Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Tìm hiểu về ngày toàn quốc kháng chiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.43 KB, 6 trang )

TÌM HIỂU VỀ NGÀY TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN
Trường THCS Phương Mai
Lớp 7A1

Câu 1: Ngày Toàn Quốc kháng chiến diễn ra vào ngày, tháng, năm nào?
Câu 2: Ai là người đã ra lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến”?
Câu 3: Nguyên nhân nào dẫn tới Hội nghị mở rộng Ban Chấp hành Trung
ương Đảng ra quyết định phát động cả nước kháng chiến và chỉ ra đường lối
kháng chiến lâu dài?
Câu 4: Địa phương nào đã mở đầu cho ngày “Toàn quốc kháng chiến”?
Câu 5: Học sinh ta phải làm gì để phát huy truyền thống Anh hùng của Quân
đội nhân dân Việt Nam?

1|Page


Bài làm
Câu 1: Ngày Toàn Quốc kháng chiến diễn ra vào ngày, tháng, năm nào?
Ngày Toàn Quốc kháng chiến diễn ra vào ngày 19 tháng 12 năm 1946, khi cuộc chiến đấu
giữa Quân đội Pháp và Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bùng nổ tại các đô thị
phía Bắc vĩ tuyến 16 (Đà Nẵng), tức là toàn bộ phía Bắc Việt Nam.Trước đó, phía Pháp đã
gây ra nhiều vụ xung đột về cả chính trị lẫn quân sự. Được sự giúp đỡ của quân Anh, ngày
23/9/1945, thực dân Pháp nổ súng gây hấn ở Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược
Đông Dương lần thứ hai, sau đó mở rộng đánh chiếm Nam Bộ và Nam Trung Bộ, tìm cách
đưa quân ra Bắc Bộ. Chúng ta đã chủ động đàm phán với Pháp để tránh cuộc chiến tranh,
giữ hòa bình cho cả hai dân tộc, giữ độc lập tự do cho Tổ quốc, rồi ký Hiệp định sơ bộ ngày
6/3/1946, sau đó ký Tạm ước ngày 14/9/1946. Sau Bội ước Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946
và Tạm ước ngày 14/9/1946,thực dân Pháp ráo riết tăng cường lực lượng và đến tháng
11/1946,số quân của chúng đã lên đến khoảng 15.000 quân .Chúng lần lượt cho quân đổ bộ
trái phép lên Đà Nẵng ,Đồ Sơn ,Cát Bà,.. Các vụ xung đột liên tiếp xảy ra ở bắc vĩ tuyến 16
do quân Pháp gây hấn: Lai Châu, Bắc Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Hồng Gai, Hải Dương và


ngay cả tại Thủ đô Hà Nội.Từ đầu tháng 12/1946,quân Pháp liên tiếp xung đột với công an ở
Hà Nội.Vào ngày 17/12,chúng cho quân bắn đại bác và súng cối vào khu phố Hàng Bún
,chiếm trụ sở Bộ Tài chính và 1 số cơ quan khác của ta. Sau đó ,vào sáng 18/12, giặc Pháp
nổ súng vào khu vực hàng Khoai-chợ Đồng Xuân, 21 giờ hôm đó, tướng
Pháp Molière gửi hai tối tối hậu thư liên tiếp đòi tước vũ khí của bộ đội và tự vệ Việt Nam,
nắm quyền kiểm soát thành phố. Chúng tuyên bố nếu các yêu cầu đó không được Chính phủ
Việt Nam chấp nhận thì quân Pháp sẽ chuyển sang hành động chậm nhất là sáng ngày
20/12/1946. Trước tình hình đó, trong 2 ngày 18 và 19/12/1946 tại Vạn Phúc, Hà Đông (nay
thuộc Thành phố Hà Nội), Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng do Chủ tịch Hồ
Chí Minh chủ trì.Hội nghị đã đề ra đường lối, quyết định cả nước bước vào cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đối với Quốc hội, do Hiến pháp Việt Nam quy
định Chủ tịch nước trong trường hợp khẩn cấp có thể phát động chiến tranh mà không cần
phải thông qua Nghị viện. Do vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bàn bạc với Chính phủ và Ban
thường trực Quốc hội và nhanh chóng được đồng ý. Chiều ngày 19/12/1946, Bộ Trưởng Bộ
Quốc phòng Võ Nguyên Giáp quyết định chuyển đến các đơn vị lực lượng vũ trang mật lệnh
về ngày và giờ của cuộc giao chiến trong toàn quốc. 20 giờ 3 phút ngày 19 tháng 12 năm
1946, nhà máy điện Yên Phụ bị phá, tiếng súng nổ ra tại Hà Nội. Đây được coi là mệnh lệnh
phát động kháng chiến và cuộc chiến tranh bắt đầu.

Câu 2: Ai là người đã ra lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến”?
Vào ngày 20 tháng 12 tại Hang Trầm (huyện Chương Mỹ, Hà Tây), Đài Tiếng nói Việt
Nam đã phát đi Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch :
“Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta
càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp
nước ta một lần nữa!
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước,
nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!

2|Page


Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo,
đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân
Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không
có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực
dân Pháp cứu nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
Giờ cứu quốc đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn
đất nước.
Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng
lợi nhất định về dân tộc ta!
Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm!
Kháng chiến thắng lợi muôn năm!

H.1:Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
Đó là lời hịch cứu nước, thể hiện ý chí quyết tâm sắt đá của cả dân tộc, khơi dậy sức mạnh
chủ nghĩa yêu nước, truyền thống anh hùng bất khuất; động viên, thôi thúc, cổ vũ toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân ta bước vào cuộc kháng chiến giành lại độc lập, tự do cho Tổ
quốc.
Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Chỉ thị Toàn dân
kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (viết xong ngày 12-12-1946) và tác
phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh đã xác lập đường lối
kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và dựa vào sức mình là chính; trở thành ánh
sáng soi đường cho dân tộc ta đi đến thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược.
3|Page



Câu 3: Nguyên nhân nào dẫn tới Hội nghị mở rộng Ban Chấp hành Trung
ương Đảng ra quyết định phát động cả nước kháng chiến và chỉ ra đường lối
kháng chiến lâu dài?
Do thực dân Pháp đã trắng trợn vi phạm những hiệp ước và đã đặt dân tộc Việt Nam trước
hai con đường: một là khoanh tay, cúi đầu trở lại nô lệ; hai là đấu tranh đến cùng để giành
lấy tự do và độc lập. Tình thế đó buộc Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân
ta không có lựa chọn nào hơn là cầm vũ khí đứng lên chiến đấu, phát động cả nước cuộc
kháng chiến toàn quốc để bảo vệ độc lập dân tộc.

Câu 4: Địa phương nào đã mở đầu cho ngày “Toàn quốc kháng chiến”?
Đáp lời hiệu triệu của Người, quân và dân Hà Nội đã mở đầu kháng chiến toàn quốc vào hồi
20 giờ 03 phút ngày 19/12/1946. Đúng 20 giờ 03 ngày 19 tháng 12 năm 1946, đèn điện toàn
thành phố phụt tắt, pháo đài Láng (Hà Nội) nổ súng phát ra hiệu lệnh tổng tiến công, chính
thức báo hiệu cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (1945–1954) bắt đầu. Tới 20 giờ
30, Chính phủ Việt Nam đã phát đi lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Bộ trưởng Quốc
phòng-Tổng chỉ huy Võ Nguyên Giáp ra mệnh lệnh chiến đấu:
"Tổ quốc lâm nguy!
Giờ chiến đấu đã đến!
Theo chỉ thị của Hồ Chủ tịch và Chính phủ, nhân danh Bộ trưởng Quốc phòng-Tổng
chỉ huy, tôi hạ lệnh cho toàn thể bộ đội Vệ quốc quân và dân quân tự vệ Trung-NamBắc phải nhất tề đứng dậy, phải xông tới mặt trận giết giặc cứu nước.
Hy sinh chiến đấu đến giọt máu cuối cùng!
Tiêu diệt bọn thực dân Pháp!
Quyết chiến!"

H.2: Pháo đài Láng - nơi bắn phát đạn đầu
tiên vào thành Hà Nội mở đầu ngày toàn
quốc kháng chiến 19/12/1946.

H.3:Cuộc chiến đấu ở phố Hoàng Mai tháng
12/1946 (hút xăng cho vào vò sành dự trữ).


Những ngày đầu của cuộc kháng chiến trường kỳ đã diễn ra ở Hà Nội như vậy. Tại các thành
phố khác, cuộc kháng chiến chống Pháp cũng bùng nổ vào đêm ngày 19/12. Cuộc chiến đấu
anh dũng của quân dân ta đã giam chân địch, ngăn chặn bước tiến của địch, tạo thời cơ
thuận lợi cho việc chuẩn bị kháng chiến lâu dài.

Câu 5: Học sinh ta phải làm gì để phát huy truyền thống Anh hùng của Quân
4|Page


đội nhân dân Việt Nam?
-

-

-

Trách nhiệm của học sinh chúng ta là:
Bảo vệ ,kế thừa ,phát huy truyền thống Anh hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam
Tìm đọc các tài liệu nói về truyền thống Anh hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tích cực học tập, rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe.
Tự hào về truyền thống Anh hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam, ngăn chặn tư tưởng,
việc làm phá hoại đến truyền thống đó.
Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; sống trong sáng lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã
hội; biết đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực trong xã hội: lối sống thực dụng, xa rời các
giá trị văn hóa-đạo đức truyền thống của dân tộc; đấu tranh với các hành vi đi ngược lại lợi
ích dân tộc, quốc gia.
Chủ động tham gia đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi; sãn sàng lên đường làm nghĩa vụ
bảo vệ Tổ quốc
Tích cực tham gia các hoạt động an ninh, quốc phòng ở địa phương; tham gia các hoạt

động Đền ơn đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ, các Mẹ Việt Nam anh hùng do
Nhà trường, địa phương tổ chức
Vận động bạn bè người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
Trung thành với Tổ quốc, với chế độ XHCN. Cảnh giác trước mọi âm mưu chia rẽ, xuyên
tạc của các thế lực thù địch; phê phán, đấu tranh với những thái độ, việc làm gây tổn hại
đến an ninh quốc gia, xâm phạm đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

5|Page


----HẾT----

6|Page



×