Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

dieu tra mau trong nuoi trong thuy san thai nguyen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.13 KB, 16 trang )

/>
ĐIỀU TRA MẪU TRONG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
(Cập nhật: 21/12/2005)

2.1 Tổng quan về tỉnh Thái Nguyên
2.2 Mục đích nghiên cứu
2.3 Điều tra cơ bản
2.4 Lựa chọn mẫu điều tra
2.5 Số lượng mẫu điều tra
2.6 Phân bổ số lượng mẫu điều tra
2.7 Phương pháp thu thập số liệu
2.8 Xây dựng mẫu phiếu điều tra
2.8.1 Mẫu phiếu
2.8.2 Giải thích cách ghi phiếu điều tra
2.9 Phương pháp ước tính sản lượng nuôi trồng thuỷ sản
2.9.1 Tính năng suất bình quân
2.9.2 Tính tỷ lệ diện tích thực tế nuôi trồng thuỷ sản và cho thu hoạch
2.9.3 Tính sản lượng nuôi trồng thuỷ sản
2.9.4 Tính sản lượng và giá trị theo loài
2.10 Phân tích và lập các báo cáo thông tin thống kê
2.1 Tổng quan về tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên là một tỉnh không lớn nằm trong vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, có dịện tích tự nhiên
3.562,82 km2, dân số trung bình hiện nay là: 1.046.000 người, chiếm tương ứng 1,13% diện tích và 1,41%
dân số so với cả nước; bao gồm 9 đơn vị hành chính gồm 7 huyện, 1 thị xã, 1 thành phố; 180 xã, phường thị
trấn, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi.
Phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn; phía tây giáp với tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Tuyên
Quang; phía đông giáp với Lạng Sơn và Bắc Giang; phía nam tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội. Do vị trí địa lý
thuận lợi, Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội của khu vực đông bắc Việt
Nam.
Toàn tỉnh có diện tích mặt nước là 6.925ha, bao gồm 2.285ha ao gia đình, 1.140ha hồ nhỏ, 2.500ha hồ chứa
lớn (hồ Núi Cốc) và 1.000ha ruộng cấy lúa có khả năng nuôi cá kết hợp. Ngoài ra, diện tích sông, suối có


khoảng 12.000ha là nơi có thể khai thác thuỷ sản tự nhiên, hoặc sử dụng để nuôi cá lồng và nuôi cá eo,
ngách.
Sản xuất thuỷ sản chủ yếu ở Thái Nguyên là nghề nuôi trồng thuỷ sản ở quy mô hộ gia đình, phân bố rộng
khắp mọi địa bàn với quy mô nhỏ lẻ. Một số hình thức tổ chức sản xuất theo tổ hợp tác và hợp tác xã nghề
cá nuôi lồng có năng suất và sản lượng cao thì việc thu thập số liệu thống kê qua kênh báo cáo khá dễ dàng.
Hiện tại việc thu thập số liệu thống kê thuỷ sản do Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Thái Nguyên
thực hiện, không có mạng lưới thu thập thông tin đến huyện và xã, vì vậy gặp nhiều khó khăn trong vấn đề
thu số liệu; số liệu thống kê của Cục thống kê tỉnh không chi tiết theo yêu cầu quản lý về thuỷ sản; Ao , hồ
phân tán thuộc mô hình quản lý của hộ gia đình; nhận thức của người dân về nuôi trồng thuỷ sản còn hạn
chế nên không ghi chép số liệu để rút kinh nghiệm trong nuôi trồng thuỷ sản; các số liệu thống kê về
chuyển đổi mục đích sử dụng diện tích mặt nước trong nuôi trồng thuỷ sản diễn ra thường xuyên nhưng
chưa được cập nhật; không có bộ phận chuyên theo dõi công tác thống kê do đó số liệu không cập nhật,
thiếu chính xác; số liệu thống kê để lập báo cáo tổng kết dựa vào nguồn thông tin từ cơ sở, thông qua các
trại xuất bán giống và kinh nghiệm của cán bộ theo dõi lĩnh vực thuỷ sản.
2.2 Mục đích nghiên cứu


Dự án “Đào tạo về quản lý thông tin thống kê” TCP/VIE/2907(T) đã lựa chọn Thái Nguyên làm địa bàn thử
nghiệm ứng dụng phương pháp điều tra chọn mẫu của FAO trong thống kê nuôi trồng thuỷ sản. Dự án đã
phối hợp với Sở NN & PTNT và Trung tâm Thuỷ sản Thái Nguyên để thực hiện nghiên cứu này. Việc thu
thập dữ liệu do 5 cán bộ tại Thái Nguyên thực hiện trong 3 tháng 7-8-9/2005, sau khi được dự một khoá tập
huấn 3 ngày do Dự án tổ chức. Việc phân tích dữ liệu do cán bộ của Dự án và đối tác địa phương cùng thực
hiện. Kết quả của nghiên cứu, một mặt nhằm đánh giá khả năng ứng dụng và rút ra những yêu cầu hướng
dẫn cụ thể khi áp dụng phương pháp điều tra chọn mẫu trong thống kê nuôi trồng thuỷ sản, mặt khác góp
phần nâng cao năng lực của cán bộ thực hiện nhiệm vụ thống kê nuôi trồng thuỷ sản ở Thái Nguyên.
Ứng dụng phương pháp điều tra mẫu trong nuôi trồng thuỷ sản vào nghiên cứu này nhằm thu thập các số
liệu về sản lượng thu hoạch, thành phần loài, trọng lượng bình quân, diện tích thực tế thả nuôi, tỷ lệ diện
tích thực nuôi so với diện tích tiềm năng, qui mô nuôi và giá bán sản phẩm tại nơi thu hoạch (giá bán đầu
bờ).
Kết quả thu thập số liệu thống kê từ điều tra mẫu trong nuôi trồng thuỷ sản là căn cứ để ước tính sản lượng

nuôi trồng thuỷ sản, tính toán cơ cấu sản lượng, tính năng suất bình quân, quy mô diện tích nuôi cho mỗi
loại hình mặt nước nuôi trồng thuỷ sản.
2.3 Điều tra cơ bản
Căn cứ số liệu thống kê từ kết quả tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn và thuỷ sản năm 2001 của tỉnh
Thái Nguyên, ta có được các thông tin cơ bản sau:
- Tổng số hộ có tham gia nuôi trồng thuỷ sản : 54.037 hộ, chia theo quy mô mặt nước nuôi:
+ < 0,1 ha : 49.058 hộ
+ 0,1-0,2 ha : 3.392 hộ
+ 0,2-0,5 ha : 1.249 hộ
+ 0,5-1 ha : 227 hộ
+ 1-2 ha : 35 hộ
- Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản chia theo loại hình mặt nước:

Diện tích mặt nước, ha
Trong đó
STT

Đơn vị
Cộng

Hồ
Ao

Ruộng
1-5ha 5-10ha > 10ha

Khối huyện, thị
1Huyện Định Hóa

3.165


2.234

416

312

411

266

50

5

83
90


2Thị xã Sông Công

125

120

5

3Huyện Phú Bình

321


249

30

22

4Huyện Võ Nhai

259

102

4

153

5Huyện Phổ Yên

435

330

52

48

6Huyện Phú Lương

437


337

90

7Huyện Đồng Hỷ

251

154

45

35

8Thành phố Thái Nguyên

348

268

70

7

9Huyện Đại Từ

578

408


70

40

56

4

51

51

3.216

2.285

416

312

83

122

Khối quốc doanh
Tổng số

15


5

5
10
12

5
3

2.4 Lựa chọn mẫu điều tra
Cần phải lựa chọn đơn vị mẫu có tính đại diện cao. Để thực hiện chọn đơn vị mẫu, cần phân chia tổng thể
điều tra thành các nhóm có độ tương đồng cao, rồi chọn các đơn vị đại diện cho từng nhóm.
Trong nghiên cứu này chúng tôi phân chia tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản ra làm các nhóm loại hình mặt
nước là Ao, Ruộng và Hồ nhỏ.
Việc chọn mẫu điều tra có thể dựa theo các tiêu chí sau :
+ Địa lý hành chính (huyện, xã): đó là những huyện, xã có nghề nuôi trồng thuỷ sản phát triển.
+ Hình thức nuôi (thâm canh, quảng canh, lồng, bè…)
+ Đối tượng nuôi (cá, tôm,...)
2.5 Số lượng mẫu điều tra
Vấn đề lựa chọn số lượng mẫu là rất cần thiết để lập kế hoạch và ước tính chi phí cho điều tra. Số lượng
mẫu phụ thuộc vào nguồn nhân lực sử dụng cho điều tra, chi phí thu thập số liệu và độ sai số có thể chấp
nhận được. Thường rất khó xác định chính xác số lượng mẫu cần thiết. Số lượng mẫu quá ít thì sai số sẽ
cao, nhưng số lượng mẫu quá nhiều thì cũng không giảm bớt được sai số và lại làm tăng chi phí và nguồn
nhân lực.
Theo tính toán của FAO được nêu trong bảng 3 ở trang 30, với yêu cầu độ chính xác 90% và quy mô tổng
thể trong khoảng 50.000 hộ có tham gia nuôi thuỷ sản thì quy mô an toàn cho mỗi loại hình mặt nước chỉ
cần sử dụng 32 mẫu và tiến hành lặp lại hằng tháng.


Thời gian nghiên cứu thử nghiệm tại tỉnh Thái Nguyên là 3 tháng cho ba loại hình mặt nước, vậy tổng số

phiếu điều tra trong nghiên cứu này là 288 phiếu.
2.6 Phân bổ số lượng mẫu điều tra
Tuỳ thuộc vào đặc điểm phân bố của các loại hình mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, số lượng mẫu được lựa
chọn và phân bổ mẫu đảm bảo tính đại diện về loại hình mặt nước, đối tượng nuôi, tập quán nuôi trồng thuỷ
sản và trình độ nuôi.
Phân bố số mẫu phải điều tra theo loại hình mặt nước

Số lượng ao/hồ nhỏ/ruộng được lấy mẫu
STT

Đơn vị hành chính
Ao

Hồ nhỏ

Ruộng

1

Huyện Định Hóa

20

5

30

2

Huyện Phú Bình


20

10

5

20

10

Huyện Đại Từ

36

15

5

Tổng số

96

40

40

3
4


Thành phố Thái Nguyên

2.7 Phương pháp thu thập số liệu
Điều tra viên sẽ thu thập mỗi tháng 1 lần theo mẫu phiếu điều tra về nuôi trồng thuỷ sản trong các loại hình
mặt nước (ao, hồ nhỏ và ruộng). Nếu không bố trí được lực lượng, việc thu mẫu cũng có thể tiến hành 2-3
tháng 1 lần.
Thu thập số liệu tại hộ: điều tra viên trực tiếp phỏng vấn chủ hộ kết hợp quan sát tình hình thực tế để ghi
vào phiếu điều tra. Chủ hộ là người giữ vai trò quản lý, điều hành, quyết định mọi hoạt động trong hộ,
nhưng không nhất thiết là chủ hộ theo sổ hộ khẩu. Nếu chủ hộ không nắm đầy đủ các thông tin cần điều tra
thì điều tra viên phải hỏi thêm những người khác liên quan trong hộ để bổ sung.
Sau khi ghi chép đầy đủ các thông tin, điều tra viên cùng chủ hộ kiểm tra lại những thông tin trong phiếu
điều tra, sau đó ký và ghi rõ họ tên vào phiếu điều tra.
2.8 Xây dựng mẫu phiếu điều tra
Căn cứ các yêu cầu thông tin cơ bản cần điều tra, phiếu điều tra cho từng loại hình nuôi ao, ruộng và trong
hồ nhỏ được thiết kế về cơ bản với hình thức và nội dung như dưới đây.

2.8.1 Mẫu phiếu


PHIẾU ĐIỀU TRA NUÔI THUỶ SẢN TRONG AO
Nghiên cứu thí điểm – Dự án FAO: TCP/VIE/2907
Thời gian nuôi: ____/____/200 - ____/____/200 Số phiếu: ________
Tỉnh: Thái Nguyên Huyện: ___________ Xã: _____________
Ngày phỏng vấn: ____/_____/2005
Hộ được điều tra:__________________ Người điều tra: _______________
Diện tích thả nuôi: ________m2 Diện tích có khả năng nuôi: __________m2
Số ao nuôi: ___________ Số ao nuôi: ___________
Trình độ nuôi: 0 (1=Thâm canh và Bán thâm canh; 2=Quảng canh và Quảng canh cải
tiến)
Tỷ lệ diện tích thực tế sử dụng nuôi: 0 % 25 % 50 % 75 % 100 %

()()()()()
SẢN LƯỢNG THU HOẠCH CỦA THÁNG ……

Loài

Sản lượng
(kg)

Giá bán tại Ao
(1000 Đ/kg)

Trọng lượng
trung bình
(kg/con)

Nhận xét:
2.8.2 Giải thích cách ghi phiếu điều tra
Thời gian nuôi: cho biết chu kỳ từ khi thả giống đến khi thu hoạch toàn bộ đối với một loại hình mặt nước
nuôi thuỷ sản.


Tỉnh, huyện, xã, ngày phỏng vấn, hộ được điều tra: là những thông tin cơ bản liên quan đến hộ có nuôi
thuỷ sản cần điều tra.
Diện tích thả nuôi: là diện tích thực tế đang sử dụng để nuôi thuỷ sản và có thu hoạch vào tháng điều tra.
Số Ao/hồ nhỏ/ruộng: kết hợp với thông tin về diện tích nuôi cho biết quy mô nuôi trồng thuỷ sản.
Diện tích có khả năng nuôi: là tổng số diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thuỷ sản được giao cho
hộ gia đình trực tiếp quản lý (bao gồm cả diện tích đang sử dụng để nuôi và diện tích không sử dụng hoặc
chưa sử dụng để nuôi).
Trình độ nuôi: cho biết mức độ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong nuôi trồng thuỷ sản, căn cứ theo hình thức
và phương pháp nuôi, chia thành hai nhóm chính : nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến; nuôi bán thâm

canh và thâm canh.
+ Nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến: là nuôi ở trình độ kỹ thuật đơn giản, ít có tác động của con
người đến quá trình phát triển, sinh trưởng của đối tượng nuôi, cũng có thể thả giống (chủ yếu là giống tự
nhiên), cho ăn... nhưng chưa theo một quy trình nhất định. Nước được đưa vào ao thông qua các cửa cống.
+ Nuôi bán thâm canh và thâm canh: là nuôi ở trình độ kỹ thuật cao, tuân thủ theo quy tắc kỹ thuật chặt
chẽ, có tác động mạnh của con người vào quá trình phát triển và sinh trưởng của đối tượng nuôi : Chọn
giống theo tiêu chuẩn kỹ thuật (kích cỡ, sạch bệnh, chất lượng,...); Môi trường nuôi được chuẩn bị chu đáo
trước khi thả giống; Mật độ thả nuôi theo quy định; Có sự quản lý và chăm sóc thường xuyên; Sử dụng
thức ăn công nghiệp; Hệ thống cung cấp nước và mương dẫn bảo đảm điều kiện môi trường phù hợp với sự
phát triển của đối tượng nuôi.
Tỷ lệ diện tích thực tế sử dụng nuôi: cho biết trong tổng số diện tích mặt nước có khả năng và sẵn sàng
nuôi trồng thuỷ sản mà hộ gia đình quản lý đã đưa vào nuôi thuỷ sản bao nhiêu, còn bao nhiêu chưa đưa
vào nuôi.
Sản lượng thu hoạch của tháng thu thập số liệu: là sản lượng thực tế thu hoạch chia chi tiết ra theo loài.
Giá bán tại Ao/hồ/ruộng: là giá bán ngay tại nơi thu hoạch (giá bán đầu bờ)
Trọng lượng trung bình: là trọng lượng bình quân của các cá thể theo loài lúc thu hoạch.
Nhận xét: các quan sát và nhận xét khác nếu có về môi trường, dịch bệnh, thị trường tiêu thụ, ...
2.9 Phương pháp ước tính sản lượng nuôi trồng thuỷ sản
2.9.1 Tính năng suất bình quân
Trong đó:
- NSBQ : Năng suất nuôi trồng thuỷ sản bình quân
- SLth: Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản thực tế thu hoạch trong kỳ
- DTtn: Diện tích thả nuôi
2.9.2 Tính tỷ lệ diện tích thực tế nuôi trồng thuỷ sản và cho thu hoạch
Trong đó:


- HS : Tỷ lệ diện tích thực tế nuôi trồng thuỷ sản và cho thu hoạch vào tháng điều tra.
- DT : Diện tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản.
2.9.3 Tính sản lượng nuôi trồng thuỷ sản

SL = DT x NSBQ x HS
Trong đó SL là sản lượng nuôi trồng thuỷ sản
2.9.4 Tính sản lượng và giá trị theo loài
Sau khi có được kết quả ước tính tổng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản trong tháng, ta sẽ tính được sản lượng
và giá trị của từng loài theo công thức sau:
SLloài = SL x TLloài
Trong đó:
- TLloài : Tỷ lệ của loài đó chiếm trong tổng sản lượng. Tỷ lệ này thu được từ sản lượng mẫu.
Giá trị loài = Ploài x SLloài
Trong đó:
- Ploài: giá bán đầu bờ
2.10 Phân tích và lập các báo cáo thông tin thống kê
Tổng hợp số liệu, thu được các thông số và tính toán sản lượng nuôi trồng thuỷ sản theo ba loại hình mặt
nước được điều tra như sau:
Bảng 9: Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Thái Nguyên
trong 3 tháng nghiên cứu

Kết quả điều tra mẫu

Sản
Diện tích có
lượng
khả năng
Tỷ lệ diện tích nuôi
nuôi trồng Năng suất nuôi thực tế nuôi
trồng
Mặt nước thuỷ sản trồng thuỷ sản
Tỷ trọng sản
trồng thuỷ sản và thuỷ
nuôi

bình quân
lượng, %
sản
cho thu hoạch
DT, ha
Tháng Ao
8
Ruộng

NSBQ, tấn/ha

HS

SL,
tấn

2.285

0,3180

0,7501 545,05

82,45

1.000

0,1540

0,6241 96,12


14,54


Tháng
7

Tháng
6

Hồ nhỏ

1.140

Cộng

4.425

Ao

2.285

Ruộng

0,0334

0,5214 19,85

3,00

661,02


100,00

0,2530

0,7215 417,10

69,96

1.000

0,1823

0,6578 119,98

20,11

Hồ nhỏ

1.140

0,0948

0,5478 59,20

9,93

Cộng

4.425


596,28

100,00

Ao

2.285

0,4510

0,4315 444,68

73,87

Ruộng

1.000

0,2527

0,4578 115,70

19,22

Hồ nhỏ

1.140

0,0866


0,4213 41,59

6,91

Cộng

4.425

601,97

100,00

Nhận xét:
Mùa mưa ở tỉnh Thái Nguyên bắt đầu vào tháng 6 nên các hoạt động thu hoạch sản lượng thuỷ sản nuôi chủ
yếu đã diễn ra trước đó. Trong tháng 6 chỉ còn thu hoạch nốt ở những diện tích nuôi trong giai đoạn cuối
của quá trình sản xuất nhằm tránh lũ. Vì vậy, năng suất thu hoạch bình quân đạt rất cao. Đặc biệt, đối với
mô hình nuôi cá kết hợp trồng lúa, sản lượng thu hoạch không được tiêu dùng ngay mà được sử dụng làm
nguồn cung con giống loại lớn cho thả nuôi trong ao, hồ nhỏ và hồ chứa, vì vậy hiệu quả kinh tế của mô
hình này rất cao.
Sang tháng 7, 8 là những tháng cho thu tỉa và thả bổ sung nên tỷ lệ diện tích thực tế nuôi trồng thuỷ sản và
cho thu hoạch (HS) đạt khá cao, diện tích mặt nước nuôi thuỷ sản được nhân rộng, song năng suất thu
hoạch bình quân thấp.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong tổng sản lượng thu hoạch, sản lượng thuỷ sản thu hoạch từ ao nuôi hộ
gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất (tháng 8: 82,45%; tháng 7: 69,96%; tháng 6: 73,87%), tiếp đến sản lượng thuỷ
sản thu hoạch từ ruộng nuôi kết hợp trồng lúa chiếm tỷ lệ (tháng 8: 14,54%; tháng 7: 20,11%; tháng 6:
19,22%), cuối cùng sản lượng thuỷ sản thu hoạch từ hồ nhỏ chiếm tỷ lệ (tháng 8: 3%; tháng 7: 9,93%;
tháng 6: 6,91%).
Năng suất thu hoạch bình quân và sản lượng thu được từ ao nuôi hộ gia đình là cao nhất, cho thấy loại hình
mặt nước nuôi này là phổ biến nhất, được chăm sóc tốt và thường xuyên có thu hoạch tỉa kết hợp thả bù

trong quá trình nuôi trồng thuỷ sản. Nuôi cá trong ruộng kết hợp trồng lúa cho năng suất thấp hơn và trọng
lượng bình quân cũng nhỏ nhất. Loại hình nuôi này chủ yếu là ương cá giống ở ruộng sau đó được chuyển
sang nuôi thương phẩm trong ao và hồ nhỏ. Năng suất thu hoạch ở hồ nhỏ là thấp nhất. Loại hình mặt nước
nuôi trồng thuỷ sản này ít được thu tỉa và thả bù trong quá trình nuôi mà thường được thu hoạch toàn bộ
vào cuối chu kỳ nuôi 2-3 năm, trọng lượng bình quân của mỗi loài là lớn nhất.


Một lần nữa, số liệu tổng hợp từ kết quả điều tra mẫu về tỷ lệ diện tích thực tế nuôi và thu hoạch khẳng
định tính phổ biến, thường xuyên của loại hình mặt nước nuôi trồng thuỷ sản trong ao hộ gia đình là cao
nhất, tiếp theo nuôi cá kết hợp trồng lúa, cuối cùng là nuôi trồng thuỷ sản trong hồ nhỏ.
Bảng 10:Tổng hợp số liệu về giá bán đầu bờ bình quân
Đơn vị tính: Đồng/Kg

Tháng 6

Tháng 7

Tháng 8

Loài
Ao


Ruộng Hồ nhỏ

9.400 17.750

Trắm
Rô phi


7.786

Ao

Ruộng Hồ nhỏ

8.947 20.333

7.679

Ao

Ruộng Hồ nhỏ

8.944 16.400

7.692

17.304 23.000 13.913 17.160 25.000 14.739 17.111 23.750 14.762
9.364 22.000

8.365

8.458 28.000

8.100

7.650 25.000

8.893


Chép

18.375 23.500 12.667 15.929 24.339 14.833 16.813 23.464 17.333

Trôi

10.789 20.000 12.000 10.750

10.625 18.000 13.000

Chim trắng
Mrigan
Các loài khác

20.000
13.000 18.667 10.227 12.000 21.385 10.040
8.500

5.571

7.000

5.250

19.000 10.182
7.000

5.692


Giá trị sản phẩm từ loại hình ao nuôi hộ gia đình là cao nhất do sản lượng thu hoạch rải đều, lượng cung
bán ra trên thị trường không ồ ạt và tương đối chủ động. Sản phẩm thu hoạch từ loại hình mặt nước này
cũng có giá bán đầu bờ tương đối ổn định ở mức cao.
Do đặc điểm nghề nuôi cá ruộng chủ yếu là ương cá giống, chỉ có một phần rất nhỏ là nuôi cá thương phẩm
trong ruộng nên giá bán đầu bờ bình quân trên một kilôgam sản phẩm thu hoạch từ loại hình nuôi cá trong
ruộng kết hợp trồng lúa là cao nhất.
Với đặc thù hồ nhỏ được phân bố ở vùng xa, vùng cao nên điều kiện tiêu thụ sản phẩm gặp rất nhiều khó
khăn, luôn xảy ra tình trạng tư thương mua ép giá, vì vậy giá trị sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản loại hình này
là thấp nhất. Ngoài ra, do thu hoạch toàn bộ hồ nuôi cá dẫn đến lượng cung bán ra thị trường ồ ạt nên giá
bán không ổn định và ở mức thấp.
Bảng 11:Tổng hợp số liệu về trọng lượng bình quân theo loài
Đơn vị tính: Kg

Loài

Tháng 6

Tháng 7

Tháng 8


Ao

Ruộng

Hồ
nhỏ

Ao


Ruộng

Hồ
nhỏ

Ao

Ruộng

Hồ
nhỏ



0,785

0,028 0,738 0,620

0,055 0,850 0,689

0,056 0,827

Trắm

1,074

0,500 1,078 1,116

0,037 1,122 1,037


0,188 1,162

Rô phi

0,227

0,136 0,085 0,161

0,025 0,159 0,225

0,010 0,118

Chép

0,611

0,038 0,478 0,553

0,055 0,683 0,675

0,047 0,900

Trôi

0,221

0,030 0,400 0,263

0,200


0,030 0,400

Chim trắng
Mrigan

1,050
0,200

0,029 0,249 0,250

0,038 0,254

0,020 0,232

Tỷ lệ thành phần loài trong ba loại hình mặt nước nuôi trồng thuỷ sản có sự khác biệt rất lớn do đặc điểm
chu kỳ sản xuất thả nuôi rất khác biệt (hồ nhỏ thường thời gian nuôi kéo dài 2-3 năm, nuôi trong ruộng 2-3
tháng và ao nuôi kéo dài khoảng 1 năm) bên cạnh đó, tập quán nuôi cá của người dân cũng ảnh hưởng lớn
đến thành phần loài.
Hầu hết, trình độ nuôi trồng thuỷ sản trong nghiên cứu mà chúng tôi thu được là nuôi quảng canh và quảng
canh cải tiến, vì vậy nuôi trồng thuỷ sản vẫn còn là nghề sản xuất tự cấp tự túc, phục vụ mục tiêu xoá đói
giảm nghèo, chưa thực sự trở thành sản xuất hàng hoá lớn.
Tại tỉnh Thái Nguyên loại hình mặt nước hồ nhỏ có thời gian nuôi trồng thuỷ sản kéo dài từ 1 đến 3 năm
mới thu hoạch toàn bộ và trong suốt quá trình nuôi có thu tỉa rất ít, vì vậy thực hiện thu mẫu sản lượng nuôi
trồng thuỷ sản trong nghiên cứu này không phản ánh được đúng kết quả sản xuất của thời gian cần nghiên
cứu mà số liệu về sản lượng thu hoạch trong nuôi trồng thuỷ sản là thành quả của cả quá trình nuôi trước
đó. Khắc phục nhược điểm này đòi hỏi công tác thu mẫu về sản lượng nuôi trồng thuỷ sản phải được tiến
hành ngẫu nhiên và liên tục hằng tháng. Khi tính toán sản lượng nuôi trồng thuỷ sản cần chú ý đến loại hình
mặt nước này.
KẾT LUẬN

(Cập nhật: 20/12/2005)

Phụ lục I: Kết quả tổng hợp số liệu sản lượng khai thác thuỷ sản tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Phụ lục II: Kết quả ước tính sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Thái Nguyên
Phương pháp điều tra mẫu thuỷ sản của FAO là phương pháp đơn giản, chi phí thấp và phù hợp với việc
nghiên cứu hoạt động của nghề khai thác thuỷ sản quy mô nhỏ ven bờ và nghề nuôi trồng thuỷ sản phân tán
quy mô hộ gia đình. Phương pháp này chỉ cần một số lượng cán bộ điều tra tối thiểu và việc hướng dẫn, tập
huấn cũng dễ dàng, ít tốn kém. Do tần suất thu thập số liệu không cao, số lượng mẫu điều tra ít, nên ngoài
công tác thống kê thuỷ sản, các cán bộ theo dõi thuỷ sản có thời gian để phân tích kết quả, hình thành các
thông tin cần cung cấp cho các nhà quản lý và tham gia được các hoạt động chuyên môn khác mà vẫn đảm
bảo chất lượng của số liệu thống kê thường xuyên. Với mỗi nghề nghiên cứu, cho dù quy mô tổng thể lớn
thì cũng chỉ cần lấy 32 mẫu để điều tra sản lượng là đủ đảm bảo có được một ước tính với độ chính xác
90%. Đây là mức độ chính xác đủ cho các yêu cầu quản lý và xây dựng chính sách.


Phương pháp điều tra thu mẫu này còn có thể ứng dụng được trong điều tra ước tính sản lượng khai thác
thuỷ sản đối với các nghề khai thác không sử dụng tàu thuyền (chẳng hạn những người bắt nghêu, đào sá
sùng… ở vùng bãi triều). Đối với các nghề khai thác này, thay vì chọn tàu thuyền khai thác thuỷ sản làm
đơn vị điều tra mẫu, có thể chọn ngư dân tham gia khai thác thuỷ sản làm đơn vị điều tra.
Phương pháp này có thể được tập huấn lồng ghép với hoạt động của công tác khuyến ngư cơ sở sẽ phát huy
được thế mạnh tổng hợp giữa chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật, phổ biến kinh nghiệm sản xuất và cập nhật
thông tin tổng hợp thống kê. Vì vậy số liệu và các báo cáo phân tích thông tin từ nguồn số liệu thống kê trở
thành những con số biết nói và đảm bảo tính chính xác, kịp thời.
Nếu triển khai tốt phương pháp này kết hợp với công tác khuyến ngư, trong tương lai mỗi hộ khai thác,
nuôi trồng thuỷ sản ngoài việc được tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thuỷ sản
còn trở thành những hộ có trách nhiệm tự ghi chép số liệu thống kê vào phiếu điều tra. Từ đó giúp cho cơ
quan quản lý có được nguồn số liệu tin cậy, chính xác và kịp thời nhằm nâng cao năng lực cung cấp thông
tin hỗ trợ cho việc ra quyết định và hoạch định chính sách hiệu quả.
Vì những lợi thế nổi trội về chi phí/lợi ích trên đây, hoạt động điều tra thống kê theo phương pháp mẫu của
FAO hoàn toàn có thể duy trì thường xuyên dựa vào các nguồn lực ở địa phương. Từ đó có thể rút ra một số

thông tin đáng giá, rất hữu dụng đối với hoạt động quản lý:
- Diễn biến sản lượng nuôi trồng thuỷ sản, trọng lượng bình quân của mỗi loài nuôi, quy mô nuôi, hiệu suất
sử dụng diện tích, tỷ lệ thành phần loài.
- Tổng cường lực của các nghề khai thác tác động lên từng khu vực, biến động cường lực theo mùa và theo
nghề, thời gian hoạt động của các nghề khai thác khác nhau từ đó xác định được mức độ tác động của các
nghề lên nguồn lợi
- Cho biết hiệu quả hoạt động của các nghề thông qua năng suất khai thác (CPUE), năng suất nuôi trồng và
giá trị sản lượng thu được.
- Khi kết hợp số liệu về kích cỡ và thành phần loài khai thác sẽ cho phép thực hiện các phân tích liên quan
đến độ chọn lọc của ngư cụ, tình trạng của nguồn lợi (tỷ lệ thuỷ sản trưởng thành, tỷ lệ các loài thuỷ sản có
vòng đời ngắn chiếm trong thành phần sản lượng…)
Trên cơ sở phân tích nguồn lực bỏ ra cho việc điều tra mẫu thuỷ sản với những kết quả thu được từ những
điều tra này, rõ ràng đây là phương pháp có thể ứng dụng để thu thập thông tin thuỷ sản đối với các nước
đang phát triển trong điều kiện vật chất và nhân lực phục vụ công tác thống kê thuỷ sản còn thiếu thốn.
Phụ lục I: Kết quả tổng hợp số liệu sản lượng khai thác thuỷ sản tại huyện Vân Đồn, Quảng
NinhBảng ước tính sản lượng và giá trị theo loài của nghề chài chụp kết hợp ánh sáng:

Cá đao

Tháng 3
Tháng 4
Thành
Khối
Giá bình
Khối Thành Giá bình
phần
Giá trị
Giá trị
lượng
quân

lượng phần
quân
loài
(1000đ)
(1000đ)
(kg)
(1000đ/kg)
(kg) loài (%) (1000đ/kg)
(%)
106672 29,90
16,48 1758293
8672
0,52
25,00 216791

Cá nhâm
Cá nhồng
vàng
38004 10,65
Cá nục
45768 12,83

Tháng 5
Thành
Khối
Giá bình
phần
Giá trị
lượng
quân

loài
(1000đ)
(kg)
(1000đ/kg)
(%)
21464 2,28
12,46 267473
64392

17,79 675915
5,55 254219 122832

7,35

6,84

2,63 169234

2,32 285184 95118 10,10

2,99 284825


Cá quẩn 25934 7,27
Cá tạp
81136 22,74
Cá trích
38640 10,83
Hải sản
khác

3001 0,84
Mực ống 17632 4,94
Tổng số 356787 100,00

5,36 139130
3854
0,23
2,54 206441 1411195 84,42
2,76 106541 14774
0,88

3,00 11562 208777 22,18
1,06 1496515 265656 28,22
2,00 29548 132382 14,06

2,74 572507
2,06 546912
2,32 307755

4,00 12005
23,72 418288 110242
6,60
10,01 3570832 1671569 100,00

9,37 1032920 153533 16,31
1,84 3072519 941322 100,00

10,39 1595622
3,98 3744329


Bảng ước tính sản lượng và giá trị theo loài của nghề lưới rê:

Tháng 3

Tháng 4

Thành
Khối
Giá bình
Khối
phần
Giá trị
lượng
quân
lượng
loài
(1000đ)
(kg)
(1000đ/kg)
(kg)
(%)

Tháng 5

Thành
Giá bình
Khối
phần
Giá trị
quân

lượng
loài
(1000đ)
(1000đ/kg)
(kg)
(%)

Cá đù

bánh
đường

chim
Cá da

201

21

0,11

3558 19,61

20,00

1,03

15,00

Cá gáy


102

0,52

158

1,05

10,00

1581

21

0,14

20,00

412

44

0,29

53,75

2364

3015


411

23,00 81832 6788 34,74

Thành
Giá bình
phần
Giá trị
quân
loài
(1000đ)
(1000đ/kg)
(%)

23,88 162117
25,00

2549


hồng

14

0,08

50,00



khác

1772

9,77

13,86 24563 3401 17,41

11,32 38491 2103 13,90

15,59 32783


ngừ

2448 13,49

34,71 84979 2280 11,67

32,61 74330 2588 17,11

35,93 93002

684


nhám

234


1,54

10,00

2337

Cá sạo

454

2,50

28,67 13027 1404

7,19

31,00 43530

597

3,94

24,77 14776


song

806

4,44


81,08 65349

2,85

76,90 42787

851

5,63

80,23 68260

556


Cá tạp 1232

6,79


thác

807

4,45

14,92 12042

859


4,40

14,75 12672

89

0,59

51,54

cá thu

513

2,83

20,00 10263 1005

5,14

20,00 20101

778

5,14

20,00 15560

34


0,19

34

0,23

Ghẹ
bầu
Hải
sản
khác
Mực
nang

6254 34,46

233

1,28

Tổng
số
18145 100,00

5,00

100,00

6158 2549 13,05


3421

10,71 66985

30,00

5,24 13364

393

2,01

8,89

100,00

4605

3436

3496 7629 50,44

10,10 77016

21,31 416452 15125 100,00

20,90 316131

6979


20,7598 376694 19538 100,00

Bảng ước tính sản lượng và giá trị theo loài của nghề ven bờ:

Tháng 3

Tháng 4

Tháng 5

Thành
Thành
Thành
Khối
Giá bình
Khối
Giá bình
Khối
Giá bình
phần
Giá trị
phần
Giá trị
phần
Giá trị
lượng
quân
lượng
quân

lượng
quân
loài
(1000đ)
loài
(1000đ)
loài
(1000đ)
(kg)
(1000đ/kg)
(kg)
(1000đ/kg)
(kg)
(1000đ/kg)
(%)
(%)
(%)
Cá ót
đĩa

2920

0,39

5,00

14599


dẩn


1051

0,14

12,00

12613

4117

0,72

18,00


lanh

4088

0,55

20,00

81753

6176


ngừ


1168

0,16

70,00

81753

Cá đù 37665

5,07


mối

1,96

14599

46434

7,51

13,73 637305

7429

1,20


13,41

1,08

18,00 111166 12769

2,07

20,00 255386

588

0,10

35,00

5224

0,85

70,00 365667

13,82 520590 55877

9,81

13,69 764929 42951

6,95


15,28 656459

32794

5,31

7,01 229848

8,00 116790

74111

20586

99601



ong

10511

1,41

10,00 105111


song

584


0,08

80,00


đục

4672

0,63

15,00


lốt

21314

2,87

14,19 302485 18528


sạo

15883

2,14


18,38 291974 24233


tạp

235331 31,66

Cá dưng 24526

3,30

9411

1,65

11,94 112343 33665

5,45

12,24 412101

46716

871

0,14

81,67

70074


11608

1,88

15,00 174127

3,25

14,73 272916 20895

3,38

17,58 367408

4,25

16,81 407315

8416

1,36

27,59 232169

3,38 795338 151751 26,64

4,00 607002

17,50 226450 50207


8,13

19,51 979465

1625

0,26

50,00

3,66

10,00 226365

16,00 392413 12940

2,27

15293

2,68


bánh
đường

8,00 122342



thác
Tôm 161754 21,76

6,90 1115342 87051 15,28

8,00 696406 22637

Mực
nhỏ

3504

0,47

4,33

5,00


khác

45548

6,13

15183

2353

0,41


13,72 624825 15293

2,68

71102

81259

11764

10,00 152927

9577

1,50

5,12

49045

Hải
sản
khác 158133 21,28

8,92 1410878 165985 29,14

10,92 1811891 310817 50,30

10,65 3308994


Tổng
số
743250 100,00

8,07 5998435 569594 100,00

9,47 5392146 617919 100,00

13,18 8146301

Phụ lục II: Kết quả ước tính sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Thái Nguyên Tổng hợp số liệu
điều tra mẫu nuôi trồng thuỷ sản trong Ao:


Chỉ tiêu

Tháng nghiên cứu

Đơn vị
tính

6

7

Tỷ trọng sản
lượng, %
tháng 8


8

Diện tích
Sản lượng thu hoạch

Trắm
Rô phi
Chép
Trôi

m2
Kg
Kg
Kg
Kg
Kg
Kg

33.750
3.142
350
408
295
190
228

37.650
954
214
399

170
78
70

29.220
929
112
370
132
101
149

100,00
12,06
39,83
14,21
10,87
16,04

Chim trắng
Mrigan
Các loài khác

Kg
Kg
Kg

20
30


20
4

50
10
5

5,38
1,08
0,54

Kg/ha

451

253

318

Năng suất bình quân

Tổng hợp số liệu điều tra mẫu nuôi trồng thuỷ sản trong Ruộng:

Chỉ tiêu

Tháng nghiên cứu

Đơn vị
tính


6

7

Tỷ trọng sản
lượng, %
tháng 6

8

Diện tích
Sản lượng thu hoạch

Trắm
Rô phi
Chép

m2
Kg
Kg
Kg
Kg
Kg

44.020
678,0
37,0
10,0
102,0
419,0


43.800
1.107,0
19,0
29,0
65,0
770,0

42.820
781,0
123,5
23,5
35,5
547,5

100,00
5,46
1,47
15,04
61,80

Trôi
Mrigan

Kg
Kg

7,0
103,0


224,0

19,0
32,0

1,03
15,19

Kg/ha

154,02

252,74

182,39

Năng suất bình quân

Tổng hợp số liệu điều tra mẫu nuôi trồng thuỷ sản trong Hồ hỏ:

Chỉ tiêu

Đơn vị
tính

Tháng nghiên cứu
6

7


8

Tỷ trọng sản
lượng, %
tháng 8

Diện tích

ha

252,2

206,9

337,4

Sản lượng thu hoạch

Kg

21.829,0

19.608,0

11.284,0

100,00




Kg

8.215,0

6.919,0

3.920,0

34,74

Trắm

Kg

1.987,0

1.964,0

990,0

8,77


Rô phi

Kg

5.582,0

3.108,0


2.817,0

24,96

Chép

Kg

858,0

577,0

87,0

0,77

Trôi

Kg

148,0

170,0

1,51

Mrigan

Kg


4.839,0

6.795,0

2.972,0

26,34

Các loài khác

Kg

200,0

245,0

328,0

2,91

Kg/ha

86,6

94,8

33,4

Năng suất bình quân


TÀI LIỆU THAM KHẢO
(Cập nhật: 20/12/2005)

1. Một số vấn đề phương pháp luận thống kê, NXB. Thống kê, Hà Nội – 2005.
2. Giáo trình lý thuyết thống kê, PGS.,TS. Tô Phi Phượng, NXB. Giáo dục, Hà Nội - 1996.
3. Một số vấn đề điều tra chọn mẫu, TS. Tăng Văn Khiên, NXB. Thống kê, Hà Nội - 1997
4. Phương pháp điều tra mẫu thuỷ sản của FAO trong thống kê nghề cá ven bờ; Constantine Stamatapoulos,
FAO, Rome.
5. Collecting fishery statistics for Inland and Coastal Fisheries, Theo Visser, The secretariat Southeast asian
fisheries development center



×