Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

ỨNG DỤNG KỸ THUẬT AFLP ĐÁNH GIÁ SỰ ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ ĐƯỚC ĐÔI (Rhizophora apiculata BLUME) Ở VÙNG LÕI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

**********

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ỨNG DỤNG KỸ THUẬT AFLP ĐÁNH GIÁ
SỰ ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ ĐƯỚC ĐÔI
(Rhizophora apiculata BLUME) Ở VÙNG LÕI
KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ

Ngành học

: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Niên khóa

: 2004 - 2008

Sinh viên thực hiện: BÙI ANH XUÂN

Tháng 9/2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

**********


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ỨNG DỤNG KỸ THUẬT AFLP ĐÁNH GIÁ
SỰ ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ ĐƯỚC ĐÔI
(Rhizophora apiculata BLUME) Ở VÙNG LÕI
KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TS. BÙI MINH TRÍ

BÙI ANH XUÂN

ThS. HỒ BÍCH LIÊN

Tháng 9/2008


LỜI CẢM TẠ

Con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cha Mẹ, là những người đã có cơng
sinh thành, nuôi dưỡng con khôn lớn và cho con ăn học nên người. Con luôn tự hào về
Cha Mẹ và gia đình mình.
Con xin chân thành biết ơn những người thân u trong gia đình đã ln động
viên và tạo điều kiện cho con ăn học đến ngày hôm nay.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
 Ban Giám hiệu và Phịng Đào tạo trường Đại học Nơng Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
 Ban Giám đốc Trung tâm Phân tích Thí nghiệm trường Đại học Nơng
Lâm Tp. Hồ Chí Minh.

 Ban Chủ nhiệm cùng các Thầy, Cơ ở Bộ mơn Cơng nghệ Sinh học đã tận
tình dạy bảo em trong suốt thời gian học tập tại trường.
 Ban quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ, đặc biệt là anh Bùi Thế Kiệt đã tạo
nhiều điều kiện thuận lợi cho phép em thực hiện đề tài này.
Em xin đặc biệt cảm ơn Thầy - TS. Bùi Minh Trí và ThS. Hồ Bích Liên - giáo
viên hướng dẫn, đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ và truyền đạt nhiều kinh nghiệm quý giá
trong nghiên cứu cũng như trong cuộc sống, giúp em hoàn thành đề tài này và ứng
dụng nhiều trong thời gian tới.
Em cũng chân thành cảm ơn các anh chị đang công tác và nghiên cứu tại Trung
tâm Phân tích Thí nghiệm trường Đại học Nơng Lâm: chị Huỳnh Thị Thanh Trà, chị
Văn Thị Ngọc Dung, anh Phạm Văn Bình v.v… Cùng các bạn sinh viên lớp Cơng
nghệ Sinh học K30 đã luôn bên tôi, động viên, cùng tơi chia sẽ nhiều buồn vui và giúp
đỡ tơi hồn thành tốt đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn !

BÙI ANH XUÂN
iii


TĨM TẮT KHĨA LUẬN
BÙI ANH XN, Đại học Nơng Lâm thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9/2008. Đề tài:
“Ứng dụng kỹ thuật AFLP đánh giá sự đa dạng di truyền của quần thể đước đôi
(Rhizophora apiculata Blume) ở vùng lõi Khu dự trữ sinh quyễn rừng ngập mặn
Cần Giờ”
Giáo viên hướng dẫn: TS. BÙI MINH TRÍ, ThS. HỒ BÍCH LIÊN
Khóa luận được thực hiện từ tháng 4/2008 đến tháng 9/2009 tại Trung tâm Phân
tích Thí nghiệm Hóa - Sinh trường Đại học Nơng Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
Đước đơi là quần thể phổ biến tại rừng ngập mặn Cần Giờ, Tp. Hồ Chí Minh, có
giá trị về kinh tế và môi trường rất cao. Trải qua những hoạt động khai thác của con
người cùng với sự mở rộng và phát triển các khu công nghiệp làm cho quần thể đước ở

đây có đang có dấu hiệu lụi tàn. Vì vậy, những nghiên cứu về đa dạng di truyền trở nên
cần thiết để cung cấp những thông tin cơ bản cho việc thiết lập các chiến lược tái tạo và
phục hồi sự đa dạng sinh học của hệ sinh thái. Trong đề tài này chúng tôi sử dụng kỹ
thuật AFLP đánh giá sự đa dạng di truyền của quần thể đước đôi (Rhizophora apiculata
Blume) ở vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.
Những kết quả đạt được:
 Thu thập được 30 mẫu lá đước đôi tại vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển rừng
ngập mặn Cần Giờ, huyện Cần Giờ, Tp. Hồ Chí Minh.
 Tối ưu hóa quy trình ly trích DNA nhằm thu được DNA có chất lượng tốt. Kết
quả định lượng DNA bằng quang phổ kế cho thấy tỉ lệ OD260/OD280 dao động
trong khoảng từ 1,5 đến 2,2.
 Sàng lọc trên 16 tổ hợp primer nhân bản chọn lọc thì có 4 tổ hợp primer cho nhiều
sản phẩm khuếch đại với mức độ xuất hiện các sản phẩm khuếch đại đa hình cao.
 Cây phân loại di truyền của quần thể đước đôi trên 11 mẫu phân tích có hệ số
di truyền biến thiên từ 0,56 - 0,88. Kết quả này cho thấy giữa các thể đước đôi
(Rhizophora apiculata Blume) ở vùng lõi khu dự trữ sinh quyển rừng ngập
mặn Cần Giờ có quan hệ di truyền tương đối gần.

iv


SUMMARY
BUI ANH XUAN, Nong Lam University Ho Chi Minh City, September 2008.
The thesis titled: " Assessment genetic diversity of Rhizophora apiculata Blume
in the core region of Can Gio mangrove biophere reserve using AFLP”
Supervisors: BUI MINH TRI, PhD & HO BICH LIEN, Msc.
The thesis was carried out at The Chemical and Biological Analysis and
Experiment Center - Nong Lam University from April to September 2008.
Rhizophora apiculata Blume - a common population in the core region of Can
Gio Mangrove Biophere Reserve - has a high economic and environmental value.

However, human activities and industrialization are causing negative effects in the area,
in general and R. apiculata population, in particular. Studies on population genetics are
necessary to provide basic information for setting up a strategy for conservation of the
mangrove forest. This research used AFLP technique to assess genetic diversity of
Rhizophora apiculata Blume in core region of Can Gio mangrove biophere reserve.
The major obtained results were:
 Leaf samples of 30 individuals (including plant description) of Rhizophora apiculata
Blume in core region of Can Gio mangrove biosphere reserve were collected.
 DNA extraction protocol for R. apiculata were optimized successfully. The
obtained DNA had OD260/OD280 ratio ranged between 1.5 to 2.2.
 Four primer combinations, those gave highest degrees of polymorphism among
16 primer combinations experimented were selected.
 Based on statistic results using NTSYS-PC program, we could draw the
phylogenic tree of Rhizophora apiculata Blume. Eleven samples scattered into
several groups with coefficient of similarity ranging from 0.56 to 0.88. It
suggested that Rhizophora apiculata Blume in the core region had a relatively
closed relationship. Thus, it is highly recommended that a strategy to enrich
gene pool of R. apiculata need to be set up in order to preserve one of the most
important mangrove forest of Vietnam.

v


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Lời cảm ơn .................................................................................................................... iii
Tóm tắt ...........................................................................................................................iv

Sumary ............................................................................................................................v
Mục lục ..........................................................................................................................iv
Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................................vii
Danh sách các hình .........................................................................................................x
Danh sách các bảng và sơ đồ .........................................................................................xi
Chương 1: GIỚI THIỆU...............................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................................1
1.2. Mục đích, yêu cầu và giới hạn của đề tài .................................................................2
1.2.1. Mục đích ................................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu ..................................................................................................................2
1.2.3. Giới hạn của đề tài.................................................................................................2
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................3
2.1. Vài nét về rừng ngập mặn Cần Giờ Tp. Hồ Chí Minh .............................................3
2.1.1. Giới thiệu Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ .................................3
2.1.2. Cấu trúc của Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ..............................6
2.1.3. Vai trò của Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ ................................7
2.1.4. Công tác bảo vệ và phát triển Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ ...8
2.2. Giới thiệu cây đước đôi ..........................................................................................10
2.2.1. Phân loại ..............................................................................................................10
2.2.2. Đặc điểm hình thái cây đước đơi ........................................................................11
2.2.3. Phân bố ................................................................................................................11
2.2.4. Giá trị sử dụng của cây đước đôi.........................................................................12
2.3. Đa dạng sinh học ....................................................................................................12
2.3.1. Định nghĩa và phân loại đa dạng sinh học...........................................................12
2.3.2. Giới thiệu chung về tính đa dạng di truyền .........................................................12
2.4. Các kỹ thuật đánh giá tính đa hình di truyền..........................................................13

vi



2.4.1. Kỹ thuật RFLP (Restriction Fragment Length Polymorphism) ..........................14
2.4.2. Kỹ thuật RAPD (Random Amplified Polymorphism DNA) ..............................16
2.4.3. Kỹ thuật Microsatellite/SSR (Simple Sequence Repeat) ....................................18
2.4.4. Kỹ thuật AFLP (Amplified Fragment Length Polymorphism) ...........................19
2.5. Các nghiên cứu trong và ngoài nước......................................................................23
2.5.1. Các nghiên cứu ngoài nước .................................................................................23
2.5.2. Các nghiên cứu trong nước liên quan đến cây đước đôi (Rhizophora apiculata
Blume) ở Khu DTSQ RNM Cần Giờ............................................................................23
Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................25
3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện.............................................................................25
3.2. Vật liệu nghiên cứu.................................................................................................25
3.2.1. Thu thập mẫu nghiên cứu ....................................................................................25
3.2.2. Các hố chất cần thiết..........................................................................................25
3.2.2.1. Hóa chất dùng cho tách chiết và kiểm tra DNA lá đước đơi............................25
3.2.2.2. Hóa chất dùng cho kỹ thuật AFLP ...................................................................26
3.2.2.3. Hóa chất dùng để đọc kết quả AFLP................................................................26
3.2.3. Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm............................................................................26
3.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................27
3.3.1. Các giai đoạn thí nghiệm.....................................................................................27
3.3.2. Phương pháp ly trích DNA.................................................................................27
3.3.2.1. Quy trình 1........................................................................................................27
3.3.2.2.Quy trình 2.........................................................................................................28
3.3.3. Kiểm tra kết quả ly trích DNA ............................................................................28
3.3.3.1. Định tính DNA bằng phương pháp điện di ......................................................28
3.3.3.2. Định lượng DNA bằng quang phổ kế...............................................................29
3.3.4. Thực hiện kỹ thuật AFLP ....................................................................................30
3.3.5. Phân tích kết quả bằng phần mềm NTSYS và MINITAB ..................................33
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................34
4.1. Kết quả thu thập mẫu lá đước đôi tại vùng lõi Khu DTSQ RNM Cần Giờ ...........34
4.1.1. Kết quả thu thập mẫu lá đước đơi........................................................................34

4.1.2. Bảo quản mẫu ......................................................................................................35
4.2. Hồn thiện quy trình ly trích DNA.........................................................................36
vii


4.3. Kết quả đánh giá sự đa dạng di truyền của quần thể đước đôi tại vùng lõi Khu
DTSQ RNM Cần Giờ bằng kỹ thuật AFLP ..................................................................42
4.3.1. Kết quả thực hiện phản ứng cắt và gắn adapter trên DNA mẫu đước đôi thu thập
ở vùng lõi Khu DTSQ RNM Cần Giờ...........................................................................42
4.3.2. Kết quả nhân bản tiền chọn lọc trên các mẫu đước đôi thu thập ở vùng lõi Khu
DTSQ RNM Cần Giờ ....................................................................................................43
4.3.3. Kết quả khảo sát 16 tổ hợp primer nhân bản chọn lọc và tuyển chọn các primer
có kết quả tốt nhất..........................................................................................................43
4.3.4. Kết quả thực hiện kỹ thuật AFLP trên 4 tổ hợp primer.......................................46
4.3.5. Phân tích tính đa dạng di truyền của các mẫu đước đôi thu thập ở vùng lõi Khu
DTSQ RNM Cần Giờ ....................................................................................................52
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................57
5.1. Kết luận...................................................................................................................57
5.2. Đề nghị ...................................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................59
CÁC PHỤ LỤC

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
 AFLP: Amplified Fragment length Polymorphism
 A, T, G, C, U: Adenine, Thymine, Guanine, Cytosine, Uracine
 Bp: Base Pair
 CTAB: Cetyltrimethyl Ammonium Bromide

 dNTP: Deoxynucleotide Triphosphate
 DNA: Deoxyribonucleic Acid
 DTSQ: Dự Trữ Sinh Quyển
 EB: Extraction Buffer
 EDTA: Ethylene Diaminetetra Acetic Acid
 M: Mẫu
 M/NNN - E/NNN - 172 - 392: Tên Chỉ Thị Phân Tử
 ng: Nanogram
 OD: Optical Density
 PCR: Polymerase Chain Reaction
 PVP: Polyvinylpyrrolidone
 RNA: Ribonucleic Acid
 RNase: Ribonuclease
 RNM: Rừng Ngập Mặn
 SDS: Sodium Dodecyl Sulfate
 TAE: Tris Glacial Acetic Acid EDTA
 TE: Tris EDTA
 UNESCO: United Nations Educational Scientific and Cultural Organization
 UV: Ultra Violet
 WB: Washing Buffer

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

Trang

Hình 2.1. Bản đồ khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ ...................................5

Hình 2.2. Cấu trúc rễ, thân, lá, hoa, trái đước đơi ............................................................10
Hình 2.3. Nguyên tắc của kỹ thuật RFLP .........................................................................14
Hình 2.4. Nguyên lý kỹ thuật RAPD ................................................................................17
Hình 2.5. Nguyên lý kỹ thuật AFLP .................................................................................20
Hình 2.6. Nguyên lý cắt của hai enzyme ..........................................................................21
Hình 2.7. Nguyên lý gắn của 2 adapter MseI và EcoRI ...................................................21
Hình 2.8. Nguyên lý khuếch đại tiền chọn lọc .................................................................22
Hình 4.1. Vị trí đã thu thập mẫu trên bản đồ Cần Giờ .....................................................34
Hình 4.2. Kết quả điện di sản phẩm ly trích DNA từ mẫu lá tươi và mẫu lá bảo
quản sau 7 ngày theo quy trình 2 ......................................................................................35
Hình 4.3. DNA tổng số của các mẫu đước thu thập ở vùng lõi Khu DTSQ RNM
Cần Giờ ly trích theo quy trình 1 (Hình A, C), quy trình 2 (Hình B, D) ................................38
Hình 4.4. Sản phẩm phản ứng cắt và gắn adapter đối với mẫu 6 .....................................42
Hình 4.5. Sản phẩm nhân bản chọn lọc đối với 5 mẫu đước đôi M14, M18, M21,
M22, M25 .........................................................................................................................43
Hình 4.6. Cây di truyền của 11 mẫu đước thu thập ở vùng lõi Khu dự trữ sinh
quyển rừng ngập mặn Cần Giờ .........................................................................................52

x


DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
Bảng

Trang

Bảng 3.1. Chương trình nhiệt cho phản ứng PCR nhân bản tiền chọn lọc ......................31
Bảng 3.2. Chương trình nhiệt cho phản ứng PCR nhân bản chọn lọc .............................32
Bảng 4.1. Giá trị đo OD của 30 mẫu DNA của cây đước đôi ở vùng lõi Khu DTSQ
RNM Cần Giờ....................................................................................................................39

Bảng 4.2. Kết quả nhân bản chọn lọc của 16 tổ hợp primer ...........................................44
Bảng 4.3. Kết quả xếp hạng khả năng khuếch đại của các tổ hợp primer chọn lọc bằng
phần mềm MINITAB 13 ....................................................................................................................45
Bảng 4.4. Số sản phẩm khuyếch đại của 15 mẫu đước đôi trên 4 tổ hợp primer chọn lọc . .. 46
Bảng 4.5. Kết quả xếp hạng khả năng khuếch đại của 4 tổ hợp primer chọn lọc đã
được lựa chọn bằng phần mềm MINITAB 13 .................................................................................47
Bảng 4.6. Số sản phẩm khuyếch đại của 4 primer chọn lọc trên 11 mẫu đước đôi ............ 48
Bảng 4.7. Các sản phẩm khuếch đai đa hình có thể dùng làm chỉ thị phân tử sử dụng cho
việc nhận diện giống ......................................................................................................................49
Bảng 4.8. Mối quan hệ giữa marker AFLP và marker hình thái.......................................... 50
Bảng 4.9. Ma trận hệ số di truyền của 11 mẫu đước đôi ở vùng lõi Khu DTSQ RNM
Cần Giờ.........................................................................................................................54

Sơ đồ

Trang

Sơ đồ 4.1 : Các bước ly trích DNA từ lá đước đơi sau khi đã thực hiện tối ưu hóa .......41

xi


Chương 1

GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng ngập mặn Cần Giờ Tp. Hồ Chí Minh, được xem là khu rừng phục hồi đẹp
nhất Đông Nam Á và là hệ sinh thái quan trọng, điển hình ở vùng ven biển nhiệt đới.
Nơi đây vinh dự được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn đầu
tiên của Việt Nam. Không chỉ phong phú, đa dạng với các quần thể thực vật, động vật

có giá trị mà cịn được xem là “lá phổi xanh” của Tp. Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó rừng
ngập mặn Cần Giờ cịn có nhiều tiềm năng về kinh tế, du lịch sinh thái - văn hóa, nghiên
cứu và giao lưu Quốc tế.
Cây đước đơi hay đước (Rhizophora apiculata Blume) là một trong những loài thực vật
phổ biến tại rừng ngập mặn Cần Giờ. Đây là loại thực vật có giá trị về mặt kinh tế và
môi trường rất cao: gỗ đước được sử dụng rộng rãi trong xây dựng nhà cửa, đóng vật
dụng, làm giấy và làm dụng cụ đánh bắt thủy sản; than đước cho nhiệt lượng cao và
ít khói; vỏ có nhiều tanin được dùng trong công nghệ thuộc da, công nghệ dược
phẩm, kỹ nghệ in, nhuộm, làm keo dán v.v… Rừng đước sản sinh nhiều bã mùn hữu
cơ, là nguồn thức ăn dồi dào cho nhiều loài động vật thủy sinh. Các khu rừng đước
có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái như: hạn chế xói
lở đất, làm cho đất đai màu mỡ, điều hịa khí hậu, hạn chế ơ nhiễm nguồn nước, ơ
nhiễm khơng khí. Mặt khác đây cũng là nơi cư trú của nhiều loài động vật hoang dã,
quý hiếm.
Bên cạnh những hoạt động khai thác của con người, cùng sự mở rộng và phát
triển các khu công nghiệp đang làm cho quần thể đước đơi của rừng ngập mặn Cần
Giờ có dấu hiệu lụi tàn (Viên Ngọc Nam và ctv, 2005). Yêu cầu cấp bách đặt ra là cần
phải có chiến lược bảo vệ và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ.
Đánh giá tổng quát quỹ gen và mức độ đa dạng di truyền của quần thể đước đôi ở đây
cũng là một trong những giải pháp rất cần thiết.

1


Đáp ứng u cầu đó, được sự phân cơng của Bộ môn Công nghệ Sinh học Trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM, dưới sự hướng dẫn của TS. Bùi Minh Trí và
ThS. Hồ Bích Liên chúng tơi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Ứng dụng kỹ thuật AFLP
đánh giá sự đa dạng di truyền của quần thể đước đôi (Rhizophora apiculata Blume) ở
vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ”.
1.2. Mục đích, yêu cầu và giới hạn của đề tài
1.2.1. Mục đích

 Xây dựng quy trình AFLP để đánh giá sự đa dạng di truyền của quần thể
đước đơi.
 Bước đầu phân tích và đánh giá tính đa dạng di truyền của quần thể đước đôi
tại vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.
1.2.2. Yêu cầu
 Thu thập được các mẫu mang tính ngẫu nhiên và đại diện cho các chủng đước
đôi ở vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.
 Ly trích được DNA tổng số từ mẫu lá đước đôi đảm bảo chất lượng.
 Thực hiện thành cơng quy trình kỹ thuật AFLP với các tổ hợp primer cho đa
hình cao nhất.
 Sử dụng phần mềm NTSYSpc 2.1 để xây dựng cây phát sinh chủng loại của
cây đước đôi.
1.2.3. Giới hạn của đề tài
 Đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu đối với quần thể đước tại một số tiểu khu trong
vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.
 Số mẫu phân tích AFLP chỉ chiếm 50 % mẫu thu thập về.
 Thời gian thực hiện từ tháng 04/2008 đến 09/2008.

2


Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Vài nét về rừng ngập mặn Cần Giờ Tp. Hồ Chí Minh
2.1.1. Giới thiệu Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ [10]
Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ được hình thành ở hạ lưu hệ
thống sơng Đồng Nai - Sài Gịn và nằm ở cửa ngõ Đơng Nam Tp. Hồ Chí Minh. Về
mặt địa lý, rừng ngập mặn Cần Giờ có tọa độ cụ thể như sau:
 Vĩ độ Bắc:10022’ - 10040’.

 Kinh độ Đông: 1060 46’ - 1070 01’.
Phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, phía Nam giáp biển Đơng, phía Tây giáp tỉnh
Tiền Giang và Long An, phía Đơng giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (như hình 2.1).
Tổng diện tích Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ là 75.740 ha, trong
đó: vùng lõi 4.721 ha, vùng đệm 41.139 ha, và vùng chuyển tiếp chiếm 29.880 ha.
Cánh rừng Cần Giờ được giới chuyên môn đánh giá là rừng ngập mặn đẹp
nhất Đông Nam Á. Tên cũ của rừng ngập mặn Cần Giờ là rừng cấm Quảng Xuyên Cần Giờ. Vào những thập niên đầu thế kỷ 20, nơi đây nổi tiếng với những cánh rừng
ngập mặn nguyên sinh và nhiều loài động vật hoang dã. Chất độc hóa học rải xuống
nhiều lần trong suốt gần 10 năm chiến tranh (1964 - 1972) đã làm cho hơn 80% diện
tích rừng bị hủy hoại. Sau ngày miền Nam hồn tồn giải phóng khu rừng này mới
được khơi phục lại.
Mơi trường rừng ngập mặn Cần Giờ có một điều kiện rất đặc biệt, là một hệ sinh
thái trung gian (hệ đệm) giữa hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái nước mặn. Là vùng
ven biển, có nhiều cửa sông, rừng ngập mặn Cần Giờ nhận một lượng lớn phù sa và chất
dinh dưỡng từ thượng nguồn và lưu vực của các con sông. Dưới sự ảnh hưởng thủy
triều, tại đây đã hình thành hệ thực vật “rừng Sác” phong phú về chủng loại, là nơi cung
cấp thức ăn, cư trú của các loài thủy sinh vật và động vật có xương sống trên cạn.

3


Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ có trên 150 lồi thực vật, các
lồi nước mặn chủ yếu như bần trắng, mắm trắng, đước đôi, đưng v.v… thực vật nước
lợ như bần chua, dừa lá, ráng, v.v… Thảm cỏ biển với các loài ưu thế như: Halophyla
sp., Halodule sp., Thalassia sp. Đất canh tác nông nghiệp với lúa, khoai mỡ, các loại
đậu, dừa, các vườn cây ăn trái v.v…
Theo kết quả thống kê vào cuối năm 1998, rừng ngập mặn Cần Giờ có tổng
diện tích rừng và đất rừng là 38.556 ha, trong đó có 30.162 ha là rừng phòng hộ bao
gồm rừng tự nhiên và rừng khôi phục tái tạo từ năm 1978. Trong hệ thực vật ở đây có
thể phân thành hai hệ nhỏ là hệ thực vật rừng trồng và hệ thực vật rừng tự nhiên. Đặc

biệt, hệ thực vật rừng ngập mặn và nước lợ có nguồn gốc phát tán từ Indonesia và
Malaysia.
Thảm thực vật này là mơi trường sống cho nhiều lồi động vật; theo thống kê
năm 1999 hệ sinh thái RNM Cần Giờ bao gồm nhiều khu hệ động vật như sau:
 Khu hệ động vật thủy sinh không xương sống có trên 700 lồi thuộc 44 họ,
19 bộ, 6 lớp, 5 ngành.
 Khu hệ cá có trên 137 lồi thuộc 39 họ và 13 bộ.
 Khu hệ động vật có xương sống trên cạn có 9 lồi lưỡng thê, 31 lồi bị sát,
4 lồi hữu nhũ. Trong đó có 11 lồi bị sát có tên trong sách đỏ Việt Nam
như: tắc kè (Gekko gekko), kỳ đà nước (Varanus salvator), trăn đất (Python
molurus), trăn gấm (Python reticulatus), rắn cạp nong (Bungarus fasciatus),
rắn hổ mang (Naja naja), rắn hổ chúa (Ophiophagus hannah), vích
(Chelonia mydas), Cá sấu hoa cà (Crocodylus porosus) v.v…
 Hệ chim có khoảng 130 lồi thuộc 47 họ, 17 bộ. Trong đó có 51 lồi chim
nước và 79 lồi khơng phải chim nước, chúng sống trong nhiều sinh cảnh
khác nhau.
Theo đánh giá của các chun gia nước ngồi thì đây là một khu rừng ngập
mặn được khơi phục, chăm sóc, bảo vệ và quản lý thuộc vào loại tốt nhất ở Việt Nam
và trên Thế giới. Ngày 21/01/2000, khu rừng này đã chính thức được UNESCO cơng
nhận là Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam và nằm trong mạng lưới 368
Khu dự trữ sinh quyển của Thế giới. Có thể nói nơi đây là địa điểm lý tưởng phục vụ
cho nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái, nghỉ ngơi của người dân và khách du lịch
đến Tp. Hồ Chí Minh.
4


Ghi chú:

Vùng lõi
Vùng đệm

Vùng chuyển tiếp

Hình 2.1. Bản đồ Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ
(Nguồn : />
5


2.1.2. Cấu trúc của Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ
Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ được chia làm 3 vùng chính:
vùng lõi, vùng đệm, vùng chuyển tiếp.
 Vùng lõi (4.721 ha)
Là khu vực ưu tiên cho bảo tồn đa dạng sinh học và giám sát các hệ sinh thái.
Các hoạt động nghiên cứu, giáo dục không ảnh hưởng tới đa dạng sinh học có thể
được tiến hành ở đây. Vùng lõi là vùng đặc trưng cho các hệ sinh thái rừng trồng và
rừng ngập mặn tái sinh tự nhiên dọc theo các kênh rạch.
Các chức năng chính bao gồm:
 Bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn gồm cả rừng trồng và rừng tự nhiên.
 Bảo tồn cảnh quan rừng ngập mặn và các môi trường sống của động vật
hoang dã, đặc biệt là chim nước.
 Bảo tồn hệ thống thủy vực, các bãi bồi dọc bờ sông và ven biển - nơi kiếm
ăn và sinh đẻ của các loài động vật.
 Nghiên cứu khoa học.
 Du lịch sinh thái (phải có giới hạn).
 Vùng đệm (37.339 ha)
Là vùng tiếp giáp với vùng lõi, ta có thể tiến hành các hoạt động kinh tế, nghiên
cứu, giáo dục và giải trí nhưng khơng được làm ảnh hưởng đến mục đích bảo tồn trong
vùng lõi.
Các chức năng chính:
 Góp phần bảo vệ vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển.
 Tạo thêm không gian cho thú hoang dã như khỉ, rái cá, kỳ đà, v.v… kiếm ăn.

 Tạo cảnh quan tự nhiên và văn hóa phục vụ cho du lịch sinh thái.
 Các mơ hình lâm ngư kết hợp thân thiện với mơi trường cũng được ứng
dụng trong vùng này cho cư dân địa phương.
 Vùng chuyển tiếp (29.310 ha)
Vùng chuyển tiếp còn được gọi là vùng phát triển bền vững, với nhiều điều kiện
thuận lợi để đẩy mạnh các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ. Phát triển đi
đôi với tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng.

6


Vùng này bao gồm các khu vực còn lại của huyện Cần Giờ như: các bãi bồi,
khu vực sản xuất nông lâm ngư và khu dân cư dọc theo ven biển Cần Giờ.
Các chức năng chính:
 Chức năng đệm xã hội: hoạt động sản xuất ở vùng chuyển tiếp cung cấp các
sản phẩm và dịch vụ cần thiết cho dân địa phương. Tuy nhiên vẫn phải đảm
bảo sự hài hòa trong mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên.
 Đệm mở rộng: việc quản lý và phát triển vùng chuyển tiếp có tác dụng mở
rộng khơng gian và mơi trường sống cho các loài thú hoang dã từ vùng đệm.
2.1.3. Vai trò của Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ
Rừng ngập mặn Cần Giờ có tác dụng điều hịa khơng khí, giảm ơ nhiễm và hấp
thu CO2 thải ra từ các hoạt động công nghiệp của Tp. Hồ Chí Minh nên được coi là “lá
phổi xanh” của Thành phố. Bên cạnh đó rừng ngập mặn Cần Giờ cịn đóng một vai trị
quan trọng đối với cuộc sống của hàng triệu dân nghèo ven biển.
Do vị trí chuyển tiếp giữa môi trường biển và đất liền, nên hệ sinh thái rừng
ngập mặn Cần Giờ có tính đa dạng sinh học rất cao. Lượng bã mùn phong phú của
rừng ngập mặn là nguồn thức ăn dồi dào cho nhiều lồi động vật ở nước. Đây là nơi
ni dưỡng nhiều lồi hải sản có giá trị kinh tế cao như tơm biển, cua, cá bớp, sị, ốc
hương, v.v... Theo thống kê của Vũ Trung Tạng và Phan Nguyên Hồng (1999) có tới
43 lồi cá đẻ hoặc có ấu trùng sống trong các rừng ngập mặn ở Việt Nam. Rừng ngập

mặn là nơi cư trú và kiếm ăn của nhiều lồi bị sát q hiếm như: cá sấu, kỳ đà hoa,
rùa biển v.v... Một số loài thú như rái cá, mèo rừng, khỉ đuôi dài v.v… cũng rất phong
phú trong rừng ngập mặn. Đặc biệt tại đây còn là nơi làm tổ, kiếm ăn, trú đơng của
nhiều lồi chim nước, chim di cư, trong đó có một số lồi đang bị đe dọa tuyệt chủng.
Rừng ngập mặn Cần Giờ còn là bức tường xanh vững chắc bảo vệ bờ biển, đê
biển, hạn chế xói lở và các tác hại của bão lụt. Với hệ thống rễ cây chằng chịt trên mặt
đất đã thu hút và giữ lại các trầm tích, góp phần mở rộng đất liền ra phía biển, nâng
dần đất lên. Mặt khác chúng là hàng rào ngăn giữ những chất ô nhiễm, các kim loại
nặng từ các sông đổ ra biển, bảo vệ các sinh vật vùng ven bờ.

7


Từ đó có thể thấy được những vai trị quan trọng của Khu dự trữ sinh quyển
rừng ngập mặn Cần Giờ như sau:
 Vai trị bảo tồn: đóng góp vào việc bảo tồn đa dạng di truyền, loài, hệ sinh
thái và cảnh quan.
 Vai trò phát triển: thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững về mặt sinh thái cũng
như các giá trị văn hoá truyền thống của cộng đồng địa phương.
 Vai trò hỗ trợ: đề cập đến vai trị của Khu dự trữ sinh quyển có thể nói đây
là “phịng thí nghiệm sống” trong nghiên cứu khoa học và trong việc phân
loại đa dạng sinh học. Đây cũng là nơi giám sát, giáo dục và trao đổi thông
tin liên quan đến vấn đề bảo tồn và phát triển bền vững ở cấp địa phương,
Quốc gia và Khu vực.
2.1.4. Công tác bảo vệ và phát triển Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ
Để tăng cường công tác bảo tồn rừng ngập mặn Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh đã
thành lập Ban quản lý rừng ngập mặn Cần Giờ và tập trung vào một số nội dung cụ
thể sau:
 Bảo tồn và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn.
 Trồng mới và tái sinh rừng ngập mặn ven biển.

 Quy hoạch các khu bảo tồn đất ngập nước và bảo vệ đa dạng sinh học của
vùng đất ngập nước, các sân chim tự nhiên.
 Nghiên cứu mối quan hệ của các thành phần trong hệ sinh thái rừng ngập
mặn. Đặc biệt là việc tìm hiểu kỹ thành phần các lồi, mơi trường sống và
điều kiện trú ngụ và phát sinh, phát triển của cả quần thể trong hệ sinh thái,
để tăng cường các khả năng phát triển nguồn lợi về kinh tế và sinh thái trong
khu vực.
 Đánh giá khả năng tự làm sạch và mức độ chịu tải của hệ sinh thái rừng
ngập mặn nhằm tránh các tác động bất lợi đến hệ sinh thái, làm tổn thất các
giá trị quý giá của hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ.
 Phát triển diện tích phủ xanh của thảm rừng ngập mặn phòng hộ ven biển,
bảo vệ rừng ngập mặn khỏi nạn chặt phá làm củi, gỗ, nuôi trồng thủy sản.
 Theo dõi giám sát chất lượng thảm rừng ngập mặn đã bị suy giảm và các hệ
sinh thái rừng ngập mặn.

8


* Công tác quản lý và bảo vệ vùng lõi
Với diện tích 4.721 ha, được chia làm 6 tiểu khu: 3, 4b, 6, 11, 12 và 13, vùng này
được ưu tiên cho các hoạt động nghiên cứu khoa học. Đặc biệt là các cơng trình nghiên
cứu khả năng chịu đựng và phục hồi đa dạng sinh vật về mặt vốn gen ở các quần xã sinh
vật thay đổi do tác động của con người.
Vùng lõi có tính đa dạng sinh học cao về thành phần các loài động vật, thực vật,
vi sinh vật với cảnh quan rừng ngập mặn đa dạng. Chính vì thế mà cơng tác quản lý và
bảo vệ vùng lõi là một trong những yêu cầu cực kỳ quan trọng.
Ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ đã đề ra mục tiêu
quản lý và bảo vệ vùng lõi là bảo tồn đa dạng sinh học, hạn chế các hoạt động của con
người. Việc bảo tồn không chỉ giới hạn ở vùng lõi mà cần phối hợp chặt chẽ với vùng
đệm và vùng chuyển tiếp. Các hoạt động nghiên cứu khoa học, quản lý hệ sinh thái có

thể tiến hành ở mức độ nhất định.
Các hoạt động cụ thể: đã được khuyến cáo gồm 5 bước sau:
 Bước 1: điều tra, lập danh mục và xây dựng cơ sở dữ liệu về bảo tồn đa
dạng sinh học ở vùng lõi, cụ thể như:
 Danh mục các lồi cần bảo vệ và hình thức bảo tồn.
 Danh mục tất cả các loài thực vật, động vật và môi trường sống của chúng.
 Danh mục các lồi theo hệ thống phát sinh cho mục đích bảo tồn di sản
thiên nhiên.
 Những tác động trong quá khứ và hiện tại của con người.
 Bước 2: đánh giá, điều chỉnh và bổ sung:
 Đánh giá cơ sở dữ liệu hiện có: tài liệu, báo cáo, bản đồ, hình ảnh v.v...
về vùng lõi cần được bổ sung, hồn thiện.
 Đánh giá di sản: xác định thứ tự ưu tiên trong bảo tồn.
 Đánh giá các biện pháp và giải pháp bảo tồn: đánh giá hiệu quả của các
giải pháp hiện tại và dự kiến những giải pháp đối với những tác động của
tham quan, du lịch (số lượng và số lần) tới vùng lõi. Trong một số
trường hợp phải lập kế hoạch di chuyển hoặc hạn chế một số hoạt động
du lịch do tác động xấu và lâu dài tới vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển.

9


 Bước 3: xác định mục tiêu, bao gồm:
 Các mục tiêu nâng cao hiểu biết, kiến thức bảo tồn đa dạng sinh học.
Tìm hiểu tác động do con người gây ra như: các chương trình điều tra,
khảo sát, nghiên cứu, giám sát nhằm mục đích bổ sung, điều chỉnh và
hồn thiện thơng tin hiện có liên quan đến vùng lõi.
 Các mục tiêu quản lý: xác định mục tiêu cần đạt tới; phân loại các nhân
tố cơ bản để đạt mục tiêu. Phân loại các khó khăn và tồn tại cần vượt
qua; xác định mục tiêu quản lý cụ thể cho từng khu vực, lĩnh vực trong

quản lý vùng lõi.
 Các mục tiêu liên quan với giải pháp thực hiện: các ý tưởng mới, quá
trình mới, cách làm mới nhằm nâng cao hiệu quả của công tác bảo tồn.
 Bước 4: xây dựng kế hoạch hành động, gồm các bước cụ thể để thực hiện
từng mục tiêu ở trên theo trình tự thời gian và mức độ đạt được cùng với kế
họach tài chính đảm bảo cho các hoạt động thực hiện đúng tiến độ.
 Bước 5: giám sát và đánh giá kế hoạch: giám sát và đánh giá các hoạt động
ở vùng lõi xem có phù hợp với mục tiêu đã đặt ra hay khơng. Tình hình thực
hiện và hiệu quả cơng việc, phân tích ngun nhân thành công và thất bại.
Đánh giá các giải pháp công cụ và công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả công
tác quản lý vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ v.v…
2.2. Giới thiệu cây đước đôi
2.2.1. Phân loại
- Giới: Plantae
- Nhóm: Tracheophyta
- Lớp: Magnoliopsida
- Bộ: Rhizophorales
- Họ: Rhizophoraceae
- Giống: Rhizophora
- Lồi: Rhizophora apiculata
Hình 2.2. Cấu trúc rễ, thân, lá, hoa, trái đước đôi
(Nguồn: />pagules.jpg/280px Rhizophora_manglepropagules.jpg&imgrefurl)

10


2.2.2. Đặc điểm hình thái cây đước đơi [3]
* Thân cây: là loại thân gỗ, có thể cao tới 30 m, đường kính đến 0,7 m. Thân
trịn thẳng, tán lá xanh đậm, vỏ màu nâu xám đến nâu đen với nhiều đường nứt dài,
rộng và cạn.

* Lá: là loại lá đơn, cứng, mọc đối, có lớp màng sáp. Phiến lá hình bầu dục dài
khoảng 10 - 15 cm, rộng 4 - 6 cm. Cuống lá màu đỏ dài từ 1,5 – 3,0 cm, lá phụ màu
hồng hay hơi đỏ dài từ 4 - 8 cm có tác dụng bảo vệ lá non. Trong lá có tuyến thải
muối, do đó người ta gọi đước đôi là “máy lọc nước biển thành nước ngọt màu xanh”.
* Rễ: cây đước đơi có 2 loại rễ là: rễ cọc và rễ phụ
 Rễ cọc: nhỏ, cắm sâu vào trong lòng đất.
 Rễ phụ: lớn, mọc quanh gốc, dạng hình nơm cá.
* Hoa: cụm hoa xim có 2 hoa, cuống hoa dài 0,5 – 1,0 cm, mọc từ nách lá đã
rụng. Các lá bắc con làm thành hình chén ở gốc hoa. Hoa khơng cuống, đài hợp, chia 4
thùy, dài 1- 14 cm, rộng 6 - 8 cm. Tràng hoa có 4 cánh mỏng, hình mũi mác, dài 8 11 cm, rộng 1,5 – 5,0 mm. Nhị 8 - 12 cm. Bầu bán hạ, 2 ô, vòi 2 thùy. Hoa nở vào
tháng 5 - 6.
* Trái: hình trái lê, màu xanh, dài 2,0 - 2,5 cm. Trái chín vào tháng 10 - 11. Khi
già trái có màu nâu hoặc màu hồng, chứa hạt khơng phơi nhũ, hạt nảy mầm khi trái
còn ở trên cây. Trụ mầm hình trụ dài 20 - 35 cm, phía dưới phình to. Khi phơi thành
thục sẽ rời khỏi cây mẹ và rơi xuống bùn, khoảng vài ngày sau mọc rễ và thành cây
non, cách sinh sản này gọi là “thực vật thai sinh” (cây đẻ con).
2.2.3. Phân bố
Đước đơi có phân bố tự nhiên ở các bãi biển ngập mặn vùng xích đạo như: rừng
ngập mặn ở Việt Nam, Campuchia, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippin,
v.v... Đước đôi thuộc nhóm cây ưa sáng, thích hợp với loại đất bồi cố định.
Ở Việt Nam, đước đôi mọc tự nhiên, chủ yếu trên đất ngập mặn ven biển chịu
ảnh hưởng của thủy triều. Phân bố từ cửa sông Đồng Nai đến mũi Cà Mau (vĩ độ
8 - 100 Bắc, nơi có lượng mưa hàng năm 1800 - 2400 mm/năm, nhiệt độ trung bình
26 - 280 C).

11


2.2.4. Giá trị sử dụng của cây đước đôi
Đước đôi là loại cây có nhiều giá trị sử dụng như:

 Gỗ cứng, bền, có thể dùng trong xây dựng, đóng vật dụng v.v... đặc biệt là
than từ đước có giá trị kinh tế rất cao, năng lượng tỏa nhiệt chỉ sau than đá.
 Vỏ đước có hàm lượng tanin cao, là đối tượng chú ý của ngành thuộc da,
công ngiệp chế tạo thuốc nhuộm và công nghiệp làm giày cao cấp v.v...
 Lá làm phân xanh, hoa đước đơi có thể làm thức ăn ni ong.
 Rừng đước có thể bảo vệ bờ biển khỏi bị ăn lấn vào trong đất liền và mở
rộng bờ biển.
 Rừng đước là nơi cư trú của nhiều loại động vật, có tác dụng làm cân bằng
hệ sinh thái bờ biển.
2.3. Đa dạng sinh học
2.3.1. Định nghĩa và phân loại đa dạng sinh học
Định nghĩa: định nghĩa về đa dạng sinh học do Quỹ bảo tồn thiên nhiên Thế
giới - World Wildlife Fund (WWF) (1989) đề xuất như sau: “Đa dạng sinh học là sự
phồn thịnh của sự sống trên Trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh
vật, là những gene chứa đựng trong các loài và là những hệ sinh thái vô cùng phức tạp
cùng tồn tại trong môi trường”.
Phân loại: đa dạng sinh học được xem xét trên 3 mức độ:
 Đa dạng hệ sinh thái.
 Đa dạng loài.
 Đa dạng di truyền.
2.3.2. Giới thiệu chung về tính đa dạng di truyền
Trong cùng một lồi, các giống khác nhau thì có trình tự bộ gene khác nhau.
Trình tự bộ gene của các cá thể trong cùng một giống cũng có thể khác nhau, do sự xuất
hiện của một loại đột biến nào đó. Đơi khi sự khác biệt này lại có ý nghĩa về mặt di
truyền. Đột biến xuất hiện tại vị trí của một gene nào đó trong bộ gene của một cá thể,
làm cho gene đó khơng biểu hiện hay biểu hiện thành một tính trạng mới, khác với
những cá thể cùng giống. Sự khác biệt về di truyền như vậy được gọi là tính đa dạng di

12



truyền. Xét cho cùng, đa dạng di truyền chính là sự biến dị của sự tổ hợp trình tự bốn
cặp bazơ cơ bản và thành phần của axit nucleic tạo thành mã di truyền.
Một biến dị gene xuất hiện ở một cá thể là do đột biến gene hoặc nhiễm sắc thể.
Ở các sinh vật sinh sản hữu tính có thể được nhân rộng trong quần thể nhờ tái tổ hợp.
Tính đa dạng di truyền trong tự nhiên là nguồn tài ngun vơ giá của nhân loại.
Đó là nguồn gốc của sự thịnh vượng, cung cấp nguyên liệu di truyền cần thiết cho
nông nghiệp, dược học và công nghệ. Đa dạng di truyền là nguồn tạo ra năng suất và
tính bền vững trong nông nghiệp là cơ sở ổn định kinh tế và các hệ thống chính trị, xã
hội, đồng thời làm giàu chất lượng cuộc sống của chúng ta.
Đa dạng di truyền giúp tăng tính chống chịu đối với các loài dịch hại. Các dịch
hại gây ra do sâu bệnh, virus v.v... phát triển trên diện rộng một phần do hiện tượng
nghèo tài nguyền di truyền.
Tuy nhiên việc con người lạm dụng tài nguyên thiên nhiên trong quá trình cơng
nghiệp hóa, đơ thị hóa, đã và đang gây ra những tác động lớn đến mơi trường làm suy
giảm tính đa dạng di truyền trong tự nhiên. Từ đó gây ra những hậu quả thiếu hụt
nguồn nguyên liệu sản xuất và lương thực, thực phẩm cho con người. Trước thực tế
đó, việc nghiên cứu và bảo tồn tính đa dạng di truyền là một vấn đề cấp bách để bảo
đảm cho sự phát triển bền vững.
2.4. Các kỹ thuật đánh giá tính đa hình di truyền
Để nghiên cứu tính đa hình di truyền của các cá thể, quần thể ở mức độ phân tử,
về căn bản người ta thường dựa trên các DNA marker để đánh giá tính đa hình di
truyền. DNA marker có thể được chia làm hai nhóm:
 Nhóm khơng dựa trên PCR (non PCR - based): RFLP.
 Nhóm dựa trên PCR (PCR - based): SSCP, SSR, RAPD, AFLP v.v...

13


2.4.1. Kỹ thuật RFLP (Restriction Fragment Length Polymorphism)

2.4.1.1. Khái niệm
Trong số các chỉ thị phân tử, chỉ thị RFLP được sử dụng đầu tiên trong việc lập
bản đồ gene của con người do Botstein và ctv (1980) sau đó được cải biên để ứng
dụng cho việc lập bản đồ (mapping) ở cây trồng. RFLP là kỹ thuật đáng tin cậy, có thể
được dùng cho những phân tích chính xác về kiểu gene.
Kỹ thuật RFLP - đa hình chiều dài các đoạn DNA cắt ngẫu nhiên bởi các enzyme
cắt giới hạn. Đây là kỹ thuật tạo nên các đoạn cắt khác nhau phân biệt được bằng điện di
đồ, các đoạn cắt có thể trở thành các “dấu vân tay” đặc trưng cho từng phân tử DNA.
2.4.1.2. Nguyên tắc
Nguyên tắc của kỹ thuật này dựa trên độ đặc hiệu của enzyme cắt giới hạn đối
với vị trí nhận biết của chúng trên DNA bộ gene. DNA bộ gene được cắt bằng các
enzyme cắt giới hạn, sau đó chạy điện di qua gel agarose rồi thấm qua màng lai và lai
với một mẫu dị DNA (được đánh dấu phóng xạ). Sự khác biệt vị trí cắt giữa hai cá
thể sẽ tạo ra các phân đoạn cắt khác nhau.

Hình 2.3. Nguyên tắc của kỹ thuật RFLP
(Nguồn: />
14


×