Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

TIỂU LUẬN môn các PHONG TRÀO CHÍNH TRỊ xã hội QUỐC tế Một số vấn đề về Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa và sự tham gia của Việt Nam vào phong trào này giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.38 KB, 30 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. QUAN NIỆM CHUNG VỀ TOÀN CẦU HÓA VÀ PHONG
TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG MẶT TRÁI CỦA TOÀN CẦU HÓA..................4
1.1. Khái niệm về toàn cầu hóa.............................................................................4
1.1.1. Toàn cầu hóa là gì?............................................................................4
1.1.2. Đặc điểm của toàn cầu hóa...............................................................4
1.1.3. Tính hai mặt của toàn cầu hóa..........................................................5
1.2. Khái niệm về phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa..................8
1.2.1. Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa là gì?............8
1.2.2. Nguyên nhân của phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn
cầu hóa...................................................................................................8
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CỦA PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG
MẶT TRÁI CỦA TOÀN CẦU HÓA TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY..................10
2.1. Quá trình ra đời của phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa
.............................................................................................................................10
2.2. Các lực lượng tham gia trong phong trào đấu tranh chống mặt trái của
toàn cầu hóa.........................................................................................................11
2.3. Mục tiêu, tính chất, đặc điểm và nội dung đấu tranh của phong trào đấu
tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa.................................................................11
2.3.1. Mục tiêu đấu tranh của phong trào..................................................11
2.3.2. Tính chất và đặc điểm của phong trào............................................12
2.4. Hình thức và phương pháp đấu tranh của phong trào đấu tranh chống
mặt trái của toàn cầu hóa.....................................................................................14
2.4.1. Hình thức đấu tranh của phong trào................................................14
2.4.2. Phương pháp đấu tranh của phong trào...........................................14
2.5. Kết quả, khó khăn và thách thức, triển vọng phát triển của phong trào
đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa..........................................................15
2.5.1. Những kết quả đạt được của phong trào đấu tranh chống mặt
trái của toàn cầu hóa............................................................................15
2.5.2. Khó khăn và thách thức của phong trào..........................................17


2.5.3. Triển vọng và những vấn đề đặt ra đối với phong trào trong thời
gian tới.................................................................................................19
CHƯƠNG 3. SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM VÀO PHONG TRÀO
ĐẤU TRANH CHỐNG MẶT TRÁI CỦA TOÀN CẦU HÓA......................21
3.1. Tác động của toàn cầu hóa tới Việt Nam......................................................21
3.1.1. Tác động tích cực............................................................................21
3.1.2. Tác động tiêu cực............................................................................22
3.2. Việt Nam tham gia vào Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu
hóa.......................................................................................................................23
3.2.1. Quan điểm của Việt Nam về phong trào.........................................23
3.2.2. Sự tham gia của Việt Nam vào phong trào.....................................24
KẾT LUẬN........................................................................................................28
0


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................29

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan trong tiến trình phát triển của lịch
sử nhân loại. Đó là quá trình phổ biến hóa trên phạm vi toàn cầu những giá trị,
tri thức, những hoạt động, những định chế, mô hình… theo chiều hướng đi tới
nhất thể hóa trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, nhưng trước hết là kinh tế
và kỹ nghệ. Cơn lốc toàn cầu hóa làm gia tăng phân công lao động quốc tế, kinh
tế thị trường phát triển sâu rộng trên phạm vi toàn thế giới, khoa học và công
nghệ phát triển nhanh mạnh tác động tới tính chất và trình độ của lực lượng sản
xuất theo hướng hiện đại hóa, xã hội hóa và quốc tế hóa, “Làng thong tin toàn
cầu” đã rút ngắn khoảng cách không gian và thời gian giữa các quốc gia dân tộc,
làm cho mối liên hệ trở nên vô cùng rộng mở. Đời sống văn hóa, xã hội giữa các
dân tộc ngày càng có nhiều nét chung…

Mọi sự vật hiện tượng đều có tính hai mặt của nó. Toàn cầu hóa cũng vậy,
bên cạnh những mặt khách quan tích cực mà toàn cầu hóa đem lại, thì toàn cầu
hóa cũng tồn tại rất nhiều những mặt hạn chế tiêu cực, mặt trái, đó là sự cạnh
tranh bất bình đẳng, sự lũng đoạn của tư bản độc quyền; là sự loại trừ xã hội với
sự giàu sang vô hạn độ cho những người có lợi thế, biết tận dụng cơ hội do toàn
cầu hóa mang lại; là sự thất nghiệp, nghèo đói, bần cùng hóa của những người
“yếu thế”, bị đặt ra ngoài lề của sự phát triển; các giá trị và bản sắc văn hóa dân
tộc của các quốc gia có nguy cơ bị làm tổn hại; thậm chí độc lập dân tộc, chủ
quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia dân tộc cũng bị đe dọa…
Những mâu thuẫn do tiến trình do tiến trình toàn cầu hóa tạo ra ngày càng
gay gắt và đang trở thành nhân tố khởi sinh một lực lượng toàn cầu đấu tranh
chống lại sự phát triển của chính bản thân toàn cầu hóa. Từ những năm cuối thập
niên 90 của thế kỷ XX đến nay, trên vũ đài chính trị thế giới đã xuất hiện một
hiện tượng mới, một phong trào chính trị xã hội rộng lớn chống lại những mặt
trái của toàn cầu hóa, đó là “Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu
hóa” hay “Phong trào chống toàn cầu hóa”.
Việt Nam cũng như tất cả các quốc gia khác trên thế giới trong dòng chảy
chung của thế giới chịu tác động mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa trên cả hai
mặt tích cực và tiêu cực đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Do vậy, Đảng và Nhà nước ta đã sớm nhận thức được tính hai mặt của xu
thế này và tích cực chủ động trong xây dựng chiến lược kinh tế - xã hội nhằm
hội nhập một cách sâu rộng, phù hợp. Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo
về những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa, chủ động tham gia vào những hoạt
động của Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa trên các diễn đàn
xã hội thế giới. Tuy nhiên sự tham gia của Việt Nam vào phong trào mới chỉ là
bước đầu.
Vậy thì, toàn cầu hóa là gì? Mà nó có thể đem đến những lợi ích to lớn
cho nhân loại và cả những tiêu cực, những mặt trái như vậy để làm nảy sinh một
1



phong trào chính trị - xã hội quốc tế chống lại nó như thế? Và thực trạng của
phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa diễn ra như thế nào? Nó
gặp phải những khó khăn và thách thức nào và xu hướng phát triển của nó ra
sao? Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hóa chịu những tác động của toàn cầu
hóa ra sao và sự tham gia của Việt Nam vào Phong trào đấu tranh chống mặt trái
của toàn cầu hóa được thể hiện như thế nào? Có thể nói đây là những vấn đề
được rất nhiều nhà nghiên cứu và độc giả quan tâm, bởi nghiên cứu những vấn
đề nêu trên một cách khách quan có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Chính vì những lý do cấp thiết nêu trên mà tôi chọn đề tài: “Một số vấn đề
về Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa và sự tham gia của Việt
Nam vào phong trào này giai đoạn hiện nay” làm tiểu luận điều kiện kết thúc
học phần: “Các phong trào chính trị - xã hội quốc tế” của mình.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan
Việc nghiên cứu về vấn đề toàn cầu hóa nói chung và Phong trào đấu
tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa nói riêng trên thế giới cũng như Việt Nam
đã và đang là vấn đề nóng hổi có tính thời sự, ảnh hưởng đến nhiều quốc gia,
dân tộc, được nhiều nhà nghiên cứu và độc giả quan tâm nghiên cứu và tìm hiểu.
Tuy Phong trào đấu tranh chống toàn cầu hóa là hiện tượng mới xuất hiện
trong khoảng thời gian gần đây, nhưng ngay lập tức đã thu hút được sự quan
tâm, chú ý của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Dưới nhiều lăng kính
tiếp cận nghiên cứu khác nhau nên cách nhìn nhận và đánh giá về phong trào
này khác nhau và không thống nhất. Điều này có thể là do mỗi nhà nghiên cứu
có lăng kính tư tưởng, chính trị, quốc tịch khác nhau.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về Phong trào đấu tranh chống mặt trái của
toàn cầu hóa mới chỉ vào giai đoạn đầu. Đó là những cuốn sách tham khảo dịch từ
tiếng nước ngoài, các công trình nghiên cứu về toàn cầu hóa với nội dung ít ỏi cho
việc đề cập đến Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa, bên cạnh đó
còn có một số bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành, các trang web…
Có thể kể đến một số cuốn sách tham khảo, công trình nghiên cứu và các

bài báo về Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa như: Phong trào
đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa và vấn đề đặt ra với Việt Nam của TS.
Nguyễn Thị Quế - PGS, TS. Nguyễn Hoàng Giáp – THS. Mai Hoài Anh (đồng
chủ biên); Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa và những vấn
đề đặt ra của Mai Thị Quế; Phong trào chống toàn cầu hóa trên thế giới: từ
Seattle đến Gesnova của Nguyễn Viết Thảo; Về phong trào chống toàn cầu hóa
hiện nay của Nguyễn Hoàng Giáp và Lưu Văn An… Các công trình nghiên cứu
trên đã trình bày và phân tích rất đầy đủ về các vấn đề của Phong trào đấu tranh
chống toàn cầu hóa trên thế giới. Vì vậy, trong giới hạn của tiểu luận, tác giả xin
tham khảo các tài liệu trên để hoàn thành tiểu luận một cách ngắn gọn, súc tích
về một số vấn đề của Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa và sự
tham gia của Việt Nam vào phong trào này giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là những tri thức về Phong trào đấu tranh
chống mặt trái của toàn cầu hóa và sự tham gia của Việt Nam vào phong trào này.
2


Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu nêu trên tác giả xác định cần phải
hoàn thành những nhiệm vụ nghiên cứu dưới đây:
Thứ nhất, hệ thống hóa các quan niệm chung về toàn cầu hóa và phong
trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa;
Thứ hai, trên cơ sở những quan niệm chung về toàn cầu hóa và phong trào
đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa tác giả đánh giá thực trạng của phong
trào về: quá trình ra đời của phong trào; lực lượng tham gia vào phong trào; đặc
điểm, tính chất, nội dung đấu tranh của phong trào; trên cơ sở đó khái quát
những kết quả đạt được của phong trào cũng như là những khó khăn và thuận lợi
của phong trào và triển vọng phát triển của nó;
Thứ ba, tác giả luận giải và phân tích sự tham gia của Việt Nam vào
phong trào, cụ thể là về tác động của toàn cầu hóa tới Việt Nam, quan niệm và

sự tham gia của chúng ta về phong trào này.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
- khách thể nghiên cứu của đề tài là: toàn cầu hóa
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Phong trào đấu tranh chống mặt trái
của toàn cầu hóa
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
+ Giới hạn về không gian: trên thế giới
+ Giới hạn về thời gian: từ những năm 1970 đến nay
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận của tiểu luận dựa trên cơ sở phương pháp luận biện
chứng, khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và của
Đảng Cộng sản Việt Nam. Trên cơ sở đó phương pháp nghiên cứu chủ yếu là
phương pháp phân tích tổng hợp; ngoài ra còn sử dụng các phương pháp bổ trợ
khác như: phương pháp logic, phương pháp lịch sử, logic – lịch sử… Phương
pháp thu thập và xử lý thong tin chủ yếu là phân tích tài liệu, lược thuật tài liệu,
tổng hợp…
6. Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì tiểu luận
được kết cấu thành 3 chương 9 tiết.

3


CHƯƠNG 1. QUAN NIỆM CHUNG VỀ TOÀN CẦU HÓA
VÀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG MẶT TRÁI CỦA TOÀN CẦU HÓA

1.1. Khái niệm về toàn cầu hóa
1.1.1. Toàn cầu hóa là gì?
Toàn cầu hóa là một thuật ngữ của thập kỷ 90, nó được nhiều người hiểu
theo những cách khác nhau nhưng cho đến bây giờ vẫn chưa có một định nghĩa

chính xác về toàn cầu hóa. Vì vậy, định nghĩa toàn cầu hóa là một vấn đề còn
nhiều tranh cãi. Ở đây tác giả xin đưa ra 2 khái niệm như sau:
Theo từ điển Wikipedia “Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các
thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao
đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia,các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn
hoá, kinh tế, v.v. trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu
hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do
hoá thương mại hay tự do thương mại nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta
chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương
mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin,văn hoá”.
Trong cuốn sách: “Tìm hiểu một số khái niệm trong Văn kiện Đại hội IX
của Đảng” đã nêu ra định nghĩa: “Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ
những mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả
các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới, làm nổi bật hàng loạt biến
đổi có quan hệ lẫn nhau mà từ đó chúng có thể phát sinh một loạt điều kiện mới.
Toàn cầu hóa khiến cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, làm sâu sắc hơn sự
chuyên môn hóa và phân công lao động quốc tế, kích thích gia tăng sản xuất
không chỉ ở cấp độ quốc gia mà còn mở rộng ra trên thế giới”
1.1.2. Đặc điểm của toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa diễn ra trong sự thống nhất và mâu thuẫn về lợi ích giữa các
quốc gia với nhau và lợi ích chung toàn thế giới. Xu hướng vừa hợp tác, vừa
cạnh tranh là phổ biến.
Sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là sự bùng
nổ của cách mạng tin học đã tạo ra những biến đổi to lớn. Hình thành nền kinh
tế tri thức, tri thức và công nghệ hiện đại trở thành yếu tố quyết định nhất đối
với sản xuất
Kinh tế thị trường hiện đại phát triển thúc đẩy tự do hóa kinh tế và sự
thâm nhập kinh tế giữa các nước. Quan hệ kinh tế rất đa dạng. Sự phân bổ lại
các nguồn lực trên thế giới diễn ra nhanh chóng.
Nhà nước vẫn đóng vai trò quyết định để bảo vệ lợi ích các nhà kinh

doanh của mình trong toàn cầu hóa. Đường lối, chính sách của Nhà nước đóng
vai trò quyết định nhất. Hình thành các thể chế, các tổ chức kinh tế, tài chính,
thương mại trên toàn cầu, khu vực và các hiệp định song phương với nhiệm vụ
thúc đẩy, điều phối, trọng tài.
4


1.1.3. Tính hai mặt của toàn cầu hóa
1.1.3.1. Mặt tích cực của toàn cầu hóa
Trong một vài thập niên gần đây, quá trình toàn cầu hoá ngày càng tác
động một cách rộng lớn và sâu sắc đến mọi quốc gia dân tộc trên thế giới về các
mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội.Những mối dây trên hệ chằng chịt, trước
hết là trên lĩnh vực kinh tế, đã thắt chặt các quốc gia lại với nhau, góp phần tạo
nên xu hướng đồng nhất hoá thế giới.
Thứ nhất, Về kinh tế:
Do ảnh hưởng của toàn cầu hóa, nền kinh tế thế giới hiện nay đang
chuyển thành một hệ thống liên kết ngày càng chặt chẽ thông qua các mạng lưới
công nghệ thông tin. Toàn cầu hóa đòi hỏi các quyết định kinh tế, dù được đưa
ra ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, đều phải tính tới các yếu tố quốc tế.
Toàn cầu hóa đã mang đến một nền sản xuất hàng hóa rộng khắp và tạo ra
sự vận động của nguyên liệu và hàng hóa, mở đường cho chúng lưu thông giữa
biên giới các quốc gia. Toàn cầu hóa không chỉ đem lại cho các quốc gia trên TG
những hàng hóa đã thành phẩm mà còn góp phần đưa nguồn vốn khổng lồ vượt
qua biên giới một nước để đến với nước khác. Tìm đến các quốc gia khác rót
vốn kinh doanh dưới dạng hợp tác, liên kết, liên doanh là phương thức chủ yếu
của các nhà đầu tư. Sự phân công lao động quốc tế hình thành trên cơ sở đó,
mang lại lợi ích đáng kể cho cả 2 bên.
Người dân sống trong thời đại toàn cầu hóa có quyền hưởng thụ những
sản phẩm có chất lượng quốc tế, giá thành của những mặt hàng tiêu dùng phổ
biến cũng không còn đắt đỏ như trước.

Toàn cầu hóa kinh tế và nhất thể hóa kinh tế khu vực làm gia tăng sự liên
kết trực tiếp giữa các doanh nghiệp của các nước, nhưng đồng thời cũng buộc
các doanh nghiệp phải trực tiếp cạnh tranh với nhau ngày càng gay gắt.
Động lực của toàn cầu hóa chính là lợi ích mà các lực lượng tham dự có thể
thu được nhờ vào sự mở rộng thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI). Việc mở rộng này là hoàn toàn phù hợp với công nghệ đang
thay đổi, làm giảm chi phí vận tải và thông tin liên lạc quốc tế, tạo điều kiện cho
việc khuyếch trương các hoạt động sản xuất và tiếp thị trên khắp thế giới.
Thứ hai, Về chính trị:
Toàn cầu hoá sẽ làm tăng lên nhiều lần các mối quan hệ giữa các công dân
trên thế giới và cũng như các cơ hội cho từng người. Từ đó nảy sinh thách thức
cần thiết lập một toàn cầu hoá dân chủ thể chế nào đó. Kiểu toàn cầu hoá này
dựa trên khái niệm “công dân thế giới”, bằng cách kêu gọi mọi người sống trên
hành tinh này tham gia vào quá trình quyết định những việc liên quan đến họ,
mà không thông qua một bức màn “quốc tế”.
Toàn cầu hoá làm cho các vấn đề về an ninh ngày càng thắt chặt hơn.
Cùng với sự phát triển của xu thế toàn cầu hóa và tri thức hóa kinh tế, ngày càng
có nhiều người nhận thức rõ hơn về mối đe dọa đối với các nước không phải là
sự tiến công xâm lược về quân sự nữa mà chính là sự tụt hậu về phát triển,
nghèo đói và kém khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Vấn đề an ninh kinh tế đang thay đổi cục diện chiến lược quốc tế, thay đổi
hình thái đối kháng quốc tế như các thủ đoạn cấm vận kinh tế và thường dễ đi
5


đến kết cục là thỏa hiệp. Vấn đề an ninh kinh tế đã thay đổi phương thức và mục
tiêu hành động. Suy tính từ khía cạnh an ninh kinh tế, lực lượng an ninh các
nước sau chiến tranh lạnh bao gồm quân đội, cơ quan tình báo, đã liên tiếp có sự
điều chỉnh tương đối lớn về phương thức và mục tiêu hành động.
Thứ ba, Về xã hội:

Dân cư: Toàn cầu hoá dẫn đến sự di cư hàng loạt do họ muốn tìm kiếm
những công việc tốt hơn.
Lao động: Các nước phát triển có nguồn lao động kỹ thuật được đào tạo, tay
nghề cao, có nhiều cán bộ kỹ thuật và quản lý cao cấp, có nhiều học giả tài năng
trong nhiều lĩnh vực… nhưng lại thiếu lao động giản đơn, tiền lương thấp. Ngược
lại, các nước đang phát triển lại thừa lao động giản đơn, nhưng rất thiếu lao động có
kỹ thuật và trí tuệ. Nhờ có toàn cầu hóa phát triển, các nguồn nhân lực này có điều
kiện di chuyển, trao đổi cho nhau, giúp nhau tạo ra các lợi thế so sánh.
Môi truờng: Toàn cầu hoá giúp cho các công dân trên thế giới có ý thức
hơn trong việc bảo vệ môi trường, an ninh sinh thái. Các hoạt động về môi
trường được diễn ra một các tích cực và rộng rãi, được đông đảo dư luận chú ý
và hưởng ứng nhiêt tình.
Giáo dục: Toàn cầu hoá chính là nhân tố thúc đẩy các trường đại học vươn
lên, cải tiến chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng nhu
cầu đòi hỏi của thị trường lao động, trong đó có nhu cầu nguồn nhân lực chất
lượng cao từ các công ty toàn cầu.
Thứ tư, Về văn hoá:
Vấn đề gìn giữ văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc ngày càng trở
thành mối quan tâm của các nước và có xu hướng được coi là một nội dung của
khái niệm an ninh quốc gia. Bởi quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc
tế làm tăng giao lưu quốc tế và tính đồng nhất trên nhiều lĩnh vực đời sống xã
hội. Các nền kinh tế mạnh ảnh hưởng nhiều đến các nước khác.
Toàn cầu hoá giúp con người hiểu hơn về thế giới và những thách thức ở
quy mô toàn cầu qua sự bùng nổ các nguồn thông tin, việc phổ thông hoá hoạt
động du lịch, việc tiếp cận dễ dàng hơn với giáo dục và văn hoá; Nó còn tạo
điều kiện cho các quốc gia tiếp thu tinh hoa của nền văn hoá thế giới nhằm tạo
nên sự đa dạng bản sắc văn hoá có chọn lọc.
1.1.3.2. Mặt trái của toàn cầu hóa
Ngoài tác động tích cực không thể phủ nhận như: tăng trưởng kinh tế,
tăng vốn đầu tư, khoa học công nghệ phát triển thì toàn cầu hóa còn có mặt tiêu

cực ảnh hưởng trên tất cả phương diện của đời sống xã hội. Đặc biệt là ở những
nước đang phát triển thì tác động tiêu cực lại càng được thể hiện rõ nét hơn bao
giờ hết. Đó là những vấn đề mặt trái của toàn cầu hóa.
Thứ nhất, Về mặt kinh tế.
Cùng với sự hội nhập sâu rộng cũng đồng nghĩa là nền kinh tế bị phụ
thuộc vào tác động của nền kinh tế thế giới.
Là tăng trưởng kinh tế không bền vững do bị phụ thuộc nhiều vào xuẩt
khẩu Mà xuất khẩu lại phụ thuộc vào sự ổn định của thị trường thế giới, vào giá
cả quốc tế, vào lợi ích của các nước nhập khẩu, vào độ mở cửa thị trường của các
nước phát triển... do vậy, mà chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn, khó lường trước.
6


Lợi thế của các nước đang phát triển đang bị yếu dần. Nền kinh tế thế giới
đang chuyển mạnh từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Do vậy
mà những yếu tố được coi là lợi thế của các nước ĐPT như tài nguyên, lực lượng
lao động dồi dào, chi phí lao động thấp... sẽ yếu dần đi, còn ưu thế về kỹ thuật công nghệ cao, về sản phẩm sở hữu trí tuệ, về vốn lớn... lại đang là ưu thế mạnh
của các nước phát triển.
Nợ nần của các nước đang phát triển tăng lên. Sau một thời gian tham gia
TCH, KVH nợ nần của nhiều nước ĐPT ngày càng thêm chồng chất.
Sức cạnh tranh của nền kinh tế yếu kém. TCH, KVH đã làm cho vấn đề
cạnh tranh toàn cầu trở nên ngày càng quyết liệt. Xuất phát điểm và sức mạnh
của mỗi quốc gia khác nhau, nên cơ hội và rủi ro của các nước là không ngang
nhau. Nền kinh tế của các nước ĐPT dễ bị thua thiệt nhiều hơn trong cuộc cạnh
tranh không ngang sức này. Càng phải phá bỏ hàng rào bảo hộ thì thách thức đối
với các nước ĐPT càng lớn.
Thứ hai, Về mặt chính trị
Quá trình toàn cầu hóa đặt ra những vấn đề phải xử lý, liên quan đến độc
lập chủ quyền, đến hệ thống chính trị và các thiết chế xã hội. Tính độc lập của
mỗi quốc gia sẽ bị thách thức bởi sự gia tăng tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc

gia. Thẩm quyền và khả năng hành xử theo ý chí của riêng mỗi quốc gia bị hạn
chế . Sự ổn định của hệ thống chính trị và các thiết chế xã hội sẽ luôn luôn chịu
áp lực của những đòi hỏi mới để phù hợp với quá trình tự do hóa thương mại và
mở cửa. Sự lợi dụng, can thiệp của thế lực bên ngoài vào các nước luôn luôn là
vấn đề có thể xảy ra.
Trong thời đại khoa học công nghệ và kinh tế toàn cầu hóa, an ninh thật
sự của một quốc gia là phải đảm bảo kết hợp được sự cải thiện sức mạnh tổng
hợp quốc gia với mở cửa ra bên ngoài. Suy cho cùng, an ninh không tách rời vấn
đề cùng tham gia và cùng hợp tác, không thể không gắn liền những đặc điểm
của thời kỳ mới. Việc thực hiện an ninh khu vực, an ninh quốc tế càng phải dựa
vào sự xác lập quan niệm an ninh kiểu mới, càng phải dựa vào “ý thức cùng hội
cùng thuyền ” giữa các nước trước những vấn đề chung mà nhân loại gặp phải
để giải quyết vì hạnh phúc nhân loại.
Thứ ba, Về mặt xã hội
Dân cư: Sự di dân dẫn đến sự phân hoá dân cư không đồng đều giữa các
quốc gia. Mọi người điều có xu hướng tập trung ở những nơi có nền kinh tế phát
triển và có điều kiện thuận lợi. Sự di dân cũng tạo điều kiện cho sự phát triển và
lan truyền của nhiều tệ nạn, như mại dâm, buôn bán và sử dụng ma túy, tội phạm
quốc tế, khủng bố quốc tế, làm tăng mối đe dọa tới sự ổn định và trật tự xã hội
và cuộc sống yên bình, an toàn của con người.
Lao động, việc làm: Những mặt trái của nó gây nhiều tác hại làm cho
nhiều Công ty, Xí nghiệp bị phá sản và hàng loạt người lao động mất việc làm,
ngay cả những người lao động tại các nước đang phát triển cũng mất việc làm vì
sự cạnh tranh cao của lao động giá rẻ ở các nước đang phát triển, làm gia tăng sự
bóc lột và bất công trong mỗi xã hội và giữa các nước, làm khoét sâu hố ngăn
cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội và giữa các nước phát
triển với các nước đang phát triển, đe dọa nền dân chủ và sự ổn định xã hội.
7



Hiện tượng chảy máu chất xám và nạn săn đầu người cũng là vấn đề ảnh
hưởng rất nhiều đến sự phát triển của các quốc gia.
Môi trường: Sự phát triển toàn cầu hóa đã và đang tác động đến môi
trướng, nhất là các nước đang phát triển. Sự phát triển kinh tế và quá trình công
nghiệp hóa ở các nước làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt,
rừng bị tàn phá, không khí và các nguồn nước bị ô nhiễm. Từ đó trực tiếp hay
gián tiếp dẫn đến lũ lụt lớn thường diễn ra ở nhiều nơi, hiện tượng thiếu nước
sinh hoạt, sa mạc hóa đất đai… đe dọa an toàn cuộc sống con người và ảnh
hướng xấu đến các hoạt động kinh tế - xã hội.
Giáo dục: Sự chạy đua trong giáo dục các bậc học ít coi trọng về chất,
phát triển các trường học mang danh quốc tế với các nghành học “hay danh”
nhưng thực chất lại không đáp ứng được nhu cầu xã hội thực tế.
Thứ tư, Về mặt văn hóa
Vấn đề gìn giữ văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc ngày càng trở
thành mối quan tâm của các nước và có xu hướng được coi là một nội dung của
khái niệm an ninh quốc gia. Bởi quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc
tế làm tăng giao lưu quốc tế và tính đồng nhất trên nhiều lĩnh vực đời sống xã
hội. Các nền kinh tế mạnh ảnh hưởng nhiều đến các nước khác. Nhiều giá trị
vốn dĩ xuất phát từ một nước, thông thường là những nước lớn, có nền kinh tế
mạnh, được thừa nhận và trở thành những giá trị gần như chung của các xã hội
khác nhau. Nhiều giá trị riêng của dân tộc bị xói mòn và mất dần ảnh hưởng.
Trong toàn cầu hoá, văn hoá dân tộc, văn hoá truyền thống có nguy cơ bị
xói mòn dữ dội, mà nghiêm trọng nhất là xói mòn về văn hoá chính trị, ý thức hệ
phương Tây du nhập ngày càng nhiều, thách thức an ninh chính trị ngày càng
lớn đối với nhiều quốc gia phương Đông vốn dĩ co nền văn hóa truyền thống
giàu bản sắc.
1.2. Khái niệm về phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa
1.2.1. Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa là gì?
Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa xét về thực chất, là
một cuộc đấu tranh giữa các lợi ích, mà chủ thể các lợi ích này là các giai cấp,

dân tộc, quốc gia, tập đoàn. Cuộc đấu tranh này có nội dung bao trùm là hướng
tới việc thiết lập một trật tự thế giới mới công bằng hơn, thay thế quá trình toàn
cầu hóa của thiểu số va cho thiểu số hiện nay bằng một quá trình toàn cầu hóa
mới của tất cả mọi người.
1.2.2. Nguyên nhân của phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn
cầu hóa
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của phong trào đấu tranh
chống lại mặt trái của toàn cầu hóa, cả nguyên nhân chủ quan và khách quan.
Thứ nhất, Do những hệ quả tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa:
Trước hết có thể khẳng định rằng, những hệ quả tiêu cực của toàn cầu hóa
được xem là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự ra đời của phong
trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa. Quả thật toàn cầu hóa đã và đang
gây ra những hệ quả tiêu cực đến đời sống xã hội. Những hệ quả đó tác động
8


tiêu cực đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như: kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội như tác giả đã nêu ở trên.
Thứ hai, Do sự phát triển của các tổ chức phi chính phủ (NGO):
Tổ chức phi chính phủ (Non Govermental Organization - NGO) là thuật
ngữ được sử dụng khi đề cập đến những tổ chức xã hội không thuộc chính phủ.
Tựu chung một tổ chức được gọi là NGO khi hội đủ các điều kiện như sau:
- Phải là tổ chức mang tính xã hội, vì nó ra đời nhằm mục đích giải quyết
các vấn đề xã hội;
- Hoạt động phi lợi nhuận;
- Các dự án hoạt động không bị phụ thuộc vào chính phủ của nước có NGO.
Tiền thân của NGO là các tổ chức từ thiện, tình nguyện, hoạt động vì mục
đích nhân đạo, cứu trợ, giúp đỡ những người bất hạnh, gặp rủi ro trong thiên tai,
dịch bệnh và nạn nhân của các cuộc chiến tranh.
Trong quá trình hoạt động của mình, các NGO vừa có mặt tích cực, tiến

bộ, vừa có không ít những biểu hiện tiêu cực. Tuy nhiên, có thể thấy rõ nhiều
NGO đã thực sự trở thành một thế lực chính trị lớn ở các nước phát triển và gây
được ảnh hưởng đáng kể trên các diễn đàn, các tổ chức quốc tế lớn.
Liên quan đến sự ra đời của phong trào chống mặt trái của toàn cầu hóa,
có thể thấy rõ các NGO đang là một trong những lực lượng chủ yếu đóng vai trò
tổ chức và điều hành hoạt động của phong trào này. Trước những mặt trái của
toàn cầu hóa, các NGO đã vào cuộc và có tiếng nói nhất định, gây sức ép với
chính phủ đòi giải quyết các vấn đề đó.
Thứ ba, Do sự ra đời các phong trào chính trị xã hội khác:
Cùng với sự phát triển của xu thế toàn cầu hóa, đã ngày càng xuất hiện
nhiều hơn các phong trào, các diễn đàn chính trị - xã hội khác nhau trên khắp
các châu lục. Có thể kể ra như: Phong trào Không liên kết, Diễn đàn Sao Paulo,
Diễn đàn xã hội thế giới (WSF), Diễn đàn thế giới của các phương án thay thế
(FMA). Ngoài ra còn có hàng trăm tổ chức, diễn đàn, phong trào xã hội khác ở
khắp các châu lục. Có thể nói đây là những cơ sở xã hội, những điều kiện cần
thiết cho sự ra đời và hoạt động của Phong trào đấu tranh chống mặt trái của
toàn cầu hóa.

9


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CỦA PHONG TRÀO ĐẤU TRANH
CHỐNG MẶT TRÁI CỦA TOÀN CẦU HÓA TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY

2.1. Quá trình ra đời của phong trào đấu tranh chống mặt trái của
toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa là một quá trình đầy mâu thuẫn, trong đó mâu thuẫn giữa
các lực lượng lợi dụng toàn cầu hóa để mở rộng sự bóc lột về kinh tế, áp đặt về
chính trị với các lực lượng đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa, bảo vệ
độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Hiện nay, xuất hiện nhiều phong trào xã hội

mới đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa với tên gọi chung là "Phong trào
chống toàn cầu hóa". Phong trào này đã phần nào thức tỉnh được ý thức công
dân toàn cầu trước những vấn đề cấp bách về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa,
môi trường... của nhân loại hiện nay.
Khởi nguồn từ những năm 1970 với phong trào bảo vệ sinh thái, ngày
nay, các lực lượng chống toàn cầu hóa tập hợp ngày càng đông những thành viên
cánh tả mới ở các nước công nghiệp phát triển và những lực lượng bảo thủ. Họ
chống lại chính sách tự do kinh tế, lo ngại toàn cầu hóa sẽ bào mòn các giá trị
truyền thống về văn hóa hay tôn giáo. Qua việc các tổ chức xã hội đấu tranh vì
môi trường và phát triển như Greenpeace, ATTAC và nhiều các tổ chức phi
chính phủ (NGO) khác vươn hoạt động ra ngoài khuôn khổ biên giới các quốc
gia đã làm cho phong trào được quốc tế hóa.
Sự kiện hàng trăm ngàn người thuộc nhiều tổ chức xã hội khác nhau kéo
về Seattle (Mỹ) biểu tình, tuần hành rầm rộ phản đối chính sách tự do hóa
thương mại và chủ nghĩa tự do mới về kinh tế, chống lại mặt trái của toàn cầu
hóa nhân dịp Hội nghị cấp bộ trưởng của WTO năm 1999 đã đánh dấu bước
ngoặt mới của phong trào chống toàn cầu hóa. Với những khẩu hiệu, những bài
diễn thuyết, những người chống toàn cầu hóa tại Seattle mong muốn và đã phần
nào thức tỉnh được ý thức công dân toàn cầu trước những vấn đề chính trị, kinh
tế, xã hội, văn hóa, môi trường… cấp bách của nhân loại hiện nay.
Sau Seattle, hàng loạt các địa danh khác cũng đã xuất hiện trong lộ trình
chống toàn cầu hóa như Washington, Davos, los Angeles, Bangkok, Porto,
London, Melbourne, Qatar… Phong trào chống toàn cầu hóa ngày càng trở nên
sôi động, lôi cuốn sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân và các lực
lượng chính trị khác nhau. Chẳng hạn cuối tháng 2 đầu tháng 3/2001, vào thời
điểm diễn ra Diễn đàn kinh tế thế giới lần thư 31 ở Dvos (Thụy Sỹ), thì tại Porto
Alegre (Braxin) các tổ chức phi chính phủ và các nghiệp đoàn cũng nhóm họp
thành lập Diễn đàn xã hội thế giới đầu tiên để chống lại các tác động xấu của
toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển. Tại Diễn đàn đã có hơn 10 nghìn
đại biểu của các tổ chức phi chính phủ tại 120 nước và hơn 1000 nhà báo đến

tham dự. Diễn đàn trở thành nơi để các tổ chức phi chính phủ, các phong trào xã
hội cũng như các nghiệp đoàn trao đổi kinh nghiệm, thiết lập những dự án kinh
tế - xã hội nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng một thế giới mới có công bằng xã
hội. Tuy nhiên Diễn đàn Porto không đưa ra được một bản tuyên ngôn quan
trọng nào, nhưng nó đánh dấu bước khởi đầu mới của một giai đoạn mới trong
10


việc khẳng định vai trò của các tổ chức xã hội trong cuộc đấu tranh chống mặt
trái của quá trình toàn cầu hóa.
Nếu ở Seattle, đối tượng đấu tranh là thiết chế thương mại thế giới (WTO)
thì tiếp theo đó, tại các địa danh khác, tất cả các thiết chế chính trị, kinh tế, quân
sự, tài chính của CNTB như Quỹ tiền tệ quốc tế - IMF, Ngân hàng thế giới WB, NATO, G7, EU… đã trở thành đối tượng đấu tranh của phong trào chống
toàn cầu hóa. Trong tương lai, thời điểm diễn ra các hội nghị thượng đỉnh của tổ
chức thương mại thế giới, của IMF, WB, G8, của liên minh Châu Âu rất có thể
sẽ lại trở thành những điểm hẹn nóng bỏng của phong trào đấu tranh chống mặt
trái của toàn cầu hóa.
2.2. Các lực lượng tham gia trong phong trào đấu tranh chống mặt
trái của toàn cầu hóa
Các lực lượng cấu thành phong trào chống toàn cầu hóa rất đa dạng, họ
bao gồm các tổ chức phi chính phủ, các hội liên hiệp, các tổ chức công đoàn, tổ
chức bảo vệ môi trường, các lực lượng cánh tả, một số tổ chức tôn giáo, các
nhóm bảo vệ nhân quyền, hàng ngàn thành viên độc lập mà đông đảo nhất trong
số họ là lực lượng sinh viên. Nước Mỹ và Châu Âu được coi là những trung tâm
của toàn cầu hóa, đồng thời cũng là trung tâm của phong trào chống toàn cầu
hóa. Thủ tướng Mahathir của Malaysia và người đứng đầu nhà nước Cuba Fidel
Castro là những chính khách chống toàn cầu hóa nổi tiếng.
Sợi dây liên kết các lực lượng lại trong phong trào chống toàn cầu hóa
chính là thái độ không chấp nhận chủ nghĩa tự do mới về kinh tế như một mô
hình phát triển mà CNTB đang áp đặt lên thế giới hiện nay. Chỉ một mẫu số

chung này thôi cũng đủ đem lại sức mạnh và động lực cho các lực lượng chống
toàn cầu hóa sẵn sàng khoác ba lô vượt hàng trăm dặm đường đem tiếng nói
phản kháng của mình đến những diễn đàn công khai.
Quan điểm của nhiều ĐCS, công nhân và cánh tả trên thế giới đối với toàn
cầu hóa cũng khá rõ ràng và được thể hiện trong các cương lĩnh, tuyên bố chính
trị, chương trình hành động cũng như văn kiện đại hội gần đây. Thừa nhận toàn
cầu hóa là xu thế khách quan, là kết quả tất yếu do những tiến bộ mới về chất
trong lĩnh vực sản xuất vật chất của xã hội loài người đem lại, song về cơ bản,
các đảng như ĐCS Pháp, ĐCS Đức, ĐCS Anh, ĐCS Hi Lạp, Đảng tiến bộ của
nhân dân lao động Síp… đều nhấn mạnh tính chất TBCN, tác động bất lợi của
tiến trình toàn cầu hóa kinh tế đang diến ra trên thực tế hiện nay.
2.3. Mục tiêu, tính chất, đặc điểm và nội dung đấu tranh của phong
trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa
2.3.1. Mục tiêu đấu tranh của phong trào
Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa hay phong trào chống
toàn cầu hóa có mục tiêu đấu tranh đó là: chống lại hệ thống chính trị - quân sự,
kinh tế - thương mại và tài chính – tiền tệ toàn cầu với sự bành trướng trong
những tác động tiêu cực của nó đến đời sống mọi mặt của thế giới đương đại. Bởi
vậy, phong trào còn được gọi với tên gọi khác là phong trào chống hệ thống. Mục
tiêu chống hệ thống nêu trên của phong trào không ra đời từ “bản năng nổi loạn”
11


như các học giả của tư bản độc quyền mỉa mai, mà được xác lập trên cơ sở phân
tích hiện thực phát triển của thế giới trong những thập niên vừa qua.
Phong trào chống toàn cầu hóa không chống lại quá trình toàn cầu hóa với
tư cách một xu thế vận động khách quan của lịch sử mà chống lại việc lợi dụng
nó để áp đặt một kiểu toàn cầu hóa tiêu cực, phi nhân tính của CNTB, chống hệ
thống quyền lực tư bản độc quyền quốc tế lũng đoạn đời sống mọi mặt của thế
giới… và họ hướng tới một tương lai tích cực công bằng và bình đẳng hơn trong

một thế giới đang toàn cầu hóa một cách mạnh mẽ.
Phong trào chống toàn cầu hóa xác định khá rõ nhu cầu thay thế quá trình
toàn cầu hóa của thiểu số và cho thiểu số hiện nay bằng một quá trình toàn cầu
hóa mới của tất cả mọi người. Nội dung bao trùm này được cụ thể hóa thành
nhiều mũi nhọn đấu tranh chống đói nghèo, chống bất công xã hội, chống chủ
nghĩa tự do mới, chống nền chính trị cường quyền so vanh… Hoặc thành những
yêu sách về xóa nợ nước ngoài cho các nước chậm phát triển, bảo vệ môi trường
sống, bảo vệ nhân phẩm, dân chủ hóa cơ cấu và cơ chế của các tổ chức thương
mại thế giới - WTO, Quỹ tiền tệ quốc tế - IMF, Ngân hàng thế giới - WB… là
một lực lượng mới trong nền chính trị thế giới ngày nay, phong trào chống toàn
cầu hóa đang hướng cuộc đấu tranh của mình vào những mục tiêu tích cực và
tiến bộ, góp phần lên án và ngăn chặn sự bành trướng nanh vuốt của CNTB độc
quyền lũng đoạn xuyên quốc gia cũng với những hình thức bóc lột tinh vi của nó
trên phạm vi toàn cầu. Xét dưới góc độ này, mục tiêu thực chất cùa phong trào
chống toàn cầu hóa là chống áp đặt, áp bức và bất công, chống CNĐQ bá quyền,
chống hệ quả phản phát triển của quá trình toàn cầu hóa do các thế lực tư bản
độc quyền xuyên quốc gia chi phối.
2.3.2. Tính chất và đặc điểm của phong trào
2.3.2.1. Về tính chất
Thứ nhất, Tính phi tập trung: Phong trào đấu tranh chống mặt trái của
toàn cầu hóa là một phong trào chính trị có quy mô toàn cầu, nhưng lại được tập
hợp và tổ chức theo chiều ngang, không thong qua hệ thống cấu trúc từ trên
xuốn như các đảng phái chính trị, đoàn thể xã hội theo kiểu truyền thống. Những
người tham gia biểu tình thống nhất với nhau về quan điểm và đi tới những
quyết định tại các hội nghị mà ở đó không có ai đứng ra lãnh đạo hoặc đại diện
cho những người khác. Thậm chí một số nhà nghiên cứu còn gọi phong trào này
là phong trào không có gương mặt. Vì vậy, trong các chiến dịch trấn áp biểu
tình, lực lượng cảnh sát của các chính quyền tư bản không biết bắt giam đối
tượng đầu não nào. Đó chính là tính chất phi tập trungg của phong trào.
Thứ hai, Tính quần chúng rộng rãi: Những người tham gia vào phong trào

đến từ nhiều nơi, thuộc nhiều tổ chức và phong trào khác nhau. Khởi xướng và tổ
chức các cuộc biểu tình chống mặt trái của toàn cầu hóa chủ yếu là các tổ chức
phi chính phủ và các nhóm xã hội, đa số thuộc các lực lượng cánh tả, trong đó có
cả những tổ chức mang tính quốc tế và nhiều tổ chức ở cấp quốc gia. Họ đại diện
cho những nhóm lợi ích và mối quan tâm khác nhau, hoạt động trong nhiều lĩnh
vực: nghiệp đoàn, giáo dục, y tế, văn hóa, quyền phụ nữ, bảo vệ động vật…

12


Trong nhiều trường hợp có sự có mặt của các phong trào, đảng phái chính
trị đứng đằng sau như: các ĐCS ở Italia, Pháp, Séc, Nauy… tổ chức và tham gia
biểu tình với khẩu hiệu chống CNTB quốc tế. Các tổ chức này huy động được
sự tham gia của các thành viên bao gồm từ công nhân, nông dân, trí thức, sinh
viên, những người hoạt động xã hội, tôn giáo, môi trường… cho đến các cá nhân
theo chủ nghĩa cực đoan.
Thứ ba, Tính đa dạng: tính đa dạng của phong trào thể hiện ở sự đa dạng
về chính trị, tư tưởng và tổ chức của các lực lượng tham gia phong trào chống
toàn cầu hóa. Không hề là gót chân “Achilles” của người khổng lồ như một số
nhà tư tưởng của CNTB nhìn nhận. Nó phản ánh một cách chân thực và chính
xác tính đa dạng và phức tạp của những vấn đề nóng hổi trên thế giới hiện nay,
đồng thời một lần nữa chứng minh rằng chế độ TBCN đang bị phê phán ở mọi
cơ tầng kinh tế xã hội nội tại của chính nó.
Thứ tư, Tính hòa bình, không bạo lực: phong trào đấu tranh chống mặt
trái của toàn cầu hóa chủ yếu sử dụng phương thức đấu tranh không bạo lực,
dùng hình thức xuống đường biểu tình, tận dung cơ chế dân chủ để tiến hành đối
thoại, phê phán quá trình toàn cầu hóa. Ngoài những cuộc biểu tình, tuần hành
quy mô lớn trên đường phố, các cuộc đấu tranh còn diễn ra ngày càng nhiều trên
Internet…
2.3.2.2. Về đặc điểm chủ yếu của phong trào

Thứ nhất, Ở phía Nam, ngoài phạm vi và trong thế giới thứ ba, tình hình
chống toàn cầu hóa rất phức tạp. Trên truyền thống và lý luận, chủ nghĩa Mác và
lý luận phụ thuộc đều phê phán toàn cầu hóa. Tiếng nói chống toàn cầu hóa ở
một số nước thế giới thứ ba tương đối lớn, như Malaixia, Cuba.
Thứ hai, phong trào chống toàn cầu hóa ở các khu vực diễn ra không
giống nhau. Đông Á không như Âu Mỹ, Đông Âu không như Tây Âu. Nguyên
nhân là Đông Á và Đông Âu vẫn còn ở giai đoạn “Tây hóa”, đặc biệt thế hệ trẻ
cho rằng toàn cầu hóa là việc tốt. Nước Mỹ và châu Âu là trung tâm của toàn
cầu hóa, đồng thời cũng là trung tâm của chống toàn cầu hóa.
Thứ ba, Về ngành sản xuất thì có nhiều lực lượng chống toàn cầu hóa bắt
nguồn từ các ngành “kinh tế cũ” chứ không phải “ngành kinh tế mới”. Do phân
phối lợi ích không đều, nên nhân dân bản địa mà lợi ích bị tổn hại nghiêm trọng
và là những người trực tiếp bị hại vì môi trường tàn phá, các nhà máy hóa chất,
các nhà máy điện hạt nhân mà các công ty xuyên quốc gia xây dựng ở các nước
đã làm cho nhân dân bản địa trực tiếp phản đối toàn cầu hóa.
Thứ tư, lực lượng và làn sóng chống toàn cầu hóa, chủ nghĩa dân tộc, chủ
nghĩa bài ngoại tăng lên trong phạm vi toàn cầu sau chiến tranh lạnh thường liên
hệ với nhau.
Thứ năm, một số nước đang phát triển được lợi tương đối nhiều trong toàn
cầu hóa như Ấn Độ, Trung Quốc…thì lực lượng chống toàn cầu hóa tương đối
ít. Còn ở những nước đã từng chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng tài
chính thời kỳ 1997 – 1998 (Thái Lan, Hàn Quốc, Indonexia, Philippin…) thì
phong trào và ngôn luận chống toàn cầu hóa mạnh hơn.

13


Thứ sáu, chống toàn cầu hóa được coi là chính trị và hình thái ý thức mới,
đối lập gay gắt với toàn cầu hóa và được coi là chính trị và hình thái ý thức của
thời đại sau chiến tranh lạnh.

Thứ bảy, mặt trái của toàn cầu hóa đã trực tiếp làm nảy sinh them nhiều tổ
chức phi chính phủ, tôn chỉ và mục đích của các tổ chức đó là chống toàn cầu hóa.
2.3.3. Nội dung đấu tranh của phong trào
Xuất phát từ mục tiêu đấu tranh của phong trào mà tương ứng với nó là
những nội dung đấu tranh được xác định khá rõ:
Trước hết, đó là nhu cầu thay thế quá trình toàn cầu hóa của thiểu số và
cho thiểu số hiện nay bằng một quá trình toàn cầu hóa mới của tất cả mọi người
và cho tất cả mọi người. Nội dung bao trùm này được cụ thể hóa thành nhiều
mũi nhọn đấu tranh: chống đói nghèo trong quá trình thực hiện tăng trưởng kinh
tế, chống bất công xã hội trong lộ trình phát triển, chống hiện tượng loại trừ xã
hội khá phổ biến hiện nay ở các nước tư bản, chống chủ nghĩa tự do mới, chống
nền chính trị cường quyền so vanh nước lớn… Hoặc thành những yêu sách về
xóa nợ nước ngoài cho các nước chậm phát triển, bảo vệ môi trường sống, bảo
vệ nhân phẩm, dân chủ hóa cơ cấu và cơ chế của các tổ chức thương mại thế
giới - WTO, Quỹ tiền tệ quốc tế - IMF, Ngân hàng thế giới - WB…
Là một lực lượng mới trong nền chính trị thế giới ngày nay, phong trào
chống toàn cầu hóa đang hướng cuộc đấu tranh của mình vào những mục tiêu
tích cực và tiến bộ, góp phần lên án và ngăn chặn sự bành trướng nanh vuốt của
CNTB độc quyền lũng đoạn xuyên quốc gia cũng với những hình thức bóc lột
tinh vi của nó trên phạm vi toàn cầu. Xét dưới góc độ này, mục tiêu thực chất
cùa phong trào chống toàn cầu hóa là chống áp đặt, áp bức và bất công, chống
CNĐQ bá quyền, chống hệ quả phản phát triển của quá trình toàn cầu hóa do
các thế lực tư bản độc quyền xuyên quốc gia chi phối.
Trong những năm gần đây, nội dung đấu tranh của phong trào chống mặt
trái của toàn cầu hóa thường được biểu hiện qua các lần họp của các diễn đàn xã
hội thế giới và khu vực.
2.4. Hình thức và phương pháp đấu tranh của phong trào đấu tranh
chống mặt trái của toàn cầu hóa
2.4.1. Hình thức đấu tranh của phong trào
Thứ nhất, Các đảng phái, lực lượng chính trị bày tỏ quan điểm, phương

pháp đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa.
Thứ hai, Hình thức đấu tranh biểu tình, tuần hành, diễu hành nhân các hội
nghị quốc tế của các tổ chức, thiết chế về thương mại, tài chính, quân sự và các
hình thức khác.
Thứ ba, Đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa trên các phương tiện
thong tin đại chúng.
2.4.2. Phương pháp đấu tranh của phong trào
Phong trào chống toàn cầu hóa xác định đấu tranh bằng phương pháp hòa
bình, con đường không bạo lực, dùng hình thức xuống đường biểu tình, tận dụng
cơ chế dân chủ của chế độ tư sản để tiến hành đối thoại, phê phán quá trình toàn
cầu hóa của CNTB. Ngoài những cuộc biểu tình, tuần hành quy mô lớn, phong
14


trào chống toàn cầu hóa còn diễn ra ngày càng sôi nổi trên internet. Những người
chống toàn cầu hóa thông qua không gian mạng để tiến hành nghiên cứu, trao đổi,
tranh luận về những vấn đề toàn cầu. Có rất nhiều trang Web nổi tiếng chống lại
toàn cầu hóa như: “Hủy diệt IMF”, “Giám sát khống chế các công ty xuyên quốc
gia”, “Nhân dân toàn cầu hành động phản đối tự do mậu dịch và WTO”,…Và các
tổ chức bảo vệ môi trường như Hòa bình xanh quốc tế, Quỹ thế giới thiên nhiên…
đều xây dựng và duy trì riêng những trang web có ảnh hưởng rộng rãi.
Tính chất hòa bình của phương pháp đấu tranh không bao hàm thái độ thụ
động mà chỉ phản ánh quan điểm của số đông các lực lượng chống toàn cầu hóa
cho rằng trong tình hình hiện nay, việc sử dụng bạo lực sẽ đem lại cơ hội cho các
chính quyền tư sản đàn áp phong trào bằng bạo lực.
2.5. Kết quả, khó khăn và thách thức, triển vọng phát triển của phong
trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa
2.5.1. Những kết quả đạt được của phong trào đấu tranh chống mặt
trái của toàn cầu hóa
Trong quá trình hoạt động của mình, phong trào đấu tranh chống mặt trái

của toàn cầu hóa đã đạt được những kết quả quan trọng trong những năm qua
được thể hiện trên những khía cạnh như sau:
Thứ nhất, về mặt chính trị:
Mặc dù luôn tuyên bố là “trung lập về chính trị”, “phi đảng phái”, “phi
chính trị”, nhưng trên thực tế, Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu
hóa lại là lực lượng tham chính tích cực, có vị thế và ảnh hưởng to lớn trong đời
sống chính trị ở nhiều nước và trên trường quốc tế. Nhiều NGO đã thực sự là
một thế lực chính trị lớn.
Hiệu ứng xã hội của phong trào chống mặt trái chống toàn cầu hóa cũng
mang màu sắc chính trị khá rõ, đặc biệt là khi nó kết hợp được với các vấn đề về
giai cấp và dân tộc. Cuộc đấu tranh vì một trật tự thế giới mới công bằng hơn đã
có nhiều tiến bộ hơn nếu kết hợp được với phong trào công nhân và công đoàn.
Điển hình là các cuộc phản kháng WTO tại Seattle vào mùa thu năm 1999 và
mùa hạ năm 2000 được coi là “một bước ngoặt lịch sử của cuộc đấu tranh toàn
cầu”. Các tổ chức công đoàn của Mỹ và nhứng người cánh tả đã sát cánh cùng
phong trào trong cuộc đấu tranh chống toàn cầu hóa của CNTB. Trong điều kiện
cụ thể, những mục tiêu xã hội mà phong trào hướng tới cũng đã vượt qua tôn chỉ
phi chính trị.
Một trong những yếu tố chính phản ánh xu thế làm thức tỉnh ý thức công
chúng trong những năm qua lại chính là việc củng cố sự đấu tranh trên toàn thế
giới chống lại CNĐQ và các định chế đang cố tình áp đặt, mở rộng sự thống trị
và bóc lột, như NATO, EU, IMF và WB. Chống chủ trương tư nhân hóa của một
chính phủ tư sản vì quyền lợi của người lao động, hiển nhiên là một hành động
chính trị, vì nó đã động chạm tới “tín điều thiêng liêng nhất” của CNTB. Phản
kháng và đấu tranh của quần chúng ngày càng được đẩy mạnh ở một loạt các
nước. Phong trào đấu tranh phản đối chiến tranh Afganistan và Irắc đã được
nhân rộng ở nhiều nước. Phản đối chạy đua vũ trang, chống quân sự hóa vũ trụ
đã làm chùn tay nhiều cuộc phưu lưu quân sự của CNĐQ; phong trào đấu tranh
15



chống chiến tranh xâm lược của Mỹ và đồng minh tại Kosovo, Irắc… đã có tác
dụng cảnh tỉnh lương tri, liên kết xã hội rất lớn. Tác dụng vượt qua ý nghĩa xã
hội của các phong trào phản toàn cầu hóa cho thấy, trong đời sống hiện đại thật
khó tách bạch đâu là xã hội và đâu là chính trị - xã hội.
Có những nỗ lực đang được đẩy mạnh nhằm hoàn tất việc tập hợp lực
lượng tham gia vào phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa thong
qua việc đồng hóa và chuyển đổi thành xu thế chính trị - tư tưởng. Chính vì vậy,
một số đảng phái và các lực lượng đã tìm thấy trong phong trào này sự ra đời
của một “mục tiêu xã hội mới” đối với các thay đổi cần thiết trong xã hội và tạo
thành một ý tưởng về “một mục tiêu chính trị mới” mà theo họ cần phải xây
dựng xã hội dựa trên phong trào này. Trong một vài năm trở lại đây, nhiều nhà
chính trị chống toàn cầu hóa đã thành công trong các cuộc bầu cử ở các nước
đang phát triển.
Trong bối cảnh ngày nay, những mâu thuẫn của CNTB ngày càng phát
triển sâu rộng, hoàn toàn có thể giúp tập hợp lực lượng trong các giai cấp bị đàn
áp trong xã hội cũng như phát động những phong trào quần chúng nhân dân đấu
tranh chống CNĐQ. Đồng thời, các mâu thuẫn cơ bản giữa CNTB và người lao
động ngày càng trở nên sâu sắc. Vì thế, trong bối cảnh này, vai trò của giai cấp
công nhân và các phong trào công nhân cũng như các đảng giai cấp và của các
phong trào quần chúng với định hướng giai cấp ngày càng trở nên quan trọng và
ngay cả việc cần thiết xây dựng một liên minh linh hoạt nhằm chống CNTB,
chống độc quyền và định hướng dân chủ cũng là một nhu cầu cần thiết.
Là một lực lượng mới trong nền chính trị thế giới ngày nay, Phong trào
chống mặt trái của toàn cầu hóa đã góp phần lên án và ngăn chặn sự bành trướng
toàn cầu hóa TBCN trên phạm vi toàn cầu, do đó nó trở thành “bạn đồng minh
tự nhiên” với phong trào CSCNQT trong cuộc chiến chống cường quyền TBCN.
Ngoài những mặt tích cực đạt được nêu trên thì bên cạnh đó cũng còn tồn
tại một số hạn chế nhất định, đó là hoạt động của một số NGO bị CNĐQ lợi
dụng, chúng cài cắm những ý đồ chính trị để áp đặt ý thức hệ tư sản, hoặc lợi

dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, nhân quyền… để gây mất ổn định chính trị ở
nhiều quốc gia. Những phong trào chống toàn cầu hóa chưa thật sự tập trung vào
mục tiêu chính trị.
Thứ hai, về mặt kinh tế:
Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa đã khiến cho các
nước và các tổ chức quốc tế phải xem xét, đánh giá lại một cách khách quan hơn
về toàn cầu hóa, về phương pháp thúc đẩy nó, phải quan tâm tới các giải pháp
mới nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của tiến trình này. Phong trào đã có
những tác động không nhỏ đến việc đưa ra những quyết sách của các tổ chức
kinh tế quốc tế, thậm chí góp phần làm thất bại nhiều Hội nghị quan trọng của
WTO, IMF và WB.
Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa cũng đã buộc Ngân
hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) có thái độ tích cực hơn trong
chính sách cũng như hành động. Sau cơn khủng hoảng tài chính ở chấu Á năm
1997, Quỹ tiền tệ quốc tế đã thay đổi lập trường trước đây làng khăng khăng đòi
các nước đang phát triển phải mở cửa thị trường theo hướng tư bản nhiều hơn.
16


Giờ đây, tổ chức này đã đồng ý để các nước đang phát triển căn cứ vào tình hình
cụ thể, từng bước mở cửa thị trường. Hiện nay, Quỹ tiền tệ quốc tế đang chuẩn
bị sửa đổi, bổ sung quyền bỏ phiếu để tăng thêm quyền lợi cho các nước đang
phát triển. Ngân hang thế giới cũng bắt đầu tiếp nhận một số tổ chức phi chính
phủ tham gia khởi thảo các báo cáo và văn kiện có liên quan. Khi có những bản
kháng nghị của phong trào chống mặt trái của toàn cầu hóa gửi tới Hội nghị
thường niên của Ngân hang thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế, đa số các quan chức
của hai tổ chức này đã thể hiện sự đồng tình và thông cảm đối với các vấn đề
của thế giới thư ba. Các quan chức này đã bàn thảo và đi đến nhất trí về sự cần
thiết của cải cách hệ thống tài chính tiền tệ quốc tế, trước hết là cơ chế quản lý,
giám sát và điều tiết.

Sự phát triển của phong trào chống mặt trái của toàn cầu hóa gần đây là
lời cảnh tỉnh cho những thế lực muốn sử dụng toàn cầu hóa như một công cụ để
duy trì sự nô dịch kiểu mới nhằm cột chặt thế giới trong vòng kiểm tỏa của
mình. Điều đó có một ý nghĩa lớn đối với cộng đồng quốc tế.
Thứ ba, về mặt xã hội:
Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa đã buộc người ta phải
suy nghĩ đến mặt tiêu cực của toàn cầu hóa, nhìn thẳng vào hiện thực của nó để từ
đó có chính sách điều chỉnh đối với vấn đề nợ của các nước nghèo, vấn đề thu hẹp
khoảng cách giàu nghèo… Những nội dung đấu tranh mà phong trào nêu lên đã
phần nào có tác dụng. Tại Hội nghị G8, các nội dung này đã nổi lên buộc nguyên
thủ của các cường quốc hàng đầu thế giới phải thảo luận nghiêm túc.
Một số mục tiêu của Phong trào về các vấn đề như việc làm, gắn điều kiện
lao động, nhân quyền và môi trường với tự do hóa thương mại, một mặt buộc
các công ty xuyên quốc gia và các nước nhìn chung phải quan tâm hơn tới vấn
đề tạo công ăn việc làm, cải thiện điều kiện làm việc, giữ gìn môi trường; mặt
khác, chúng cũng tác động trực tiếp vào quá trình chuẩn bị vòng đàm phán mới
của WTO. Khẩu hiệu đấu tranh của các nhóm biểu tình rất đa dạng, tùy thuộc
vào chủ đề của các cuộc Hội nghị và thành phần tham gia biểu tình, song ít
nhiều đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến hệ quả của toàn cầu hóa. Phong
trào đã gây sức ép đối với các công ty xuyên quốc gia, buộc các công ty này
phải điều chỉnh tiêu chuẩn lao động, có trách nhiệm đối với vấn đề môi trường,
thể hiện rõ hơn tinh thần nhân đạo trong thời đại toàn cầu hóa.
Nguyên Tổng Thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan đã nhiều lần yêu cầu các
công ty xuyên quốc gia ký kết khế ước hành vi toàn cầu và được nhiều công ty
xuyên quốc gia hưởng ứng, chẳng hạn họ ủng hộ thành lập “Quỹ sức khỏe toàn
cầu”, ủng hộ các biện pháp hỗ trợ rút ngắn khoảng cách giàu nghèo…
2.5.2. Khó khăn và thách thức của phong trào
Là một lực lượng mới trong nền chính trị thế giới ngày nay, phong trào
chống toàn cầu hóa đã góp phần lên án và ngăn chặn sự bành trướng tư bản chủ
nghĩa trên phạm vi toàn cầu, do đó nó hàm chứa những nhân tố mang tính cách

mạng. Bước đầu đã thu được một số thắng lợi đáng kể, gây được một số ảnh
hưởng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và chính trị thế giới.

17


Tuy nhiên, để kiềm chế những mặt trái của toàn cầu hóa đối với nhân loại
hiện nay mới chỉ có một phong trào chống toàn cầu hóa là rất mong manh. Bản
thân phong trào chống toàn cầu hóa cũng đang đứng trước những khó khăn và
thách thức đặt ra.
Thứ nhất, Do sự khác biệt quá lớn về lợi ích và thành phần tham gia
phong trào quá đa dạng, phúc tạp, nên phong trào này không phải là một phong
trào có tổ chức thống nhất và sự lãnh đạo nhất quán trên toàn thế giới. Về cơ bản
còn mang tính tự phát và chủ yếu hoạt động theo mùa. Chưa có một tổ chức hay
một đảng phái đứng ra tổ chức, lãnh đạo phong trào.
Phong trào chống toàn cầu hóa là một phong trào tự nguyện mang tính
độc lập cao. Sau hơn 20 năm chính thức đi vào hoạt động nhưng phong trào
chưa có một đảng phái, một lực lượng chính trị nào tập hợp, tổ chức, định hướng
lãnh đạo. Đây là một khó khăn và thách thức rất lớn đối với phong trào. Bởi
chúng ta biết rằng một trong những bài học lớn được rút ra từ PTCSCNQT đó là
muốn tiến hành thành công bất cứ một hoạt động nào, thì cũng cần phải có sự
lãnh đạo thống nhất của một đảng hay một lực lượng nào đó thì mới có thể thành
công được. Chính vì vậy muốn hoạt động của phong trào chống toàn cầu hóa trở
thành một phong trào có bước tiến và thành công hơn nữa, khẳng định được vai
trò của mình thì nhất thiết các thành viên tham gia phong trào cần phải tổ chức
ra một đảng hay một tổ chức lãnh đạo thống nhất hoạt động của phong trào. Để
tập hợp lực lượng, đề ra chiến lược, cũng như sách lược đấu tranh. Từ khó khăn
nêu trên mà ảnh hưởng đến thông tin liên lạc của phong trào, việc duy trì định
hướng quốc tế đến việc triển khai nội dung đến từng quốc gia cũng khó khăn và
không thống nhất.

Do lực lượng tham gia phong trào có sự đa dạng bao gồm các tổ chức phi
chính phủ, các hội liên hiệp, các tổ chức công đoàn, tổ chức bảo vệ môi trường,
các lực lượng cánh tả, một số tổ chức tôn giáo, các nhóm bảo vệ nhân quyền,
hàng ngàn thành viên độc lập mà đông đảo nhất trong số họ là lực lượng sinh
viên. Đây là một thuận lợi đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều khó khăn và thách thức
đối với phong trào. Bởi vì, lực lượng tham gia càng đông đảo, càng đa dạng thì
việc tập hợp lực lượng theo một mục tiêu chung thống nhất càng khó khăn. Nó
tạo thời cơ cho một số phần tử, lực lượng, tổ chức cực đoan thiên hữu nắm và lái
phong trào theo hướng bất lợi cho lợi ích của phần đông.
Thứ hai, Phong trào này đại diện cho lợi ích không phải là của đại đa số
mọi thành viên trong xã hội, mà chủ yếu là của những nhóm ít nhiều chịu tác
động bất lợi của quá trình toàn cầu hóa. Không phải tất cả những người tham gia
phong trào đều chống toàn cầu hóa vô điều kiện. Đa phần chỉ phản đối, hoặc
đơn thuần bày tỏ lo ngại của họ đối với những tác động tiêu cực của quá trình
toàn cầu hóa mà thôi.
Thứ ba, Sự chống phá quyết liết từ những quốc gia được hưởng lợi từ xu
hướng toàn cầu hóa, điển hình là Mỹ và một số nước đế quốc bành trướng so
vanh. Hệ quả của nó là mặc dù phong trào đấu tranh bằng phương pháp hòa
bình, biểu tình, tuần hành những đã có đổ máu của phong trào trên các đường
phố ở Châu Âu, Châu Mỹ và những chiến sĩ đầu tiên đã ngã xuống ở
Gotemburgo và Gienova càng cho thấy rõ tính chất gay gắt của mâu thuẫn giữa
18


quá trình toàn cầu hóa TBCN và phong trào chống toàn cầu hóa của đông đảo
các lực lượng quần chúng xã hội.
2.5.3. Triển vọng và những vấn đề đặt ra đối với phong trào trong thời
gian tới
2.5.3.1. Triển vọng phát triển của phong trào
Triển vọng phát triển của phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn

cầu hóa phụ thuộc rất nhiều vào bản thân của phong trào, phụ thuộc vào quy mô
và phạm vi cũng như tinh thần của các thành viên chống lại CNTB, chống lại
độc quyền và đấu tranh cho dân chủ. Điều đó còn phụ thuộc vào những lực
lượng tiến bộ nào sẽ xuất hiện. Một trong những yếu tố quan trọng là việc phát
triển và củng cố các phong trào lao động có định hướng giai cấp. Mặt khác, vai
trò của dân chúng và mặt trận hệ tư tưởng cũng cần được phát huy để tinh thần
đấu tranh chống CNTB quốc tế của các tổ chức cần được vũ trang một cách hiệu
quả nhất. Phân biệt sự khác nhau giữa hiện diện và tích cực tham gia, sự hợp tác
và phối hợp giữa các đảng cộng sản và công nhân là một điều kiện quan trọng để
tập hợp một cách hiệu quả và có định hướng rộng rãi hơn nhằm chống lại
CNĐQ, chống lại độc quyền và đấu tranh cho dân chủ của các lực lượng tiến bộ.
Khi trên thế giới, chính quyền của những người hữu sản thành lập “Quốc
tế đen” của những tên trùm tài phiệt, các tổng thống, các câu lạc bộ ngầm ở cấp
cao, thì ở phía bên kia, việc thành lập “Quốc tế đỏ” – Liên minh quốc tế chống
toàn cầu hóa là hoàn toàn có cơ sở và được biện minh về đạo đức. Tuy nhiên,
vẫn còn chưa có quan điểm rõ rang về việc giải quyết nhiệm đó. Nhiều nhà
nghiên cứu khẳng định, việc thành lập ở châu Âu – một trung tâm lớn của
CNTB toàn cầu hóa – một chủ thể thống nhất, đa nguyên của những người cánh
tả là một sự cần thiết lịch sử. Nếu điều đó không xảy ra thì những người cánh tả
sẽ có thể biến mất khỏi chính trường châu Âu, còn Phong trào chống mặt trái
của toàn cầu hóa có nguy cơ biến mất khỏi chính trị.
Các lực lượng cánh tả có nhiệm vụ tiến hành cuộc đấu tranh tư tưởng
chống chủ nghĩa tự do mới, giải thích cho quần chúng nhân dân bản chất của nó,
tham gia vào các cuộc đấu tranh bãi công của công nhân và các công đoàn, đối
thoại với mọi tổ chức của những người chống toàn cầu hóa, học tập kinh nghiệm
của họ và giải thích cho họ, nhưng không áp đặt các quan điểm của mình. Hiện
nay, đó là nhiệm vụ chính của các lực lượng cánh tả chống toàn cầu hóa trên
toàn hành tinh. Việc lập ra một trật tự kinh tế thế giới mới dựa vào bình đẳng xã
hội, dân chủ, tính đến những đòi hỏi về vấn đề môi sinh cần phải trở thành mục
đích của toàn cầu hóa thực sự.

Cùng với sự phát triển của xu thế toàn cầu hóa, mặt tiêu cực của toàn cầu
hóa sẽ gia tăng và do đó Phong trào chống mặt trái của toàn cầu hóa sẽ có những
bước phát triển mới, sẽ tập hợp được nhiều lực lượng chính trị - xã hội, sẽ trở
thành một phong trào có tác động tích cực đến mọi lĩnh vực của đời sống thế
giới, sẽ là một lực lượng mà các đảng cộng sản cần có sự liên minh chiến lược.
Từ mục tiêu trên, nhiệm vụ chính của các lực lượng cánh tả là làm cho phong
trào chống mặt trái của toàn cầu hóa có tính chất chống chủ nghĩa đế quốc, về
thực chất là hướng tới cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, chống lại sự thống trị
19


của những kẻ cầm đầu “trật tự xã hội mới” và đồng thời bày tỏ thái độ của mình
về con đường phát triển của các quá trình liên kết thế giới, đề xuất với nhân loại
phương án của mình để chống lại toàn cầu hóa đế quốc chủ nghĩa, tiến đến sự
liên kết dân chủ và trong tương lai – quốc tế hòa xã hội chủ nghĩa.
2.5.3.2. Những vấn đề đặt ra với Phong trào trong thời gian tới
Có thể gọi Phong trào chống mặt trái của toàn cầu hóa là một tập hợp lực
lượng chính trị - xã hội rộng rãi trên toàn cầu, nó chứa đựng nhiều tiềm năng
cách mạng của cuộc đấu tranh chống toàn cầu hóa TBCN, bảo vệ độc lập dân
tộc, chủ quyền quốc gia.
Tuy nhiên, nhiều vấn đề đặt ra đối với Phong trào đấu tranh chống mặt
trái của toàn cầu hóa cần giải quyết đó là:
Thứ nhất, đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa sao cho không gây
trở ngại cho quá trình vận động và phát triển của xu thế toàn cầu hóa – một xu
thế khách quan và tất yếu trong sự phát triển của xã hội.
Thứ hai, mục tiêu đấu tranh của phong trào phải phản ánh được nhu cầu,
nguyện vọng của các tầng lớp trong xã hội đang chịu tác động tiêu cực của toàn
cầu hóa.
Thứ ba, các phương pháp đấu tranh bảo đảm phải vừa thực hiện được mục
tiêu của phong trào đề ra, vừa không vượt quá khuôn khổ thể chế hiện hành của

mỗi quốc gia.
Thứ tư, các lực lượng tham gia cuộc đấu tranh vừa phải phối hợp chặt chẽ
với nhau vừa phải giữ được những bản sắc riêng của mỗi tổ chức, mỗi lực lượng.

20


CHƯƠNG 3. SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM VÀO PHONG TRÀO
ĐẤU TRANH CHỐNG MẶT TRÁI CỦA TOÀN CẦU HÓA
3.1. Tác động của toàn cầu hóa tới Việt Nam
Toàn cầu hóa là một hiện thực mới ở Việt Nam. Chúng ta mới chỉ thực sự
làm quen với khái niệm toàn cầu hóa trong vòng 20 năm trở lại đây. Cùng với sự
tham gia các tổ chức kinh tế, văn hóa của thế giới như ASEAN (1995), OPEC,
APEC(1998), ASEM(1996). Đáng chú ý nhất là sự kiện Việt Nam chính thức trở
thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO vào đầu năm
2007 đánh dấu 1 bước ngoặt quan trọng trong quá trình hội nhập nói chung và
toàn cầu hóa nói riêng của nền kinh tế Việt Nam.
Trong xu hướng đó tác động của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế
phức tạp, có cả mặt tích cực và mặt tiêu cực, mang lại những cơ hội lớn, đồng
thời đặt ra những thách thức lớn đối với Việt Nam chúng ta. Toàn cầu hóa đã có
tác động hết sức mạnh mẽ đến nền kinh tế, chính trị, và cả văn hóa xã hội của
Việt Nam, trong đó có những tác động tích cực và cả những tác động tiêu cực.
3.1.1. Tác động tích cực
Thứ nhất, Toàn cầu hóa góp phần đưa Việt Nam có chỗ đứng trên chính
trường thế giới, có được tiếng nói chung trong khu vực và quốc tế, vị thế của
nước ta cũng vì thế mà ngày càng được mở rộng và nâng cao.
Toàn cầu hoá thúc đẩy rất mạnh, rất nhanh sự phát triển và sự tăng trưởng
kinh tế cao.
Gần 20 năm phát triển (1990-2008) tốc độ tăng trưởng kinh tế của VN
liên tục giữ ở mức cao, tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 1990-2008 là

7,56%/năm. Tốc độ tăng kinh tế cao, trong khi tốc độ tăng dân số được kìm
hãm, đã dẫn đến mức thu nhập GDP bình quân trên đầu người mỗi năm một
tăng. Nếu năm 1990, GDP trên đầu người của Việt Nam chỉ khoảng trên 100
USD, thì đến năm 2007, GDP/người đã đạt 835 USD, tăng trên 8 lần. Năm
2008, GDP trên đầu người ước tính đạt khoảng 1.047 USD/người. Với mức thu
nhập này, Việt Nam lần đầu tiên thoát ra khỏi nhóm nước nghèo (nhóm nước có
thu nhập thấp nhất).
So với các nước trong khu vực, Việt Nam có mức tăng trưởng cao thứ ba,
sau Trung quốc và Ấn độ.
Do tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao nên xu hướng nền kinh tế Việt
Nam đang chuyển theo hướng công nghiệp hóa.
Thứ hai, Toàn cầu hóa đã mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội tham gia
kinh tế trên đấu trường quốc tế, đặc biệt là việc gia nhập tổ chức thương mại thế
giới WTO đã tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế Việt Nam có những bước
phát triển nhanh chóng. (Gia nhập WTO mang lại 4 điều lợi: thị trường toàn cầu,
sự công bằng trong đối xử thương mại quốc tế, không phải chịu sự hạn ngạch và
có quyền đưa ra tiếng nói vào các chính sách thương mại toàn cầu).
Gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện mở rộng thị phần quốc tế cho các sản
phẩm Việt Nam và thúc đẩy thương mại phát triển, có cơ hội xuất khẩu những
mặt hàng tiềm năng ra thế giới. Đặc biệt là ngành thủy sản, Việt Nam là một
21


trong 10 nước dẫn đầu về sản lượng thủy sản và một trong 05 nước xuất khẩu
thủy sản cao nhất.
Bên cạnh việc mở rộng xuất khẩu hàng hóa trong nước, Việt Nam còn tận
dụng được cơ hội từ nhập khẩu như lựa chọn nhập các loại hàng hóa có kỹ thuật
cao, công nghệ tiên tiến để nhanh chóng phát triển các ngành có công nghệ cao,
ngành mũi nhọn, nhanh chóng đuổi kịp các nước phát triển trên thế giới.
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế tạo thêm khả năng phát triển và

mang lại những nguồn lực rất quan trọng. Từ các nguồn vốn vật chất đến các
nguồn tri thức và kinh nghiệm cả về chiến lược dài hạn và về tổ chức tiến hành,
cả ở tầm vĩ mô của quốc gia và ở tầm vi mô của từng doanh nghiệp và từng hộ.
Hội nhập kinh tế đã giúp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư
nước ngoài trong những năm gần đây và đẩy mạnh việc phát triển cơ sở hạ tầng
bền vững. Một thực tế dễ nhận thấy là dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt
Nam (FDI) tạo ra nhiều việc làm, bao gồm cả việc làm trực tiếp và gián tiếp,
nâng cao chất lượng nguồn lao động.
Thứ ba, Đối với vấn đề văn hóa xã hội, toàn cầu hóa thúc đẩy sự xích lại
gần nhau của các dân tộc, kích thích các luồng và các dạng giao lưu, làm cho
con người ở mọi châu lục ngày càng hiểu biết nhau hơn, nắm được tình hình cập
nhật ở mọi nơi, và có thể góp phần tác động nhanh chóng đến mọi sự kiện.
Toàn cầu hóa thúc đẩy hình thức vận tải quốc tế phát triển mạnh tạo thành
mạng lưới liên quốc gia, liên khu vực và toàn cầu với phương tiện kỹ thuật ngày
càng hiện đại, giá cả ngày càng rẻ hơn. Sự phát triển của vận tải quốc tế tác động
đến sự phát triển của rất nhiều ngành, tạo điều kiện cho phát triển du lịch, xuất
khẩu lao động, thăm quan, du học…
Đối với ngành giáo dục, toàn cầu hóa tạo thúc đẩy các trường tự đánh giá
điểm mạnh của mình trong việc tạo ra tri thức cho khu vực và tham gia hợp tác
với những trường hàng đầu của các quốc gia khác ở nhiều cấp học.
3.1.2. Tác động tiêu cực
Ngoài những tác động tích cực nêu trên thì toàn cầu hóa mang lại cho
chúng ta không ít những hạn chế:
Trong cơ cấu xuất khẩu, những mặt hàng chủ yếu của chúng ta chiếm tỷ
trọng không nhỏ vẫn là những mặt hàng nông phẩm, những mặt hàng này vấp
phải những hàng rào hàng bảo hộ gay gắt từ nước ngoài. Gia nhập WTO, Việt
Nam đã buộc phải cam kết thêm nhiều điều khác: bãi bỏ ngay mọi trợ cấp trong
xuất khẩu nông sản (các nước thành viên khác đến năm 2013 mới cắt giảm); từ
bỏ quyền sử dụng biện pháp tự vệ trong nông nghiệp (các nước thành viên khác
vẫn giữ quyền đó).

Các doanh nghiệp trong nước rất khó khăn trong việc cạnh tranh, hoặc phải
chấp nhận làm các công ty con cho những tập đoàn này (Một dẫn chứng kinh điển
là trường hợp tập đoàn nước ngọt hàng đầu thế giới Coca Cola đã chịu lỗ nhiều
năm liền để có thể thâu tóm vốn sở hữu và chiếm lĩnh thị phần ở Việt Nam).
Bên cạnh tác động tiêu cực về cạnh tranh bất bình đẳng, thương mại quốc tế
còn đem lại cho các quốc gia đang phát triển “nguồn tài nguyên dồi dào” – rác thải.

22


Nạn thất nghiệp và thiếu việc làm (ước tính khoảng 5 triệu lao động). Kể
từ khi nước ta bắt đầu hội nhập nến kinh tế trở nên năng động hơn. Các thành
phần kinh tế có cơ sở để phát triển mạnh mẽ, nhưng sự cạnh tranh giữa chúng
quyết liệt hơn. Chính sự cạnh tranh đó đã làm cho nhiều cơ sở sản xuất, nhiều
doang nghiệp phá sản, nhiều cơ sở phải tiến hành tinh giản biên chế. Hơn hết,
đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo trong xã hội.
Những bất trắc và nguy cơ khó lường trước được khủng hoảng có thể đột
ngột nổ ra, với những tác hại dây chuyền khốc liệt ảnh hưởng đến nền kinh tế
Việt Nam và lây lan ra cả những mặt khác của đời sống xã hội.
Kéo theo đó là sự suy đồi về đạo đức, lối sống của một bộ phận, đặc biệt
là những người trẻ tuổi (đó là sự quay lưng với những giá trị truyền thống, văn
hóa của dân tộc, là lối sống “phương Tây”, thích đua đòi, hưởng thụ, cách hành
xử thiếu chuẩn mực…).
Các giá trị riêng của “thế giới người giàu” vẫn được áp đặt lên “thế giới
người nghèo”, buộc họ phải chấp nhận một cách không tự giác mà lối sống thực
dụng, hưởng thụ xa hoa là một điển hình. Chính nó đã tác động mạnh mẽ đến
những giá trị truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam, trong đó có đức tính
cần cù, tiết kiệm.
Bên cạnh đó toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế có phần thu hẹp
quyền lực, phạm vi và hiệu quả tác động của các Nhà nước – dân tộc, làm rung

chuyển một nền tảng cực kỳ quan trọng của đời sống các quốc gia, đặt ra một
vấn đề rất nhạy cảm và gây nên những phản ứng quyết liệt.
Đối với giáo dục đó là hiện tượng “ chảy máu chất xám” và một số bất
cập khác (chính sách thu hút nhân tài không đảm bảo làm mất đi khá nhiều nhân
lực của đất nước, hệ thống giáo dục chưa có sự thống nhất, việc quản lý các cơ
sở đào tạo dân lập thiếu chặt chẽ…)
3.2. Việt Nam tham gia vào Phong trào đấu tranh chống mặt trái của
toàn cầu hóa
3.2.1. Quan điểm của Việt Nam về phong trào
Văn kiện Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam lần đầu tiên đề cập đến
xu thế toàn cầu hóa trên lĩnh vực kinh tế, theo đó toàn cầu hóa kinh tế được quan
niệm: “Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều
nước tham gia; xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế
tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực
vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh”.
Trước thực tế vận động, phát triển của quá trình toàn cầu hóa diễn ra trên
thế giới những năm đầu thế kỷ XXI, quan niệm về toàn cầu hóa kinh tế được
nêu ra tại Đại hội IX tiếp tục được bổ sung làm rõ hơn tại Đại hội X (2006):
“Toàn cầu hóa kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu
tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức lớn cho các quốc gia, nhất là các
nước đang phát triển. Cạnh tranh kinh tế - thương mại, giành giật các nguồn tài
nguyên, năng lượng, thị trường, nguồn vốn, công nghệ… giữa các nước ngày
càng gay gắt”.
23


Từ những nhận thức nêu trên về toàn cầu hóa, nên khi xuất hiện một
phong trào xã hội có quy mô rộng lớn, mang tính quần chúng ngày càng sôi nổi
chống toàn cầu hóa, thì Đảng và Nhà nươc ta luôn quan niệm đó là một cuộc đấu
tranh có ý nghĩa tiến bộ, vì một toàn cầu hóa nhân bản, chân chính, do vậy nó

được các nước đang phát triển, các nước đang đi lên CNXH quan tâm. Trong bối
cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra sôi động hiện nay, tuyệt đại đa số các nước đang
phát triển, trong đó có Việt Nam đều xác định phải chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế, vừa hợp tác, vừa đấu tranh để bảo vệ lợi ích của mình vì một trật tự
kinh tế quốc tế công bằng, chống lại những áp đặt phi lý của các thế lực cường
quyền, của các tập đoàn lũng đoạn xuyên quốc gia.
Việt Nam chia sẻ với các quốc gia, dân tộc trên thế giới nhận thức về sự
cần thiết phải có những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế chống mặt trái tiêu
cực của toàn cầu hóa nhằm gìn giữ hòa bình an ninh thế giới, bảo đảm sự phát
triển bền vững cho mỗi dân tộc và cho cả nhân loại, xây dựng một trật tự thê
giới mới dân chủ và bình đẳng, đảm bảo độc lập chủ quyền quốc gia, dân chủ và
tiến bộ xã hội.
Việt Nam tích cực tham gia cùng cộng đồng quốc tế giải quyết các vấn đề
toàn cầu (môi trường, dân số, phòng chống dịch bệnh, chống tội phạm xuyên
quốc gia…). Việt Nam bày tỏ mạnh mẽ quan điểm lên án chiến tranh xâm lược,
ủng hộ cuộc đấu tranh nhằm loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh học và
các loại phương tiện chiến tranh hiện đại khác, bảo vệ hòa bình, chống nguy cơ
chiến tranh, chạy đua vũ trang, chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức. Việt Nam
ủng hộ việc giải quyết hòa bình mọi vấn đề tranh chấp trong quan hệ quốc tế trên
cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, quyền tự
quyết của các dân tộc, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
Với mục đích bảo đảm sự phát triển bền vững cho bản thân mình và các
dân tộc trên thế giới, Việt Nam tích cực thúc đẩy xu thế hòa bình, hợp tác cùng
phát triển ở khu vực và trên thế giới, ủng hộ và tham gia các nỗ lực của cộng
đồng quốc tế về chống đói nghèo, thu hẹp hố ngăn cách giàu nghèo, về sự phát
triển hài hòa giữa kinh tế và xã hội, văn hóa; bảo vệ môi trường, ủng hộ và cùng
nhân dân thế giới đấu tranh chống các mặt tiêu cực của toàn cầu hóa kinh tế, vì
lợi ích hài hòa giữa các nước, giứa các tầng lớp nhân dân.
3.2.2. Sự tham gia của Việt Nam vào phong trào
Từ quan điểm và nhận thức trên về toàn cầu hóa và Phong trào đấu tranh

chống mặt trái của toàn cầu hóa, sự tham gia của Việt Nam vào Phong trào được
thể hiện rõ nét thông qua những hoạt động tại các diễn đàn đa phương, các tổ
chức và phong trào quốc tế. Cụ thể là:
Thứ nhất, trong Phong trào không liên kết:
Có thể nói rằng, mặc dù còn phải đối mặt với không ít khó khăn nhưng
Phong trào không liên kết đã và đang góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh
nhằm bảo vệ hòa bình, an ninh quốc tế, chống mặt trái của toàn cầu hóa cũng như
xây dựng một trật tự chính trị - kinh tế quốc tế công bằng, bình đẳng hơn, bảo vệ
lợi ích của các nước đang phát triển. Phong trào tiếp tục rà chỗ dựa tinh thần, là

24


×