Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề thi xã hội học đề 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.86 KB, 3 trang )

Đề thi xã hội học
Câu 1: “ Tại sao phải nghiên cứu nhóm xã hội?”
Đó là bởi vì:
Con người làm việc, suy nghĩ bằng lý trí ( lý = lý lẽ; lý luận; lẽ phải..., còn trí = trí
thức; sự hiểu biết..,.) Khi nhóm xã hội hoạt động theo một tiêu chí đúng, hợp lòng người thì
sẽ có ảnh hưởng tốt đến con người...mà ảnh hưởng tốt thì “buộc” những người có lý trí phải
theo. Lúc này họ bị lôi cuốn vào việc nghĩa nên họ rất hào hứng...Còn nhóm xã hội nào đó
làm ngược với lòng dân thì họ là người chống đối, lên án kịch liệt.
Nhóm xã hội là 1 tập hợp người có liên hệ với nhau theo 1 kiểu nhất định , nhóm xã
hội là một tập người có liên hệ với nhau về vị trí, vị thế, vai trò, những nhu cầu lợi ích và
những định hướng giá trị nhất định. Nhóm là 1 trong những đơn vị sơ đẳng tạo thành xã hội.
Nhóm xã hội giữ vai trò trung gian để liên kết cá nhan và xã hội. Xã hội học tìm hiểu nhóm
như 1 cộng đồng của những tương tác, của những vị thế và cơ cấu xã hội trong mối liên hệ
với các nhóm khác cũng như toàn thể xã hội
Về mặt bản chất: Nhóm xã hội là tập hợp hữu hạn các cá nhân trong không gian và thời
gian nhất định, nhằm mục đích chung, lợi ích chung và thống nhất hành động. Nhóm còn
được xem như là một tập hợp một tiểu hệ thống xã hội trong 1 bối cảnh hệ thống xã hội rộng
lớn. Trong đó yếu tố liên kết cơ bản của nhóm là hoạt động xã hội của nhóm với những dạng
cụ thể và hình thức của nó
Nhóm và cá nhân: nhóm xã hội chi phối toàn bộ đời sống nhân dân
_Nhóm đã thỏa mãn nhu cầu giao tiếp của các cá nhân . Giao tiếp đầu tiên và nhiều nhất giữa
các cá nhân diễn ra trong nhóm xã hội . Do vậy nhóm xã hội dường như là nơi hội tụ cuộc
sống của các cá nhân
_Thỏa mãn nhu cầu trao đổi tình cảm của các cá nhân
_Thỏa mãn nhu cầu trao đổi kinh nghiệm xã hội giữa các cá nhân với nhau nhằm nâng cao
nhận thức xã hội và năng lực ld cho mọi người
_Thỏa mãn sự đồng cảm xã hội giữa các cá nhân . Các cá nhân tìm sự đoàn kết xã hội, lòng
tin lẫn nhau, sự bình an, ổn định trong cuộc sống của mỗi người qua liên kết nhóm
Phân loại:
Ta có the phân loại nhóm dựa trên những căn cứ sau:
_Căn cứ vào số thành viên tham gia có nhóm nhỏ, nhóm lớn


_Căn cứ vào tính chất liên kết có nhóm sơ cấp, trong đó các thành viên quan hệ trực tiếp với
nhau theo truyền thống, tình cảm sở thích và nhóm thứ cấp, các thành viên của nhóm quan hệ
1 cách gián tiếp bởi các quy định, điều lệ do nhóm đặt ra
_Căn cứ vào hình thức biểu hiện mối liên hệ giữa các thành viên trong nhóm có nhóm chính
thức và nhóm o chính thức.Nhóm chính thức là nhóm có cơ chế vận hành thông qua luật
pháp, hiến pháp...Nhóm không chính thức là nhóm dc hình thành từ các quan hệ tự phát, các
thành viên của nhóm có 1 thủ lĩnh riêng và quan hệ theo những luật lệ không thành văn
_Căn cú vào cách thức gia nhập của các thành viên có nhóm tự nguyện và nhóm áp đặt,
nhóm tụ phát và nhóm có tổ chức.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu nhóm xã hội: nghiên cứ về nhóm xã hội cho chùng ta những
hiểu biết chinh xác về “nhóm xã hội” từ đó cho chúng ta hiểu rõ ràng về nhóm xã hội và hơn
thế nữa cho chúng ta hiểu về ý nghĩa của nhóm xã hội:
_Là chỗ dựa cả về vật chất và tinh thần cho các thành viên trong xh
_Là cầu nối giữa cá nhân vói xh và là nơi các cá nhân thể hiẹn giá trị xã hội của chính mình
_Tạo ra đối trọng xh nhằm bảo vệ các thành viên trong các cuộc đụng độ trong xh


Câu 2: Tại sao nói gia đình là tế bào của xã hội?
Gia đình là một thiết chế xã hội( xét trên quan điểm có sự thừa nhận, phê chuẩn xã hội đối
với các quan hệ hôn nhân gia đình), đồng thời cũng là một nhóm xã hội nhỏ, có sự tổ chức
nhất định về mặt lịch sử các thành viên của nhóm gia đình liên hệ với nhau bởi trách nhiệm
Gia đình là một hình thức tổ chức đời sống cộng đồng của con người, một thiết chế văn hoáxã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở quan hệ hôn nhân, quan hệ
huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục ... giữa các thành viên.
Gia đình được hình thành từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài:








Gia đình huyết tộc
Gia đình bè bạn
Gia đình đối ngẫu
Gia đình một vợ một chồng
Gia đình mẫu hệ
Gia đình phụ hệ

Gia đình là tế bào của xã hội, có vai trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển của
xã hội.
Gia đình là sản phẩm của xã hội, của lịch sử. Trình độ phát triển kinh tế-xã hội quyết định
đến quy mô, kết cấu, hình thức tổ chức và tính chất của gia đình.
Gia đình là một thiết chế cơ sở đặc thù của xã hội, là cầu nối giữa các thành viên trong
gia đình.
Gia đình là tổ ấm mang lại giá trị hạnh phúc, sự hài hoà trong đời sống cá nhân của mỗi
thành viên, mỗi công dân của xã hội.
Gia đình là một thiết chế đa chức năng, các chức năng của gia đình là một thể thống nhất và
nhiều khi được thể hiện tổng hợp trong một công việc hoặc nhiều hoạt động gia đình.




Chức năng sinh sản-tái sản xuất ra con người: Đây là chức năng cơ bản và riêng có
của gia đình, vừa đáp ứng nhu cầu tự nhiên, tâm-sinh lý của con người, đồng thời
mang ý nghĩa xã hội là cung cấp công dân mới, lực lượng lao động mới đảm bảo sự
phát triển liên tục và trường tồn của xã hội loài người.
Chức năng kinh tế và tổ chức đời sống gia đình: Đây là chức năng cơ bản của gia
đình. Thực hiện chức năng này các gia đình tiến hành các hoạt động lao động sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ tạo ra thu nhập chính đáng để nâng cao đời sống, đảm bảo
hạnh phúc cho gia đình. Thực hiện chức năng này còn là việc các gia đình sử dụng

nguồn thu nhập để mua sắm những sản phẩm phục vụ cho đời sống vật chất và đời
sống tinh thần của gia đình (tiêu dùng), thông qua đó mà góp phần thúc đẩy nền sản
xuất xã hội phát triển.






Chức năng giáo dục của gia đình: Đây là chức năng rất quan trọng của gia đình. Nội
dung giáo dục gia đình là tương đối toàn diện. Cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu, nuôi
dưỡng con cái, chăm lo việc học tập và sự phát triển lành mạnh của con cái cả về thể
chất lẫn tinh thần để con cái trở thành những công dân có ích cho xã hội.
Chức năng thoả mãn những nhu cầu tâm-sinh lý tình cảm: Đây là chức năng quan
trọng, có tính chất văn hoá-xã hội để xây dựng gia đình hạnh phúc.

Câu 2: Tại sao nói gia đình là tế bào của tế bào xã hội? 4d
tại sao phải nghiên cứu gia đình trong xã hội:
-gia đình có sự thống nhất cao về: kinh tế, tư tưởng, lối sống tình cảm , hành động. chính vì
vậy nghiên cứu về gia đình cho chúng ta thấy rõ hơn sự phát triển và hình thành tính cách của
cá nhân giúp cho việc định hướng nhân cách cá nhân dễ dàng hơn.

Gia đình và bản chất của gia đình trong xã hội:
Khái niệm: gia đình là một thiết chế xh, đồng thời cũng là một nhóm xh nhỏ, có sự tổ chức
nhất định về mặt lịch sử của các thành viên của nhóm gia đình liên hệ với nhau bởi trách
nhiệm qua lại về đạo đức
Bản chất: là tập hợp các thành viên có quan hệ huyết thống chung sống với nhau bằng ràng
buộc qua lại về đạo dức, truyền thống yêu thương đùm bọc...

Nói gia đình là một tế bào của xã hội vì:

-gia đình là cái nôi của mỗi đứa trẻ. Ai sinh ra cũng đều phải gắn bó với một gia đình cụ thể.
Gia đình là môi trường là vườn ươm xh. Một đứa trẻ có phát triển tốt hay không đều phụ
thuộc vào môi trường và gia đình. Hành vi của người lớn ảnh hưởng đến thế hệ sau bởi vậy
một gia đình tốt sẽ cung cấp cho xh những công dân tốt khoẻ mạnh về cả vật chất lẫn tinh
thần. đó là những người lđ đảm đương nhiệm vụ lao động xh và bảo vệ tổ quốc. đây chính là
chúc năng tái sinh giáo dưỡng của gia đình.
-gia đình còn có chức năng đảm bảo sự ổn định nhất định về kinh tế: gia đình tiến hành các
hoạt động kinh tế để có thu nhập đảm bảo đời sống gia đình,đồng thời định hướng nghê
nghiệp cho các thành viên đẻ họ có thể tự lập cho cuộc sống sau này, đóng góp sức lược
nhiều hơn cho tổ quốc
-chức năng tổ chức đời sống vật chất và tinh thần: gia đình là nơi đảm bảo mức độ gắn bó,
liên kết chặt giữa các thành viên trong gia đình(cân bằng tâm sinh lý), là nơi chia sẻ niềm
vui, nỗi buồn cho mỗi cá nhan
=> như vậy chúng ta thấy rằng với 3 chưc năng trên gia đinh đã cấu thành như một tế bào, là
nơi sản sinh ra con người đồng thời cũng là nơi hoạt đọng kinh tế, tổ chúc cuộc sống, là nơi
che chở cho các thành viên, cũng là nơi chăm sóc bảo vệ trẻ em và người già...vì vậy, có thê
nhận định rằng gia đình chính là một tế bào xã hội

ý nghĩa của gia đình trong xh :\
-là chỗ dựa vật chất và tinh thần cho các thành viên xh
-là nơi chăm sóc và bảo vệ các thành viên
-là nơi duy trì sự tái sản sinh của thành viên trong gia đình từ thế hệ này sang thế hệ khác



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×