Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Dân số và đói nghèo ở việt nam thực trạng và giải pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.02 KB, 27 trang )

MỞ ĐẦU
I. Lí do lựa chọn vấn đề nghiên cứu.
Sự phát triển tốt đẹp và tích cực của thế giới luôn là một mục đích đựơc
chú trọng lâu dài của toàn nhân loại.Chính vì vậy,việc điều chỉnh sự vận động
và phát triển của các mặt như kinh tế,văn hoá,xã hội,chính trị...sao cho hợp
lí,ổn định và hiệu quả luôn là điều vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc
gia,trong đó có đất nước Việt Nam chúng ta.Bởi vì,muốn toàn nhân loại phát
triển trong ổn định,tốt đẹp thì chính mỗi quốc gia cũng phải là những hạt nhân
ổn định,tốt đẹp đầu tiên.
Một trong những vấn nạn của toàn nhân loại vẫn còn tồn tại từng ngày
từng giờ chính là “đói nghèo”.Đói nghèo gây ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát
triển của mỗi quốc gia;gây nên những thực trạng đáng lo ngại và những hậu
quả trở ngại rât nhiều đến phát triển kinh tế,xã hội...cũng chính vì lí do đó mà
“đói nghèo” cũng được cho là một trong những nguyên nhân gây nên sự trì trệ
trong sự phát triển chung của toàn nhân loại.
Dân số trên thế giới không ngừng tăng,dân số của Việt Nam cũng
không ngừng tăng và nứơc ta cũng là một trong số những nước đông dân trên
thế giới.Hơn thế,Việt Nam lại là một nước nghèo so với nhiều quốc gia
khác.Chính vì vậy,hệ quả của đói nghèo cũng như mối quan hệ giữa dân số và
đói nghèo có thẻ nhìn thấy rất rõ qua thực trạng của nước ta.Giữa dân số và đói
nghèo có một sự ràng buộc rất chặt chẽ.Biểu hiện ở chỗ:sự tăng nhanh hay giảm
đi về dân số đồng thời cũng kéo theo sự gia tăng hay suy giảm tỉ lệ đói nghèo.
Nghiên cứu dân số và đói nghèo để hiểu thêm được thực trạng đời sống
của con người trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.Đồng
thời,nghiên cứu dân số và đói nghèo để có thể từ những hiểu biết,những phân
tích,làm sáng tỏ vấn đề-sáng tỏ những khúc mắc,đưa ra những giải
pháp;những phương hướng;những việc làm cụ thể nhằm cải thiện hậu quả của
đói nghèo,cải thiện những hạn chế trong đời sống của mỗi người dân.Suy


rộng hơn,mục đích của việc nghiên cứu và tìm hiểu vấn đề này chính là để


mỗi công dân có thể chủ động hơn,tích cực hơn trong việc xây dựng quốc gia
của mình ngày càng ổn định,góp phần xây dựng một thế giới ngày càng phát
triển,tốt đẹp hơn.
II. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu,những tạp chí,bài
báo...nói về chủ đề dân số và đói nghèo.Mỗi bài viết là một sự sáng tạo của
mỗi tác giả trong việc đóng góp những ý kiến của mình vào việc tìm hiểu mối
quan hệ qua lại giữa dân số và đói nghèo,đồng thời đưa ra những giải pháp để
khắc phục những hậu quả của đói nghèo.
Một số những tác phẩm có thể kể đến như: “Giàu nghèo trong nông
thôn hiện nay”-Chủ biên Nguyễn Văn Tiên,NXB Nông nghiệp,1993; “Đói
nghèo ở Việt Nam-một số kết quả nghiên cứu của ngành lao động thương
binh và xã hội”,1993;bài viết “Một số quan điẻm và giải pháp giải quyết việc
làm cho lao động và lao động nữ ở nông thôn trong quá trình chuyển đổi nền
kinh tế” trong tài liệu “Nững vấn đề chính sách xã hội với phụ nữ nông thôn
trong giai đoạn hiện nay”,NXB Khoa học xã hội,Hà Nội,1997,Nguyễn Hồng
Quang.Trong bài viết này tác giả đã nêu được quá trình chuyển đổi kinh tế thị
trường những năm qua và hiện nay đã góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình
ở nông thôn.Tác giả cũng đã nêu một hệ thống các danh sách và giải pháp có
tính chiến lược.Tuy nhiên,phát triển các loại hình kinh tế nông thôn hiện nay
đã không thu dụng được hoặc chưa tạo ra cơ hội việc làm cho phụ nữ.Ngoài
ra vấn đề bình đẳng giữa giới nam và giới nữ trong xã hội còn rất hạn chế
cũng gây cản trở trong vấn đề phát triển kinh tế hộ gia đình nói riêng và phát
triển kinh tế xã hội nói chung.Bài viết: “Vấn đề cho vay vốn đối với hộ nông
dân”-Đỗ Xuân Trường,1998; “Đói nghèo ở miền núi cao Nghệ An,nguyên
nhân và tình trạng khắc phục”,tạp chí cộng sản số 19(10/1999);tài liệu
“Hướng tới tương lai,báo cáo đánh giá chung về tình hình Việt Nam”của liên
hợp quốc năm 1999.Trong tài liệu này,chủ đề phát triển nông thôn cũng được



quan tâm chú ý.Trong đó,vấn đề tín dụng ở nứơc ta nổi lên như một thách đố
với chính phủ Việt Nam trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình,xoá đói giảm
nghèo...Báo cáo đã cho biết mặc dù cho vay vốn không căn cứ vào giới
tính,song phụ nữ không đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
đôi khi vẫn gặp khó khăn trong vay vốn.Ngoài ra khả năng tín dụng trung và
dài hạn rất hạn chế cũng gây cản trở cho việc đa dạng hoá nông nghiệp nông
thôn,tạo ra việc làm ngoài nghề nông.
Một số những nghiên cứu khác như: “Lâm Đồng thực hiện xoá đói
giảm nghèo”-Trần Kim Dung,tạp chí công sản số 5(3/2000).Trong nghiên cứu
này,Trần Kim Dung đã nêu lên những mục tiêu và những vấn đề về: “Phương
thuốc đặc trị căn bệnh đói nghèo như tao công an việc làm,khắc phục bất bình
đẳng về mọi mặt còn tồn tại,hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn và ổn
định di dân tự do...”;nghiên cứu của Hoàng Huy đăng trên báo Nhân dân ngày
15/10/2000...
Ngoài những công trình nghiên cứu đã kể trên;những bài báo đã được
đăng tải,vấn đề về dân số và đói nghèo còn được đề cập và nghiên cứu rất
nhiều trên những trang web.Một số những tác giả đưa ra bài viết cũng như kết
quả nghiên cứu của mình với mục đích đóng góp và nhằm tuyên truyền rộng
rãi suy luận của mình đến đông đảo bạn đọc.Đây cũng là một phương pháp
hiệu quả để nâng cao sự quan tâm của giới trẻ đến thực trạng cấp bách của
nước nhà nói riêng và toàn nhân loại nói chung.
III.Nội dung vấn đề.
1. Khái niệm “nghèo”và chuẩn nghèo ở Việt Nam.
a, Nghèo tuyệt đối.
Để có một cái nhìn tổng quan về các vấn đề của các nước đang phát
triển,Robert Mc Namara,khi là giám đốc của ngân hàng thế giới đã đưa ra
khái niệm nghèo tuyệt đối.Ông định nghĩa khái niệm nghèo tuyệt đối như sau:
“nghèo ở mức độ tuyệt đối...là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại.Những
người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các



thiếu thốn tồi tệ và trong tình trang bỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sức
tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của giởití thức chúng ta.”
Ngân hàng thế giới xem thu nhập 1 đô la Mĩ/ngày theo sức mua tương
đương của địa phương so với đô la thế giới để thoả mãn nhu cầu sống như là
chuẩn tổng quát cho nạn nghèo tuyệt đối.Trong những bước sau đó các trị
ranh giới nghèo tuyệt đối(chuẩn) cho từng địa phương hay từng vùng được
xác định từ 2 đô la cho châu Mỹ La Tinh và Carribean đến 4 đô la cho những
nước Đông Âu cho đến 14,4 đô la cho những nước công nghiệp.Đối với Việt
Nam,chính phủ Việt Nam đã 4 lần nâng mức chuẩn nghèo trong thời gian từ
1993 đến cuối năm 2005.
Theo quyết định số 143/2001/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày
27 tháng 9 năm 2001,trong đó phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia xoá
đói iảm nghèo giai đoạn 2001-2005”,thì những hộ gia đình có thu nhập bình
quân đầu người ở khu vực nông thôn miền núi và hải đảo từ 80.000
đồng/người/tháng(960.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo,ỏ khu vực
nông thôn đông bằng những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người từ
100.000 đồng/người/tháng (1.200.000 đồng/người/năm)trở xuống là hộ
nghèo,ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân đầu người từ
150.000 đồng/người/tháng (1.800.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
Theo quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 8
tháng 7 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 20062010 thì ở khu vực nông thôn những hộ có mức thu nhập bình quân từ
200.000 đồng/người/tháng(2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ
nghèo,ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân từ 260.000
đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
b,nghèo tương đối.
Trong những xã hội được coi là thịnh vượng,nghèo được định nghĩa
dựa vào hoàn cảnh xã hội của cá nhân.Nghèo tương đối có thể được coi như là



việc cung cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người
thuộc về một số tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hội đó.
Nghèo tương đối có thể là khách quan,tức là sự hiện hữu không phụ
thuộc vào cảm nhận của những người trong cuộc.Người ta gọi là nghèo tương
đối chủ quan khi những người trong cuộc cảm thấy nghèo không phuj thuộc
vào sự xác định khách quan.Bên cạnh việc thiếu sự cung cấp vật chất (tương
đối),việc thiếu thốn tài nguyên phi vật chất ngày càng có tầm quan trọng
hơn.Việc nghèo đi về văn hoá xã hội,thiếu tham gia vào cuộc sống xã hội do
thiếu hụt tài chính một phần được các nhà xã hội học xem như là một thách
thức xã hội nghiêm trọng.
c, Ranh giới nghèo tương đối.
Ranh giới cho nạn nghèo tương đối dựa vào nhiều số liệu thống kê khác
nhau cho một xã hội.Một con số cho ranh giới của nạn nghèo được dùng trong
chính trị và công chúng là 50% hay60% của thu nhập trung bình.Vì thế từ
năm 2001 trong các nước thành viên của Liên minh Châu Âu những người
được coi là nghèo khi có ít hơn 60% trị trung bình của thu nhập ròng tương
đương.Lý luận của những người phê bình cho rằng con số này trên thực tế
cho biết rất ít về chuẩn mực cuộc sống của con người.Những ai hiện tại có ít
hơn 50% của thu nhập trung bình thì vẫn có ít hơn 50% của trung bình khio
tất cả các thu nhập đều tăng lên gấp 10 lần.Vì thế những người đó vẫn còn là
nghèo tương đối.Và khi những người giàu bỏ đi hay mất tiền của thì sẽ giảm
trung bình của thu nhập đi và vì thế làm giảm thiểu nghèo tương đối trong
một nước.Ngược lại nghèo tương đối sẽ tăng lên khi một người không nghèo
có thể tăng thu nhập ngay cả khi những người có thu nhập khác vẫn không có
thay đổi.Ngưòi ta còn phê bình là ranh giới nghèo trộn lẫn vấn đề nghèo với
vấn đề phân bố thu nhập.Vì một sự phân chia rõ ràng giữa nghèo và giàu trên
thực tế không có nên khái niệm ranh giới nguy cơ nghèo cũng hay được dùng
cho ranh giới nghèo tuơng đối.



Ngược với ranh giới nghèo tương đối,các phương án tính toán ranh giới
nghèo tuyệt đối đã đứng vững.Các ranh giới nghèo tuyệt đối được tính toán
một cách phức tạp bằng cách lập ra những giỏ hàng cần phải có để có thể
tham gia vào cuộc sống xã hội.
Các ranh giới nghèo tương đối và nghéo tuyệt đối đều không có thể xác
định được nếu như không có trị số tiêu chuẩn cho trước.Việc chọn lựa một
con số phần trăm nhất định từ thu nhập trung bình và ngay cả việc xác định
một giỏ hàng đều không thể nào có thể được giải thích bằng các giá trị tự
do.Vì thế mà chúng được quyết định qua những quá trình chính trị.
d,Định nghĩa theo tình trạng sống.
Cái gọi là định nghĩa tình trạng sống lưu ý đến những khía cạnh khác
ngoài thu nhập khi định nghĩa “nghèo con người”,thí dụ như cơ hội đào
tạo,mức sống,quyền tự quyết định,ổn định về luật lệ,khả năng ảnh hưởng đến
những quyết định chính trị và nhiều khía cạnh khác.Chương trình phát triển
liên gồm tuổi thọ dự tính vào lúc mới sinh ,tỉ lệ mù chữ,trình độ học vấn,sức
mua thực tên đầu người và nhiều chỉ thị khác.Trong báo cáo phát triển thế
giới 2000 ngân hàng thế giới đã đưa ra bên cạnh các yếu tố quyế định khách
quan cho sự nghèo là những yếu tố chủ quan như phẩm chất và tự trọng.
Từ ngày 01.01.2009 chuẩn nghèo quốc gia sẽ được tăng lên 300.000
đồng/người và 390.000 đồng/người theo đơn vị tháng cho khuvực nông thôn
và thành thị tương ứng phản ánh tình trạng lạm phát gia tăng. Mức chuẩn
nghèo mới được đưa ra theo đề xuất và thống nhất của bộ lao động
TB&XH,bộ kế hoạch va đầu tư và Tổng cục thống kê.
Chuẩn nghèo được tính toán dựa vào các nhu cầu tối thiểu hằng ngày
về ăn,ở,quần áo,chăm sóc sức khoẻ,giáo dục,đi lại và giao lưu xã hội.Trong
đó nhu cầu về thức ăn ước tính chiếm khoảng 60% tổng nhu cầu chi tiêu của
các hộ nghèo.Nếu chuẩn nghèo dựa vào chỉ số giá tiêu dùng la 12,5% năm
2007 và 28% năm 2008 (thu nhập theo đầu người hàng tháng là 300.000 đồng



và 390.000 đồng tương ứng cho khu vực nông thôn và thành thị) thì tỉ lệ hộ
nghèo tại Việt Nam sẽ là 17,5% tương đương với 3,4 triệu hộ.
2.Thực trạng đói nghèo.
a,Đói nghèo nhìn từ thế giới.
Theo số liệu của Ngân hàng thế giới thì trong năm 2001 trên toàn thế
giới có 1,1 tỉ người (tương ứng với 21% dân số thế giới) có ít hơn 1 đô la Mĩ
tính theo sức mua địa phương và vì thế được xem là rất nghèo.(Năm 1981 là
1,5 tỉ người,vào thoiưì gian đó là 40% dân số thế giới,năm 1987 là 1,227 tỉ
người tương ứng 30% và năm 1993 là 1,314 tỉ người tương đương với
29%).Phần lớn những người này sống tại Châu Á,thế nhưng thành phần
những ngưòi nghèo trong dân cư tại Châu Phi lại còn cao hơn nữa.Các thành
viên của Liên Hợp Quốc trong cuộc họp thượng đỉnh thiên niên kỉ năm 2000
đã nhất trí cho mục tiêu cho đén năm 2015 giảm một nửa số những người có
ít hơn 1 đô la Mĩ.Theo thông tin của Ngân hàng thế giới vào tháng 4 năm
2004 thì có thể đạt được mục đích này nhưng không phải ở tất cả các
nước.Trong khi nhờ vào tăng trưởng kinh tế tại nhiều vùng của Châu Á,tỷ lệ
người nghèo giảm xuống rõ rệt(từ 58% xuống còn 16% tại Đông Á)thì con số
những người nghèo nhất lại tăng lên ở Châu Phi (gần gấp đôi từ 1981 đến
2001 phía Nam sa mạc sahara).Tại Đông Âu và Trung Á con số những người
nhèo nhất đã tăng lên đến 6% dân số.Nếu như đặt ranh giới nghèo là 2 đô la Mỹ
mỗi ngày thì có tổng cộng là 2,7 tỉ người nghèo,gần một nửa dân số thế giới.
* Nạn nghèo tại Áo
Theo số liệu của Bộ xã hội (“báo cáo về tình trạng xã hội 20032004”)thì trong năm 2003 có hơn 1 triệu người ở Áo(13,2% dân cư) có nguy
cơ nghèo.trong năm 2002 là 900.000 hay 12%,năm 1999 là 11%.Ranh giới
nguy cơ nghèo là 60% của thu nhập trung bình.theo đó thì cứ mỗi 8 người thì
có một người là có thu nhập ít hơn 785 euro/tháng.Phụ nữ có tỉ lệ nguy cơ
nghèo cao hơn(14%).


Bên cạnh nghèo về thu nhập như là chỉ số cho tình trạng tài chính của

một gia đình,ở Áo còn có “nghèo nguy kịch” khi ngoài việc thiệt thòi về tài
chính còn có thiêus thốn hayhạn chế nhất định trong những lĩnh vực sống cơ
bản.Trong năm 2003 có 467.000 người(5,9% dân số)nghèo nguy kịch.Trong
năm trước còn là 300000 người hay 4%.Theo một bản báo cáo của hội nghị
về nạn nghèo,lần đầu tiên có số liệu về cái gọi là “working poor”:tại Áo có
57.000 người nghèo mặc dầu là có việc làm.Ngoài ra mức độ nguy cơ nghèo
phuj thuộc vào công việc làm:Những người làm việc cho đến 20 tiếng hằng
tuần có nguy cơ nghèo gấp 3 lần ,những người làm việc từ 21 đến 30 tiếng có
nguy cơ nghèo gấp đôi những người làm việc từ 31 đến 40 tiếng.
* Nạn nghèo tại Đức.
Thu nhập tương đương sau thuế hàng tháng do cục thống kê liên bang
tính toán vào năm 2002 là 1,217 euro trong các tiểu bang cũ và 1.008 euro
trong các nước tiểu bang mới.Theo các tiêu chí của Liên minh Châu Âu cho
ranh giới nghèo(60%) thì như vậy ranh giới nghèo nằm vào khoảng 730,20
euro cho phía tây và 604,80 euro cho phía Đông của nước Đức.Theo lệ
thường thì mức sống xã hội văn hoá tối thiểu được định nghĩa bằng trợ cấp xã
hội còn ở dưới ranh giới này.
Theo số liệu từ “Báo cáo giàu và nghèo lần thứ 2”do chính phủ liên
bang đưa ra trong tháng 3 năm 2005 thì trong năm 2003 có 13,5% dân số là
nghèo.Năm 2002 cũng theo các số liệu này thì con số đó còn là 12,7%,năm
1998 là 12,1%.Hơn 1/3 những người nghèo là những người nuôi con một
mình và con của họ.Vợ chồng có nhiều hơn 3 con chiếm 19%.
Trẻ em va thanh niên ở Đức có nguy cơ nghèo cao.15% trẻ em dưới 15
tuổi và 19,1% thanh niên từ 16 đến 24 tuổi thuộc vào diện này.Số trẻ em sống
nhờ vào trợ cấp xã hội ở Đức tăng thêm 64.000,lên đến 1,08 triệu trong năm
2003 và đạt đến 1,45 triệu trong thời gian 2004/2005.Theo UNICEF trẻ em
nghèo ở Đức tăng nhanh hơn so với phần lớn các nước công nghiệp.Thêm vào


đó nghèo có ảnh hưởng lớn đến cơ hội giáo dục theo nhgiên cứu của Hiệp hội

từ thiện công nhân.
Ngược lại thì nạn nghèo ở người già tại Đức giảm đi từ 13,3% năm
1998 xuống 11,4% trong năm 2003.Thế nhưng nạn nghèo ở đây được dự báo
là sẽ tăng vì những người thất nghiệp,làm việc nửa ngày và những người thu
nhập ít hiện đang có nhiều sẽ có tiền hưư ít và thêm vào đó là mức tiền hưư
của tất cả những người về hưu trong tương lai(tức là tất cả những người làm
việc hiện nay)sẽ bị giảm đi theo các cải tổ.Theo một nghiên cứu thì 1/3 công
dân liên bang có nguy cơ bị nghèo đi trong tuổi già.Nguyên nhân bên cạnh
việc tăng tuổi thọ là các cải tổ về chế độ hưu của năm 2001 và 2004 giảm
mức độ tiền hưu theo luật pháp xuống khoảng 18% và việc nhiều công dân
liên bang không sẵn sàng tự lo trước cho tuổi già vì không muốn hay không
có khả năng.
* Nạn nghèo tại Mĩ.
Tờ Bưu điện Washington ngày 10-9-2009 cho biết,đến cuối năm 2008
có tổng cộng 39,8 triệu người Mĩ sôngs trong cảnh nghèo,tăng 2,6 triệu người
so với năm 2007.Tỷ lệ nười nghèo năm 2008 là 13,2%-cao nhất kể từ năm
1998.Số người nghèo,ở độ tuổi từ 18 đến 64 ,trongnăm 2008 lên tới 22,1 triệu
người,tăng 170 nghìn người so với năm 2007.Có tới 8,1 triệu gia đình sống
dưới mức nghèo,chiếm khoảng 10,3% tổng số hộ gia đình Mĩ(bưu điện
Washington,ngày 11-9-2009).Theo tờ thời báo New York,ngày 29-9-2009,tỉ lệ
nghèo ở thành phố New York năm 2008 là 18,2% và gần 28% số dân ở quận
Bronx ở thành phố này rơi vào cảnh nghèo trong khoảng thời gian từ tháng 82008 đến tháng 8-2009,hơn 90 nghìn hộ ở California bị cắt điện và khí
đốt.Một người đàn ông chết cóng tại nhà riêng.Đói nghèo dẫn đến số vụ tự tử
ở Mĩ tăng mạnh.Có thông tin cho biết mỗi năm ở Mĩ có khoảng 32 nghìn vụ
tự sát,gần gấp hai lần số vụ giết người là 18 nghìn vụ.Văn phòng điều tra các
vụ chết bất thường của hạt Los Angeles chobiết:kinh tế sa sút thậm chí còn
ảnh hưởng tới cả người chết,khi nhiều thi thể ở hati này không được gia đình


nhận do không có chi phí mai táng.Tổng cộng có 712 thi thể ở đây được hoả

táng bằng chi phí từ tiền của người đóng thuế trong năm 2008,tăng khoảng
36% so với năm trước.
Số người đói cao nhất 14 năm qua.Bộ nông nghiệp Mĩ thông báo ngày
16-11-2009,năm 2008 có 49,1 triệu người Mĩ của 17 triệu gia đình (chiếm
14,6% tổng số gia đình Mĩ)không có lương thực thiết yếu thường xuyên,tăng
31% từ 13 triệu gia đình(11,1% số gia đình Mĩ)không được cung cấp lương
thực thiết yếu thường xuyên trong năm 2007-tỉ lệ cao nhất từ khi chính phủ
Mĩ bắt đầu giám sát mất an ninh lương thực vào năm 1995(theo thời báo New
York,ngày 17-11-2009 có 14,6% số ngưòi Mĩ không có đủ lương thực ăn
trong năm 2008).Số người thiếu an ninh lương thực tăng từ 4,7 triệu người
năm2007 lên 6,7 triệu người năm 2008 .Khoảng 15% số hộ gia đình vẫn phải
làm việc chỉ để coa đủ lương thực thiết yếu và quần áo.Số liệu thống kê cho
thấy 36,5% người Mĩ,tức kà khoảng một pần tám dân số Mĩ tham gia chương
trình tem lương thực hồi tháng tám năm 2009,tăng 7,1 triệu người so với năm
2008 .Tuy nhiên chỉ khoảng 2/3 trong số người đủ điều kiện nhận tem lương
thực là được phát tem.
* Nam Sahara vẫn là điểm nóng đói nghèo.
Tỷ lệ người nghèo vẫn chênh lệch đáng kể giữa các khu vực trên thế
giới đặc biệt là vùng nam sa mạc Sahara là khu vực duy nhất mà tỉ lệ người
nghèo khổ hầu như vẫn “dậm chân tại chỗ”.505 văm 2005 so với 51% năm
1981,thâm chí năm 1996 tăng lên mức đỉnh điểm là 58%.nếu tính theo đầu
người ,số người sống dưới mức nghèo khổ ở khu vực này còn tăng gần gấp
đôi ,từ mức 202 triệu người năm 1981 lên 384 triệu người vào năm 2005.
Lục địa đen cũng là một nơi có nhiều người nghèo cùng cực nhất thế
giới,với mức chi tiêu trung bình chỉ khoảng 70 Uscent/ngày,thấp hơn nhiều so
với những khu vực khác.trong khi đó khu vực có số nhưới nghèo tăng cao nhất
la Nam Á với 596 triệu người năm 2005 so với 548 triệu người của năm 1981 .Ở
khu vực Đông Âu,trung Á,số người nghèo cũng có chiều hướng gia tăng.



Tong khi ở khu vực Đông Á,trong đó có Trung Quốc,số người sống
dưới mức nghèo khổ đã giảm mạnh,từ 80% năm 1981 xuống còn 16-18%
năm 2005Trong năm 2005,tại Đong Á chỉ còn khoảng 337 triệu ngưòi sống
dưới mức nghèo khổ,so với hơn 1 tỉ người vào năm 1981.Con số này ở Trung
Quốc ,lần lượt là 208 triệu so với 835 triệu người.
WB cho rằng tại Mĩ la tinh và vùng Caribe,khu vực Bắc Phi và Trung
Đông,tỉ lệ dân nghèo cũng đã giảm.Tuy nhiên “Nghiên cứu kinh tế Mỹ La
tinh và Caribe giai đoạn năm 2007-2008” của uỷ ban kinh tế Mĩ La tinh và
Caribe cho rằng,giá các mặt hàng lương thực tăng 15% tại thị trường các nước
trong khu vực,đã đẩy thêm 15,7 triệu người ,tương đương 2,8 dân số Mĩ La
tinh vào tình trạng nghèo đói,nâng tỉ lệ dân nghèo tại Mĩ La Tinh và vùng
Caribe lên 37,9 % tức 204,5 triệu người.
Giá lương thực tăng cao cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp
gây ảnh hưởng trực tiếp đến nhóm người nghèo và thu nhập thấp trong xã hội.
Các quan chức của WB cho rằng, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế là
chìa khoá thành công,là biện pháp quan trọng để gảim tình trạng nghèo khổ
trên thế giới.Tuy nhiên đây không phải là biện pháp duy nhất để xoá đói giảm
nghèo,mà bên cạnh đó chính phủ các nước cần tập trung vào việc làm,phổ cập
giáo dục,phát triể dịch vụ y tế xã hội....
Theo thống kê của Liên Hợp quốc,Châu Phi là châu lục có tỉ lệ thanh
niên thât nghiệp cao nhất thế giới(26,55 ở khu vực Trung Đông và Bắc
Phi).Thất nghiệp cũng là một trong những vấn đề chủ chốt gây ra nạn đói
nghèo của lục địa đen và ảnh hưởng tiêu cực đến các chương trình và các kế
hoạch phát triển.Với tỉ lệ tăng 10% mỗi năm.32 Trong số 38 nước nghèo nhất
thế giới là thuộc Châu Phi.Số tiền nợ của Châu Phi lên tới 425 tỉ USD.Tuổi
thọ trung bình ở Châu Phi thấp nhất thế giới,45 tuổi.Chỉ có khoảng 58% số
dân Châu Phi được dùng nước sạch.


Qua việc phân tích nạn đói nghèo còn tồn tại ở một số nước trên thế

giới,chúng ta đều nhận thấy số người nghèo cao hơn rất nhiều so với những
dự báo.
Tại các nứoc đang phát triển,tỉ lệ dân số có thu nhập dưới 1,25
USD/người/ngày đã giảm xuống một nửa,từ 52% năm 1981 xuống còn 26%
năm 2005.tuy nhiên con số này vẫn cao hơn dự kiến.theo ước tính của WB số
người sống dưới mức nghèo khổ lẽ ra phải giảm xuống dưới mức 9 chữ
số(khoảnh 985 triệu người)song với tốc đọ giảm nghèo hiện nay,số người
nghèo vẵn còn trên 1 tỉ người vào năm 2005.
Nhiều chuyên gia cho rằng sở dĩ tỉ lệ người nghèo cùng cực trên tế giới
vẫn cao do giá cả sinh hoạt đắt đỏ hơn tại các nước đang phát triển.Ngân hàng
phát triển Mĩ vừa cho biêt trong giai đoạn từ tháng 1 năm 2006 đến tháng 3
năm 2008 giá lương thực thế giới đã tăng với tốc độ trung bình là 68%,đẩy
hàng tăm triệu người vào cảnh đói nghèo.
Theo tổ chức Lương nông Liên Hợp quốc,thêm 50 triệu người trên thế
giới gia nhập vào đội ngũ người nghèo,do giá lương thực tăng vọt gần
đây.Báo cáo cũng chỉ rõ,khoảng 2,6 tỉ người trên thế giới đang sống với mức
thu nhập chưa đến 2 USD/người/ngày và tình trạng này hầu như không thay
đổi kể từ năm 1981.Rất nhiều người dễ bị tổn thương vì túi tiền ngày càng eo
hẹp lại do lam phát cùng với tình trạng giá xăng dầu và lương thực thực phẩm
tăng chóng mặt kể từ năm 2005 đến nay.
b,Thực trạng đói nghèo tại Việt Nam.
Theo số liệu của Chương trình phát triển Liên hợp quốc ở Việt
Nam,vào năm 2004 chỉ số phát triển con người của Việt Nam xếp hạng 112
trên 177 nước,chỉ số phát triển giới xếp 87 trên 144 nước và chỉ số nghèo tổng
hợp xếp hạng 41 trên 95 nước.Cũng theo số liệu của chưong trình phát triển
Liên hợp quốc,vào năm 2002 tỉ lệ nghèo chuẩn quốc gia của Việt Nam là
12,9%,theo chuẩn thế giới là 29% và tỉ lệ nghèo lương thực(% số hộ nghèo
năm 2002)là 10,87%.



Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm tới vấn đề xoá đói giảm
nghèo,thựcạo cơ sở cho việc đẳm bảo quyền con người.Nhờ vậy tính theo
quốc gia,tỉ lệ nghèo đói ở nước ta gảm từ 30% năm 1992 xuống còn 20,3%
năm 1995;19,2% nă 1996;17,7% nă 1998;13,1% năm 1999;10,8% vào giữa
năm 2003 và khoảng 9,03% năm 2004.Nếu tính theo chuẩn nghèo trung bình
quốc tế thì trung bình mỗi năm nước ta giảm được 2% hộ nghèo đói.(khoảng
30 vạn hộ).
Tốc độ giảm nghèo không đồng đều giữa các vùng và có xu hướng
chậm lại,các hệ số tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo từ 1-0,7 trong những
năm 1992-1998,giảm xuống còn khoảng 1-0,3 giai đoạn 1998-2004.Bình
quân trước đó mỗi năm giảm 34 vạ hộ nghèo.
Một thực trang có thể nhìn thấy nhìn từ đói nghèo chính là sự bất bình
đẳng trong thu nhập.Giữa các vùng:tỉ lệ hộ nghèo ở khu vực miền núi vẫn còn
cao,gấp từ 1,7 đến 2 lần tỉ lệ hộ nghèo bình quân của cả nước.Tỷ lê hộ nghèo
ở vùngdddoongf bào dân tộc thiểu số trong tổng số hộ nghèo của cả nước có
chiều hướng tăng từ 21% năm 1992 lên 36% năm 2005.tỷ lệ hộ nghèo tập
trung chủ yếu ở những vùng khó khăn,coa nhiều yếu tố bất lợi như điều kiện
tự nhiên khắc nghiệt,kết cấu hạ tầng thấp kém,trình độ dân trí thấp,trình độ
sản xuất manh mún,sơ khai.Ngoài ra xuất hiện một số đối tượng nghèo mới ở
những vùng đang đô thị hoá và nhóm lao động nhập cư vào đô thị,hhọ thường
gặp nhiều khó khăn hơn và phải chấp nhận mức thu nhập thấp hơn lao động
sở tại.Đây là nhuẽng điều kiện cơ bản làm tăng yếu tố tái nghèo và tạo ra sự
không đồng đều giũa tốc đọ giảm nghèo giữa các vùng.Các vùng Tây Bắc,Bắc
Trung Bộ và Tây Nguyên có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất sng đây cũng là
những vùng có tỉ lệ hộ nghèo cao nhất.Chênh lệch giữa các nhóm:thu nhập
giữa các nhóm giàu và nhóm nghèo có xu hướng gia tăng,trong những năm
gần đây,chênh lệch về thu nhập giữa 20% nhóm giàu và 20% nhóm nghèo từ
4,3 lần năm 1993 lên 8,14 lần năm 2002;chênh lệch giữa 10% nhóm giàu nhất
và 10% nóm nghèo nhất từ 12,5 lần năm 2002 tăng lên 13,5 lần năm



2004;mức độ nghèo còn khá cao,thu nhập bình quân của nhóm hộ nghèo ở
nông thôn chỉ đạt 70% mức chuẩn nghèo mới.sự gia tăng khoảng cách giàu
nghèo sẽ làm cho tình tạng nghèo tương đối trở nên găy gắt hơn,việc thực
hiện các giải pháp giảm nghèo sẽ càng khó khăn hơn.
Thu nhập bình quân ở Việt Nam vẫn còn ở mức thấp so với nhiều quốc
gia khác trên thế giới.Theo số liệu năm 2008 GDP theo đầu người ở nước ta là
2800 USD(tính theo sức mua tương đương) và 1040USD(tính theo tỉ giá đối
thoái).Tỷ lệ thất nghiệp ước tính năm 2008 là 4,7% và dân số sống dưới mức
nghèo là 14,8%(ước tính năm 2007).Phần đông người nghèo ở Việt Nam sống
trong hoàn cảnh bị tách biệt về mặt địa lý,dân tộc,ngôn ngữ,xã hội và kinh
tế.Kinh nghiệm của các nước khác cho thấy rằng lợi ích thực sự của tăng
trưởng kinh tế ít đến được với các nhóm người thiệt thòi này.
Nghèo không chỉ đơn giản là mức thu nhập thấp mà còn là thiếu thốn
trong việc tiếp cận dịch vụ,như giáo dục,văn hoá,thuốc men,không chỉ thiếu
tiền mặt,thiếu những điều kiện tốt hơn cho cuộc sống mà còn thiếu thể chế
kinh tế thị truờng hiệu quả,trong đó có các thị trường đất đai,vốn và lao đọng
cũng như các thể chế nhà nước được cải thiện có trách nhiệm giải trình và vận
hành trong khuôn khổ pháp lí minh bạch cũng như một môi trường kinh
doanh thuận lợi.Mức nghèo còn là tình trạng đe doạ mất những phẩm chất
quý giá,đó là lòng tin và lòng tự trọng.
Báo cáo quốc gia đầu tiên của Việt Nam về tiến độ thực hiện các mục
tiêu phát triển thiên niên kỉ được công bố tháng 9 năm 2005 và phân phát tại
hội nghị thượng đỉnh thế giới năm 2005 ,cho thấy tình trạng chênh lệch và bất
bính đẳng xã hội giữa các vùng,giới tinhd và nhóm dân cư đang ngày càng gia
tăng.Trong khi các vùng đô thị được hưởng lợu nhiều nhất từ các chính sách
cải cách và tăng trưởng kinh tế,thì tình trạng nghèo vẫn dai dẳng ở nhiều vùng
nông thôn của Việt Nam và ở mức đọ rất cao ở các vùng dân tộc thiểu sốthieo tổng cục thống kê là 69,3% vào năm 2002.



Dựa vào các phương háp tính toán dự báo về dân số và tỉ lệ nguời
nghèo ở Việt Nam,vào năm 2010 sẽ có khoảng 37% số người nghèo là dân tộc
thiểu số ở vùng sâu vùng xa trong khi tổng số người thuộc dân tộc thiểu số
chii chiếm 13% dân số toàn quốc ;49% số ngưòi có mức chi tiêu dưới ngưỡng
nghèo sẽ vẫn là đồng bào dân tộc thiểu số.Với cơ câus phân hoá thành thị
nông thôn hiệ nay ở Việt Nam là 20% số dân sống ở thành thị và 80% số dân
sống ở nông thôn và các vùng hẻo lánh,đưòi sống,mức thu nhập và cơ hội có
nhiêuf việc làm chất lượng cao của người dân rất khác nhau,dẫn đến sự phân
hoá giàu nghèo rõ ràng.
Hai vùng có tỉ trọng nghèo ngày càng cao đó là vùng Bắc Trung Bộ và
Tây Nguyên,mặc dù Tây Nguyên có mật độ dân số thấp,cả 4 tỉnh đến năm
2002 mới có 4,407 triệu người nhưng chiếm 10% trong tổng mức nghèo ở
Việt Nam.Hiện tại,vùng núi phía Bắc ,vùng Bắc Trung Bộ va Tây Nguyên
chiếm hơn hai hần ba tổng số người nghèo lương thucj ở Việt Nam.Đến năm
2002,mức giảm nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng đồng bằng sông
Cửu Long ổn định vầ tỉ lệ nghèo đạt thấp nhất nước;rong khi 80% số người
dân tộc vùng Tây Nguyên sống dưới ngưỡng nghèo.Số người dân tộc thiểu số
sống ở vùng Bắc Trung Bộ,duyên hải miền trung và Đông Nam Bộ chiếm
khoảng 15% số dân.Ba phần tư ssó dân này có mức tiêu dùng dưới ngưỡng
nghèo.Tỷ trọng người dân tộcthiểu số nghèo chiếm trong số người nghèo ở
Việt Nam tăng,từ 20% năm 1993 lên 30% năm 2002,tỉ trọng người dân tộc
thiểu số trong số người nghèo lương thực cũng tăng,từ 30% năm 1993 lên gần
53% năm 2002.
Một thực trạng cũng đáng lo ngại ở nước ta hiện nay chính là thiếu thốn
lương thực,dinh dưỡng.
Sản lượng lương thực nước ta tăng đều trong nhiều năm đặc biệt là từ
năm 1990 đến nay.tuy nhiên do dân số gia tăng cũng khá nhanh vì vậy sản
lượng lương thực đầu người quy ra thóc cũng chỉ ở mức thấp –chưa đật 400kg
thóc /người/năm.



Với số lượng lương thực của một người/tháng trong nhóm nghèo chỉ
đạt 15kg gạo ở nông thôn,22kg gạo ở thành thị và trong nhóm đói là dưới 8kg
gaọ ở nông thôn,dưới 12 kg gạo ở đô thị.Sự thiếu thốn lương thực,dinh dưỡng
còn là một thử thách khắc nghiệt đối với những hộ gia đình ở nông thôn và
miền núi.cuộc khảo sát tình hình kinh tế hộ nông dân của Bộ công nghiệp và
nông nghiệp thực phẩm tại chín tỉnh trọng điểm và tại tám tỉnh phụ điểm cũng
cho thấy các hộ gia đình đói nghèo có mức thiếu lương thực,thiếu ăn khá cao.
Khẩu phần lương thực-thực phẩm hiện nay chỉ cung cấp 2,075
calo/người/ngày,thấp hơn nhiều so với khẩu phần trung bình quy ra calo của
người Châu Á là2,350 calo/người/ngày.Trong khi đó,21% dân số nước ta chỉ
được đảm bảo 1,800 calo/người/ngày.Chính vì vậy đã có 70% bà mẹ ở nông
thôn thiêú máu,21,7% trẻ sơ sinh và 40% tre em từ 0-5 tuổi bị suy dinh dưỡng
Thiếu diện tích nhà ở và chất lượng nhà ở thấp cũng là một thực trạng
đi liền với đói nghèo.do đường lối đổi mới,mở cửa phát triển kinh tế thị
trường,cùng với những tiến bộ trong các lĩnh vực xây dựng,diện tích nhà ở
của dân trong một số năm gần đây cũng được mở rộng khá nhiều và đã xuất
hiện nhiều ngôi nhà có chất lượng cao.Tuy nhiên dân số tăng nhanh,thu nhập
quốc dân thấp,cũng như một số lí do khác cho nên cho tới nay diện tích nhà ở
bình quân đầu người trong cả nước mới chỉ đạt 7 mts vuông/người,một con số
khá thấp nhưng lại không đều.Bình quân đầu người ở nông thôn là 7,5 mét
vuông/người trong khi ở đô thị chỉ có 4,7 mét vuông/người.
Nhiều hộ nghèo phải sống chen chúc trong một ngôi nhà tạm bợ,chật
hẹp,tù túng về mặt không gian,ánh sáng.Thêm vào đó là sự yếu kém về kết
cấu hạ tầng,nạn thiếu nước sạch trong đó có 80% hộ gia đình phải dùng nước
công cộng.Hệ thống thoát nước chưa đảm bảo sự tiêu thoát,thiếu đèn đường
và thiêu cây xanh còn phổ biến.
Nếu như người nghèo ở đô thị vừa thiếu diện tích nhà ở,vừa phải sống
trong những ngôi nhà chất lượng kém thì ở nông thôn chủ yếu là sự yếu kém



về mặt chất lượng nhà ở.phần lớn các hộ gia đình nghèo đều đang sống trong
các căn nhà có chất lượng thấp.
Ngoài những thực trạng kể trên còn có một số những biểu hiện của đói
nghèo như:sự thiếu cơ hội giáo dục và điều kiện học tập của trẻ em,chăm sóc
sức khoẻ cho người nghèo còn ở mức thấp và đặc biệt là thiếu việc làm và
tình trạng thất nghiệp.
Thất nghiệp và tình trạng thiếu việc làm ở nước ta vẫn còn cao.Một số
lượng không ít người rời nông thôn nhập dòng di dân nông thôn-đo thị gây
thêm sức ép về việc làm ở đô thị.Phần lớn lực lượng lao động này cũng như
lực lượng lao động của cả nước chưa được đi đào tạo nghề nghiệp,chất lượng
và năng xuất lao động thấp.Trong bối cảnh lực lượng lao động ở nước ta vẫn
gia tăng ở mức xấp xỉ 2%/năm như hiện nay đảm bảo việc làm cho đội ngũ
lao động mới sẽ là một nhiệm vụ hết sức khó khăn và phức tạp.Tình trạng
thiếu việc làm và thất nghiệp coa thể làm xói mòn nhũng cơ hội thuận lợi do
“dư lợi dân số” mang đến cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.Có thể
nói nghèo đói sản sinh ra chất lượng lao động thấp và ngược lại.
Thiếu việc làm,thất nghiệp dẫn đến thu nhập thấp hoặc không có thu
nhập.Đối với người nghèo,do thu nhập thấp nên chi tiêu cho ăn uống,y
tế,chăm sóc sức khoẻ thấp,từ đây mà thể lực yếu,tỷ trọng bệnh tật cao và tuổi
thọ bình quân thấp,tỷ lệ chết của người nghèo cao trên mức trung bình.Trong
điều kiện sản xuất kinh tế ở nước ta hiện nay còn cần nhiều lao động thủ công
thì người có sức khoẻ,thể lực tốt là yếu tố quan trọng để tìm được việc
làm.Thực tiễn ở nước ta một số năm qua cho thấy,một số đông trong những
gia đình nghèo đông con thu nhập thấp rắt khó tìm việc làm và dễ rơi vào tình
trạng thất nghiệp.
c,Thực trạng đói nghèo tại tỉnh Thái Bình.(địa phương)
Hiện nay ở Thái Bình nhiều nơi nông dân nói hiện đang là con nợ của
các ngân hàng và của cả những người cho vay nặng lãi.Nhiều gia đình sau khi
thu hoạch lúa có tới 2/3 số tiền thu được đã phải dùng để trả nợ,chỉ còn 1/3



dùng để xoay xở chờ cho đến tận vụ sau.Nhiều hộ nông dân do nghèo đã phải
trả lại ruộng đất vì với họ làm ruộng không đủ sống.chỉ riêng năm 2007 nông
dân ở xã Tân Hoà(huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình) đã phải trả lại đến 4ha đất
canh tác.Nông dân ở xã Vũ An(huyện Kiến Xương,tỉnh Thái Bình) cho biết
mỗi ngày công của nông dân thu được không quá 6000 đồng.Đối với các hộ
không có trâu bò,không có máy tuốt lúa...thì chỉ thu được 3000 đồng mà
thôi(số tiền này chỉ đủ để mua được 1 bao gạo)
Như vậy có thể nhận thấy thực trạng đói nghèo ở Thái Bình còn có rất
nhiều bất cập đáng lo ngại.Còn quá nhiều những hộ gia đình phải sống trong
cảnh nghèo đói,thiếu thốn vật chất và những điều kiện sống cần thiết.
Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ lao động –Thương binh và xã hội,tỉnh
uỷ,uỷ ban nhân dân tỉnh,Sở lao động thương binh và xã hội đã tổ chức điều
tra xác định hộ nghèo theo chuẩn mới,giai đoạn 2006-2010.Kết quả cho thấy
toàn tỉnh Thái Bình còn 77,021 hộ nghèo,chiếm tỷ lệ 15,225 số hộ trong
tỉnh.Trong đó tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực toàn thành phố là 6,325,khu vực nông
thôn là 15,87%.
Hiện tại,Sở lao động thương binh và xã hội đã xây dựng đề án xoá
đói,giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3,Nguyên nhân của đói nghèo.
Nếu nhìn từ tình trạng đói nghèo chung trên toàn thế giới thì những
nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo được liệt kê ra là :chiến tranh,cơ cấu
chính trị(ví dụ như chế độ độc tài,các quy định thương mại quốc tế không
công bằng),cơ cấu kinh tế(phân bố thu nhập không cân bằng,tham nhũng,nợ
quá nhiều,nền kinh tế không có hiệu quả,thiếu những nguồn lực có thể trả tiền
được,),thất bại quốc gia,tụt hậu về công nghệ,tụt hậu về giáo dục,hện tượng
thiên tai,dịch bệnh,dân số phất triển qua nhanh và không có bình đẳng nam nữ.
Yếu tố nguy hiểm chính cho sự nghèo tương đối là thất nghiệp và thiếu
việc làm.Ngoài ra những yếu tố nguy hiểm khác là phân bố thu nhập qua mất

cân bằng,thiếu giáo dục và bệnh tật mãn tính.


Cho đến thế kỉ 19 sự nghèo nàn phần lớn không được xem như là có
nguyên nhân từ xã hội mà là do lỗi lầm cá nhân hay “trời muốn”.Cùng với
công nghiệp hoá và các tranh cãi xung quanh “câu hỏi xã hội” tại Châu
Âu,quan điểm cho rằng hiện tượng nghèo nàn phổ biến là kết quả của sự thất
bại của thị trường và có thể được làm giảm thiểu bằng các biện pháp quốc
gia.Ví dụ như ở Liên hiệp Anh,việc chống nghèo chính là khởi điểm của một
chính sách xã hội hiện đại.Thế nhưng trong thời gian gần đây,hiệu quả của
việc chống nghèo bằng chính sách xã hội tại nhiều nước công nghiệp đã bị đặt
câu hỏi vì nhiều hình thức nghèo mới xuất hiện.
Đó là những nguyên nhân nhìn từ thế giới.Còn riêng ở Việt Nam,cũng
có rất nhiều quan điểm về nguyên nhân gây ra đói nghèo nhưng nói chung
nghèo đói ở Việt nam có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như sau:
* Nguyên nhân lịch sử,khách quan.
- Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu vừa trải qua một cuộc đấu
tranh lâu dài và gian khổ,cơ sở hạ tầng bị tàn phá,ruộng đồng bị bỏ
hoang,bom mìn,nguồn nhân lực chính của các hộ gia đình bị sút giảm do mất
mát trong chiến tranh,thương tật,hoặc phải xa gia đình để tham gia chiến
tranh,học tập cải tạo trong một thời gian dài.
- Chính sách nhà nước thất bại:sau khi thống nhất đất nước việc áp
dụng chính sách tập thể hoá nông nghiệp,cải tạo công thương nghiệp và chính
sách giá lương tiền đã đem lại kết quả xấu cho nền kinh tế vốn đã ốm yếu của
Việt Nam làm suy kiệt toàn bộ nguồn lực của đất nước và hộ gia đình ở nông
thôn cũng như thành thị,lạm phát tăng cao có lúc lên đến 700% năm.
- Hình thức sở hữu:việc áp dụng chế độ sở hữu toàn dân,sở hữu nhà
nước và tập thể của các tư liệu sản xuất chủ yếu trong một thời gian dài đã
làm thui chột động lực sản xuất.
- Việc huy động nguồn lực nông dân qua mức,ngăn sông cấm chợ đã

làm cắt rời sản xuất với thị trường,sản xuất nông nghiệp đơn điệu công nghiệp


thiếu hiệu quả,thương nghiệp tư nhân lụi tàn,thương nghiệp quốc doanh thiếu
hàng hoá làm thu nhập đa số bộ phận giảm sút trong khi dân số tăng cao.
- Lao động dư thừa ở nông thôn không được khuyến khích ra thành thị
lao động,không được đào tạo để chuyển sang khu vực công nghiệp,chính sách
quản lí bằng hộ khẩu đã dùng biện pháp hành chính để ngăn cản nông dân di
cư,nhập cư vào thành phố.
- Thất nghiệp tăng cao trong thời gian dài trước khi thời kì đổi mới do
nguồn vốn đầu tư thấp và thiếu hiệu quả vào các công trình thâm dụng vốn
của nhà nước.
- Tỉ lệ gia tăng dân số cao dẫn đến chất lượng dân số và chất lượng
nguồn nhân lực thấp là một trong những nguyên nhân quan trọng đã hạn chế
đến cả ssó lượng và chất lượng việc làm;từ đây dẫn đến thất nghiệp và đói
nghèo.Đến lượt nó,thất nghiệp,đói nghèo lại là nguyên nhân làm cho chất
lượng dân số và nguồn nhân lực thấp.Đó là cái vòng luẩn quẩn,khắc nghiệt
gây ra những trở ngại lớn cho con đường thoát khỏi đói nghèo.
* Nguyên nhân chủ quan
Sau 20 năm đổi mới,đến năm2005 kinh tế nước ta đã đạt được một số
thành tựu nhưng số lượng người nghèo vẫn còn đông,có thể lên đến 26%(4,6
triệu hộ) do các nguyên nhân khác như sau:
- Sai lệch thống kê:do điều chỉnh chuẩn nghèo của chính phủ lên cho
gần với chuẩn nghèo của thế giới(1USD/ngày)cho các nước đang phát triển
làm cho tỉ lệ nghèo tăng lên.
- Việt Nam là nước nông nghiệp đến văm 2004 vẫn còn 71,1% dân
sống ở nông thôn trong khi tie lệ đóng óp của nông nghiệp rong tổng sản
phẩm quốc gia thấp.hệ số Gini là 0,42 và hệ số chênh lệc là8,1 nên bất bình
đẳng cao trong khi thu nhập bình quân trên đầu người còn thấp.
- Người dân còn chịu nhiều rủi ro trong cuộc sống,sản xuất mà chưa có

các thiết chế phòng ngừa hữu hiệu,dễ tái nghèo trở lại như:thiên tai,dịch
bệnh,sâu hại,tai nạn lao động,tai nạn giao thông,thất nghiệp,rủi ro về giá sản


phẩm đầu vào và đầu ra do biến đọng của thị trường thế giới và khu vực như
khủng hoảng về dầu mỏ làm tăng giá đầu vào,rủi ro về chính sách thay đổi
không lường trước được,rủi ro do hệ thống hành chính kém minh bạch,quan
liêu ,tham nhũng.
- Nền kinh tế phát triển không bền vững,tăng trưởng tuy khá nhưng chủ
yếu là do nguồn vốn đầu tư trực tiếp,vốn ODA,kiều hối,thu nhập từ dầu mỏ
trong khi nguồn vốn đầu tư trong nước còn thấp.Tín dụng chưa thay đổi kịp
thời,vẫn còn ưu tiên cho vay các doanh nghiệp nhà nước có hiệu quả
thấp,không thế chấp,môi trường dễ bị huỷ hoại,đầu tư vào con người ở mức
cao nhưng hiệu quả còn hạn chế,số lượng lao động đào tạo nhằm đáp ứng nhu
cầu của thị trương còn thấp,nông dân khó tiếp cận ngân hàng nhà nước.
- Ở Việt Nam,sự nghèo đói và HIV/AIDS tiếp tục phá huỷ từng kết cấu
của tuổi thơ.Các em không được thừa hưởng quyền có một tuổi thơ dược
thương yêu,chăm sóc và bảo vệ trong mái ấm gia đình hoặc được khích lệ
phát triển hết khả năng của mình.Khi trưởng thành và trơ thành cha mẹ,đến
lượt con cái các em có nguy cơ bị tước đoạt các quyền đó vì các hiểm hoạ đối
với tuổi thơ lặp đi lặp lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Sự chênh lệch lớn giữa các vùng miền,thành thị và nông thôn,giữa các
dân tộc cao.
- Môi trường sớm bị huỷ hoại trong khi đa số người nghèo lại sống nhờ
vào nông nghiệp
- Hiệu năng quản lí chính phủ thấp.
4, Hậu quả của đói nghèo.
Đói nghèo gây nên những hậu quả vô cùng khó lường.Biểu hiện cụ thể
ở từng mặt của đời sống như sau:
* Thứ nhất là về mặt sức khoẻ và y tế:

- Những người nghèo thường thờ ơ với sức khoẻ của mình.Do nghèo
khó,họ thường không có chi phí để khám sức khoẻ định kì và điều trị dù có


bệnh.Đến khi bệnh nặng mới chịu chữa trị thì đã nguy hiểm tới tính
mạng,điều kiện dinh dưỡng thấp dẫn đến sức khoẻ kém.
- Đặc biệt sức khoẻ của phụ nữ và trẻ em gắn liền với sự thiếu thông tin
và thiếu hiểu biết,thiếu nguồn lực và khả năng tiếp cận dịch ụ y tế hữu hiệu.
- Nghèo đói đồng thời cũng dẫn đến thiếu dinh dưỡng,thiếu máu,nhiễm
trùng là những vấn đề thông thường nhất.
- Tỷ lệ tử vong cao nhất đối với phụ nữ sinh nở,trẻ sơ sinh và nhi đồng.
- Giá dịch vụ y tế và thuốc chữa bệnh ngày càng tăng,sức khoẻ người
nghèo ngày càng tăng,sức khoẻ người nghèo ngày càng suy sụp và chất lượng
giảm sút.
* Về giáo dục:
- Tỷ lệ nữ biết chữ ít hơn nam(82% so với 91%).Số năm đi học của họ
cũng ít hơn(4,95% so với 5,89%).
- Trong số trẻ em chưa một lần đến lớp có 92,6% sống ở vùng nông thôn.
- Các trường bán công và tư thục được thành lập ngày càng nhiều và
được nhà nước khuyến khích,cơ cấu học phí cao,làm cho người nghèo không
đi học được.
- Giáo dục và thay đổi sách giáo khoa là khó khăn lớn đối với hộ
nghèo,cả phí học thêm.
* Ảnh hưởng đến giới:
- Đối với người nghèo nam hay nữ đều già trước tuổi so với người giàu
do điều kiện dinh dưỡng và làm việc.
- Trẻ em nghèo suy dinh dưỡng dẫn đến sức khoẻ bị đe doạ,tỷ lệ tử
vong cao.
- Điều kiện giao tiếp,chăm sóc sức khoẻ cũng như học hành đều hạn
chế,ít được giáo dục trong môi trường lành mạnh.

- Nam thường có sức khoẻ tốt hơn nữ.Lao động chân tay nặng
nhọc,tiếp xúc trực tiếp với môi trường.Bệnh ở nam:lao,sức khoẻ suy kiệt...;ở
nữ:phụ khoa,thiếu máu,thiếu dinh dưỡng,bướu cổ...


Đối với người già:mất sức lao động,cái ăn,chăm sóc và bồi dưỡng thiếu
thốn.Ở người già thì nam có tuổi thọ thấp hơn nữ.Một số phụ nữ có sức khoẻ
yếu hơn so với nam là do sinh con đông.Người già tuy nghèo nhưng họ vẫn
làm việc dù hiệu quả không cao.
Nghèo đói làm cho người ta luôn phải đau khổ vì đói khát và buộc con
người phải thường xuyên lo lắng vì những mục tiêu hạ cấp nhất.Đói nghèo
làm cho người ta trở thành cục cằn,nó không chỉ đẩy một số người đến hành
động bạo lực mà còn làm băng hoại mối quan hệ giữa người với người,nhất là
trong gia đình.nghèo đói là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến
những hành động bạo hành đối với phụ nữ.nhiều người phụ nữ Nam Á nói
rằng:khi tình trạng kinh tế của người nghèo được cải thiện thì một trong
những thay đỏi rõ rệt nhất là sự hoà thuận trong gia đình gia tăng.Điều đó
cũng có nghĩa là bạo hành trong gia đình đã giảm.
Nghèo đói cũng làm cho con người ta không thể thể hiện dược hết năng
lực của mình.không được học hành,người nghèo không thể phát triển được
hết tất cả các khả năng,không thể nâng cao được năng suất lao động.trong thời
đại của chúng ta,khi người ta nói rất nhiều và rất hay về vai trò của giáo dục
và phát triển khả năng của con người thì vẫn đang tồn tại hàng tỷ người không
có điều kiện học hành,bỏ phí những tiềm năng của mình.
Nhiều người không nhận thức được tính nghiêm trọng của vấn đề
này,họ cho rằng vấn đề chính đáng cần quan tâm nhất là nạn gia tăng dân
số.Theo họ,nghèo đói trên diện rộng là lỗi của chính người nghèo.Đấy là một
thái độ cực kì vô trách nhiệm,nó chẳng những không phù hợp với kinh
nghiệm lịch sử và còn đi ngược lại các lý thuyết kinh tế.Một nứoc đang giàu
có không thể trở thành một nước nghèo đi vì sinh suất cao.Kinh tế luôn luôn

phát triển ở những thành phố đông dân chứ không phải ở các làng quê hẻo
lánh.Còn trong lý thuyết kinh tế thì việc sản xuất và phân phối thu nhập quốc
dân là một tiến trình động,phụ thuộc vào nhiều biến số mà dân số chỉ là một
trong số đó.nếu công nhận rằng mỗi người đều có thể đóng góp vào quá trình


phát triển kinh tế xã hội thì ta phải công nhận rằng số dân cũng có ảnh hưởng
tích cực đối với quá trình phát triển đó.Chỉ có trong các xã hội với hệ thống
kinh tế rối loạn,trì trệ,thiếu năng động và không tạo điều kiện cho người dân
thể hiện hết năng lực của mình thì việc gia tăng dân số mới thành vấn đề.Trong
những điều kiện như thế vấn đề nghèo đói sẽ càng trở nên trầm trọng hơn.Người
nghèo cảm thấy có lợi khi sinh thêm con,vì như thế là thêm nguồn lao động,là
gia tăng thu nhập lúc còn trẻ và đảm bảo kinh tế cho tuổi già.
Hậu quả chính trị cũng không kém phần quan trọng.nghèo đói đẩy
người dân vào những quan hệ bất bình đẳng,tức là những quan hệ làm người
ta mất tự do và chở thành đối tượng không được che chở trước những hành
động độc ác của kẻ khác.Cuộc mưu sinh vất vả hàng ngày làm cho người ta
không còn thì giờ và sức lực tham gia vào đời sống chính trị của xã hội hay
dân tộc.Quyền lợi của họ không được nói tới và vì vậy mà bị bỏ qua.người
nghèo thường bị buộc phải dựa dẫm ào một “kẻ bảo trợ”,có thể là một “cụ
lớn” trong làng hay chủ khu xóm hoặc chủ thầu nào đó.Không còn lựa chọn
nào khác,họ buộc phải bán quyền lợi chính trị của mình cho người bảo trợ để
mong được an toàn.Khi các quan hệ chủ-tớ giữ vai trò chủ đạo,thì đó chính là
nguy cơ nghiêm trọng đối với các nguyên tắc của quyền tự do cá nhân và
quyền bất khả xâm phạm con người.
5,Giải pháp khắc phục đói nghèo.
Những nỗ lực giảm gia tăng dân số,giảm bớt đói nghèo,tăng trưởng
kinh tế,bảo vệ môi trường,gắn với sự phát triển bền vững đang được tăng
cường.Ở nhiều nước việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số đã tạo ra những điều kiện
cần thiết để điều chỉnh việc gia tăng dân số,tạo ra khả năng chống lại đói

nghèo,bảo vệ tốt hơn tài nguyên,môi trường,xây dựng cơ sở cho sự phát triển
bền vững trong tương lai.
Tăng trưởng kinh tế lâu bền trong khuôn khổ phát triển bền vững là yếu
tố cơ bản để xoá đói giảm nghèo.Xoá bỏ đói nghèo lại góp phần giảm gia tăng
dân số và sớm đạt được ổn định dân số.Cần đầu tư vào cá lĩnh vực quan trọng


cho xoá đói giảm nghèo như:tạo công an việc làm,giáo dục cơ sở,vệ sinh,môi
trường,nhà ở,cung cấp lương thực thực phẩm và cơ sở hạ tầng cho nhân dân.
Nâng cao chất lượng cuộc sống cho tấtcả mọi người thông qua các
chính sách và chương trình phù hợp về dân số và phát triển nhằm xoá bỏ
nghèo nàn,đạt tăng trưởng kinh tế vững chắc trong khuôn khổ phát triển bền
vững và mô hình hợp lý trong tiêu dùng và sản xuất.
Phát triển nguồn nhân lực đảm bảo tất cả các quyền con người,bao gồm
quyền phát triển-một quyền phổ thông không thể chuyển nhượng và không
thể tách rời các quyền cơ bản của con nguời.
Cần đặc biệt quan tâm cải thiện điều kiện kinh tế xã hội của phụ nữ
nghèo ở các nước phát triển và đang phát triển.Phụ nữ thường là bộ phận
nghèo nhất trong các người nghèo,đồng thời lại là tác nhân then chốt trong
các qua trình phát triển khắc phục đói nghèo.Xoá bỏ những hình thức phân
biệt về xã hội,văn hoá,chính trị và kinh tế đói với phụ nữ là điều kiện tiên
quyết để xoá bỏ đói nghèo,thực hiện tăng trưởng kinh tế vững chắc trong
khuôn khổ phát triển bền vững,đảm bảo chất lượng dịch vụ sức khoẻ sinh sản và
kế hoach hoá gia đình,đồng thời thực hiện cân bằng giữa dân số và các nguồn tài
nguyên có được và thực hiện hình mẫu tiêu dùng và sản xuất bền vững.
Uỷ ban kinh tế-xã hội châu Á-Thái Bình Dương cũng đã từng có quan
điểm rằng:không chỉ hoàn toàn dựa vào tăng trưởng kinh tế nhanh để xoá bỏ
nạn đói nghèo.Nội dung của quan điểm cho rằng xoá đói giảm nghèo là vấn
đề cấp bách của thế giới ngày nay và cũng là trách nhiệm chung của toàn xã
hội.Các nước phát triển cần phải có trách nhiệm giúp đỡ các nước chậm phát

triển.Giải quyết tình trạng này bằng những khoản viện trợ nhân đạo và đầu tư
lớn vào các dự án phát triển,tạo thêm việc làm cho người lao động và nâng
cao phúc lợi xã hội.Chính phủ ở các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình
Dương cũng cần phải phối hợp hành động và đề ra chương trình xoá đói giảm
nghèo cụ thể sát với thực tế,chú trọng hơn nữa vào những vấn đề xã hội liên
quan mới có thể nhanh chóng đẩy lùi căn bệnh xa hội tiềm tàng này.
Việt Nam cũng có một số những quan điểm,những cam kết về chính
sách xoá đói giảm nghèo như sau:


×