Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đề thi THPT 2018 học kỳ 1 môn văn đề 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (730.23 KB, 6 trang )

ĐỀ THI HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN LỚP: 12
Thời gian làm bài: 120 phút
( Đề này gồm: 2 phần, 3 trang)

Mục tiêu:
_Giúp học sinh ôn lại kiến thức trong học kì I.
_Giúp học sinh rèn kĩ năng làm bài đọc – hiểu và kĩ năng viết bài nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
_Thông qua đề kiểm tra giữa kì, giúp các em tiếp cận dần với đề thi THPTQG.
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Có lẽ cụm từ “người lớn” là cả sự ước ao của chúng ta khi còn là một đứa trẻ con. Chúng ta mong mỏi, chờ
đợi được lớn lên từng ngày, từng giờ để chạm vào thế giới của người lớn, lúc đó thật hấp dẫn biết bao…
Để rồi khi thời gian dần trôi, chúng ta lớn lên và nhận ra một điều rằng, thế giới ấy không hào nhoáng như
tưởng tượng. Chúng ta phải đối mặt với những thứ mà trước giờ không hề trải qua, học nhiều bài học quý báu
và đôi khi phải trả giá đắt cho điều ấy.
Khi người ta lớn, họ sẽ trải nghiệm sự thất bại, vì nó không loại trừ một ai cả. Có những cú vấp ngã đầu đời
chúng ta có thể dễ dàng vượt qua. Sẽ có nhiều cách để chọn lựa. Có kẻ buông xuôi, nhưng cũng có người vượt
qua nó. Đừng xem thất baị là kẻ thù, hãy xem nó như người thầy, vì đó là cái giá cho những bài học kinh
nghiệm mà không phải ai cũng có được. Nhờ nó, ta trưởng thành hơn, khôn ngoan hơn để có thể tránh những
sai lầm tương tự, và biết không điều gì có thể đạt được dễ dàng nếu không cố gắng hết mình.
[…] Khi lớn, chúng ta sẽ nhận ra sự khắc nghiệt của cuộc đời với những nỗi đau mất mát, với cái thiện không
phải lúc nào cũng chiến thắng, với tình cảm trao đi mà không được nhận lại… để biết rằng cuộc sống không hề
dễ dàng. Khi người ta lớn, cuộc sống bắt đầu thực dụng hơn. Ai luôn muốn phần lợi cho mình nhiều hơn. Người
ta chú ý đến những thứ lớn lao mà đôi khi quên mất cảm nhận mọi thứ xung quanh. Cuộc đời không phải một
đường chạy mà nó là một lộ trình, bạn phải thưởng thức thật chậm mới khám phá được những điều hay ho.
Người lớn khác trẻ con ở chỗ, mọi thứ người lớn nghĩ đều có vẻ phức tạp, rồi lại than phiền về chính những
hành động phức tạp của mình. Người ta quên mất cách suy nghĩ của trẻ con, quên mất ngày xưa mình đã nhìn
cuộc sống tươi đẹp như thế nào, quên mất cách hài lòng với cuộc sống của mình.
(Trích Đó là khi người ta lớn – Ginnie Trần,
do – la – khi – nguoi – ta – lon/)



1

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt
nhất!


1.Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính và thao tác lập luận chủ yếu nào? (nhận biết)
2.Tại sao tác giả lại cho rằng “Đừng xem thất bại là kẻ thù, hãy xem nó như người thầy.” ? (thông hiểu)
3.Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến sau: “Cuộc đời không phải một đường chạy; mà nó là lộ trình bạn phải
thưởng thức thật chậm mới khám phá được những điều hay ho.” ? (thông hiểu)
4.Thông điệp nào của đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? (vận dụng)
II.LÀM VĂN
Câu 1:
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến được nêu trong phần Đọc hiểu : Khi
người ta lớn, người ta chú ý đến những thứ lớn lao và đôi khi họ quên mất rằng những điều thực sự có giá trị
luôn ở cạnh bên. (vận dụng cao)
Câu 2:
Phân tích chất trữ tình – chính luận của thơ Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn trích Đất Nước: (vận dụng cao)
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm.
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…
(Trích Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.120)
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
I.ĐỌC HIỂU

2

1. *Phương pháp:
_Dựa vào các kiến thức đã học về các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, biểu cảm, miêu
tả, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ để xác định đoạn trích trên dùng phương
thức biểu đạt nào.
_Dựa vào kiến thức đã học về các thao tác lập luận để xác định thao tác lập luận chủ yếu
của đoạn văn trên.
*Cách giải:

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt
nhất!


II.LÀM VĂN

3

_Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
_Thao tác lập luận chủ yếu: nghị luận
2. *Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.
*Cách giải:
Tác giả cho rằng: “Đừng xem thất bại như kẻ thù, hãy xem nó như người thầy” vì:
_Đó là cái giá cho những bài học kinh nghiệm mà không phải ai cũng có được.

_Nhờ nó, ta trưởng thành hơn, khôn ngoan hơn để có thể tránh những sai lầm tương tự.
_Biết không điều gì có thể đạt được dễ dàng nếu không cố gắng hết mình.
3. *Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.
*Cách giải:
Ý kiến “Cuộc đời không phải một đường chạy; mà nó là lộ trình bạn phải thưởng thức
thật chậm mới khám phá được những điều hay ho”, có thể hiểu như sau:
_Cuộc đời không phải là đường chạy để con người lao mình theo hối hả, cuống quýt, càng
lúc càng vội vã.
_Cuộc đời là một lộ trình, con người biết cách sống chậm để tận hưởng cuộc sống xung
quanh, mỗi người làm chủ được chặng đường mà mình sẽ đi và sắp tới, giúp con người tự
tin và bản lĩnh hơn trong tương lai.
_Con người cần đặt ra những kế hoạch trong từng chặng đường đời để đi đến đích và
khám phá được những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
4. *Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.
*Cách giải:
Thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích trên:
Học sinh đọc và nhận ra những thông điệp hàm ẩn trong văn bản. Trình bày suy nghĩ cá
nhân, nêu rõ vì sao thông điệp đó có ý nghĩa nhất.
Có thể lựa chọn thông điệp về ý nghĩa của việc cố gắng nỗ lực khi gặp khó khăn/quan tâm
đến những điều giản dị, những người gần gũi xung quanh/tận hưởng cuộc sống,…
(Có thể trình bày gạch ý hoặc viết thành đoạn văn ngắn)
Câu 1:
*Phương pháp: _Phân để tìm ra thông điệp, ý nghĩa mà câu dẫn chuyển tải.
_Sử dụng các thao tác lập luận để tạo lập một đoạn văn nghị luận (bàn
luận, so sánh, tổng hợp,…)
*Cách giải:
 Yêu cầu về hình thức:
_Viết đúng 01 đoạn văn khoảng 200 từ
_Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
_Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận.

 Yêu cầu về nội dung
*Giải thích:
_Khi người ta lớn là khi con người trưởng thành; những thứ lớn lao là những thứ mà
người ta cho là quan trọng, ý nghĩa.
_Ý kiến nêu trên là một hiện tượng trong đời sống: Khi trưởng thành đôi lúc con người ta
cứ đi tìm kiếm những cái lớn lao ở bên ngoài mà vô tình không nhận ra những thứ xung
quanh mình mới có ý nghĩa thực sự.

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt
nhất!


*Phân tích:
_Vì sao khi người ta lớn, người ta chú ý đến những thứ lớn lao, và đôi khi họ quên mất
rằng những điều thực sự có giá trị luôn ở cạnh bên?
+Trong quá trình phát triển, con người ngày càng lớn lên cả về thể chất, tâm hồn và trí
tuệ. Khi trưởng thành, con người càng khám phá thêm nhiều điều trong cuộc sống.
+Khi đó nhiều người có khát vọng hướng tới những thứ ở xa xôi, chỉ quan tâm đến những
giá trị sống mà họ cho là quan trọng ở bên ngoài. Họ quên đi những giá trị thực ở ngay
cuộc sống quanh mình.
_Biểu hiện:
+Con người chú trọng tìm kiếm những khát vọng lớn lao, những ước mơ lí tưởng mà bỏ
qua những công việc hàng ngày, không nhận ra đó là cơ sở để làm nên những điều lớn lao.
+Họ tìm kiếm những mối quan hệ rộng ngoài xã hội mà không để ý đến những mối quan
hệ gần gũi, tình cảm cao đẹp của những người thân xung quanh mình.
+Đi tìm kiếm vẻ đẹp hào nhoáng ở nơi xa xôi mà không biết trân trọng vẻ đẹp ở xung
quanh.
*Tác động:
Suy nghĩ ấy khiến con người ta cứ theo đuổi những điều quá lớn lao, có lúc xa vời, khiến
con người ta mệt mỏi mà dần lãng quên, đánh mất đi những giá trị cao quý gần gũi xung

quanh bản thân mình.
*Bàn luận mở rộng:
_Cần cân đối giữa việc mở rộng sự quan tâm ra bên ngoài và giữ gìn, trân trọng những giá
trị gần gũi xung quanh mình.
_Phê phán biểu hiện sai trái:
+Thái độ sống thờ ơ với tất cả mọi người, mọi thứ trong cuộc sống.
+Lối sống vụ lợi, thái độ quan tâm đến mọi người chỉ vì lợi ích của bản thân.
*Bài học và liên hệ bản thân:
_Câu nói định hướng cho chúng ta thái độ sống đúng đắn, ý thức rõ hơn về việc quan tâm
đến mọi người xung quanh và những giá trị gần gũi trong cuộc sống.
_Liên hệ bản thân, nêu bài học nhận thức và hành động.
*Chú ý: Cần phải đảm bảo cấu trúc các phần của một đề văn nghị luận xã hội (giải thích
vấn đề, phân tích, bàn luận, liên hệ bản thân…).
Câu 2:
*Phương pháp: _Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng)
_Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo
lập một văn bản nghị luận văn học.
*Cách giải:
 Yêu cầu hình thức:
_Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
_Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm
tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
 Yêu cầu nội dung:
 Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm:
_Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu thời chống Mĩ. Thơ ông giàu

4

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt
nhất!



chất suy tư, xúc cảm lắng đọng, thể hiện tâm tư của người trí thức tham gia tích cực vào
cuộc chiến đấu của nhân dân.
_Đoạn trích Đất Nước thuộc phần đầu chương V của trường ca Mặt đường khát vọng là
một trong những đoạn thơ hay về đề tài Đất Nước, về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng
tạm chiếm miền Nam về non sông đất nước.
_Đoạn thơ đã thể hiện đậm nét chất trữ tình chính luận của phong cách thơ Nguyễn Khoa
Điềm.


Phân tích đoạn thơ để thấy được chất trữ tình – chính luận của thơ Nguyễn Khoa
Điềm
*Phong cách thơ trữ tình – chính luận:
_Là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc nên bản chất của thơ là giọng trữ tình. Trong hoàn
cảnh chiến tranh, viết về đề tài đất nước, thơ Nguyễn Khoa Điềm trở thành tiếng nói
chung, phát ngôn cho ý chí, khát vọng, tình cảm lớn lao của toàn dân tộc. Giọng thơ vừa
cao vang, thuyết phục vừa trầm lắng, thiết tha.
_Tình yêu quê hương, đất nước là một chủ đề có tính sử thi nhưng đi vào thơ ông đã được
“đời tư hóa”. Đoạn thơ thể hiện những cảm nghĩ về đất nước trong hình thức lời tâm tình
tha thiết.
*Biểu hiện:
_Cách nhìn của tác giả về những thắng cảnh, về địa lí đất nước quê hương là một cái nhìn
có chiều sâu và là một phát hiện mới mẻ.
_Nhìn nhận đất nước trên các bình diện địa lí, lịch sử, văn hóa, thể hiện tư tưởng Đất nước
của nhân dân.
_Những cảnh quan thiên nhiên kì thú, địa danh sông núi, danh lam thắng cảnh (đá Vọng
Phu, núi Con Cóc, núi Con Gà hay hòn Trống Mái…) gắn liền với con người, được tiếp
nhận, cảm thụ qua tâm hồn và lịch sử dân tộc.
_Từ việc quy nạp hàng loạt những hiện tượng để đưa đến một khái quát triết lí sâu sắc:

“Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi/ Chẳng mang một hình dáng, một ao ước, một lối
sống ông cha/ Ôi đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy/ Những cuộc đời đã
hóa núi sông ta”…
_Nghệ thuật: ngôn ngữ mộc mạc mà giàu hình ảnh; lời thơ tha thiết, lắng đọng dễ đi vào
lòng người; câu thơ dài thể hiện cảm xúc mãnh liệt, phép liệt kê hình ảnh ấn tượng…
 Đánh giá:
_Đoạn thơ là sự kết tinh của xúc cảm và trí tuệ để thăng hoa thành thơ. Các bình diện địa
lí, lịch sử được nhìn nhận bằng tâm hồn dạt dào cảm xúc. Đó là sản phẩm của mộ trí thuệ
giàu có, một tư duy sắc sảo, một tấm lòng, một trái tim nên có sức lay động ở tận đáy sâu
tâm hồn người đọc.
_Không dùng những từ, luận điểm có tính chính luận mà bằng ngôn ngữ đời thường,
giọng thơ trữ tình đằm thắm đã tạo nên sự xúc động và đồng cảm trong trái tim người đọc;
khiến cho vai trò của nhân dân tỏa sáng trong lịch sử.
_Chất trữ tình khiến cho vấn đề chính luận không khô khan, không mang tính hô hào khẩu
hiệu mà dễ đi vào lòng người. Trữ tình – chính luận đã làm nên một màu sắc riêng của thơ
Nguyễn Khoa Điềm.

5

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt
nhất!


6

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt
nhất!




×