Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Câu 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.11 MB, 17 trang )

ĐỀ TIỂU LUẬN
Câu 1: Mô tả các giai đoạn phát triển buồng trứng cá xương ?
Câu 2: Vai trò của hormom trong quá trình điều khiển chu kỳ sinh sản ở cá
xương và giải thích sơ đồ sau đây:
Sơ đồ cơ chế hormon điều khiển sự chín noãn bào (bên trái) và những hoạt
chất ngoại sinh có thể điều khiển quá trình này:

Câu 3: Nêu các giai đoạn phát triển phôi và ấu trùng Zoea của cua biển
(Sylla serata)? Tình hình sản xuất giống cua biển ở nước ta?
Câu 4: Các giai đoạn phát triển ấu trùng thân mềm 2 mảnh vỏ ? Chọn một
đối tượng cụ thể làm ví dụ.
Câu 5: Đọc bài báo “ Reproductive biology of cobia, Rachycentron
canadum, from coastal waters of the southern United States” và viết tóm tắt
trong 1 trang A4.
1


BÀI LÀM
Câu 1: Mô tả các giai đoạn phát triển của buồng trứng cá rô phi vằn
(Oreochromis niloticus)
Cũng như các loài cá xương khác, buồng trứng cá rô phi vằn phát triển
trải qua 6 giai đoạn:

2


Hình dạng ngoài của trứng cá rô phi vằn qua các giai đoạn phát triển

+ Giai đoạn 1 : tuyến sinh dục còn non, chỉ là 2 sợi mảnh dài, hẹp nằm ở
2 bên cột sống, mắt thường chưa phân biệt được tuyến sinh dục đực và cái. Tế bào
sinh dục là những noãn nguyên bào đang phát triển. Tuyến sinh dục của cá ở


giai đoạn này. Đây là giai đoạn đặc trưng cho thời kỳ non của tuyến sinh dục cá, tế
bào sinh dục là những noãn nguyên bào đang lớn lên.

+ Giai đoạn 2: Các noãn nguyên bào to dần lên, đồng thời buồng trứng
cũng phát triển to dần lên. Kết thúc giai đoạn II của buồng trứng cũng là sự kết
thúc quá trình lớn lên về nguyên sinh chất, tuyến sinh dục phát triển dày thêm hạt
trứng nhỏ và trứng chuyển sang giai đoạn III.

+ Giai đoạn 3: Đây là quá trình tạo noãn hoàng hay được gọi là sự lớn
lên về chất dinh dưỡng hoặc là sự sinh trưởng lần thứ hai. Nang trứng được
hình thành xung quanh mỗi noãn bào khi giai đoạn 3 này bắt đầu để làm
nhiệm vụ nội tiết và vận chuyển chất noãn hoàng. Giai đoạn này tế bào trứng
bắt đầu hình thành và tích lũy noãn hoàng. Noãn hoàng ở dạng hạt xung quanh
noãn bào, nhân nhỏ nằm ở chính giữa. Các không bào cũng xuất hiện xen lẫn với
các hạt noãn hoàng.

+ Giai đoạn 4: Bắt đầu khi quá trình tạo noãn hoàng kết thúc, kích
thước noãn bào đã tới hạn. Noãn bào có hình tròn, nhân lệch tâm. Các hạt noãn
hoàng rất rõ và có màu đỏ dạng hạt hình cầu, noãn hoàng cùng với không bào
chiếm hầu hết tế bào trứng. Vào cuối giai đoạn IV, buồng trứng đạt cực đại, căng

3


tròn, hạt trứng đều có màu đỏ hoặc vàng nghệ. Kích thước noãn bào cũng tăng
dần.

+ Giai đoạn 5: Đây là giai đoạn trứng chín và rụng và tiến hành cho cá
tham gia sinh sản. Ở giai đoạn này trứng đạt kích thước lớn nhất, mạch máu nở to,
các hạt trứng thành thục tách rời ra tự do. Tế bào trứng ở giai đoạn V chiếm ưu thế

và một số ít trứng ở giai đoạn I, II.

+ Giai đoạn 6: Là tinh trạng buồng trứng cá cái sau khi đẻ, thể tích
noãn sào nhỏ hẳn lại, màng noãn sào mềm, tụ nhiều máu có mầu đỏ sẫm. Noãn sào
ở giai đoạn này có nhiều follicul rỗng và các hạt trứng chưa đẻ thoái hóa.
Câu 2: Vai trò của hormone trong quá trình điều khiển chu kỳ sinh sản
của cá xương và giải thích sơ đồ sau đây?
a) Vai trò của hormone trong quá trình điều khiển chu kỳ sinh sản ở cá
xương:
Trong cơ thể cá xương có chứa nhiều loại hormone như FSH, LH,
GnRH, GRIF.., các hormone này tham gia điều khiển quá trình sinh sản của
cá. Mỗi một loại hormone đảm nhiệm một chức năng và hoạt động khác
nhau ở các giai đoạn phát triển trong chu kỳ sinh sản của cá:
+ FSH: cá tác dụng thúc đẩy tế bào trứng phát dục thành thục, kích
thích tế bào follicul hoạt động và sản sinh ra folliculin.
+ LH: làm tăng sự hoạt động của thể vàng, làm vỏ màng follicul, đồng
thời kích thích thể vàng sau khi trứng rụng sinh ra lutein. LH còn có vai trò
làm tăng sự hoạt động của men phospholipaza tồn tại trong tế bào follicul.
Men này được hoạt động hóa sẽ có lợi cho sự hấp thu và chuyển hóa của
hormone, từ đó thúc đẩy quá trình rụng trứng.
+ GnRH: có tác dụng kích thích tuyến yên tiết ra kích dục tố GTH IIMaturational Ganadotropin kích thích nên tế bào nang trứng tiết ra C 21
Steroid (17, 20P). Các hormone này kích thích tuyến sinh dục hoạt động làm
4


cho nhân tế bào phát triển, lệch tâm dịch chuyển dần về phía cực động vật
của trứng do đó mà đạt tới sự rụng trứng và đẻ trứng.
+ GRIF: là hormone gây ức chế tuyến yên tiết ra các loại hormone
kích thích cho quá trình rụng và đẻ trứng.
+ Kích dục tố GTH II-Maturational Gonadotropin có tác dụng kích

thích tạo noãn hoàng và gây chín trứng.. Sự tiết kích dục tố được điều hòa
bằng nhiều yếu tố gồm các steroid, các chất dẫn truyền thần kinh có nguồn
gốc là các cơ quan trung ương và ngoại vi.
b) Giải thích sơ đồ:

* Cơ chế hoạt động tự nhiên của cá:
5


Các yếu tố môi trường bên ngoài như: nhiệt độ, ánh sáng, dòng chảy
và lưu tốc, hàm lượng chất khí, pH… tác động trực tiếp tới cá, trước hết là
tới các giác quan như da, mắt, đường bên, vây....Tạo ra luồng xung thần kinh
cảm giác truyền tới hệ thần kinh trung ương, kích thích não thùy (qua vùng
dưới đồi) sản sinh ra các hormone hướng sinh dục GnRH và GRIF
(Dopamin). Các hormone này kích thích tuyến yên sản sinh ra GTH IIMaturational Gonadotropin - kích thích nang trứng tiết ra steroid gây chín
noãn bào.
* Trong công nghệ cho cá sinh sản nhân tạo, người ta căn cứ vào cơ chế
hoạt động tự nhiên của các hormon của cá để tiến hành tiêm cho cá hormone
nhân tạo, mục đích kích thích sự sinh sản nhanh ở cá:
Vào thời điểm trứng ở đầu giai đoạn 4, tiến hành:
+ Tiêm kích dục tố (Não thùy thể cá, HCG, PMSG) có tác dụng nên
nang trứng kích thích tiết ra C 21 Steroid (17, 20P), đồng thời các kích dục tố
đó làm cho túi mầm di chuyển ra biên tức là làm cho cá chuyển sang thành
thục hoàn toàn, gây chín và rụng trứng nhanh hơn.
+ Tiêm hormone Steroid (P, 17P, 17,20P) có tác dụng rất nhanh nó tác
dụng trực tiếp nên noãn bào gây chín và rụng trứng sau 2- 4 giờ tiêm.
+ Hormone sinh dục cái của cá là Feedback (estrogen) do lớp màng
trong của noãn sào cá tiết ra (lượng hormone thay đổi nhiều phụ thuộc vào
độ thành thục của tuyến sinh dục. Trong thời kỳ sinh dục yên tĩnh thì các
hormone này tương đối ít, sang thời kỳ hoạt động sinh dục lượng hormone

tăng nên nhanh chóng). Các Estrogen có tác dụng nhận hiệu lệnh” của các
kích dục tố và hormone Steroid truyền lên não bộ, não bộ “phân tích thông
tin” và sản sinh ra nhanh hơn các hormone kích thích trứng chín và rụng
nhanh.
6


Câu 3: Các giai đoạn phát triển phôi và ấu trùng Zoea của cua biển
(Scylla errata).
a) Các giai đoạn phát triển phôi của cua biển (Scylla serrata).
Chia làm 4 giai đoạn (hình dưới)

Giai đoạn 1

Giai đoạn 2

(Trứng không thụ tinh – giai đoạn 4 )

+ Giai đoạn 1: Giai đoạn phân cắt và hình thành phôi nang, trứng có
màu vàng tươi.
7


Trứng cua thuộc dạng trứng trung hoàn nên phân cắt theo phương
thức phân cắt bề mặt và phôi nang thuộc dạng chu phôi nang.
Sau khi đẻ trứng khoảng 1-2 giờ, trứng bắt đầu phân cắt, kích thước
khoảng 270 µm.
Khi trứng đang còn màu vàng trắng quan sát kính núp hoặc kính hiển
vi có thể thấy một vòng tế bào quanh khối noãn hoàng ở phía trong đó là chu
phôi nang.

+ Giai đoạn 2: Giai đoạn phôi vị hóa, trứng có màu vàng xám.
Sau khi xuất hiện một vết lõm vào trong đó là phôi vị. lúc này trứng
chuyển sang màu vàng đậm.
Thời gian phân cắt phôi nang, phôi vị khoảng 5-7 ngày. Quá trình phôi
vị xảy ra sau 5-7 ngày tính từ lúc đẻ, kích thước khoảng 320 µm.
Phôi vị hình thành theo phương thức lõm vào, đáy cực thực vật phẳng,
từ từ lõm vào đến khi tiếp giáp với cực động vật.
+ Giai đoạn 3: Hình thành các cơ quan, trứng màu xám nâu.
Sau 7-10 ngày khi trứng chuyển sang màu xám ta đã có thể quan sát
thấy mầm chân ngực và điểm mắt xuất hiện. Sau đó xuất hiện và hình thành
đôi mắt kép màu đen.
+ Giai đoạn 4: Giai đoạn trứng bắt đầu nở
Trứng chuyển sang màu đen là lúc xuất hiện mắt và sắp nở, xuất hiện
nhịp tim và tăng số lần nhịp đập, hình thành giáp đầu ngực, các đốt bụng và
chân hàm, cơ bắt đầu co bóp, lúc này trứng bắt đầu nở.
b) Các giai đoạn phát triển ấu trùng Zoea của cua biển (Scylla serrata).

8


Ấu trùng Zoea mới nở, cấu tạo cơ thể gồm hai phần: phần đầu ngực và
phần bụng. Đầu ngực dạng hình gần bầu dục, phần bụng nhỏ, dài được chia
thành sáu đốt, đốt cuối cùng chẻ nhánh thành hai gai. Ấu trùng Zoea bơi lội
khỏe mạnh và có tính hướng quang. Cơ quan bơi lội là các đôi chân hàm.
Thức ăn của Zoea là các tảo đơn bào, luân trùng và Nauplius của
Artemia.Trong điều kiện sống thích hợp, nhiệt độ 26 – 30 oC, nồng độ muối
25 – 30 ppt, ấu trùng Zoae trải qua 5 lần lột vỏ tương ứng với 5 giai đoạn
phát triển với khoảng thời 17 - 19 giờ ngày để nở thành ấu trùng Megalops.
* Giai đoạn I:
Đôi mắt kép màu đen chưa có cuống mắt, thời gian phát triển từ 5 – 6

ngày. Kích thước ấu trùng 1,23 mm.

Ấu trùng Zoea giai đoạn I

* Giai đoạn II:
Giống như Zoea 1 nhưng khác nhau về kích thước, thời gian phát triển
từ 4 – 5 ngày. Kích thước ấu trùng khoảng 1,56 mm.

Ấu trùng Zoea giai đoạn II

* Giai đoạn III:
9


Mắt lớn hơn, đã hình thành cuống mắt nhưng chưa phân đốt, chưa có
mầm chân bụng, thời gian phát triển từ 3 – 4 ngày, kích thước 2,16 mm.

Ấu trùng Zoea giai đoạn III
* Giai đoạn IV:
Hình thành mầm chân bụng, cuống mắt đã phân đốt, thời gian từ 3 -4
ngày. Kích thước 3,26 mm.

Ấu trùng Zoea giai đoạn IV
* Giai đoạn V:
Chân bụng phát triển chẻ đôi thành 2, mắt ngoài chân bụng có lông tơ,
thời gian phát triển từ 3 – 4 ngày. Kích thước 4,3 mm.

Ấu trùng Zoea giai đoạn V
10



c) Tình hình sản xuất giống cua biển (Scylla serrata) ở nước ta.
Bên cạnh những thủy đặc sản như tôm sú, cá mú…. 1 loài đặc sản khác
có hàm lượng mỡ thấp, prôtêin và khoáng vi lượng, vitamin cao hiện được
coi là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế ở nước ta bởi vốn đầu tư ít, thời gian
quay vòng nhanh, phù hợp với khả năng đầu tư của ngư dân, đó là cua biển.
Ở Việt Nam, cua biển (Scylla serrata) được nuôi từ rất lâu ở một số địa
phương như Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Huế, Bạc Liêu,
Cà Mau… Hầu hết các diện tích nuôi đều nuôi theo hình thức quảng canh cổ
truyền năng suất thấp (khoảng 137kg/ha), cua giống thả nuôi hoàn toàn dựa
vào khai thác tự nhiên.
Trong các loài cua sống ở môi trường nước mặn-lợ ven biển, thì cua
biển có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu. Cua biển thường có kích thước lớn, dễ
nuôi và có tốc độ tăng trưởng nhanh được nuôi phổ biến ở Trung Quốc, Đài
Loan, Thái Lan, Nhật, Philippin, Malaysia, Singapo, Ấn Độ, Sri Lanka... Ở
Việt Nam, nhân dân thường nuôi cùng với tôm cá, rong biển kinh tế. Con
giống có trong nguồn nước ngoài bãi triều, được lấn qua cửa cống và ap đầm
nuôi. Sau đó được nuôi nhốt, quản lý và chăm sóc vài ba tháng rồi thu tỉa
dần hay dùng lưới dọn thu hoạch lẫn cùng với tôm cá vào lúc cuối vụ. Do
trước đây, chỉ tiêu dùng nội địa và giá trị chưa cao nên việc đầu tư cho nuôi
cua có nhiều hạn chế và thực tế cua chỉ được xem là các sản phẩm phụ.
Tuy nhiên, trong 10 năm gần đây do có sự thay đổi về nhu cầu và cơ
cấu các mặt hàng thủy sản cũng như thay đổi về giá, cua biển trở thành măt
hàng có giá trị cả ở thị trường trong và ngoài nước. Điều này đã khuyến
khích người dân vùng ven biển đầu tư và chuyển dịch nhiều diện tích đất
nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản với nhiều hình thức nuôi
khác nhau, trong đó có nuôi chuyên canh, thâm canh cua biển. Lợi ích đem
11



lai từ các hoạt động nuôi trồng thủy sản này là tạo ra một số lượng công việc
lớn, tăng thu nhập, từng bước xóa đói giảm nghèo và đa dạng hóa các mặt
hàng xuất khẩu ở nhiều vùng ven biển nước ta.
Có thể nói rằng từ năm 1998 trở về trước, ở Việt Nam có rất ít công
trình nghiên cứu đầy đủ về nuôi cua xanh thương phẩm để tạo ra nguồn
nguyên liệu lớn cho xuất khẩu, đặc biệt là nuôi cua từ nguồn cua giống sinh
sản nhân tạo, chưa có quy trình công nghệ nuôi cua xanh đạt năng suất cao
và ổn định.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế về cua giống phục vụ sản xuất, trong giai
đoạn 98 – 2003, thông qua chương trình KC.06, Nhà nước đã đầu tư kinh
phí để nghiên cứu sinh sản nhân tạo cua xanh và thực hiện dự án sản xuất
thử cua giống nhân tạo nhằm hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất cua
giống. Hiện tại ở Việt Nam đã hình thành một nghề sản xuất mới đó là: nghề
sản xuất cua giống nhân tạo
Nghề nuôi cua biển ở nước ta đã có từ rất lâu ở một số địa phương như Hải
Phòng, Quảng Ninh, Thái bình, Nam Định, Thanh hóa, Nghệ An, Huế, Bạc
liêu, Cà Mau...Song, hầu hết diện tích đều nuôi theo hình thức quảng canh
cổ truyền, năng xuất thấp (khoảng 137kg/ha), cua giống nuôi hoàn toàn dựa
vào khai thác tự nhiên.
Từ khi có cua giống nhân tạo, nghề nuôi cua biển phát trển ở nhiều
dạng hình như: nuôi cua ghép với tôm sú, nuôi cua trong hệ sinh thái rừng
ngập mặn, nuôi chuyên cua đạt năng suất từ 1,5 - 2 tấn/ha.
Mặc dầu Việt nam hiện nay đã có công nghệ sản xuất cua giống được
nhiều nước đánh giá cao, là nước có nhiều trại sản xuất cua giống nhất trong
khu vực Đông Nam Á (có khoảng trên 100 trại sản xuát cua giống), phong
trào xây dựng trại sản xuất cua giống hiện nay đang phát triển rộng khắp ở
12


các tỉnh ven biển trong cả nước, nhưng khả năng cung cấp cua giống khai

thác ngoài tự nhiên và cua giống sản xuất nhân tạo mới đáp ứng được
khoảng trên 100 triệu con, so với nhu cầu từ 133 – 220 triệu con (chưa tính
nhu cầu cua giống that nuôi ở diện tích rừng ngập mặn). Nếu chuyển khoảng
2.600 trại sản xuất tôm sú giống sang sản xuất cua giống (vừa sản xuất tôm
vừa sản xuất cua) thì hàng năm có thể sản xuất được 1 tỷ con cua giống, đủ
đáp ứng cho nhu cầu nuôi cua xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
Hiện nay nguồn cung cấp cua giống nuôi trên hàng ngàn hecta ở các tỉnh
như Nam Định, Hải Phòng … dựa hoàn toàn vào khai thác tự nhiên. Lượng
cua này chỉ đáp ứng từ 10-15% nhu cầu, và trong tương lai nguồn cua giống
từ tự nhiên này sẽ trở nên vô cùng khan hiếm. Chính vì thế con giống nhân
tạo là mối quan tâm hàng đầu của nhiều địa phương trong cả nước.
Tính đến nay công nghệ sản xuất cua giống nhân tạo chỉ mới triển khai ở
ba địa phương trong cả nước đó là: Huế, Nghệ An và Hải Phòng. Lượng cua
giống sản xuất được cũng chưa vượt quá 1 triệu con/năm. Chính điều đó giá
cua giống vào thời điểm chính vụ trở nên khá cao, từ 5 – 6 ngàn đồng/con
(cua 4,5).
Tính đến cuối năm 2004, cả nước có 540.000ha diện tích nuôi tôm,
nhiều địa phương nuôi tôm bị dịch bệnh gây thiệt hại kinh tế rất lớn vì thế
người dân đang chuyển dần diện tích nuôi chuyên tôm sang mô hình nuôi
kết hợp tôm + cua, tôm + cá... Song khó khăn lớn nhất hiện nay là khả năng
cung cấp cua giống cho các hộ nuôi cua, nếu chuyển ½ diện tịch hiện có
sang nuôi 1 vụ cua thì hàng năm lương cua giống cần phải đáp ứng từ 133
triệu – 220 triệu con (tính mật độ từ 0,5 đến 1 con/m2
Câu 4: Các giai đoạn phát triển ấu trùng của tu hài.

13


Quá trình biến thái từ trứng sau khi thụ tinh đến khi thành con non kéo
dài từ 18 đến 20 ngày, trong điều kiện môi trường nước có nhiệt độ 24 0C và

độ mặn 30‰. Ở nhiệt độ thấp quá trình biến thái diễn ra chậm, nhiệt độ
thuận lợi nhất là 24 – 280C, độ mặn nước biển là: 30 - 31‰.
Thời gian và điều kiện nhiệt độ, độ mặn cho các giai đoạn phát triển
cùng kích thước được trình bầy trong bẳng sau:
Bảng: Quá trình biến thái của phôi, ấu trùng tu hài

Quá trình phát triển

Thời gian

Kích thước

(giờ)

(àm)
T0: 240C; S: 30‰

Trứng thụ tinh

5 – 10 phút

Phân cấp lần thứ 1

1/2 giờ

50

Phân cấp lần thứ 2

1/2 - 1 giờ


50

Ấu trùng trochophore

12 giờ

50

T0: 24 – 280C

24 giờ

50

T0: 190C

24 giờ

50

T0: 24 – 280C

36 giờ

50

T0: < 200C

36 giờ


60

T0: > 240C

42 giờ

60

T0: 190C

8 ngày

110

T0: > 240C

200

T0: > 240C

Ấu trùng đỉnh vỏ thẳng
Ấu trùng chữ D hoàn chỉnh
Ấu trùng đỉnh vỏ lồi (U1)

Ấu trùng đỉnh vỏ lôi hoàn 15 ngày

45 - 50

Ghi chú


chỉnh (U3)
Ấu trùng có điểm mắt

17 – 18 ngày

220

T0: > 240C

Ấu trùng chân bò

20 ngày

250

T0: > 240C

Thành con non (5mm)

20 – 25 ngày

300

T0: > 240C

14


Ấu trùng sau 8 ngày


Ấu trùng sau 15 ngày

Ấu trùng tu hài chân bò

Câu 5: Đặc điểm sinh học sinh sản của Cá Giò, Rachycentron canadum, ở
vùng biển miền nam Hoa Kỳ
* Tóm tắt
Sinh học sinh sản của cá giò, Rachycentron canadum, được chúng tôi
thực hiện nghiên cứu từ khu vực phía nam của Hoa Kỳ. Cụ thể, chúng tôi
mô tả và so sánh các mùa sinh sản và phát triển tuyến sinh dục từ bốn vùng
ven biển: đông nam Hoa Kỳ, phía đông của vịnh Mexico, phía bắc-trung
vịnh Mexico, và phía tây của vịnh Mexico.
* Phương pháp và đối tượng nghiên cứu
Cá giò được lấy mẫu từ các vùng nước ven biển ở miền nam Hoa Kỳ
(SEUS; Morehead City, Bắc Carolina, đến Cape Canaveral, Florida), phía
đông của vịnh Mexico (EGOM; Ft. Myers để Crystal River, Florida), phía
bắc-trung vịnh Mexico (NCGOM; Destin, Florida đến quần đảo Chandeleur,
15


Louisiana), và phía tây của vịnh Mexico (WGOM; Port Aransas diện tích,
Texas) từ thuyền đánh cá và câu cá giải trí từ tháng 12/1995 đến tháng
12/1997.
Các nghiên cứu được sử dụng phương pháp phân tích mô học, ước
lượng sức sinh sản, ước lượng tần suất sinh sản và phân tích thống kê để xác
định thời gian, mùa vụ và số lần sinh sản của cá giò.
* Kết quả nghiên cứu
Tổng cộng có 530 con cá giò (147 con đực, 383 con cái) đã được thu
thập để phân tích mô học trong suốt mùa sinh sản). Cá giò được thu thập, lấy

mẫu có chiều dài trung bình, con cái 35,5-138,5 cm và con đực 36,5-127 cm,
trọng lượng trung bình, con cái 0,64-34,93 kg và con đực 0,91-40,82 kg.
Mùa sinh sản và phát triển: Cá giò có một mùa sinh sản kéo dài từ
tháng 4 đén tháng 9 trong năm. Xét nghiệm mô học của buồng trứng cho thấy
không có sự khác nhau của buồng trứng giữa các tháng trong mùa sinh sản.
Tần suất sinh sản: Cá giò ở SEUS và NCGOM ước tính đẻ trứng 4-5
ngày, trong khi cá ở WGOM đẻ 9-12 ngày.
Khả năng sinh sản: Cá giò 20kg có thể đẻ 20.952.000 trứng (phương
pháp FOM) đến 38.232.000 trứng (phương pháp NBF) vào tháng 4 đến
tháng 9. Tuy nhiên, cá giò ở WGOM có thể 8.730.000 trứng đến (phương
pháp FOM) đến 21.240.000 trứng (phương pháp NBF) vào giữa tháng 4 đến
tháng 9.
* Thảo luận
Sinh học sinh sản của cá giò giống nhau trong cả các vùng nước ven
biển của miền nam Hoa Kỳ. Nghiên cứu của chúng tôi không được thiết kế

16


để xác định kích thước hoặc độ tuổi trưởng thành đầu tiên cho cá giò. Tuy
nhiên, có sự khác biệt về kích thước, độ tuổi thành thục giữa các vùng.
Cá giò đực có khả năng tham gia sinh sản trong suốt năm vì sự hiện
diện của tinh trùng trong testis của nhiều kết quả báo cáo đã khẳng định. Cá
giò đẻ trứng vào buổi chiều tối (Ditty và Shaw, 1992).
Sức sinh sản tương đối 29,1 ± 4,8-53,1 ± 9,4 trứng/g trọng lượng cơ
thể được tính cho các cá giò trong nghiên cứu này thấp so với cá ở gần bờ và
cá cửa sông trong khu vực (Brown-Peterson et al, 1988.; Fitzhugh et al.,
1993).
Nghiên cứu của chúng tôi đại diện cho các báo cáo đầu tiên về tần
suất sinh sản cho cá giò. Tuy nhiên, các ước tính này được dựa trên dữ liệu

ba tháng và sáu tháng trong mùa sinh sản và do đó có thể không đại diện cho
các tần suất sinh sản trong suốt thời kỳ sinh sản toàn bộ cho từng khu vực.
Mặc dù tần suất sinh sản của cá giò từ các lĩnh vực nghiên cứu ba người này
khác nhau không đáng kể. Nhưng Cá giò ở SEUS và NCGOM có khả năng
sinh sản lên đến 36 lần trong sáu tháng ở mùa sinh sản, trong khi cá ở
WGOM có khả năng sinh sản 15-20 lần trong mùa sinh sản do có khác biệt
về thủy văn, chế độ dinh dưỡng ở các vùng đông nam Hoa Kỳ và vịnh
Mexico.

17



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×