Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Câu+3 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.56 KB, 8 trang )

Câu 3: Các giai đoạn phát triển phôi và ấu trùng zoea của cua biển (Sylla
serata). Tình hình sản xuất giống cua biển ở nước ta.
3.1. Các giai đoạn phát triển phôi của cua biển (Sylla serata)
* Giai đoạn I: Giai đoạn phân cắt và hình thành phôi nang, trứng có màu vàng
tươi.
Trứng cua thuộc dạng trứng trung hoàn nên phân cắt theo phương thức
phân cắt bề mặt và phôi nang thuộc dạng chu phôi nang.
Sau khi đẻ trứng khoảng 1-2 giờ, trứng bắt đầu phân cắt, kích thước khoảng
270 µm.
Khi trứng đang còn màu vàng trắng quan sát kính núp hoặc kính hiển vi có
thể thấy một vòng tế bào quanh khối noãn hoàng ở phía trong đó là chu phôi nang.

Hình 3.1. Giai đoạn I
* Giai đoạn II: Giai đoạn phôi vị hóa, trứng có màu vàng xám.
Sau khi xuất hiện một vết lõm vào trong đó là phôi vị. lúc này trứng
chuyển sang màu vàng đậm.
Thời gian phân cắt phôi nang, phôi vị khoảng 5-7 ngày. Quá trình phôi vị
xảy ra sau 5-7 ngày tính từ lúc đẻ, kích thước khoảng 320 µm.
Phôi vị hình thành theo phương thức lõm vào, đáy cực thực vật phẳng, từ từ
lõm vào đến khi tiếp giáp với cực động vật.

Hình 3.2. Giai đoạn II
* Giai đoạn III: Hình thành các cơ quan, trứng màu xám nâu.


Sau 7-10 ngày khi trứng chuyển sang màu xám ta đã có thể quan sát thấy
mầm chân ngực và điểm mắt xuất hiện. Sau đó xuất hiện và hình thành đôi mắt
kép màu đen.

Hình 3.3. Giai đoạn III
* Giai đoạn IV: Giai đoạn trứng bắt đầu nở


Trứng chuyển sang màu đen là lúc xuất hiện mắt và sắp nở, xuất hiện nhịp
tim và tăng số lần nhịp đập, hình thành giáp đầu ngực, các đốt bụng và chân hàm,
cơ bắt đầu co bóp, lúc này trứng bắt đầu nở.

(Trứng không thụ tinh)
Hình 3.4. Giai đoạn IV
Tóm tắt các quá trình phát triển của phôi cua biển (sylla serata)


Nhiệt độ 26-30oC, độ mặn 25%o đến 35%o và các điều kiện khác nằm trong
phạm vi cho phép.
3.2. Các giai đoạn phát triển ấu trùng Zoea của cua biển (Scylla serrata).
Ấu trùng Zoea bơi lội khỏe mạnh và có tính hướng quang. Cơ quan bơi lội là các
đôi chân hàm. Thức ăn của Zoea là các tảo đơn bào, luân trùng và Nauplius của
Artemia. Ở nhiệt độ 26 – 30oC, nồng độ muối 25 – 30 ppt, ấu trùng Zoea trải qua 5
lần lột xác (Z1 – Z5) với khoảng thời 17 -19 giờ ngày để nở thành ấu trùng
Megalops.
* Giai đoạn I:
Đôi mắt kép màu đen chưa có cuống mắt, thời gian phát triển từ 5 – 6 ngày.
Kích thước ấu trùng 1,23 mm.

Hình 3.5. Ấu trùng Zoea giai đoạn I
* Giai đoạn II:
Giống như Zoea 1 nhưng khác nhau về kích thước, thời gian phát triển từ 4 –
5 ngày. Kích thước ấu trùng khoảng 1,56 mm.


Hình 3.6. Ấu trùng Zoea giai đoạn II
* Giai đoạn III:
Mắt lớn hơn, đã hình thành cuống mắt nhưng chưa phân đốt, chưa có mầm

chân bụng, thời gian phát triển từ 3 – 4 ngày, kích thước 2,16 mm.

Hình 3.7. Ấu trùng Zoea giai đoạn I
* Giai đoạn IV:
Hình thành mầm chân bụng, cuống mắt đã phân đốt, thời gian từ 3 -4 ngày.
Kích thước 3,26 mm.

Hình 3.8. Ấu trùng Zoea giai đoạn I
* Giai đoạn V:
Chân bụng phát triển chẻ đôi thành 2, mắt ngoài chân bụng có lông tơ, thời
gian phát triển từ 3 – 4 ngày. Kích thước 4,3 mm.


Hình 3.9. Ấu trùng Zoea giai đoạn IV
3.3. Tình hình sản xuất giống cua biển (Scylla serrata) ở nước ta.

Ở Việt Nam, cua biển (Scylla serrata) được nuôi từ rất lâu ở một số địa
phương như Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Huế, Bạc Liêu, Cà
Mau… Hầu hết các diện tích nuôi đều nuôi theo hình thức quảng canh cổ truyền
năng suất thấp (khoảng 137kg/ha), cua giống thả nuôi hoàn toàn dựa vào khai thác
tự nhiên.
Mặc dầu Việt Nam hiện nay có công nghệ sản xuất cua giống được nhiều
nước đánh giá cao, là nước có nhiều trại sản xuất cua giống nhất trong khu vực
Đông Nam Á có khoảng trên 100 trại sản xuất cua giống phong trào xây dựng trại
sản xuất cua giống hiện nay đang phát triển rộng khắp ở các tỉnh ven biển trong cả
nước, nhưng khả năng cung cấp cua giống khai thác ngoài tự nhiên và giống sản
xuất nhân tạo mới đáp ứng được khoảng trên 100 triệu cua con để thả nuôi khoảng
115.276 ha hiện đang nuôi cua và khoảng 390.180 ha nuôi cua kết hợp với tôm và
một số đối tượng khác. Sản lượng cua thương phẩm hàng năm ước tính vào
khoảng 480 đến 800 tấn cua xuất khẩu. So với nhu cầu thực tế số lượng cua giống

từ 133 triệu đến 220 triệu con (chưa tính nhu cầu cua giống thả nuôi ở diện tích
rừng ngập mặn). Nếu chuyển khoảng 2.600 trại sản xuất tôm sú giống sang sản
xuất cua giống (vừa sản xuất tôm, vừa sản xuất cua) thì hàng năm có thể sản xuất
được 1 tỷ con cua giống, đủ đáp ứng nhu cầu nuôi cua xuất khẩu và tiêu thị nội
địa.
Câu 4: Các giai đoạn phát triển ấu trùng của Điệp (Comptopallium radula)?
Các giai đoạn phát triển ấu trùng của Điệp (Comptopallium radula) chia làm
4 giai đoạn ấu trùng:
* Ấu trùng luân cầu:
Ấu trùng này hình thành khoảng 1 ngày sau khi thụ tinh, ấu trùng có cấu tạo
đơn giản bao gồm: miệng nguyên thủy, ruột nguyên thủy và tuyến vỏ được hình
thành do ngoại bì đối diện với miệng nguyên thủy lõm vào. Trên đỉnh của ấu trùng
có vành tiêm mao giúp cho ấu trùng vận động được trong nước.


Hình 4.1. Ấu trùng luân cầu
* Ấu trùng hình chữ D (veliger)
Sau khi thụ tinh 2 ngày, ấu trùng luân cầu chuyển sang ấu trùng Veliger.
Cũng giống như ấu trùng luân cầu, giai đoạn veliger cũng sống trôi nổi. Tuy nhiên
ấu trùng veliger xuất hiện nhiều cơ quan mới: chân mọc giữa miệng nguyên thủy
và chia ra làm 2 phần miệng và hậu môn riêng biệt, phần giữa của ruột nguyên
thủy xuất hiện dạ dày, hai bên dạ dày thêm gan tụy.
Tuyến vỏ lộn ra phía ngoài bắt đầu tiết nguyên liệu để tạo vỏ, các cơ khép vỏ
xuất hiện.

Hình 4.2.1 Ấu trùng chữ D (Veliger)

Hình 4.2.2 Các giai đoạn ấu trùng chữ D (Veliger)
(A) Ấu trùng Trochophore



(B) Phát triển cơ quan tiêu hóa và bơi lội
(C) Bắt đầu hình thành vỏ
(D) ấu trùng chữ D, vỏ đx hình thành xong.
* Ấu trùng diện bàn (Umbo)
Ấu trùng diện bàn hay còn gọi ấu trùng đỉnh vỏ, xuất hiện thường vào ngày
thứ 7-9 sau khi thụ tinh. Ở giai đoạn này, vành tiêm mao ở đỉnh đặc biệt phát triển,
các tiêm mao trải rộng như mặt bàn tròn nên được gọi là ấu trùng diện bàn. Các
tiêm mao này giúp cho ấu trùng bơi lội tích cực và chủ động hơn.
Ấu trùng diện bàn có thể chia thành 3 giai đoạn nhỏ:
Giai đoạn tiền Umbo: Ấu trùng xuất hiện ruột và mang nang tiêu hóa.
Ấu trùng tăng về kích thước và chiều dài

Hình 4.3.1. Giai đoạn tiền Umbo
Giai đoạn trung Umbo: Ấu trùng xuất hiện đỉnh vỏ, vành tiêm mao
đặc biệt phát triển, các tiêm mao trải rộng như mặt bàn tròn. Chính các tiêm mao
này giúp cho ấu trùng bơi lội tích cực và nhiều hơn.

Hình 4.3.2. Giai đoạn trung Umbo
Giai đoạn hậu Umbo: Ấu trùng xuất hiện điểm mắt và hình thành
chân, đây là dấu hiệu kết thúc giai đoạn sống trôi nổi của ấu trùng. Giai đoạn này
thường thì xuất hiện ở ngày 16-18 sau khi thụ tinh.


Hình 4.3.3. Giai đoạn hậu Umbo
* Ấu trùng bám/sống đáy (Spat)
Sau thời gian sống trôi nổi ấu trùng chuyển sống đáy và dùng chân để bò.
Khi tìm được chỗ bám thích hợp, tơ chân phát triển để ấu trùng bám vào giá thể và
kết thúc vòng biến thái ấu trùng.
Thời gian biến thái từ 28-60 ngày, điều này lệ thuộc vào các điều kiện môi

trường đặc biệt là nhiệt độ nước.

Ấu trùng bám (Spat)

Giai đoạn Juvenile



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×