Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

QUY TRÌNH SẢN SUẤT HOA CÚC GIỐNG TRONG NHÀ LƯỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC
----**----

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP CƠ SỞ 1

QUY TRÌNH SẢN SUẤT HOA CÚC GIỐNG
TRONG NHÀ LƯỚI

CƠ SỞ THỰC TẬP: Trung tâm nghiên cứu khoai tây, rau & hoa

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:

1. NGUYỄN ÁNH XUÂN (15113146)

1. Ths. HUỲNH XUÂN PHÚ

2. PHÚ THỊ THU HẰNG (15113032)
3. LƯỜNG THỊ HẠNH (15113036)
4. SAKA DUYÊN (15113221)
5.

Lớp: DH15NHB
Đà Lạt, tháng 7 năm 2016
1


MỤC LỤC


Trang
Chương 1 Giới thiệu…………………………………………………………………..….1
1.1 Giới thiệu về Trung tâm nghiên cứu khoai tây, rau & hoa……………………………1
1.2 Hệ thống tổ chức của Trung tâm nghiên cứu……………………………………..….3
1.3 Mục tiêu…………………………………………………………………………..….3

Chương 2 Tổng quan tài liệu……………………………………………………….…..4
2.1 NGUỒN GỐC HOA CÚC……………………………………………………………4
2.2 ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC & SINH THÁI HOA CÚC…………………………4
2.2.1 Đặc điểm thực vật học hoa Cúc……………………………………………….…..4
2.2.2 Sinh thái hoa Cúc……………………………………………………………….….5
2.3 PHÂN LOẠI GIỐNG HOA CÚC……………………………………………………6
2.3.1 Phân chia theo nguồn gốc…………………………………………………….……6
2.3.2 Phân chia theo hình dáng………………………………………………………..…7
2.3.3 Phân chia theo cách sử dụng…………………………………………………..…...7
2.3.4 Phân chia theo thời vụ………………………………………………………..……7
Chương 3 Quy trình sản xuất hoa cúc giống trong nhà lưới………………………….8
3.1 CHUẨN BỊ…………………………………………………………………………..8
3.1.1 Lắp đặt hệ thống tưới nước tự động…………………………………………….…8
3.1.2 Lắp đặt hệ thống đèn tự động…………………………………………………..….8
3.1.3 Chuẩn bị giá thể……………………………………………………………….…...8
3.2 TRỒNG CÂY MẸ………………….…………………………………………….…..8
3.2.1 Tưới nước……………………………………………………………………….…8
3.2.2 Bón phân………………………………………………………………………..….9
3.3 BẤM NGỌN……………………………………………………………………..…..9
2


3.4 CẮT NGỌN…………………………………………………………………….……9
3.5 HẠ GIÀN………………………………………………………………………..……9

3.6 ƯƠM CÂY……………………………………………………………………..…….9
3.7 THU HOẠCH…………………………………………………………………….…10
Chương 4: Kết quả đạt được………………………………………………………….11
Chương 5: Bài học đạt được và kiến nghị……………………………………………12
5.1 BÀI HỌC ĐẠT ĐƯỢC……………………………………………………………..12
5.1.1 Thuận lợi………………………………………………………………………...….12
5.1.2 Khó khăn……………………………………………………………………..…….12
5.2 KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………..………12
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………..………14
NHẬT KÝ CÔNG VIỆC………………………………………………………….……..15
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH………………………………………………………………….15

3


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Giới thiệu về Trung tâm nghiên cứu khoai tây, rau & hoa

Trung tâm nghiên cứu Khoai tây, Rau & Hoa (PVFC) là đơn vị nghiên cứu khoa
học công nghệ nông nghiệp, trực thuộc Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam.
Trung tâm có cơ sở vật chất kĩ thuật gồm : 6,3 ha đất (trong đó có 4,5ha đất canh
tác; 1ha nhà kính, nhà lưới). Phòng thí nghiệm tổng hợp, phòng thí nghiệm nuôi cấy mô tế
bào thực vật, hệ thống tưới tiêu hoàn chỉnh và các thiết bị canh tác phục vụ công tác
nghiên cứu và sản xuất.
Hợp tác quốc tế
Trung tâm Khoai tây Quốc tế (CIP)
Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Rau Thế giới (AVRDC)
Viện Nghiên cứu Nông nghiệp & Môi trường Na –Uy (NIAER)
Đại học Tây Sydney (UWS)

Đại học Công nghệ Curtin (CUT)
Tổ chức Phòng chống Mốc sương Toàn cầu (GILB)
Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS)
Chức năng của trung tâm
Nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ nông nghiệp thuộc các lĩnh vực sản xuất
khoai tây, rau và hoa.
Chuyển giao tiến bộ kĩ thuật nông nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất khoai tây, rau và
hoa.
Tham gia đào tạo, huấn luyện cán bộ kĩ thuật thuộc các lĩnh vực có liên quan.

4


Lĩnh vực hoạt động
Chủ trì và phối hợp thực hiện các đề tài/dự án nghiên cứu triển khai các cấp thuộc
các lĩnh vực có liên quan.
Chọn tạo giống, công nghệ sản xuất khoai tây, rau & hoa phù hợp với yêu cầu sản
xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Sản xuất, cung cấp giống khoai tây, rau & hoa và thực hiện các dịch vụ khoa học kĩ
thuật nông nghiệp.
Đào tạo, huấn luyện cán bộ kĩ thuật nông nghiệp, sinh viên và tổ chức các lớp huấn
luyện chuyển giao tiến bộ kĩ thuật cho nông dân.
Sản phẩm và dịch vụ cung cấp thường xuyên
Củ giống khoai tây sạch bệnh : khoai tây siêu nhỏ in vitro, mini Go, G1, G2 ; củ
giống hoa lay ơn (các cơ củ khác nhau).
Cây giống rau, hoa sạch bệnh các loại: cúc, đồng tiền, cẩm chướng, địa lan, dâu
tây…
Hạt giống cà rốt, sup lơ, đậu hà-lan, đậu cove…
Chế phẩm xử lý và bảo dưỡng các loại hoa cắt cành.
Đào tạo, huấn luyện ứng dụng các quy trình sản xuất an toàn, hiệu quả giống khoai

tây, rau, hoa ; ứng dụng nuôi cấy mô trong nhân nhanh giống sạnh bệnh khoai tây, rau,
hoa ; xử lý và bảo quản sau thu hoạch khoai tây, hoa cắt cành.
Tư vấn kỹ thuật sản xuất khoai tây, rau, hoa.
Tham gia đào tạo, hướng dẫn tốt nghiệp nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh
viên đại học, cao đẳng.
Một số thành tựu chính trong thời gian gần đây
Quy trình công nghệ sản xuất giống khoai tây hạt lai HH2, HH7…
Quy trình sản xuất an toàn cho một số loại rau chính phục vụ cho sản xuất tại Đà
Lạt (Khoai tây, cải bắp, cải thảo, cà rốt, đậu rau, ….).
Quy trình sản xuất củ khoai tây và lay-ơn siêu nhỏ in vitro và củ mini sạch bệnh
Go.
5


Quy trình xử lý sau thu hoạch cho một số loại hoa cắt cành và các chế phẩm xử lý
bảo dưỡng cành hoa (Hồng, Đồng tiền, Cẩm chướng, Layơn…..).
Lai tạo, chọn lọc và chuyển giao cho sản xuất giống khoai tây PO3, Atlantic, giống
đậu hà-lan CPX58, EG623, giống hoa cẩm chướng Super Green, Niva, bộ giống hoa đồng
tiền, hoa lay ơn, cúc, cẩm chướng cắt cành với kiểu dáng, màu sắc phong phú.
1.2 Hệ thống tổ chức của Trung tâm nghiên cứu
− Ban giám đốc
− Phòng nghiên cứu chuyển giao
+ Bộ môn nghiên cứu khoai tây, rau
+ Bộ môn nghiên cứu Hoa
+ Bộ môn Công nghệ sinh học
− Phòng nghiệp vụ
− Phòng sản xuất kinh doanh
+ Tổ sản xuất hoa
+ Tổ sản xuất khoai tây, rau


Với đội ngũ cán bộ viên chức 35 người, trong đó có 18 nghiên cứu viên có trình độ đại
học và trên đại học, 5 quản lý hành chính và 12 kĩ thuật viên có trình độ tay nghề cao.
1.3 Mục tiêu
Nhằm hiểu biết và nắm bắt kịp tình hình phát triển của nghành, qua đó rèn luyện
kỹ năng mềm phục vụ cho học tập và làm việc trong tương lai, rèn luyện tác phong làm
6


việc, tính kỹ luật, phương pháp nghiên cứu khoa học, tính tự giác trong quá trình tìm tài
liệu, học hỏi tại công ty.
Nghiên cứu, tăng thêm sự hiểu biết về phương pháp sản xuất hoa cúc giống ở quy
mô công nghiệp.

7


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Nguồn gốc hoa Cúc
Hoa Cúc (Chrysanthemum sp) được định nghĩa từ Chrysos (màu vàng) và
Anthemum (hoa) bởi Line vào năm 1753. Hoa Cúc có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật
Bản, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã chứng minh rằng từ đời Khổng Tử người sử dụng
hoa cúc để làm lễ mừng chiến thắng và hoa Cúc cũng đi vào các bức tranh, tác phẩm điêu
khắc từ đó. Ở Nhật Bản, hoa Cúc là một bông hoa bạn (quốc hoa) thường được sử dụng
trong các nghi lễ quan trọng, người dân Nhật Bản coi hoa Cúc là tâm.
2.2 Đặc điểm thực vật học và sinh thái hoa Cúc
2.2.1 Đặc điểm thực vật học hoa Cúc
Rễ: rễ của Cúc là loại rễ chùm, phần lớn phát triển theo chiều ngang, phân bố ở
tầng đất mặt từ 5 – 20cm. Số lượng rễ lớn nên khả năng hút nước và chất dinh dưỡng rất
mạnh.

Thân: cây thuộc loại thân thảo nhỏ, có nhiều đốt giòn dễ gãy. Kích thước thân cao
hay thấp, to hay nhỏ, cứng hay mềm tùy thuộc vào loại giống và thời vụ trồng.
Lá: thường là lá đơn không có lá kèm, mọc so le nhau, bản lá xẻ thùy lông chim,
phiến lá mềm mỏng có thể to hay nhỏ, màu sắc đậm nhạt tùy thuộc vào từng giống. Mặt
dưới phiến lá bao phủ một lớp lông tơ, mặt trên nhẵn, gân hình mạng. Trong một chu kỳ
sinh trưởng, tùy từng giống mà trên một thân có có 30 – 50 lá.
Hoa: hoa Cúc chủ yếu ở hai dạng:
− Dạng lưỡng tính: hoa có cả nhị đực và nhụy cái.
− Dạng đơn tính: hoa chỉ có nhị đực hoặc nhụy cái, đôi khi có loại vô tính (không có cả nhị
và nhụy).
Màu sắc hoa Cúc rất khác nhau, hầu như có tất cả các màu của tự nhiên: trắng,


vàng, đỏ, tím, hồng, xanh. Trong đó trên mỗi bông hoa có thể có một màu duy nhất, hoặc
có vài màu riêng biệt hoặc có thể có rất nhiều màu pha trộn, tạo nên một thế giới màu sắc
vô cùng phong phú và đa dạng.
Tùy theo cách sắp xếp của cánh hoa mà người ta phân ra thành nhóm hoa kép (có
nhiều vòng hoa sắp xếp trên bông) và nhóm hoa đơn (chỉ có một vòng hoa trên bông).
Những cánh hoa nằm ở phía ngoài có màu sắc đậm hơn. Cánh hoa có nhiều hình dáng
khác nhau: có dạng cong hoặc thẳng, có loại cánh ngắn hoặc cánh dài, cuốn ra ngoài hay
cuốn vào trong.
Đường kính của bông hoa phụ thuộc vào giống. Giống hoa to có đường kính 10 –
12cm, loại trung bình 5 – 7cm và loại nhỏ từ 1 – 2cm.
Quả: Quả bế khô, đóng, chứa một hạt, quả có chùm lông do đài tồn tại để phát tán
hạt, có phôi thẳng mà không có nội nhũ.
2.2.2 Sinh thái hoa Cúc
Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự sinh trưởng, phát
triển, nở hoa và chất lượng của hoa Cúc. Đa số các giống Cúc được trồng hiện nay đều ưa
khí hậu mát mẻ, nhiệt độ dao động từ 15 – 20 0C. Bên cạnh đó có một số giống chịu nhiệt
độ cao (30 – 350C). Trong thời kỳ ra hoa cần đảm bảo nhiệt độ thích hợp (cho từng loại

giống Cúc) thì hoa sẽ to và đẹp.
Ánh sáng có hai tác dụng chính đối với Cúc:
− Ánh sáng là một yếu tố cần thiết cho sự sinh trưởng phát triển của cây. Nó cung cấp năng
lượng cho quá trình quang hợp tạo ra chất hữu cơ cho cây.
− Ánh sáng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân hóa mầm hoa và nở hoa của Cúc. Cúc được
xếp vào loại cây ngày ngắn. Thời gian chiếu sáng thời kỳ phân hóa mầm hoa tốt nhất là
10 giờ chiếu sáng/ngày. Thời gian chiếu sáng kéo dài thì sự sinh trưởng của cây hoa Cúc
dài hơn, thân cây cao, lá to, hoa ra muộn, chất lượng hoa tăng. Thời gian chiếu sáng 11
giờ/ngày cho chất lượng hoa Cúc tốt nhất
Ẩm độ Cúc là cây trồng cạn, không chịu được úng. Đồng thời là cây có sinh khối
lớn, bộ lá to, tiêu hao nước nhiều nên cũng kém chịu hạn. Độ ẩm đất từ 60 – 70%, độ ẩm
không khí 55 – 65% thuận lợi cho cây Cúc sinh trưởng tốt.


Đất và dinh dưỡng
− Đất: có vai trò cung cấp nước, dinh dưỡng cho sự sống của cây. Cây hoa Cúc có bộ rễ ăn
nông do vậy yêu cầu đất cao ráo, thoát nước, tơi xốp.
− Các chất dinh dưỡng: các loại phân hữu cơ (phân chuồng, phân vi sinh, than bùn), phân
vô cơ (đạm, lân, kali) và các loại phân trung, vi lượng (Ca, Mg, Zn, Cu, Fe, Mn, Bo...) có
ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của
hoa Cúc.
2.3 Phân loại giống hoa Cúc
2.3.1 Phân chia theo nguồn gốc
− Nhóm giống cũ
+ Cúc đại đóa vàng
+ Cúc vàng hè Đà Lạt
+ Cúc chi Đà Lạt
+ Cúc chi trắng Đà Lạt
+ Cúc chi vàng Đà Lạt
+ Cúc gấm

+ Cúc họa mi
+ Cúc kim tử nhung
+ Cúc tím hoa cà
+ Cúc đỏ tiết dê
− Giống mới nhập nội
+ Cúc vàng Đài Loan
+ Cúc CN 93
+ Cúc CN 97
+ Cúc CN 98
+ Cúc CN 42
+ Cúc CN 45


+ Cúc CN 44
2.3.2 Phân chia theo hình dáng
− Cúc cánh đơn
− Cúc cánh kép
2.3.3 Phân chia theo cách sử dụng
− Dạng hoa đơn
− Dạng hoa chùm
2.3.4 Phân chia theo thời vụ
− Cúc đông
− Cúc hè


Chương 3
QUY TRÌNH SẢN XUẤT HOA CÚC GIỐNG
TRONG NHÀ LƯỚI
3.1 Chuẩn bị
3.1.1 Lắp đặt hệ thống tưới nước tự động

Hệ thống tưới nước phun mưa, bán kính 1 – 1,5m, cách mặt đất 2m
3.1.2 Lắp đặt hệ thống đèn tự động
Sử dụng đèn Rạng Đông 20W, mỗi đèn cách nhau 1,5m, đèn cách mặt đất 2m.
Tùy theo thời tiết mà thêm đèn. Giờ chiếu sáng khoảng 5 – 8h tùy theo thời tiết.
3.1.3 Chuẩn bị giá thể
Sử dụng vỉ xốp để ươm cây, lỗ trên vỉ đường kính 30mm
Vệ sinh vỉ: sau khi thu hoạch xong một vụ, loại bỏ lớp đất còn đọng lại trong vỉ và
rửa lại vỉ bằng nước. Sau đó đem vỉ nhúng vào nước vôi để khử trùng, loại bỏ nấm mốc,
dịch bệnh… trong vỉ.
Trộn môi trường giá thể với tỉ lệ 50% đất đen và 50% xơ dừa. Đem môi trường giá
thể lấp đầy lỗ hổng trên vỉ với độ vừa phải, không quá chặt cũng không quá lỏng. Chặt
quá khó ươm cây, lỏng quá lúc tưới nước môi trường bị rửa trôi.
Tưới nước vào vỉ sau khi đã lấp đầy môi trường, độ ẩm đất khoảng 65 – 75%. Tưới
nước xong phun thuốc NAA 1dpm/l.
3.2 Trồng cây mẹ
Đưa cây mô ra vỉ tập nắng đến khi rễ cây mô quấn hết bầu đất thì đem đi trồng
(khoảng 30 ngày). Trồng cây với mật độ 15x15cm.
3.2.1 Tưới nước
Tùy theo độ ẩm đất hay mùa vụ mà sử dụng lượng nước tưới khác nhau.
3.2.2 Bón Phân


Bón phân: nửa tháng bón phân NPK một lần với tỉ lệ 20/10/10. Đạm (N) có tác
dụng thúc đẩy quá trình sinh trưởng của Cúc và ảnh hưởng đến thời kỳ phát triển. Nếu
thừa đạm cây sinh trưởng mạnh, thân mập, cành nhánh nhiều có thể không ra hoa. Lân (P)
có tác dụng làm cho bộ rễ phát triển mạnh, thân cứng và tăng khả năng chống rét cho cây.
Kali (K) giúp cho cây tổng hợp, vận chuyển các chất trong cây, giúp cây chịu hạn, chịu
rét, chống chịu sâu bệnh.
3.3 Bấm ngọn
Giai đoạn này thực hiện sau khi trồng cây mô xuống đất 15 ngày.

Bấm ngọn khoảng 1 – 2cm (tùy theo cây cao hay thấp). Nếu bấm quá sát cây sẽ
mất sức sống.
3.4 Cắt ngọn
Giai đoạn này thực hiện sau khi bấm ngọn đầu tiên 20 ngày.
Cắt ngọn từ 5 – 7cm, có 3 – 5 lá thật. Chọn ngọn bánh tẻ đem cắt vì nếu ngọn quá
non cây dễ mất nước dẫn đến chết héo, nếu ngọn quá gìa sẽ không lấy được dinh dưỡng
để nuôi ngọn trong thời gian chưa ra rễ.
Cắt ngọn với tần suất trung bình lần/tuần, có thể cắt 4 – 6 tháng (tùy từng giống
cây).
3.5 Hạ giàn
Giai đoạn này thực hiện sau khi cây mẹ đã được cắt ngọn.
Cắt các cây bằng nhau để ngọn mọc đều, chừa lại ngọn nhỏ chưa cắt.
3.6 Ươm cây
Sử dụng ngọn đã cắt để ươm cây.
Tước bớt phần lá sát vết cắt của ngọn cây để khi cắm vào vỉ phần lá đó không bị
thối rửa, gây mầm bệnh cho cây. Tước tối đa 1 – 2 lá, chỉ tước khi thấy thực sự cần thiết.
Vì tước quá nhiều lá sẽ làm giảm sức sống của cây.


Cắm ngọn vào vỉ đã được phun thuốc, cắm sâu 1,5 – 2,5cm, cắm thẳng đứng
không bị nghiêng, cắm một lỗ một cây.
3.7 Thu hoạch
Khoảng 5 ngày sau khi ươm là cây đã ra rễ. Nhưng 15 – 20 ngày sau khi ươm cây
mới đạt tiêu chuẩn để thu hoạch.
Rễ cây phải dài 2 – 3cm, một cây phải có 3 – 5 rễ thì mới có thể đem thu hoạch.
Loại bỏ những cây héo úa, sâu bệnh, không có rễ hay cây bị nghiêng không thẳng.


Chương 4
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

− Học được những kỹ năng trong quy trình sản xuất hoa cúc giống từ khi còn là cây mô đến
khi thành cây giống.
− Trau dồi thêm về kỹ năng mềm: giao tiếp, làm việc nhóm, làm việc trong môi trường tập
thể, cách quản lý thời gian làm việc và học tập…
− Rèn luyện tác phong làm việc, tính kỷ luật, phương pháp nghiên cứu khoa học, tính
tự giác trong quá trình tìm tài liệu, học hỏi tại công ty.


Chương 5
BÀI HỌC ĐẠT ĐƯỢC VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Bài học đạt được
5.1.1 Thuận lợi
− Được làm việc với các cán bộ kỹ thuật có chuyên môn và các cô chú công nhân giàu kinh
nghiệm.
− Được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, kỷ luật cao.
5.1.2 Khó khăn
− Thời gian thực tập ngắn nên chỉ nắm bắt được quy trình sản xuất một cách sơ bộ, không
chuyên sâu, không thành thạo.
5.2 Kiến nghị

SWOT

Điểm mạnh (S)
1 Trung tâm có nguồn gốc
sâu xa, có uy tín
2 Cán bộ kỹ thuật có chuyên
môn
3 Lao động giàu kinh nghiệm
4 Lực lượng lao động chăm
chỉ và chi phí lao động thấp

5 Nguồn nguyên liệu có sẵn

Cơ hội (O)
1 Nhiệt độ thích hợp (trung
bình 17,80C)
2 Trồng quanh năm
3 Mối quan hệ rộng (hợp tác
với nước ngoài)
4 Nguồn vốn đầu tư của nhà
nước
5 Thị trường tiêu thụ rộng
lớn
6 Chính sách mở cửa của
Chính phủ

Thách thức (T)
1 Giá phân bón, nhiên liệu
tăng nhanh
2 Cạnh tranh vè giá cả và
chất lượng sản phẩm
3 Chưa đáp ứng được nhu
cầu của người tiêu dùng
(hàng hóa, sản lượng)
4 Cạnh tranh với các doanh
nghiệp trong nước
5 Trình độ khoa học công
nghệ kém

S1O3O5O6: Đẩy mạnh xuất S2S3S4S5T1T2T3T5: Cải
khẩu.

thiện công nghệ làm tăng
năng suất => giảm giá thành
S2S3S4S5O1O2O4: Tập
sản phẩm, đáp ứng nhu cầu
trung sản xuất.
của người tiêu dùng.
S1T3: Quảng bá thương
hiệu, tăng khả năng cạnh
tranh với các doanh nghiệp
trong nước.


trên thị trường
Điểm yếu (W)
1 Thiếu lao động
2 Thiếu đội ngũ cán bộ có
kỹ thuật
3 Bảo quản kém làm giảm
chất lượng và sản lượng

WO: Tăng cường lao động,
mở rộng quy mô sản xuất,
cải thiện phương pháp bảo
quản làm tăng chất lượng và
sản lượng thương phẩm =>
tăng khả năng cạnh tranh
với nước ngoài

WT: Tăng cường đội ngũ
lao động có kinh nghiệm,

chuyên môn; đổi mới công
nghệ làm tăng năng suất;
đáp ứng nhu cầu của người
tiêu dùng, cạnh tranh với
các doanh nghiệp trong
nước.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
ĐẶNG VĂN ĐÔNG, NXB Lao động – Xã hội 2003. Công nghệ mới trồng hoa cho thu
nhập cao – Quyển 1 – Cây hoa cúc.


NHẬT KÍ CÔNG VIỆC

Ngày
01/07/201
6
04/07/201
6
05/07/201
6
06/07/201
6
07/07/201
6
08/07/201
6
11/07/2016
12/07/201

6
13/07/201
6
14/07/201
6
15/07/201
6
18/07/201
6
19/07/201
6
20/07/201
6
21/07/201
6
22/07/201
6

Nội dung công việc
Nhổ cỏ
Vô vỉ, ươm cây
Ươm cây, cắt ngọn
Thu hoạch, ươm cây
Ươm cây, vệ sinh vỉ, bấm ngọn
Bấm ngọn, nhổ cỏ
Nhổ cỏ, hạ giàn
Nhổ cỏ, bấm ngọn
Nhổ cỏ, trồng cây
Trồng cây
Thu hoạch

Cắt ngọn, ươm cây, thu hoạch
Hạ giàn
Nhổ cây
Bấm ngọn, hạ giàn
Thu hoạch

Tiến độ
hoàn thành
(%)

Xác nhận
của người
hướng dẫn


PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Trung tâm nghiên

Hình 3.1: Hệ thống nhà lưới, đèn và

cứu khoai tây, rau và hoa

tưới nước tự động

Hình 3.2: Vệ sinh vỉ

Hình 3.3: Vô vỉ



Hình 3.4: Cây mô lúc nhỏ

Hình 3.6: Bấm ngọn

Hình 3.5: Cây mô trước khi
đem đi trồng

Hình 3.7: Hạ giàn


Hình 3.8: Cắt ngọn

Hình 3.10: Thu hoạch

Hình 3.9: Ươm cây



×