Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Nguyên lý hệ điều hành Hệ điều hành macOS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.8 MB, 44 trang )

Hệ điều hành MacOS

Lời mở đầu
---***--Hệ điều hành là tập hợp các chương trình được tổ chức thành một hệ
thống với nhiệm vụ đảm bảo tương tác giữa người dùng với máy tính, cung cấp
các phương tiện và dịch vụ để điều phối việc thực hiện các chương trình, quản
lý chặt chẽ các tài nguyên của máy, tổ chức khai thác chúng một cách thuận tiện
và tối ưu.
Hiện nay có một số hệ điều hành phổ biến thông dụng trên thị trường như: MS
Dos, Windows, Ubuntu, CentOS, …
Xét trên lịch sử hình thành, các máy tính ban đầu không có hệ điều hành.
Người điều hành sẽ tải và chạy chương trình một cách thủ công. Khi chương
trình được thiết kế để tải và chạy chương trình khác, nó đã thay thế công việc
của con người. Thuật ngữ "hệ điều hành" được dùng gần đây chỉ tới một phần
mềm cần thiết để người dùng quản lý hệ thống và chạy các phần mềm ứng
dụng khác trên hệ thống. Nó không chỉ có nghĩa là "phần lõi" tương tác trực tiếp
với phần cứng mà còn cả các thư viện cần thiết để các chương trình quản lý và
điều chỉnh hệ thống.
Không có sự phân biệt rõ ràng giữa phần mềm ứng dụng và hệ điều hành.
Tuy nhiên, đôi khi vấn đề này cũng được tranh cãi. Thí dụ trường hợp Bộ Tư
pháp Mỹ và Microsoft tranh cãi Internet Explorer có phải là một phần
của Windows không.
Cấp thấp nhất của hệ điều hành là phần lõi (còn gọi là nhân), lớp phần
mềm đầu tiên được tải vào hệ thống khi khởi động. Các phần mềm được tải tiếp
theo phụ thuộc vào nó sẽ cung cấp các dịch vụ cốt lõi cho hệ thống. Những dịch
vụ phổ biến là truy xuất đĩa, quản lý bộ nhớ, định thời, và truy xuất tới thiết bị
phần cứng. Có nhiều tranh cãi về những thành phần nào tạo nên phần lõi,
như hệ thống tập tin có được đưa vào phần lõi không.
Hệ điều hành là một phần không thể thiếu cho các thiết bị thông minh
ngày nay. Theo nguyên tắc, một hệ điều hành cần thỏa mãn hai chức năng chính
yếu sau:



Quản lý chia sẻ tài nguyên
Tài nguyên của hệ thống (CPU, bộ nhớ, thiết bị ngoại vi,...) vốn rất giới
hạn, nhưng trong các hệ thống đa nhiệm, nhiều người sử dụng có thể đồng thời
yêu cầu nhiều tài nguyên. Để thỏa mãn yêu cầu sử dụng chỉ với tài nguyên hữu
hạn và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, hệ điều hành cần phải có cơ chế
và chiến lược thích hợp để quản lý việc phân phối tài nguyên.
0


Hệ điều hành MacOS
Ngoài yêu cầu dùng chung tài nguyên để tiết kiệm chi phí, người sử dụng
còn cần phải chia sẻ thông tin (tài nguyên phần mềm) lẫn nhau, khi đó hệ điều
hành cần đảm bảo việc truy xuất đến các tài nguyên này là hợp lệ, không xảy ra
tranh chấp, mất đồng nhất,...

Giả lập một máy tính mở rộng
Hệ điều hành làm ẩn đi các chi tiết phần cứng, người sử dụng được cung
cấp một giao diện đơn giản, dễ hiểu, dễ sử dụng và không phụ thuộc vào thiết bị
phần cứng cụ thể.
Thực tế, ta có thể xem Hệ điều hành như là một hệ thống bao gồm nhiều
máy tính trừu tượng xếp thành nhiều lớp chồng lên nhau, máy tính mức dưới
phục vụ cho máy tính mức trên. Lớp trên cùng là giao diện trực quan nhất để
điều khiển.
Ngoài ra có thể chia chức năng của Hệ điều hành theo bốn chức năng cụ
thể như sau:
- Quản lý quá trình (process management)
- Quản lý bộ nhớ (memory management)
- Quản lý hệ thống lưu trữ
- Giao tiếp với người dùng (user interaction)

Qua việc thực hiện hai chức năng trên , hệ điều hành sẽ thực hiện các nhiệm
vụ:
- Điều khiển và quản lý trực tiếp các phần cứng như bo mạch chủ, bo mạch
đồ họa và bo mạch âm thanh,...
- Thực hiện một số thao tác cơ bản trong máy tính như các thao tác đọc,
viết tập tin, quản lý hệ thống tập tin (file system) và các kho dữ liệu.
- Cung ứng một hệ thống giao diện sơ khai cho các ứng dụng thường là
thông qua một hệ thống thư viện các hàm chuẩn để điều hành các phần
cứng mà từ đó các ứng dụng có thể gọi tới.
- Cung ứng một hệ thống lệnh cơ bản để điều hành máy. Các lệnh này gọi
là lệnh hệ thống (system command).
Ngoài ra hệ điều hành, trong vài trường hợp, cũng cung cấp các dịch vụ cơ bản
cho các phần mềm ứng dụng thông thường như chương trình duyệt
Web, chương trình soạn thảo văn bản....
Để thực hiện, hoàn thành các nhiệm vụ đó, hệ điều hành thường chia thành
sáu phần:
- Hệ thống quản lý tiến trình
- Hệ thống quản lý bộ nhớ
- Hệ thống quản lý nhập xuất
- Hệ thống quản lý tập tin
1


Hệ điều hành MacOS
- Hệ thống bảo vệ
- Hệ thống dịch lệnh
Để phân loại hệ điều hành, chúng ta có thể phân loại dưới nhiều góc độ khác
nhau như :

Dưới góc độ loại máy tính



Hệ điều hành dành cho máy MainFrame



Hệ điều hành dành cho máy Server



Hệ điều hành dành cho máy nhiều CPU



Hệ điều hành dành cho máy tính cá nhân (PC)



Hệ điều hành dành cho máy PDA (Embedded OS - hệ điều hành nhúng)



Hệ điều hành dành cho máy chuyên biệt



Hệ điều hành dành cho thẻ chíp (SmartCard)

Dưới góc độ người sử dụng và số chương trình được sử dụng cùng
lúc



Hệ điều hành đơn nhiệm một người dùng



Hệ điều hành đa nhiệm một người dùng



Hệ điều hành đa nhiệm nhiều người dùng

Các từ:


Đơn nhiệm: tức là mỗi lần chỉ thực hiện được một chương trình hay nói
cách khác các chương trình phải được thực hiện lần lượt (vd: HĐH MSDOS).



Đa nhiệm: tức là có thể thực hiện đồng thời nhiều chương trình (VD:
HĐH Windows và một số phiên bản mới sau này của MS-DOS).



Một người dùng: chỉ cho phép một người đăng nhập vào hệ thống khi làm
việc (VD: HĐH Windows 95 trở về trước).




Nhiều người dùng: cho phép nhiều người đồng thời đăng nhập vào hệ
thống. Việc này được quản lý thông qua tài khoản người dùng và mật khẩu
2


Hệ điều hành MacOS
tương ứng (VD: các phiên bản mới HĐH Windows như Win 2000, XP, 7,
8,10...).

Dưới góc độ người dùng (truy xuất tài nguyên cùng lúc)


Một người dùng



Nhiều người dùng


Mạng ngang hàng



Mạng có máy chủ: LAN, WAN,...

Dưới góc độ hình thức xử lý


Hệ thống xử lý theo lô




Hệ thống xử lý theo lô đa chương



Hệ thống chia sẻ thời gian



Hệ thống song song



Hệ thống phân tán

Hệ thống xử lý thời gian thực
* Các chức năng của hệ điều hành :
- Tổ chức giao tiếp giữa người dùng và hệ thống.
- Cung cấp các tài nguyên cho các chương trình và cách tổ chức thực hiện các
chương trình đó.
- Tổ chức lưu trữ thông tin trên bộ nhớ ngoài, cung cấp các công cụ để tìm kiếm
và truy cập thông tin.
- Kiểm tra và hỗ trợ bằng phần mềm cho các thiết bị ngoại vi để khai thác chúng
một cách thuận tiện,hiệu quả.
- Cung cấp các dịch vụ tiện ích hệ thống.
Và trong tiểu luận này, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn một hệ điều
hành nổi rất nổi tiếng trên thế giới . Không phải vì nó nổi trội đầy ưu điểm so
với các hệ điều hành khác, không phải vì giá thành , nhưng nó lại vô cùng đặc
biệt . Đó chính là MacOS !



3


Hệ điều hành MacOS

MỤC LỤC
Lời mở đầu............................................................................................................1
Quản lý chia sẻ tài nguyên.................................................................................1
Giả lập một máy tính mở rộng...........................................................................2
Dưới góc độ loại máy tính.................................................................................3
Dưới góc độ người sử dụng và số chương trình được sử dụng cùng lúc...........3
Dưới góc độ người dùng (truy xuất tài nguyên cùng lúc).................................3
Dưới góc độ hình thức xử lý..............................................................................4
1. Giới hiệu về MacOS.........................................................................................7
1.1- Hướng dẫn Cài đặt HĐH MacOS cho PC................................................11
1.2 Những thứ cần chuẩn bị:............................................................................11
1.3 Các website của dân OSx86......................................................................12
1.4 OSx86 có bao nhiêu bộ cài đặt?................................................................12
1.5 Driver cho OSx86 thì làm như thế nào?....................................................13
1.6 Những lưu ý chung:...................................................................................13
Ưu điểm của Mac OS......................................................................................14
Nhược điểm.....................................................................................................14
2. Cấu trúc của hệ điều hành MacOS:................................................................15
2.1 Cấu trúc hệ thống:......................................................................................15
2.2 Cách nhìn từ phía người dùng: Tổ chức tệp..............................................16
2.3 Môi trường xử lý.......................................................................................17
2.4 Các dịch vụ của MacOS............................................................................19
3. Cuộc chiến hệ điều hành trong tương lai:.......................................................20

3.1 Ưu điểm của Mac so với microsft window...............................................20
3.2 Chọn hệ điều hành nào trong tương lai.....................................................24
3.3 Các lý do cơ bản khi chuyển sang sử dụng hệ điều hành MAC OS..........26
4. Hackintosh......................................................................................................28
4.1 Tổng quan Hackintosh...............................................................................28
4.2 Các thuật ngữ.............................................................................................28
4.3 Cài đặt........................................................................................................36

4


Hệ điều hành MacOS

5


Hệ điều hành MacOS

1. Giới hiệu về MacOS
Mac OS (viết tắt của Macintosh Operating System) là hệ điều
hành có giao diện hình ảnh và được phát triển bởi công ty Apple Computer cho
các máy tính Apple Macintosh. Phiên bản đầu tiên ra đời năm 1984
Phiên bản đầu của hệ điều hành Mac chỉ tương thích với Motorola 68000
dựa trên máy Apple Mac. Khi Apple giới thiệu máy tính với PowerPC phần
cứng, hệ điều hành đã được chuyển để hỗ trợ kiến trúc này. Mac OS 8.1 là phiên
bản cuối cùng có thể chạy trên một bộ xử lý "68k" (68040). Mac OS X, đã thay
thế "cổ điển" Mac OS, tương thích với bộ vi xử lý PowerPC từ phiên bản 10.0
("Cheetah") đến phiên bản 10.3 ("Panther"). Bộ vi xử lý PowerPC và Intel được
hỗ trợ trong phiên bản 10.4 (Tiger ", Intel chỉ hỗ trợ sau khi cập nhật) và phiên
bản 10.5 (Leopard). 10.6 ("Snow Leopard") phiên bản 10,7 ("Sư tử"), phiên bản

mới nhất 10.8 ("Sư tử núi") và sau đó chỉ hỗ trợ bộ vi xử lý Intel.
Các hệ điều hành Macintosh đầu ban đầu bao gồm hai phần của phần
mềm, được gọi là "hệ thống" và "Finder", mỗi với số phiên bản riêng của mình
[5] Hệ thống 7.5.1 là người đầu tiên bao gồm hệ điều hành Mac OS biểu tượng
(một biến thể trên. Mac khởi động ban đầu Chúc mừng biểu tượng), và hệ điều
hành Mac OS 7,6 là người đầu tiên được đặt tên là "Mac OS".
Trước khi giới thiệu các hệ thống dựa trên PowerPC G3 sau đó, các bộ
phận quan trọng của hệ thống được lưu trữ trong ROM vật lý trên bo mạch chủ.
Mục đích ban đầu của điều này là để tránh sử dụng lưu trữ giới hạn của ổ đĩa
mềm trên hệ thống hỗ trợ, cho rằng các máy Mac không có đĩa cứng. (Chỉ có
một mô hình của Mac bao giờ thực sự có khả năng khởi động bằng cách sử
dụng ROM một mình, năm 1991 mô hình cổ điển Mac.) Kiến trúc này cũng cho
phép một giao diện hệ điều hành hoàn toàn đồ họa ở mức thấp nhất mà không
cần một giao diện điều khiển văn bản chỉ hoặc chế độ dòng lệnh. Lỗi thời gian
khởi động, chẳng hạn như việc tìm kiếm không có ổ đĩa hoạt động, đã được
thông báo cho người dùng đồ họa, thường là với một biểu tượng hoặc bitmap
Chicago phông chữ đặc biệt và một Chime of Death, một loạt tiếng bíp. Điều
này trái ngược với máy tính của thời gian, hiển thị thông báo như vậy trong một
phông chữ mono-khoảng cách đều nhau trên một nền đen, và yêu cầu sử dụng
của bàn phím, không phải là một con chuột, cho đầu vào. Để cung cấp các
niceties như ở một mức độ thấp, Mac OS phụ thuộc vào phần mềm hệ thống cốt
lõi trong ROM trên bo mạch chủ, một thực tế là sau này đã giúp đảm bảo rằng
máy tính Apple chỉ bắt chước được cấp phép (với các ROM bảo vệ bản quyền
của Apple) có thể chạy hệ điều hành Mac OS
Sau đấy , cho đến năm 1997, sau khi mua lại NeXT , Apple đã nâng cấp
Mac OS lên và tạo ra ‘macOS.’ macOS /ˌoʊ ɛs ˈtɛn/,[1] (trước đây là Mac OS
X) là một dòng hệ điều hành độc quyền, được phát triển và phân phối
bởi Apple, được cài đặt sẵn trên các máy tính Macintosh.
6



Hệ điều hành MacOS

Hình ảnh máy macintosh
MacOS là thế hệ tiếp nối của Mac OS, hệ điều hành ban đầu của Apple.
Không như Mac OS, macOSlà một hệ điều hành kiểu Unix được xây dựng trên
công nghệ được phát triển tại NeXT
Trước năm 2005, hệ điều hành macOS dường như chỉ dành cho các máy
tính dùng vi xử lý PowerPC(trong đó có Apple và một vài hãng khác), nhưng
giờ đây, với việc chuyển đổi sang sử dụng chip Intel Duo Core, các máy tính
PowerPC cũng có thể chạy được hệ điều hành Windows và ngược lại, một số
máy PC chạy được macOS với bản vá đặc biệt.
OS X v10.5 "Leopard" chạy trên bộ vi xử lý Intel; OS X v10.6 "Snow
Leopard", OS X v10.7 "Sư tử" và OS X v10.8 "Mountain Lion " đã được chứng
nhận UNIX 03. iOS, chạy trên iPhone, iPod Touch, iPad, iPad 2 & iPad 3 và
7


Hệ điều hành MacOS
Apple TV thế hệ thứ 3, chia sẻ Darwin và nhiều khuôn khổ với OS X. Một biến
thể giấu tên của hệ điều hành macOS 10.4 chạy trên Apple TV.
Phiên bản đầu tiên phát hành là Mac OS X Server 1.0 năm 1999, và một
phiên bản máy tính để bàn, Mac OS X v10.0 "Cheetah" sau đó ngày 24 tháng 3
năm 2001. Phiên bản của macOS được đặt tên theo một con vật lớn thuộc loài
mèo: ví dụ, macOS v10.8 được gọi là "Mountain Lion".
Phiên bản máy chủ: hệ điều hành Mac OS X Server, kiến trúc giống hệt
với các đối tác máy tính để bàn của nó, và bao gồm các công cụ để tạo thuận lợi
cho quản lý nhóm làm việc của máy macOS, và để cung cấp dịch vụ mạng. Bắt
đầu từ hệ điều hành macOS v10.7, macOS Server không còn được cung cấp như
một sản phẩm điều hành hệ thống riêng biệt, thay vào đó, các công cụ quản lý

máy chủ có sẵn để mua một cách riêng biệt, và được cài đặt sẵn trên máy chủ
Mac Pro và Mac Mini chạy macOS.
Cụ thể hơn về lịch sử phát triển , OS X được dựa trên hạt nhân Mach. Các
bộ phận nhất định của FreeBSD và thực hiện NetBSD của Unix đã được kết hợp
trong NeXTSTEP, cốt lõi của Mac OS X. NeXTSTEP là các đồ họa, đối tượngđịnh hướng, và dựa trên UNIX - hệ điều hành hệ thống được phát triển bởi công
ty của Steve Jobs NeXT sau khi ông rời Apple vào năm 1985. Trong khi Jobs
rời khỏi Apple, Apple đã cố gắng để tạo ra một "thế hệ tiếp theo" hệ điều hành
thông qua Taligent, Copland và Gershwin, với rất ít thành công.

Hình ảnh giao diện Mac 1984

8


Hệ điều hành MacOS

Hình ảnh giao

diện Mac 9

Hình ảnh Dashboard trong Mac OS X Tiger
Cuối cùng, NeXT'OS, sau đó được gọi là OPENSTEP, đã được lựa chọn
là cơ sở tiếp theo của Apple OS, và của Apple mua NeXT hoàn toàn. Steve Jobs
trở lại Apple như Giám đốc điều hành tạm thời, và sau đó trở thành Giám đốc
điều hành, chăn dắt các chuyển đổi của các lập trình- OPENSTEP thân thiện
thành một hệ thống có thể được thông qua bởi thị trường sơ cấp của người dùng
gia đình và các chuyên gia sáng tạo của Apple. Dự án lần đầu tiên được biết đến
như Rhapsody và sau đó được đổi tên thành Mac OS X.
Mac OS X Server 1.x, không tương thích với các phần mềm thiết kế cho
hệ điều hành Mac OS và không có hỗ trợ cho Apple IEEE giao diện (FireWire)

1394. Mac OS X 10.x bao gồm khả năng tương thích ngược thông qua chức
năng cổ điển và nhiều hơn nữa bằng cách giới thiệu các API Carbon cũng như
hỗ trợ FireWire. Như hệ điều hành được phát triển, nó di chuyển từ hệ điều
hành Mac cổ điển để nhấn mạnh một "phong cách kỹ thuật số" với các ứng
dụng như bộ phần mềm iLife, iWork, FrontRow. Mỗi phiên bản cũng bao gồm
sửa đổi giao diện, chẳng hạn như sự xuất hiện kim loại chải được thêm vào
trong phiên bản 10,3, không sọc nhỏ trên thanh tiêu đề xuất hiện trong phiên
bản 10,4, và trong 10,5 việc loại bỏ các phong cách kim loại chải trước đó ủng
hộ của Thống Nhất "Gradient cửa sổ phong cách".
9


Hệ điều hành MacOS
Trong năm 2012, với việc phát hành OS X Lion, tiền tố "Mac" đã chính
thức được giảm trong tất cả các tài liệu tham khảo với tên hệ điều hành trong
các tài liệu tiếp thị và với OS X Mountain Lion "Mac" đã bị bỏ trong tất cả các
tài liệu tham khảo trong hệ điều hành riêng của mình. Tuy nhiên, các trang web
và các tài liệu tiếp thị khác của Apple vẫn tiếp tục sử dụng cả hai "Mac OS X"
và "OS X".

1.1- Hướng dẫn Cài đặt HĐH MacOS cho PC
MacOS là hệ điều hành riêng của máy tính Apple, muốn sử dụng tất
nhiên bạn phải có trong tay một hệ thống do Apple cung cấp (laptop hoặc máy
bàn). Nhưng những hệ thống này được cho là khá đắt đỏ và không phải ai cũng
có điều kiện (và thích) mua nó, tuy nhiên sự hấp dẫn của MacOS là rất lớn.
Chính vì thế người ta đã nghĩ ra cách để cài MacOS lên các hệ thống khác ngoài
Apple, bằng cách chỉnh sửa lại một số thứ của bộ cài đặt. Giờ đây bạn đã có thể
cài MacOS cho máy tính của mình. MacOS sau khi được chỉnh sửa được gọi là
OSx86, máy tính cài MacOS này được gọi là hackintosh.


1.2 Những thứ cần chuẩn bị:
Để cài đặt OSx86 thì trước tiên bạn phải biết cấu hình máy của mình, các
thông tin về Mainboard, CPU, Ram, Bios version... Hãy sử dụng phần mềm
CPUZ để kiểm tra các thông số này.
Xem thông tin về VGA Card và Sound Card bằng cách dùng câu lênh
dxdiag trong cửa sổ Run.
10


Hệ điều hành MacOS
Cẩn thận hơn nữa thì vào Device Manager để xem các thông tin còn lại.
Chọn cho mình bộ cài OSx86 thích hợp dựa trên những thông tin về máy đã
được xác định ở trên.

1.3 Các website của dân OSx86
: gần như là kim chỉ nam cho những người
muốn tập tành cài đặt OSx86. Tại đây bạn có thể tìm thấy những thông tin cần
thiết dành cho người mới bắt đầu. Những hướng dẫn chi tiết cài đặt của từng bộ
Osx86 khác nhau. Bạn cũng có thể tìm thấy cách fix lỗi driver của mình tại đây.
Chỉ đơn giản là tập hợp các khái
niệm cần biết, những định nghĩa mà bạn nên đọc qua để có thể hình dung được
thế nào gọi là OSx86. Cũng giống như trên, website này cũng bằng tiếng anh
lên có thể bạn sẽ gặp đôi chút khó khăn.
: một blog tổng hợp và chia sẻ rất nhiều kinh
nghiệm về việc cài đặt OSx86. Blog của shay.hackintosh, ngôn ngử sử dụng là
tiếng anh.
: cũng là một blog tổng hợp nhiều bài viết hay về OSx86
mà bạn nên xem qua.
một cộng đồng Hackintosh rất lớn,
tại đây bạn có thể tải các driver cần thiết.

: thật thiếu sót khi không nhắc đến website này.
Nhưng bài viết trong này thực sự cần thiết dành cho bạn.

1.4 OSx86 có bao nhiêu bộ cài đặt?
Điều đầu tiên bạn cần nhớ là Apple chỉ phát hành MacOS dành cho máy
tính của Apple và bộ cài đặt này không cài được trên máy tính của các hãng
khác.
Hiện có rất nhiều bộ cài đặt OSx86 khác nhau do những nhóm khác nhau
phát triển, và vì là bản chỉnh sửa lại từ bộ cài chính thức do Apple phát hành
nên không có bộ cài nào là hoản hảo và tốt nhất cả.

11


Hệ điều hành MacOS

Những cái tên phải kể đến như Kalyway, Leo4all, iATKOS, JaS, Leopard
Zephyroth, iDeneb. Tùy thuộc vào phần cứng mà bạn lựa chọn bộ cài phù hợp
cho mình. Hãy thử nhiều phiên bản khác nhau bạn sẽ tìm được phiên bản chạy
tốt nhất trên máy tính của mình.
Bộ cài tương thích với nhiều phần cứng nhất hiện này là Kalyway, bạn
nên dùng thử trước. Không có bộ cài nào có thể có đầy đủ driver cho các phần
cứng của bạn, vì thế hãy thử nhiều bộ cài khác nhau để được kết quả tốt nhất.

1.5 Driver cho OSx86 thì làm như thế nào?
Các hãng không sản xuất driver cho OSx86, chính vì thế việc phần cứng của
bạn có driver hay không phụ thuộc rất nhiều vào tiến độ làm việc của cộng đồng
Hackintosh.
Tuy nhiên bạn có thể yên tâm là hiện nay, hầu hết các phần cứng đều đã có
driver chạy trên OSx86, mặc dù phần nhiều vẫn chỉ là bản beta.

Hãy thường xuyên truy cập The OSx86 Scene Forums để biết các thông tin
về drive mà bạn cần.

1.6 Những lưu ý chung:
OSx86 không hoàn hảo như MacOS cài đặt trên các máy tính Apple, vì thế
nếu trong quá trình sử dụng có lỗi sảy ra thì bạn cũng đừng vội thất vọng, hãy
tìm cách fix nó.
12


Hệ điều hành MacOS
Tuyệt đối không dùng chức năng Software Update... để update version của
OSx86 (ví dụ từ 10.5.6 lên 10.5.7) vì thao tác này sẽ làm hỏng hệ điều hành và
bạn phải cài đặt lại từ đầu.
Hãy chuẩn bị sẵn một bàn phím (và chuột) có kết nối usb, sẽ hữu dụng khi
trong quá trình cài đặt mà bàn phím của máy không hoạt động.
Tìm hiểu thật kỹ trước khi bắt tay vào thực hiện thì bạn sẽ không bị bối rối
trước những lỗi phát sinh trong quá trình cài đặt và sử dụng.
Hãy chọn bộ cài đặt cho mình trước mà không cần quan tâm đến driver có
đủ hay không. Sau khi cài đặt mới tiến hành fix lỗi driver.

Ưu điểm của Mac OS
+ Thân thiện, dễ làm quen
Nếu đồng thời vừa bắt đầu làm quen với cả Windows và Mac thì có lẽ bạn sẽ
cảm thấy hệ điều hành Mac dễ làm quen hơn bởi giao diện đơn giản, logic và dễ
sử dụng. Nhưng hầu hết những người sử dụng đều đã được làm quen với
Windows từ rất sớm nên khi chuyển qua Mac sẽ cảm thấy hơi ngược và khó sử
dụng nhưng khách qua mà nói, Mac được thiết kế đơn giản và dễ sử dụng hơn
Windows.


+ Độ ổn định cao
Điều này có lẽ bạn sẽ dễ dàng thấy được khi sử dụng cùng lúc Windows và Mac
ở cùng cấu hình. Tuy không ai hoàn hảo hơn ai nhưng theo nhiều người đánh
giá, Mac hoạt động ổn định và mượt mà hơn Windows rất nhiều.

+ Bảo mật cao
Hệ quả của việc phát triển mạnh mẽ của Windows chính là mục tiêu tấn công
của nhiều đối tượng hacker, điều này đồng nghĩa số lượng virus, mã độc, phần
mềm gián điệp … dành cho Windows là rất nhiều. Vì vậy, dù không cần quá
nhiều phần mềm ngăn chặn virus nhưng hệ điều hành Mac rất ít khi phải đối
mặt với vấn nạn này.

+ Tương thích cao với các sản phẩm của Apple
Nếu bạn đang sử dụng combo iPhone, iPad và Mac thì sẽ là một sự kết hợp
hoàn hảo. Và Apple được mệnh danh là công ty hỗ trợ phần mềm tốt nhất hiện
nay.

Nhược điểm
+ Số lượng ứng dụng còn hạn chế
Do thị phần quá ít so với Windows nên hầu hết các công ty sản xuất phần mềm
đều tập trung sản xuất cho Windows trước. Đối với những ứng dụng trên
13


Hệ điều hành MacOS
Windows chưa hỗ trợ được trên Mac thì bạn có thể sử dụng bằng phương pháp
giả lập trên Mac.

+ Chỉ hỗ trợ được trên máy tính của Apple
Nền tảng Mac chỉ được sử dụng được trên các dòng máy tính của Apple, hiện

nay đã có một số máy tính hoặc Laptop cài được hệ điều hành này, tuy nhiên rủi
ro hư hỏng phần cứng của những máy cài ngoài luồng là rất lớn.

+ Giá thành cao
Đối với Laptop Windows, bạn chỉ cần bỏ ra một số tiền khá thấp, khoảng 5-6
triệu là có thể sở hữu một chiếc Laptop cấu hình tạm được cài sẵn windows bản
quyền, tuy nhiên điều này không thể gặp được ở Hệ điều hành Mac. Laptop của
Apple (Hay được gọi là Macbook) được bán với giá khá cao.

2. Cấu trúc của hệ điều hành MacOS:
2.1 Cấu trúc hệ thống:
Hệ điều hành MacOS gồm 2 phần tách rời là nhân và các chương trình hệ
thống. Nhân lại được chia thành một loạt các giao diện và trình điều khiển thiết
bị mà chúng được thêm vào và mở rộng qua nhiều năm khi MacOS được cải
tiến. Nhìn chung thì cấu trúc hệ thống của MacOS có dạng như hình sau:

14


Hệ điều hành MacOS

2.2 Cách nhìn từ phía người dùng: Tổ chức tệp.
Hệ thống tệp của MacOS được đặc tả bởi:
- Cấu trúc cấp bậc (cây thư mục);
- Cách xử lí nhất quán dữ liệu của tệp (chuổi các bytebyte stream );
- Khả năng tạo và hủy tệp (tạo mới, xóa);
- Tính tăng trưởngđộng của tệp (thêm bớt, cắt dán);
- Khả năng bảo vệ dữ liệu của tệp (bởi các kiểu thuộc tính nhưquyền truy nhập);
- Xử lí các thiết bị ngoại vi như xử lí các tệp (cách nhìn thiết bị bởi mô tả kiểu
tệp).


15


Hệ điều hành MacOS

FS được tổ chức như một cây bắt đầu từ một nút đơn gọi là root, được
biểu diễn như sau: “/ ”; từ đó sẽ có các thư mục khác tạo thành nhánh của cây,
trong các nhánh có thể có các nhánh (con) khác. Dưới các nhánh sẽ là tệp. Tệp
có thể là tệp bình thường (regural files) hay cũng có thể là tệp đặc biệt (special
files). Tệp được truy nhập qua đường dẫn (path name) mô tả cách thức định
vịđược tệp trong FS. Đường dẫn đầy đủ, hayđường dẫn tuyệt đối, bắt đầu bởi
dấu / và nó xác định sẽ tìm tệp bằng cách đi từ root qua cấu trúc cây thư mục
theo các nhánh chỉ thị trong đường dẫn. Ví dụ trong hình ta
có:/usr/src/cmd/date.c là đường dẫn tuyệt đối tới tệp date.c. Đường dẫn không
bắt đầu từ root gọi là đường dẫn tương đối, chỉ tới thư mục hiện tại của tệp.
Thư mục cũng là một loại tệp, hệ thống xử lí dữ liệu trong thư mục cũng
bằng byte stream, nhưng dữ liệu ở đây chứa tên các tệp trong thư mục có khuôn
dạng dự đoán được, sao cho OS và các chương trình, ví dụ l, có thể nhận ra các
tệp trong thư mục.
Việc truy nhập tệp được kiểm soát bởi quyền truy nhập (access
permission) kết hợp với tệp. Quyền truy nhập được lập ra một cách độc lập để
kiểm soát truy nhập đọc (read), ghi (write), và thực hiện (execute) cho ba lớp
người sử dụng:người sở hữu tệp (u - user), nhóm người được truy nhập (g group), những người khác (o - other). Người dùng có thể tạo tệp nếu họ được
phép và các tệp mới tạo sẽ là các nhánh lá của cấu trúc thư mục hệ thống.
Đối với người dùng, MacOS xử lí các thiết bị như thể đó là các tệp. Các
thiết bị được mô tả bởi các tệp thiết bị đặc biệtvà nằm ở một nhánh trong cấu
trúc hệ thống thư mục (/dev). Các chương trình truy nhập các thiết bị bằng cú
pháp giống như đã dùng để truy nhập tệp bình thường, các thiết bị cũng được
bảo vệ cùng phương thức như các tệp, qua việc ấn định quyền truy nhập. Bởi vì

tên các thiết bị cũng giống như tên các tệp bình thường và các thao tác trên
chúng là như nhau, nên hầu hết các chương trình đều không biết tới kiểu tệp bên
trong của tệp mà chúng thao tác.
16


Hệ điều hành MacOS

2.3 Môi trường xử lý
Một chương trình -program là một tệp thực thi và một tiến trình (TT –
procces) làmột khoảnh khắc (instance) của chương trình được thực hiện theo
trục thời gian. TT bao gồm:
- Mã trình thực thi
- Dữ liệu(data)của TT
- Program (user) stack
- CPU program counter
- Kernel stack
- CPU registers
- Thông tin khác cần thiết để chạy trình.
Các dữ liệu này tạo ra bối cảnh (context) của TT, mỗi TT có bối cảnh
riêng biệt. Có rất nhiều TT được thực hiện đồng thời trên MacOS (đặc tính này
còn gọi là đa trình - multiprogramming hay đa nhiệm - multitasking) theo
nguyên lí phân chia thời gian (time sharing), mà tổng số các TT về logic là
không có giới hạn. Có nhiều GHT cho phép các TT tạo ra các TT mới, kết thúc
các TT, đồng bộ các giai đoạn thực hiện TT, kiểm soát phản ứng với các sự kiện
khác nhau. Các TT sử dụng GHT độc lập với nhau. Ví dụ chạyđ a trình với 4
chương trình A, B, C, D trên một CPU:

Hãy xét ví dụ sau:
main (argc, argv)

int argc; char *argv[];
{ /* giả định có 2 đốiđầu vào*/
if (fork () == 0)
execl (“copy”, ”copy”, argv[1], argv[2], 0);
wait((int *) 0); printf (“copy done\n”);
}
17


Hệ điều hành MacOS
Chương trình trên dùng GHT fork() để tạo ra một TT mới. TT mới gọi
làTT con sẽ nhận được giá trị trả lại là 0 từ lệnh fork và nó kích hoạt execlđể
chạy trình copy. Lệnh execl sẽ phủ lên không gian địa chỉ của TT con bằng mã
của trình “copy”, với giảđịnh trình “copy” nằm cùng trong thư mục hiện hành
củamain, và chạy trình copy với các thông số do người dùngđưa vào. Nếu execl
hoàn tất nó sẽ không trở vềđịa chỉ xuất phát trongmain vì nó chạy trong một
miền địa chỉ mới khác. Trong khiđó TT bố đã kích hoạtfork() lại nhận được giá
trị trả lại khác 0 từ GHTwait(), nó “treo” việc thực hiện đểđợi cho đến khi
“copy” kết thúc và in ra thông báo “copy done “ và sau đó kết thúc thực hiện
main bằng exit (exit() là ngầmđịnh khi kết thúcmain trong C).
Một cách tổng quát, GHT cho phép người dùng viết các chương trình
thực hiện các thao tác rất tinh tế mà bản thân kernel không cần có nhiều chức
năng hơn là cần thiết. Có thể đề cập tới một số các chức năng, chẳng hạn các bộ
dịch (compilers), bộ soạn thảo (editors) thuộc lớp các chương trình cấp người
dùng (user level) và quan trọng hàng đầu là shell, là trình thông dịch mà người
dùng sử dụng ngay sau khi login vào hệ thống:shell thông dịch các từ trong
dòng lệnh thành tên lệnh máy, phát sinh TT con và TT con thực hiện lệnh đưa
vào, xử lí các từ còn lại trong dòng lệnh như các thông số của lệnh. Shell thực
hiện ba kiểu lệnh:
1. Lệnh là tệp có thể thực hiện được chứa mã máy phát sinh do bộ dịch

tạo ra từ mã nguồn (chương trình C chẳng hạn);
2. Lệnh là tệp chứa một xâu các dòng lệnh củashell;
3. Là các lệnh bên trong củashell. Các lệnh bên trong này làm cho shell
trở thành một ngôn ngữ lập trình rất mạnh trong MacOS.
Shell là chương trình thuộc lớp người dùng, không phải là phần của
kernel, cho nên có thể dể dàng biến cải cho mỗi môi trườngđặc thù. Bản thân
shell cũng có ba loại khác nhau thích hợp cho các nhu cầu sử dụng khác nhau và
hệ thống có thể chạy các shell đó đồng thời. Sức mạnh của mỗi kiểu shell thể
hiện ở khả năng lập trình của mỗi kiểu. Mỗi TTđược thực hiện trong MacOS có
một môi trường (execution environment) thực hiện, bao gồm cả thư mục hiện
hành. Thư mục hiện hành của TT là thư mục dùng để chỉđường dẫn không bắt
đầu bằng “ /”. Người dùng có thể thực hiện nhiều TT cùng một lúc, và các TT
lại có thể tạo ra các TT khác một cách động, và đồng bộ việc thực hiện các TT
đó. Đặc tính này tạo ra một môi trường thực hiện chương trình rất mạnh trong
MacOS.

2.4 Các dịch vụ của MacOS
- Trong hình mô tả các lớp của kernel, cho thấy lớp kernel nằm ngay bên
dưới lớp các trình ứng dụng của người dùng. Kernel thực hiện vô số các thao tác

18


Hệ điều hành MacOS
cơ bản (primitives) thay mặt cho các TT của nguời dùngđể hỗ trợ cho giao diện
người dùng. Các thao tácđó bao hàm cácdịch vụ mà kernel cấp
- Kiểm soát việc thực hiện các TT gồm có: cho phép TT tạo TT mới, kết
thúc TT, treo việc thực hiện và trao đổi thôngđiệp giữa các TT
- Lập biểu để các TTđược thục hiện trên CPU. Các TT chia xẻ CPU theo
phương thức phân chia thời gian, một TT sẽ bị treo sau khi thời gian phân bổ đã

hết, kernel lấy TT khácđưa vào thực hiện. Sau này kernel sẽ lại lựa chọn TT bị
treo đểđưa vào thực hiện trở lại.
- Cấp phát bộ nhớ cho TT đang thực hiện, cho phép TT chia sẻ không
gian địa chỉ của TT dưới nhữngđiều kiện nhấtđịnh, bảo vệ miền địa chỉ riêng
của TT đối với các TT khác. Nếu hệ thống chạy trong hoàn cảnh thiếu bộ nhớ,
kernel sẽ giải phóng bộ nhớ bằng cách ghi lại các TT tạm thời vào bộ nhớ dự
phòng (còn gọi là thiết bị swap). Nếu toàn bộ TT được ghi vào swap, thì hệ
MacOS gọi là hệ tráo đổi (swapping system); Nếu kernel ghi các trang của bộ
nhớ lên swap, thì hệ đó gọi là hệ lưu trang (paging system).
- Cấp phát bộ nhớ thứ cấp để cất và tìm lại dữ liệu của người dùng có
hiệu quả. Dịch vụ này cấu tạo nên hệ thống tệp. Kernel cấp vùng nhớ thứ cấp
cho tệp của người dùng, khôi phục lại vùng nhớ, xây dựng cấu trúc tệp theo một
cách thức hiểu được, bảo vệ tệp của người dùng trước các truy nhập bất hợp
pháp.
- Cho phép các TT truy nhập các thiết bị ngoại vi, ví dụ t/b đầu cuối, đĩa,
t/b mạng.
- Kernel cung cấp các dịch vụ một cách thông suốt, chẳng hạn kernel ghi
nhận tệp cần thao tác thuộc loại tệp bình thường hay tệp thiết bị, nhưng ẩn điều
đó đối với TT của người dùng; hay ví dụ, kernel tạo khuôn dữ liệu trong tệp để
ghi (đĩa), nhưng lại ẩn khuôn dạng đó đối với TT người dùng (user). Tương tự
như vậy đối với các dịch vụ hệ thống cung cấp cho các TT user dùng ở mứcđộ
cấp người dùng. Ví dụ dịch vụ hệ thống mà shell dùng để đóng vai trò là trình
thông dịch lệnh: cho phép shell đọc đầu vào từ t/b đầu cuối, phát sinh động các
TT, đồng bộ việc thực hiện các TT, tạo pipe, đổi hướng I/O. Người dùng cấu tạo
các phiên bản shell riêng mà không tácđộng tới những users khác. Các trình đó
cùng dùng các dịch vụ của kernel ở mức shell chuẩn.
Như vậy có thể nói MacOS là một trong những hệ điều hành real time tốt
nhất hiện nay .MacOS tuân thủ theo những thuật toán dùng chung giữa cái hệ
điều hành như: Lập lịch, đồng bộ hóa tiến trình, dealock,..


3. Cuộc chiến hệ điều hành trong tương lai:
Việc Apple sử dụng CPU của Intel cũng cho phép chạy nhiều HĐH trên
máy Macintosh (phần mềm BootCamp cho phép máy có chế độ khởi động kép,
lựa chọn giữa Mac OS và Windows). Phần mềm ảo hóa của Parallels cho phép
19


Hệ điều hành MacOS
MacOS chạy đồng thời với Windows và nhiều HĐH khác, giống như phần mềm
ảo hóa của VMWare làm cho Windows.
Khi mà khả năng đồ họa của PC được cải tiến, giao diện 3 chiều trở nên
phổ biến hơn. Các hệ thống file thế hệ tiếp theo có thể sẽ không dùng cấu trúc
lưu trữ cây thư mục nữa mà sẽ hoạt động giống cơ sở dữ liệu hơn, nhà phân tích
Tony Iams của Ideas International cho biết. Hệ thống file WinFS của Windows
Vista sẽ "chết” nhưng những ý tưởng của nó (như tìm kiếm mạng- network

searches) thì vẫn còn.
Ông Steve Jobs, Tổng giám đốc Apple nói: “Những tiện ích mang tính đột phá
như Spotlight và Dashboard của Tiger sẽ làm thay đổi cách sử dụng máy tính
của người dùng và là những ưu thế cạnh tranh cao của Apple trước các đối thủ”.

3.1 Ưu điểm của Mac so với microsft window
Sự độc lập về độ phân giải
Đây cũng là tính năng từng ẩn giấu trong hệ điều hành Mac OS X ngay từ
bản beta đầu tiên của Tiger (bản trước Leopard). Những giao diện độc lập như
vậy đã "giải phóng" cho các nhà phát triển phần mềm, luôn phải cho output của
màn hình là 72 điểm/icnh (viết theo đơn vị tiếng Anh là DPI). Công nghệ này
giúp cho người dùng xem được chi tiết (nhiều pixel trên mỗi điểm nhưng ít
điểm hơn trên màn hình) hoặc xem tổng thể hơn (ít pixel trên mỗi điểm nhưng
nhiều điểm hơn trên màn hình).


Phần mềm nghe nhìn Quick Time

20


Hệ điều hành MacOS

Quick

Bản
Time ở

Leopard vẫn là 7.1 nhưng được cải thiện rất nhiều theo chuẩn khung QTKit,
trong đó có việc chỉnh sửa các điểm ảnh (pixel) không vuông, cho sử dụng độ
mở "sạch". Điều này có nghĩa là vùng hiển thị được trên video không chứa
những đoạn ngắt quãng do quá trình mã hóa gây ra.

Sao lưu dữ liệu với Time Machine

Đây là hệ thống backup dữ liệu được đánh giá "tuyệt vời". Nó không chỉ
hoạt động tốt trên Mac OS X Finder mà còn có thể tích hợp vào những ứng
21


Hệ điều hành MacOS
dụng của bên phát triển thứ 3. Một trong những tính năng của phần này là loại
bỏ file không quan trọng khi sao lưu, giúp cho quá trình này diễn ra nhanh hơn.
Là một trong những hệ điều hành mang tính cách mạng và bảo mật cao
nhất từ trước đến nay, không cần phần mềm bảo vệ riêng, ít bị virus tấn công

trong khi đó windows thì bị hàng loạt lỗi bảo mật nguy hiểm
Ngoài ra, phiên bản Tiger Server còn được tích hợp hơn 200 tiện ích mới bao
gồm cả việc hỗ trợ các ứng dụng chạy 64Bit, iChat Server cho phép gửi tin nhắn
bảo mật trong một hệ thống, Weblog Server cho phép phổ cập và chia sẻ các
weblog một cách dễ dàng, Xgrid dễ dàng cho phép chuyển đổi một nhóm máy
Mac thành một Siêu máy tính ảo.

Spotlight là tiện ích cho phép người sử dụng tìm thấy bất cứ thông tin gì
có trong máy một cách nhanh nhất bao gồm: tài liệu, emails, số điện thoại và địa
chỉ liên lạc, hình ảnh hay những bài hát trong iTunes. Tiện ích Spotlight sẽ tìm
kiếm thông tin về tài liệu và nội dung bên trong các tài liệu và ngay lập tức hiện
thị thông tin theo thứ tự sắp xếp phù hợp với yêu cầu của người sử dụng, dưới
nhiều dạng file cho phép như: các file ảnh, file .pdf và các dạng file Microsoft
office. Được tích hợp ngay trong hệ điều hành, Spotlight sẽ tự động cập nhật
những thay đổi của các file lưu trong máy và có thể sử dụng kết hợp với các ứng
dụng khác. Apple đã tích hợp công nghệ Spotlight vào trong các ứng dụng của
hệ điều hành Tiger như: Mail, Address book, Finder và System References và
một số các ứng dụng khác cũng sẽ được ứng dụng công nghệ Spotlight trong
thời gian tới.
22


Hệ điều hành MacOS

Dashboard là một tập hợp các tiện ích (gọi là widget) cho phép người sử
dụng tiếp cận với những thông tin như báo giá chứng khoán, dự báo thời tiết, tra
cứu giờ bay, tra cứu các đơn vị đo lường, chuyển đổi tiền tệ, và danh bạ điện
thoại. Dashboard trong hệ điều hành Tiger gồm 14 widget, với giao diện đẹp và
cách sử dụng đơn giản. Dashboard được xây dựng dựa trên những công nghệ
làm web tiêu chuẩn như HTML và Javascrip nên các nhà phát triển phần mềm

ứng dụng khác rất dễ đưa thêm các widget mới cho các phần mềm ứng dụng sau
này.
Theo thông lệ PC word đưa ra đánh giá của mình cho những sản phẩm công
nghệ của năm, ngoài chứng kiến cuộc đua giữa google và yahoo còn ghi nhận
cái tên ấn tượng đang đi lên là “ Apple ”. Hệ điều hành Mac OS X 10.4 “Tiger”
của Apple được xếp ở vị trí thứ 9
1.Google Apps Premier Edition
2.Intel Core 2 Duo
3.Nintendo Wii
4.Verizon FiOS
5.RIM Blackberry 8800
6.Parallels Desktop
7.Pioneer Elite 1080p PRO-FHD1
8.Infrant Technologies ReadyNAS NV
9.Apple Mac OS X 10.4 "Tiger"
10.Adobe Premiere Elements 3
11.Apple TV
23


Hệ điều hành MacOS

Nhược điểm của Mac so với microsft window
Các vận dụng còn hạn chế so có HĐH Windows: Bởi windows đang
chiếm số lượng to các bạn trên toàn cầu thế nên những nhà tăng trưởng phần
mềm chú trọng cho việc lớn mạnh trên Windows trước rồi mới tới MAC OS.
Giá thành của những sản phẩm dịch vụ của MAC OS cao: đối mang hệ
điều hành Windows các bạn chỉ phải bỏ ra khoảng tiền ~5tr là với thể tiêu dùng
một sản phẩm dùng HĐH windows. Nhưng có MAC OS thì các bạn cần tới số
tiền gấp đôi thậm chí gấp 3 để sở hữu thể tiêu dùng sản phẩm dịch vụ sử dụng

hệ điều hành MAC.

3.2 Chọn hệ điều hành nào trong tương lai
Ngày nay, với sự tiến bộ của công nghệ, Windows XP đã có thể chạy trên
máy Macintosh của hãng Apple, Linux cũng đã có thể song hành cùng "đối thủ
truyền kiếp" Windows. Đồng thời, khi khoảng cách giữa hai loại máy PC và
Mac ngày một ngắn lại, thì câu hỏi đặt ra là: Chọn hệ điều hành nào phù hợp với
nhu cầu sử dụng?

Windows 10 phiên bản mới đột phá mới:

Windows 10 đi kèm một tính năng lớn mà Microsoft gọi là "universal apps (ứng
dụng phổ quát)"; được mở rộng dựa trên các ứng dụng phong cách Metro, các
ứng dụng này có thể được thiết kế để chạy trên nhiều dòng sản phẩm Microsoft
với các mã giống nhau, như máy tính bảng, điện thoại thông minh, các hệ thống
nhúng, các máy Xbox One, Surface Hub và Mixed Reality. Giao diện người
dùng Windows đã được sửa đổi để cho trải nghiệm chuyển tiếp giữa giao diện
định hướng chuột truyền thống và một giao diện tối ưu cho màn hình cảm ứng,
dựa trên đầu vào là các thiết bị 2-trong-1 (ngày càng phổ biến); cả hai giao diện
đều bao gồm một menu Start được cập nhật để kết hợp các yếu tố của menu
Start truyền thống của Windows 7 với các "tiles" của Windows 8. Phiên bản đầu
24


×