Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.49 KB, 8 trang )

Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố
Hữu
Đề ra: Phân tích bài thơ Từ ấy để làm rõ sự chuyển biến trong nhận thức của
người thanh niên lần đầu tiên bắt gặp ánh sáng của Đảng của lý tưởng Cộng
Sản.

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

I. MỞ BÀI
Tố Hữu là nhà thơ của lý tưởng cộng sản là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng
Việt Nam. Tập thơ Từ ấy (1937 – 1946) có thể coi là tập thơ đầu tay đánh dấu
mối duyên đầu của Tố Hữu với thơ ca cách mạng. Tập thơ có ba phần tương
ứng với những chặng đường tranh đấu của nhà thơ: Máu lửa – Xiềng xích –
Giải phóng. Bài thơ “Từ ấy” được nằm ở phần đầu của tập thơ là một trong
những bài thơ hay nhất của Tố Hữu. Bài thơ là cái Tôi trữ tình tràn đầy niềm
vui sướng hân hoan khi lần đầu tiên giác ngộ ánh sáng của Đảng của lý
tưởng. Cảm xúc ấy được nhà thơ ghi lại bằng những vần thơ tự sự trữ tình
tràn đầy niềm vui và ánh sáng:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Không áo cơm cù bất cù bơ

II. THÂN BÀI


1. Khái quát
Trước khi đến với ánh sáng của cách mạng, Tố Hữu cũng như bao thanh niên
khác cùng thời không tìm thấy lối đi cho mình. Đó là những tháng ngày mà Tố
Hữu đã từng viết “Đâu những ngày xưa tôi thấy tôi/ Băn khoăn đi tìm lẽ yêu
đời/ Vẩn vơ theo mãi vòng quanh quẩn/ Muốn bước than ôi bước chẳng
rời”. Nhưng rồi ánh sáng của Đảng như nguồn sáng diệu kỳ làm bừng sáng


tâm hồn thi nhân:
Từ vô vọng, mênh mông đêm tối
Người đã đến. Chói chang nắng dội
Trong lòng tôi. Ôi Đảng thân yêu
Sống lại rồi. Hạnh phúc biết bao nhiêu!
Tháng 7 năm 1938, Tố Hữu được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng. Phút
giây ấy đã làm thăng hoa cuộc đời nhà thơ.

2. Nội dung cần phân tích:
2.1. Bài thơ mở đầu bằng khổ thơ diễn tả niềm vui sướng, niềm hạnh
phúc tột đỉnh và sự say mê khi bắt gặp lí tưởng Đảng của cái tôi trẻ
trung tràn đầy nhiệt huyết. Đảng như vầng dương sáng soi cuộc đời
thi nhân.
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…


Xem thêm:


So sánh khổ 8+9 Sóng và đoạn kết Vội vàng



Dự đoán những dạng đề so sánh Thơ 12 và 11




Quà tặng văn học – bấm để tải về máy ngay

Tháng 7.1938, sau thời gian hoạt động trong phong trào thanh niên ở Huế, Tố
Hữu vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Vinh dự và niềm vui lớn ấy là
cả một niềm hân hoan. Tác giả khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn
sáng mới làm bừng tỉnh, bừng sáng tâm hồn và trí tuệ nhà thơ. Hai chữ “Từ
ấy”, không chỉ có ý nghĩa nhấn mạnh mốc thời gian tháng 7.1938 nhà thơ
được đứng vào hàng ngũ của Đảng mà còn còn nhấn mạnh mốc son đáng
nhớ trong tâm hồn của chàng thanh niên mười tám tuổi. Nhà thơ diễn tả ánh
sáng của Đảng bằng một hình ảnh thơ rất chói chang ấm nóng đó là hình ảnh
“bừng nắng hạ”. Từ “bừng” chỉ ánh sáng phát ra đột ngột: bừng sáng, bừng
ngộ, bừng tỉnh. Ánh sáng ấy làm đánh thức một tâm hồn đang lạc lối dẫn nhà
thơ vượt qua u tối để vươn tới ánh sáng của ngày mới:
Con lớn lên, con tìm Cách mạng
Anh Lưu, anh Diểu dạy con đi
Mẹ không còn nữa, con còn Đảng
Dìu dắt con khi chửa biết gì.
Hình ảnh “mặt trời chân lí chói qua tim” là một hình ảnh độc đáo, bất ngờ, táo
bạo giàu ý nghĩa thẩm mĩ mà rất chính xác, gợi cảm. Mặt trời là nguồn sáng
rực rỡ, chói chang và duy nhất đưa lại sự sống cho muôn loài. Hình ảnh “mặt
trời chân lí” đi liền với nhóm từ “chói qua tim” đã diễn tả được niềm vui rất
đỗi thiêng liêng, có cái gì đó gần như “choáng váng” (chữ dùng của Hoài
Thanh) và sức xuyên thấu kì diệu, mạnh mẽ của lí tưởng Đảng đối với tình
cảm, nhận thức của thi sĩ.


Hai câu sau:
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
Với bút pháp trữ tình, lãng mạn cùng với hình ảnh so sánh có tính chất khẳng

định (Tố Hữu dùng từ “là” chứ không dùng từ “như”). Tác giả đã bày tỏ được
niềm hạnh phúc vô biên, sức sống kì diệu của tâm hồn mình trong buổi đầu
đến với lí tưởng Đảng. Các tính từ chỉ mức độ như “đậm”, “rộn” đã nói hộ nhà
thơ về niềm vui sướng vô biên của chính mình. Ths Phan Danh Hiếu. Hẳn là
trước đó, tâm hồn thi sĩ là một khu vườn mùa đông cành khô, lá úa thì giờ đây
được gặp gỡ lí tưởng cách mạng, bỗng chốc tâm hồn đó trở thành một khu
vườn mùa hạ xanh tươi, ngập tràn ánh nắng mặt trời, nồng nàn, rộn rã tiếng
chim ca và ngạt ngào hương sắc “rất đậm hương và rộn tiếng chim”. Vẻ đẹp
của khu vườn tâm hồn ấy, đối với Tố Hữu, nhà thơ cộng sản, còn là vẻ đẹp
của sức sống mới của một hồn thơ mới:
Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau
Đảng cho ta trái tim giàu
Thẳng lưng mà bước, ngẩng đầu mà bay!
(Bài ca xuân 61)

2.2. Khổ hai của bài thơ là khổ thơ biểu hiện những nhận thức, lẽ
sống mới của cái tôi trữ tình:
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải khắp trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ


Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.
Giác ngộ lí tưởng, giác ngộ nhận thức, lẽ sống đối với người cộng sản, trước
hết là giác ngộ về chỗ đứng. Nhà thơ chủ động, tự giác hòa “cái tôi” với “cái
ta” chung của mọi người, tự nguyện đứng trong hàng ngũ những người lao
khổ. Từ “buộc” thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ của Tố
Hữu nguyện gắn bó mật thiết, sống chan hòa với “mọi người”, với “trăm nơi”,
với quần chúng đông đảo khắp mọi miền đất nước. Nhóm từ “để tình trang

trải” thể hiện tâm hồn nhà thơ như muốn trải rộng với cuộc đời rộng lớn, tạo
ra khả năng đồng cảm sâu xa với mọi cảnh ngộ của những cuộc đời cần lao.
Ths Phan Danh Hiếu. Đây là điều khác biệt với các nhà thơ Mới đương thời,
trong khi Tố Hữu giác ngộ cách mạng và đi theo con đường lý tưởng thì các
nhà thơ mới lại đang đau buồn với cái tôi bé nhỏ, cô đơn, chôn chặt niềm đau
trong những vần thơ bi lụy. Nhận thức mới của Tố Hữu cũng thật khác xa với
nhân vật Hạ Du (Thuốc – Lỗ Tấn), Hạ Du xa rời quần chúng nhân dân để rồi
ôm nỗi đau bi kịch của người cách mạng còn Tố Hữu lại biết đứng về nhân
dân lao khổ và giác ngộ trong hàng ngũ ấy.
Hai câu sau: “Để hồn tôi với bao hồn khổ… mạnh khối đời” khẳng định tình
cảm hữu ái giai cấp của Tố Hữu. Tâm hồn của thi sĩ từ đây sẽ nghiêng về phía
“bao hồn khổ” để cảm thông, chia sẻ, để cá nhân hòa vào tập thể, tạo nên
một sức mạnh quần chúng đông đảo, vĩ đại. Sau này, khi đã trải qua gần 40
năm đời thơ, đời cách mạng. Tố Hữu cũng đã viết: “Tất cả cùng tôi. Tôi với
muôn người. Chỉ là một. Nên cũng là vô số!”. Thật đáng quý biết bao tâm hồn
cao đẹp ấy.

2.3. Khổ thơ cuối cùng khép lại là sự chuyển biến sâu sắc trong tình
cảm của thi nhân. Là sự hóa thân của cái Tôi vào cái ta chung của
“kiếp phôi pha”:
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ


Không áo cơm, cù bất cù bơ…
Tố Hữu khẳng định sự chuyển biến tình cảm của mình. Tác giả tự nhận
mình là một thành viên thân thiết ruột thịt trong đại gia đình quần chúng bị
áp bức, đau khổ trong xã hội cũ. Các điệp từ “là” cùng với các từ “con”, “em”,
“anh” đã khẳng định điều đó. Số từ ước lệ “vạn” chỉ số lượng hết sức đông

đảo. Họ là kiếp phôi pha là chị vú em với nỗi buồn thân phận:
Nàng nhớ con nằm trong cửi lạnh
Không chăn, không nệm ấm không màn
Có biết chăng trong những giờ hiu quạnh
Nó gọi tên nàng tiếng đã khan
Là lão đầy tớ với nỗi cơ cực thân già:
Như cái kiếp ăn mày
Ngồi ăn trong góc xó
Buồn thiu như con chó
Áo rách chẳng ai may

Quần rách giơ tuốt cả!
Lạnh thì nằm chòng queo
Trơ trụi như con mèo
Không có vài tấm rạ!


(Lão đầy tớ)
Là cô gái giang hồ trên sông Hương với bao nỗi nhục nhằn của kiếp người:
Em đi với chiếc thuyền không
Khi mô vô bến rời dòng dâm ô!
Trời ôi, em biết khi mô
Thân em hết nhục giày vò năm canh
(Tiếng hát sông Hương)
Chính vì những “người anh” phải sống “kiếp phôi pha”, những người “em”…
“cù bất cù bơ” ấy mà người thanh niên cộng sản Tố Hữu say mê hoạt động
cách mạng, và họ cũng chính là đối tượng sáng tác chủ yếu của nhà thơ Tố
Hữu. Không phải ngẫu nhiên mà từ đây, Tố Hữu đã bày tỏ niềm cảm thông
sâu sắc với những “em bé mồ côi”, “em bé bán dạo”, “chị vú em”, “cô gái
giang hồ”, “lão đầy tớ”… những con người mà tác giả cho đó là “những tù

nhân khốn nạn của bần cùng”.

3. Nghệ thuật thể hiện:
Bài thơ “Từ ấy” là một bài thơ sâu sắc về nội dung, độc đáo về nghệ thuật.
Ngòi bút tinh tế, dùng hình tượng thơ táo bạo, chói sáng, giàu khát vọng lãng
mạn bay bổng, say mê. Câu thơ mạnh, cảm xúc thơ tràn đầy. Nhạc thơ biến
đổi sinh động, hăm hở, dồn dập say sưa, lôi cuốn. Ths Phan Danh Hiếu. Các
biện pháp tu từ sử dụng nhuần nhuyễn như: điệp từ, so sánh, ẩn dụ… tất cả
đã làm nên một bài thơ hay và lôi cuốn người đọc.

III. KẾT BÀI
Tóm lại, bài thơ “Từ ấy” là một bài thơ của một cái tôi tràn đầy cảm xúc. Đó
là cái Tôi lần đầu được giác ngộ lý tưởng và nguyện đem tất cả tinh thần và


tuổi trẻ của mình phụng sự cho lý tưởng cao cả ấy. Bài thơ còn là một tuyên
ngôn nghệ thuật và mang đậm phong cách thơ Tố Hữu. Nó xứng đáng là một
tiếng hát lạc quan, yêu đời, đắm say lí tưởng, ngày nay vẫn làm xúc động
hàng triệu trái tim độc giả.



×