Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

DE CUONG ON TAP HKII SINH 12 (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.22 MB, 13 trang )

Trường THPT Tôn Thất Tùng
Tổ Sinh học

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II – MÔN SINH HỌC LỚP 12
A. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC
Phần 7: TIẾN HOÁ
CHƯƠNG I: CÁC BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA
I. Các bằng chứng tiến hoá
1. Bằng chứng giải phẫu so sánh.
2. Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.
II. Học thuyết Đacuyn
III. Học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại
1. Quan niệm tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn:
2. Các nhân tố tiến hóa
- Đột biến
- Di - nhập gen
- Chọn lọc tự nhiên
- Các yếu tố ngẫu nhiên
- Giao phối không ngẫu nhiên
IV. Loài.
1. Khái niệm
2. Các cơ chế cách li sinh sản giữa các loài
2.1. Cách li trước hợp tử:
- Cách li nơi ở (sinh cảnh):
- Cách li tập tính:
- Cách li thời gian (mùa vụ):
- Cách li cơ học:
2.2. Cách li sau hợp tử.
V. Quá trình hình thành loài
1. Hình thành loài khác khu vực địa lí:
2. Hình thành loài cùng khu vực địa lí.


- Hình thành loài bằng cách li sinh thái và cách li tập tính
- Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa
CHƯƠNG II. SỰ PHÁT SINH SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT
A. Nguồn gốc sự sống
I. Tiến hóa hóa học.
1. Quá trình hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ
2. Quá trình trùng phân tạo nên các đại phân tử hữu cơ
II. Tiến hóa tiền sinh học.
III. Tiến hóa sinh học.
B. Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất:
1. Hóa thạch.
2. Vai trò của hóa thạch trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới.
3. Lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất:
C. Sự phát sinh loài người
1. Bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người.
2. Các dạng vượn người hóa thạch và quá trình hình thành loài người.
D. Người hiện đại và sự tiến hóa văn hóa

1


PHẦN 8 : SINH THÁI HỌC
CHƯƠNG I : CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT
A. Môi trường và các nhân tố sinh thái:
I. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái.
II. Giới hạn sinh thái .
1. Giới hạn sinh thái
2. Ổ sinh thái
B. Quần thể sinh vật và các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
I. Khái niệm

II. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật.
1. Quan hệ hỗ trợ:
2. Quan hệ cạnh tranh
III. Các đặc trưng cơ bản của quần thể.
1. Tỉ lệ giới tính.
2. Nhóm tuổi
3. Sự phân bố cá thể:
+ Phân bố theo nhóm
+ Phân bố đồng đều
+ Phân bố ngẫu nhiên
4. Mật độ cá thể
5. Kích thước của quần thể sinh vật
* Kích thước tối thiểu:
* Kích thước tối đa:
* Các yếu tố ảnh hưởng đến kt của qt:
- Mức sinh sản
- Mức tử vong
- Mức nhập cư
- Mức xuất cư
6.Tăng trưởng của QTSV
* Quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học.
* Quần thể tăng trưởng thực tế:
C. Biến Động Số Lượng Cá Thể Của Quần Thể
I. Khái niệm
II. Các dạng biến động số lượng cá thể
- Biến động theo chu kỳ
- Biến động số lượng không theo chu kỳ
III. Nguyên nhân.
- Sự thay đổi của các nhân tố vô sinh:
- Sự thay đổi của các nhân tố hữu sinh:

* Trạng thái cân bằngcủa quần thể.
CHƯƠNG II. QUẦN XÃ SINH VẬT
I. Khái niệm về quần xã sinh vật
II. Một số đặc trưng cơ bản của quần xã
1. Đặc trưng về thành loài trong quần xã.
- Loài ưu thế
- Loài đặc trưng
2. Đặc trưng về phân bố trong không gian của quần xã.
III. Quan hệ giữa các loài trong quần xã.
1. Quan hệ hỗ trợ:
- Cộng sinh
- Hợp tác
- Hội sinh
2


2. Quan hệ đối kháng:
- Cạnh tranh
- Ký sinh
- Ức chế- cảm nhiễm
- Sinh vật này ăn sinh vật khác
3. Hiện tượng khống chế sinh học
* Ứng dụng
III. Diễn Thế Sinh Thái
1. Khái niệm:
2. Nguyên nhân DTST:
3. Các loại dtst.
- Diễn thế nguyên sinh
- Diễn thế thứ sinh
4. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái:

CHƯƠNG III. HỆ SINH THÁI
I. Khái niệm hệ sinh thái.
II. Các thành phần cấu trúc của hst.
- Thành phần vô sinh (sinh cảnh):
- Thành phần hữu sinh (QXSV):
+ Sinh vật sản xuất:
+ Sinh vật tiêu thụ:
+ Sinh vật phân giải
III. Các kiểu hệ sinh thái chủ yếu trên trái đất.
1. Hệ sinh thái tự nhiên
- Hệ sinh thái trên cạn:
- Hệ sinh thái dưới nước:
2. Hệ sinh thái nhân tạo
IV. Trao đổi vật chất trong quần xã sinh vật của HST.
1. Chuỗi thức ăn
2. Lưới thức ăn
3. Bậc dinh dưỡng
4. Tháp sinh thái.
+ Tháp số lượng:
+ Tháp năng lượng:
+ Tháp sinh khối:
V. Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển.
1. Chu trình sinh địa hoá:
- Chu trình cacbon.
- Chu trình nước.
2. Sinh quyển
VI. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái
1. Khái niệm
2. Đặc điểm
3. Hiệu suất sinh thái


3


B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
PHẦN TIẾN HOÁ
1. Cơ quan tương đồng là những cơ quan
A.có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự.
B.cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có thể thực hiện các chức năng khác
nhau.
C.cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.
D.có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
2. Cơ quan tương tự là những cơ quan
A.có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự.
B.cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
C.cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.
D.có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
3. Trong tiến hoá các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh
A. sự tiến hoá phân li.
B.sự tiến hoá đồng quy.
C.sự tiến hoá song hành.
D.phản ánh nguồn gốc chung.
4.Trong tiến hoá các cơ quan tương tự có ý nghĩa phản ánh
A.sự tiến hoá phân li.
B.sự tiến hoá đồng quy.
C.sự tiến hoá song hành.
D.nguồn gốc chung.
5. Cá và gà khác hẳn nhau, nhưng có những giai đọan phôi thai tương tự nhau, chứng tỏ chúng
cùng tổ tiên xa thì gọi là
A. Bằng chứng giải phẫu so sánh.

B. bằng chứng phôi sinh học.
C. bằng chứng địa lí - sinh học.
D. bằng chứng sinh học phân tử.
6. Mọi sinh vật có mã di truyền và thành phần prôtêin giống nhau là chứng minh nguồn gốc
chung của sinh giới thuộc
A. bằng chứng giải phẫu so sánh.
B. bằng chứng phôi sinh học.
C.bằng chứng địa lí sinh học.
D. bằng chứng sinh học phân tử.
7. Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng vì
A. chúng bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức
năng bị tiêu giảm .
B. chúng đều có hình dạng giống nhau giữa các loài
C. chúng đều có kích thước như nhau giữa các loài
D. chúng bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên và nay vẫn còn thức hiện chức năng
8. Những trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau được gọi là cơ chế
A. Cách li sinh cảnh
B. Cách li cơ học
C. Cách li tập tính
D. Cách li trước hợp tử
9. Khi nào ta có thể kết luận chính xác hai cá thể sinh vật nào đó thuộc hai loài khác nhau?
A. Hai cá thể đó sống trong cùng một sinh cảnh
B. Hai cá thể đó không thể giao phối với nhau
C. Hai cá thể đó có nhiều đặc điểm hình thái giống nhau
D. Hai cá thể đó có nhiều đặc điểm hình thái và sinh lí giống nhau
10. Các cá thể khác loài có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không thể giao phối với
nhau. Đó là dạng cách li
A. tập tính
B. cơ học C. trước hợp tử
D. sau hợp tử

11. Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái thường gặp ở những đối tượng
A. Thực vật
B. Thực vật và động vật có khả năng di chuyển xa
C. Động vật
D. Thực vật và động vật ít có khả năng di chuyển
12. Hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra đối với loài
A. động vật bậc cao
B. động vật
C. thực vật
D. có khả năng phát tán mạnh
13. Hình thành loài bằng phương thức nào xảy ra nhanh nhất?
A. Cách li địa lí
B. Cách li sinh thái
4


C. cách li tập tính
D. Lai xa và đa bội hoá
14. Tiến hoá nhỏ là quá trình
A.hình thành các nhóm phân loại trên loài.
B.biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
C.biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
D.biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình.
15. Tiến hoá lớn là quá trình
A.hình thành các nhóm phân loại trên loài.
B.hình thành loài mới.
C.biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
D.biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự hình thành các nhóm phân loại trên loài.
16. Theo quan niệm hiện đại, đơn vị cơ sở của tiến hóa là
A. cá thể.

B.quần thể.
C.loài
D.phân tử.
17. Nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá là
A. đột biến. B. nguồn gen du nhập. C. biến dị tổ hợp. D. quá trình giao phối.
18. Trong các nhân tố tiến hoá, nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể chậm nhất là
A. đột biến.
B.giao phối không ngẫu nhiên.
C. chọn lọc tự nhiên.
D. Di – nhập gen
19. Nhân tố có thể làm biến đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng, đặc biệt khi
kích thước quần thể nhỏ bị giảm đột ngột là
A. đột biến.
B. di nhập gen.
C. các yếu tố ngẫu nhiên
D. giao phối không ngẫu nhiên.
20: Nhân tố tạo nên nguồn biến dị thứ cấp cho quá trình tiến hoá là
A. quá trình chọn lọc tự nhiên.
B. quá trình đột biến.
C. quá trình giao phối.
D. các yếu tố ngẫu nhiên
21: Nhân tố làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số tương đối các alen của quần thể theo
một hướng xác định (Nhân tố qui định chiều hướng tiến hoá của sinh giới) là
A. giao phối.
B. cách li.
C. đột biến.
D. chọn lọc tự nhiên.
22: Theo quan điểm hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên
A. nhiễm sắc thể.
B. kiểu gen.

C. alen.
D. kiểu hình.
23: Chọn lọc tự nhiên đào thải các đột biến có hại và tích luỹ các đột biến có lợi trong quần thể. Alen đột
biến có hại sẽ bị chọn lọc tự nhiên đào thải
A. triệt để khỏi qthể nếu đó là alen lặn.
B. khỏi qthể rất nhanh nếu đó là alen trội.
C. không triệt để khỏi quần thể nếu đó là alen trội.
D. khỏi quần thể rất chậm nếu đó là alen trội.
24: Nhân tố nào dưới đây không làm thay đổi tần số alen trong quần thể?
A. Giao phối ngẫu nhiên.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Chọn lọc tự nhiên.
D. Đột biến.
25: Theo quan niệm hiện đại, thực chất của chọn lọc tự nhiên là
A. sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất.
B. sự phát triển và sinh sản của những kiểu gen thích nghi hơn.
C. phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.
D. củng cố ngẫu nhiên những biến dị có lợi, đào thải những biến dị có hại.
26. Ở một loài thực vật giao phấn, các hạt phấn của quần thể 1 theo gió bay sang quần thể 2 và
thụ phấn cho các cây của quần thể 2. Đây là một ví dụ về
A. thoái hoá giống.
B. biến động di truyền.
C. di - nhập gen.
D. giao phối không ngẫu
nhiên.
27: Cho các nhân tố sau: (1) Biến động di truyền. (2) Đột biến.
5


(3) Giao phối không ngẫu nhiên. (4) Giao phối ngẫu nhiên.

Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là:
A. (1), (4).
B. (2), (4).
C. (1), (2).
D. (1), (3).
28: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên sẽ đào thải hoàn toàn một alen có hại ra
khỏi quần thể khi
A. chọn lọc chống lại alen trội.
B. chọn lọc chống lại thể đồng hợp lặn.
C. chọn lọc chống lại thể dị hợp.
D. chọn lọc chống lại alen lặn
29. Một alen nào đó dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể là do tác động của
nhân tố nào sau đây?
A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Chọn lọc tự nhiên.
D. Giao phối ngẫu nhiên.
30. Dấu hiệu chủ yếu để kết luận 2 cá thể chắc chắn thuộc 2 lòai sinh học khác nhau là
A. chúng cách li sinh sản với nhau. B .chúng sinh ra con bất thụ.
C. chúng không cùng môi trường. D. chúng có hình thái khác nhau.
31. Vai trò chủ yếu của cách li trong quá trình tiến hóa là
A. phân hóa khả năng sinh sản cùa các kiểu gen.
B. nguồn nguyên liệu sơ cấp cho chọn lọc.
C. tạo nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa nhỏ.
D.củng cố và tăng cường phân hóa kiểu gen.
32. Lừa lai với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản. Hiện tượng này biểu hiện cho
A. cách li trước hợp tử.
B. cách li sau hợp tử.
C. cách li tập tính.
D. cách li mùa vụ.
33. Dạng cách li cần nhất để các nhóm kiểu gen đã phân hóa trong quần thể tích lũy đột biến theo các

hướng khác nhau dẫn đến hình thành lòai mới là
A.cách li địa lí.
B. cách li sinh sản.
C. cách li sinh thái.
D.cách li cơ học.
PHẦN SINH THÁI HỌC
I. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
1. Môi trương sống của sinh vật gồm có:
A. Đất-nước-không khí
B. Đất-nước-không khí-sinh vật
C. Đất-nước-không khí-trên cạn D. Đất-nước-trên cạn-sinh vật
2. Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều yếu tố sinh thái chúng có vùng phân bố:
A. hạn chế. B. rộng.
C. vừa phải.
D. hẹp.
3. Một không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới
hạn sinh thái cho phép loài tồn tại và phát triển lâu dài gọi là
A. giới hạn sinh thái của loài
B. ổ sinh thái của loài
C. nơi ở của loài
D. giới hạn chịu đựng của loài
4. Các loài gần nhau về nguồn gốc, khi sống trong một sinh cảnh và cùng sử dụng một nguồn thức
ăn, để tránh sự cạnh tranh xảy ra thì chúng thường có xu hướng :
A. phân li ổ sinh thái
B. phân li nơi ở
C. thay đổi nguồn thức ăn
D. di cư đi nơi khác
5. Khi ổ sinh thái dinh dưỡng của hai loài không trùng nhau có nghĩa là chúng:
A. Cạnh tranh khốc liệt
B. Đôi khi có cạnh tranh nhau

C. Cạnh tranh vừa phải
D. Không cạnh tranh với nhau
II. CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT
1. Đặc điểm nào dưới đây là cơ bản nhất đối với quần thể?
A. Các cá thể trong quần thể cùng sinh sống trong một khoảng không gian
B. Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài
C. Các cá thể trong quần thể cùng tồn tại ở một thời điểm nhất định
D. Quần thể có khả năng sinh sản, tạo thành những thế hệ mới
6


2. Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể ?
A. Tập hợp cây thông trong một rừng thông ở Đà Lạt
B. Tập hợp cây cỏ trên một đồng cỏ
C. Tập hợp cây cọ trên một quả đồi ở Phú Thọ
D. Tập hợp cá chép đang sinh sống ở Hồ Tây
3. Dấu hiệu nào sau đây không phải là đặc trưng cơ bản của quần thể ?
A. Độ đa dạng
B. Nhóm tuổi C. Tỉ lệ giới tính
D. Sự phân bổ cá thể
4. Những yếu tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng phụ thuộc vào mật độ của quần
thể bị tác động là
A. dịch bệnh.
B. ánh sáng
C. nhiệt độ
D. độ ẩm
5. Quần thể có kích thước ổn định khi
A. số cá thể mới sinh+ số cá thể tử vong = số cá thể nhập cư + số cá thể xuất cư
B. số cá thể mới sinh + số cá thể xuất cư > số cá thể tử vong + số cá thể nhập cư
C. số cá thể mới sinh + số cá thể nhập cư = số cá thể tử vong + số cá thể xuất cư

D. số cá thể mới sinh + số cá thể nhập cư > số cá thể tử vong + số cá thể xuất cư
6. Các đặc trưng cơ bản của quần thể là:
A. tỷ lệ giới tính, nhóm tuổi, kiểu p.bố các thể, mật độ, kích thước, kiểu tăng trưởng.
B. sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng
C. tỷ lệ giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố các thể, sức sinh sản, sự tử vong.
D. độ nhiều, sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng.
7. Trong tự nhiên, khi kích thước của quần thể giảm dưới mức tối thiểu thì :
A. khả năng sinh sản tăng do các cá thể đực, cái có nhiều cơ hội gặp nhau hơn.
B. quần thể luôn có khả năng tự điều chỉnh trở về trạng thái cân bằng.
C. quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.
D. quần thể không thể rơi vào trạng thái suy giảm và không bị diệt vong.
8. Khi kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu. Điều nào sau đây là không đúng?
A. Quần thể dể rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong
B. Sự hổ trợ giữa các cá thể trong quần thể giảm
C. Khả năng sinh sản sẽ tăng lên do mật độ cá thể thấp, ít cạnh tranh
D. Giao phối gần làm giảm sức sống của quần thể
9. Nếu kích thước vượt quá giá trị tối đa thì đưa đến hậu quả gì?
a. Quần thể bị phân chia thành 2
b. Một số cá thể di cư ra khỏi quần thể
c. Tất cả các cá thể bị chết do cạnh gay gắt
d. Tất cả các cá thể bị chết do dịch bệnh
11. Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài dẫn đến
a. đảm bảo số lượng cá thể của qthể phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường
b. tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường
c. tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm
d. suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lẫn nhau
12. Thứ tự sắp xếp quần thể có kích thước nhỏ đến kích thước lớn là:
A. kiến, nhái, bọ dừa, chuột cống, thỏ, voi
B. kiến, bọ dừa, nhái, chuột cống, thỏ, voi
C. voi, thỏ, chuột cống, nhái, bọ dừa, kiến

D. voi, chuột cống, thỏ, bọ dừa, nhái, kiến
13. Khi mật độ trong quần thể cao quá thì
1. Có sự cạnh tranh gay gắt về nơi ở
2. Tỉ lệ tử vong cao
3. Mức sinh sản tăng
4. Xuất cư tăng
Phương án trả lời đúng là:
A. 1,2,3
B. 1,2,3,4
C. 2,3,4
D. 1,2,4
14. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về kích thước quần thể?
A. Kích thước tối đa là số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả
năng cung cấp nguồn sống của môi trường
B. Những loài có kích thước cơ thể lớn thường hình thành quần thể có số lượng cá thể nhiều và
ngược lại
7


C. Kích thước quần thể là tổng số cá thể hoặc sản lượng hay tổng năng lượng của các cá thể phân bố
trong khoảng không gian của quần thể
D. Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà qthể phải có, đảm bảo cho quần thể có khả năng
duy trì nòi giống và mang tính đặc trưng cho loài
15. Sự điều chỉnh mật độ cá thể của quần thể theo xu hướng:
a. tự điều chỉnh tăng hoặc giảm số lượng cá thể với các nhân tố chi phối của môi trường
b. giảm số lượng cá thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự cân bằng với khả năng cung cấp nguồn sống
của m trường
c. điều chỉnh về trạng thái cân bằng giữa số lượng cá thể với khả năng cung cấp nguồn sống của môi
trường
d. tăng số lượng cá thể ở mức tối đa thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển trước những tai biến của tự

nhiên
16. Hiện tượng “hiệu quả nhóm” thể hiện mối quan hệ
a. cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài
b. hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài
c. hỗ trợ giữa các cá thể khác loài d. cạnh tranh giữa các cá thể khác loài
17. Một số cây thông sống liền nhau có hiện tượng liền rễ, hiện tượng này thể hiện mối quan hệ
a. hợp tác
b. cộng sinh c. hội sinh
d. hỗ trợ
18. Quan hệ cạnh tranh giữa các thể trong quần thể làm
a. thay đổi nguồn thức ăn và nơi ở của các cá thể trong quần thể ở mức độ phù hợp
b. thay đổi số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể ở mức độ phù hợp
c. thay đổi nhóm tuổi của các cá thể trong quần thể ở mức độ phù hợp
d. thay đổi tỉ lệ đực cái của các cá thể trong quần thể ở mức độ phù hợp
19. Trong quần thể, mức sinh sản, mức tử vong, mức xuất cư, mức nhập cư là những nhân tố chi
phối
a. kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể
b. tuổi thọ của các cá thể trong q thể
c. cấu trúc tuổi của quần thể
d. kích thước của quần thể
20. Hiện tượng nào sau đây thể hiện mối quan hệ cùng loài?
a. Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật
b. Cá mập con mới nở sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn
c. Các cây thông mọc liền nhau có rễ mọc liền nhau
d. Động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau
III. QUẦN XÃ – HST - SINH QUYỂN
1. Tập hợp các sinh vật sau:
1. các cá thể của 1 loài tôm sống trong hồ 2. các sinh vật trên dồng cỏ
3. Ốc sống dưới đáy hồ
4. bầy voi ở rừng râm Châu Phi

Các tập hợp được gọi là quần xá sinh vật là:
a. 1,2
b. 2,3
c. 2,4
d. 3,4
2. Trong hệ sinh thái, sản lượng sinh vật sơ cấp thô tạo nên và chứa trong các mô:
A. thực vật B. động vật ăn cỏ C. động vật ăn thịt D. vi sinh vật phân hủy
3. Môi trường nào sau đây, quần xã sinh vật có độ đa dạng cao?
A. Rừng mưa nhiệt đới B. Các bãi bồi ven biển C. Rừng ôn đới D. Rừng nhân tạo
4. Trong quần xã sinh vật đồng cỏ loài chiếm ưu thế là
A. cỏ bợ.
B. trâu bò.
C. sâu ăn cỏ.
D. bướm.
5. Loài ưu thế là loài có vai trò quan trọng trong quần xã do
A. số lượng cá thể nhiều. B. sức sống mạnh, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
C. có khả năng tiêu diệt các loài khác.
D. slượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hđộng mạnh.
6. Các cây tràm ở rừng U minh là loài
A. ưu thế. B. đặc trưng. C. đặc biệt. D. có số lượng nhiều.
7. Các đặc trưng cơ bản của quần xã là
A. thành phần loài, tỉ lệ nhóm tuổi, mật độ.
B. độ đa dạng, sự phân bố các sá thể trong quần xã.
8


C. thành phần loài, sức sinh sản và sự tử vong.
D. thành phần loài, sự phân bố các cá thể trong quần xã, quan hệ dinh dưỡng của các nhóm loài.
8. Quan hệ giữa hai loài sống chung với nhau và cả hai loài cùng có lợi, khi sống tách riêng
chúng vẫn tồn tại được là mối quan hệ nào ?

A. Quan hệ hợp sinh (hợp tác)
B. Quan hệ cộng sinh
C. Quan hệ hội sinh
D. Quan hệ hãm sinh
9. Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài dùng loài còn lại làm thức ăn là mối quan hệ
nào ?
A. Quan hệ cạnh tranh
B. Quan hệ ức chế - cảm nhiễm
C. Quan hệ hội sinh
D. Quan hệ con mồi – vật ăn thịt
10. Hiện tượng hai loài sống chung với nhau, cả 2 bên đều có lợi và cần thiết cho sự tồn tại của
chúng. Điều đó thể hiện mối quan hệ :
A. Hội sinh
B. Kí sinh
C. Hợp tác
D. Cộng sinh
11. Phong lan và những cây gỗ làm vật bám là mối quan hệ:
A. hợp tác B. cộng sinh.
C. hội sinh. D. ức chế cảm nhiễm.
12. Ví dụ nào so đây thể hiện mối quan hệ hợp tác giữa các loài?
1. Cây phong lan bám trên cây thân gỗ
2. vi khuẩn lam sống trong nốt sần cây họ Đậu
3. Chim sáo đậu trên lưng Trâu
4. Cây tầm gửi sống trên cây thân gỗ
14. Chim nhỏ kiếm mồi trên thân các loài thú móng guốc sống ở đồng cỏ là mối quan hệ:
A. hợp tác. B. cộng sinh. C. hội sinh.
D. ức chế cảm nhiễm.
15. Quan hệ giữa mối và trùng roi sống trong ruột mối để phân giải xenlulo là ví dụ về mối quan
hệ nào?
A. Cộng sinh

B. Hội sinh C. Hợp tác
D.Kí sinh
17. Quan hệ giữa lúa với cỏ dại thuộc quan hệ:
A. hợp tác.
B. cạnh tranh. C. hãm sinh.
D. hội sinh.
18. Quan hệ giữa động vật ăn cỏ với vi sinh vật phân rã xelulôzơ thuộc quan hệ:
A. hợp tác.
B. cạnh tranh. C. cộng sinh.
D. hội sinh.
20. Quan hệ giữa giun sán với người thuộc quan hệ:
A. hợp tác.
B. cạnh tranh. C. hãm sinh.
D. kí sinh.
21. Đặc điểm của các mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã là :
A. ít nhất có 1 loài bị hại.
B. không có loài nào có lợi.
C. các loài đều có lợi hoặc ít nhất không bị hại. D. tất cả các loài đều có lợi.
22. Đặc điểm của các mối quan hệ đối kháng giữa các loài trong quần xã là :
A. ít nhất có 1 loài bị hại.
B. Chỉ 1 loài có lợi, 1 loài bị hại or cả 2 ít nhiều đều bị hại
C. các loài đều có lợi hoặc ít nhất không bị hại.
D. tất cả các loài đều có lợi.
23. Mối quan hệ cạnh tranh là nguyên nhân dẫn đến :
A. Sự suy giảm đa dạng sinh học
B. Giảm nguồn lợi khai thác của con người
C. Sự tiến hóa của sinh vật
D. Mất cân bằng sinh học trong quần xã
24. Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã
A. để tăng khả năng sử dụng nguồn sống, do các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau.

B. để tiết kiệm diện tích, do các loài có nhu cầu nhiệt độ khác nhau.
C. để giảm sự cạnh tranh nguồn sống, tiết kiệm diện tích.
D. do sự phân bố các nhân tố sinh thái không giống nhau, đồng thời mỗi loài thích nghi với các điều
kiện sống khác nhau.
25. Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa :
A. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.
B. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống.
C. tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống, tăng sự cạnh tranh giữa các quần thể.
D. tăng sự cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.
9


C. ĐỀ THAM KHẢO
* Đề kiểm tra HKII năm học 2014 – 2015

10


11


12


13



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×