Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Nghiên cứu bào chế gel itraconazol ứng dụng hệ tiểu phân nano

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 52 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐÀO THỊ THANH TUYỀN

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ
GEL ITRACONAZOL ỨNG DỤNG
HỆ TIỂU PHÂN NANO
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2018


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐÀO THỊ THANH TUYỀN

Mã sinh viên: 1301456

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ
GEL ITRACONAZOL ỨNG DỤNG
HỆ TIỂU PHÂN NANO
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. TS. Trần Trịnh Công
2. DS. Lê Thiện Giáp
Nơi thực hiện:
Viện Công nghệ Dược phẩm Quốc Gia

HÀ NỘI – 2018




LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới:
TS. Trần Trịnh Công
DS. Lê Thiện Giáp
Là người thầy đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu
và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành
khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chiến đã hướng dẫn, giúp đỡ
cũng như động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo, các nghiên cứu viên, kĩ thuật
viên, các bạn sinh viên đang nghiên cứu khoa học và thực hiện khóa luận tốt nghiệp tại
Viện Công nghệ Dược phẩm Quốc gia, bộ môn Công nghiệp dược, bộ môn Bào chế đã
giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình làm thực nghiệm và hoàn thành
khóa luận này.
Tôi cũng xin cảm ơn Ban giám hiệu, các phòng ban, các thầy cô giáo và cán bộ nhân
viên trường Đại học Dược Hà Nội - những người đã dạy bảo, truyền đạt những kiến thức
quý báu, tình yêu nghề nghiệp, luôn giúp đỡ tôi trong suốt những năm học tập tại đây.
Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn đặc biệt đến gia đình và bạn bè tôi, những người luôn
ủng hộ, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quãng thời gian học tập và nghiên cứu vừa
qua.

Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2018
Sinh viên

Đào Thị Thanh Tuyền


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
DANH MỤC CÁC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ...........................................................................................2
1.1. Tổng quan về nano polyme ..................................................................................2
1.1.1. Phân loại nano polyme mang thuốc ..............................................................2
1.1.2. Một số phương pháp bào chế hệ tiểu phân nano polyme ..............................3
1.1.3. Ưu nhược điểm của hệ nano polyme .............................................................4
1.1.4. Ứng dụng hệ tiểu phân nano polyme trong ngành Dược ..............................4
1.2. Thông tin về itraconazol (ITZ) .............................................................................5
1.2.1. Công thức hóa học .........................................................................................5
1.2.2. Tính chất và độ ổn định .................................................................................6
1.2.3. Phổ tác dụng và cơ chế tác dụng ...................................................................6
1.2.4. Chỉ định lâm sàng ..........................................................................................7
1.2.5. Một số dạng bào chế của itraconazol lưu hành trên thị trường ở Việt Nam .7
1.2.6. Một số công trình nghiên cứu bào chế hỗn dịch nano itraconazol ................7
1.3. Vài nét về gel ........................................................................................................8
1.3.1. Khái niệm ......................................................................................................8
1.3.2. Ứng dụng gel trong giải phóng thuốc ............................................................8
1.3.3. Một số nghiên cứu về gel ứng dụng hệ tiểu phân nano polyme cho dạng dùng
ngoài da....................................................................................................................9
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................11
2.1. Đối tượng ............................................................................................................11
2.1.1. Nguyên vật liệu............................................................................................11
2.1.2. Thiết bị.........................................................................................................11
2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................12
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................12
2.3.1. Phương pháp bào chế hệ tiểu phân nano itraconazol ..................................12
2.3.2. Các phương pháp đánh giá hệ tiểu phân nano itraconazol ..........................13

2.3.3. Phương pháp bào chế gel chứa hệ tiểu phân nano itraconazol....................19


2.3.4. Các phương pháp đánh giá gel chứa hệ tiểu phân nano itraconazol ...........19
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .....................................21
3.1. Kết quả khảo sát phương pháp định lượng itraconazol ......................................21
3.1.1. Độ đặc hiệu ..................................................................................................21
3.1.2. Độ lặp lại .....................................................................................................21
3.1.3. Xác định mối tương quan giữa diện tích pic và nồng độ itraconazol..........21
3.2. Xây dựng công thức bào chế và khảo sát một số ảnh hưởng tới đặc tính của tiểu
phân nano itraconazol ................................................................................................22
3.2.1. Khảo sát ảnh hưởng tỷ lệ khối lượng dược chất:polyme ............................22
3.2.2. Khảo sát tỷ lệ dược chất so với pha ngoại (%kl/tt) .....................................23
3.2.3. Khảo sát loại chất diện hoạt.........................................................................25
3.2.4. Khảo sát nồng độ dung dịch PVA (%kl/tt)..................................................25
3.2.5. Khảo sát các polyme ....................................................................................26
3.2.6. Đánh giá độ ổn định vật lý của hệ nano itraconazol ...................................27
3.2.7. Đánh giá khả năng giải phóng thuốc in vitro ..............................................27
3.2.8. Đánh giá lượng itraconazol thấm qua da từ hệ nano polyme và khả năng lưu
giữ dược chất trên da sau 24 giờ............................................................................28
3.2.9. Đánh giá tương tác lý hóa............................................................................30
3.3. Xây dựng công thức gel chứa hệ tiểu phân nano itraconazol .............................32
3.3.1. Ảnh hưởng của loại tá dược tạo gel đến khả năng giải phóng dược chất ...32
3.3.2. Ảnh hưởng của nồng độ tá dược tạo gel đến khả năng giải phóng dược chất
...............................................................................................................................35
3.3.3. Đánh giá một số tính chất của gel bào chế từ hệ tiểu phân nano EC chứa
itraconazol .............................................................................................................36
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Cb 934

Carbopol 934

CT

Công thức

D/N

Dầu/nước

DC

Dược chất

DCM

Dicloromethan

EC

Ethylcellulose

EE

Encapsulation Efficiency – Hiệu suất mang thuốc


EuRL100

Eudragit RL100

HDDCBH

Hỗn dịch dược chất bão hòa

HEC

Hydroxyethyl cellulose

HPLC

High Performance Liquid Chromatography – Sắc ký lỏng hiệu
năng cao

HPMC

Hydroxypropyl methyl celluose

ITZ

Itraconazol

kl/tt

khối lượng/thể tích


KTTP

Kích thước tiểu phân trung bình

LC

Loading Capacity – Khả năng nạp thuốc

MeOH

Methanol

NaLS

Natri lauryl sulfat

PCL

Polycaprolacton

PDI

Polydispersity Index – Chỉ số đa phân tán

PLA

Poly (acid lactic)

PLGA


Poly (acid lactic-co-glycolic)

PVA

Polyvinyl alcol

TCCS

Tiêu chuẩn cơ sở

TEA

Triethanolamin

TKHH

Tinh khiết hóa học

tt/tt

thể tích/thể tích

USP

United States Pharmacopoeia – Dược điển Mỹ


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Công thức cấu tạo của ITZ. ............................................................................6
Hình 2.1. Sơ đồ mô tả phương pháp bào chế tiểu phân nano ITZ. ...............................13

Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa diện tích pic và nồng độ ITZ. ..........22
Hình 3.2. KTTP và PDI của nano ITZ với các tỷ lệ ITZ:EC khác nhau. .....................23
Hình 3.3. Đặc tính của tiểu phân nano ITZ ở các tỷ lệ ITZ:EC khác nhau ..................24
Hình 3.5. Đồ thị biểu diễn lượng ITZ thấm qua da theo thời gian qua của 2 hệ nano
polyme (n=3). ................................................................................................................29
Hình 3.6. Đồ thị thể hiện khả năng lưu giữ dược chất trên da sau 24 giờ của 2 hệ nano
polyme EC và EuRL100 (n=3). .....................................................................................29
Hình 3.7. Phổ IR của các thành phần liên quan hệ tiểu phân nano EC. ......................30
Hình 3.8. Phổ IR của các thành phần liên quan hệ tiểu phân nano EuRL100. .............31
Hình 3.9. Đồ thị thể hiện ảnh hưởng tá dược tạo gel gôm xanthan đến khả năng giải
phóng dược chất từ các hệ tiểu phân khác nhau trong gel (n=3). .................................33
Hình 3.10. Đồ thị thể hiện ảnh hưởng của tá dược tạo gel Cb 934 đến khả năng giải
phóng dược chất từ các hệ tiểu phân khác nhau trong gel (n=3). .................................33
Hình 3.11. Đồ thị thể hiện ảnh hưởng của tá dược tạo gel HEC đến khả năng giải phóng
dược chất từ các hệ tiểu phân khác nhau trong gel (n=3)..............................................34
Hình 3.12. Đồ thị thể hiện ảnh hưởng của nồng độ Cb 934 đến khả năng giải phóng
dược chất qua màng theo thời gian (n=3). .....................................................................36
Hình 3.13. Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa lượng dược chất thấm qua da theo thời
gian của công thức gel G13 và gel HDBH (n=3). .........................................................37
Hình 3.14. Đồ thị thể hiện khả năng lưu giữ dược chất trên da sau 24 giờ của các công
thức gel G13 và gel HDBH (n=3). ................................................................................37


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại nano polyme mang thuốc................................................................2
Bảng 1.2. Độ tan của itraconazol trong một số dung môi ..............................................6
Bảng 1.3. Một số dạng bào chế lưu hành trên thị trường của ITZ . ................................7
Bảng 2.1. Nguyên liệu được sử dụng trong quá trình thực nghiệm. .............................11
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát độ lặp lại............................................................................21
Bảng 3.2. Các công thức khảo sát tỷ lệ ITZ:EC. ..........................................................22

Bảng 3.3. Kết quả đo KTTP, PDI của CT1 – CT9 (n=3). ............................................22
Bảng 3.4. Kết quả đánh giá một số đặc tính tiểu phân nano của CT10 – CT21 (n=3). 24
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của chất diện hoạt lên hệ tiểu phân nano (n=3). ........................25
Bảng 3.6. Đặc tính của tiểu phân nano ITZ ở các nồng độ PVA khác nhau (n=3). .....25
Bảng 3.7. Đặc tính của hệ tiểu phân nano của ITR với EC và EuRL100. ....................26
Bảng 3.8. Độ ổn định của các mẫu chứa hệ nano ITZ. .................................................27
Bảng 3.9. Các công thức khảo sát ảnh hưởng của tá dược tạo gel gôm xanthan. .........32
Bảng 3.10. Các công thức khảo sát ảnh hưởng của tá dược tạo gel Cb 934. ................33
Bảng 3.11. Các công thức khảo sát ảnh hưởng của tá dược tạo gel HEC. ...................34
Bảng 3.13. Các công thức khảo sát ảnh hưởng nồng độ Cb 934. .................................35


ĐẶT VẤN ĐỀ
Công nghệ nano đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật
trong đó có ngành Dược. Hiện nay, các hệ tiểu phân nano là công cụ vô cùng hữu ích và
cần thiết để đạt được những tiến bộ trong bào chế hiện đại [3].
Trong ngành Dược, một trong những mục tiêu của việc ứng dụng công nghệ nano là
giải quyết hạn chế về sinh khả dụng của dược chất có độ tan kém. Đây cũng là lí do
nghiên cứu bào chế hỗn dịch chứa tiểu phân nano dược chất với nhiều ưu điểm nổi bật
như: cải thiện độ tan và tốc độ hòa tan, thay đổi khả năng thấm thuốc qua hàng rào sinh
học, thay đổi nhiều đặc tính về dược động học như phân bố, chuyển hóa và thời gian
bán thải, giúp giải phóng dược chất có kiểm soát, tác dụng đặc hiệu trên đích sinh học
và giải phóng thuốc tại đích tế bào [34].
Itraconazol (ITZ) là một triazol tổng hợp chống nấm có tác dụng tốt hơn ketoconazol
đối với một số loại nấm như Candida, Aspergilus, Cryptococcus, Coccidioides… [1].
Đây là dược chất quan trọng trong điều trị nấm và phòng nhiễm nấm ở người suy giảm
miễn dịch. Ở Việt Nam, ITZ có nhiều dạng bào chế nhưng chủ yếu đưa dưới dạng uống
và tiêm. Do có độ tan và khả năng hòa tan kém nên các chế phẩm ITZ thường sử dụng
lượng dược chất, tá dược lớn để đạt hiệu quả điều trị nhưng lại dẫn đến làm tăng các tác
dụng không mong muốn [19].

Thuốc dùng ngoài da được coi là một dạng bào chế tiềm năng khi sử dụng với mục
đích tại chỗ hay toàn thân với khá nhiều ưu điểm như hạn chế chuyển hóa qua gan bước
đầu, giải phóng thuốc hằng định trong thời gian dài, thuận tiện khi sử dụng…[22]. Vì
vậy, nhằm tận dụng những ưu điểm của hệ tiểu phân nano, áp dụng vào chế phẩm dùng
ngoài da, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu bào chế gel itraconazol
ứng dụng hệ tiểu phân nano” với các mục tiêu sau:
1. Bào chế được hệ tiểu phân nano itraconazol và đánh giá một số đặc tính của hệ.
2. Bước đầu xây dựng được công thức bào chế hydrogel chứa hệ tiểu phân nano
itraconazol với mục đích tác dụng tại chỗ.

1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về nano polyme
Trong những năm gần đây, các hệ mang thuốc dựa trên công nghệ nano như nano
tinh thể, hệ nano polyme, hệ nano lipid, liposome, nanofibers, dendrime… đã cho kết
quả đầy hứa hẹn về các hệ mang thuốc [9].
Nano polyme là các hệ mang thuốc sử dụng polyme làm giá mang dược chất, có cấu
trúc dạng siêu vi nang hay siêu vi cầu. Các polyme sử dụng bào chế nano polyme gồm
các polyme tự nhiên hay tổng hợp. Trong đó có cả các loại phân hủy sinh học, tương
hợp với cơ thể sống [3].
1.1.1. Phân loại nano polyme mang thuốc
Dựa trên những kết quả nghiên cứu về tương tác giữa hệ nano và hệ sinh học có thể
phân loại thành 3 thế hệ tiểu phân nano như sau [3], [6], [27].
Bảng 1.1. Phân loại nano polyme mang thuốc.
Thế hệ 1

Thế hệ 2


Thế hệ 3

Nano cổ điển
Nano ổn định
Nano thông minh
Không cải biến đặc tính Bề mặt được cải biến, có tính Sử dụng các tín hiệu sinh
bề mặt.

chất lẩn tránh thực bào và học, vật lý, hóa học (pH,

Không có khả năng tránh hướng đích chủ động nhằm enzym) trong môi trường
thực bào.

cải thiện độ ổn định, tăng thời đích để kích hoạt giải

Thời gian tuần hoàn gian tuần hoàn và tăng tính phóng thuốc, nhằm đạt
ngắn.

hướng đích trong các hệ sinh được tác dụng tại đích tối
ưu.

học.

Ưu điểm: Thiết kế, bào Ưu diểm: Tối đa hóa vận Ưu điểm: Đáp ứng theo
chế dễ, tương thích sinh chuyển thuốc. Hướng đích cả môi trường, có tính linh
học, cải thiện độ tan.

thụ động và chủ động. Trong hoạt, sử dụng các tín hiệu

Hạn chế: Không ổn định, đó hướng đích thụ động là sinh học hoặc nhân tạo để

bị thanh thải bởi MPS.

chủ yếu.

kích

hoạt

giải

phóng

Hạn chế: Phụ thuộc vào hiệu thuốc, có khẩ năng chuẩn
ứng EPR, không có kháng hóa điều trị.
nguyên chung, tính hướng Hạn chế: Chưa rõ.
đích chủ động không tối đa.

2


1.1.2. Một số phương pháp bào chế hệ tiểu phân nano polyme
Dựa theo quy trình bào chế, có thể chia các phương pháp bào chế nano polyme làm
2 loại: 1 giai đoạn và 2 giai đoạn.
Phương pháp 1 giai đoạn: dựa trên sự kết tủa của polyme từ một dung dịch, hoặc sự
kết tập tự phát của các đại phân tử để hình thành các nanogel hoặc các phức hợp của các
chất đa điện phân (polyelectrolyte).
Phương pháp 2 giai đoạn: giai đoạn đầu chung cho các phương pháp là bào chế một
nhũ tương và giai đoạn 2 là giai đoạn hình thành nên tiểu phân nano. Giai đoạn 2 có thể
thực hiện dựa trên phản ứng polyme hóa các monome hoặc quá trình kết tủa, gel hóa
các polyme [6], [42].

Các polyme được sử dụng có thể là polyme tự nhiên, các polyme tổng hợp, có sẵn
hoặc tạo thành từ các monome. Tuy nhiên, do các polyme tạo thành từ phản ứng polyme
hóa thường ít bị phân hủy sinh học, các monome tồn dư và chất diện hoạt được dùng
với lượng lớn có thể gây độc và đòi hỏi quá trình tinh chế phức tạp [34]. Do đó, hiện
nay các nghiên cứu sử dụng chủ yếu phương pháp đi từ các polyme có sẵn (các Eudragit,
các dẫn xuất của cellulose như ethylcellulose, hydroxypropyl methyl cellulose, các
polyme phân hủy sinh học như PLGA, PLA, PCL…) [27].
Một số phương pháp thường được sử dụng trong bào chế tiểu phân nano polyme từ
các polyme tổng hợp có sẵn như [28]:
 Nhũ hóa bốc hơi dung môi.
 Tự nhũ hóa do khuếch tán dung môi.
 Thay thế dung môi.
 Nhũ hóa khuếch tán dung môi.
 Hóa muối.
a. Phương pháp nhũ hóa bốc hơi dung môi
Nguyên tắc: Dung dịch polyme và dược chất được hòa tan trong dung môi không tan
trong nước (hay dùng methylen clorid, dicloromethan…) sau đó được nhũ hóa vào pha
ngoại chứa chất ổn định dưới tác động của lực cơ học. Dung môi hữu cơ được bốc hơi
khỏi hệ nhờ nhiệt hoặc khuấy trộn liên tục, tiểu phân nano hình thành do sự thay đổi
dung môi [42].
Trong phương pháp nhũ hóa bốc hơi dung môi, mỗi tiểu phân được hình thành từ một
giọt pha dầu và kích thước tiểu phân phụ thuộc vào kích thước giọt pha dầu [33].
3


b. Phương pháp nhũ hóa khuếch tán dung môi
Dung dịch dược chất trong dung môi hữu cơ tan một phần trong nước (hay dùng ethyl
acetat, alcol benzylic…) được nhũ hóa vào 1 dung dịch chứa chất ổn định đã được bão
hòa trước đó bằng dung môi hữu cơ. Nhũ tương được phối hợp với một thể tích nước
lớn hơn và được khuấy trộn nhẹ nhàng, dung môi khuếch tán từ giọt pha dầu vào môi

trường, hình thành các tiểu phân nano polyme [27].
c. Phương pháp thay thế dung môi
Polyme và dược chất được hòa tan vào một dung môi đồng tan với nước (aceton) sau
đó được chia thành từng giọt và phối hợp với pha ngoại có thể chứa hoặc không chứa
chất ổn định [27].
d. Phương pháp hóa muối
Dung dịch polyme và dược chất trong dung môi đồng tan với nước được nhũ hóa vào
pha ngoại chứa nồng độ cao của các chất hóa muối. Hiệu ứng hóa muối giúp ổn định
giọt pha dầu trong khi tác động lực cơ học. Nhũ tương thu được được phối hợp với một
lượng nước đủ lớn, nồng độ chất hóa muối giảm xuống, dung môi khuếch tán vào môi
trường và tiểu phân nano được hình thành [36].
1.1.3. Ưu nhược điểm của hệ nano polyme
 Ưu điểm:
- Tác dụng tại đích.
- Tăng độ an toàn, giảm tác dụng phụ.
- Phù hợp với nhiều đường dùng như đường tiêu hóa, đường tiêm, qua da.
- Tăng hoạt tính sinh học của dược chất.
- Ổn định trong máu và có thời gian tuần hoàn dài [31].
 Nhược điểm:
- Bào chế khó khăn, giá thành sản phẩm cao.
- Có thể gây dị ứng, gây tăng độc tính một số dược chất.
- Khó khăn trong bảo quản.
- Dược chất có thể bị giải phóng đột ngột do khó kiểm soát kích thước và cấu trúc
tiểu phân [31].
1.1.4. Ứng dụng hệ tiểu phân nano polyme trong ngành Dược
Nano polyme là một loại polyme quan trọng và có nhiều ưu điểm như khả năng tương
thích sinh học và phân hủy sinh học. Chúng có thể dễ dàng di chuyển ra khỏi cơ thể
4



bằng cách trao đổi chất bình thường hoặc nó có thể có tính nhạy cảm với sự thủy phân
của enzyme [24], [25].
Trong dược phẩm, các hệ tiểu phân nano polyme chứa dược chất được đưa vào nhiều
dạng bào chế rắn khác nhau như cốm, viên nén, pellet, hoặc có thể tạo hỗn dịch, được
ứng dụng trong nhiều đường dùng khác nhau như uống, tiêm, dùng tại chỗ… Những hệ
tiểu phân nano polyme không chứa dược chất cũng được sử dụng với nhiều vai trò khác
nhau như làm tá dược dính, tá dược độn…trong sản xuất viên nén [21].
Những năm gần đây, các loại thuốc kích thước nano và hệ cung cấp thuốc kích thước
nano được đưa vào ứng dụng tiền lâm sàng, lâm sàng và phát triển thương mại. Hệ nano
polyme đang được nghiên cứu khả năng hướng tới đích tác dụng mong muốn với nồng
độ thuốc tối ưu, ít tác dụng bất lợi, với mục đích gia tăng lựa chọn điều trị ứng dụng
trong điều trị ung thư, chống viêm và liệu pháp gen [39].
Đặc biệt, trong những năm gần đây, nano polyme được xem như một hệ giải phóng
thuốc có kiểm soát. Đặc điểm này giúp tăng hiệu quả điều trị và điều chỉnh tốt chế độ
liều của thuốc trong điều trị. Một số polyme được nghiên cứu ứng dụng trong các công
thức kiểm soát giải phóng, dùng theo đường uống như poly (acid lactic) PLA, Eudragit
[40].
 Một số cơ chế giải phóng thuốc từ hệ nano polyme chứa dược chất
Có nhiều cơ chế giải phóng thuốc từ hệ nano polyme như: sự phản hấp phụ của thuốc
gắn/hấp phụ ở bề mặt, khuếch tán khỏi hệ polyme, và quá trình giải phóng tiếp theo do
sự ăn mòn polyme. Trong trường hợp hệ tiểu phân nano polyme dạng cốt, dược chất
được phân bố đồng nhất trong hệ cốt thì quá trình giải phóng dược chất diễn ra là do quá
trình khuếch tán và/hoặc ăn mòn của hệ cốt [12].
1.2. Thông tin về itraconazol (ITZ)
1.2.1. Công thức hóa học
- Công thức cấu tạo:

5



Hình 1.4. Công thức cấu tạo của ITZ.
- Tên khoa học: 4-[4-[4-[4-[2-(2,4-Diclorophenyl)-2-(1H-1,2,4-triazol-1-ylmethyl)1,3-dioxolan-4-yl],methoxy]phenyl]-1-piperazinyl]-2,4-dihydro-2-(1methhylpropyl)-3H-1,2,4-triazol-3 on.
- Công thức phân tử: C35H38Cl2N8O4.
- Khối lượng phân tử: 705,65 g/mol [7], [14].
1.2.2. Tính chất và độ ổn định
Bột màu trắng hơi vàng, vừa tồn tại ở dạng tinh thể vừa tồn tại ở dạng vô định hình,
nhiệt độ nóng chảy 166 – 170oC, là một base yếu (pKa = 3,7), thực tế không tan trong
nước, tan tốt trong dicloromethan, ít tan trong tetrahydrofuran, rất ít tan trong alcol [4].
ITZ kém bền với ánh sáng, cần bảo quản nơi khô ráo, nhiệt độ phòng 15 – 30oC,
tránh ánh sáng [4].
Bảng 1.2. Độ tan của itraconazol trong một số dung môi [2], [14].
Dung môi

Độ tan

Dung môi

(mg/ml)
Nước (pH=7)
Ethanol
Methanol
Aceton
Dimethyl acetamid

0,001
0,30
0,71
2,0
2,342


Polyethylen glycol

2,7

Độ tan
(mg/ml)

400

2- Pyrrolidon

3,611

Propylen glycerin

3,082

Dimethyl sulfoxid

16,0

Tetrahydrofuran

27,3

Dicloromethan

239,0

Cloroform


363,0

1.2.3. Phổ tác dụng và cơ chế tác dụng
ITZ là một triazol, chất chống nấm tổng hợp, phổ tác dụng rộng, có tác dụng tốt đối
với nhiều loại nấm. Cơ chế tác dụng của chất này là ức chế các isoenzym cytocrom P450
của nấm. Do đó ức chế sinh tổng hợp ergosterol gây rối loạn chức năng màng và enzyme
liên kết màng, ITZ ảnh hưởng đến sự sống và phát triển của tế bào nấm. ITZ tác dụng
6


tốt đối với nhiều loại nấm đặc biệt đối với Aspergillus spp, có tác dụng chống lại
Coccididoides, Cryptococus, Histoplasma, Blastomyces và Sporotrichosi [7].
1.2.4. Chỉ định lâm sàng
ITZ được dùng trong các trường hợp nhiễm nấm Candida ở miệng, họng, âm hộ, âm
đạo, lang ben. Bệnh nấm da nhạy cảm với ITZ như bệnh do Trichophyton spp,
Microsporum spp, Epidermophyton floccosum. Bệnh nấm tay chân. Bệnh nấm
Blastomyces phổi và ngoài phổi. Bệnh nấm Histoplasma bao gồm bệnh mạn tính ở
khoang phổi và bệnh nấm Histoplasma rải rác, không ở màng não. Bệnh nấm Aspergillus
phổi và ngoài phổi ở người bệnh không dung nạp hoặc kháng với amphotericin B [7].
1.2.5. Một số dạng bào chế của itraconazol lưu hành trên thị trường ở Việt Nam
Bảng 1.3. Một số dạng bào chế lưu hành trên thị trường của ITZ ở Việt Nam[7].
Tên biệt dược

Hàm lượng ITZ (mg)

Hãng sản xuất

Sporanox


100 mg

Janssen - Cilag

Itcon

100 mg

XL Lab

Fungex

100 mg

BV Pharma

Sporal

100 mg

Janssen – Cilag

Eruotracon

100 mg

Navana

Dung dịch tiêm


Sporanox

10 mg/ml

Janssen – Cilag

Dung dịch uống

Sporanox

10 mg/ml

Janssen – Cilag

Gel

Myitra

1%

Biophar

Cream

Roticor

1%

Cerfum


Dạng bào chế

Viên nang

1.2.6. Một số công trình nghiên cứu bào chế hỗn dịch nano itraconazol
Để bào chế hỗn dịch nano ITZ bằng phương pháp nghiền bi, Nakarani và cộng sự đã
dùng bi oxid zirconi, chất ổn định Poloxamer 407 với tỷ lệ ITZ:Poloxamer 407:bi nghiền
là 1:3:50, rồi đem đông khô hỗn dịch với manitol (tỷ lệ ITZ:manitol là 1:1), thu được
tinh thể nano có đường kính trung bình là 294 nm, dạng tinh thể không bị thay đổi, chế
phẩm ổn định với hàm lượng dược chất cao. Khả năng giải phóng dược chất của bột
đông khô trong môi trường mô phỏng dạ dày đạt 90% sau 10 phút. Trong khi viên nang
đối chiếu lưu hành trên thị trường chỉ giải phóng được 10 - 20% dược chất trong cùng
thời gian [29].
7


Rabinow và cộng sự sử dụng công nghệ Nanoedge để bào chế hỗn dịch nano ITZ
tiêm tĩnh mạch bằng cách chuẩn bị hai dung dịch: (i) dung dịch ITZ trong N-methyl-2pyrrolidon có thêm Poloxamer 188 và (ii) dung dịch natri deoxycholat trong nước có
mặt glycerin. Phối hợp hai dung dịch để thu được hỗn dịch ITZ rồi đem đồng nhất hóa
dưới áp suất cao, sau đó đem ly tâm để loại dung môi rồi phân tán lại trong môi trường
và đồng nhất hóa hai lần để thu được hỗn dịch hàm lượng ITZ 10 mg/ml. Kết quả thu
được tiểu phân có kích thước 581 ± 18 nm, hỗn dịch có thế Zeta - 30,55 ± 2,90 mV. Thử
nghiệm lâm sàng trên chuột nhiễm nấm để so sánh với dung dịch tiêm Sproranox cho
thấy: hỗn dịch nano dùng tới liều 320 mg/kg chưa gây chết chuột thí nghiệm, nồng độ
đỉnh trong máu chuột giảm, và AUC tăng, trong khi dung dịch tiêm Sporanox ngay liều
30 mg/kg đã gây chết một số cá thể. Thời gian bán thải của hỗn dịch nano (15,6 giờ) kéo
dài hơn dung dịch tiêm cùng liều (5,05 giờ) nên có thể giảm số lần dùng thuốc. Mặt
khác, các tiểu phân ITZ tập trung chủ yếu tại cơ quan có hệ thực bào đơn nhân như gan,
lách, phổi, vừa cho tác động tại đích, vừa biến nơi đây thành kho chứa thuốc trong cơ
thể và giải phóng từ từ để tác dụng kéo dài, đồng thời giảm tích lũy thuốc trong mỡ. Với

cùng liều, số lạc khuẩn nấm Candida albicans trên chuột điều trị bằng hỗn dịch nano
giảm hẳn so với điều trị bằng dung dịch tiêm [35].
1.3. Vài nét về gel
1.3.1. Khái niệm
Gel về cơ bản được định nghĩa là một hệ thống liên kết chéo lỏng lẻo và được phân
loại chủ yếu dựa trên mức độ chảy mạnh hay yếu của hệ khi ở trạng thái ổn định. Gel
được tạo thành từ sự liên kết giữa các tiểu phân trong dung dịch keo tạo thành một mạng
lưới đan xen, đem đến thể chất rắn hoặc bán rắn cho gel mà chất lỏng có thể thâm nhập
được vào bên trong [5].
Gel polyme là gel được tạo bởi các liên kết chéo giữa các chuỗi polyme, đó có thể là
các liên kết hóa học (liên kết cộng hóa trị) hoặc liên kết vật lý (liên kết hydro, liên kết
ion, liên kết chuỗi điện tử). Từ lâu gel đã được dùng trong bào chế thuốc nhằm đưa dược
chất vào cơ thể, gây tác dụng tại chỗ hoặc toàn thân [5].
1.3.2. Ứng dụng gel trong giải phóng thuốc
Gel được sử dụng rộng rãi trong chế phẩm thuốc và mỹ phẩm với mục đích tác dụng
tại chỗ hay toàn thân, giúp duy trì giải phóng đủ dược chất trong một khoảng thời gian
nhất định. Phần lớn gel sử dụng trong chế phẩm thuốc thường gồm 1% polyme tạo gel
8


và 99% nước. Mặc dù độ nhớt lớn của gel được tạo ra nhờ sự có mặt của polyme nhưng
chính mạng lưới polyme này lại gây cản trở làm cho phân tử dược chất gần như không
thể khuếch tán ra khỏi gel. Để đạt được mong muốn là giải phóng những phân tử dược
chất nhỏ ra khỏi gel với tốc độ và mức độ như ở trong dung dịch thì cần áp dụng nhiều
biện pháp khác nhau, ví dụ: tạo dược chất tự do trong gel (nồng độ dược chất trong gel
vượt quá độ tan của dược chất); tạo dược chất có kích thước micro hoặc nano; phân tán
thuốc vào liposome; lợi dụng sự tương tác lẫn nhau giữa dược chất và polyme [5].
1.3.3. Một số nghiên cứu về gel ứng dụng hệ tiểu phân nano polyme cho dạng dùng
ngoài da
Abbaraju Krishna và cộng sự (2018) đã nghiên cứu bào chế tiểu phân nano etoricoxib

chứa ethylcellulose ứng dụng cho đường dùng tại chỗ. Tiểu phân nano được bào chế
theo phương pháp kết tủa, trong đó EC đóng vai trò như một polyme mang thuốc. Đánh
giá các tiểu phân nano về hiệu suất, hàm lượng thuốc, hiệu suất bẫy, khả năng nạp thuốc
và giải phóng thuốc in vitro. Sau đó sử dụng Carbopol 934 để tạo gel. Công thức nano
chứa EC tìm thấy tốt nhất là F3 (tỷ lệ DC:EC là 1:2, PVA 0,6%, tốc độ khuấy 700
vòng/phút) cho hiệu suất bẫy cao nhất 79,1%, đường kính hạt nhỏ nhất 538 nm, độ ổn
định cao (- 43,8 mV) và khả năng giải phóng trong 12 giờ là 87,1%. Công thức F3 được
đưa vào gel F3G. Dựa trên kết quả, có thể kết luận rằng công thức F3G của gel etoricoxib
ứng dụng hệ tiểu phân nano chứa EC được tìm thấy hiệu quả hơn với khả năng trải rộng
cao nhất là 41,22 g.cm/sec và có thể duy trì sự giải phóng thuốc trong 12 giờ với mức
giải phóng là 79,1% [38].
Sanjukta Duarah và cộng sự (2017) đã nghiên cứu bào chế gel vitamin C ứng dụng
hệ tiểu phân nano polyme. Vitamin C (50 mg) phối hợp với ethylcellulose ở các nồng
độ khác nhau (50 – 250 mg), sử dụng phương pháp bốc hơi dung môi và sau đó kết hợp
với hydroxypropyl methyl cellulose (HPMC) để tạo gel ở các nồng độ 3, 5 và 7%. Các
công thức được đặc trưng bởi các tính chất lý hóa khác nhau như kích thước tiểu phân,
hàm lượng thuốc, hiệu suất bẫy và tương tác thuốc - polyme. Công thức tối ưu (tỉ lệ
DC:EC là 1:3, HPMC 3%) thể hiện sự giải phóng bền vững trong 8 giờ. Các nghiên cứu
tính thấm qua da ex vivo đã được thực hiện và xác định lượng thuốc được giải phóng
qua da và lưu giữ lại. Các kết quả thu được từ nghiên cứu đã chứng minh được tiềm
năng và sự phù hợp của hệ thống này trong điều trị [17].

9


ITZ là một triazol chống nấm, phổ rộng, được chỉ định trong điều trị và dự phòng
chống nấm ở người suy giảm miễn dịch. Do bản thân dược chất có độ tan kém nên để
đạt nồng độ điều trị, các chế phẩm trên thị trường thường sử dụng một lượng lớn tá dược
chất hoặc tá dược (ví dụ: β-cyclodextrin) dẫn đến làm tăng các tác dụng không mong
muốn. Mặt khác, sinh khả dụng của ITZ phụ thuộc vào dạng bào chế như viên nang là

30%, dung dịch uống là 50%... Liều dùng và cách sử dụng chế phẩm ITZ cũng phụ thuộc
vào dạng bào chế. Hệ tiểu phân nano polyme có thể kiểm soát khả năng giải phóng dược
chất đồng thời còn có tác dụng kéo dài [19]. Dạng thuốc ngoài da (cụ thể ở đây là gel)
với nhiều ưu điểm như sử dụng một cách thuận tiện, hạn chế chuyển hóa qua gan bước
đầu, khả năng giải phóng dược chất trong một khoảng thời gian…Tại Việt Nam, việc áp
dụng hệ tiểu phân nano ITZ vào dạng dùng ngoài da nói chung và vào gel nói riêng vẫn
còn hạn chế. Việc ứng dụng các ưu điểm của hệ tiểu phân nano như cải thiện độ tan của
dược chất, kiểm soát giải phóng dược chất ... vào dạng bào chế gel với mục tiêu tác dụng
tại chỗ, kiểm soát giải phóng trong khoảng thời gian, an toàn, thuận tiện trong quá trình
sử dụng nhằm tăng tuân thủ điều trị của bệnh nhân. Do đó, mục đích chính của đề tài
này là bào chế hệ tiểu phân nano ITZ sử dụng polyme là chất mang, sau đó ứng dụng hệ
này vào gel, qua đó đánh giá khả năng kiểm soát giải phóng, khả năng lưu giữ dược chất
trên da cũng như một số đặc tính của gel.

10


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng
2.1.1. Nguyên vật liệu
Bảng 2.1. Nguyên liệu được sử dụng trong quá trình thực nghiệm.
STT

Tên nguyên liệu

Nguồn gốc

Tiêu chuẩn

1


Itraconazol

Ấn Độ

USP 38

2

Ethylcellulose

Trung Quốc

TCCS

3

Eudragit RL100

Đức

TCCS

4

Polyvinyl alcol (PVA)

Singapore

TCCS


5

Dicloromethan (DCM)

Trung Quốc

TKHH

6

Carbopol 934 (Cb 934)

Trung Quốc

TCCS

7

Gôm xanthan

Trung Quốc

TCCS

8

Hydroxyethyl cellulolse

Trung Quốc


TCCS

(HEC)
9

Triethanloamin (TEA)

Đức

TCCS

10

Poloxamer 407

Mỹ

TCCS

11

Tween 80

Trung Quốc

TCCS

12


Natri lauryl sulfat (NaLS)

Trung Quốc

TCCS

13

Methanol

Merk

Dùng cho HPLC

14

Kali dihydrophosphat

Trung Quốc

TKHH

15

Dinatri hydrophosphat

Trung Quốc

TKHH


2.1.2. Thiết bị
- Máy khuấy từ Ika Labortechnik (Đức).
- Máy ly tâm lạnh Sigma 3-18 Sartorius (Đức).
- Máy siêu âm Labsonic Sartorius (Đức).
- Thiết bị thử độ hòa tan PHARMATEST (Đức).
- Máy đo thế Zeta và xác định phân bố kích thước tiểu phân Zetasizer NanoZS90
Malvern (Anh).
- Máy sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC Agilent 1260 (Mỹ).
- Máy siêu âm cầm tay Vibra Cell, Sonics & Materials, INC (Mỹ).
11


- Ống ly tâm chứa màng siêu lọc 10000Da, Millipore, Billerica, MA (Mỹ).
- Tủ lạnh sâu Unicryo (Mỹ).
- Máy đông khô Alpha 1-2 LDplus, Martin Christ G. GmnH (Đức).
- Máy quang phổ hồng ngoại FT-IR 6700 JASCO (Nhật Bản).
- Máy lắc Vortex Mixter VM300 (Đức).
- Máy đo pH Mettler Toledo (Đức).
- Máy thử giải phóng qua màng Hanson Research (Đức).
- Cân phân tích Sartorius (Đức).
- Các thiết bị khác (cốc có mỏ, pipet, bình định mức…).
2.2. Nội dung nghiên cứu
 Bào chế hệ tiểu phân nano ITZ và đánh giá một số đặc tính của hệ
- Xây dựng công thức bào chế tiểu phân nano ITZ: Khảo sát tỷ lệ DC:Polyme, tỷ lệ DC
so với pha ngoại, loại chất diện hoạt, nồng độ chất diện hoạt và khảo sát các polyme.
- Đánh giá một số đặc tính của hệ tiểu phân nano: KTTP, PDI của tiểu phân nano, độ
ổn định của hệ tiểu phân nano, khả năng giải phóng thuốc in vitro, khả năng thấm của
dược chất qua da và khả năng lưu giữ dược chất trên da sau 24 giờ.
 Bước đầu xây dựng công thức bào chế hydrogel chứa hệ tiểu phân nano ITZ và đánh
giá một số đặc tính của gel

- Xây dựng công thức bào chế hydrogel chứa hệ tiểu phân nano ITZ: Khảo sát các tá
dược tạo gel và nồng độ tá dược tạo gel.
- Đánh giá một số đặc tính của gel: Định lượng hàm lượng dược chất trong gel, khả
năng giải phóng dược chất qua màng cellulose acetat, khả năng thấm dược chất qua
da và khả năng lưu giữ dược chất trên da sau 24 giờ.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp bào chế hệ tiểu phân nano itraconazol
Qua tham khảo nghiên cứu tài liệu kết hợp với điều kiện thực nghiệm, xây dựng
phương pháp bào chế hệ tiểu phân nano ITZ theo phương pháp bốc hơi dung môi từ nhũ
tương D/N với quy trình như sau:
- Pha dầu: Hòa tan dược chất và polyme (EC và EuRL100) vào 5 ml DCM.
- Pha nước: 10 ml dung dịch PVA nồng độ 2% (kl/tt) trong nước cất.
- Giai đoạn nhũ hóa: Nhỏ từ từ pha dầu vào pha nước (tốc độ khoảng 2,0 ml/phút).

12


- Nhũ tương D/N được đồng nhất sử dụng máy siêu âm (công suất siêu âm 117 W),
thời gian siêu âm 5 phút. Trong quá trình đồng nhất duy trì nhiệt độ 0 – 5oC bằng
nước đá kết hợp khuấy từ.
- Bốc hơi dung môi: Nhũ tương thu được tiếp tục được khuấy từ nhẹ nhàng trong 4 giờ
ở nhiệt độ phòng để loại dung môi hữu cơ.

Hình 2.1. Sơ đồ mô tả phương pháp bào chế tiểu phân nano ITZ.
2.3.2. Các phương pháp đánh giá hệ tiểu phân nano itraconazol
2.3.2.1. Đánh giá kích thước tiểu phân, phân bố kích thước tiểu phân và thế Zeta
a. Đánh giá KTTP và PDI
Kích thước tiểu phân được xác định bằng phương pháp tán xạ laser. Nguyên lý chung
của phương pháp là khi chiếu chùm tia laser vào các hạt có kích thước khác nhau sẽ thu
được mức độ tán xạ ánh sáng khác nhau. Bằng cách đo cường độ ánh sáng tán xạ có thể

xác định được kích thước hạt.
Sử dụng máy phân tích kích thước tiểu phân Zetasizer Nano ZS90 đo KTTP trong
khoảng 0,01 - 10000 nm, sử dụng cuvet nhựa. Trước khi đo, tiến hành pha loãng chế
phẩm nhiều lần bằng nước cất sao cho chỉ số “Count Rate” nằm trong khoảng 200 - 400
kcps để kết quả mẫu đo thu được là chính xác nhất. Mẫu pha loãng được đo ở điều kiện
hệ số khúc xạ ánh sáng, nhiệt độ đo 25oC [6].
b. Đánh giá thế zeta của tiểu phân nano
Nguyên tắc xác định thế zeta: Khi đặt 1 điện trường lên hệ, tiểu phân sẽ di chuyển về
phía điện cực trái dấu với vận tốc tỷ lệ với thế zeta. Tốc độ này được xác định bằng việc
13


phân tích chuyển động của tiểu phân thông qua ánh sáng tán xạ. Thế zeta được xác định
dựa vào độ nhớt môi trường và định luật Smoluchowski - Huckel.
Tiến hành tương tự như phương pháp xác định KTTP nhưng sử dụng cuvet nhựa có
2 lá điện cực bằng đồng [6].
2.3.2.2. Phương pháp định lượng ITZ và xác định hiệu suất mang thuốc, khả năng nạp
thuốc
Tham khảo tài liệu [8] và điều kiện thực nghiệm, tiến hành định lượng ITZ trong các
mẫu bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao với điều kiện sắc ký:
- Cột sắc ký: Zorbax Eclipse plus C18 250×4,6 mm, kích thước hạt nhồi 5 µm.
- Pha động: MeOH – H2O (80:20, tt/tt).
- Detector UV: 265 nm.
- Tốc độ dòng: 1,5 ml/phút.
- Thể tích tiêm mẫu: 20 µl, tiêm mẫu tự động.
* Mẫu chuẩn:
- Cân chính xác khoảng 10,0 mg nguyên liệu ITZ, cho vào bình định mức 100 ml.
Thêm khoảng 70 ml MeOH, lắc kỹ, đậy kín và siêu âm trong 10 phút cho tan hết. Bổ
sung MeOH vừa đủ thể tích, lắc đều. Từ dung dịch chuẩn gốc này (nồng độ chính xác
khoảng 100,0 µg/ml), pha loãng bằng pha động thành các dung dịch chuẩn có nồng

độ nằm trong khoảng 0,5 đến 100,0 µg/ml, lọc dung dịch chuẩn qua màng lọc kích
thước lỗ lọc 0,45 µm. Dịch lọc được tiêm sắc ký để xác định nồng độ ITZ trong dung
dịch chuẩn.
* Mẫu thử:
- Mẫu ITZ tự do: Lấy chính xác 2,0 ml hỗn dịch chứa tiểu phân nano ITZ cho vào ống
ly tâm có màng siêu lọc 10000 kDa. Tiến hành ly tâm 5000 vòng/phút trong thời gian
30 phút ở nhiệt độ 25oC, lấy phần dịch lọc trong phía dưới màng siêu lọc tiêm vào hệ
sắc ký lỏng hiệu năng cao để xác định nồng độ ITZ tự do.
- Mẫu ITZ toàn phần: Lấy chính xác 1,0 ml hỗn dịch nano sau khi bốc hơi hết dung
môi cho vào bình định mức 100,0 ml. Thêm khoảng 70 ml MeOH, lắc kỹ, đậy kín và
siêu âm trong 15 phút. Bổ sung MeOH vừa đủ đến vạch, lắc đều. Hút 2,0 ml dung
dịch trên vào bình định mức 10,0 ml, bổ sung MeOH vừa đủ thể tích, lắc đều. Lọc
qua màng lọc kích thước lỗ lọc 0,45 µm. Dịch lọc được tiêm sắc ký để xác định nồng
độ ITZ toàn phần.
14


* Tính toán kết quả:
 Công thức tính lượng thuốc tự do trong mẫu thử:

Ctd =

Cc × Std × D
Sc

 Công thức tính lượng dược chất toàn phần trong mẫu thử:

Ctp =

𝐶𝑐 ×Stp ×D

Sc

 Công thức tính hiệu suất mang thuốc (EE):

EE (%) =

Ctp − Ctd
Ctp

×100%

 Công thức tính khả năng nạp thuốc (loading capacity-LC):
m
LC (%) = mnano ×100%
hệ
Trong đó:
Ctd, Ctp, Cc: Nồng độ của dung dịch thử tự do, dung dịch thử toàn phần
và dung dịch chuẩn (µg/ml).
Std, Sc: Diện tích của mẫu thử và mẫu chuẩn (mAu.s).
D: Hệ số pha loãng.
mnano: Khối lượng ITZ được tạo thành trong hệ tiểu phân nano (mg).
mhệ: Khối lượng của hệ nano (tổng khối lượng dược chất và tá dược sử
dụng bào chế nano (mg).
2.3.2.3. Phương pháp đánh giá khả năng giải phóng in vitro từ các hệ tiểu phân nano
itraconazol
Qua tham khảo tài liệu [10], tiến hành đánh giá quá trình giải phóng in vitro của ITZ
từ hệ nano bằng cách sử dụng túi thẩm tích (kích thước màng 10000 Da-Membrane Cel,
Chicago, IL, USA). Lượng dược chất giải phóng từ hệ tiểu phân nano được đánh giá
qua lượng dược chất giải phóng qua màng thẩm tích. Các điều kiện và các bước tiến
hành cụ thể như sau:

- Thiết bị: Máy thử hòa tan PHARMATEST.
- Tốc độ khuấy: 100 vòng/phút.
- Môi trường thử: 500 ml môi trường đệm pH 1,2 có Tween 80 nồng độ 0,1% (kl/tt).
- Nhiệt độ môi trường thử: 37 ± 0,5oC.
15


- Mẫu thử chứa tiểu phân nano: lấy chính xác 1,0 ml hệ tiểu phân nano cho vào túi
thẩm tích. Kẹp chặt 2 đầu túi, đặt túi thẩm tích trong cốc thử hòa tan chứa 500 ml môi
trường đệm pH 1,2 có Tween 80 nồng độ 0,1% sao cho túi thẩm tích ngập trong môi
trường.
- Lấy mẫu 5 ml vào các thời điểm t = 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 12 và 24 giờ, đồng thời bổ
sung 5 ml vào môi trường.
 Cách tính kết quả:
- Nồng độ dược chất trong mẫu thử tại thời điểm t:
Ct = Cc ×

St
Sc

- Lượng ITZ đã giải phóng ra môi trường tại thời điểm t:
mt = ( Ct +∑t−1
i=0

5×Ci
500

) × 500

- Phần trăm ITZ giải phóng tích lũy theo thời gian:


%=

𝑚𝑡
𝑚𝑜

×100%

Trong đó:
mt là tổng lượng ITZ đã giải phóng ra môi trường hòa tan tại thời điểm t (µg).
St là diện tích mẫu thử tại thời điểm thử t (mAu.s).
Cc, Sc lần lượt là nồng độ và diện tích mẫu chuẩn (µg/ml).
Ct, Ci là nồng độ dung dịch thử tại thời điểm t và thời điểm thứ i (µg/ml).
mo là lượng ITZ ban đầu đưa vào trong túi thẩm tích (được tính theo phương pháp
xác định hàm lượng dược chất toàn phần ở mục 2.3.2.2) (µg).
2.3.2.4. Đánh giá lượng dược chất thấm qua da từ hệ nano polyme
Qua tham khảo tài liệu [9], [23], lượng ITZ thấm qua da được đánh giá qua màng da
lưng chuột với các điều kiện cụ thể như sau:
 Điều kiện thử
- Thiết bị: Hệ thống thử giải phóng qua màng Hanson Research.
- Màng giải phóng: Màng da lưng chuột cống, đã được loại lông và lớp mỡ dưới da.
- Môi trường giải phóng: Đệm phosphat đẳng trương pH 7,4 có chứa NaLS 1,0% (hòa
tan 2,38 g Na2HPO4, 0,19 g KH2PO4, 8 g NaCl và 10 g NaLS trong nước vừa đủ 1000
ml, điều chỉnh pH nếu cần).
- Thể tích môi trường: 7 ml, diện tích thử 1,767 cm2.
16


- Nhiệt độ thử: 37oC.
- Thể tích mẫu thử: 0,3 ml tương đương 30 mg dược chất.

 Cách thực hiện:
Tại thời điểm t = 0, cho mẫu vào ngăn cho. Lấy mẫu ở các thời điểm t = 1, 2, 3, 4, 5,
6, 8, 10, 12 và 24 giờ. Thể tích mỗi lần lấy mẫu là 1 ml. Quá trình lấy mẫu đồng thời
cũng là quá trình thêm môi trường giải phóng vào ngăn nhận với thể tích bằng thể tích
môi trường lấy ra. Mẫu thử được định lượng bằng phương pháp HPLC, so sánh với mẫu
chuẩn (được trình bày ở mục 2.3.2.2). Từ đó xây dựng đồ thị thể hiện lượng dược chất
thấm qua da của dược chất trong hệ theo thời gian.
 Công thức tính:
Khối lượng ITZ trong 1 ml mẫu lấy ra sau t giờ:
mt =

St
Sc

× Cc × k × v (μg)

Khối lượng ITZ giải phóng tích lũy sau t giờ:
Mt = ∑𝑡−1
𝑖=1 mi + mt × 7 (μg)
Phần trăm dược chất giải phóng sau t giờ:
Xt =

Mt
M0

× 100 (%)

Lượng dược chất thấm qua da trên một đơn vị diện tích sau t giờ:
Pt =


Mt
1,767

(μg/cm2)

Trong đó:
Sc, St: Diện tích pic của mẫu chuẩn và mẫu thử tại thời điểm t giờ (mAU.s).
mi: Khối lượng ITZ tại thời điểm thứ i (μg).
k: Hệ số pha loãng.
7: Thể tích môi trường có trong ngăn nhận (ml).
v: Thể tích lấy mẫu (1 ml).
Mo: Khối lượng ITZ đưa lên thử (được tính theo phương pháp xác định hàm lượng
dược chất toàn phần ở mục 2.3.2.2) (μg).
1,767: Diện tích màng thử khuếch tán (cm2).
2.3.2.5. Đánh giá khả năng lưu giữ dược chất trên da sau 24 giờ
Qua tham khảo tài liệu [18], khả năng lưu giữ dược chất trên da sau 24 giờ được xác
định bằng cách tiến hành như sau:
17


×