Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật tại thành phố phủ lý, tỉnh hà nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.21 KB, 17 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

NGUYỄN THÀNH TRUNG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT TẠI
THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

NGUYỄN THÀNH TRUNG
KHÓA 2016-2018

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT TẠI
THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM


Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. TRẦN CHỦNG

XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2018


LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Kiến trúc Hà
Nội, dưới sự giảng dạy, chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của Thày, Cô, Ban Chủ
nhiệm khoa Sau Đại học, được sự cố vấn và hướng dẫn của thầy giáo hướng
dẫn khoa học và sự nỗ lực của bản thân, tôi đã hoàn thành bản luận văn tốt
nghiệp với đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án đầu tư xây
dựng công trình hạ tầng kỹ thuật tại thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam”.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy trong Ban lãnh đạo nhà
trường, lãnh đạo khoa Sau đại học, tập thể các thầy cô giáo, cán bộ công nhân
viên của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi học
tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.
Trần Chủng đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian thực
hiện luận văn và cung cấp nhiều thông tin khoa học có giá trị để luận văn này
được hoàn thành.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nam, UBND

thành phố Phủ Lý đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập các
tài liệu phục vụ luận văn.
Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến người thân, bạn bè và
đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Thành Trung


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thành Trung


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
NỘI DUNG .................................................................................................. 4
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN

HẠ TẦNG KỸ THUẬT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH
HÀ NAM ....................................................................................................... 4
1.1. Vài nét về tình hình phát triển đô thị thành phố Phủ Lý. .......................... 4
1.1.1 Giới thiệu sơ lược về thành phố Phủ Lý. ................................................ 4
1.1.2 Tình hình phát triển các Khu đô thị ....................................................... 9
1.2. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn thành phố Phủ Lý ...................... 13
1.2.1. Hạ tầng giao thông ............................................................................. 13
1.2.2. Hạ tầng cấp điện ................................................................................ 16
1.2.3. Hạ tầng cấp nước ............................................................................... 17
1.2.4. Hạ tầng thoát nước, xử lý nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa
trang............................................................................................................. 19
1.3. Thực trạng các dự án cấp nước, thoát nước trên địa bàn thành phố Phủ
Lý.....................................................................................................................21
1.3.1. Thực trạng các dự án cấp nước .......................................................... 21
1.3.2. Thực trạng các dự án thoát nước mưa ............................................... 22
1.3.3. Thực trạng các dự án thoát nước thải ................................................ 25


1.4. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng các công trình hạ
tầng kỹ thuật tại thành phố Phủ Lý ............................................................... 26
1.4.1. Tổ chức công tác thẩm định các dự án đầu tư xây dựng ..................... 26
1.4.2. Phương pháp thẩm định ..................................................................... 26
1.4.3. Nội dung thẩm định ............................................................................ 27
1.5. Đánh giá về công tác thẩm định dự án công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị
thành phố Phủ Lý ......................................................................................... 29
1.5.1. Những kết quả đạt được...................................................................... 29
1.5.2. Những tồn tại, hạn chế trong công tác thẩm định ............................... 30
1.5.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế ............................................ 34
1.6. Nhận xét về công tác thẩm định các dự án hạ tầng kỹ thuật tại Sở Xây
dựng Hà Nam ............................................................................................... 39

Chương 2. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ KHOA HỌC VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT ....................................... 42
2.1. Cơ sở pháp lý ........................................................................................ 42
2.1.1. Văn bản luật ....................................................................................... 42
2.1.2. Nghị định của Chính phủ .................................................................... 42
2.1.3. Thông tư của các Bộ, ngành ............................................................... 43
2.1.4. Các Văn bản của UBND tỉnh Hà Nam ................................................ 43
2.2. Cơ sở khoa học ...................................................................................... 44
2.2.1. Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng................................................... 44
2.2.2. Khái quát chung và mục đích thẩm định dự án đầu tư ........................ 45


2.2.3. Vai trò và ý nghĩa của thẩm định dự án đầu tư xây dựng .................... 46
2.2.4. Yêu cầu của thẩm định dự án đầu tư xây dựng. .................................. 48
2.2.5. Nội dung thẩm định dự án đầu tư xây dựng. ....................................... 49
2.2.6. Phương pháp thẩm định dự án đầu tư xây dựng. ................................ 51
2.2.7. Thông tin phục vụ công tác thẩm định dự án. ..................................... 57
2.2.8. Quy trình thực hiện thẩm định dự án. ................................................. 58
2.2.9. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư xây
dựng công trình. ........................................................................................... 60
Chương 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG
TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PHỦ
LÝ, TỈNH HÀ NAM................................................................................... 65
3.1. Nâng cao năng lực của Sở Xây dựng trong công tác thẩm định. ............ 65
3.1.1. Giải pháp về tổ chức:Phân định trách nhiệm và quy tắc phối hợp ...... 65
3.1.2. Lựa chọn nhân lực theo hướng chuyên môn hóa ................................. 70
3.1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả thẩm định ............. 73
3.2. Cụ thể hóa nội dung thẩm định cho từng loại dự án ............................... 74
3.2.1. Nội dung thẩm định dự án phân theo nguồn vốn................................. 74

3.2.2. Nội dung thẩm định theo loại công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị ........ 76
3.3. Hoàn thiện quy trình thẩm định. ............................................................ 79
3.3.1. Lập sơ đồ khối quy trình thẩm định .................................................... 79
3.3.2. Yêu cầu về thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin minh bạch. ................. 81


3.3.3. Tiêu chí hiệu quả kinh tế, môi trường, xã hội đánh giá tổng thể dự án
hạ tầng kỹ thuật đô thị. ................................................................................. 82
3.4. Một số giải pháp hỗ trợ công tác thẩm định hiệu quả............................. 83
3.4.1. Tham vấn ý kiến công khai của các đơn vị liên quan và cộng đồng. ... 83
3.4.2. Công khai thông tin để các chủ thể chủ động kiểm soát. ..................... 84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 86
1. Kết luận: ................................................................................................... 86
2. Kiến nghị:................................................................................................. 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 89


1
MỞ ĐẦU


Lý do chọn đề tài
Thành phố Phủ Lý là đô thị tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá

giáo dục của tỉnh Hà Nam, được Chính phủ và Bộ Xây dựng công nhận là đô
thị loại III, mục tiêu đến năm 2020 trở thành đô thị loại II, là thành phố trực
thuộc tỉnh theo Nghị định 72/2008/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2008 và
Quyết định số 1402/QĐ-BXD ngày 10 tháng 10 năm 2006 của Bộ Xây dựng.
UBND tỉnh Hà Nam đang tập trung các nguồn lực đầu tư vào các dự án phát
triển đô thị và xây dựng bổ sung, hoàn chỉnh các quy định về quản lý đầu tư

xây dựng tại các khu vực phát triển Đô thị. Một số định hướng quan trọng của
Tỉnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh, bổ sung như: Quy hoạch
xây dựng vùng tỉnh, Quy hoạch tổng thể phát triển kết cấu hạ tầng tỉnh, Quy
hoạch phát triển giao thông vận tải...đặc biệt là định hướng điều chỉnh địa giới
hành chính các huyện Duy Tiên, Bình Lục, Thanh Liêm, Kim Bảng để mở
rộng địa giới hành chính Thành phố Phủ Lý và thành lập các phường thuộc
thành phố Phủ Lý.Trong đó, công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại các
dự án trên địa bàn Thành phố Phủ Lý là một trong những công tác trọng điểm
để Phủ Lý phát triển theo đúng chương trình, mục tiêu định hướng đặt ra.
Thực tế những năm vừa qua, trên địa bàn thành phố Phủ Lý, do quản lý
đầu tư xây dựng theo quy hoạch tại các Khu đô thị mới chưa tốt, nhiều vấn đề
bất cập đã nảy sinh như việc kết nối giao thông giữa các khu đô thị mới với
đô thị hiện hữu không đồng nhất; công tác quản lý cao độ và một số hệ thống
hạ tầng kỹ thuật như thoát nước mưa, thoát nước thải chưa đồng bộ, không có
sự kết nối giữa các dự án dẫn đến khó khăn cho việc tiêu thoát nước gây ngập
úng giữa khu dân cư hiện trạng và các dự án gây nhiều bức bối cho dư luận và
khó khăn cho công tác quản lý.


2
Để góp phần cho việc quản lý Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị tốt hơn,
là một công chức đang công tác tại cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại
địa phương, học viên lựa chọn đề tài luận văn tốt nghiệp là “Nâng cao hiệu
quả công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật
tại thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam”.


Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý Hệ thống hạ tầng kỹ thuật các


dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, căn
cứ cơ sở pháp lý và khoa học, Luận văn đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu
quả công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật
đô thị trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng

công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chọn hệ thống cấp, thoát nước đại diện
cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
- Thời gian nghiên cứu: Đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.


Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu về pháp lý và kỹ thuật liên quan;
- Phương pháp điều tra khảo sát thực trạng hệ thống và công tác thẩm

định các dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị thành phố Phủ Lý;
- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, tham vấn để đề xuất các
giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm định.


Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài


3
- Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp góp phần hoàn
thiện các quy định của pháp luật, các yêu cầu về kỹ thuật góp phần nâng cao

hiệu quả đầu tư xây dựng và quản lý các dự án Hệ thống hạ tầng kỹ thuật
trong các đô thị đang phát triển.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu sẽ là công cụ trực tiếp hoàn
chỉnh các giải pháp quản lý Hệ thống hạ tầng kỹ thuật các dự án trên địa bàn
thành phố Phủ Lý giúp cho chính quyền địa phương cũng như đơn vị chủ đầu
tư trong đô thị có thêm cơ sở khoa học để quản lý hiệu quả Hệ thống hạ tầng
kỹ thuật đô thị.


Cấu trúc luận văn
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG: gồm 03 chương:
- Chương 1: Tổng quan về công tác thẩm định các dự án hạ tầng kỹ

thuật trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
- Chương 2: Cơ sở pháp lý và khoa học về thẩm định dự án đầu tư xây
dựng Hạ tầng kỹ thuật.
- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm
định dự án đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn thành
phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Sau một thời gian nghiên cứu, Luận văn " Nâng cao hiệu quả công tác
thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật tại thành
phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam " của học viên đã hoàn thành và đáp ứng được
mục đích đặt ra cho Luận văn. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công
tác thẩm định và quản lý các dự án thuộc hệ thống hạ tầng kỹ thuật đặc biệt là
các dự án cấp, thóa nước trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam thời
gian qua, Luận văn đã rút ra được các bài học của công tác thẩm định dự án.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, Luân văn đã đề xuất 4 nhóm giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng các công trình
hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam:
1) Nhóm giải pháp thứ nhất là nâng cao năng lực của Sở Xây dựng Hà
Nam, cơ quan thẩm định dự án được cụ thể hóa về mặt tổ chức hệ thống, yêu
cầu chất lượng nguồn nhân lực và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin;
2) Nhóm giải pháp thứ hai là cụ thể hóa nội dung cần thẩm định theo
nguồn vốn của dự án và loại dự án;
3) Nhóm giải pháp thứ ba là hoàn thiện quy trình thẩm định trong đó
xây dựng sơ đồ khối cho quy trình, các yêu cầu cụ thể cho việc thu thập, quản
lý thông tin và quán triệt tiêu chí xuyên suốt khi thẩm định các dự án hạ tầng
kỹ thuật đô thị Phủ Lý là: hiệu quả kinh tế, Môi trường và Xã hội;
4) Nhóm giải pháp cuối cùng là các giải pháp để xã hội, các chủ thể liên
quan có thể công khai, thuận tiện giám sát công tác thẩm định các dự án hạ

tầng kỹ thuật của Sở Xây dựng.


87
Các giải pháp được đề xuất là khả thi trong hoạt động thẩm định các dự
án đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật trong đó có cac dự án cấp,
thoát nước tại Thành phố Phủ Lý, Hà Nam.
2. Kiến nghị:
Trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của đất nước thì
cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng mà trong đó hệ thống cấp thoát nước là
cơ sở hạ tầng quan trọng và nó cũng được ưu tiên xây dựng cùng với các hệ
thống hạ tầng kỹ thuật khác như: giao thông, cấp điện, cấp nước, thông tin
liên lạc, vệ sinh môi trường…
Để đảm bảo công tác đánh giá, thẩm định các dự án đầu tư xây dựng
công trình hạ tầng kỹ thuật tại thành phố Phủ Lý cần được đảm bảo chất
lượng, đúng tiến độ đã đề ra cần được sự phối hợp của nhiều cơ quan hữu
quan và được quan tâm đúng mức.
Xuất phát từ thực tiễn trên, luận văn tiến hành nghiên cứu các ảnh
hưởng, những vấn đề còn hạn chế đến công tác đánh giá, thẩm định các dự án
đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam và đưa ra
phương hướng cải thiện, hoàn thiện các bước, trình tự đánh giá, thẩm định
theo đúng các quy định pháp luật hiện hành, đồng thời đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của các cơ quan chuyên môn nhằm góp phần
hoàn thiện quy trình đánh giá, thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công
trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở tổng hợp, nghiên cứu,
phân tích và đánh giá tình hình thực tế trong công tác quản lý, thực hiện của
các cơ quan chuyên môn chức năng, tuy nhiên do thời gian có hạn do vậy việc
phân tích tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng trong công tác đánh
giá, thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa



88
bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam còn chưa được đầy đủ đặc biệt với các
dự án do đơn vị cấp xã làm chủ đầu tư chưa được cập nhật và đánh giá đúng
mức độ, thực trạng quản lý.


89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Quốc hội (2014), Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.

2.

Chính phủ (2015); Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về
Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

3.

Chính phủ (2015) Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 về
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

4.

Chính phủ (2015) Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về
Quản lý dự án đầu tư xây dựng;

5.


Chính phủ (2017) Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 về Sửa
đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015
của Chính Phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng;

6.

Bộ Xây dựng (2016) Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016
của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết một số nội dung về Quản lý chất
lượng và bảo trì công trình xây dựng;

7.

Bộ Xây dựng (2016) Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016
của Bộ Xây dựng Hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây
dựng;

8.

Bộ Xây dựng (2016) Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của
Bộ Xây dựng Quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn
áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng;

9.

Bộ Xây dựng (2016) Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của
Bộ Xây dựng Quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm
định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình;

10. Bộ Xây dựng (2017) Quyết định số 79/2017/QĐ-BXD ngày 15/02/2017

của Bộ Xây dựng v/v Công bố định mức chi phí Quản lý dự án và tư vấn
đầu tư xây dựng;


90
11. UBND tỉnh Hà Nam (2016): Quyết định số 819/QĐ-UBND ngày
13/6/2016 v/v “Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành
phố Phủ Lý đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”;
12. UBND tỉnh Hà Nam (2013): Quyết định số 1140/QĐ-UBND ngày
02/10/2013 v/v Ban hành Quy định về thiết kế quy hoạch hạ tầng kỹ
thuật Khu đô thị mới, khu nhà ở trên địa bàn tỉnh;
13. UBND tỉnh Hà Nam (2016) Quyết định số 37/2016/QĐ-UBND ngày
08/9/2016 v/v phân cấp thẩm định dự án, thiết kế xây dựng và dự toán
xây dựng công trình đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà Nam;
14. Tài liệu do phòng Quản lý đô thị – UBND thành phố Phủ Lý cung cấp.
15. Website cổng thông tin điện tử một số cơ quan, đơn vị:
Chính phủ Việt nam

: www.chinhphu.gov.vn;

UBND tỉnh Hà Nam

: www.hanam.gov.vn

Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nam : www.hanam.gov.vn/vi-vn/skhđt
Sở Xây dựng Hà Nam

: www.hanam.gov.vn/vi-vn/sxd

Sở Công thương Hà Nam


: www.hanam.gov.vn/vi-vn/sct

Sở Giao thông vận tải Hà Nam

: www.hanam.gov.vn/vi-vn/sgtvt

UBND thành phố Phủ Lý

: www.hanam.gov.vn/vi-vn/phuly

Và một số website khác.



×