Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

dieu tra mau FAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (530.73 KB, 61 trang )

/>Điều tra mẫu FAO
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ MẪU
MỞ ĐẦU
LÝ THUYẾT ĐIỀU TRA MẪU VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP
THÔNG TIN
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP MẪU CỦA FAO TRONG ĐIỀU TRA
THỐNG KÊ THUỶ SẢN
ĐIỀU TRA SẢN LƯỢNG KHAI THÁC THUỶ SẢN QUY MÔ NHỎ (phần
I)
ĐIỀU TRA SẢN LƯỢNG KHAI THÁC THUỶ SẢN QUY MÔ NHỎ (phần
II)
ĐIỀU TRA MẪU TRONG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ MẪU
(Cập nhật: 21/12/2005)
I. MỞ ĐẦU
1.1 Thông tin thống kê thuỷ sản và hệ thống thu thập thông tin
1.2 Các yêu cầu tối thiểu đối với một hệ thống thống kê thuỷ sản quốc gia
II. LÝ THUYẾT ĐIỀU TRA MẪU VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP
THÔNG TIN
2.1 Lý do phải thực hiện điều tra chọn mẫu thuỷ sản
2.2 Các định nghĩa
2.3 Các cách chọn mẫu
2.4 Các loại sai số trong điều tra chọn mẫu
2.5 Các bước tiến hành điều tra chọn mẫu trong thuỷ sản
2.5.1 Xác định mục tiêu điều tra
2. 5.2 Lập kế hoạch điều tra
2.5.3 Triển khai thực hiện
2.6 Các phương pháp thu thập thông tin


1


2.6.1 Đo lường và quan sát trực tiếp
2.6.2 Phỏng vấn trực tiếp
2.6.3 Điều tra qua thư
2.6.4 Sổ đăng ký
2.6.5 Chuyển hoá những số liệu từ các ghi chép sẵn có
MỞ ĐẦU
(Cập nhật: 21/12/2005)
1.1 Thông tin thống kê thuỷ sản và hệ thống thu thập thông tin
1.2 Các yêu cầu tối thiểu đối với một hệ thống thống kê thuỷ sản quốc gia
1.1 Thông tin thống kê thuỷ sản và hệ thống thu thập thông tin
Ngành thuỷ sản đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Để
quản lý, xây dựng chính sách và lập kế hoạch một cách hiệu quả, đáp ứng yêu cầu
phát triển bền vững của ngành đòi hỏi phải có những thông tin sát thực và đáng tin
cậy. Những thông tin này sẽ được cung cấp từ nhiều nguồn trong đó phải kể đến vai
trò của các số liệu thống kê thuỷ sản.
Số liệu thống kê thuỷ sản là các dữ liệu và thông tin mô tả tình trạng hiện tại, quá
khứ và chỉ ra khuynh hướng phát triển của ngành thuỷ sản trong tương lai. Hệ thống
thống kê thuỷ sản quốc gia ban đầu được xây dựng nhằm mục tiêu đảm bảo quản lý
nguồn lợi thuỷ sản được khai thác tối ưu, nghĩa là vừa duy trì và bảo tồn nguồn lợi
trong thời gian dài, vừa góp phần nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư vùng
ven biển. Thống kê nghề cá sẽ cung cấp cho những người quản lý nghề cá thông tin
về những thách thức và cơ hội; liệt kê những nguồn lực khả thi; đánh giá kết quả
thực hiện những nguồn lực để giúp họ đưa ra các quyết định quản lý phù hợp với
tình hình thực tế. Khi các quyết định được thực hiện, hệ thống thống kê lại giúp nhà
quản lý theo dõi quá trình thực hiện và thu thập những thông tin phản hồi để có
những biện pháp xử lý kịp thời với các tác động ngược chiều có thể xảy ra. Từ yêu
cầu phát triển một ngành thuỷ sản bền vững, nhu cầu thông tin thuỷ sản ngày càng

cần thiết hơn bao giờ hết cả về nội dung, phạm vi và chất lượng thông tin. Tuy
nhiên, nguồn lực cho hoạt động thống kê thuỷ sản không phải bao giờ cũng đủ đáp
ứng yêu cầu. Do đó cần phải có sự cân nhắc giữa yêu cầu thông tin thống kê với
nguồn lực cho hoạt động thu thập và xử lý thông tin đó, đồng thời phải phát triển
các phương pháp và hệ thống thống kê sao cho chi phí thu thập dữ liệu là thấp nhất
nhưng các thông tin thu thập được vẫn đủ đáp ứng các yêu cầu của công tác quản lý.
Vậy thống kê thuỷ sản sẽ phải cung cấp những thông tin gì? Một hệ thống thống kê
hiệu quả phải có khả năng xác định được những yêu cầu thông tin của người sử
dụng cuối cùng, thiết kế và thực hiện được các chương trình thu thập thông tin để

2


thu được những số liệu cần thiết; xử lý số liệu để rút ra được những nhận xét, kết
luận sâu hơn; phổ biến kết quả phân tích cho những người sử dụng cuối cùng.
Khi xây dựng một hệ thống thu thập thông tin thống kê thuỷ sản, trước tiên cần phải
xác định được đối tượng sử dụng thông tin để từ đó tìm ra yêu cầu và mục đích cho
hoạt động thu thập này. Những người sử dụng thông tin thống kê thuỷ sản có thể là
các nhà sinh học, nhà kinh tế, các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thuỷ sản,
người quản lý nghề cá... Mỗi đối tượng dùng tin có những yêu cầu khác nhau và sẽ
tác động đến việc lựa chọn phương pháp thu thập, xử lý và cách thức trình bày
thông tin kết quả. Để tính toán nguồn lực cho hoạt động thu thập thông tin thuỷ sản
hay thiết kế được một hệ thống thống kê phù hợp thì cần phải quan tâm đến một số
yếu tố sau:
1. Cần phải thống kê cái gì, những thông tin nào là cần thiết?
2. Số liệu thống kê đó sẽ được dùng để làm gì và tại sao? Trả lời câu hỏi này giúp
xác định thông tin thống kê nào nên được ưu tiên thu thập trong điều kiện nguồn tài
chính và nhân lực hạn chế.
3. Phạm vi số liệu cần thu thập?
4. Chu kỳ, tần suất thu thập số liệu và thời hạn báo cáo kết quả cuối cùng sau khi

thu thập số liệu? Mỗi đối tượng nghiên cứu, có thể lựa chọn tần suất thu thập số liệu
phù hợp, thời gian giữa những lần thu thập số liệu phải đủ ngắn để nắm bắt kịp thời
sự thay đổi của đối tượng nghiên cứu. Ví dụ sản lượng khai thác thuỷ sản, giá cả là
những chỉ tiêu có nhiều biến động nên phải thu thập thường xuyên (hằng ngày),
trong khi đó thông tin về số lượng tàu thuyền khai thác hay tiêu dùng thuỷ sản của
hộ gia đình lại có thể được thu thập trong khoảng thời gian dài hơn.
5. Độ chính xác và tính xác thực của số liệu là bao nhiêu? Câu hỏi này sẽ giúp xác
định số lượng đơn vị cần điều tra (quy mô mẫu) và phương pháp thu thập số liệu.
6. Hình thức biểu diễn thông tin và mức độ xử lý số liệu?
Trên cơ sở phân tích những yếu tố trên, người ta sẽ lập kế hoạch cho hoạt động thu
thập số liệu và tính toán cụ thể số lượng người và nguồn ngân sách cần thiết cho
hoạt động này. Vì quá trình thu thập số liệu sẽ phải dựa vào những nhân viên sẵn có,
nên cần phải hiểu và đánh giá cơ cấu tổ, nguồn lực và năng lực của hệ thống thống
kê thuỷ sản hiện tại. Thông tin này cũng là một phần của quá trình lập kế hoạch thu
thập số liệu. Một vấn đề nữa cũng đáng quan tâm là trước khi điều tra thu thập số
liệu mới cần phải xem xét kỹ tất cả các thông tin thuỷ sản đã có để tránh lặp lại
những công việc đã làm. Vì đôi khi thông tin sẵn có đã đủ đáp ứng yêu cầu của
người dùng tin thì không cần thêm một cuộc điều tra tốn kém nữa. Thực tế tồn tại là
có một lượng thông tin rất lớn liên quan đến ngành thuỷ sản đang nằm trong tay một
số cơ quan ngoài ngành thuỷ sản. Ví dụ trong cuộc điều tra thống kê về lao động,
tiêu dùng và nhân khẩu học có thể chứa đựng những thông tin liên quan đến nghề cá

3


hoặc một số nghiên cứu không thường xuyên của các trường đại học đôi khi cũng
có các thông tin sâu và có giá trị về ngành thuỷ sản.
1.2 Các yêu cầu tối thiểu đối với một hệ thống thống kê thuỷ sản quốc gia
Ở nhiều quốc gia, nguồn ngân sách cho hoạt động thống kê nghề cá còn thiếu, số
lượng và năng lực của cán bộ thống kê chưa đủ bao quát mọi mặt theo yêu cầu của

người dùng tin. Vì lý do đó, cơ quan thống kê thuỷ sản của Tổ chức Lương thực và
Nông nghiệp của Liên hiệp quốc (FAO) và Trung tâm phát triển nghề cá Đông Nam
Á (SEAFDEC) đã đưa ra một số yêu cầu tối thiểu đối với hệ thống thống kê thuỷ
sản. Đây là những yêu cầu nhằm đảm bảo tính bền vững của công tác thống kê thuỷ
sản và tính liên tục của chuỗi số liệu. Khi các điều kiện cho hoạt động thống kê thuỷ
sản được bảo đảm hơn, hệ thống thống kê thuỷ sản sẽ dần được mở rộng để đáp ứng
tốt hơn yêu cầu của người dùng tin. Một câu hỏi đặt ra là: hệ thống thống kê tối
thiểu sẽ có khả năng thu thập những thông tin gì? Có rất nhiều số liệu có thể đưa
vào hệ thống thống kê thuỷ sản, thường có ba loại số liệu thống kê thuỷ sản cơ bản
đáng quan tâm được sắp xếp theo thứ tự giảm dần như sau:
1. Số liệu đánh giá sản lượng: bao gồm sản lượng và cường lực, thành phần loài, số
liệu về tần suất chiều dài và các số liệu khác liên quan đến đánh giá sản lượng và
trữ lượng
2. Các số liệu kinh tế: gồm các số liệu về giá cả thuỷ sản, lao động, chế biến, thị
trường, thương mại
3. Các số liệu về sinh kế: gồm mức độ tham gia, tầm quan trọng của các hoạt động
khai thác đến đời sống dân cư, mức tiêu thụ thuỷ sản…
Tuỳ điều kiện vật chất và yêu cầu sử dụng thông tin thống kê mà ta có thể thu thập
các loại số liệu này ở những mức độ chi tiết khác nhau. Cuốn tài liệu này nhằm giới
thiệu phương pháp và cách thức triển khai, tổ chức thu thập và xử lý số liệu đánh
giá sản lượng thủy sản ở Việt Nam.
LÝ THUYẾT ĐIỀU TRA MẪU VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP
THÔNG TIN
(Cập nhật: 21/12/2005)
2.1 Lý do phải thực hiện điều tra chọn mẫu thuỷ sản
2.2 Các định nghĩa
2.3 Các cách chọn mẫu
2.4 Các loại sai số trong điều tra chọn mẫu
2.5 Các bước tiến hành điều tra chọn mẫu trong thuỷ sản
2.5.1 Xác định mục tiêu điều tra

2.5.2 Lập kế hoạch điều tra
2.5.3 Triển khai thực hiện
2.6 Các phương pháp thu thập thông tin
2.6.1 Đo lường và quan sát trực tiếp

4


2.6.2 Phỏng vấn trực tiếp
2.6.3 Điều tra qua thư
2.6.4 Sổ đăng ký
2.6.5 Chuyển hoá những số liệu từ các ghi chép sẵn có
2.1 Lý do phải thực hiện điều tra chọn mẫu thuỷ sản
Trong thực tế, khi phải nghiên cứu một tập hợp các phần tử đồng nhất theo những
dấu hiệu nhất định, đôi khi người ta phải sử dụng phương pháp thống kê toàn bộ tập
hợp đó và tiến hành phân tích từng phần tử. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, đặc
biệt là trong thống kê thuỷ sản, phương pháp này rất khó khả thi. Trong khai thác
thuỷ sản, đối với nghề cá quy mô nhỏ, các bến cá thường nằm phân tán dọc bờ biển,
nên sản lượng cá về bến không tập trung ở các cảng lớn và cũng không về cùng một
thời điểm. Do đó nếu muốn tổng điều tra sản lượng thủy sản hằng tháng, cần bố trí
số lượng lớn cán bộ điều tra ở tất cả các bến cá để ghi chép đầy đủ sản lượng của tất
cả các tàu đã đi biển trong tháng. Công việc này đòi hỏi lượng kinh phí và nhân lực
vượt quá khả năng ngân sách cho hoạt động thống kê.
Còn thống kê sản lượng nuôi trồng thuỷ sản có đơn giản hơn không? Ở Việt Nam,
nuôi trồng thuỷ sản trước kia không được xem là một lĩnh vực kinh tế độc lập, sản
phẩm từ hoạt động này chủ yếu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong gia đình là
chính và thu nhập từ hoạt động thuỷ sản được xem như một phần thu nhập phụ
trong hoạt động nông nghiệp nói chung. Gần đây nuôi trồng thuỷ sản mới được coi
là một nghề sinh lợi và trở thành nguồn thu nhập chính cho nhiều gia đình nông
thôn. Đây là hoạt động còn tương đối mới mẻ nên nuôi trồng thuỷ sản vẫn đang

được tổ chức chủ yếu dưới dạng quy mô hộ gia đình, diện tích nuôi trồng thuỷ sản
cũng nằm rải rác và xen lẫn trong những khu dân cư, việc thu hoạch và thả giống
của các hộ ngư dân này không hoàn toàn đồng nhất với nhau. Vì vậy cũng cần một
nguồn tài chính và nhân lực đáng kể để thực hiện điều tra sản lượng nuôi trồng thuỷ
sản hằng tháng.
Như vậy, việc điều tra toàn bộ các thông số liên quan đến hoạt động khai thác và
nuôi trồng thuỷ sản một cách thường xuyên là yêu cầu không khả thi, không chỉ ở
Việt Nam mà còn ở hầu hết các nước trên thế giới. Cách lựa chọn hợp lý nhất để thu
được số liệu về sản lượng thuỷ sản là thực hiện điều tra chọn mẫu.
Điều tra chọn mẫu là điều tra không toàn bộ, trong đó người ta chọn ngẫu nhiên
một số đơn vị trong tổng thể nghiên cứu để điều tra, rồi dùng kết quả thu thập được
tính toán suy rộng cho toàn bộ tổng thể. Phương pháp này có một số ưu điểm so với
tổng điều tra:
Giảm chi phí và nhân lực: Việc thu thập số liệu từ một bộ phận nhỏ đòi hỏi ít chi
phí hơn so với tổng điều tra. Với một tổng thể lớn, kết quả thu được từ mẫu là đủ
đại diện để suy rộng ra cho tổng thể.

5


Tốc độ nhanh hơn: Số liệu thu được từ mẫu sẽ được tổng hợp nhanh hơn, đảm bảo
tính kịp thời của số liệu.
Chính xác hơn: Khi quy mô điều tra quá lớn mà trình độ tổ chức nghiên cứu còn
hạn chế thì tổng điều tra sẽ dẫn đến nhiều sai sót trong quá trình thu thập thông tin
ban đầu, hạn chế độ chính xác của kết quả phân tích. Trong trường hợp điều tra
mẫu, khối lượng công việc giảm đáng kể, cho phép sử dụng những người thu thập
và xử lý thông tin có trình độ, thời gian dành cho một đơn vị điều tra nhiều hơn tạo
điều kiện cho người cung cấp thông tin trả lời chính xác hơn nên chất lượng thu
thập số liệu sẽ được nâng cao từ đó đảm bảo tính chính xác khi phân tích kết quả.
Thông tin sâu hơn: điều tra mẫu cho phép thu thập nhiều nội dung thông tin phức

tạp do đó kết quả điều tra sẽ phản ánh được nhiều mặt của đối tượng nghiên cứu để
từ đó rút ra được nhận xét kết luận xác đáng và sâu sắc hơn.
2.2 Các định nghĩa
Tổng thể chung: là tập hợp tất cả các đơn vị thuộc đối tượng nghiên cứu.
Tổng thể mẫu: là bộ phận của tổng thể chung gồm những đơn vị được chọn ra theo
một số thủ tục nào đó để thu thập thông tin trong cuộc điều tra mẫu. Các đơn vị
được chọn ra trong quá trình lấy mẫu được gọi là các đơn vị mẫu. Số lượng các đơn
vị được chọn ra trong mẫu được gọi là quy mô mẫu.
Dàn mẫu: Để sử dụng phương pháp điều tra mẫu trong thu thập số liệu thống kê,
cần phải có một bảng liệt kê tất cả các đơn vị của tổng thể điều tra, bảng liệt kê này
gọi là dàn mẫu.
2.3 Các cách chọn mẫu
Muốn dựa vào thông tin của mẫu để đưa ra những kết luận đủ chính xác về dấu hiệu
nghiên cứu trong tổng thể, trước hết mẫu được chọn phải mang tính đại diện cho
tổng thể, tức là phản ánh đúng đặc điểm của tổng thể theo dấu hiệu nghiên cứu đó.
Tuỳ thuộc vào đặc điểm của tổng thể nghiên cứu, người ta có thể sử dụng các
phương pháp chọn mẫu sau:
Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản: bất cứ phần tử nào của tổng thể đều có thể được
lấy vào mẫu với khả năng như nhau. Phương pháp này có ưu điểm cho phép thu
được mẫu có tính đại diện cao, có thể suy rộng các kết quả của mẫu cho tổng thể
với một sai số xác định, song để vận dụng phải có toàn bộ danh sách của tổng thể
nghiên cứu.
Trong điều tra sản lượng thuỷ sản, có thể sử dụng phương pháp này để chọn ra các
đơn vị mẫu cuối cùng trong một phạm vi hẹp. Ví dụ: điều tra sản lượng nuôi trồng
thuỷ sản trong một thôn, người ta lập danh sách các hộ gia đình nuôi trồng thuỷ sản
dựa trên sổ theo dõi nhân khẩu của thôn, sau đó rút thăm ngẫu nhiên không lặp lại
từ danh sách đã lập để chọn ra các hộ cần điều tra.

6



Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống: là chọn ngẫu nhiên phần tử đầu tiên trong mẫu, sau
đó dựa trên danh sách đã đánh số của tổng thể để chọn ra các phần tử tiếp theo vào
mẫu theo một thủ tục nào đó. Ví dụ: Điều tra sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của
thôn, việc chọn mẫu được tiến hành như sau:
- Lập danh sách các hộ nuôi trồng thuỷ sản và sắp xếp tên các chủ hộ nuôi theo thứ
tự trong bảng chữ cái.
- Chọn ngẫu nhiên chủ hộ đầu tiên, ví dụ là chủ hộ có thứ tự thứ 2 trong danh sách.
Các hộ tiếp theo được chọn điều tra có số thứ tự cách nhau 3 đơn vị: 5, 8, 11,...
Nhược điểm của phương pháp này là dễ mắc sai số hệ thống nếu như tổng thể
không được sắp xếp theo thứ tự ngẫu nhiên mà theo một thứ tự chủ quan nào đó.
Tuy vậy do cách thức đơn giản, nên chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống hay được dùng
ở cấp chọn mẫu cuối cùng khi tổng thể tương đối thuần nhất.
Chọn mẫu phân nhóm: trong đó người ta chia tổng thể ra thành các nhóm có độ
thuần nhất cao để chọn ra các phần tử đại diện cho từng nhóm. Việc phân nhóm có
hiệu quả khi tổng thể nghiên cứu không thuần nhất theo dấu hiệu nghiên cứu. Sau
đó trong mỗi nhóm, người ta chỉ chọn một hay một số phần tử để điều tra. Ví dụ,
khi điều tra sản lượng khai thác thủy sản, người ta thường phân loại tàu thuyền theo
nhóm kích thước, theo nghề,… vì đó là yếu tố ảnh hưởng đến loài và sản lượng
đánh bắt, sau đó sử dụng hai phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên ở trên để chọn ra
các đơn vị điều tra cuối cùng.
Chọn mẫu cả khối: người ta chia tổng thể nghiên cứu thành nhiều khối đơn vị và từ
đó chọn ngẫu nhiên một số khối và điều tra tất cả các phần tử trong khối đã chọn.
Theo phương pháp này tổng thể phải được chia thành các khối theo nguyên tắc:
- Mỗi phần tử của tổng thể chỉ được phân vào một khối
- Mỗi khối chứa nhiều phần tử khác nhau về dấu hiệu nghiên cứu, sao cho nó có độ
phân tán cao như của tổng thể.
- Phân chia các khối tương đối đồng đều nhau về quy mô.
Trong điều tra sản lượng khai thác thuỷ sản, do các cảng cá/bến cá nằm phân tán ở
ven biển nên cách chọn mẫu này tỏ ra là một lựa chọn phù hợp. Người ta sẽ chia các

cảng cá/bến cá thành các khối theo từng khu vực địa lý, sau đó chỉ điều tra một số
khối. Cách chọn mẫu điều tra này phải thoả mãn hai tiêu chí:
a. Nhóm được chọn điều tra phải có số lượng tàu thuyền hoạt động đủ lớn và có
nhiều nghề hoạt động.
b. Thuận lợi cho việc đi lại của người điều tra, tức là người điều tra có thể kết hợp
đến một số hoặc toàn bộ các bến cá trong thời gian ngắn nhất.

7


Phương pháp chọn mẫu cả khối có ưu điểm là tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại và
không cần phải lập danh sách tất cả các đơn vị trong tổng thể. Tuy nhiên phương
pháp này cũng có nhược điểm là: nếu các đơn vị mẫu tập trung, không phân bố
đồng đều trong tổng thể sẽ làm giảm tính đại diện của mẫu nên sai số chọn mẫu sẽ
tăng.
Chọn mẫu nhiều cấp: Nếu các phần tử của tổng thể phân tán quá rộng và thiếu
thông tin về chúng, người ta thường chọn mẫu theo nhiều cấp. Khi chọn nhiều cấp
ta có các đơn vị mẫu ở mỗi cấp.
Ví dụ trong điều tra sản lượng khai thác, người ta thường chọn đơn vị mẫu cấp 1 là
các bến cá và đơn vị mẫu cấp 2 là các tàu khai thác thuỷ sản.
Việc chọn mẫu ở mỗi cấp có thể tiến hành theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên
đơn giản, chọn mẫu hệ thống, chọn mẫu cả khối hay chọn mẫu phân nhóm.
2.4 Các loại sai số trong điều tra chọn mẫu
Trong điều tra thống kê thường xảy ra hai loại sai số:
Sai số chọn mẫu: chỉ xảy ra trong điều tra chọn mẫu do chỉ dùng số liệu điều tra của
một bộ phận các đơn vị trong tổng thể để suy rộng cho tổng thể. Sai số này phụ
thuộc vào cỡ mẫu, độ đồng đều của tổng thể và phương pháp chọn mẫu.
Sai số phi chọn mẫu: xuất hiện cả trong điều tra chọn mẫu và điều tra toàn bộ. Sai
số phi chọn mẫu cũng phụ thuộc vào cỡ mẫu, khi cỡ mẫu tăng lên thì sai số phi
chọn mẫu cũng tăng. Sai số này xuất hiện do những nguyên nhân sau:

- Số liệu thu thập được không đầy đủ hay không phù hợp với mục tiêu điều tra.
- Bỏ qua một số đơn vị hay do xác định không chính xác số đơn vị mẫu hay phương
pháp đếm, đo lường sai
- Thiếu các chuyên gia có kinh nghiệm
- Thiếu sự kiểm tra đối với quá trình thu thập số liệu ban đầu
- Sai số trong quá trình xử lý như mã hoá, phân loại
- Sai số trong quá trình in ấn các kết quả hay tổng hợp số liệu
2.5 Các bước tiến hành điều tra chọn mẫu trong thuỷ sản
2.5.1 Xác định mục tiêu điều tra:
Người sử dụng thông tin sẽ là người quyết định mục tiêu điều tra. Ban đầu người
dùng tin có thể chưa chỉ ra được mục tiêu rõ ràng. Cán bộ thống kê thuỷ sản phải
dựa vào yêu cầu kết quả cuối cùng của người dùng tin để xác định những thông tin
cần thu thập, tổng thể nghiên cứu, định dạng số liệu, độ chính xác và thời gian cung
8


cấp kết quả cuối cùng cho người sử dụng. Ngoài ra, cán bộ thống kê thuỷ sản còn
xác định những thông tin bổ sung có thể thu thập được trong cuộc điều tra. Những
thông tin này sẽ giúp kiểm tra độ chính xác của số liệu thu thập và giúp việc phân
tích số liệu được sâu hơn, đồng thời vừa đảm bảo việc tận dụng tối đa chi phí bỏ ra
khi thu thập số liệu.
Nghĩa là ngay khi có yêu cầu từ phía người dùng tin, các cán bộ thống kê đã phải
lập kế hoạch sơ bộ cho các phương án điều tra có thể, dự trù kinh phí và nhân lực
cho các phương án đó. Một điểm cần chú ý ở đây là giữa độ chính xác của số liệu
và kinh phí cho cuộc điều tra có mối liên quan mật thiết với nhau. Do đó người
dùng tin và cán bộ thống kê cần có sự thảo luận kỹ càng về những mục thông tin
cần ưu tiên để phân bổ thời gian, kinh phí, tính toán phạm vi điều tra cho từng chỉ
tiêu thống kê cụ thể.
Ví dụ: Điều tra tàu thuyền khai thác thuỷ sản ở Việt Nam, có thể thực hiện theo hai
hướng:

- Thu thập thông tin trên phạm vi rộng: điều tra tàu thuyền khai thác thuỷ sản có thể
tiến hành trên phạm vi toàn quốc (tổng điều tra) đòi hỏi phải huy động nhiều người
tham gia và nguồn kinh phí lớn. Do thu thập thông tin trên phạm vi rộng, không thể
sử dụng tất cả những cán bộ điều tra là người có trình độ và hiểu biết chuyên sâu về
ngành, thời gian điều tra phải kéo dài, nên chỉ có thể thu thập những thông tin cơ
bản về số lượng tàu thuyền khai thác thuỷ sản theo tỉnh, theo nghề, theo công suất…
- Thu thập thông tin theo chiều sâu: điều tra tàu thuyền khai thác thuỷ sản ở một số
tỉnh trọng điểm như các tỉnh ven biển, phạm vi thu thập số liệu đã được thu hẹp
không cần nhiều cán bộ điều tra trên diện rộng. Điều này cho phép có thể huy động
được các cán bộ điều tra có hiểu biết sâu sắc hoặc có thể tập huấn thêm một số kỹ
năng cho các cán bộ điều tra, có thể thu thập thêm những thông tin sâu hơn về hoạt
động của các tàu khai thác thuỷ sản như: thời gian và phạm vi hoạt động của từng
nghề, chi phí, năng suất khai thác theo nghề,…
Trong thực tế, tuỳ vào khả năng tài chính, nhân lực và mục tiêu ưu tiên, có thể kết
hợp cả điều tra trên phạm vi rộng và điều tra chiều sâu để có được những thông tin
toàn diện về đối tượng nghiên cứu.
2. 5.2 Lập kế hoạch điều tra
2.5.2.1 Tổ chức nguồn nhân lực và chuẩn bị điều kiện vật chất
Cần phải tìm hiểu kỹ các điều kiện vật chất, nhân lực và sự phối hợp với các cơ
quan khác để phục vụ cho cuộc điều tra.
Nhân lực và vật chất:
Cách tổ chức nhân lực cho việc thu thập số liệu thứ nhất là huy động các cơ quan
quản lý sẵn có tham gia vào cuộc điều tra thuỷ sản, vì các cơ quan này đã có cơ sở
trên địa bàn điều tra, công việc điều tra sẽ là một phần công việc thường xuyên của

9


họ do đó chi phí điều tra sẽ được giảm thiểu. Tuy nhiên chất lượng số liệu có thể
không cao vì sẽ không có nhiều chọn lựa (thời gian, nhân lực) cho hoạt động thu

thập số liệu.
Cách tổ chức thu thập số liệu thứ hai là sử dụng những cán bộ điều tra chuyên môn.
Kinh nghiệm của những người này trong cuộc điều tra trước sẽ giúp việc thu thập số
liệu được tiến hành thuận lợi trong các cuộc điều tra tiếp theo và do đó chất lượng
số liệu cũng được nâng cao.
Về vật chất cần chuẩn bị chu đáo và tạo điều kiện thuận lợi về phương tiện đi lại, ăn
ở cho cán bộ điều tra, phương tiện thông tin liên lạc, tài liệu điều tra, thiết bị phân
tích xử lý và phổ biến số liệu điều tra.
Sự phối hợp với các cơ quan liên quan:
Khi thực hiện một cuộc điều tra, vấn đề phối hợp với các cơ quan liên quan là rất
quan trọng. Ví dụ khi đối tượng điều tra là các hộ gia đình nuôi trồng thuỷ sản thì rõ
ràng rất cần sự phối hợp của chính quyền địa phương, các hội nghề nghiệp như hội
nông dân, hội nghề cá, trưởng thôn… Các cơ quan này sẽ giúp cán bộ điều tra dễ
dàng tiếp cận với đối tượng điều tra hơn, hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc điều
tra được tiến hành suôn sẻ như tuyên truyền, phổ biến về nội dung ý nghĩa xã hội
của cuộc điều tra, hoặc các điều kiện vật chất khác.
2.5.2.2 Chuẩn bị về kỹ thuật:
Chuẩn bị về kỹ thuật được thực hiện theo các bước sau:
1. Xác định tổng thể điều tra:
Xác định xem thông tin phải thu thập ở đâu để từ đó chọn mẫu điều tra. Tuỳ thuộc
vào đặc điểm đối tượng và phạm vi nghiên cứu để chọn đơn vị điều tra cho phù hợp
từ đó xác định tổng thể chung. Ví dụ: nuôi trồng thuỷ sản nằm trên mặt bằng tĩnh,
quy mô sản xuất chủ yếu là hộ gia đình và hợp tác xã nên điều tra sản lượng nuôi
trồng thuỷ sản ở tỉnh Thái Nguyên thì tổng thể điều tra là sản lượng thuỷ sản của tất
cả các hộ gia đình, các hợp tác xã nuôi trồng thuỷ sản trong phạm tỉnh. Còn đối với
điều tra sản lượng khai thác thuỷ sản tại huyện Vân Đồn thì tổng thể lại là sản lượng
của tất cả các tàu thuyền tham gia khai thác thuỷ sản trên địa bàn huyện.
2. Thiết lập dàn chọn mẫu:
Dàn mẫu là cơ sở để thực hiện điều tra chọn mẫu nhằm tránh những sai số do bỏ sót
hay tính trùng. Dàn mẫu này chứa danh sách các đơn vị trong tổng thể cho phép lựa

chọn và xác định các đơn vị trong mẫu và các thông tin bổ sung khác. Những thông
tin bổ sung này sẽ giúp việc chọn mẫu hiệu quả hơn để từ đó thu được những ước
tính có độ chính xác cao hơn. Dàn chọn mẫu thường dựa trên cơ sở các thông tin
thu được từ cuộc tổng điều tra được thực hiện gần nhất. Ví dụ điều tra tình hình sử
dụng đất sẽ cho những thông tin về diện tích nuôi trồng thuỷ sản – một yếu tố đầu
vào của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, hay tổng điều tra dân số sẽ cung cấp những
10


thông tin về lao động tham gia ngành thuỷ sản, điều tra tàu thuyền cho biết thông tin
về số lượng tàu thuyền và loại ngư cụ sử dụng là cơ sở để tính toán sản lượng khai
thác thuỷ sản. Ngoài ra dàn mẫu cũng có thể được xây dựng dựa trên các loại sổ
đăng ký (sổ đăng ký tàu thuyền, sổ đăng ký hộ khẩu, sổ quản lý của thôn/xã…).
3. Thiết lập lược đồ thông tin thu thập:
Dựa vào mục đích nghiên cứu để liệt kê những nội dung cần điều tra để từ đó xây
dựng bảng hỏi. Bảng hỏi nên có kết cấu đơn giản, diễn đạt câu hỏi ngắn gọn, tránh
những câu hỏi dẫn dắt. Các câu hỏi phải được sắp xếp đảm bảo tính logic. Để giảm
sai số phi chọn mẫu, nên đưa ra những giải thích chi tiết cho các mục thông tin,
những khái niệm sử dụng trong cuộc điều tra.
4. Xác định phương pháp chọn mẫu
5. Xác định thời gian thu thập thông tin
Dựa vào đặc điểm của đối tượng điều tra để xác định thời gian thu thập thông tin.
Với mỗi loại thông tin sẽ đòi hỏi phải điều tra thu thập thông tin trong những
khoảng thời gian nhất định. Ví dụ điều tra diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản có
thể lấy số liệu trong 1 năm, nhưng điều tra sản lượng thì phải lấy số liệu trong thời
gian ngắn hơn. Trên cơ sở đó lựa chọn thời gian phù hợp để tiến hành cuộc điều tra.
Ví dụ thời gian điều tra phù hợp nhất đối với người nuôi là một vài ngày sau khi thu
hoạch không nên để thời gian quá lâu nếu không sẽ dẫn đến nhiều sai số.
6. Xác định quy mô mẫu:
Việc xác định số lượng các đơn vị nằm trong mẫu là bao nhiêu để mẫu có thể đại

diện cho cả tổng thể là một việc không đơn giản. Tuỳ thuộc vào tính chất đặc điểm
hiện tượng nghiên cứu và phương pháp chọn mẫu có thể sử dụng công thức xác
định quy mô mẫu khác nhau. Quy mô mẫu là căn cứ để xác định số lượng điều tra
viên và số lượng phiếu điều tra cần phân phối. Trong bước này ta cũng tính đến
phạm vi và số lượng mẫu cho cuộc điều tra thử.
2.5.3 Triển khai thực hiện
Một cuộc điều tra được thực hiện theo các bước sau:
1. Điều tra thử: cũng được thực hiện gần giống như điều tra thật, nhưng chỉ tiến
hành trên phạm vi nhỏ nhằm:
- Thu thập những thông tin liên quan đến những thay đổi trong tổng thể và tính toán
sơ bộ chi phí cho cuộc điều tra
- Kiểm tra tính hợp lý và khả năng thu thập thông tin từ bảng hỏi
- Tạo cơ hội đào tạo cho những cán bộ điều tra

11


Trên cơ sở kết quả của điều tra thử, người ta tiến hành tính toán số lượng cán bộ
điều tra cần thiết, phân bổ định mức lao động cho mỗi cán bộ điều tra trên từng địa
bàn cụ thể. Số lượng cán bộ điều tra phụ thuộc vào số đơn vị điều tra trên địa bàn,
điều kiện địa hình và giao thông đi lại.
2. Trưng tập và tập huấn cho cán bộ điều tra:
Lập danh sách các điều tra viên cho từng địa bàn và tổ chức các lớp tập huấn cho
các điều tra viên này, nội dùng cần hướng dẫn bao gồm:
- Giải thích nội dung biểu mẫu điều tra, tập trung vào cách sử dụng bảng kê, cách
ghi phiếu điều tra.
- Phương pháp tiếp cận đơn vị điều tra
- Cách sử dụng các dụng cụ kỹ thuật phục vụ cho việc do lường.
- Phương pháp cân đối và kiểm tra tính sát thực của thông tin ghi vào phiếu (kiểm
tra bằng số học hoặc kiểm tra thực địa)

Các cán bộ điều tra nên được tổ chức thành nhiều nhóm và phân công các trưởng
nhóm để thuận lợi cho việc kiểm tra số liệu ban đầu.
3. Điều tra thực tế:
Nếu là các cuộc điều tra lớn, mang ý nghĩa xã hội cao, nên phối hợp với chính
quyền địa phương các cấp tiến hành tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông
đại chúng để thu hút sự chú ý và tranh thủ sự đồng tình của nhân dân.
Các cán bộ điều tra dựa trên các bảng kê danh sách trên địa bàn nghiên cứu để lựa
chọn các đơn vị điều tra và nên phối hợp với các cán bộ địa phương (xã/phường,
thôn/bản) để thu xếp và báo trước cho đối tượng điều tra về thời gian và địa điểm cụ
thể.
4. Kiểm tra và giám sát
Công tác kiểm tra nên tiến hành thường xuyên trong suốt thời gian thu thập, xử lý
số liệu điều tra tại các địa bàn. Trưởng nhóm điều tra chịu trách nhiệm kiểm tra số
liệu của tất cả các phiếu thuộc nhóm mình phụ trách, nội dung kiểm tra là: kiểm tra
tài liệu thu thập về tính đầy đủ (số phiếu và những thông tin được ghi chép trong
phiếu) và tính chính xác (kiểm tra về mặt logic của mối quan hệ giữa các thông tin
và mặt tính toán).
Hình thức kiểm tra: tự kiểm tra, kiểm tra chéo giữa các tổ, cấp trên kiểm tra cấp
dưới, kiểm tra thường xuyên và kiểm tra đột xuất, kiểm tra trọng điểm và tổng kiểm
tra trước khi nghiệm thu.
5. Phúc tra số liệu
12


Khi kết thúc điều tra trên diện rộng, có thể tiến hành phúc tra ở một số địa bàn. Mục
đích là nhằm đánh giá độ tin cậy của số liệu điều tra tính toán sai số điều tra, làm
căn cứ cho việc xử lý số liệu. Phương pháp phúc tra là chọn một số đơn vị có tên
trong phiếu điều tra và tiến hành phỏng vấn trực tiếp.
6. Tổng hợp số liệu, tính toán các tham số và suy rộng kết quả điều tra.
2.6 Các phương pháp thu thập thông tin

Mỗi loại thông tin thống kê có những đặc điểm riêng, đòi hỏi phải có những cách
thu thập khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp thu thập số liệu nào cũng chi phối
việc lập kế hoạch và các bước triển khai cuộc điều tra. Có một số phương pháp thu
thập thông tin sau:
2.6.1 Đo lường và quan sát trực tiếp
Phương pháp này cho kết quả chính xác nhất nhưng lại tốn nhiều sức lực và chi phí
hơn, có thể sử dụng phương pháp này kết hợp với nhiều phương pháp khác. Khi sử
dụng phương pháp này, người điều tra phải nắm được các phương pháp đo lường
chính xác, kỹ năng quan sát ước lượng bằng mắt, biết cách phân biệt các đối tượng
điều tra…
2.6.2 Phỏng vấn trực tiếp
Người trả lời và người thu thập số liệu sẽ gặp mặt trực tiếp. Phương pháp này cho
phép thu thập thông tin từ nhiều đối tượng. Người điều tra có thể giải thích cho
người trả lời về mục tiêu của cuộc điều tra, bản chất của số liệu yêu cầu và thuyết
phục họ cung cấp những thông tin hữu ích cho cuộc điều tra. Điều này sẽ làm tăng
tỷ lệ trả lời và tránh bị mất thông tin. Có hai cách phỏng vấn trực tiếp:
a. Người phỏng vấn sử dụng một mẫu phiếu điều tra đã lập sẵn để ghi lại những
thông tin thu thập được. Tuy nhiên có một số lưu ý trước khi tiến hành điều tra và
trong quá trình phỏng vấn:
+ Chọn thời gian địa điểm điều tra phù hợp. Ví dụ: Điều tra khai thác thuỷ sản, có
thể chọn địa điểm phỏng vấn là tại các bến cá hay tại nhà ngư dân.
+ Thái độ và cách thức phỏng vấn phải phù hợp với đối tượng trả lời.
b. Phỏng vấn mở: người phỏng vấn nói chuyện với người trả lời theo nội dung trọng
tâm, cách trao đổi thông tin ở đây linh hoạt hơn cách sử dụng phiếu điều tra. Cách
phỏng vấn này thường được sử dụng để trao đổi thông tin hay để tham khảo ý kiến
của một nhóm người nhất định thông qua điều tra nhóm đại biểu hay điều tra hội
nghị. Tuy nhiên phỏng vấn mở, ít khi được sử dụng trong các chương trình điều tra
thuỷ sản vì thông tin thu được chủ yếu là loại thông tin định tính nên rất khó tổng
hợp. Phương pháp này chủ yếu sử dụng trong điều tra xã hội và thường thu được
những gợi ý hay để đưa ra các quyết định đúng đắn trong quá trình lập kế hoạch.


13


2.6.3 Điều tra qua thư
Người hỏi và người trả lời giao tiếp với nhau qua bảng hỏi. Do đó việc thiết kế bảng
hỏi phải được tiến hành cẩn thận và phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người trả
lời trong việc nhận và gửi câu trả lời. Bảng hỏi phải được thiết kế đảm bảo tính
logic, hình thức rõ ràng, câu hỏi gắn gọn dễ hiểu. Đây là phương pháp đòi hỏi chi
phí thấp nhưng tỷ lệ không trả lời lại tương đối cao. Do đó để tăng tỷ lệ trả lời có
thể kết hợp với phương pháp phỏng vấn trực tiếp.
2.6.4 Sổ đăng ký
Những người trả lời được yêu cầu cung cấp thông tin ở một nơi nhất định. Sổ đăng
ký thường được dùng để thu thập và lưu trữ những số liệu tổng quát để theo dõi tình
hình cuả các đơn vị đang hoạt động. Ví dụ số liệu đăng ký tàu thuyền cũng được thu
thập bằng phương pháp này, nhưng sổ đăng ký này thường thiếu cập nhật và chỉ có
khả năng theo dõi những tàu thuyền khai thác quy mô lớn. Tuy nhiên, phương pháp
này chỉ có thể áp dụng được đối với những số liệu thống kê mà luật pháp quy định
phải khai báo nếu không người cung cấp thông tin sẽ gặp nhiều bất lợi hoặc bị phạt
tiền.
2.6.5 Chuyển hoá những số liệu từ các ghi chép sẵn có
Phương pháp này được sử dụng khi đã có một nguồn số liệu tồn tại từ trước, có thể
những số liệu này còn nằm phân tán ở nhiều nơi hoặc cần phải tiến hành những
bước tổng hợp số liệu cho phù hợp với yêu cầu mới đặt ra. Chất lượng số liệu thu
được từ phương pháp này chủ yếu phụ thuộc vào chất lượng số liệu gốc. Nguồn số
liệu gốc có thể từ các báo cáo của các đơn vị, các sổ nhật ký…
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP MẪU CỦA FAO TRONG ĐIỀU TRA THỐNG
KÊ THUỶ SẢN
(Cập nhật: 21/12/2005)
I. ĐIỀU TRA SẢN LƯỢNG KHAI THÁC THUỶ SẢN QUY MÔ NHỎ

1.1 Tổng quan về huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
1.2 Công thức ước lượng sản lượng khai thác
1.3 Điều tra cơ bản và nguồn thông tin cơ bản
1.3.1 Điều tra cơ bản
1.3.2 Sổ đăng ký tàu thuyền
1.4 Điều tra mẫu ước lượng sản lượng khai thác thuỷ sản
1.4.1 Dàn mẫu
14


1.4.2 Các cách điều tra mẫu ước tính sản lượng khai thác thuỷ sản
1.4.2.1 Điều tra lên cá
1.4.2.2 Điều tra cường lực
1.5 Kết quả triển khai thí điểm tại Vân Đồn, Quảng Ninh
1.5.1 Phiếu điều tra và cách ghi phiếu
1.5.2 Kết quả tổng hợp số liệu
1.5.3 Kết quả tính toán
1.5.4 Nhận xét rút ra từ các số liệu đã thu thập được
II. ĐIỀU TRA MẪU TRONG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
2.1 Tổng quan về tỉnh Thái Nguyên
2.2 Mục đích nghiên cứu
2.3 Điều tra cơ bản
2.4 Lựa chọn mẫu điều tra
2.5 Số lượng mẫu điều tra
2.6 Phân bổ số lượng mẫu điều tra
2.7 Phương pháp thu thập số liệu
2.8 Xây dựng mẫu phiếu điều tra
2.8.1 Mẫu phiếu
2.8.2 Giải thích cách ghi phiếu điều tra
2.9 Phương pháp ước tính sản lượng nuôi trồng thuỷ sản

2.9.1 Tính năng suất bình quân
2.9.2 Tính tỷ lệ diện tích thực tế nuôi trồng thuỷ sản và cho thu hoạch
2.9.3 Tính sản lượng nuôi trồng thuỷ sản
2.9.4 Tính sản lượng và giá trị theo loài

15


2.10 Phân tích và lập các báo cáo thông tin thống kê
ĐIỀU TRA SẢN LƯỢNG KHAI THÁC THUỶ SẢN QUY MÔ NHỎ (phần I)
(Cập nhật: 21/12/2005)
1.1 Tổng quan về huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
1.2 Công thức ước lượng sản lượng khai thác
1.3 Điều tra cơ bản và nguồn thông tin cơ bản
1.3.1 Điều tra cơ bản
1.3.2 Sổ đăng ký tàu thuyền
1.4 Điều tra mẫu ước lượng sản lượng khai thác thuỷ sản
1.4.1 Dàn mẫu
1.4.2 Các cách điều tra mẫu ước tính sản lượng khai thác thuỷ sản
1.4.2.1 Điều tra lên cá
1.4.2.2 Điều tra cường lực
1.1 Tổng quan về huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Vân Đồn là một Huyện đảo của tỉnh Quảng Ninh, nằm trên vịnh Bái Tử Long, có
diện tích tự nhiên phần đất nổi là 55.130 ha, chiếm 9,34 % diện tích đất tự nhiên,
7381 ha bãi triều rừng ngập mặn và 160.000 ha mặt nước biển. Vùng biển Huyện
Vân Đồn có trên 600 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 20 đảo đất lớn; số đảo còn lại là
núi đá và cồn rạn; nhiều đảo được bao phủ bởi hệ thực vật phong phú.
Gần ngư trường Cô Tô, Bạch Long Vĩ, Long Châu nên nguồn lợi thuỷ sản ở vùng
biển Vân Đồn rất đa dạng về giống, loài hải sản. Qua điều tra của Viện nghiên cứu
thuỷ sản Hải Phòng phối hợp với Sở thuỷ sản Quảng Ninh đã xác định được 105

loài cá có giá trị kinh tế như: cá song, cá hồng, cá ngừ, cá chim, cá thu, cá nục, cá
quẩn, cá dưa,... Ngoài ra còn có các loài hải sản khác như; tôm biển, mực mai, mực
ống, các loài ốc, bào ngư, ngọc trai, ngao,v.v...
Địa bàn huyện được chia thành 11 xã và 1 thị trấn. Toàn huyện có 8998 hộ với
40.369 khẩu với 21.402 lao động (Tính đến 31/12/2004), trong đó lao động làm
nghề thuỷ sản chiếm 30-33%. Đại bộ phận ngư dân Vân Đồn từ lâu đã có truyền
thống kinh nghiệm làm nghề biển nhất là nghề khai thác thuỷ sản ở ngư trường khơi
và một số nghề khai thác thuỷ sản truyền thống ở ngư trường lộng và ven bờ.
1.2 Công thức ước lượng sản lượng khai thác
Như đã nói ở trên điều tra sản lượng thuỷ sản đối với nghề cá quy mô nhỏ, hoạt
động phân tán là một công việc khổng lồ và không khả thi ngay cả đối với những
nước có nền kinh tế phát triển. Vì vậy FAO đã giới thiệu phương pháp điều tra mẫu
sản lượng thuỷ sản, hy vọng giảm thiểu tối đa công việc cho các cán bộ thống kê
thuỷ sản mà vẫn thu được kết quả như mong muốn.
Sản lượng thuỷ sản được ước tính dựa vào việc ước tính năng suất khai thác và
cường lực khai thác. Các chỉ tiêu thống kê phải được nghiên cứu trong điều kiện

16


thời gian hoàn cảnh cụ thể, trong cuốn tài liệu này, các chỉ tiêu được nghiên cứu
trong các điều kiện giả thiết sau:
a. Do sản lượng khai thác thuỷ sản là một chỉ tiêu thống kê có nhiều biến động, đòi
hỏi phải theo dõi thường xuyên nên thời gian nghiên cứu lặp lại theo chu kỳ từng
tháng.
b. Không gian nghiên cứu trong một khu vực hoặc một vùng địa lý
c. Trong khai thác thuỷ sản, mỗi nghề hoạt động lại có những đặc điểm khác nhau
về số ngày đi biển trong tháng và năng suất khai thác do đó công thức sản lượng
này sẽ được nghiên cứu cho từng nghề cụ thể.
Công thức ước tính sản lượng khai thác như sau:


.
Trong đó:
SL: Sản lượng khai thác của nghề nghiên cứu. Đơn vị tính: kg
CPUE: Năng suất khai thác trên một đơn vị cường lực. CPUE được hiểu là sản
lượng khai thác trung bình trong một ngày của một loại tàu thuyền (theo nghề) nào
đó. Đơn vị tính: kg/tàu/ngày.
A: là số ngày các tàu khai thác thuỷ sản có thể đi biển trong một tháng.
A= Số ngày dương lịch trong tháng – số ngày tất cả các tàu không đi biển trong
tháng
Trong tháng có thể có một số ngày các tàu không đi biển do một số nguyên nhân
như: vào ngày nghỉ lễ (tết, rằm, mồng một…), những ngày thời tiết không thuận lợi.
Những ngày này sẽ bị loại ra khi tính cường lực, vì cường lực khai thác vào những
ngày này bằng 0 hoặc xấp xỉ bằng 0.

17


F: là tổng số tàu khai thác thuỷ sản của địa phương.
BAC: là hệ số hoạt động của tàu, biểu hiện xác xuất để một tàu thuyền khai thác
thuỷ sản bất kỳ có thể đi biển vào một ngày bất kỳ trong tháng.
Trong công thức (1) người ta thường nhóm các nhân tố A, F và BAC thành một
nhóm gọi là cường lực:
CL = A x F x BAC (2)
CL: Cường lực là tổng số ngày đi biển của tàu. Đơn vị tính: ngày tàu hoạt động
Do đó công thức tính sản lượng có thể được viết lại là:
SL = CPUE x CL (3)
Trong các điều tra để ước tính cường lực, hệ số A được rút ra từ kinh nghiệm thực tế
của cán bộ điều tra và thu được vào cuối tháng. Hệ số này không giải thích cho sự
hoạt động của các tàu riêng lẻ mà chỉ quan tâm đến những ngày thuận lợi cho ngư

dân thực hiện các chuyến đi biển. Lưu ý rằng, số ngày hoạt động này sẽ đặc trưng
theo từng nghề cá, từng khu vực địa lý. Ví dụ: với nghề khai thác sử dụng ánh sáng
thì ngư dân sẽ không hoạt động vào những ngày sáng trăng, còn các nghề khác vẫn
hoạt động bình thường; hoặc mưa bão chỉ ảnh hưởng đến một khu vực nhất định,
những khu vực nằm ngoài vùng ảnh hưởng ngư dân vẫn đi biển như thường.
Khi đã ước lượng được tổng sản lượng khai thác có thể thu được một số ước lượng
thứ cấp sau:
Sản lượng khai thác theo loài:
Slloài = SP x SL
Slloài: Sản lượng khai thác của một loài
SP: Tỷ lệ của loài đó chiếm trong tổng sản lượng. Tỷ lệ này thu được từ sản lượng
mẫu.
Giá trị loài:
GTloài = P x Slloài
P: giá bán lần đầu tại bến của loài
Từ các giả thiết trên, tổng sản lượng thuỷ sản trong tháng sẽ thu được từ ước tính
sản lượng thuỷ sản của tất cả các nghề khai thác thuỷ sản hoạt động trong khu vực
nghiên cứu và trong thời gian một tháng.

18


TSL: Tổng sản lượng khai thác thuỷ sản trên địa bàn nghiên cứu
SLi: Sản lượng khai thác của nghề thứ i
n: Số nghề khai thác hoạt động trên địa bàn nghiên cứu
.
1.3 Điều tra cơ bản và nguồn thông tin cơ bản
Từ lý thuyết mẫu ở phần trên, ta thấy không thể thực hiện bất cứ một cuộc điều tra
mẫu nào nếu chưa có thông tin cơ bản về đối tượng nghiên cứu. Thông tin cơ bản về
ngành thuỷ sản đáng quan tâm là số lượng tàu thuyền khai thác thuỷ sản, vị trí các

cảng cá bến cá, nghề hoạt động của ngư dân… trên cơ sở đó mới có thể tiến hành
được các cuộc điều tra thuỷ sản sâu hơn trong đó có ước tính sản lượng khai thác
thuỷ sản.
1.3.1 Điều tra cơ bản:
Điều tra cơ bản là một cuộc tổng điều tra thuỷ sản. Trong cuộc điều tra này người ta
thu thập một số thông tin cơ bản về nghề cá để phục vụ mục tiêu quản lý của ngành,
trong đó có một số chỉ tiêu như: số lượng tàu khai thác thuỷ sản, số cảng cá/bến cá,
… Với mục tiêu ước lượng sản lượng khai thác thuỷ sản, điều tra cơ bản phải thu
được các thông tin về số lượng tàu thuyền phân tổ theo nghề, theo công suất, theo
cảng cá (địa giới hành chính) và danh sách các cảng cá đang hoạt động. Điều tra cơ
bản có thể tiến hành năm năm một lần.
Nguồn nhân lực để tiến hành điều tra cơ bản có thể dựa vào các cán bộ quản lý nghề
cá ở địa phương đồng thời phối hợp với các trưởng thôn đến từng hộ gia đình làm
nghề khai thác thuỷ sản để thu thập số liệu về tàu thuyền, thông tin về các bến cá…
Khi đến các hộ gia đình ngư dân, cán bộ điều tra nên quan sát kỹ để có thêm các
thông tin bổ sung như điều kiện sinh hoạt, điều kiện học hành của con em ngư
dân… Những thông tin này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình tổng hợp kết quả và
phân tích số liệu sau này. Thông tin thu được từ điều tra cơ bản sẽ là cơ sở để xây
dựng dàn mẫu cho các cuộc điều tra mẫu lên cá và điều tra hoạt động tàu.
Lưu ý khi ghi chép số tàu hoạt động theo nghề:
Việc phân tổ tàu thuyền theo nghề dựa vào các tiêu chí sau: Kích thước tàu sử dụng
để khai thác thuỷ sản (công suất, chiều dài…), mức sản lượng và thành phần loài
khai thác, ngư cụ sử dụng… Do đó trong một số trường hợp nhiều nghề có những
đặc điểm hoạt động tương tự nhau có thể gộp lại thành một nhóm. Mỗi cán bộ điều
tra nên có một quyển sổ tay hướng dẫn cách phân loại tàu thuyền theo nghề và cách

19


phân tổ tàu thuyền được quy định trong điều tra cơ bản để giúp việc ghi chép số

lượng tàu thuyền được chính xác hơn.
Nghề hoạt động của tàu là một thông tin rất quan trọng để ước tính sản lượng khai
thác, vì mỗi nghề có năng suất khai thác khác nhau. Do đó khi điều tra nghề hoạt
động của tàu phải xác định xem tàu đó sử dụng một hay nhiều loại ngư cụ và thời
gian sử dụng các loại ngư cụ đó. Trong trường hợp một tàu làm nhiều nghề, thì có
thể ghi chép theo hai trường hợp như sau:
Nếu tàu thuyền sử dụng lần lượt các loại ngư cụ: Tàu thuyền làm một nghề trong
mùa này và lại làm một nghề khác vào mùa khác, nghĩa là không sử dụng đồng thời
nhiều loại ngư cụ thì tàu đó sẽ có mặt trong tất cả các tổ nghề nghiệp mà nó tham
gia. Việc này sẽ không dẫn đến việc tính trùng vì nó chỉ xuất hiện một lần ở các thời
điểm và hoàn cảnh khác nhau. Ví dụ: từ tháng 3 – 6 một tàu làm nghề câu, từ tháng
7 – 12 tàu đó lại chuyển sang nghề lưới rê, tàu đó sẽ được tính vào số tàu làm nghề
câu từ tháng 3 – 6, còn từ tháng 7 – 12 được tính vào số tàu làm nghề lưới rê.
Nếu tàu thuyền sử dụng đồng thời nhiều loại ngư cụ để khai thác: sẽ có 2 cách để
ghi chép số liệu tàu thuyền theo nghề:
- Nghề nào chiếm ưu thế hơn (sản lượng khai thác hoặc thời gian lao động) thì tính
vào nghề đó
- Đưa tàu thuyền đó vào một nhóm là nghề “khác” hoặc xây dựng ra một tổ mới
gồm những tàu cùng làm các nghề kết hợp giống nhau (ví dụ: nhóm tàu làm nghề rê
cố định + câu)
Khi thực hiện điều tra cơ bản phải quan tâm đến một số vấn đề sau:
- Tập huấn chi tiết cho cán bộ điều tra về cách ghi chép số liệu trong phiếu điều tra,
cách phân loại và nhận biết tàu thuyền, ngư cụ
- Lên kế hoạch cụ thể về các cuộc thăm viếng thôn làm nghề khai thác thuỷ sản, các
cảng cá.
- Cách tiếp xúc với ngư dân và chính quyền địa phương để thu được những thông
tin đầy đủ và chính xác.
Qua thời gian những số liệu điều tra cơ bản sẽ có những thay đổi và sẽ dễ dẫn đến
những sai số trong việc ước lượng sản lượng khai thác thuỷ sản. Những thay đổi
thường gặp đối với số liệu điều tra cơ bản là:

(i) Số lượng các bến cá thay đổi
(ii) Thay đổi về số lượng tàu khai thác thuỷ sản và nghề nghiệp của các tàu
Mặc dù những thay đổi trong số liệu điều tra cơ bản là không lớn và không thường
xuyên nhưng những thay đổi này rất đáng quan tâm và nó sẽ ảnh hưởng đến dàn
20


mẫu trong điều tra lên cá và điều tra hoạt động của tàu. Nếu số liệu cơ bản thay đổi
không nhiều thì có thể điều tra chọn mẫu một số bến cá hay một số tàu thuyền để
xác định mức độ thay đổi và điều chỉnh cho phù hợp. Tuy nhiên khi có những thay
đổi lớn như thiên tai, chiến tranh hay các chương trình phát triển của ngành…, nên
tiến hành tổng điều tra trước thời hạn. Các bước cụ thể để tiến hành một cuộc điều
tra cơ bản tương tự như các bước thực hiện điều tra mẫu (đã đề cập ở phần trên), chỉ
khác về quy mô điều tra.
1.3.2 Sổ đăng ký tàu thuyền:
Số liệu về tàu thuyền có thể dựa vào các sổ đăng ký tàu thuyền của địa phương.
Trong sổ đăng ký tàu thuyền thường có các thông số kỹ thuật của tàu (kích thước,
công suất…) cũng như nghề hoạt động của tàu. Trong hầu hết các trường hợp, sổ
đăng ký tàu thuyền còn chưa được cập nhật đầy đủ, vì có một số tàu không còn hoạt
động hoặc chuyển vùng khai thác nhưng vẫn được lưu trữ trong sổ. Hoặc do nhiều
lý do một số tàu lại chưa được đăng ký nhưng vẫn hoạt động nên không có trong
danh sách tàu thuyền khai thác thuỷ sản. Tuy nhiên trong trường hợp chưa có điều
kiện tổng điều tra tàu thuyền thì vẫn có thể coi đây là nguồn số liệu khá tin cậy. Để
kiểm tra lại nguồn số liệu này có thể ước tính sai số bằng cách chọn một số tàu
trong danh sách và tiến hành kiểm tra mẫu để xác định tỷ lệ những tàu còn nằm
ngoài sổ sách và những tàu có trong sổ sách nhưng đã ngừng hoạt động hoặc
chuyển vùng. Ngoài ra, có thể phối hợp với các trưởng thôn, các cán bộ xã/phường
theo dõi hoạt động thuỷ sản để có thêm những thông tin bổ sung về các bến cá .
Tại huyện Vân Đồn, điều tra thuỷ sản cơ bản được tiến hành gần đây nhất là cuộc
điều tra do Tổng cục Thống kê chỉ đạo - Tổng điều tra nông nghiệp nông thôn và

thuỷ sản năm 2001. Cuộc điều tra này được tiến hành với sự phối hợp liên ngành
giữa Thống kê, Thuỷ sản, Nông nghiệp và chính quyền địa phương các cấp.
Dựa vào nguồn số liệu trên cơ sở sổ đăng ký tàu thuyền, sổ theo dõi thống kê của
các xã và số liệu Tổng điều tra nông nghiệp nông thôn và thuỷ sản năm 2001, có thể
một số thông tin cơ bản sau.
.
Bảng 1: Số lượng tàu thuyền chia theo nghề và công suất tại huyện Vân Đồn
năm 2005
Nghề

Nghề Lưới Lưới chài chụpLưới kéoTàu
Tổng
Công suất ven bờ rê, câu kết hợp ánh sáng giã đôi dịch vụ số
6 – <12

600

12 – <45

57

45 – <90

.

.

15

10


5

22

.
.
.

39

639

10

92

20

47
21


>= 90
Tổng số

.
657

17


72

4

34

127

37

104

4

103

905

.
.
.
.
Bảng 2: Số lượng tàu thuyền chia theo công suất và theo xã của huyện Vân
Đồn năm 2005
.

6 – <20

20 – <45


45 – <90

>= 90 Tổng số

Hạ Long

176

36

12

27

251

Cái Rồng

85

24

14

32

155

Đông Xá


173

8

10

44

235

Minh Châu 4

11

5

16

36

Quan Lạn

35

2

4

2


43

Ngọc Vừng 35

1

.

.

Thắng Lợi 131

10

2

6

149

Tổng số

92

47

127

905


639

36

Dựa trên số liệu cơ bản này, đã có thể xây dựng được dàn mẫu để tiến hành các
cuộc điều tra thu mẫu để ước tính sản lượng khai thác thuỷ sản của huyện Vân Đồn.
Giải thích cách phân tổ nghề nghiệp trong số liệu cơ bản:
Nghề ven bờ bao gồm các tàu nhỏ hoạt động trong khu vực gần bờ, thường làm
kiêm nhiều nghề chủ yếu là các nghề câu, lưới kéo, te, xiệp…, sử dụng nhiều loại
ngư cụ đơn giản, dễ chế tạo và thời gian đi biển ngắn ngày. Do đó có thể gộp lại
thành một nhóm, nhóm này chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số tàu khai thác thuỷ sản tại
Vân Đồn.

22


Một nhóm nữa là tàu nghề lưới kéo đôi chỉ có 4 tàu hoạt động, do đặc điểm của
nghề nên coi hai tàu là một đơn vị khai thác thuỷ sản. Đây là tàu lớn, đi biển dài
ngày nên việc điều tra sản lượng khai thác của 2 đôi tàu này khá thuận lợi, việc ước
tính sản lượng là không cần thiết vì hằng tháng có thể thực hiện phỏng vấn trực tiếp
chủ tàu.
Đội tàu dịch vụ chỉ làm nhiệm vụ thu mua thuỷ sản hoặc cung cấp dịch vụ hậu cần
thuỷ sản chứ không tham gia khai thác vì vậy sẽ không được đưa vào ước tính sản
lượng.
1.4 Điều tra mẫu ước lượng sản lượng khai thác thuỷ sản
Phương pháp điều tra mẫu thuỷ sản của FAO được thử nghiệm tại Vân Đồn, Quảng
Ninh trong thời gian 3 tháng từ tháng 3 đến tháng 5/2005. Người trực tiếp thực hiện
là hai cán bộ theo dõi thuỷ sản thuộc phòng Kinh tế huyện Vân Đồn.
1.4.1 Dàn mẫu:

Trước khi tiến hành chọn mẫu cần phải kiểm tra lại độ tin cậy của dàn mẫu như đã
đề cập trong phần điều tra cơ bản. Từ số liệu điều tra cơ bản đã có thông tin chung
về huyện Vân Đồn. Song do các bến cá trong huyện nằm phân tán trải dọc bờ biển
nên việc ước tính sản lượng cho từng bến cá là một công việc vượt quá khả năng. Vì
vậy cách lựa chọn tốt nhất là chọn mẫu các bến cá cho các cuộc điều tra sản lượng.
Tuỳ thuộc vào đặc điểm phân bố của các bến cá và cơ cấu tàu thuyền hoạt động
trong các bến cá mà người ta sử dụng các cách chọn mẫu như đã nêu ở trong phần II
mục 3.
Trong điều tra mẫu ước lượng sản lượng khai thác, việc chọn mẫu sẽ được chia
thành 2 cấp. Mẫu cấp 1 là cảng cá/bến cá, mẫu cấp 2 là tàu thuyền khai thác thuỷ
sản.
Quy mô mẫu sẽ được ước tính cho một nhóm cảng cá/bến cá mẫu. Tức là mỗi nhóm
điều tra sẽ là một tổng thể mẫu. Trong cuộc điều tra ước lượng sản lượng khai thác
thuỷ sản ở Vân Đồn, tất cả các bến cá trên địa bàn huyện Vân Đồn được coi là một
tổng thể mẫu.
Đối với đơn vị mẫu cấp 2, đơn vị điều tra được chọn là tàu thuyền khai thác thuỷ
sản. Dựa vào số liệu điều tra cơ bản, người ta sẽ tiến hành chọn mẫu tàu thuyền
phân tổ theo nghề. Sau đó kết hợp sử dụng các phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên
để chọn tàu điều tra theo từng nghề. Quy mô mẫu phụ thuộc vào mục đích điều tra,
sai số cho phép, sẽ được bàn đến trong từng cuộc điều tra cụ thể.
1.4.2 Các cách điều tra mẫu ước tính sản lượng khai thác thuỷ sản:
Theo công thức (3), việc xác định sản lượng khai thác thuỷ sản dựa vào số liệu từ
hai nhóm là điều tra ước tính CPUE và điều tra ước tính cường lực. Trong đó điều
tra ước tính CPUE được dựa trên cơ sở số liệu điều tra mẫu lên cá, còn điều tra
cường lực có thể được tiến hành theo nhiều cách.
23


1.4.2.1 Điều tra lên cá:
Điều tra lên cá là điều tra mẫu để ước tính sản lượng trên một đơn vị cường lực khai

thác. Tổng thể điều tra là tập hợp tất cả các lần lên cá của tất cả các tàu thuyền tại
địa phương trong một tháng. Cuộc điều tra này được tiến hành tại các điểm lên cá nơi các tàu thuyền khai thác thường đưa cá lên bờ - mà không phải tại các bến
cá/cảng cá tại địa phương, trừ khi một bến cá/cảng cá cũng là một nơi lên cá thường
xuyên.
Trong điều tra lên cá có thể thu được một số số liệu sau:
- Sản lượng khai thác theo loài
- Giá bán lần đầu tại bến
- Kích thước trung bình từng loài thuỷ sản khai thác
- Thời gian thực hiện một chuyến đi biển
Công thức tính CPUE:

Quy mô mẫu tối thiểu cần thu thập được xác định dựa theo bảng:
Bảng 3: Quy mô mẫu an toàn trong điều tra lên cá
Độ chính xác
90 91 92 93 94 95 96 97 98
(%)
Quy mô tổng thể Quy mô mẫu an toàn
300
29 35 43 54 69 90 120 163 218
400
30 36 44 56 73 97 133 188 267
500
30 37 45 58 75 102 143 208 308
600
30 37 46 59 77 106 150 223 343
700
31 37 47 60 79 108 156 236 373
800
31 38 47 60 80 110 160 246 400
900

31 38 47 61 81 112 164 255 424
1000
31 38 48 61 82 114 167 262 445
2000
32 39 49 63 85 120 182 302 572
3000
32 39 49 64 86 123 188 318 632
4000
32 39 49 64 87 124 191 327 667

99
274
356
432
505
574
640
703
762
1231
1549
1778

24


5000
6000
7000
8000

9000
10000
15000
20000
25000
30000
35000
40000
45000
50000
> 50000

32
32
32
32
32
32
32
32
32
32
32
32
32
32
32

39
39

39
39
39
39
39
39
39
39
39
39
39
39
40

50
50
50
50
50
50
50
50
50
50
50
50
50
50
50


64
65
65
65
65
65
65
65
65
65
65
65
65
65
65

87
88
88
88
88
88
88
89
89
89
89
89
89
89

89

125
125
126
126
126
126
127
127
127
128
128
128
128
128
128

192 332
194 336
195 339
195 341
196 342
196 343
197 347
198 349
198 351
199 352
199 352
199 353

199 353
199 353
200 356

690
706
718
728
735
741
760
770
776
780
782
785
786
788
800

1952
2088
2197
2286
2361
2425
2638
2760
2838
2893

2933
2964
2989
3009
3201

Theo kinh nghiệm, trong các cuộc điều tra người ta thường lấy độ chính xác tối
thiểu là 90% tương ứng với việc sẽ phải điều tra 32 lần lên cá cho mỗi nghề khai
thác thuỷ sản trong một tháng.
Trong điều tra lên cá, chú ý không điều tra lên cá đối với những tàu thu mua thuỷ
sản vì đó không phải là tàu khai thác thuỷ sản.
Mặc dù điều tra mẫu lên cá đòi hỏi quy mô mẫu không nhiều nhưng lại cần một đội
ngũ cán bộ điều tra được đào tạo chu đáo. Họ cần được hướng dẫn cụ thể những vấn
đề sau:
- Nhận dạng các loại tàu thuyền/ngư cụ, nhận dạng loài.
- Giải thích cách ghi chép phiếu và chọn mẫu sao cho đạt độ chính xác cao nhất,
mục đích và cách sử dụng của các chỉ tiêu điều tra.
- Phương pháp đo lường hoặc ước lượng bằng mắt sản lượng khai thác.
- Lập kế hoạch và chọn thời điểm điều tra phù hợp
- Các phương pháp tiếp xúc với ngư dân và chính quyền thôn xã để thu được thông
tin đầy đủ và đáng tin cậy.
Cuộc điều tra lên cá này đòi hỏi việc lấy mẫu phải mang tính đại diện cao và phải
chọn thời gian điều tra phù hợp. Do đó tốt nhất trước khi điều tra trên phạm vi rộng
thì nên điều tra thử một số mẫu để lựa chọn thời điểm thích hợp nhất cũng như sửa
đổi mẫu phiếu điều tra cho phù hợp với yêu cầu thực tế.

25



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×