

Câu 10: Mục 8.2.2 TCVN 5574-2012
8.2. Kích thước tối thiểu của tiết diện cấu kiện
8.2.1. Kích thước tối thiểu của tiết diện cấu kiện bê tông và bê tông cốt thép được xác định từ các
tính toán theo nội lực tác dụng và theo các nhóm trạng thái giới hạn tương ứng, cần được lựa chọn
có kể đến các yêu cầu về kinh tế, sự cần thiết về thống nhất hóa ván khuôn và cách đặt cốt thép,
cũng như các điều kiện về công nghệ sản xuất cấu kiện.
Ngoài ra, kích thước tiết diện cấu kiện bê tông cốt thép cần chọn sao cho đảm bảo các yêu cầu về
bố trí cốt thép trong tiết diện (chiều dày lớp bê tông bảo vệ, khoảng cách giữa các thanh cốt thép,
v.v…) và neo cốt thép.
8.2.2. Chiều dày bản toàn khối được lấy không nhỏ hơn:
- Đối với sàn mái: 40 mm
- Đối với sàn nhà ở và công trình công cộng: 50 mm
- Đối với sàn giữa các tầng của nhà sản xuất: 60 mm
- Đối với bản làm từ bê tông nhẹ cấp B7,5 và thấp hơn: 70 mm
Chiều dày tối thiểu của bản lắp ghép được xác định từ điều kiện đảm bảo chiều dày yêu cầu của
lớp bê tông bảo vệ và điều kiện bố trí cốt thép trên chiều dày bản (xem 8.3.1 đến 8.4.2).

11
Lê Đình Dũng - Nguyễn Nam Hải - Phạm Thị Thu Thủy


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ THIẾT KẾ NHÀ DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP


Các kích thước tiết diện của cấu kiện chịu nén lệch tâm cần được chọn sao cho độ mảnh l0/i theo
hướng bất kỳ không được vượt quá:
- Đối với cấu kiện bê tông cốt thép làm từ bê tông nặng, bê tông hạt nhỏ, bê tông nhẹ: 200
- Đối với cột nhà: 120
- Đối với cấu kiện bê tông làm từ bê tông nặng, bê tông hạt nhỏ, bê tông nhẹ, bê tông rỗng: 90
- Đối với cấu kiện bê tông và bê tông cốt thép làm từ bê tông tổ ong: 70
Câu 11:
Các công thức cơ bản để xác định chiều cao dầm chính dầm phụ bề rộng dầm theo chiều cao
dầm,chiều dày sàn
+ Xác định sơ bộ chiều dày của bản sàn:
hb =

D
L1
m

Với : D = 0,8  1,4, Chọn D = 1
m = 30  35, Chọn m = 35
+ Xác định sơ bộ kích thước dầm phụ:
 1 1 
hdp     ldp
 12 16 

bdp = (0,3  0,5)hdp
+ Xác định sơ bộ kích thước dầm chính:
1
 1
  Ldc
8

 12

hdc = 

bdc = (0,3  0,5)hdc
Câu 12:
Diện tích kích thước cột được xác định theo công thức: A 

k .N
Rb

N- lực dọc trong cột do tải trọng đứng, xác định đưn giản bằng cách tính tổng tải trọng đứng tác
dụng lên phạm vi truyền tải vào cột.
k- hệ số kể đến ảnh hưởng của mô men được lấy từ 1-1,5.
Sơ bộ kích thước cột: 200, 220, 250, 280, 300, 350, 400, 450, 500,..
12
Lê Đình Dũng - Nguyễn Nam Hải - Phạm Thị Thu Thủy


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ THIẾT KẾ NHÀ DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

Câu 13:
- Chiều sâu đặt đài cọc phải được quy định dựa vào các giải pháp kết cấu phần ngầm của nhà hoặc
công trình, (có tầng ngầm, hầm kỹ thuật) và thiết kế san nền (đào hoặc đắp đất) và chiều cao thiết
kế của đài.
Đối với móng cầu, đáy đài phải nằm cao hơn hoặc thấp hơn mặt nước, đáy sông hồ, hoặc mặt đất
với điều kiện thỏa mãn sức chịu tải và độ bền theo thời gian xuất phát từ các điều kiện khí hậu địa
phương, các đặc trưng kết cấu của móng, đảm bảo yêu cầu thông thuyền và cây trôi, đủ độ tin cậy
khi dùng cỏc biện pháp phòng chống hữu hiệu cho cọc khi chịu tác dụng bất lợi do nhiệt độ môi
trường đổi dấu, do băng trôi, tác dụng mài mòn hoặc cuốn trôi các trầm tích đáy sông và các yếu

tố khác.
- Các lực tác dụng lên đài móng: trải trọng bản thân, áp lực công trình, trượt ngang.

13
Lê Đình Dũng - Nguyễn Nam Hải - Phạm Thị Thu Thủy


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ THIẾT KẾ NHÀ DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

Câu 14: Mục 4.6.28 TCVN 9362-2012
4.6.28 Biến dạng giới hạn cho phép của nền nhà và công trình Sgh lấy theo Bảng 16 nếu các kết
cấu trên móng không tính theo biến dạng không đều của nền và không xác định được trị số Sghb
(theo 4.6.21 b)) hoặc Sogh (theo 4.6.25b)) và khi thiết kế nhà không quy định trị Scngh (theo 4.6.21,
4.6.22, 4.6.23). Trong trường hợp này khi lấy Sgh ở Bảng 16, phải chú ý:
a) Việc tính toán biến dạng của nền cho phép tiến hành mà không cần kể đến ảnh hưởng của độ
cứng của kết cấu nhà hoặc công trình đến sự phân bố lại tải trọng trên nền;
Bảng 16 - Trị biến dạng giới hạn của nền Sgh
Tên và đặc điểm kết cấu của công
trình

Trị biến dạng giới hạn của nền Sgh
Biến dạng tương đối

Độ lún tuyệt đối trung
bình và lớn nhất, cm

14
Lê Đình Dũng - Nguyễn Nam Hải - Phạm Thị Thu Thủy



ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ THIẾT KẾ NHÀ DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

Dạng

Độ lớn

Dạng

Độ lớn

2

3

4

5

1.1. Khung bê tông cốt thép không Độ lún lệch
có tường chèn
tương đối

0,002

Độ lún tuyệt
đối lớn nhất
Sgh

8


1.2. Khung thép không có tường
chèn

Độ lún lệch
tương đối

0,001

Độ lún tuyệt
đối lớn nhất
Sgh

12

1.3. Khung bê tông cốt thép có
tường chèn

-

0,001

-

8

1.4. Khung thép có tường chèn

-

0,002


-

12

2. Nhà và công trình không xuất
hiện nội lực thêm do tản không
đều

-

0,006

-

15

1
1. Nhà sản xuất và nhà dân dụng
nhiều tầng bằng khung hoàn toàn

Võng hoặc 0,000 7 Độ lún trung
võng tương
bình Sghtb
đối

10

3.2 Khối lớn và thể xây bằng gạch Võng hoặc 0,001 Độ lún trung
không có cốt

võng tương
bình
đối
Sghtb
3.3 Khối lớn và thể xây bằng gạch
0,0012
có cốt hoặc có dằng bê tông cốt
Độ võng hoặc
Độ lún trung
thép
võng tương
bình
đối
Sghtb

10

3. Nhà nhiều tầng không khung,
tường chịu lực bằng

3.1 Tấm lớn

3.4. Không phụ thuộc vật liệu của
tường

Độ nghiêng
theo hướng
ngang igh

0,005


15

-

4. Công trình cao, cứng
15
Lê Đình Dũng - Nguyễn Nam Hải - Phạm Thị Thu Thủy


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ THIẾT KẾ NHÀ DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

4.1. Công trình máy nâng bằng kết
cấu bê tông cốt thép:
a) Nhà làm việc và thân xi lô kết
cấu toàn khối đặt trên cùng một
bản móng.

Độ nghiêng 0,003
ngang và dọc
igh

Độ lún trung
bình
Sghtb

40

b) Như trên, kết cấu lắp ghép.


Độ nghiêng 0,003
ngang và dọc
igh

Độ lún trung
bình
Sghtb

30

c) Nhà làm việc đặt riêng rẽ.

Độ nghiêng
ngang igh

0,003

25

0,004

d) Thân xi lô đặt riêng rẽ, kết cấu
toàn khối.

Độ nghiêng 0,004
ngang và dọc

-

40


e) Như trên, kết cấu lắp ghép

Độ nghiêng 0,001
ngang và dọc

-

30

4.2. Ống khói có chiều cao H (m)
H ≤ 100 m

Nghiêng igh

0,005

Độ lún trung
bình Sghtb

40

100 m < H ≤ 200 m

Nghiêng igh

1
2 xH

Độ lún trung

bình Sghtb

30

200 m < H ≤ 300 m

Nghiêng igh

1
2 xH

Độ lún trung
bình Sghtb

20

H > 300 m

Nghiêng igh

1
2 xH

-

10

4.3. Công trình khác, cao đến 100
m và cứng.


Nghiêng igh

0,004

Độ lún trung
bình Sghtb

20

b) Khi đất nền trong toàn bộ diện tích nhà hoặc công trình dạng thiết kế gồm các lớp nằm ngang
(với độ nghiêng không quá 0,1) thì trị giới hạn cực đại và trị trung bình của độ lún tuyệt đối nêu ở
Bảng 16 cho phép tăng lên 20 %.

16
Lê Đình Dũng - Nguyễn Nam Hải - Phạm Thị Thu Thủy


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ THIẾT KẾ NHÀ DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

c) Đối với nền đất trương nở, trị biến dạng giới hạn nâng móng lên, trị lớn nhất và trung bình lấy
bằng 0,25 trị độ lún giới hạn lớn nhất và trung bình nêu ở Bảng 16 còn độ võng của nhà lấy bằng
0,5 trị giới hạn nêu cũng ở bảng này.
CHÚ THÍCH: Trên cơ sở mở rộng kinh nghiệm thiết kế xây dựng và sử dụng các loại nhà và công
trình khác nhau có chú ý tới hiệu quả của các giải pháp kết cấu nhằm đảm bảo yêu cầu do nền
biến dạng lún không đều gây ra cho phép quy định các trị biến dạng giới hạn khác với trị nêu ở
Bảng 16.
Câu 16: Mục 7.1.1 TCVN 10304-2014
+) Theo TTGH 1 (theo cường độ và độ ổn định)
Tính toán theo TTGH thứ nhất bao gồm: - Xác định sức chịu tải của cọc.
- Tính toán độ bền của đài cọc.

- Xác định sức chịu tải, ổn định của nền móng cọc.
Nền của móng cọc cần tính toán theo sức chịu tải (ổn định) trong các trường hợp khi móng cọc
nằm trong phạm vi bờ dốc hoặc trên dưới chân dốc; móng cọc thường xuyên chịu tải trọng ngang
có trị số lớn như móng tường chắn, nền của móng cọc chống.
Ổn định của nền móng cọc chống được kiểm tra theo sơ dồ trượt đối xứng của riêng từng cọc.
Sức chịu tải trọng đứng của nền cọc ma sát bao gồm sức chịu tải của đất nền dưới mũi cọc và sức
chịu do ma sát:
n

Ngh  R gh .Fd  Ud  f.l
i i
i 1

Rgh: áp lực giới hạn xuống nền;
Fđ: Diện tích đế đài;
Uđ: Chu vi đế đài;
fi: Cường độ tính toán chống cắt của mỗi lớp đất, có thể lấy bằng cường độ tính toán giữa mặt
xung quanh cọc và đất bao quanh; li: Chiều dày lớp đất thứ I;
n:Số lượng lớp đất trong phạm vi chiều dài cọc.
Khi dùng phương pháp mặt trượt trụ tròn để đánh giá ổn định của nền móng cọc ma sát thì cách
tính toán như đã trình bày ở phần trước nhưng các mặt trượt có thể cắt thân cọc ở vị trí bất kỳ và
lúc đó các cọc sẽ góp phần cản lại sự trượt.
+) Theo TTGH thứ 2 (biến dạng – lún)
Theo TTGH thứ 2 người ta tính độ lún của nền và chuyển vị ngang của công trình do đất bị biến
dạng gây nên. Trường hợp tính độ lún chỉ cần tính toán với móng cọc ma sát còn nền móng cọc
chống thì biến dạng ít nên không vượt quá giới hạn cho phép nên không phải tính. Khi tính toán
móng cọc theo TTGH thứ 2 người ta dùng tải trọng tiêu chuẩn và quan niệm móng cọc và đất như
móng quy ước (khối có mặt cắt abcd trên hình 6.9) và coi nó như móng nông trên nền thiên nhiên.
Độ lún của móng trong trường hợp này là do nền dưới đáy khối quy ước gây ra còn biến dạng của
bản thân các cọc được bỏ qua.

Để có thể tính toán độ lún của nền móng cọc theo nguyên lý biến dạng tuyến tính phải đảm bảo
điều kiện áp lực xuống nền dưới khối quy định do tải trọng công trình và trọng lượng của khối
quy ước gây ra không vượt quá cường độ tính toán của nền dưới khối quy ước
Độ lún của nền móng cọc là độ lún của khối quy ước được tính theo công thức tính lún cho móng
trên nền thiên nhiên theo sơ đồ nền là nửa không gian hay nền là lớp có chiều dày hữu hạn trên đá
17
Lê Đình Dũng - Nguyễn Nam Hải - Phạm Thị Thu Thủy


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ THIẾT KẾ NHÀ DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

cứng tuỳ từng trường hợp cụ thể. Tính toán theo TTGH thứ 2 cần kiểm tra điều kiện: - Đối với
nhà khung: S ≤ Sgh; ∆S ≤ ∆Sgh; - Đối với nhà tường chịu lực: Stb ≤ Stbgh; ∆S ≤ ∆Sgh; - Đối với
công trình cao cứng: Stb ≤ Stbgh; i ≤ igh

18
Lê Đình Dũng - Nguyễn Nam Hải - Phạm Thị Thu Thủy



×