Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Tiếp tục nghiên cứu thành phần hóa học của cây ban (hypericum hookerianum wight arn )thu hái tại sapa, lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.19 MB, 79 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

HOÀNG THỊ LAN ANH

TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN
HÓA HỌC CỦA CÂY BAN (HYPERICUM
HOOKERIANUM WIGHT & ARN.) THU
HÁI TẠI SAPA, LÀO CAI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

HÀ NỘI - 2018


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

HOÀNG THỊ LAN ANH
Mã sinh viên: 1301006

TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN
HÓA HỌC CỦA CÂY BAN (HYPERICUM
HOOKERIANUM WIGHT & ARN.) THU
HÁI TẠI SAPA, LÀO CAI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tuyển
2. HVCH. Nguyễn Thị Hải
Nơi thực hiện:

1. Bộ môn Dƣợc học cổ truyền


2. Viện Dƣợc liệu

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện và hoàn thành khóa luận, em xin được gửi lời cảm
ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Nguyễn Mạnh Tuyển- Trưởng bộ môn Dược học cổ
truyền, Trường Đại học Dược Hà Nội, DS Nguyễn Thị Hải học viên cao học
CH21, đã tận tình hướng dẫn, bảo ban, truyền đạt lại những kiến thức quý báu để
em hoàn thành được khóa luận này
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới PGS.TS Phƣơng Thiện Thƣơng- Trưởng
Khoa hóa phân tích và tiêu chuẩn, Viện dược liệu, NCS Vũ Duy Hồng cùng các
anh chị, các bạn công tác và làm đề tài tại Viện dược liệu, các thầy cô công tác tại
bộ môn Dược học cổ truyển đã giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất để em có thể hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, những người
luôn bên cạnh, động viên và giúp đỡ em trong thời gian qua.

Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2018
Sinh viên

Hoàng Thị Lan Anh


MỤC LỤC
CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DANH SÁCH CÁC BẢNG
DANH SÁCH CÁC HÌNH

ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
CHƢƠNG I. TỒNG QUAN ..................................................................................... 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHI HYPERICUM ............................................................. 3
1.1.1. Thực vật học ............................................................................................. 3
1.1.2. Thành phần hóa học ................................................................................. 4
1.1.3. Tác dụng sinh học..................................................................................... 7
1.1.4. Công dụng ................................................................................................ 9
1.2. TỔNG QUAN VỀ HYPERICUM HOOKERIANUM WIGHT & ARN ...... 10
1.2.1. Thực vật học ........................................................................................... 10
1.2.2. Thành phần hóa học ............................................................................... 12
1.2.3. Tác dụng sinh học................................................................................... 14
1.2.4. Công dụng .............................................................................................. 16
CHƢƠNG II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 17
2.1. ĐỐI TƢỢNG .................................................................................................... 17
2.2. THIẾT BỊ, DUNG MÔI, HÓA CHẤT ........................................................... 17
2.2.1. Thiết bị .................................................................................................... 17
2.2.2. Dung môi hóa chất ................................................................................. 18
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 18
CHƢƠNG III: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ, BÀN LUẬN ............................... 20
3.1. KẾT QUẢ ......................................................................................................... 20
3.1.1. Chiết xuất: .............................................................................................. 20
3.1.2. Phân lập các thành phần hóa học ........................................................... 20
3.2. BÀN LUẬN ....................................................................................................... 32
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 35
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 35
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................. 35


TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Kí hiệu
brs
CD3OD

Chú thích
Broad singlet
Methanol – d4 (dung môi NMR)

d

Doublet

dd

Double of doublet

ddd

Double of double of doublet

DEPT
DMSO-d6

Distortionless Enhancement by Polarization Transfer
Dimethyl sulfosid – d6 - (CD3)2SO

ESI-MS


Phổ khối lượng ion hóa tia điện

EtOAc

Ethyl acetat

EtOH

Ethanol

HMBC

Heteronuclear Multiple Bond Coherence

Hz

Hezt

IC50

Inhibitory concentration 50%

m
m/z

Multiplet
Khối lượng/diện tích

MeOH


Methanol

NMR

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân

s

Singlet

TT

Thuốc thử

v/v

Tỉ lệ thể tích/ thể tích


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Tên bảng
ảng 3.1:

i u ph

hất

Trang


v qu r tin th o t i i u th m

h o
ảng 3.2:

25
i u ph

hất

v 3- - ru o quini

i th o

t i i u th m h o
ảng 3.3.
h o

i u ph

27
hất C v hyperin th o t i i u th m
30


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Tên hình

Trang


Hình 1.1. Bụi cây, hoa và qu H. hookerianum

11

Hình 3.1. Sơ đồ chiết xuất á phân đoạn

20

ý đồ cắn ethyl acetat (h III) ở á điều ki n quan sát

21

Hình 3.3. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ phân đoạn ethyl acetat c a

23

Hình 3.2. Sắ

loài ban (H. hookerianum Wight & Arn.)
Hình 3.4. Sắ

ý đồ chất A và chất B so với cắn EtOAc

24

Hình 3.5. Sắ

ý đồ chất C so với cắn EtOAc

24


Hình 3.6. Chất A

25

Hình 3.7. Cấu trúc hóa học và ph NMR c a chất A

26

Hình 3.8. Chất B

27

Hình 3.9. Acid ferulic

28

Hình 3.10. Acid quinic

28

Hình 3.11. Cấu trúc hóa học và ph NMR c a chất B

29

Hình 3.12. Chất C

30

Hình 3.13. Cấu trúc hóa học và ph NMR c a chất C


31


ĐẶT VẤN ĐỀ
Chi Hypericum là một chi lớn với 469 loài [48]. Ở Việt Nam đã ghi nhận được 17
loài. Các loài thuộc chi Hypericum đã được sử dụng rộng rãi trong y học dân gian làm
thuốc chữa thuốc chống virus, trị bệnh gan, thuốc chống viêm, kháng khuẩn, rắn cắn,
hoàng đản, tiêu hóa kém, đầy bụng, ho,...[1], [3],[24]. Theo các tài liệu đã công bố
trước đây, thành phần hóa học chủ yếu của chi Hypericum là naphthodianthron,
bianthraquinon, phloroglucinol, xanthon, flavonoid và các hợp chất khác [26]. Các loài
thuộc chi này đã được nghiên cứu, đánh giá nhiều tác dụng sinh học đáng chú ý như
tác dụng chống trầm cảm [26], tác dụng kháng khuẩn [25], tác dụng chống oxy hóa
[36],…
Loài ban (Hypericum hookerianum Wight & Arn.) thuộc chi Hypericum phân
bố chủ yếu ở Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và phía Bắc Việt Nam [48]. Ở Trung
Quốc, loài H. hookerianum Wight &Arn. được dùng để điều trị viêm bàng quang [5],
ở Ấn Độ được dùng để điều trị các vết bỏng, làm lành các vết thương [39], điều trị
trầm cảm, kích thích thần kinh trung ương [12]. Tại Việt Nam, đồng bào miền núi
thường lấy lá cây H. hookerianum vò ra ngâm nước, để lắng lấy dịch trong rửa mắt
cho gia cầm đau mắt [3] tuy nhiên loài cây này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi trong
y học cổ truyền nước ta. Trên thế giới, đã có một số nghiên cứu công bố về thành
phần hóa học và một số tác dụng sinh học của loài ban (Hypericum hookerianum
Wight & Arn.) như tác dụng chống oxy hóa và bảo vệ gan [19], tác dụng chống virus
[37], tác dụng kháng khuẩn [38], tác dụng chống ung thư [44],…
Trong nước, nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải (2017) về loài Hypericum
hookerianum Wight & Arn. đã bước đầu nghiên cứu về đặc điểm thực vật, giám định
tên khoa học, phân lập được 3 hợp chất là epicatechin, piceatanol, 3,8’’-biapigenin [4].
Nghiên cứu của Đỗ Thị Thu (2017) tiếp tục phân lập thành phần hóa học của loài
ban (H. hookerianum) đã phân lập được thêm 2 hợp chất mới là astilbin và quercitrin

[7].
Dựa vào những cơ sở trên, nhằm nghiên cứu sâu hơn về thành phần hóa học của
loài ban (Hypericum hookerianum Wight & Arn.), đề tài “Tiếp tục nghiên cứu thành
phần hóa học của cây ban (Hypericum hookerianum Wight & Arn.) thu hái tại Sapa,
Lào Cai” được thực hiện với 2 mục tiêu như sau:

1


1. Tiếp tục phân lập một số hợp chất từ phần trên mặt đất của loài ban
(Hypericum hookerianum Wight & Arn).
2. Xác định cấu trúc của các hợp chất phân lập được.

2


CHƢƠNG I. TỒNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHI HYPERICUM
1.1.1. Thực vật học
1.1.1.1. Vị trí phân loại
Vị trí của chi Ban Hypericum trong phân loại thực vật của Armen Takhtajan
được phân loại như sau [11]:
Thực vật bậc cao: Cormobionta
Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyda)
Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida)
Phân lớp Sổ (Dilleniidae)
Liên bộ Đỗ Quyên (Ericanae)
Bộ Ban (Hypericales)
Họ Ban (Hypericaceae)
Chi Ban (Hypericum)

Lưu ý: Họ Ban ở Việt Nam có hai chi là Cratoxylum và Hypericum. Họ Ban có
đặc điểm thực vật rất gần với họ Măng Cụt (họ Clusiaceae) nhưng cây không có mủ
vàng nên trong hệ thống phân loại Takhtajan (1987) các chi này để chung trong họ
Măng Cụt. Nên một số sách xuất bản trước các cây thuộc chi Hypericum có thể được
sắp xếp trong họ Clusiaceae [2].
1.1.1.2. Đặc điểm thực vật
Cây bụi hoặc nửa bụi, sống lâu năm, không có lông hoặc có lông đơn giản. Lá
mọc đối (hoặc vòng) không cuống hoặc cuống ngắn, gân lông chim hoặc chân vịt
(hiếm khi rẽ đôi), mép nguyên hoặc có tuyến ở mép lá. Cụm hoa xim, hoa lưỡng tính,
hoa hình sao hoặc hình cốc. Đài 5, tiền khai hoa năm điểm, hiếm khi bốn, xếp chữ
thập, không đều hoặc đều, tràng liền một phần hoặc rời. Tràng 4 hoặc 5, xếp xoắn ốc,
màu vàng hoặc vàng chanh (hiếm khi trắng) mặt dưới thường màu nhạt, hoặc có gân
đỏ, không rụng hoặc sớm rụng sau nở hoa, thường không đối xứng. Nhị hoa chùm 4
hoặc 5, rời và dính vào họng tràng, có thể dính với nhau thành 3 hoặc 4 bó nhị dính
vào đài hoặc không theo quy tắc hoặc không dính thành cụm chỉ nhị, không rụng hoặc
rụng sớm, mỗi bó nhị có thể lên đến 70 nhị, chỉ nhị mảnh, rời nhau hoặc dính 2/3, bao
phấn nhỏ dính lưng hoặc có thể dính gốc, mở dọc, có tuyến liên kết, nhị vô tính bị
khuyết (rất hiếm). Bầu nhụy 3-5 khoang, đính noãn trung trụ hoặc chỉ một khoang với

3


2-3-5 hợp điểm đính noãn bên, mỗi hợp điểm có từ 2 đến nhiều noãn, thân noãn 2 hoặc
3-5, rời nhau hoặc đính một phần đến hoàn toàn, núm nhụy nhỏ, bè hoặc không. Quả
nang chẻ ô hoặc hiếm khi tự mở, vỏ quả thường chứa dầu. Hạt nhỏ, hình chum hoặc có
cánh hẹp, vỏ hạt hình dạng đa dạng, không có áo hạt (rất hiếm khi có mồng). Cây mầm
nhọn, thẳng với một lá mầm nhọn [53].
1.1.1.3. Các loài thuộc chi Hypericum:
Chi Hypericum là một chi lớn, gồm 469 loài khác nhau.Theo Thực vật chí Trung
Quốc, ở Việt Nam chi Hypericum có 12 loài [53]. Tuy nhiên, theo báo cáo của Viện

Dược liệu, chi Hypericum ở Việt Nam còn có thêm 5 loài nữa, tổng cộng là 17 loài [6].
Ngoài ra, tại Việt Nam còn có loài H. perforatum L. (Cây ban âu, cỏ thánh John)
đã được nhập nội và đưa vào trồng trọt tại các tỉnh miền núi phía bắc nước ta từ năm
2004. Ban âu được sử dụng bộ phận trên mặt đất của cây điều trị bệnh trầm cảm, ngoài
ra còn được dùng làm thuốc trị bệnh gan, thuốc chống viêm, kháng khuẩn, chữa bỏng,
chống virus, chống nghiện rượu [8].
1.1.2. Thành phần hóa học
Thành phần hóa học của chi Hypericum gồm 5 nhóm chính là
naphthodianthron, bianthraquinon, phloroglucinol, xanthon, flavonoid và các hợp chất
khác [26].
1.1.2.1. Nhóm naphthodianthron và bianthraquinon
Có khoảng 12 dẫn chất thuộc nhóm naphthodianthron và bianthraquinon được
phân lập từ chi Hypericum [26]. Đây là nhóm chất phổ biến và có hoạt tính sinh học
cao, điển hình là hypericin (Ia) và hyperforin (Ib) được phân lập từ cây H. perforatum.
Hoạt chất này có tác dụng chống trầm cảm, chống ung thư [24].

1.1.2.2. Nhóm phloroglucinol

4


Các hợp chất thuộc nhóm phloroglucinol được tìm thấy ở chi Hypericum rất đa
dạng, với 170 dẫn chất, được chia thành 5 nhóm: dẫn xuất của hyperforin, các
sampsonion, các dẫn xuất acylphloroglucinol spirocyclic, các dẫn xuất rottlerin và các
dẫn chất đơn giản của phloroglucinol…[26]. Trong đó được nghiên cứu và ứng dụng
trong y học nhiều nhất là nhóm dẫn xuất của hyperforin.
Hiện tại có khoảng 46 dẫn chất của hyperforin được phân lập từ 4 loài H.
papuanum, H. scabrum, H. sampsonii, H. perforatum [26]. Trong đó đáng chú ý nhất
là 2 hợp chất adhyperforin (IIa) và hyperforin (IIb) được phân lập từ loài H.
perforatum có tác dụng chống trầm cảm do khả năng ức chế mạnh mẽ sự hấp thu

dopamin, serotonin, và noradrenalin [10].

1.1.2.3. Nhóm xanthon
Các dẫn chất xanthon rất phong phú, có khoảng 126 chất đã được phân lập từ
các loài thuộc chi Hypericum như: H. ellipticum, H. chinense, H. scabrum, H. beanii,
H. perforatum, H. geminiflorum, H. sampsonii… Trong đó loài H. chinense là nguồn
cung cấp xanthon nhiều nhất với khoảng 48 dẫn chất xanthon đã được phân lập từ loài
này [26].
Hai dẫn chất xanthon đã được phân lập là: 1,3-dihydroxy-5- methoxyxanthon 4-sulfonat (IIIa) và 1,3-dihydroxy-5-O-β-D-glycopyranosylxanthon-4-sulfonat (IIIb),
từ H. sampsonii. Cả 2 hợp chất này đều có biểu hiện độc tính trên dòng tế bào ung thư
P388 [26].

5


1.1.2.4. Nhóm flavonoid
Có khoảng 18 dẫn chất thuộc nhóm flavonoid được phân lập từ chi Hypericum.
Trong đó loài H. japonicum đóng góp nhiều nhất với 9 dẫn xuất flavonoid đã được
phân lập. Một số flavonoid phổ biến là: quercetin (IVa), hyperin (IVb), rutin (IVc),
quercitrin (IVd), kaempferol (IVe). Đây là những hoạt chất có hoạt tính chống oxy
hóa mạnh được tìm thấy trong tự nhiên. Hàm lượng flavonoid trong cây thường chiếm
từ 2-4% [26].

1.1.2.5. Các nhóm chất khác
Ngoài 4 nhóm dẫn xuất chính nêu trên, chi Hypericum còn có một số nhóm chất
khác như terpenoid, coumarin, chromon [26].
Hơn 20 hợp chất từ vỏ thân loài H. riparium đã được phân lập trong đó có 5
dẫn xuất của biscoumarinyl, 2 dẫn xuất của flavon, 2 dẫn xuất của steroid còn lại là
các dẫn xuất của este, acid, ether : 7,7’ -Dihydroxy-6,6’ -biscoumarin (Va), 7,7’ Dihydroxy-8,8’ -biscoumarin (Vb), 7-Methoxy-6,7’ -dicoumarinyl ether (Vc), 2’ Hydroxy-5’ -(7-methoxycoumarin-6’’-yl)-4’- methoxyphenylpropanoic acid (Vd), 7,7’
-Dimethoxy-6,6’ -biscoumarin (Ve), 2’–Methoxyflavon, 3’–Methoxyflavon, Stigmast4-en-3-on, Ergosta-4,6,8,22-tetraen-3-on .


6


Trong đó các hợp chất (Va), (Vc), (Vd), (Ve) có tác dụng ức chế đáng kể trên
dòng tế bảo ung thư tuyến tiền liệt của con người PC-3 và dòng tế bào ung thư đại
tràng HT-29 ( thử nghiệm in vitro). Chưa tìm thấy tác dụng gây độc đối với tế bào
bình thường.

1.1.3. Tác dụng sinh học
1.1.3.1. Tác dụng chống trầm cảm
Hypericin phân lập từ H. perforatum là hoạt chất điển hình được sử dụng rộng
rãi để điều trị chứng rối loạn trầm cảm. Cơ chế tác dụng của hợp chất này là ức chế
enzym monoaminooxidase (MAO), ức chế thu hồi serotonin, norepinephrin, dopamin,
điều hòa recepter serotonin [26].
Dẫn xuất của nhóm phloroglucinol là hyperforin cũng có tác dụng ức chế thu
hồi serotonin (5-HT), dopamin (DA), noradrenalin (NA), gamma aminobutyric acid
(GABA) và L-Glutamat do đó hoạt chất này cũng có tác dụng chống trầm cảm và một
gợi ý cho việc tìm kiếm nguyên liệu sản xuất thuốc tác dụng trên hệ thần kinh [46].
Ngoài ra các dẫn xuất thuộc nhóm flavonoid, bao gồm rutin được phân lập từ
H. perforatum có tác dụng trên mô hình thử nghiệm chống trầm cảm FST (forced
swimming test) [52]. Quercetin phân lập từ H. hircinum có tác dụng ức chế chọn lọc
monoamin oxidase (MAOA có ở não bộ) trong thí nghiệm in vitro với giá trị IC50 là
0,010 µM [17].
1.1.3.2. Hoạt tính gây độc

7


Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, một số hợp chất được phân lập từ chi Hypericum

có khả năng gây độc trên tế bào ung thư, những hợp chất này là những chất tiềm năng
trong việc nghiên cứu thuốc điều trị ung thư.
Sáu dẫn xuất thuộc nhóm polycyllic acylphloroglucinol được đặt tên từ
hyperisampsin H–M (từ 1 đến 6) phân lập từ loài H. sampsonii, trong đó
hyperisampsin H–M (3, 4 và 6) có tác dụng gây độc một số tế bào ung thư người,đặc
biệt là hyperisampsins H–M (3) có tác dụng gây độc trên tế bào ung thư bạch cầu [21].

Hyperisampsins H–M (3)
1.1.3.3. Tác dụng kháng khuẩn
Trong một nghiên cứu thử nghiệm cao toàn phần của 50 loài khác nhau thuộc
chi Hypericum bằng cách thử nghiệm độ nhạy cảm trên đĩa Kirby-Bauer với vi khuẩn
Paenibacillus (vi khuẩn Gram (+) gây bệnh trên ong mật). Kết quả cho thấy, 14 loài
được xác định là có hoạt tính ức chế Paenibacillus. Trong đó sáu hợp chất là:
hyperforin, uliginosin B, uliginosin A, 7-epiclusianone, albaspidin AA và drummondin
E có hoạt tính kháng khuẩn ức chế Paenibacillus với MIC dao động từ 0,168-220 μM
[51].
Cao methanol toàn phần của loài H. humifusum có tác dụng ức chế vi khuẩn E.
coli, Pseudomona sp, và Bacillus subtilis với giá trị MIC dao động từ 200-250 µg/ mL
[9].
Hai hypericumxanthon A và B được phân lập từ H.sampsonii có tác dụng kháng
khuẩn trong thử nghiệm in vitro đánh giá khả năng ức chế tụ cầu vàng kháng
methicillin (MRSA) với nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) tương ứng là 16 và 32 μg/ mL.
Bên cạnh đó hypericumxanthone B còn có tác dụng ức chế 4 dòng tế bào ung thư

8


người là tế bào ung thư vú (MCF-7), hepatoma (HepGa), ung thư ruột (HT-29) và ung
thư phổi (A549) [47].


1.1.3.4. Tác dụng chống oxy hóa
Chi Hypericum chứa các dẫn xuất flavonoid, xanthon, phloroglucinol, và
bezonephenon là những hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa tốt, được chứng minh
qua nhiều thử nghiệm.
Bốn dẫn xuất xanthon được phân lập từ loài H. styphelioides là: 3,5dihydroxybenzophenon-4-α-D-glucosid

(1),

1,3,5-trihydroxy-2-(2′,2′-dimethyl-4′-

isopropenyl)cyclopentanylxanthon(2), 5-O-demethylpaxanthonin (3) và 3-geranyl-1(3-methylbutanoyl) phloroglucinol (4) được đem thử tác dụng chống oxy hóa trên 2
mô hình thí nghiệm là TEAC (Trolox equivalent antioxidant activity) và CL
(chemiluminescence). Kết quả cho thấy hai xanthon (2) và (3) có tác dụng chống oxy
hóa tương đương với 2 chất chống oxy hóa là quercetin và rutin, trong khi hai xanthon
còn lại (1) và (4) có tác dụng kém hơn [16].
Năm dẫn xuất thuộc nhóm benzophenon và bốn dẫn xuất thuộc nhóm flavonoid
là quercetin, quercitrin, isoquercetin và 3,8´´-biapigenin được phân lập từ loài H.
thasium Griseb. Chín hoạt chất này được thử nghiệm hoạt tính chống oxy hóa bằng mô
hình CL (chemiluminescence). Kết quả cho thấy 2 dẫn xuất benzophenon ( A và B) có
tác dụng ức chế quá trình sản xuất gốc oxy hóa ngoại bào, còn quercetin, isoquercetin
và 3,8 '' – biapigenin có tác dụng ức chế quá trình sản xuất gốc oxy hóa nội bào [36].
1.1.4. Công dụng
Trên thế giới, đặc biệt ở Ấn Độ và châu Âu, các loài Hypericum đã được sử
dụng để chữa bệnh trong dân gian từ trên 2000 năm trước để điều trị chứng lo âu và

9


giảm đau, loài được sử dụng phổ biến nhất là H. perforatum, H. mysorence, H.
patulum, H. polyanthenum, H. Drummondii [28], [37].

H. perforatum được sử dụng bộ phận trên mặt đất của cây điều trị bệnh trầm
cảm, ngoài ra còn được dùng làm thuốc chống virus, trị bệnh gan, thuốc chống viêm,
kháng khuẩn, chữa bỏng, chống nghiện rượu [24].
Viện Dược liệu (Bộ Y tế) đã chủ trì đề tài cấp Bộ “Sàng lọc một số vị thuốc, bài
thuốc nhằm điều chế thuốc điều trị viêm gan mạn do siêu vi B”. Trong đó nghiên cứu
chế phẩm flavonoid chiết xuất từ lá cây ban tròn (H. patulum Thunb. ex Murray) làm
thuốc điều trị viêm gan mạn do siêu vi B được gọi là “cao ban tròn” (còn gọi là bột
hypatin), kết quả thử các tác dụng dược lý của bột hypatin được báo cáo các tác dụng
bảo vệ gan, ức chế quá trình xơ gan, chống oxy hóa, chống viêm, lợi mật [1].
H. japonicum dùng để trị rắn cắn [3]. Ở Trung Quốc thường dùng để trị viêm
gan cấp, mạn, giai đoạn sớm của xơ gan cổ chướng, viêm màng tiếp hợp cấp, viêm
amygdal, viêm ruột thừa. Ở Việt Nam dùng để trị bệnh sởi, sâu răng, hôi mồm, rắn
cắn, hoàng đản, tiêu hóa kém, đầy bụng, ho [3].
H. ascyron L. được sử dụng để trị bệnh da, lậu, điều kinh, cầm máu, trừ phong
thấp, trị đòn ngã tổn thương, quả và hạt được phối hợp với các vị thuốc khác để trị
bệnh về da và điều hòa kinh nguyệt [3].
H. sampsonii dùng để điều trị kinh nguyệt không đều, chảy máu cam, thổ
huyết, đái ra máu, phong thấp đau nhức, lỵ, ho, ra mồ hôi trộm, nhọt sưng đinh độc,
rắn cắn, chốc đầu, bỏng nước sôi [3].
H.nepaulense ở Vân Nam Trung Quốc cây được dùng để trị trẻ em cam tích,
lỵ, loét miệng, hôi răng, trẻ em viêm gan hoàng đản [3].
Tại Việt Nam, đồng bào miền núi thường lấy lá cây H. hookerianum vò ra
ngâm nước, để lắng lấy dịch trong rửa mắt cho gia cầm đau mắt [3].
1.2. TỔNG QUAN VỀ HYPERICUM HOOKERIANUM WIGHT & ARN.
1.2.1. Thực vật học
1.2.1.1. Đặc điểm thực vật
H. hookerianum Wight & Arn. thuộc loại cây bụi cao đến 1,75m, bụi cây có
đỉnh tròn, cành thẳng đứng có nhiều nhánh, phần thân non có 4 cạnh, trong đó có 2
cạnh sắc hơn, chia đốt dài 1,2 đến 6cm, mỗi đốt không dài quá độ dài của lá. Cuống
lá dài 1-4mm, phiến lá thuôn dài hình lưỡi mác hoặc hình trứng, mặt dưới lá màu xám


10


hoặc lam nhạt, lá có các vệt hoặc chấm nhỏ thưa dần từ giữa ra rìa lá. Phiến lá có từ 3
đến 4 đôi gân chính, không nhìn thấy gân cấp 3 hình lưới, gân lá tạo các hình nêm
nhọn hoặc hình trái tim chóp nhọn. Ra hoa từ tháng 4 đến tháng 7. Cụm hoa có từ 1
đến 5 hoa mọc ở đầu cành, lá bắc hình lưỡi mác hay thuôn nhọn, cách đài hoa 316mm, rụng sớm. Hoa có đường kính 3-6cm, hình chén, nụ hoa hình trứng hoặc hình
cầu. Đài hoa xếp vòng hình trứng ngược hoặc hình thìa, kích thước 5-10×4-8mm, trên
đài hoa có những đường gân rõ nét rất đặc trưng, mép đài hoa có răng cưa nhỏ, đều.
Cánh hoa màu vàng kim đậm đến nhạt, dài gấp 3 lần đài hoa, mép nhẵn, hình trứng
đến tròn. Nhị hoa xếp thành bó, mỗi bó có 60-80 nhị, nhị dài nhất 5-9mm, độ dài
trung bình bằng 0,25-0,35 lần độ dài cánh hoa. Bầu nhụy hoa hình trứng, kích thước
5-7×4-8mm, vòi nhụy dài 2-4mm, bằng 0,35-0,7 lần độ dài bầu nhụy, cong dần
hướng ra ngoài. Quả hình tròn hoặc hình oval, kích thước 0,9-1,7 cm × 7-12 mm. Hạt
màu nâu đỏ sẫm, kích thước 0,7-1mm, không có gờ, vỏ ngoài có các đường mắt lưới
[30], [37].
1.2.1.2. Phân bố
Hypericum hookerianum Wight & Arn. là một loài thuộc chi Hypericum, phân
bố ở Nam, Đông Nam Trung Quốc, Bangladesh, Bhutan, Đông Nam và Nam Ấn Độ,
Myanmar, Nepal, Bắc Thái Lan và Bắc Việt Nam [39]. Ở Việt Nam loài cây này
được gọi là ban hooker, phân bố ở Sapa (Lào Cai) [3], [5].

Hình 1.1. ụi â , ho v qu H. hoo ri num Wight & Arn.

11


1.2.2. Thành phần hóa học
 Trên thế giới

Thành phần hóa học của H. hookerianum Wight & Arn. chưa được nghiên cứu
nhiều trên thế giới. Theo Wilairat R. và Manosroi J có 5 hoạt chất được phân lập từ
H. hookerianum Wight & Arn là: 5-Hydroxy-2 methoxyxanthon (VIa), 2-hydroxy-3methoxyxanthon (VIb), trans-kielcorin (VIc), 4-hydroxy-3-metoxyphenyl ferulat
(VId) và Acid 3 beta-O-caffeoylbetulinic (VIe) [42].
Các hợp chất trên đã được thử nghiệm chống lại sự phát triển của ba dòng tế
bào ung thư người là MCF-7, NCI-H460 và SF-268. Kết quả cho thấy các hợp chất
(VId) và (VIe) thể hiện các dụng ức chế đáng kể 3 dòng tế bào ung thư này.Hợp chất
(VIc) có ác dụng kém hơn và hai hợp chất còn lại là (VIa) và (VIb) có tác dụng kém
nhất. Ngoài ra các hợp chất (VId) và (VIe) còn có tác dụng xúc tác cho phản ứng
mitogenic giữa tế bào lympho với hemoagglutinin, với giá trị IC50 lần lượt là 26,1 ±
3,6 và 40,8± 4,9 µM [42].

VIa

VIb

VIc

VId

12


VIe

 Tại Việt Nam:
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải (2017) đã bước đầu nghiên cứu loài H.
hookerianum Wight & Arn thu hái tại Sa Pa và thu được các kết quả sau:
 Định tính được các nhóm chất hữu cơ chính trong lá, hoa, quả của loài ban
(H.hookerianum Wight & Arn.) gồm: flavonoid, coumarin, saponin, tanin,

đường khử.
 Định tính được các nhóm chất hữu cơ chính trong thân loài ban
(H.hookerianum Wight & Arn.) gồm: flavonoid, saponin, tanin, đường khử.


Tiến hành phân lập, xác định đươc cấu trúc của 3 hợp chất là epicatechin,
3,8’’-biapigenin và piceatannol trên phân đoạn ethyl acetat [4].

piceatannol

epicatechin

13


Nghiên cứu của Đỗ Thị Thu (2017) tiếp tục nghiên cứu thành phần hóa học
của loài ban (H. hookerianum Wight & Arn.) đã phân lập được thêm 2 hợp chất trên
phân đoạn ethyl acetat là astilbin và quercitrin [7].

1.2.3. Tác dụng sinh học
Trong hai thập kỷ gần đây, đã có một số công bố về nghiên cứu tác dụng dược
lý của H. hookerianum trên các tạp chí khoa học. Một số nghiên cứu cho thấy loài H.
hookerianum có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ gan, kháng virus, ức chế tế bào ung
thư, kháng khuẩn, chữa lành vết thương, tác dụng lên hệ thần kinh trung ương.
1.2.3.1. Tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ gan
Nghiên cứu của H. Raghu Chandrashekhar và cộng sự sử dụng cao chiết
methanol của lá, rễ, hoa và phần trên mặt đất của cây để khảo sát tác dụng chống oxy
hóa in vitro bằng 8 phương pháp khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 4 cao
chiết được thử nghiệm đều có khả năng chống oxy hóa. Tuy nhiên, mỗi cao chiết có
khả năng chống oxy hóa khác nhau. Sau thử nghiệm in vitro, cao chiết methanol của

lá cho thấy có tác dụng chống oxy hóa mạnh nhất trên tất cả các phương pháp, vì vậy

14


mẫu này được tiếp tục đánh giá tác dụng chống oxy hóa in vivo trên chuột đực albino
đã bị gây độc tế bào gan bằng CCl4 sau đó cho chuột uống cao chiết methanol của lá
H. hookerianum với các liều khác nhau có đối chứng bằng silymarin, phân tích nồng
độ của LPO, SOD và CAT trong huyết thanh và dịch ép gan để đánh giá. Kết quả cho
thấy cao chiết lá H. hookerianum có tác dụng chống oxy hóa in vivo mạnh [19].
1.2.3.2. Tác dụng chống virus
P.Vijayan và cộng sự (Đại học Dược JSS, Ootacamund, Tamil Nadu, Ấn Độ)
nghiên cứu cho thấy cao chiết methanol phần trên mặt đất của H. hookerianum có tác
dụng kháng virus đối với Herpes simplex virus type I (HSV-1) ở nồng độ không gây
độc với tế bào chủ. Theo đó, nồng độ ức chế 50% virus (IC50) của cao chiết chiết
bằng phương pháp Soxhlet là 50μg/ml [37].
1.2.3.3. Khả năng gây độc tế bào
Vijayan P và cộng sự đã chiết bằng các dung môi khác nhau đối với các bộ
phận khác nhau của cây H. hookerianum Wight & Arn. Các dịch chiết đó được sử
dụng cho nhiều phương pháp thử nghiệm đồng thời để đánh giá khả năng sống của
một số dòng tế bào bình thường và tế bào ung thư thông qua trị số IC50. Kết quả cho
thấy cả 3 loại dịch chiết methanol của lá, thân cây và phần trên mặt đất của H.
hookerianum Wight & Arn. đều có tác dụng gây độc tế bào đối với cả dòng tế bào
bình thường và ung thư [45].
1.2.3.4. Tác dụng chống ung thƣ
Nghiên cứu của Santoshkumar H. Dongre (Ấn Độ) và cộng sự cho thấy cao
chiết methanol của H. hookerianum được làm khô ở nhiệt độ 40-50oC dưới áp suất
thấp được uống liều 100 và 200mg/kg thể trọng mỗi ngày 1 lần, trong 10 ngày làm
tăng thời gian sống thêm trung bình lần lượt từ 18,5±0,22 đến 24,33±0,42 và
33,00±1,34 ngày trên chuột thí nghiệm được tiêm tế bào ung thư Dalton’s Lymphoma

ascitic (DLA) so với nhóm chứng. Thời gian sống thêm trong thử nghiệm này cũng
cho thấy tác dụng làm tăng thời gian sống thêm của dịch chiết methanol của H.
hookerianum tương đương với liệu pháp điều trị bằng methotrexate liều uống
3,4mg/kg thể trọng là 26,16±0,36 ngày [44].
1.2.3.5. Tác dụng lên hệ thần kinh trung ƣơng
Nghiên cứu của Pulok K. Mukherjee đã khảo sát cao chiết của hai loài H.
patulum và H. hookerianum với hai liều 200mg/kg và 400mg/kg trên các mô hình

15


động vật thí nghiệm khác nhau. Sau đó nghiên cứu các thông số gồm: hoạt động tự
nhiên của chuột, thăm dò hành vi chui đầu, thử nghiệm mê lộ chữ Y, tác động đến
thời gian ngủ và theo dõi tác động trên thân nhiệt của chuột. Tất cả các thử nghiệm
cho thấy dịch chiết của H. hookerianum Wight & Arn. làm tăng hoạt động tự nhiên
của chuột, tăng hành vi thăm dò của chuột, làm giảm thời gian ngủ của chuột được
gây ra bởi pentobarbitone. Khi thử nghiệm tác dụng của các cao chiết với thân nhiệt
của chuột, kết quả cho thấy các cao chiết của H. hookerianum Wight & Arn. làm
giảm đáng kể thân nhiệt của chuột được gây sốt, tuy nhiên không ảnh hưởng trên
thân nhiệt bình thường. Cao chiết của H. patulum không có tác dụng trên thân nhiệt
chuột trong thử nghiệm này [30].
1.2.3.6. Tác dụng kháng khuẩn
Nghiên cứu của Pulok K. Mukherjee và cộng sự đã dùng ba loại dung môi là
methanol, aceton và chloroform lần lượt chiết lá và thân cây tạo ra 6 cao chiết dược
liệu để thử tác dụng kháng khuẩn với 6 chủng vi khuẩn là Pseudomonas cepacia,
Bacillus subtilis, Bacillus megaterium, Bacillus coagulans, Staphylococcus aureus và
Escherichia coli. Kết quả cho thấy tất cả 6 mẫu thử đều thể hiện tác dụng kháng
khuẩn, trong đó cao chiết methanol của lá và thân có tác dụng kháng khuẩn mạnh
nhất [38].
Ngoài các tác dụng trên, H. hookerianum còn được biết đến có tác dụng chữa

lành vết thương trong y học cổ truyền Ấn Độ. Tác dụng này đã được Pulok K.
Mukherjee và cộng sự khẳng định trong nghiên cứu của mình bằng thử nghiệm dùng
hai cao chiết methanol của lá thân H. hookerianum. Kết quả đã khẳng định cao chiết
methanol phần trên mặt đất của H.hookerianum có tác dụng làm lành vết thương tốt,
tác dụng mạnh hơn ở nồng độ cao và cao chiết từ lá có tác dụng mạnh hơn của thân.
Ngoài ra, cả hai loại cao chiết có hiệu quả tương tự với tác dụng co vết thương, thời
gian khép miệng, sức bền kéo dãn, sự tái tạo của các mô ở bề mặt vết thương [39].
1.2.4. Công dụng
Trên thế giới, loài H. hookerianum Wight &Arn. được dùng ở Trung Quốc để
điều trị viêm bàng quang [5], ở Ấn Độ được dùng để điều trị các vết bỏng, làm lành
các vết thương [39], điều trị trầm cảm, kích thích thần kinh trung ương [12].
Tại Việt Nam đồng bào miền núi thường lấy lá cây H. hookerianum Wight &
Arn. vò ra ngâm nước, để lắng lấy dịch trong rửa mắt cho gia cầm đau mắt [3].

16


CHƢƠNG II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG
Đối tượng nghiên cứu là loài Hypericum hookerianum Wight & Arn., họ Ban
(Hypericaceae), thu hái tại xã Sa Pả, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai. Loài H. hookerianum

Wight & Arn. được thu hái vào tháng 6/2016 và đã được giám định tên khoa học.
Nguyên liệu là phần trên mặt đất gồm thân, cành, lá, hoa, quả, được thu hái, rửa
sạch, thái nhỏ, sấy khô và bảo quản nơi khô ráo để làm thực nghiệm.
2.2. THIẾT BỊ, DUNG MÔI, HÓA CHẤT
2.2.1. Thiết bị
 Máy cất quay chân không Buchi Rotavapor R-200.
 Bình cầu dung tích 500 – 2000 ml.
 Ống nghiệm, ống effendorf đựng mẫu.

 Pipet 1 ml, 5 ml, 10 ml, Micropipet 1 – 1000 µl.
 Bếp cách thủy ( Memmert, WB – 14 LO).
 Cân phân tích ( Sartorius, BP – 221S).
 Cân kĩ thuật điện tử (Kern, EW – 600 – 2M).
 Tủ sấy ( Memmert, ULM 500).
 Đèn tử ngoại hai bước sóng 254nm, 366nm ( Vilber lourmat, CN-15-LC).
 Bản mỏng silica gel GF254 ( Merck) tráng sẵn pha thuận, pha đảo.
 Bột silicagel pha thuận cỡ hạt 40-60 µm, bột silica gel pha đảo cỡ hạt 30-50
µm, bột rây phân tử sephadex LH 20.
 Cột sắc ký: các loại cột có đường kính từ 1 – 10 cm, dài từ 30-100 cm.
 Hệ thống hứng mẫu tự động CF-2 Fraction Collector.
 Hệ thống chấm mẫu CAMAG Linomat 5.
 Bình chạy sắc ký có gờ CAMAG.
 Máy đo điểm nóng chảy: Kofler micro-hostade.
 Máy quang phổ đo UV-VIS Cary 1E.
 Máy đo phổ khối MS : HP 5989B.
 Máy đo phổ cộng hưởng hạt nhân (NMR): Bruker AM500 FT-NMR
Spectrometer.

17


×