Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Giang luanvan 01

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 77 trang )

1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

************

Vũ Thị Hương Giang

Quản lý môi trường có sự tham gia của người dân trong nuôi
trồng thuỷ sản: . Nghiên cứu trường hợp tại xã Quỳnh Bảng và
xã Hưng Hoà - Tỉnh Nghệ An.

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hà Nội, năm 2007.


2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

************

Vũ Thị Hương Giang

Quản lý môi trường có sự tham gia của người dân trong nuôi
trồng thuỷ sản: . Nghiên cứu trường hợp tại xã Quỳnh Bảng và
xã Hưng Hoà - Tỉnh Nghệ An.
Chuyên ngành: Quản lý môi trường
Mã số:
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS Nguyễn Chu Hồi

Hà Nội, năm 2007.


3

Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Bảng các từ viết tắt
Bản đồ địa giới hành chính 2 xã


4

Lời cảm ơn
Trong thời gian học tập và làm luận văn tốt nghiệp vừa qua, tôi đã nhận được sự
quan tâm và giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết
ơn của mình tới sự quan tâm và giúp đỡ đó.
Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy giáo, Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Chu
Hồi, Viện trưởng Viện kinh tế và quy hoạch thuỷ sản, người đã định hướng và chỉ
bảo tôi trong suốt quá trình làm luận văn.
Xin cám ơn tập thể các thầy cô giáo Khoa Môi trường - Trường Đại học Khoa học
tự nhiên, đặc biệt là thầy giáo, TS Nguyễn Đình Hoè, đã tạo điều kiện cho tôi hoàn
thành khoá học và giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận văn.
Xin trân trọng cám ơn TS. Phạm Anh Tuấn, Th.S Mai Văn Tài, Th.S Nguyễn Hữu

Nghĩa, Th.S Trần Đình Luân, Th.S Nguyễn Văn Sức, Th.S Mai Văn Hạ và tập thể
cán bộ Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I, các Cán bộ Sở Thuỷ sản Vinh, các
cán bộ xã Quỳnh Bảng, Hưng Hoà, những người đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá
trình hoàn thành luận văn và trong quá trình nghiên cứu thực địa.
Xin chân thành cám ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,
những người đã luôn động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, công tác và
thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Hà nội, tháng năm 2007.

Vũ Thị Hương Giang


5
Lời cảm ơn.................................................................................................................................4
Danh mục các bảng..................................................................................................................7
Danh mục các hình...................................................................................................................9
Các chữ viết tắt.......................................................................................................................11
Lời nói đầu..............................................................................................................................12
1.Chương 1: Tổng quan tài liệu tham khảo........................................................................16
1.1. Sự tham gia cộng đồng trong bảo vệ nguồn lợi trên thế giới....................................16
1.2. Sự tham gia cộng đồng trong quản lý môi trường tại Việt Nam...............................17
1.3. Quản lý môi trường dựa vào cộng đồng trong nuôi trồng thuỷ sản..........................19
1.4. Bước đầu công tác quản lý môi trường có sự tham gia của cộng đồng trong nuôi
trồng thuỷ sản ở Việt nam................................................................................................22
1.5. Tính bền vững của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản có sự tham gia của người dân:...24
1.6. Vị trí và vai trò của các chủ thể trong nuôi trồng thủy sản để bảo đảm nuôi trồng
được bền vững..................................................................................................................28
1.7. Các nội dung cần quản lý khi thực hiện quản lý môi trường nuôi...........................29
1.8. Nuôi trồng thuỷ sản có sự tham gia của cộng đồng tại Quỳnh Bảng và Hưng Hoà..29
1.9. Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia............................................................30

1.10. Nguyên tắc khi thực hiện PRA................................................................................31
Công cụ phổ biến được sử dụng trong phương pháp PRA...........................................32
Quá trình tiến hành PRA..............................................................................................33
2.Chương 2: Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu.......................................................34
2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu:...........................................................................34
2.2. Thời gian:..................................................................................................................35
2.3. Phương pháp..............................................................................................................35
2.3.1.Kế thừa và phân tích tài liệu hiện có:..................................................................35
2.3.2. Phỏng vấn theo bộ câu hỏi đã được chuẩn hoá:.................................................35
2.3.3. Thảo luận nhóm (Group Discussion).................................................................36
2.3.4. Phương pháp SWOT:.........................................................................................37
2.3.5. Phương pháp tiếp cận hệ thống:.........................................................................38
2.4. Xử lý số liệu..............................................................................................................38
3.Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận..................................................................39
3.1. Điều kiện tự nhiên 2 xã Quỳnh Bảng và Hưng Hoà..................................................39
3.2.Điều kiện kinh tế xã hội.............................................................................................40
3.2.1.Quỳnh Bảng.........................................................................................................40
3.2.2.Hưng Hoà............................................................................................................42
3.3.Hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản tại xã Quỳnh Bảng - Huyện Quỳnh Lưu và Hưng Hoà
– TP Vinh..........................................................................................................................44
3.3.1. Xã Quỳnh Bảng - huyện Quỳnh Lưu.................................................................44
3.3.2. Xã Hưng Hoà – Thành phố P Vinh - Nghệ An...................................................47
3.4.Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản có sự tham gia của cộng đồng tại các xã:.................51
3.4.1. Cơ cấu các tổ cộng đồng....................................................................................51
3.4.2. Mục đích thành lập tổ cộng đồng.......................................................................53
3.4.3. Tổ chức tổ cộng đồng và lịch họp nhóm:...........................................................54
3.4.4. Nội dung các buổi họp nhóm.............................................................................56
3.4.5. Nội dung hoạt động của các tổ nhóm cộng đồng:..............................................56
3.4.6. Quy ước của tổ cộng đồng..................................................................................59
3.4.7. Mức độ hiểu biết của người dân về điều lệ cộng đồng.......................................60

3.4.8. Khó khăn trong hoạt động cộng đồng................................................................61
3.4.9. Các lợi ích khi tham gia tổ cộng đồng................................................................63


6
3.5.Một số nhận xét về hoạt động quản lý môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản có sự
tham gia cộng đồng tại 2 xã nghiên cứu...........................................................................64
3.6. Cơ chế quản lý và vai trò của các bên liên quan.......................................................69
3.6.1. Sở Thuỷ sản Nghệ An - Phòng Thuỷ sản tại các Huyện....................................69
3.6.2. Chính quyền xã...................................................................................................69
3.6.3. Người nuôi trồng:...............................................................................................71
3.7. Những thuận lợi và khó khăn....................................................................................71
4.Chương 4: Kết luận và kiến nghị......................................................................................75
4.1. Kết luận.....................................................................................................................75
4.2. Kiến nghị...................................................................................................................76


7

Danh mục các bảng
Bảng 1-1Bảng 1.1: Ứng xử của tôm liên quan đến lượng oxy hoà tan...........................26
Hình 3-1Hình 3.1: : Tỷ trọng các ngành nghề xã Quỳnh Bảng.......................................40
Bảng 31-2:Bảng 3.1: Tổng giá trị các ngành nghề xã Quỳnh bảng................................41
Hình 3.2: Tỷ trọng ngành nghề ở Hưng Hoà.....................................................................42
Bảng 3.3:Tổng giá trị các ngành nghề xã Hưng Hoà........................................................43
Bảng 3.4: Một số thông tin về nuôi trồng thuỷ sản các năm của xã Quỳnh Bảng........46
Bảng 3.5: Dịch bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản.................................................................47
Bảng 1.6: Một số thông tin về nuôi trồng thuỷ sản các năm của xã Hưng Hoà............48
Bảng 3.7: Dịch bệnh trong nuôi thuỷ sản qua các năm ở Hưng Hoà.............................50
Bảng 3.8: Các nhóm cộng đồng ở Hưng Hòa.....................................................................52

Bảng 3.9: Các nhóm cộng đồng ở Quỳnh Bảng.................................................................52
Bảng 3.10: Kết quả phỏng vấn Mục đích thành lập tổ cộng đồng ở Hưng Hoà...........54
Bảng 3.11: Mục đích thành lập tổ cộng đồng ở Quỳnh Bảng..........................................54
Bảng 3.12: Các yếu tố môi trường cần quản lý..................................................................57
Bảng 3.13: Mức độ hiết biết các quy định điều lệ của người nuôi Hưng Hoà...............60
Bảng 3.14: Mức độ hiết biết các quy định điều lệ của người nuôi Quỳnh Bảng...........61
Bảng 3.15: khó khăn HH.......................................................................................................62
Bảng3.16: Khó khăn QB.......................................................................................................62
Bảng 3.17: Lợi ích khi tham gia tổ cộng đồng ở xã Hưng Hoà........................................64
Bảng 3.18: Lợi ích khi tham gia tổ cộng đồng ở xã Quỳnh Bảng....................................64
Bảng 3.19: Thu nhập của các hộ nuôi thuỷ sản qua các năm ở Hưng Hoà...................65
Bảng 3.120: Thu nhập của các hộ nuôi thuỷ sản qua các năm ở Quỳnh Bảng.............65
Hình 3.3: Bệnh dịch của tôm nuôi trong các nhóm cộng đồng Quỳnh Bảng................65
Hình 3.4: Tình hình dịch bệnh tôm ở Hưng Hoà năm 2006............................................65
Hình 3.5: Số hộ có tôm bị nhiễm bệnh năm 2006 ở Quỳnh Bảng...................................66
Hình 3.6: Số hộ có tôm bị nhiễm bệnh năm 2006 ở Hưng Hòa.......................................66
Bảng 1-1Bảng 1.1: Ứng xử của tôm liên quan đến lượng oxy hoà tan...........................26
Bảng 1-1Bảng 1.1: Ứng xử của tôm liên quan đến lượng oxy hoà tan...........................26
Hình 3-1Hình 3.1: : Tỷ trọng các ngành nghề xã Quỳnh Bảng.......................................40
Bảng 31-2:Bảng 3.1: Tổng giá trị các ngành nghề xã Quỳnh bảng................................41
Bảng 31-2:Bảng 3.1: Tổng giá trị các ngành nghề xã Quỳnh bảng................................41
Hình 3.2: Tỷ trọng ngành nghề ở Hưng Hoà.....................................................................42
Bảng 3.3:Tổng giá trị các ngành nghề xã Hưng Hoà........................................................43
Bảng 3.4: Một số thông tin về nuôi trồng thuỷ sản các năm của xã Quỳnh Bảng........46
Bảng 3.5: Dịch bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản.................................................................47
Bảng 1.6: Một số thông tin về nuôi trồng thuỷ sản các năm của xã Hưng Hoà............48
Bảng 3.7: Dịch bệnh trong nuôi thuỷ sản qua các năm ở Hưng Hoà.............................50
Bảng 3.8: Các nhóm cộng đồng ở Hưng Hòa.....................................................................52
Bảng 3.9: Các nhóm cộng đồng ở Quỳnh Bảng.................................................................52
Bảng 3.10: Kết quả phỏng vấn Mục đích thành lập tổ cộng đồng ở Hưng Hoà...........54

Bảng 3.11: Mục đích thành lập tổ cộng đồng ở Quỳnh Bảng..........................................54
Bảng 3.12: Các yếu tố môi trường cần quản lý..................................................................57
Bảng 3.13: Mức độ hiết biết các quy định điều lệ của người nuôi Hưng Hoà...............60
Bảng 3.14: Mức độ hiết biết các quy định điều lệ của người nuôi Quỳnh Bảng...........61
Bảng 3.15: khó khăn HH.......................................................................................................62
Bảng3.16: Khó khăn QB.......................................................................................................62
Bảng 3.17: Lợi ích khi tham gia tổ cộng đồng ở xã Hưng Hoà........................................64
Bảng 3.18: Lợi ích khi tham gia tổ cộng đồng ở xã Quỳnh Bảng....................................64


8
Bảng 3.19: Thu nhập của các hộ nuôi thuỷ sản qua các năm ở Hưng Hoà...................65
Bảng 3.120: Thu nhập của các hộ nuôi thuỷ sản qua các năm ở Quỳnh Bảng.............65
Hình 3.3: Bệnh dịch của tôm nuôi trong các nhóm cộng đồng Quỳnh Bảng................65
Hình 3.4: Tình hình dịch bệnh tôm ở Hưng Hoà năm 2006............................................65
Hình 3.5: Số hộ có tôm bị nhiễm bệnh năm 2006 ở Quỳnh Bảng...................................66
Hình 3.6: Số hộ có tôm bị nhiễm bệnh năm 2006 ở Hưng Hòa.......................................66


9

Danh mục các hình
Bảng 1-1Bảng 1.1: Ứng xử của tôm liên quan đến lượng oxy hoà tan...........................26
Hình 3-1Hình 3.1: : Tỷ trọng các ngành nghề xã Quỳnh Bảng.......................................40
Bảng 31-2:Bảng 3.1: Tổng giá trị các ngành nghề xã Quỳnh bảng................................41
Hình 3.2: Tỷ trọng ngành nghề ở Hưng Hoà.....................................................................42
Bảng 3.3:Tổng giá trị các ngành nghề xã Hưng Hoà........................................................43
Bảng 3.4: Một số thông tin về nuôi trồng thuỷ sản các năm của xã Quỳnh Bảng........46
Bảng 3.5: Dịch bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản.................................................................47
Bảng 1.6: Một số thông tin về nuôi trồng thuỷ sản các năm của xã Hưng Hoà............48

Bảng 3.7: Dịch bệnh trong nuôi thuỷ sản qua các năm ở Hưng Hoà.............................50
Bảng 3.8: Các nhóm cộng đồng ở Hưng Hòa.....................................................................52
Bảng 3.9: Các nhóm cộng đồng ở Quỳnh Bảng.................................................................52
Bảng 3.10: Kết quả phỏng vấn Mục đích thành lập tổ cộng đồng ở Hưng Hoà...........54
Bảng 3.11: Mục đích thành lập tổ cộng đồng ở Quỳnh Bảng..........................................54
Bảng 3.12: Các yếu tố môi trường cần quản lý..................................................................57
Bảng 3.13: Mức độ hiết biết các quy định điều lệ của người nuôi Hưng Hoà...............60
Bảng 3.14: Mức độ hiết biết các quy định điều lệ của người nuôi Quỳnh Bảng...........61
Bảng 3.15: khó khăn HH.......................................................................................................62
Bảng3.16: Khó khăn QB.......................................................................................................62
Bảng 3.17: Lợi ích khi tham gia tổ cộng đồng ở xã Hưng Hoà........................................64
Bảng 3.18: Lợi ích khi tham gia tổ cộng đồng ở xã Quỳnh Bảng....................................64
Bảng 3.19: Thu nhập của các hộ nuôi thuỷ sản qua các năm ở Hưng Hoà...................65
Bảng 3.120: Thu nhập của các hộ nuôi thuỷ sản qua các năm ở Quỳnh Bảng.............65
Hình 3.3: Bệnh dịch của tôm nuôi trong các nhóm cộng đồng Quỳnh Bảng................65
Hình 3.4: Tình hình dịch bệnh tôm ở Hưng Hoà năm 2006............................................65
Hình 3.5: Số hộ có tôm bị nhiễm bệnh năm 2006 ở Quỳnh Bảng...................................66
Hình 3.6: Số hộ có tôm bị nhiễm bệnh năm 2006 ở Hưng Hòa.......................................66
Bảng 1-1Bảng 1.1: Ứng xử của tôm liên quan đến lượng oxy hoà tan...........................26
Hình 3-1Hình 3.1: : Tỷ trọng các ngành nghề xã Quỳnh Bảng.......................................40
Hình 3-1Hình 3.1: : Tỷ trọng các ngành nghề xã Quỳnh Bảng.......................................40
Bảng 31-2:Bảng 3.1: Tổng giá trị các ngành nghề xã Quỳnh bảng................................41
Hình 3.2: Tỷ trọng ngành nghề ở Hưng Hoà.....................................................................42
Bảng 3.3:Tổng giá trị các ngành nghề xã Hưng Hoà........................................................43
Bảng 3.4: Một số thông tin về nuôi trồng thuỷ sản các năm của xã Quỳnh Bảng........46
Bảng 3.5: Dịch bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản.................................................................47
Bảng 1.6: Một số thông tin về nuôi trồng thuỷ sản các năm của xã Hưng Hoà............48
Bảng 3.7: Dịch bệnh trong nuôi thuỷ sản qua các năm ở Hưng Hoà.............................50
Bảng 3.8: Các nhóm cộng đồng ở Hưng Hòa.....................................................................52
Bảng 3.9: Các nhóm cộng đồng ở Quỳnh Bảng.................................................................52

Bảng 3.10: Kết quả phỏng vấn Mục đích thành lập tổ cộng đồng ở Hưng Hoà...........54
Bảng 3.11: Mục đích thành lập tổ cộng đồng ở Quỳnh Bảng..........................................54
Bảng 3.12: Các yếu tố môi trường cần quản lý..................................................................57
Bảng 3.13: Mức độ hiết biết các quy định điều lệ của người nuôi Hưng Hoà...............60
Bảng 3.14: Mức độ hiết biết các quy định điều lệ của người nuôi Quỳnh Bảng...........61
Bảng 3.15: khó khăn HH.......................................................................................................62
Bảng3.16: Khó khăn QB.......................................................................................................62
Bảng 3.17: Lợi ích khi tham gia tổ cộng đồng ở xã Hưng Hoà........................................64
Bảng 3.18: Lợi ích khi tham gia tổ cộng đồng ở xã Quỳnh Bảng....................................64
Bảng 3.19: Thu nhập của các hộ nuôi thuỷ sản qua các năm ở Hưng Hoà...................65


10
Bảng 3.120: Thu nhập của các hộ nuôi thuỷ sản qua các năm ở Quỳnh Bảng.............65
Hình 3.3: Bệnh dịch của tôm nuôi trong các nhóm cộng đồng Quỳnh Bảng................65
Hình 3.4: Tình hình dịch bệnh tôm ở Hưng Hoà năm 2006............................................65
Hình 3.5: Số hộ có tôm bị nhiễm bệnh năm 2006 ở Quỳnh Bảng...................................66
Hình 3.6: Số hộ có tôm bị nhiễm bệnh năm 2006 ở Hưng Hòa.......................................66


11

Các chữ viết tắt


12

Lời nói đầu
Nước ta là một nước có tiềm năng thủy sản dồi dào với chiều dài bờ biển là
3260 km với nhiều hệ sinh thái khác nhau. Ngành thuỷ sản đã và đang ngày càng

phát triển, kim ngạch xuất khẩu chỉ đứng sau dầu khí và may mặc. Tính đến tháng
11 năm 2006, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của nước ta đạt 3.056 tỷ đô la. (). Rõ
ràng càng ngày vai trò nuôi trồng thuỷ sản càng được nâng cao và ngành thuỷ sản
đã có những đóng góp quan trọng trong nền kinh tế của đất nước, góp phần thay đổi
cơ cấu cây trồng vật nuôi ở khu vực nông thôn, cải thiện đời sống kinh tế xã hội của
nông dân, góp phần tích cực trong công tác xoá đói giảm nghèo, tạo nguồn nguyên
liệu tập trung đáng kể cho chế biến xuất khẩu.
Góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội mà ngành thuỷ sản đem lại cho đất
nước, Nghệ An là một tỉnh thuộc khu vực Bắc trung bộ đã có những đóng góp đáng
kể. Năm 2006 tổng sản lượng thuỷ sản của tỉnh Nghệ An là 70.620 tấn, đạt 107% so
kế hoạch, tăng 7% so năm 2005. Trong đó sản lượng nuôi trồng thuỷ sản là 24.000
tấn, vượt 14% so kế hoạch, tăng 33% so năm 2005; Riêng tôm nuôi đạt 2.000 tấn,
bằng 91% kế hoạch, tăng 33% so năm 2005. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản: 19.321
ha, bằng 111% kế hoạch, tăng 14% so năm 2005; trong đó diện tích nuôi tôm TCBTC 930 ha, bằng 98% kế hoạch, tăng 16% so năm 2005. Diện tích nuôi cá rô phi
thương phẩm 700ha, đạt 100% kế hoạch, tăng 40% so với năm 2005. (Báo cáo tổng
kết nuôi trồng thủy sản năm 2006 tỉnh Nghệ An). Diện tích đưa vào nuôi trồng thuỷ
sản đạt 19.321 ha, trong đó diện tích nuôi ngọt 17.704 ha, diện tích mặn lợ 1.617ha;
Nuôi ngao vùng bãi triều tiếp tục được duy trì với năng suất đạt bình quân 20 - 25
tấn/ha. Nuôi cá lồng bè trên sông suối, hồ đập tiếp tục phát triển, hiệu quả nuôi cá
lồng trên sông đạt khá, mang lại thu nhập và nâng cao đời sống cho bà con nông
dân vùng trung du và miền núi, điển hình: huyện Tương Dương (213 lồng) huyện
Anh Sơn (190 lồng), huyện Con Cuông (118 lồng),....
Phong trào chuyển đổi diện tích sản xuất nông nghiệp, muối năng suất thấp sang
nuôi trồng thủy sản phát triển khá và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 2006 đã
chuyển đổi được trên 500 ha đất trồng lúa, muối và đất hoang hoá sang nuôi trồng


13

thuỷ sản chuyên canh (90 ha nuôi tôm, 200 ha nuôi cá rô phi đơn tính và trên 210 ha

nuôi cá truyền thống khác), huyện có diện tích chuyển đổi lớn là huyện Nam Đàn,
Diễn Châu, Quỳnh Lưu.
Với 38 km bờ biển, Nghệ An là một tỉnh có phong trào phát triển nuôi trồng
thuỷ sản mạnh mẽ, ồ ạt với nhiều khu nuôi tập trung như: Hưng Hoà, Trịnh Môn,
Quỳnh Bảng, ...Nghệ An đã chủ động trong việc phát triển kinh tế xã hội và xoá đói
giảm nghèo, góp phần xây dựng nền kinh tế quốc dân. Trong thời gian tới, Sở Thuỷ
sản Nghệ An vẫn chủ trương lấy con tôm sú làm đối tượng nuôi chính bởi những giá
trị về kinh tế do con tôm sú đem lại là rất lớn. Với xu hướng và sự phát triển mạnh
mẽ nghề nuôi trồng như vậy, Nghệ An còn gặp nhiều khó khăn trong công tác phát
triển nuôi trồng thuỷ sản ổn định, hiệu quả; đặc biệt là công tác quản lý, quy hoạch
vùng nuôi và quản lý môi trường [20].Tất cả những điều này góp phần tạo nên chất
lượng của sản phẩm thuỷ sản, mà vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm thuỷ sản lại
bắt nguồn từ nhiều nhân tố trong quá trình nuôi như: chuẩn bị ao, đầm, giống, kỹ
thuật nuôi, chăm sóc dịch bệnh và quản lý môi trường,..... Đây chính là những khó
khăn và thách thức đối với sự phát triển kinh tế mà ngành thuỷ sản mang lại. Bức
tường chắn ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của ngành chính là chất lượng hàng
hoá thuỷ sản. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, các rào cản mậu dịch thông qua thuế
nhập khẩu từng bước bị bãi bỏ thì chất lượng sản phẩm sẽ là rào cản lớn nhất, do đó
vệ sinh an toàn thực phẩm cần được quan tâm hàng đầu. Chất lượng hàng hoá thuỷ
sản lại bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố trong nuôi trồng thuỷ sản. Đó là các kỹ
thuật nuôi, cho ăn, cách xử lý sự cố về dịch bệnh và môi trường, thiên tai,...Trong
đó, vấn đề quản lý môi trường nuôi là một vấn đề sống còn ảnh hưởng nghiêm trọng
đến chất lượng và sản lượng thuỷ sản. NTTS đang phát triển theo hướng tăng mức
độ thâm canh, đa dạng hoá loài nuôi và tăng diện tích nuôi. Áp lực lên môi trường
nuôi có thể có tác động tiêu cực do chính NTTS gây ra hay do các hoạt động khác
mang lại. Trong khi đó, NTTS cũng gây những tác động xấu lên môi trường.
Trong nuôi trồng thuỷ sản thì bệnh dịch thuỷ sản thường phát tán qua nguồn
nước. Nếu không quản lý tốt, qua nguồn nước, dịch sẽ phát triển thành diện rộng và
gây thiệt hại. Chất lượng nước phụ thuộc rất nhiều vào cách thức quản lý và ý thức
của con người, kỹ thuật thiết kế hệ thống ao hồ, kênh mương, kỹ thuật nuôi, cho ăn.



14

Hiệu quả sản xuất của nuôi trồng thuỷ sản phụ thuộc nhiều vào mối liên hệ chặt chẽ
giữa các hộ với nhau. Các hộ nuôi trồng thuỷ sản trong một tiểu vùng phục thuộc
chặt chẽ vào nhau vì nếu giữa họ không có tính cộng đồng, không đoàn kết thì việc
sản xuất sẽ gặp nhiều rủi ro và nguy cơ ô nhiễm môi trường. Vì những điều này, nhu
cầu phát triển nuôi trồng thuỷ sản có sự tham gia của cộng đồng là rất lớn, và điều
này thực sự là cần thiết. Nuôi trồng thuỷ sản có sự tham gia của cộng đồng sẽ là một
trong những giải pháp quan trọng góp phần cho sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản
bền vững.
Quỳnh Bảng (thuộc Huyện Quỳnh Lưu) và Hưng Hoà (thuộc thành phố
Vinh) là 2 xã có phong trào nuôi trồng thuỷ sản tương đối sớm thuộc tỉnh Nghệ An.
Hiện nay 2 xã này đều có những khu nuôi trồng thuỷ sản tập trung với diện tích rất
lớn (khu nuôi công nghiệp). Tuy là 2 xã tập trung các khu nuôi tôm công nghiệp
nhưng hiện nay 2 xã vẫn còn có những khó khăn trong việc ổn định phát triển nuôi
trồng thuỷ sản bền vững, đặc biệt là trong việc quản lý môi trường nuôi có sự tham
gia của cộng đồng. Cộng đồng đóng vai trò then chốt và quyết định trong việc tạo
sự ổn định và mang lại hiệu quả kinh tế cao của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản.
Nhằm đánh giá hiện trạng của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản có sự tham gia của
người dân, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“ Quản lý môi trường có sự tham gia
của người dân trong nuôi trồng thuỷ sản. Nghiên cứu các trường hợp tại xã
Quỳnh Bảng và xã Hưng Hoà – tỉnh Nghệ An” Do hình thức quản lý dựa vào
cộng đồng trong nuôi trồng thuỷ sản còn mới và chưa phát triển tại nhiều địa
phương có hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, do vậy cần có những hiểu biết toàn diện
về hình thức quản lý môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản có sự tham gia của
cộng đồng, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý. Do vậy,
mục đích của đề tài này là: đánh giá hiện trạng của hoạt động NTTS dựa vào cộng
đồng, xác định được những thuận lợi và khó khăn của hoạt động quản lý môi trường

có sự tham gia của cộng đồng trong nuôi trồng thuỷ sản. Và từ đó đề xuất một số
giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cộng đồng hướng tới phát triển bền vững
nghề nuôi trồng thuỷ sản. Với vấn đề nghiên cứu trên, cần phải trả lời câu hỏi:


15

1. Mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng trong NTTS đã và đang
được thực hiện ở nước ta nói chung và ở hai khu nuôi tôm tập trung thuộc xã
Quỳnh Bảng và Hưng Hoà dưới những hình thức và mức độ nào?
2. Hình thức quản lý môi trường ở hai xã trên có những thuận lợi và khó khăn
gì và những giải pháp nào có thể được thực hiện để nâng cao hiệu quả hoạt
động của mô hình quản lý trên?
Để trả lời được câu hỏi nghiên cứu trên, các nội dung cần thực hiện là:
1.Đánh giá hiện trạng của hoạt động quản lý môi trường có sự tham gia của cộng
đồng tại xã Quỳnh Bảng và xã Hưng Hòa.
- Cơ sở hạ tầng
- Quản lý nguồn nước.
- Con giống
- Kỹ thuật nuôi: cho ăn
- Những vấn đề còn tồn tại: các đáp ứng để giải quyết các vấn đề còn tồn tại đó.
2.Đánh giá vai trò của các chủ thể liên quan trong nuôi trồng thuỷ sản tại địa
phương: người nuôi, chính quyền, các cơ quan chức năng chuyên môn.
3. Những thuận lợi và khó khăn của quản lý môi trường có sự tham gia của cộng
đồng trong nuôi trồng thuỷ sản tại hai xã nghiên cứu.
4. Đề xuất kiến nghị.


16


1. Chương 1: Tổng quan tài liệu tham khảo
1.1. Sự tham gia cộng đồng trong bảo vệ nguồn lợi trên thế giới.
Hoạt động tham gia của người sử dụng nguồn lợi và cộng đồng trong phát triển và
quản lý không phải là mới. Nó là một phần của quá trình phát triển ở Đông Nam Á
từ thập kỷ 60 của thế kỷ 20 [23]. Triết lý mới trong quản lý một lần nữa lại đưa khai
thác cá trở thành một phần của thuật ngữ quản lý nguồn lợi, cân bằng, chịu trách
nhiệm và hợp tác làm việc, bổ sung cho quản lý của Chính phủ. Ở Nhật Bản hệ
thống quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng còn được hiểu là một hệ thống quản lý
được phát triển bởi một nhóm ngư dân dựa trên quyền đánh cá (fishing rights) và
được thực hiện dưới sự sáng tạo của ngư dân [18]
Tại Thái Lan quản lý dựa vào cộng đồng hay đồng quản lý nghề cá ven biển được
đưa ra như là một lựa chọn sự kết hợp quản lý hiệu quả hơn do đây là một nước có
đường bờ biển dài và cảng phân tán dẫn đến khó khăn trong quản lý nghề cá có hiệu
quả và chi phí thực hiện kiểm tra cao, chính phủ không có đủ khả năng chi trả [21]
Theo Pomeroy và Berkes (1997), quản lý nguồn lợi dựa vào cộng đồng đã trở thành
cách thức thúc đẩy tiến bộ xã hội và thu hút người sử dụng nguồn lợi tham gia vào
công tác quản lý. Ở đây, quản lý nguồn lợi dựa vào cộng đồng là một hình thức hợp
tác giữa cộng đồng và nhà chức trách trong việc chia sẻ quyền và trách nhiệm trong
quản lý và lợi ích. Một khi nguồn lợi thuộc quyền sở hữu công cộng thì những luật
lệ về sử dụng hợp lý nguồn lợi do chính cộng đồng đặt ra sẽ đảm bảo cho việc quản
lý đạt hiệu quả cao. Luật lệ này sẽ tạo điều kiện cho mọi người tự giác làm theo.
Như vậy, một nhân tố quan trọng để sự tham gia có hiệu quả là tạo điều kiện cho
người dân tham gia vào quá trình quyết định.
Sự tham gia của cộng đồng không có nghĩa là mọi người đều có thể làm bất cứ điều
gì để phục vụ cho lợi ích riêng của mình. Vấn đề cốt lõi đảm bảo cho hoạt động
thành công là mỗi thành phần cộng đồng đều nhận ra được lợi ích của họ dù trực
tiếp hay gián tiếp liên quan đến sự tồn tại và phát triển bền vững nguồn lợi, từ đó họ


17


có ý thức trách nhiệm và tự nguyện tham gia một cách có hiệu quả các hoạt động
này.
Trong năm 1991, chính phủ Philipin đã nhận ra rằng sự cần thiết làm tăng sự tham
gia trong quản lý và chuyển giao việc kiểm tra nguồn lợi tới các cấp địa phương qua
chính sách và sự thay đổi tổ chức. Tại Nhật Bản, đồng quản lý nghề cá ven biển
đang được sử dụng, nó là sự phối hợp quyền lực của chính phủ và các cấp trong
vùng, nhưng quyền quyết định chính ở cấp địa phương [22,23]. Tại Thái Lan, huyện
Tha Chana đã thực hiện quản lý nguồn lợi ven biển với sự tham gia của địa phương.
Từ những nghiên cứu về quản lý nguồn lợi ven biển ở vịnh Tha Chana, có thể nói
rằng sự ra đời của tổ chức cộng đồng để tham gia bảo vệ và quản lý nguồn lợi là bắt
đầu từ những vấn đề đang thách thức cộng đồng và các cơ quan chính phủ, các tổ
chức phi chính phủ, các chính sách của Nhà nước, phương tiện thông tin đại chúng
và các Viện nghiên cứu. Thành công của việc quản lý bền vững là có sự công nhận
về mặt luật pháp những quyền và sự giúp đỡ của cộng đồng tham gia quản lý và bảo
vệ nguồn lợi [10]
1.2. Sự tham gia cộng đồng trong quản lý môi trường tại Việt Nam
Một trong những hình thức quản lý môi trường thu được hiệu quả cao là quản lý
môi trường dựa vào cộng đồng (Community - Based Environment Managerment CBEM). Đó là một hình thức quản lý đã và đang áp dụng ở nhiều vùng khác nhau
trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia phát triển. Nội dung của phương pháp là lấy
cộng đồng làm trọng tâm trong việc quản lý môi trường. Đưa cộng đồng tham gia
trực tiếp vào hệ thống quản lý môi trường, họ trực tiếp tham gia trong nhiều công
đoạn của quá trình quản lý, từ khâu bàn bạc ban đầu tới việc lên kế hoạch thực hiện,
triển khai các hoạt động và nhận xét, đánh giá sau khi thực hiện. Đây là hình thức
quản lý đi từ dưới lên, thực hiện theo nguyện vọng, nhu cầu thực tế và ý tưởng của
chính cộng đồng, trong đó các tổ chức quần chúng đóng vai trò như một công cụ hỗ
trợ thúc đẩy cho các hoạt động cộng đồng [1].
Theo Đỗ Thị Kim Chi, Quản lý môi trường dựa vào cộng đồng, là một khái
niệm, được đưa ra là: Là phương thức bảo vệ môi trường trên cơ sở một vấn đề
môi trường cụ thể ở địa phương, thông qua việc tập hợp các cá nhân và tổ chức cần



18

thiết để giải quyết vấn đề đó. Phương pháp này sử dụng các công cụ sẵn có để tập
trung cải tạo hoặc bảo vệ một tài nguyên nào đó hay tạo ra lợi ích về môi trường
như dự án tái tạo năng lượng, phục hồi lưu vực,... Và đồng quản lý tài nguyên đó
thông qua sự hợp tác giữa các đối tác chính quyền, doanh nghiệp, các tổ chức phi
chính phủ và cộng đồng dân cư .
Nếu xét trên góc độ văn hoá và lịch sử thì có thể nhận định rằng công tác huy động
cộng đồng tham gia trong các hoạt động bảo vệ môi trường là hoàn toàn có tính khả
thi và có khả năng triển khai rộng ở nước ta. Nhận định này được khẳng định thông
qua quan điểm mang tính truyền thống của dân tộc ta là ‘góp gió thành bão’ để cùng
nhau chung lưng đấu cật trong các sự nghiệp chung như các cuộc đấu tranh chống
quân xâm lược [5].
Trong nhiều lĩnh vực quản lý, đặc biệt là trong quản lý môi trường và sử dụng hợp
lý tài nguyên thiên nhiên, Chính phủ và các cơ quan chức năng của Trung ương và
địa phương không phải là cơ quan duy nhất quyết định sự phát triển tài nguyên và
giải quyết vấn đề môi trường. Đã có nhiều trường hợp thất bại trong việc hạn chế
khai thác tài nguyên quá mức và những tác động huỷ diệt tài nguyên đến môi
trường, tuy nhiên những vấn đề này lại có thể giải quyết được khi trao quyền tự chủ
cho cộng đồng trong quản lý môi trường cấp cơ sở bởi lẽ cộng đồng là những người
trực tiếp phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên, phụ thuộc vào môi trường địa
phương. Đó sẽ là những người tận tâm, có ý thức và có khả năng bảo vệ được các
nguồn tài nguyên và môi trường cho chính họ khi họ thực hiện những hoạt động gắn
với bảo vệ quyền lợi của chính họ. Điều đó cho thấy cộng đồng đóng vai trò rất lớn
trong các hoạt động bảo vệ tài nguyên môi trường.
Mặt khác, một trong những nguyên tắc để xây dựng xã hội phát triển bền vững là: “
Để cho các cộng đồng tự quản lý môi trường của mình”. Việc xây dựng một cuộc
sống bền vững phụ thuộc vào niềm tin và sự đóng góp của mỗi cá nhân. Khi nào

nhân dân biết tự mình tổ chức một cuộc sống bền vững trong cộng đồng của mình,
họ sẽ có một sức sống mạnh mẽ và họ sẽ biết cách sử dụng tài nguyên của mình một
cách tiết kiệm, bền vững và có ý thức về việc thải các chất phế thải độc hại và xử lý
một cách an toàn. [2].


19

Một cộng đồng muốn được sống bền vững, thì trước hết phải quan tâm bảo vệ cuộc
sống của chính mình và không làm ảnh hưởng đến môi trường của cộng đồng khác
Để quản lý môi trường có hiệu quả, nâng cao nhận thức của người dân được xem là
giải pháp cho những vấn đề của cộng đồng. Cộng đồng thấy rõ hiện trạng môi
trường và tài nguyên, hiểu rõ vai trò quyền lợi và trách nhiệm của mỗi thành viên
trong cộng đồng, trong việc bảo vệ, quản lý tài nguyên đồng thời mong muốn tìm ra
giải pháp sử dụng khôn khéo nguồn tài nguyên có hạn của họ [11].
Thời gian qua, Việt nam đã có những mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng
đồng được áp dụng và đã đem lại hiệu quả thiết thực. Ví dụ như mô hình xây dựng
hệ sinh thái trên hệ sinh thái kém bền vững như vùng đồi Ba Vì Hà Tây, hợp tác xã
về cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường ở Bắc Giang; Mô hình hương ước bảo
vệ môi trường ở làng Chiết Bi - Thuỷ tân – Hương Thuỷ - Thừa Thiên Huế; Cộng
đồng tham gia bảo vệ Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ, mô hình bảo tồn biển do
cộng đồng quản lý Rạn Trào – Khánh Hoà,....[5].
Thành công của những mô hình này là do đã biết dựa vào dân, cùng dân bàn bạc
đưa ra những giải pháp tốt nhất để vừa đảm bảo nâng cao đời sống của nhân dân
đồng thời với công tác bảo vệ môi trường (phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi
trường). Các mô hình này đều có sự tham gia của người dân trong quá trình từ lập
kế hoạch, tổ chức giám sát và thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường có sự gắn
kết với quyền lợi của nhân dân.
Các mô hình đã phát triển trên cho thấy trong công cuộc phát triển kinh tế và bảo vệ
môi trường, sự hợp tác có hiệu quả giữa chính quyền, cộng đồng và các bên có liên

quan luôn đạt được những thành tựu đáng kể, mà trong đó cộng đồng đóng vai trò là
trung tâm của mọi hoạt động.
.3. Quản lý môi trường dựa vào cộng đồng trong nuôi trồng thuỷ sản.

1

Nuôi trồng thuỷ sản là một hoạt động sản xuất nông nghiệp đặc thù. Mỗi gia đình
tiến hành nuôi trồng thuỷ sản trên các ao riêng lẻ nhưng đều phụ thuộc vào một môi
trường và nguồn nước chung. Nuôi tôm là nuôi nước, mục tiêu của công tác này là
giữ được nước nuôi luôn trong sạch nhưng lại giàu dinh dưỡng và đảm bảo các chỉ
số cho phép.Vì trong một vùng các hộ nuôi luôn luôn có một mối quan hệ với nhau


20

như nguồn nước cấp, chất thải, dịch bệnh, nếu không có một sự thống nhất để cùng
quản lý, giám sát và có trách nhiệm với nhau thì sự bùng phát dịch bệnh sẽ rất khôn
lường, sự ô nhiễm môi trường sẽ rất lớn và như vậy tính rủi ro trong nuôi trồng thủy
sản càng ngày lại càng cao.Chất lượng nước bị biến đổi nhanh chóng khi đi qua các
ao nuôi. Trong nuôi trồng thuỷ sản, việc thay đổi chất lượng nước có ảnh hưởng cực
kỳ quan trọng đến kết quả sản xuất của các hộ gia đình. Bệnh dịch nuôi trồng thuỷ
sản thường phát tán qua nguồn nước. Nếu không quản lý tốt, qua nguồn nước, dịch
sẽ phát triển thành diện rộng và gây thiệt hại. Chất lượng nước phụ thuộc rất nhiều
vào cách thức quản lý và ý thức của con người, kỹ thuật thiết kế hệ thống ao hồ,
kênh mương. Hiệu quả sản xuất của nuôi trồng thuỷ sản phụ thuộc nhiều vào mối
liên hệ chặt chẽ giữa các hộ với nhau. Các hộ nuôi trồng thuỷ sản trong một tiểu
vùng phụ thuộc chặt chẽ vào nhau vì nếu giữa họ không có tính cộng đồng, không
đoàn kết thì việc sản xuất sẽ gặp nhiều rủi ro và nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Chính vì lẽ đó trong quá trình chỉ đạo sản xuất phải luôn lấy việc quản lý tốt môi
trường thông qua các hoạt động cộng đồng, đây là một trong những yếu tố tạo nên

sự thành công của vụ nuôi.
Vì những điều này, nhu cầu phát triển nuôi trồng thuỷ sản có sự tham gia của cộng
đồng là rất lớn, và điều này thực sự là cần thiết. Nuôi trồng thuỷ sản có sự tham gia
của cộng đồng sẽ là một trong những giải pháp quan trọng góp phần cho sự phát
triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững. Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản có sự tham gia
của cộng đồng chính là hoạt động tham gia quản lý môi trường, quản lý dịch bệnh,
trao đổi công nghệ kỹ thuật trong nuôi trồng thuỷ sản.
Cộng đồng là người tác động trực tiếp vào mọi khâu từ quy hoạch, thiết kế, thi công
đầm nuôi, tổ chức nuôi, thu hoạch…Do đó, để đảm bảo nuôi trồng thuỷ sản đạt hiệu
quả kinh tế cao và bảo vệ tốt môi trường phải áp dụng biện pháp quản lý dựa vào
cộng đồng. Thực chất của công tác quản lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đồng
là đảm bảo cho cộng đồng được thực sự tham gia một cách dân chủ vào tất cả các
công đoạn nói trên của nuôi trồng thủy sản, việc quy hoạch, thiết kế, xây dựng vận
hành và quản lý đầm nuôi, quản lý và xử lý chất thải được tiến hành trên cơ sở tính
đến lợi ích chính đáng của cộng đồng và lợi ích môi trường (lợi ích của cộng đồng,
lợi ích môi trường được tôn trọng, dàn xếp bình đẳng, và chấp nhận được). Như


21

vậy, phải áp dụng phương thức tiến hành các công đoạn nuôi trồng thuỷ sản theo
kiểu từ dưới lên (bottom up) chứ không phải áp đặt từ trên xuống (top down). Hợp
tác giữa những người NTTS (thành lập hiệp hội tự nguyện, hợp tác xã tự nguyện
kiểu mới) để cải tiến việc quản lý nước, quản lý đất và đầm nuôi. Hầu hết mọi
người khi tham gia nhóm cộng đồng chỉ mong muốn vào 3 lợi ích quan trọng nhất
ảnh hưởng, liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của họ: Học hỏi kỹ thuật,
quản lý môi trường nuôi, nâng cao nhận thức của người dân.
Ý kiến của người nuôi về lợi ích của hoạt động nhóm cộng đồng tập trung cao vào
lợi ích quản lý môi trường dịch bệnh. Ngoài ra khi tham gia hoạt động cộng đồng
mọi người đều thấy được lợi ích khác là nâng cao tinh thần tự nguyện tự giác, mọi

người hiểu nhau và giúp đỡ nhau nhiều hơn, qua các cuộc họp cộng đồng mọi người
có thể trao đổi kinh nghiệm về cách quản lý môi trường ao nuôi cũng như cách
chăm sóc ao nuôi.
Người dân phải ý thức được rằng muốn phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững, thì
vai trò của cộng đồng là rất quan trọng. Tính cộng đồng và phát triển quản lý dựa
vào cộng đồng cần được khuyến khích phát triển. Mặt khác, quản lý nuôi trồng thuỷ
sản dựa vào cộng đồng sẽ giảm gánh nặng cho quản lý Nhà nước, góp phần quan
trọng giúp định hướng phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững.
Nuôi thuỷ sản nói chung ở các nước đang phát triển chỉ có thể trở nên bền vững khi
người sử dụng nguồn lợi (mặt nước, đất…) hiểu được vai trò của nó đối với kế sinh
nhai lâu dài của cả cộng đồng từ thế hệ này sang thế hệ khác [12].Sự tham gia của
người sử dụng nguồn lợi vào lập kế hoạch và quản lý hệ sinh thái đảm bảo cuộc
sống của họ góp phần vào quản lý tốt và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên
nhiên. Thông qua phương pháp tham gia, nhận thức của người sử dụng tài nguyên
về những tác động môi trường đối với sự phát triển trong các vùng nuôi tôm và nuôi
trồng thuỷ sản đang được nâng cao.
Để đối phó với những khó khăn và cản trở trong hoạt động sản xuất thủy sản, ngày
càng có nhiều vùng nuôi thực hiện mô hình quản lý nuôi tôm dựa vào cộng đồng.
Tuy nhiên, phương thức quản lý và cách thức tiến hành các hoạt động cộng đồng rất
khác nhau, đặc thù cho từng địa phương, quy mô nuôi, ý thức của người dân, sự hỗ
trợ của chính quyền và các ban ngành…Đây là dấu hiệu đáng mừng cho người nuôi


22

cũng như các nhà quản lý trong công tác bảo vệ môi trường và phòng tránh lây lan
bệnh trong khu nuôi. Điều này không chỉ được nhận thấy ở các cộng đồng ở những
điểm quan trắc. Người nuôi cam kết hoạt động trên tôn chỉ vì lợi ích của chính họ
cũng như của cộng đồng. Cộng đồng đã thống nhất một số điểm chính như lịch thời
vụ, vệ sinh kênh rạch, ao hồ, thông tin cho nhau lấy nguồn nước tốt (cơ sở tin cậy

đã qua kiểm dịch), sử dụng các loại thức ăn và thuốc, chế phẩm, vật tư phục vụ
NTTS có chất lượng tốt, khoanh vùng dập dịch kịp thời và nghiêm túc, sinh hoạt
định kỳ, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao ý thức phòng trị bệnh, tổ chức tốt công tác
an ninh trong cộng đồng. Kết quả này một phần là kết quả của sự tác động bền bỉ
của các cấp quản lý ở địa phương [7].
1.4. Bước đầu công tác quản lý môi trường có sự tham gia của cộng đồng trong
nuôi trồng thuỷ sản ở Việt nam.
Hình thức quản lý môi trường có sự tham gia của cộng đồng bước đầu đã được hiện
ở một số địa phương ven biển như: Huế, Nghệ An, ...., là những nơi có phong trào
nuôi trồng thuỷ sản rất mạnh thông qua 2 dự án của Bộ Thuỷ Sản có sự giúp đỡ của
nước ngoài. Đó là Hợp phần Suma - Hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ và Dự án
VIE – 97-030 - Quản lý Môi trường Nuôi trồng Thuỷ sản Ven biển.
Hợp phần Suma - Hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản nước mặn và nước lợ - là một trong
những hợp phần của chương trình trợ giúp ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt nam của
Danida. Mục tiêu trước mắt của Hợp phần Hỗ trợ Nuôi trồng thuỷ sản nước lợ và
nước mặn - hay hợp phần SUMA - là củng cố các phương pháp thực hành quản lý
và điều hành cần thiết để đảm bảo việc cung cấp thuỷ hải sản thông qua quá trình
phát triển nuôi trồng thủy sản một cách bền vững về mặt môi trường cũng như xã
hội. Hợp phần chú trọng bảo vệ môi trường, giảm nghèo và phát triển nuôi trồng
thuỷ sản của các cộng đồng dân cư ven biển; xác định và thử nghiệm các kỹ thuật
nuôi trồng thuỷ sản bền vững và các phương pháp quản lý phù hợp với điều kiện
môi trường và cộng đồng dân cư vùng ven biển;
Một trong các kết quả đầu ra của Hợp phần này là Xây dựng các phương pháp quản
lý nuôi trồng thuỷ sản nước lợ và nước mặn trên cơ sở cộng đồng. Hợp phần sẽ áp


23

dụng một phương hướng tiếp cận cộng đồng để giải quyết các vấn đề liên quan đến
cái nghèo, giới và môi trường; đồng thời khuyến khích người dân tham gia vào quá

trình lựa chọn lĩnh vực ưu tiên và thực hiện Hợp phần này. Các phương pháp quản
lý nuôi trồng thuỷ sản nước lợ và nước mặn trên cơ sở cộng đồng đã được áp dụng
thử nghiệm trong nhiều điều kiện xã hội, kinh tế và môi trường khác nhau, và chứng
tỏ là những phương pháp có khả năng hoạt động bền vững về mặt xã hội, tài chính,
kỹ thuật và môi trường, đồng thời có thể khai thác được tiềm năng phát triển.
Các vấn đề môi trường được lồng ghép một cách toàn diện vào trong các lĩnh vực
củng cố quản lý hành chính, xây dựng năng lực, phát triển kỹ thuật nuôi trồng và
nghiên cứu cộng đồng. Các dự án thử nghiệm trên cơ sở cộng đồng cũng đặc biệt
quan tâm đến việc khôi phục môi trường suy thoái vùng ven biển và thực hành quản
lý cộng đồng đối với các nguồn lợi ven biển. Hợp phần SUMA thực hiện tại các tỉnh
Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Khánh Hòa.
Điều khá lý thú là trong khi Việt Nam có truyền thống tự chủ và cai trị ở cấp thấp
nhất trong xã hội, là cấp xã và xóm, thì vẫn cần phải xây dựng các phương pháp
quản lý nguồn lợi ven biển và nuôi trồng thuỷ sản trên cơ sở cộng đồng. Việc hiện
nay thiếu các mô hình quản lý trên cơ sở cộng đồng và thiếu kinh nghiệm về các
phương pháp tiếp cận trên cơ sở cộng đồng để quản lý nguồn lợi ven biển và nuôi
trồng thuỷ sản, trong đó có việc áp dụng phương pháp đồng quản lý, đã hạn chế
việc tiếp tục áp dụng và thực thi các dự án lấy cộng đồng làm cơ sở. Tương tự như
vậy, khả năng tiếp cận tín dụng thường được nông dân và các hộ gia đình xem là
nguyên nhân chính hạn chế họ mở mang nuôi trồng thuỷ sản nước lợ và nước mặn.
( (Dự án Suma)
Dự án VIE/97/030- “Quản lý Môi trường Nuôi trồng Thuỷ sản Ven biển” có mục
tiêu chung là phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản ven biển vùng Bắc Trung Bộ
của Việt Nam. Dự án do Bộ Thuỷ sản điều hành, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ
sản 1 thực hiện ở 3 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An và Thừa Thiên Huế trong thời gian 3
năm (2001-2003). Việc thực hiện dự án đã góp phần thực hiện các mục tiêu của
chính phủ như xoá đói giảm nghèo cho cộng đồng dân cư vùng ven biển, tạo công
ăn việc làm, tăng thu nhập thông qua phát triển nuôi trồng thuỷ sản song song với
việc bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên ven biển. Dự án đã



24

tiến hành đánh giá hiện trạng môi trường của nuôi trồng thuỷ sản ở 3 tỉnh Bắc Trung
Bộ và thử nghiệm mô hình quan trắc môi trường và dịch bệnh ở 6 xã điểm thuộc 3
tỉnh. Kết quả đánh giá cho thấy môi trường nuôi trồng thuỷ sản đang diễn biến theo
hướng ngày càng xấu đi do hậu quả của việc mở rộng diện tích nuôi, tăng nhanh
mức độ thâm canh kết hợp với các biện pháp quản lý yếu kém, người nuôi hoạt
động đơn lẻ, manh mún, thiếu tính cộng đồng. Giải quyết các vấn đề này dự án đã
đưa ra kế hoạch hành động cải tiến quản lý môi trường cấp hộ, phát triển quản lý
môi trường NTTS dựa vào cộng đồng song song với việc cải tiến quy hoạch và
nâng cao năng lực cho người dân và cán bộ quản lý nhà nước về nuôi trồng thuỷ
sản.
Dự án đã phát triển các mô hình quản lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản ven biển
dựa vào cộng đồng. Quản lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản theo mô hình tổ cộng
đồng tự quản đã được thành lập ở một số xã, sau đó được nhân rộng ở các xã thuộc
Đầm phá Thừa Thiên Huế, Nghệ An và Thanh Hoá. Với các diễn biến môi trường
và dịch bệnh ngày càng phức tạp, ý thức tự nguyện tham gia tổ cộng đồng tự quản
càng ngày càng lên cao, khẳng định tính phù hợp và bền vững của mô hình quản lý
cộng đồng do dự án khởi xướng. Nhiều địa phương đã chỉ đạo và hướng dẫn người
dân tham gia quản lý cộng đồng và huy động người dân đóng góp quỹ cộng đồng để
xử lý các rủi ro do dịch bệnh và ô nhiễm môi trường.
Thử nghiệm quản lý môi trường dựa vào cộng đồng của dự án VIE/97/030 đã đạt
được những kết quả tốt như đã thành lập được các nhóm cộng đồng, xây dựng được
các quy ước, đã triển khai được một số hoạt động cụ thể có tính cộng đồng. Điều đó
đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, góp ổn định an ninh- xã hội, nâng cao ý
thức bảo vệ môi trường và nâng cao kỹ thuật nuôi của người dân [17].
Ngoài ra, đối với với ven biển, phá Tam Giang là một trong những điểm đầu tiên có
hình thức quản lý dựa vào cộng đồng được áp dụng.
1.5. Tính bền vững của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản có sự tham gia của người

dân:
Sự phụ thuộc của đời sống các loài thuỷ sản đối với các nhân tố môi trường.
Đối với nuôi trồng thuỷ sản thì các nhân tố môi trường có ý nghĩa rất quan


25

trọng đối với sự sống. Các nhân tố này có mối quan hệ chặt chẽ với đời sống của
các loài động vật-thực vật. Sự thay đổi quá giới hạn sinh thái của mỗi nhân tố môi
trường đều gây hại đối với sinh vật.. Trong công tác nuôi trồng thuỷ sản, những ảnh
hưởng của sự thay đổi này càng cần phải được cảnh báo sớm để tránh những hậu
quả xấu như gây chết hàng loạt tôm, cá,…Do đó cần phải chú ý đến một số nhân tố
môi trường cơ bản sau đây:
- Nhiệt độ ảnh hưởng tới nhiều phương diện trong đời sống của tôm: hô hấp,
tiêu thụ thức ăn, đồng hoá thức ăn, miễn nhiễm đối với bệnh tật, sự tăng trưởng...
Nhiệt độ thay đổi theo khí hậu mỗi mùa, vì thế tại miền Nam Việt Nam có thể nuôi
tôm quanh năm trong khi miền Bắc chỉ khai thác được vào mùa nóng. Khi nhiệt độ
nước thấp dưới mức nhu cầu sinh lý của tôm sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển
hoá vật chất bên trong cơ thể (biểu hiện bên ngoài là ngừng bắt mồi, ngưng hoạt
động và nếu kéo dài thời gian có nhiệt độ thấp tôm sẽ chết). Khi nhiệt độ quá giới
hạn chịu đựng và kéo dài, tôm bị rối loạn sinh lý và chết (biểu hiện bên ngoài là
cong cơ, đục cơ, tôm ít hoạt động nằm im ngừng ăn và tăng cường hô hấp). Nhiệt
độ cao hay thấp đều có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tôm, gián tiếp gia tăng sự
rủi ro.
- Các loài khác nhau có khả năng chịu đựng sự biến đổi nồng độ muối khác
nhau. Tôm thẻ có khả năng chịu đựng sự biến đổi của nồng độ muối thấp hơn so với
tôm sú. Tôm sú sinh trưởng và phát triển ở độ mặn 15-25 % 0. Qua thực tế nuôi tôm,
nồng độ muối xuống thấp dưới 15%0 tôm sẽ giảm số lần lột xác và lớn chậm. Nồng
độ muối ảnh hưởng ít nghiêm trọng hơn so với nhiệt độ khi nghiên cứu tỷ lệ sống
của tôm nuôi Sự thay đổi đột ngột về độ mặn sẽ có tác hại đến quá trình trao đổi

chất, sinh lý cơ thể, tập tính sống,...Nếu độ mặn vượt quá ngưỡng tôm sẽ bị "sốc".
Nhưng nồng độ muối trong ao nuôi tôm lại lệ thuộc vào tỉ lệ nắng mưa, cứ sau trận
mưa rào, nồng độ muối trong ao giảm chủ yếu ở tầng mặt, ngược lại nắng nóng kéo
dài độ mặn trong nước lại tăng cao. Do vậy cần phải kiểm tra độ mặn thường xuyên.
Nếu độ mặn xuống thấp, phải có các biện pháp xử lý như tháo bỏ nước tầng mặt cho
đến khi nồng độ muối ổn định. Hoặc độ mặn tăng cao qúa giới hạn thì lại cấp nước
mặn mới vào cho đủ nước qui định.
- O xy hoà tan: Oxy hoà tan là một chất khí quan trọng nhất trong số các chất


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×