Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.91 KB, 12 trang )

Mở đầu
Sau hơn 20 năm đổi mới, ngành thủy sản nước ta đã có những đóng góp
quan trọng cho nền kinh tế quốc dân, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người
lao động nông thôn và đứng thứ 6 trong 10 nước xuất khẩu thủy sản mạnh trên
thế giới. Theo Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO), suốt giai đoạn
1990-2000, Thủy sản của Việt Nam luôn đứng thứ 11 trên thế giới về xuất khẩu
thủy sản, đến năm 2007 Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 6 về xuất khẩu thủy sản
trên thế giới, đứng thứ 5 về sản lượng nuôi trồng thủy sản (sau Trung Quốc, Ấn
Độ, Indonexia, Philippin) và đứng thứ 12 về sản lượng khai thác hải sản trên thế
giới. Việt Nam đã có vị trí quan trọng trong nghề cá thế giới và được xác định là
một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, sự tăng trưởng của ngành thủy sản
Việt Nam trong thời kỳ qua cũng bộc lộ khá nhiều nhược điểm có tác động xấu
đến sự phát triển bền vững cho tương lai.
Từ một nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu đi lên, sự phát triển
ngành Thủy sản của Việt Nam còn mang đầy những yếu tố bất cập, rủi ro cao và
không bền vững
Các cộng đồng làm nghề thủy sản nhìn chung còn nghèo, thiếu vốn đầu tư
và cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất.
Số lượng lao động dồi dào nhưng trình độ còn rất nhiều hạn chế, do đó rất
khó khăn trong việc chuyển giao, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất.
Nghề cá ở nước ta mang tính chất manh mún nhưng đang phải gánh chịu
những đòi hỏi khắt khe của cơ chế thị trường đối với sản phẩm thủy sản xuất
khẩu trong bối cảnh toàn cầu hoá, đòi hỏi hàng hoá thủy sản phải có tính cạnh
tranh cao. Trong khi đó thị trường thủy sản nội địa chưa được chú ý đúng mức.
Chênh lệch giữa trình độ chế biến cho xuất khẩu và tiêu thụ nội địa còn quá lớn.
Nghề cá nước ta mang đặc thù của một nghề cá nhân dân, qui mô sản xuất
nhỏ lẻ, lạc hậu, quản lý theo ngư hộ, đầu tư ít cho công nghệ và môi trường, tính
tuân thủ pháp luật và quy hoạch “lỏng lẻo”...
Việc khai thác quá mức, thu hẹp và hủy hoại cảnh quan môi trường sống,
nuôi trồng hủy sản thiếu quy hoạch, ô nhiễm thủy vực biển và nội địa ngày càng


tăng là những thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của nghề cá nước ta.


NỘI DUNG
I. NHỮNG NHÂN TỐ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG CỦA NGHỀ CÁ NƯỚC TA
1. Khai thác quá mức
Cũng theo Cục Khai thác & BVNLTS, trong giai đoạn 10/2008 – 3/2009
(vụ Bắc), tổng sản lượng khai thác thủy sản cả nước ước đạt 1159 nghìn tấn bao
gồm 1068 nghìn tấn khai thác hải sản và 91 nghìn tấn khai thác nội địa. Trong
đó tổng sản lượng khai thác cá biển là 800,6 nghìn tấn và tổng sản lượng khai
thác cá nước ngọt là 57.3 nghìn tấn.
So với thế giới, sản lượng khai thác thủy sản ở nước ta chưa thực sự lớn.
Tổng sản lượng khai thác thủy sản thế giới ước đạt mức 93,9 triệu tấn năm 2005
(giảm 1,26% so với năm 2004) và 92 triệu tấn năm 2006 (giảm 1,92% so với
năm 2005. Trong số 20 nước có sản lượng khai thác lớn nhất năm 2006, Việt
Nam đứng thứ 13, (tụt một bậc so với vị trí thứ 12 năm 2005). Trung Quốc, Pêru và Mỹ vẫn là ba quốc gia có sản lượng khai thác cao nhất.
Vậy tại sao có thể nói là khai thác quá mức? Năm 1985 cả nước đã có
29.323 tàu thuyền lắp máy với tổng công suất 494.507 CV (bình quân 58,5
CV/phương tiện). Nhờ đó, tổng sản lượng thủy sản đạt giá trị 3,3 triệu tấn, gồm
1.750 triệu tấn từ khai thác biển, 190.000 tấn tấn từ khai thác nội địa và 1.360
triệu tấn từ nuôi trồng. Như vậy rõ ràng là ở khu vực khai thác biển, nguồn lợi
hải sản đã bị giới hạn một cách đáng báo động; bởi lẻ công suất tàu thuyền tăng
rất nhanh (trung bình 10,17%) trong khi sản lượng khai thác lại tăng chậm hơn
nhiều, chỉ đạt 5,14%.
Theo Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản, thì tính đến đầu tháng
3/2009, tổng số tàu thuyền cả nước khoảng 130.000 chiếc, tương ứng với tỏng
công suất hơn 6 triệu cv, trong đó có hơn 102.000 tàu tham gia khai thác hải sản.
Nhóm tàu có công suất lớn hơn 90 cv, tổng số 16.080 chiếc, trong đó:
nghề lưới kéo 7.778 chiếc (chiếm 48,38%), tập trung chủ yếu ở 2 tỉnh Kiên

Giang và Bà Rịa Vũng Tàu; nghề lưới vây 2.135 chiếc (chiếm 13,28 %), tập
trung chủ yếu 5 tỉnh Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Định, Cà Mau và
Quảng Ngãi; nghề câu 2.187 chiếc (28,12%) các nghề khác 3.980 chiếc (chiếm
24,75%).
Nhóm tàu có công suất nhỏ hơn 90 cv, tổng số khoảng 85.920 chiếc, trong
đó có trên 63.000 tàu loại nhỏ hơn 20cv; các nghề tập trung chủ yếu: lưới rê,
câu, mành, vó, vây, chụp mực, lưới kéo: tập trung kéo tôm ở vùng biển ven bờ,
tuyến lộng và các nghề te, xiệp, các nghề cố định (đăng, đáy, mực…)
Nghề cá nước ta còn ở trình độ thấp và lạc hậu. Khai thác biển tập trung
chủ yếu ở vùng nước ven bờ với đội ngũ tàu thuyền có công suất nhỏ. Do đó,
hơn 11% diện tích vùng nước nông dưới 30m phải ghánh chịu trên 82% tổng sản
lượng khai thác ven biển của cá nước.


Việc sử dụng phổ biến các công cụ khai thác lạc hậu (lưới chài, đăng đó
mắt nhỏ và ken dầy), thậm chí các phương pháp đánh bắt hủy diệt (chất nổ, bả
độc, hóa chất và kích điện…) trong tất cả các thủy vực, từ đồng ruộng, ao hồ,
sông suối, bãi lầy rừng ngập mặn đến các vùng biển nông ven bờ. Tình trạng này
đã và vẫn tiếp tục diễn ra gây mức báo động.
Trong những năm gần đây, sản lượng hải sản đánh bắt của nghề biển hàng
năm giảm xuống còn 30 – 40% so với sản lượng trước những năm 1990
(Nguyễn Xuân Lý % ctv.;2005).
Ngoài ra, việc sử dụng cá tạp (cá chưa trưởng thành hoặc cá có giá trị
kinh tế thấp, hoặc có cá có chất lượng kém) làm thức ăn cho nuôi cá biển cũng
đã làm suy giảm nguồn lợi cá biển và có nguy cơ lớn nếu như chúng ta không
kịp tìm ra nguồn nguyên liệu thay thế thức ăn cho cá biển.
2. Nuôi trồng thủy sản thiếu quy hoạch
Trong những năm trở lại đây nghề nuôi biển đã có những bước phát triển
nhưng chủ yếu là tự phát theo kiểu nông hộ, nhỏ lẻ không có quy hoạch mạnh ai
người ấy làm, dẫn tới nuôi trồng thuỷ sản biển còn gặp nhiều hạn chế hiện tượng

cạnh tranh vùng nước giữa nuôi biển, du lịch, giao thông còn chồng lấn nhau
gây ô nhiễm môi trường.
Nuôi cá bè với mật độ lồng bè cao trong các hồ chứa, các sông rạch
thường gây ô nhiễm cho nguồn nước, làm cản trở dòng chảy và những tác động
mà các lĩnh vực khác trên sông, hồ không mong muốn.
Ngoài ra, nhiều bãi bồi được khoanh đắp, thu hẹp diện tích ngập triều, gây
hiện tượng ứ nước ở các cửa sông khi triều cường; nhiều diện tích rừng ngập
mặn bị đốn hạ, làm mất những chức năng sinh thái quan trọng vốn có của rừng,
môi trường, nhất là chất lượng nước trong các đầm phá, eo vịnh…bị biến đổi và
ô nhiễm
Sự phát triển ồ ạt thiếu quy hoạch trong NTTS đang là áp lực lớn lên tài
nguyên và môi trường ven biển. Điều này gây ra chủ yếu do hoạt động nuôi
trồng ven biển, nuôi cá lồng trên biển, nuôi đăng chắn, trồng rong biển…Đó là
lý do khiến diện tích mặt nước ven biển sử dụng cho NTTS tăng nhanh theo thời
gian, từ 374.400 ha, chiếm 27,3% diện tích mặt nước có tiềm năng (năm 2005),
dự tính sẽ tăng lên 600 – 800 nghìn ha vào năm 2010 (Nguyễn Xuân Lý và
ctv.,2005); tức là đưa mức gánh chịu của bờ biển từ 115 ha lên 184 – 245 ha/km
bờ biển. Sức gánh chịu này là kết quả tổng hợp của nạn ô nhiễm môi trường bởi
các chất thải ra trong quá trình nuôi và hậu quả của công việc quai đê lấn biển,
thu hẹp và chặt trắng rừng ngập mặn. Chính vì thế tạo ra những biến động và
làm thay đổi cán cân bào mòn – bồi tụ của bờ và bãi biển.
Việc chạy theo lợi nhuận trước mắt, dẫn đến những rủi ro không nhỏ đối
với môi trường và sức khỏe cộng đồng. Con tôm chân trắng, tôm sú là một trong
những minh chứng cho điều đó, để làm giàu nhanh, nhiều người dân ở các địa
phương không chỉ hối hả quai đê lấn biển, mà cả những nơi đất chưa bồi tụ hoàn
chỉnh, bất chất cả khai hoang rừng ngập mặn, thậm chí chuyển đổi đất trồng lúa


sang nuôi tôm không theo quy hoạch và không theo khuyến cáo của ngành chức
năng. Trong 1 năm người dân nuôi tới 3 – 4 vụ tôm, trong khi khuyến cáo chỉ từ

1 – 2 vụ/năm. Do đó, việc cải tạo ao không được đảm bảo, mầm bệnh trú ẩn ở
đáy ao dần thành ổ bệnh. Hơn nữa, nước thải từ ao nuôi tôm sau lại được người
nuôi thải ra xung quanh khu nuôi tôm. Dẫn đến dịch bệnh bùng phát. Ngay cả
việc chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi tôm nước lợ, đó cũng là việc làm ngược
quy trình “thau chua rửa mặn” ở vùng đất bồi ngày một tiến ra biển, nông dân sẽ
phải chịu hậu quả nặng nề do đất bị nhiễm mặn. Cải tạo đất này tốn nhiều chi
phí về tiền bạc và thời gian mới có thể trở lại thành đất thuần thục để trồng lúa.
3. Ô nhiễm thủy vực biển và nội địa ngày càng tăng.
3.1. Ô nhiễm biển
Biển nước ta có tiềm năng lớn về nuôi trồng, khai thác thủy sản và văn
hóa - du lịch; những hoạt động này ngày càng diễn ra mạnh mẽ và đem lại
nguồn thu nhập lớn cho từng địa phương. Tuy nhiên, cũng chính sự phát triển đó
đã dẫn đến môi trường biển ngày nay đang bị ô nhiễm nặng, đây là những thách
thức lớn đối với đời sống sinh giới và nhân loại.
Lượng dầu loang ở vùng ven biển do khai thác thủy sản, do lưu thông tàu
du lịch hay do các vụ đắm hay va quệt của các tàu chứa dầu, tàu hàng cũng làm
thất thoát hàng ngàn tấn dầu xuống biển.
Hình thức nuôi thủy sản bằng lồng bè trên biển đã và đang phát triển
mạnh ở hầu hết các ven ven biển trong cả nước. Chỉ tính riêng nuôi cá lồng trên
biển, năm 2005 đã thống kê được 7115 chiếc, sản lượng 3556 tấn, năm 2006 là
16.319 ô lồng với sản lượng 5010 tấn (theo báo cáo của Bộ Thủy sản cũ). Hoạt
động này phát triển mạnh kéo theo lượng phân và thức ăn dư thừa đổ xuống
biển, thậm chí cả rác và nước thải sinh hoạt của con người.
Một tình trạng chung trong nghề nuôi cá biển hiện nay ở nước ta là sử
dụng cá tạp đánh bắt ngoài tự nhiên để xay nghiền làm thức ăn cho cá giống,
nên cũng đã gây ô nhiễm nghiêm trọng cho vùng nước biển.
Phần lớn các trung tâm đô thị và khu công nghiệp lớn của nước ta đều tập
trung ở vùng ven biển. Do sản xuất còn ở trình độ công nghệ thấp, hầu hết chất
thải (chất thải lỏng và rắn) từ các trung tâm đô thị và công nghiệp chưa được xử
lý tốt, gây ô nhiễm nặng ở một số khu vực ven bờ.

Dự báo trong 10 – 15 năm tới, lượng nước thải công nghiệp và sinh hoạt
sẽ tăng lên khoảng 15 lần. Nếu không có sự quan tâm thỏa đáng thì vấn đề ô
nhiễm vùng biển ven bờ chắc chắn sẽ là một nguy cơ lớn đối với cộng đồng dân
cư ven biển cũng như đối với nguồn lợi của biển.
3.2. Ô nhiễm nội địa
Hiện tượng ô nhiễm các thủy vực nội địa là do lượng chất thải ra từ nước
thải công nghiệp chứa các kim loại nặng và dầu mỡ, từ nước thải sinh hoạt giàu
chất hữu cơ và mầm bệnh, từ hoạt động khai thác cát sỏi bất hợp pháp, làm xói
lở bờ bãi, làm đục nước sông...


Việc sử dụng quá nhiều các chất độc hại như: phân hóa học, thuốc trừ sâu,
diệt cỏ…Lượng tồn dư hóa chất đó, tập trung và đổ vào các sông rạch do mưa
rửa trôi, cuối cùng đổ ra biển, gây ô nhiễm nặng.
4. Thu hẹp và hủy hoại cảnh quan môi trường sống của thủy sinh vật
Vấn đề này, liên quan chặt chẽ tới sự thay đổi phương thức sử dụng đất
ngập nước (ĐNN), đặc biệt trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, trong
chính sách chuyển đổi cây trồng, vật nuôi.
- Thu hẹp ĐNN trong nội địa, nhất là ở các đô thị và các đồng bằng Châu
thổ (đồng ruộng, các đầm hồ…) diễn ra ngày một nhanh. Nhiều diện tích ĐNN
bị san lấp để chuyển thành các khu công nghiệp, nơi định cư, khu du lịch và vui
chơi giải trí…
- Diện tích lớn RNM và đất bãi bồi ven biển, cửa sông bị thu hẹp do quai
lấn biển để nuôi tôm, trồng lúa, hay là định cư…
- Các đai cỏ biển và rạn san hô bị thu hẹp và hủy hoại nghiêm trọng, trước
hết do đánh bắt thủy sản bằng đào xới, sử dụng hóa chất độc, thuốc nổ và kích
điện.
- Nuôi tôm trên cát một cách tự phát gây ra những biến đổi lớn của bờ
biển, trước hết đe dọa và hủy hoại rừng phòng hộ và chắn cát bay, gây ô nhiễm
và làm suy kiệt nguồn nước ngầm. Mất rừng phòng hộ, nước ngầm bị khai thác

quá mức, cảnh quan bị xáo trộn…là những nguyên nhân tiềm ẩn của các tai biến
địa tầng.
II. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHẰM ĐƯA NGHỀ CÁ NƯỚC TA PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG.
Để đưa nghề cá nước ta vượt qua những thách thức và tồn tại nêu trên,
phát triển một cách bền vững, tất yếu cần phải xây dựng chiến lược, sách lược
cũng như những định hướng và giải pháp pháp. Sau đây là một số giải pháp:
2.1. Giải pháp phát triển khai thác thủy sản
2.1.1. Về khoa học công nghệ
Tăng cường năng lực nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ lĩnh vực
khai thác và dịch vụ hậu cần nghề cá. Trước hết, tập trung đầu tư cho chương
trình điều tra, đánh giá nguồn lợi hải sản; xây dựng Phân viện, các Trung tâm,
trạm nghiên cứu hải sản ở các vùng; nghiên cứu công nghệ và kỹ thuật khai thác
xa bờ, kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch và nhanh chóng áp dụng các tiến bộ kỹ
thuật vào sản xuất, bảo đảm chất lượng nguyên liệu khai thác.
2.1.2. Dịch vụ hậu cần phục vụ phát triển khai thác thủy sản
Mục tiêu định hướng phấn đấu đến năm 2015 cần hoàn thành cơ bản về
hệ thống hạ tầng dịch vụ hậu cần nghề cá theo hướng hiện đại, phù hợp với đặc
điểm của nghề, của từng vùng và địa phương. Cụ thể bao gồm:


 Nâng cấp và hiện đại hoá hệ thống cảng cá: tiếp tục đầu tư, nâng cấp
và hoàn thiện các cảng cá và bến cá đã có, phát triển thêm một số cảng cá ở các
đảo lớn để đến năm 2015 có 188 cảng cá, bến cá, trên 13.000 m cầu bến phục vụ
tầu thuyền khai thác hải sản. Trong đó, nhà nước cần tập trung đầu tư xây dựng
nâng cấp các cảng cá trung tâm ở các vùng có nghề cá trọng điểm với quy mô
lớn cho tầu có công suất từ 90cv đến trên 600cv; trang bị các thiết bị công nghệ
tiên tiến và hiện đại, đạt trình độ hiện đại của khu vực.
 Xây dựng, nâng cấp các khu neo đậu tránh bão: xây dựng hoàn chỉnh
98 khu neo đậu tầu, thuyền tránh trú bão theo quy hoạch trên các vùng biển.

Trước mắt, từ nay đến 2010 cần xây dựng xong 8 khu tránh trú bão thí điểm từ
nguồn vốn ngân sách (Trung ương và tỉnh); đến 2015 xây dựng đưa vào hoạt
động 12 khu tránh trú bão thuộc các đảo lớn, tiền tiêu và ven bờ để bảo đủ chỗ
cho trên 65 nghìn tàu cá neo đậu tránh trú bão.
 Hiện đại hoá và mở rộng các cơ sở đóng, sửa tàu cá: Từ nay đến
2010 cần tập trung hiện đại hoá 3 trung tâm cơ khí thủy sản hiện có; nâng cấp,
đổi mới trang thiết bị đóng và sửa chữa tàu cá; tạo thành mạng lưới có hệ thống
các trạm bảo dưỡng, tiểu tu tàu cá tại các tỉnh ven biển; đáp ứng, phục vụ tốt cho
việc xây dựng đội tàu cá công nghiệp trong những năm tới.
 Đầu tư xây dựng các chợ thủy sản đầu mối, theo hướng gắn với các
cảng cá quan trọng ở các vùng, miền; tạo ra các Trung tâm nghề cá, góp phần đô
thị hoá các vùng nông thôn ven biển và tạo môi trường phát triển nghề cá theo
hướng CNH, HĐH. Tổ chức lại và có quy định sự tham gia của các chủ vựa, nậu
cá, tạo sự liên kết hài hoà trong thương mại nghề cá, phát triển hình thức bán
đấu giá tại hệ thống chợ cá như các nước đã làm; đồng thời tạo thuận lợi cho
việc quản lý nghề cá vốn còn đang yếu kém.
 Đầu tư xây dựng mới và nâng cấp các cơ sở sản xuất nước đá: Xây
dựng các nhà máy, xưởng sản xuất nước đá tại các cảng cá ven biển và một số
cụm cảng ở các đảo; bảo đảm cung ứng đủ nước đá cho tàu cá và vận chuyển
sản phẩm. Huy động các thành phần kinh tế xây dựng cơ sở và nhà máy sản xuất
nước đá cung cấp cho việc bảo quản sản phẩm.
 Nâng cao năng lực của các nhà máy sản xuất ngư cụ: nâng cấp 8 cơ
sở, nhà máy hiện có; xây dựng nhà máy chế tạo xơ sợi và vật liệu tổng hợp;
nâng cao năng lực của các nhà máy dệt lưới, chế tạo ngư cụ, bao bì hiện có và
tiến tới xây dựng mới các nhà máy hiện đại để có thể xuất khẩu sản phẩm lưới,
sợi phục vụ cho nghề khai thác hải sản của khu vực Đông Nam Á.
 Xây dựng một số Trung tâm dịch vụ hậu cần ở các cụm đảo: tập
trung xây dựng tại 5 cụm đảo tại: Cô Tô, Bạch Long Vĩ, Phú Quí, Côn Đảo và
Phú Quốc (Kiên Giang).
Đây cũng là mô hình liên kết, hợp tác đa phương giữa các chủ thể hoạt

động trên biển, trong đó có lực lượng vũ trang tham gia với vai trò vừa tổ chức
làm dịch vụ hậu cần (khi cần thiết), vừa bảo vệ an ninh, giúp ngư dân an tâm sản
xuất khi hoạt động trên biển. Mô hình này áp dụng chủ yếu cho KTHS xa bờ và


những vùng biển mang tính “nhậy cảm” về an ninh, chính trị (như Vịnh Bắc bộ,
vùng biển Tây Nam bộ, vùng biển Hoàng sa, Trường sa).
2.1.3. Tổ chức sản xuất

 Quy hoạch, phân định rõ ngư trường khai thác hải sản: (1) Xác định
ngư trường các vùng biển trên bản đồ theo các vùng biển. (2) Tổ chức cắm mốc,
hoặc có phao làm chỉ giới ngư trường trên thực địa một cách hợp lý, thuận tiện
cho khâu quản lý tàu khai thác trên các ngư trường. (3) Phân định thống nhất
phạm vi hoạt động của tàu cá được phép khai thác; các khu bảo tồn nghiêm cấm
khai thác và các khu vực dành riêng cho các hoạt động khác (dầu khí, khu quân
sự,…). (4) Ban hành các quy chế để các loại tàu, thuyền được phép hoạt động
trên các ngư trường cụ thể. (5) Công bố ngư trường các vùng biển trên các
phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức các hoạt động tuyên truyền để ngư dân
nắm rõ chỉ giới hoạt động của các loại tàu cho phép hoạt động. (6) Hướng dẫn
ngư dân thực hiện khai thác đúng phạm vi đã quy hoạch và phân định ngư
trường.
 Chuyển dịch từ khai thác gần bờ ra xa bờ; là biện pháp được thực
hiện ngay khi đã hoàn thành những biện pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng và quy
hoạch vùng khai thác. Chuyển từ khai thác gần bờ ra xa bờ là biện pháp cấp thiết
và thực hiện gắn với bảo vệ nguồn lợi vùng biển của tổ quốc.
 Xây dựng và tăng cường mô hình quản lý nghề cá dựa vào cộng
đồng vùng biển ven bờ: giao mặt nước ven bờ kết hợp với xây dựng được các
HTX đủ mạnh để cùng với nhà nước quản lý các hoạt động nghề cá, nhằm thực
hiện việc giảm sức ép khai thác ven bờ, tiến tới chấm dứt tình trạng khai thác
quá mức ở vùng ven bờ. Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển

mô hình quản lí nghề cá dựa vào cộng đồng phù hợp với điều kiện nghề cá từng
vùng biển. Thành lập các Trung tâm quản lý nghề cá ven bờ ở các vùng để
hướng dẫn, quản lý tàu thuyền, đảm bảo khai thác có hiệu quả và bền vững
nguồn lợi…
 Xây dựng và từng bước hoàn thiện các hình thức tổ chức phù hợp:
Củng cố các HTX khai thác hiện có và xây dựng mới các HTX nghề cá kiểu mới
theo Luật HTX. Phát triển các hình thức tổ, đội, liên tập đoàn khai thác để thực
hiện các mô hình đề tài đã đề xuất. Cùng với việc phát triển các doanh nghiệp
của các thành phần kinh tế ven biển, cần tạo thuận lợi cho các hộ ngư dân, các
tổ, đội khai thác có đủ tiềm lực phát triển và đăng ký xây dựng các doanh nghiệp
theo luật hiện hành. Chú trọng đặc biệt đến xây dựng các “doanh nghiệp công
ích” ở các vùng biển trọng điểm nghề cá.
 Tăng cường quản lý nhà nước đối với tàu khai thác hải sản: (1) Tổ
chức đăng ký và nghiêm túc thực hiện việc cấp giấy phép khai thác hải sản cho
các tàu cá hoạt động trên các vùng biển. (2) Thực hiện sơn vỏ tàu hoạt động theo
giấy phép được cấp trên các ngư trường để tạo thuận lợi cho các lực lượng quản
lý, kiểm soát và bảo vệ dễ dàng phát hiện các tàu vi phạm qui định trên các


tuyến biển. (3) Thiết lập hệ thống thông tin và kiểm soát an toàn tàu cá qua vệ
tinh (hệ thống VMS). (4) Kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy quản lý khai thác
hải sản. Từ nay đến 2010 hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước lĩnh vực khai thác
hải sản từ Trung ương đến cơ sở. Nâng cấp Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi
thành Tổng cục; thí điểm mô hình quản lý cấp vùng; lập Phòng quản lý khai thác
và bảo vệ nguồn lợi cấp huyện và mô hình quản lý cộng đồng ở cấp xã. (5) Tăng
cường chức năng và trang bị cho hệ thống kiểm ngư và xây dựng Trung tâm
quản lý nghề cá. (6) Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức quản lý nghề cá cho các cán
bộ làm công tác quản lí nhà nước từ Trung ương đến HTX….

 Khai thác hải sản gắn với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản,

môi trường sinh thái, trước hết là vùng gần bờ; thực hiện đầy đủ cam kết của
nước ta về bảo vệ môi trường biển theo quy định của Tổ chức Nông nghiệp và
Lương thực Liên hợp quốc (FAO) về “Đánh cá có trách nhiệm” và các quy
định, các cam kết của Việt Nam trong việc thi hành Luật biển năm 1992 đã ban
hành.
Nghiêm cấm các loại hóa chất, thuốc nổ, kích điện… mang tính chất hủy
diệt sinh vật.
2.1.4. Đào tạo nguồn nhân lực
Mở rộng xã hội hoá trong việc đào tạo cho lao động nghề cá. Trước mắt
tập trung phổ cập bằng thuyền trưởng, máy trưởng cho các tàu khai thác xã bờ;
đào tạo cho số lao động chuyển đổi nghề khai thác ven bờ sang làm các dịch vụ
du lịch ven biển và chuyển đổi nghề khai thác ven bờ sang làm nghề nông
nghiệp, nghề công nghiệp, thương mại dịch vụ; xây dựng các điểm khuyến
nông, khuyến ngư để hướng dẫn kĩ thuật mới cho ngư dân phải chuyển đổi nghề
nghiệp.
2.1.6. Tài chính
Ngân sách nhà nước cần tăng mức đầu tư vào các lĩnh vực, nhất là xây
dựng hạ tầng nghề cá, đào tạo nghề, xây dựng hệ thống thông tin liên lạc, điều
tra nguồn lợi, dự báo ngư trường, dịch vụ hậu cần trên biển đảo, hỗ trợ ngư dân
chuyển đổi nghề nghiệp sang các nghề khác, bảo đảm khi chuyển nghề mới phải
có thu nhập cao hơn nghề cũ, hỗ trợ cho ngư dân về lãi suất để khuyến khích tổ
chức, cá nhân phát triển khai thác thủy sản xa bờ... Trong đó, cần tập trung trước
hết cho việc đầu tư vốn cho hộ ngư dân đóng mới, cải hoán tàu có công suất lớn
để chuyển từ nghề khai thác ven bờ sang khai thác xa bờ, chuyển từ nghề làm
các dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển.
Thực hiện việc xử lý dứt điểm lãi suất và nợ gốc khoản vay vốn đầu tư
phát triển để đóng mới, cải hoán tàu đánh bắt và tàu dịch vụ đánh bắt hải sản xa
bờ. Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong một thời gian nhất định đối với các
HTX khai thác mới chuyển đổi hoặc mới thành lập. Tăng cường hỗ trợ lãi suất
cho số hộ ngư dân chuyển đổi nghề khai thác ven bờ sang phát triển sản xuất

nông nghiệp, nghề công nghiệp, hoặc mua bán thương mại, dịch vụ khác.


2.2. Giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản
2.2.1. Khoa học công nghệ

 Tập trung dầu tư nghiên cứu khoa học và nhập khẩu công nghệ các loại
giống nuôi chủ yếu để chủ động sản xuất, đảm bảo chất lượng, số lượng đáp ứng
nhu cầu các loại giống nuôi chủ yếu, đồng thời nghiên cứu sản xuất giống nhân
tạo một số loài thủy đặc sản.
 Thử nghiệm và kiểm chứng các hệ thống nuôi trồng thủy sản khác
nhau với các đối tượng nuôi mới, nuôi biển, nuôi nhuyễn thể, trồng rong tảo và
nuôi các loài cá nước ngọt, cá nước lợ xuất khẩu.
 Đánh giá các nhân tố kinh tế, kỹ thuật, nhân lực và xã hội nhằm chọn
lựa các phương thực nuôi trồng thủy sản hợp lý và tối ưu cho các vùng miền và
các hệ sinh thái khác nhau. Chọn lựa các công nghệ tốt nhất cho nuôi trồng thủy
sản quy mô nhỏ của các hộ nghèo ở vùng nông thôn là cần ít vốn đầu tư, rủi ro
thấp và hoàn vốn nhanh. Các công nghệ này cần phải đơn giản, dễ mô phỏng,
mở rộng và đóng góp vào việc đáp ứng nhu cầu thủy sản ở địa phương. Các
công nghệ nuôi trồng thủy sản (kể cả ba ba, ếch, rươi, cua đồng, sá sùng, các
loài nhuyễn thể,…) trong trong ao, ương nuôi thủy sản giai lưới, lồng bè, nò
sáo, trên bãi và nuôi trong ruộng lúa .
 Hỗ trợ mở rộng và đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu cơ bản và
nghiên cứu ứng dụng nhằm phát triển nuôi trồng thủy sản đa dạng và công nghệ
cao.
 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong nghiên cứu lai tạo chọn
giống nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt, cải tạo đàn giống cũ, thay thế nhóm
kém chất lượng. Nhập giống thuần thay thế và nhập một số giống, cá bố mẹ,
trứng thụ tinh các loại cá biển để nhanh chóng có giống sản xuất.
 Tăng cường nghiên cứu hoàn thiện công nghệ các công nghệ mới về xử

lý môi trường; chẩn đoán bệnh, các biện pháp phòng trừ dịch bệnh; công nghệ
sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học; thuốc ngư y, các hóa chất dùng trong nuôi
trồng và xử lý môi trường, công nghệ lưu giữ, bảo quản sống, vận chuyển sống;
công nghệ bảo quản sau thu hoạch, chế biến các loại sản phẩm thủy sản nuôi
trồng.
 Chuyển đổi, nâng cấp các tiêu chuẩn ngành về các đối tượng nuôi
thành tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn Quốc gia để phù hợp với yêu cầu quản lý;
xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mới trong nuôi trồng
thủy sản; xây dựng quy chế công nhận tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ
trong nuôi trồng thủy sản; đẩy nhanh việc ứng dụng kỹ thuật tiến bộ, sản xuất
nhiều sản phẩm giá trị gia tăng, tạo khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản Việt
Nam trên thị trường quốc tế.
 Hỗ trợ nghiên cứu và thực hành, truyền bá các hình thức tổ chức sản
xuất nuôi trồng thủy sản mới theo công đoạn sản xuất nhằm giảm thiểu rủi ro và
phù hợp với khả năng đầu tư của nông dân.


 Khuyến khích hình thành các trang trại cổ phần nuôi trồng thủy sản
trên cơ sở góp vốn bằng đất đai, kiến thức khoa học, giống hoặc các trang thiết
bị cho nuôi trồng thủy sản.
2.2.2. Dịch vụ hậu cần phục vụ phát triển nghề cá
a. Cơ sở hạ tầng

 Hoàn thiện các trung tâm giống quốc gia; cải tạo nâng cấp các trung
tâm giống cấp I; xây dựng 01 trung tâm giống cấp tỉnh cho mỗi tỉnh thuộc khu
vực miền núi phía Bắc, bắc Trung bộ và Tây Nguyên; hoàn thiện các trạm quan
trắc cảnh báo môi trường, kiểm dịch.
 Tăng cường hệ thống các trạm kiểm dịch ở cơ sở để kiểm soát chất
lượng và dịch bệnh giống thủy sản, đặc biệt là công tác kiểm dịch giống thủy
sản nhập khẩu.

b. Con giống

 Củng cố, nâng cao khả năng nghiên cứu và sản xuất giống của hệ thống
các trung tâm quốc gia, cấp I và cấp tỉnh.
 Tiếp tục đầu tư tăng cường chọn tạo giống, lưu giữ giống gốc, chuyển
giao giống mới, công nghệ mới về giống, tái tạo nguồn giống thủy sản.
 Xây dựng và thực hiện các dự án nghiên cứu sản xuất giống, dự án sản
xuất giống, kể cả dự án nhập khẩu giống và công nghệ sản xuất giống một số đối
tượng chủ chốt có lợi thế là cá biển (cá song, cá hồng, cá tráp, cá sủ…) và cá
nước ngọt (cá tra, ba sa…)
 Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ sản xuất một số loài cá biển có
giá trị kinh tế cao để đưa vào nuôi đại trà như cá chim trắng, cá thu, cá măng, c á
tráp, cá hồng, cá song…
 Nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ sản xuất giống cá rô
phi đơn tính, cá tra chịu mặn.
 Hoàn thiện công nghệ sản xuất một số loài cá nước lạnh như cá hồi, cá
tầm...

 Thả giống ra các vùng nước tự nhiên để tạo nguồn bố mẹ tự nhiên.
 Nghiên cứu, phát triển công nghệ sản xuất giống và bảo tồn một số loài
cá có giá trị kinh tế hoặc có khả năng tuyệt chủng như cá Anh vũ, Rầm xanh,
Lăng, Chiên, cá Hô, cá Chìa vôi, cá Tra dầu, cá Bông lau, cá Bống kèo, Cỏ Diếc
gù.
c. Thức ăn, chế phẩm

 Khuyến khích các thành phần kinh tế đặc biệt là các doanh nghiệp sản
xuất thức ăn, chế phẩm; doanh nghiệp chế biến thủy hải sản đầu tư nâng cấp và
xây dựng mới nhà máy sản xuất thức ăn, chế phẩm, sản xuất bột cá; nhập khẩu
nguyên liệu và công nghệ cần thiết để sản xuất thức ăn công nghiệp trong nước



với chất lượng tốt, giá thành hợp lý, cung cấp cho người nuôi tạo chuỗi liên kết
từ khâu sản xuất nguyên liệu, chế biến đến xuất khẩu thủy sản.

 Nhà nước tiếp tục thực hiện chính sách đã giảm các loại thuế nhập khẩu
nguyên liệu chế biến thức ăn, tăng cường khả năng sản xuất các loại thức ăn ở
trong.
2.2.3. Tổ chức sản xuất

 Trên cơ sở Chiến lược phát triển ngành thủy sản đến năm 2020 được
phê duyệt, khẩn trương xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển nuôi trồng thủy
sản, quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản theo vùng kinh tế- sinh thái, theo
đối tượng nuôi chủ lực ở cả bao môi trường mặn, lợ, ngọt và quy hoạch hệ thống
dịch vụ hậu cần phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản như hệ thống giống, thức
ăn, và hệ thống chế biến thủy sản.
 Tổ chức lại sản xuất phải được xem là bước đột phá trong phát triển
ngàng. Đẩy mạnh phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh tế hợp tác thích
hợp, tổ chức đồng quản lý và quản lý trên cơ sở cộng đồng nhằm nâng cao hiệu
lực và hiệu quả của công tác quản lý nuôi trồng thủy sản và môi trường cho sự
phát triển bền vững. Chỉ đạo chính quyền các địa phương tăng cường công tác
vận động tập hợp cộng đồng nông ngư dân trong các tổ chức như: Chi Hội nghề
cá, Chi hội nuôi thủy sản, để có thể huy động sức dân giúp đỡ nhau trong sản
xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, góp phần tăng cường công
tác quản lý nhà nước đối với thủy sản ở địa phương.
2.3. Giải pháp sinh thái môi trường

 Bảo toàn các quá trình sinh thái quan trọng đối với phát triển thủy sản
lâu dài. Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển những
giống cây trồng và vật nuôi có năng suất, chất lượng và có sức chống chịu bệnh
cao, không thoái hoá, không làm tổn hại đến đa dạng sinh học thủy sinh vật. Bảo

tồn gen, giống cây trồng và vật nuôi bản địa.
 Bảo tồn và phục hồi các loài thủy sản quý hiếm và các hệ sinh thái thủy
vực quan trọng đối với đa dạng sinh học thủy sinh vật và nguồn lợi thủy sản.
Phát triển sản xuất thức ăn hữu cơ, dễ phân hủy, không tồn dư và tác hại đến môi
trường nuôi và môi trường chung quanh, phục vụ cho việc phát triển ngành thủy
sản thích nghi sinh thái.
 Đưa các vấn đề môi trường cần giải quyết vào giai đoạn sớm của qúa
trình phát triển thủy sản (giai đoạn quy hoạch), xúc tiến quản lý tổng hợp nghề
cá và tăng cường phối hợp liên ngành để giảm thiểu các tác động từ ngành khác
vào thủy sản.
 Đẩy mạnh sản xuất sạch hơn trong các hoạt động sản xuất thủy sản:
chế biển sản phẩm thủy sản sạch, giống thủy sản sạch bệnh, vùng nuôi an toàn
(truy nguồn sản phẩm, nuôi hữu cơ, cấp quota cho vùng khai thác hải sản...


 Áp dụng các công cụ giám kiểm môi trường trong các hoạt động thủy
sản (quan trắc - cảnh báo môi trường và dịch bệnh, đánh giá tác động môi
trường, đánh giá tính bền vững....).



×