Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Tam luan van

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.72 KB, 60 trang )

Đặt vấn đề
Để có được con tôm thành phẩm cho người tiêu dùng là một chặng đường dài mà
người nuôi, người chế biến và người kinh doanh phải nỗ lực không ngừng. Người kinh
doanh nỗ lực để bán được số lượng hàng lớn, người chế biến nỗ lực để tôm thành phẩm
được người tiêu dùng chấp nhận, còn người nuôi nỗ lực để đạt sản lượng cao, trọng lượng
tôm lớn. Muốn thu được sản lượng cao trong một vụ, trên một diện tích nuôi hẹp, người
nuôi phải đầu tư một số vốn lớn cho việc mua con giống, cải tạo ao đầm và phải có kỹ
thuật canh tác cao. Kỹ thuật canh tác ở đây được hiểu là trình độ quản lý ao đầm. Trình
độ quản lý ao đầm được thể hiện rõ qua khả năng kiểm soát chất lượng nước ao nuôi bên
cạnh việc cho ăn, cấp nước… hàng ngày.
Kiểm soát chất lượng nước ao nuôi là một khâu rất quan trọng mà người nuôi tôm
cho dù họ áp dụng theo phương thức thâm canh hay quảng canh cải tiến đều phải thực
hiện. Nguyên nhân do tôm sú là động vật biến nhiệt, sống phụ thuộc vào môi trường nước
nên bất kỳ một sự thay đổi nào của môi trường cũng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp
đến đời sống của tôm.
Quá trình sinh trưởng, phát triển của tôm sú làm cho môi trường bị thay đổi mà
nguyên nhân gây ra sự thay đổi chủ yếu là các chất hữu cơ có nguồn gốc từ thức ăn thừa,
phân tôm, xác động thực vật thối rữa trong ao đầm…nên có thể gây ô nhiễm sau một
khoảng thời gian dài. Hệ thống ao nuôi có năng suất càng cao thì lượng chất thải hữu cơ
thải ra càng nhiều. Chất hữu cơ này có thể không trực tiếp gây độc cho tôm nhưng lại là
nguồn thức ăn cho vi khuẩn và nguyên sinh động vật gây hại trực tiếp cho tôm, khiến cho
hàm lượng NH3, H2S, BOD … tăng cao và những khí độc này lại ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng và phát triển của tôm sú. Nhiều vùng nuôi tôm đã phải gánh chịu hậu quả do
không kiểm soát được môi trường dẫn đến tôm chết do dịch bệnh. VD: bệnh đốm trắng
và đầu vàng đã làm các nước nuôi tôm ở Châu á thiệt hại hơn 1 tỷ USD vào năm 1994 và
3 tỷ USD vào năm 1999.
Trình tự của quá trình đó bắt đầu từ việc nuôi tôm ⇒ sau một vài vụ do không
kiểm soát các yếu tố thuỷ lí thuỷ hoá chặt chẽ dẫn đến môi trường bị ô nhiễm ⇒ sức đề
kháng của tôm yếu đi ⇒ khi co tác nhân gây bệnh ⇒ tôm dễ dàng bị nhiễm ⇒ tôm chết.
Do vậy, để khắc phục dịch bệnh và ô nhiễm môi trường, tăng năng suất, phát triển nghề
nuôi tôm mang tính bền vững, bên cạnh việc nâng cao chất lượng con giống cần phải có


sự hiểu biết về biến động các yếu tố môi trường trong ao nuôi tôm.


Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu sự biến động một số yếu tố thủy lý, thủy hoá
trong ao nuôi tôm sú (Penaeus monodon, Fabricius 1798) thâm canh và quảng canh cải
tiến ở Hải Thành, Hải Phòng” được thực hiện với mục đích sau:
Mục tiêu chung:
Xác định sự biến động một số yếu tố thuỷ lý, thuỷ hoá trong môi trường ao nuôi
tôm thâm canh và quảng canh cải tiến.
Mục tiêu cụ thể:
-

Sự khác nhau giữa mô hình nuôi tôm sú thâm canh và quảng canh cải tiến về một
số yếu tố thuỷ lý, thuỷ hoá.

-

Nguyên nhân gây ra sự khác nhau đó.


CHƯƠNG I: Tổng quan
1.1 Hiện trạng của nghề nuôi tôm ở 1 số nước trên thế giới và Việt Nam..
1.1.1 Sơ lược về hiện trạng nuôi tôm của các nước trên thế giới và Việt Nam.
Trên thế giới, nghề nuôi tôm sú (Penaeus monodon) bắt đầu từ năm 1930 khi
Motosaku Fujinaga thành công trong việc cho tôm sú sinh sản nhân tạo. Ông đã ương
nuôi thành công tôm sú từ giai đoạn bột lên đến giai đoạn trưởng thành và tôm thịt
trong phòng thí nghiệm. Ông cũng thành công trong việc sản xuất chúng trên quy mô
lớn nên đã chia sẻ kinh nghiệm của mình trên những ấn phẩm chuyên ngành vào năm
1935, 1941, 1942 và 1967. Đây là điểm khởi đầu cho sự phát triển của ngành công
nghiệp nuôi tôm sau này.

Đầu năm 1980, lượng tôm bán trên thị trường thế giới chủ yếu do đánh bắt
ngoài tự nhiên. Năm 1985, nghề nuôi tôm phát triển nhanh đột ngột và trở thành một
ngành công nghiệp nhiều lợi nhuận nhưng cũng lắm rủi ro. Sản lượng tôm nuôi chiếm
30% và 58% tổng sản lượng tôm bán ra trên thế giới vào năm 1995 và 1996 (FAO,
1997). Hiện nay, có hơn 50 quốc gia trên thế giới tham gia vào ngành công nghiệp
nuôi tôm béo bở này. Những quốc gia đứng đầu trong ngành công nghiệp này tập
trung ở Châu á, chủ yếu là Đông Nam á như Indonesia, Thái Lan… Mặc dù Nhật Bản
là quốc gia đầu tiên trên thế giới nuôi tôm sú thành công nhưng không phải là nước
có sản lượng tôm nuôi cao. Theo kết quả của FAO (1997), Thái Lan đạt sản lượng
223.000 triệu tấn tôm với giá trị 1,6 tỉ USD; Indonesia đạt 155.000 triệu tấn ứng với
0,9 tỉ USD; Ecuador đạt 107.920 triệu tấn ứng với 0,65 tỉ USD vào năm 1996. Sản
lượng của những nước có ngành công nghiệp nuôi tôm phát triển khác như Trung
Quốc, Việt Nam, Philippines, ấn Độ, Bangladesh, và Mexicô được trình bày trong Đồ
thị 1 (số liệu FAO 1997).
Tại Việt Nam, trước năm 1985, nghề nuôi tôm chỉ mang tính tự phát và tự
cung, tự cấp là chính. Diện tích nuôi nhỏ hẹp, năng suất thấp, nguồn giống chủ yếu
lấy ngoài tự nhiên. Các trại giống chưa phát triển và còn nhỏ lẻ. Chính sách Nhà nước
không có sự ưu tiên, quan tâm thích đáng đến nghề nuôi thủy sản. Năm 1981, tổng
sản lượng thủy sản chỉ đạt 596.356 tấn, trong đó nuôi trồng đạt 180.000 tấn, giá trị
kim ngạch xuất khẩu đạt 11,2 triệu USD. Đến năm 1986, tổng sản lượng thủy sản


tăng lên đến 840.906 tấn, trong đó nuôi trồng đạt 242.866 tấn, giá trị kim ngạch xuất
khẩu đạt 100 triệu USD (Chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2005).
S an lu o n g cu a cac n u o c n am 1 996

o
M

ex


ic

a
iw
a

t
ie

T

N

de
la

B

a

ng

il i
p
h

P

am


sh

s
e
in
p

In

d

ia

0

n

5000 0

V

trieu tan

10000 0

Đồ thị 1: Sản lượng nuôi của các nước khu vực Đông Nam á năm 1996
Mười năm sau - năm 1994, 580 trại sản xuất tôm giống đã xuất hiện ở khắp các
tỉnh thành trong cả nước và đã cung cấp khoảng 2 tỷ con tôm sú PL 15 hàng năm. Theo
thống kê của Tạ Khắc Thường, chỉ tính riêng tỉnh Khánh Hoà năm 1994 có 461 trại

tôm giống với 18.047 m3 nước ương ấp ấu trùng đã sản xuất được hơn 1,6 tỷ tôm bột.
Nhưng đến những năm đầu của thế kỷ này, số lượng tôm sú giống sản xuất tại các
trại giống tăng lên đến mức chóng mặt do biết ứng dụng khoa học công nghệ sinh học
vào thực tiễn sản xuất. Ước tính 11 tháng đầu năm 2002, các trại giống trong cả nước
đã sản xuất được 16,5 tỉ giống tôm sú P 15 đáp ứng phần nào nhu cầu của người nuôi
tôm.
Chính vì chủ động được nguồn con giống, công tác quản lý ao đầm tốt, công nghệ
nuôi tiên tiến nên nghề nuôi tôm của Việt Nam ngày càng phát triển mạnh và nâng
tổng sản lượng thủy sản lên đến 2.536.361 tấn, trong đó nuôi trồng đạt 1.110.138 tấn,
giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 2.240 triệu USD năm 2003. (Chương trình phát triển
xuất khẩu thủy sản đến năm 2005).

1.1.2 Hình thức nuôi tôm ở 1 số nước trên thế giới và Việt Nam.
Được phát hiện ra năm 1798, tôm sú được con người đưa vào cho đẻ nhân tạo và
nuôi một cách rộng rãi từ nhiều năm nay. Lúc còn sơ khai, nghề nuôi tôm sú trên thế
giới và Việt Nam chỉ dừng lại ở nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến, luân canh tômlúa hay xen canh. Sau do nhu cầu của người tiêu dùng về tôm sú thương phẩm ngày
càng tăng, người nuôi đã và đang áp dụng các phương thức nuôi khác cho năng suất
cao hơn như nuôi bán thâm canh, thâm canh và siêu thâm canh. Trên thế giới hiện


nay, các quốc gia có ngành thủy sản phát triển mạnh tập trung vào nuôi thâm canh và
siêu thâm canh là chủ yếu, trong khi ở Việt Nam nuôi quảng canh cải tiến vẫn còn
phổ biến ở nhiều nơi.
Căn cứ vào kích thước ao, tiền vốn đầu tư, phương thức chăm sóc quản lý, cơ sở
vật chất, mà chia ra các hình thức nuôi khác nhau.
-

Quảng canh.

-


Quảng canh cải tiến.

-

Nuôi xen canh: xen canh tôm - lúa, tôm-muối, tôm – cua, tôm – cá, nuôi tôm –
artemia – muối, nuôi tôm – cua – cá, nuôi tôm – cua – cá - rong câu.

-

Bán thâm canh.

-

Thâm canh.

-

Siêu thâm canh.

Quảng canh cải tiến.
Quảng canh cải tiến là hình thức nuôi phổ biến ở nước ta, diện tích nuôi tính trên
một ao đầm là rất lớn. Khu đất nuôi chủ yếu tập trung ở các khu vực cao triều và thấp
triều, vị trí ao đầm chủ yếu phân bố ở các vùng ven biển - nơi tiếp giáp giữa rừng
ngập mặn, thậm chí còn nuôi trong rừng ngập mặn bằng mọi phương pháp khác nhau
như khoanh rừng ngập mặn để nuôi tôm bằng đăng chắn, lưới chắn, đắp bờ… Hình
thức nuôi này có mật độ thấp (khoảng 2-6 con/m 2), chỉ cung cấp một ít thức ăn và
phân bón nhằm sử dụng tốt hơn công suất của ao. Vì hệ thống nuôi này không cần
đầu tư cao, công nghệ nuôi không phức tạp, và ít ảnh hưởng đến môi trường nên nó
được xem là phù hợp cho nhiều người. Chính vì thế, diện tích ao nuôi quảng canh cải

tiến ngày càng tăng, cụ thể cả nước năm 2000 là 325.000 ha, năm 2001 là 462.496 ha,
năm 2002 là 507.637 ha (Viện kinh tế và QHTS).
Tại Malayxia, mô hình nuôi quảng canh cải tiến bắt đầu bằng việc chuẩn bị ao tốt,
bón phân gây màu nước mà không cần cho ăn đã đưa năng suất tôm lên mức 0,3-0,5
tấn/ha/vụ. Theo điều tra của RIMP/CADS (1996), năng suất của ao quảng canh cải
tiến ở các tỉnh phía Bắc có thể đạt được từ 200-500 kg/ha/năm. Còn theo điều tra của
Viện kinh tế và quy hoạch thủy sản, năng suất nuôi bình quân của Việt Nam đối với


mô hình nuôi quảng canh cải tiến năm 2000 đạt 270 kg/năm, năm 2001 là 315,5
kg/năm, năm 2002 là 295,8 kg/năm.
Thâm canh.
Mô hình nuôi thâm canh phát triển nhanh trong vài năm trở lại đây. Đến năm
1997, theo điều tra của Viện kinh tế và quy hoạch thủy sản (1997) cho biết Việt Nam
vẫn chưa có mô hình nào áp dụng phương thức nuôi thâm canh, chủ yếu là quảng
canh, quảng canh cải tiến và một ít bán thâm canh. Sau này, do lợi nhuận cao, do
khoa học sinh sản nhân tạo các loài giáp xác phát triển, do có vốn và kỹ thuật nên các
mô hình nuôi thâm canh mới được nhân rộng.
Diện tích nuôi tôm đang áp dụng theo hình thức thâm canh chủ yếu từ vùng nuôi
trồng thuỷ sản theo Chương trình 773 đầu tư nâng cấp và tiến hành nuôi hoặc những
hộ đạt hiệu quả sản xuất cao trong năm trước đã đầu tư nuôi ở mức cao hơn. Vì vậy,
nhiều nơi cơ sở hạ tầng, trình độ kĩ thuật và nhận thức của người dân cho vùng nuôi
chưa đáp ứng được nhu cầu nuôi thâm canh nên dịch bệnh luôn là yếu tố tiềm ẩn. Ưu
điểm của nuôi thâm canh là cho năng suất cao nhưng lại đòi hỏi đầu tư cao, quản lý
tốt song cũng dễ gặp rủi ro và người nuôi dễ bị khánh kiệt. Nuôi thâm canh thường
được áp dụng đối với những ao, đầm có diện tích nhỏ, thường vào khoảng 0,1 – 1 ha
và mật độ thả giống rất cao. Tuỳ vào khả năng quản lý của người nuôi mà mật độ
được thả dao động trong khoảng 30-60 con PL 15/m2. Vì mật độ nuôi rất cao nên ao
nuôi phải được trang bị hệ thống sục khí hoặc máy quạt nước. Tuỳ vào diện tích, mật
độ thả mà số lượng máy quạt nước hoặc sục khí cũng như công suất máy trang bị và

thiết kế khác nhau.
Cống cấp nước, thoát nước riêng biệt là điều kiện tiên quyết mà ao nuôi tôm thâm
canh cần phải có. Nước cấp vào ao phải qua xử lý như để lắng lọc, diệt tạp, gây màu
trước khi đưa vào ao nuôi. Các yếu tố môi trường nước phải được kiểm soát nghiêm
ngặt và điều chỉnh sao cho không vượt quá giới hạn chịu đựng của tôm.
Thức ăn, chế phẩm sinh học dùng trong quá trình nuôi là một trong những nhân tố
quan trọng quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm cũng như làm biến đổi
hàm lượng các yếu tố thuỷ lý thuỷ hoá trong môi trường ao nuôi như H 2S, NO2… gây
hại cho sức khoẻ tôm.
Với 85% ao nuôi tôm theo phương thức thâm canh (mật độ 30-80 con/m 2, sử dụng
thức ăn công nghiệp, thay nước hơn 10%/ngày, sục khí 8 máy/ha, tăng cường quản lý


chất lượng nước, Đài Loan đã trở thành nước đứng đầu thế giới về sản lượng tôm
nuôi là 95.000 tấn trên diện tích chưa tới 5.000 ha vào năm 1987.
Tại Việt Nam, năm 2000 với diện tích ao nuôi thâm canh chỉ có 1.336 ha và sản
lượng đạt 3.841 tấn đã tăng lên 5.100 ha và 14.725 tấn trong năm 2002.
Mục tiêu phấn đấu của nước ta đến năm 2010: nuôi tôm sú 260.000 ha (trong đó
60.000 ha nuôi công nghiệp; 100.000 nuôi bán thâm canh, 100.000 ha nuôi mô hình
cân bằng sinh thái, nuôi luân canh, xen canh) đạt sản lượng 360.000 tấn. Giá trị tôm
xuất khẩu đạt 1.400 triệu USD (Chương trình phát triển thủy sản đến năm 2010).

1.1.3 Liệu nuôi tôm có thể đạt năng suất cao và phát triển bền vững không
nếu người nuôi không quan tâm đến môi trường và khống chế các yếu
tố môi trường?
Nuôi tôm gần đây đang bị các ngành các cấp cảnh báo do hậu quả của nó gây ra.
Việc mở rộng quy mô nuôi tôm trong thập kỷ qua đã gây ra mối đe doạ nghiêm trọng
đến môi trường xung quanh. Đặc biệt việc tăng diện tích ao nuôi tôm đã góp phần
làm giảm diện tích rừng ngập mặn mà vốn dĩ nó đã chịu sức ép từ nhiều nguồn khác.
Diện tích nuôi tôm tăng lên khiến cho 90.000 ha rừng ngập mặn ở đồng bằng sông

Mê kông bị biến mất (số liệu năm 1997). Rừng ngập mặn bị xâm hại đã dẫn đến sự
giảm sút các loài thuỷ sản và tính đa dạng sinh học của vùng, làm cho bờ biển chịu
ảnh hưởng trực tiếp của sóng, dòng chảy và bão khiến cho đất ngày càng bị xói mòn.
Cùng với nó là sự thiết kế ao, trại giống không hợp lý khiến cho nguồn nước thải
đôi khi lại quay trở lại ao, đầm và làm tăng khả năng lây lan dịch bệnh.
Sự lạm dụng hoá chất, chế phẩm sinh học để nuôi tôm (hoá chất làm sạch, điều
chỉnh môi trường, chế phẩm kích thích sinh trưởng) dẫn đến sự tích tụ các hợp chất
hoá học gây độc ngày càng tăng trong môi trường nước, thậm chí còn tích tụ trong cơ
thể sinh vật. Thức ăn thừa trong ao do sử dụng không đúng liều lượng và kỹ thuật
(thời điểm, thời gian và khối lượng cho ăn) sẽ tích dần, qua thời gian làm tăng lượng
bùn trong ao, bùn phân huỷ tạo nhiều độc tố và ảnh hưởng trở lại môi trường nước
nuôi dẫn đến gây hại cho tôm. Bên cạnh đó, sau vụ nuôi người ta vét bùn ra khỏi ao
nhưng không mang nó ra khỏi khu vực nuôi mà họ chỉ vét bùn và đắp lên trên bờ ao
hoặc vứt sang ao chứa nước thải bên cạnh để giảm chi phí khiến cho ao nuôi bị ô
nhiễm cục bộ sau một cơn mưa.


Những điều kể trên sẽ luôn luôn tác động đến ao nuôi tôm khiến cho hàm lượng
các chất như NH3, H2S…. trong ao nuôi tăng lên đột ngột, dần dần môi trường xung
quanh bị ô nhiễm. Khi đó tôm bị chết là điều không tránh khỏi nếu người nuôi không
kiểm soát chặt chẽ các yếu tố thủy lý, hoá trong khi nuôi, trước khi xả ra môi trường
ngoài và có biện pháp xử lý kịp thời.
Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn hết năm này qua năm khác, môi trường cứ bị khai
thác quá mức, dịch bệnh xảy ra liên tục liệu nghề nuôi tôm có phát triển bền vững
không. Trong báo cáo của Bộ Thuỷ sản về đánh giá môi trường trong nuôi trồng thuỷ
sản ven biển Việt Nam cho rằng: “So sánh tác động môi trường của nuôi trồng thuỷ
sản với các lĩnh vực kinh tế khác, theo các nghiên cứu ở Đan Mạch, Phần Lan,
Ireland nơi nuôi trồng thuỷ sản ở mức độ thâm canh cao, thì ảnh hưởng của nuôi
trồng thuỷ sản đén môi trường chỉ là 1-2%, trong khi đó nông nghiệp là 30-60% và
công nghiệp là 20-30% và do nước thải sinh hoạt là 33-47%. Như vậy, ảnh hưởng đến

môi trường do nuôi trồng thuỷ sản ở mức thấp và quy mô hẹp so với ảnh hưởng gây
ra do các lĩnh vực kinh tế khác”.

1.2 Tác động qua lại giữa nuôi tôm và môi trường.
1.2.1 Tầm quan trọng của môi trường nước nuôi

1.2.1.1 Sự quan trọng của môi trường nước.
Nước là môi trường sống của tôm. Mọi hoạt động sống như hô hấp, bắt mồi, lột
xác … đều diễn ra trong môi trường nước. Tôm chỉ có thể sống trong môi trường
nước lợ hoặc nước mặn có độ mặn dao động từ 5-35‰. Ngoài ra, những yếu tố môi
trường khác như oxy hoà tan, nhiệt độ, pH, độ kiềm … cũng có mối quan hệ mật thiết
với sự sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi.
Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên tác động trực tiếp hay gián tiếp đến
đời sống của sinh vật, ở đây cụ thể là tôm sú. Những yếu tố như ánh sáng, nhiệt độ,
độ mặn, thức ăn, bệnh tật …là thành phần kiến tạo nên môi trường và chúng ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống của tôm sú. Nếu các yếu tố này thay đổi đột ngột hoặc
vượt quá ngưỡng cho phép sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đối với tôm sú nuôi trong ao.
Cụ thể: nếu nhiệt độ cao hơn 32-330C hoặc thấp hơn 250C thì khả năng bắt mồi của
tôm có thể giảm 30-50%. Nếu hàm lượng oxy hoà tan trong nước thấp (nhỏ hơn 3
ppm), tôm sẽ hoạt động yếu, lượng thức ăn do chúng sử dụng cũng giảm. Nếu giảm


đến 1-2 ppm tôm có khả năng bị chết ngạt. Hoặc nếu hàm lượng Ca 2+ trong nước thấp
tạo cơ hội xảy ra bệnh mềm vỏ thường xuyên ở tôm sú (Nguyễn Đình Trung, 2004).
Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Thọ (2003), về giá trị NO 2- (3 ngày)/ giá trị NO2(ban đầu) ký hiệu là KNO2- và giá trị BOD5/giá trị COD ký hiệu là KBOD/COD cho
thấy như Bảng 1 sau:
Giá trị
Dấu hiệu bệnh tôm
KBOD/COD
K = 1,15 ± 0,29


Chưa xảy ra bệnh.

Giá trị KNO2K = 1,14 ± 0,91

Dấu hiệu bệnh tôm
Chưa xảy ra bệnh.

K = 0,48 ± 0,16

Có biểu hiện bệnh MBV, K = 13,6 ± 10,21
vi khuẩn Vibrio.

Có biểu hiện bệnh MBV,
vi khuẩn Vibrio.

K = 1,93 ± 0,49

Biểu hiện đốm trắng, K < 0,1
nhiều protozoa, ít vibrio.

Biểu hiện đốm trắng,
nhiều protozoa, ít vibrio.

K = 1,88 ± 0,25

Biểu hiện bệnh đầu K = 12,46 ± 4,99
vàng, có nhiều protozoa,
nhiều vibrio.


Biểu hiện bệnh đầu
vàng, có nhiều protozoa,
nhiều vibrio.

Bảng 1: Giá trị KNO2- và giá trị KBOD/COD ảnh hưởng đến tôm sú nuôi.
Theo Bảng 1, nếu các yếu tố môi trường vượt ra ngoài ngưỡng cho phép, tôm sẽ
có dấu hiệu bệnh. Chính vì vậy, để tôm sú được sinh trưởng và phát triển một cách
bình thường, người nuôi phải “nuôi nước”, phải khống chế các yếu tố môi trường sao
cho chúng nằm trong giới hạn cho phép.

1.2.1.2 Những yếu tố môi trường liên quan chặt chẽ đến đời sống của tôm.
Trong quá trình nuôi, thức ăn dư thừa, phân tôm là nguyên nhân chính khiến cho
môi trường ao nuôi bị ô nhiễm. Môi trường bị ô nhiễm khiến cho tôm không phát
triển được và thậm chí bị chết. Do vậy, Theo P. Chanratchakool (1993), quản lý ao
nuôi tôm sú có hiệu quả cần phải có thông tin đặc trưng của môi trường như nhiệt độ,
pH, độ trong, độ mặn, DO, H2S, NH3, PO4,…. được đo hàng ngày và hàng tuần.


Yếu tố nhiệt độ:

Nhiệt độ nước phụ thuộc vào cường độ chiếu sáng của mặt trời và nhiệt độ không
khí. Nhưng nhờ nước có khả năng giữ nhiệt tốt nên nhiệt độ nước thường không thay
đổi lớn như bức xạ mặt trời và nhiệt độ không khí. Nhiệt độ là yếu tố quan trọng liên
quan mật thiết đến hàm lượng oxy hoà tan trong nước, độc tính NH 3. Ngoài ra nhiệt


độ còn làm phân tầng nước và ảnh hưởng đến việc bắt mồi của tôm. Nếu nhiệt độ cao
hơn 320C – 330C hay thấp hơn 250C thì mức độ bắt mồi có thể giảm 30% – 50%.
Thông thường, nhiệt độ nước trong các thuỷ vực thấp nhất vào buổi sáng lúc 2-5
giờ, cao nhất vào buổi chiều lúc 14-16 giờ. Biên độ dao động của nhiệt độ nước trong

ngày đêm lớn hay nhỏ phụ thuộc vào tính chất của thủy vực: các thuỷ vực nhỏ và
nông có biên độ dao động nhiệt độ ngày đêm lớn hơn các thủy vực lớn và sâu. Do
tôm là động vật biến nhiệt nên yếu tố nhiệt độ ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trưởng và
phát triển của chúng. Chính vì thế, khi nuôi tôm ở các ao nông, nếu nhiệt độ nước
thay đổi đột ngột 30C hoặc 40C có thể làm tôm chết.
Rowland (1986) cho rằng khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự sống sót và sinh sản
của nhiều loài cá, tôm thì rất rộng những khoảng nhiệt độ thích hợp cho tăng trưởng
cực đại thì rất hẹp. Ví dụ: tôm sú có khả năng chịu đựng được khoảng nhiệt độ từ
120C - 360C, trong đó khoảng sống tốt nhất là 28 0C - 300C (Nguyễn Trọng Nho, 19911994). Nếu nhiệt độ giảm xuống dưới 100C - 120C, tôm phát triển không tốt và có thể
chết. Theo nghiên cứu của TS. Bùi Quang Tề, tôm sinh trưởng kém hoặc có thể
ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ dưới 180C và trên 360C.
Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tôm nuôi cụ thể là nhiệt độ nước ao
là 350C thì tỷ lệ sống của tôm sú là 100%, nhiệt độ 37,50C tỷ lệ sống còn 60% và tỷ lệ
này chỉ còn 40% khi nhiệt độ nước là 400C (TS. Bùi Quang Tề).
Vũ Thế Trụ (1993), nghiên cứu mối quan hệ giữa nhiệt độ với sự phát triển của
tôm sú thấy: trong khoảng 280C – 300C, tôm sú phát triển tốt, nếu nhiệt độ trên 30 0C
tôm lớn nhanh nhưng rất dễ mắc bệnh đặc biệt là MBV (Monodon Baculovirus), còn
dưới 280C tôm tăng trưởng tương đối chậm.


Yếu tố oxy hoà tan (DO):

Oxy là chất khí quan trọng nhất trong số các chất khí hoà tan trong môi trường
nước, rất cần thiết đối với đời sống của thuỷ sinh vật. Oxy hoà tan trong nước thường
thấp hơn trong không khí do hệ số khuếch tán của oxy trong không khí cao hơn trong
nước (Krogh 1919). Oxy hoà tan trong nước 10 cm 3/l so với 200 cm3/l oxy hoà tan
trong không khí (Gilbert Barnabé, Régime Barnabé-Quet, 2000).
DO có trong môi trường nước nhờ quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh
hoặc do khuếch tán từ không khí vào. Oxy hoà tan trong môi trường nước được tiêu



thụ do quá trình hô hấp của thủy sinh vật tham gia vào quá trình oxy hoá các hợp chất
vô cơ, hữu cơ trong nước hoặc nền đáy thủy vực, khuếch tán ra ngoài không khí.
Nồng độ oxy hoà tan trong nước thiên nhiên ở các thuỷ vực thay đổi theo thời tiết,
ngày đêm, độ sâu, độ mặn, nhiệt độ.
Theo Hutchinson (1957), ở nồng độ oxy hoà tan bão hoà, pH nước = 7 thì điện
thế oxy hoá-khử của nước ở 250C là 0,80 V. Khi hàm lượng oxy hoà tan trong nước
càng thấp thì điện thế oxy hoá khử của nước càng giảm. Do đó khi hàm lượng oxy
hoà tan trong nước thấp, môi trường nước xuất hiện những chất độc hại đối với thủy
sinh vật như NO2-, NH3+ và H2S …
Hàm lượng oxy hoà tan > 4 mg/l là thích hợp cho sự phát triển và sinh trưởng của
tôm sú. Nếu nồng độ oxy < 4mg/l, tôm vẫn bắt mồi nhưng không tiêu hoá được thức
ăn (Chanratchakool, 1995). Nếu hàm lượng oxy trong khoảng 2-3 mg/l, tôm ngừng
bắt mồi, và nếu < 2mg/l tôm bị chết ngạt.


Yếu tố độ mặn:

Độ mặn là yếu tố sinh thái có quan hệ mật thiết với đời sống của động vật thuỷ
sinh ưa nước lợ, mặn. Mỗi loài có giới hạn độ mặn riêng, cụ thể như
Penaeus.vannamei thích hợp với độ mặn 15‰ - 25‰ nhưng có thể sống ở độ mặn
0,5‰ - 1‰. Còn P.monodon có thể sống và sinh trưởng ở độ mặn 5‰ - 31‰, và
P. merguiensis thích hợp với độ mặn 25‰ - 28‰. Độ mặn ảnh hưởng đến chu kỳ
lột xác của tôm sú. Khi ao có độ mặn trong khoảng 32‰ - 40‰, thời gian của một
chu kỳ lột xác dài hơn trong ao có độ mặn 15‰ – 20‰ (Manick, 1979).
Độ mặn cao quá cũng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và năng suất tôm nuôi do chu
kỳ lột xác bị kéo dài. Theo nghiên cứu của GS.Nguyễn Trọng Nho, năng suất tôm
nuôi trung bình ở đầm Nại, tỉnh Ninh Thuận là 945 kg/ha/vụ và 771 kg/ha/vụ tương
ứng với độ mặn trung bình là 17‰ -25‰ và 30‰ - 34‰.
Ngoài ra, độ mặn càng cao càng làm tăng khả năng nhiễm bệnh ở tôm do các vi

khuẩn gây bệnh ưa sống ở độ mặn cao gây ra.
Độ mặn ao nuôi thích hợp cho tôm sú là 18‰ - 20‰ và độ mặn biến thiên trong
ngày không nên quá 5‰/ ngày.




Yếu tố độ trong:
Độ trong suốt của nước là khả năng ánh sáng mặt trời xuyên qua nó, khả năng

cản những tia nắng mặt trời của nước là độ vẩn đục. Hai tính chất này của nước tỷ lệ
nghịch với nhau và phụ thuộc vào lượng keo khoáng, vật chất hữu cơ lơ lửng, sự phát
triển của các vi tảo, sóng gió thuỷ triều và lượng nước mưa đổ vào thuỷ vực. Nguyên
nhân gây ra độ đục ở ao thường do các chất không hoà tan, các chất keo có nguồn gốc
vô cơ, hữu cơ có trong nước và sự phát triển của các vi tảo. Chính vì thế, độ trong
phản ánh mật độ tảo trong nước.
Độ trong suốt và độ vẩn đục của nước có ảnh hưởng đến cường độ chiếu sáng của
mặt trời vào thuỷ vực nên có ảnh hưởng đến cường độ quang hợp của thực vật phù
du. Khi độ trong thấp lượng ánh sáng xâm nhập vào thủy vực ít ⇒ cường độ quang
hợp của thực vật phù du giảm. Khi độ trong cao – nước nghèo dinh dưỡng, sinh vật
phù du phát triển kém khiến cho các thành phần thức ăn tự nhiên của tôm bị hạn chế
và tảo đáy phát triển. Do đó độ trong ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động của hàm
lượng oxy hoà tan và gián tiếp ảnh hưởng đến giá trị pH, hàm lượng BOD, COD.
Độ trong ao nuôi biến đổi do hai nguyên nhân chính là: do thực vật phù du phát
triển và do lượng các chất lơ lửng trong nước. Độ trong cao, tảo không phát triển, ánh
sáng mặt trời xâm nhập nhiều hơn vào tầng nước sẽ gây sốc cho tôm. Chính vì vậy,
phải cung cấp đủ muối dinh dưỡng cho nước ao nuôi bằng cách bón phân đạm, lân…
Độ trong trở nên có ý nghĩa thích đáng với năng suất sơ cấp hay quá trình tổng
hợp cacbonhydrat. Độ đục cao không chỉ gây ra bởi sự phân rã của các thành phần đất
phù sa và đất sét, đôi khi còn trực tiếp bởi quá trình trao đổi chất của tôm. Độ trong

phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của tôm vào khoảng 25 - 45 cm.


Yếu tố pH.

pH là 1 yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tôm nuôi. pH
máu của các động vật thủy sinh đều gần = 7. pH là một trong những nhân tố quyết
định giới hạn phân bố của các loài thuỷ sinh vật. Ngoài ra pH có ảnh hưởng rất lớn
đến sự phát triển của phôi, quá trình dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh sản của tôm, ảnh
hưởng gián tiếp đến tôm qua khâu thức ăn. pH thấp sẽ thúc đẩy sự hoà tan của các
muối sắt, nhôm, làm tăng tính độc của khí H 2S, làm tăng sự ảnh hưởng của các ion
này lên thuỷ sinh vật đôi khi khiến cho phụ bộ và mang tôm bị tổn thương, hoặc gây


trở ngại cho việc lột xác và làm tôm mềm vỏ. pH cao làm tăng tính độc của NH 3. Mối
quan hệ giữa pH và sức khoẻ tôm được trình bày trong Bảng 2 sau đây:
Giá trị pH

Biển hiện

< 4,5

Tôm chết

> 10,5

Tôm chết

4,5 < pH < 7


Tôm sinh trưởng chậm, khả năng hấp thụ

Hoặc 8,5 < pH < 10 thức ăn kém. Tôm có thể chết nếu môi trường
như vậy bị kéo dài
Bảng 2: Mối quan hệ giữa pH và sức khoẻ tôm.
Do đó, khi pH của môi trường quá cao hay quá thấp đều không thuận lợi cho đời
sống của thủy sinh vật. Tác động chủ yếu của pH khi quá cao hay quá thấp là làm
thay đổi độ thẩm thấu của màng tế bào ⇒ làm rối loạn quá trình trao đổi muối – nước
giữa cơ thể thủy sinh vật và môi trường ngoài.
Độ pH thích hợp cho ao nuôi tôm sú từ 7,5 – 8,5 và ở mức pH này thì hàm lượng
NH3 và H2S ở dạng độc là thấp nhất.
pH được biểu thị bằng nồng độ ion H + có mặt trong nước. Ion H+ có trong môi
trường nước chủ yếu là sản phẩm của quá trình oxy hoá các hợp chất của sắt và lưu
huỳnh. Ngoài ra, ion H+ có trong môi trường nước có thể là sản phẩm của quá trình
thuỷ phân các ion Fe3+ và Al3+ trao đổi trong keo đất, quá trình phân ly của CO 2 trong
nước.
Keo đất = Al ⇔ Al3+ + 3 H2O = Al(OH)3 + 3 H+
3 H+ + 3/2 CaCO3 = 3/2 Ca2+ + 3/2 CO2 + 3/2 H2O
Tương tự, Fe ⇔ Fe3+ + 3H2O⇔ Fe(OH)3 + 3H+
3H+ + 3/2 CaCO3 = 3/2 Ca2+ + 3/2 CO2 + 3/2 H2O.
Các ion Ca2+ sinh ra sẽ thế Fe3+ và Al3+ trao đổi trong keo đất.
CO2 + H2O



H+ + HCO3-

HCO3 -




H+ + CO32-

Do đó pH của nước phụ thuộc vào:


-

Tính chất của đất: ở những vùng đất có nhiều Fe và Al (đất phèn) pH của nước
sẽ thấp.

-

Quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh: hấp thụ CO 2 làm tăng pH. Quá
trình hô hấp của thủy sinh, quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ phóng
thích CO2 làm giảm pH. Trong các ao giàu dinh dưỡng, thực vật phù du phát
triển mạnh, đặc biệt vào sau buổi trưa.

-

Nhiệt độ nước, hô hấp của tôm sú và các thuỷ sinh vật có trong ao nuôi.



Yếu tố H2S:

H2S là một chất khí cực độc đối với thủy sinh vật. Tác dụng độc hại của nó là liên
kết với sắt trong thành phần của Hemoglobine làm cho Hb không có khả năng vận
chuyển oxy cung cấp cho các tế bào. Độ độc của H 2S đối với tôm, đặc biệt là tôm sú phụ
thuộc rất nhiều vào các yếu tố như pH, oxy hoà tan và nhiệt độ nước. Nếu pH dao động

trong khoảng 7,5 – 8,5, hàm lượng H2S ở mức thấp nhất.
Khí H2S chỉ được tạo thành khi môi trường nước nuôi thiếu oxy cục bộ và vi sinh
vật yếm khí đã phát triển. Khí H 2S tích tụ dưới nền đáy các thủy vực chủ yếu do quá trình
phân huỷ các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh hay quá trình phản sulphate hoá với sự
tham gia của các vi khuẩn yếm khí để chuyển hoá gốc sulphat thành sulphua và hydro
sulphua:
2 C6H12O6 + SO42- + 2H+

2 CH3COCOOH + H2S +

2H2O
Glucose

Pyruvic acid

H2S được sử dụng trong quá trình quang hợp của nhóm vi khuẩn đỏ Rhodobacter
sp. thuộc nhóm sinh vật quang dị dưỡng. Nhóm này không sử dụng chất vô cơ làm
nguyên liệu cho quá trình quang hợp mà lại sử dụng chất hữu cơ và sản phẩm của quá
trình quang hợp của vi khuẩn đỏ này không phải là oxy. Do vậy sau quang hợp của vi
khuẩn đỏ kết quả là H2S giảm:
CO2 + H2S

CH2O + H2O + 2S

Giới hạn cho phép đối với sự phát triển, sinh trưởng của tôm ở ngưỡng H 2S ≤ 0,02
mg/l (28 TCN 171: 2001).
Độ độc của H2S đối với tôm nói chung được trình bày trong Bảng 3.


Hàm lượng H2S (ppm)


Biểu hiện

> 0,09

Làm tê liệt hệ thần kinh, gây chết tôm.

0,1 – 0,2

Tôm mất thăng bằng.

0,4

Tôm chết.
Bảng 3: Độ độc của H2S đối với tôm.



Yếu tố PO43-:

Phosphate cần thiết cho sự phát triển của sinh vật. Phospho tham gia vào nhiều
phản ứng quan trọng trong cơ thể sống như quá trình sinh tổng hợp Protein. Sự phát
triển của thực vật phù du và năng suất tôm nuôi phụ thuộc nhiều vào hàm lượng
phosphate có trong nước. Trong thuỷ vực, phosphate thường tồn tại ở các dạng PO 43-,
HPO42-, H2PO4- nhưng khi phân tích mẫu nước thông thường chỉ xác định PO 43-.
Nguồn cung cấp PO43- chủ yếu từ phân NPK hoặc thức ăn, chế phẩm có chứa nhiều
photpho, hay từ quá trình phân huỷ các chất mùn bã hữu cơ.
PO43- có thể được coi như một chỉ tiêu phản ánh hàm lượng dinh dưỡng có trong
ao nuôi. Nếu hàm lượng phosphate trong ao nuôi cao kết hợp với hàm lượng nitrate
cao sẽ dẫn tới sự nở hoa của tảo. Theo Nguyễn Đức Hội (2001), hàm lượng PO 43- ít

khi vượt quá 1 mg/l do chúng được hấp thụ và điều tiết trở lại môi trường. Trong ao
nuôi có đáy và bờ là đất phèn thì hàm lượng PO 43- thường rất thấp do bị kết tủa khi
phản ứng với Al3+ và Fe2+.
Photpho ở dạng PO43- được các thực vật thủy sinh hấp thụ. Quá trình cố định PO 43ở bùn ao phụ thuộc vào pH: khi pH cao, PO 43- liên kết với Ca2+, khi pH thấp nó lại kết
hợp với Al3+ và Fe2+ tạo thành một phức hợp rất khó tan (Boyd, 1971). Nếu ao nuôi có
hàm lượng PO43- cao, nguyên nhân có thể do mật độ nuôi quá dày và lượng thức ăn
dư thừa nhiều.


Yếu tố Fe t/s:

Các muối sắt trong môi trường nước thường hoà tan dưới dạng ion Fe 2+ và Fe3+.
Các muối sắt hoà tan tốt trong môi trường axit (pH thấp), còn trong môi trường kiềm
sẽ bị kết tủa tạo thành dạng hydroxyt.
Fe2+ + 2 OH- ⇒ Fe(OH)2 ↓ + O2 ⇒ Fe2O3 ↓.


Fe3+ + 3 OH- ⇒ Fe(OH)3 ↓ + O2 ⇒ Fe2O3 ↓.
Theo cơ chế này, có thể khử sắt tại chỗ bằng cách bón thêm vôi, tuy nhiên nếu
bón vôi quá nhiều dẫn đến tăng pH. Do vậy, phải theo dõi pH khi bón vôi khử sắt.


Yếu tố NH3, NO2-:

NH3, NO2- là sản phẩm được tạo thành từ sự phân huỷ chất dinh dưỡng bởi vi sinh
vật hoặc các muối đạm hoà tan trong nước có nguồn gốc Nitơ vô cơ (do sự khuếch tán
Nitơ vào trong nước) và Nitơ hữu cơ (do quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ). NH 3
trong nước ở dạng tự do, rất độc hại đối với tôm sú. Thí nghiệm của Cheng và Lee (1995)
cho thấy, tỷ lệ sống của tôm sú cỡ 3,35-4,45 cm trong môi trường có nồng độ NH 3 40
ppm và NO2 40 ppm giảm tương ứng là 36,7% sau 132 giờ thí nghiệm và 40% sau 120

giờ thí nghiệm.
Theo W. Y. Liu thì khả năng gây độc của NH 3 đối với tôm sú phụ thuộc vào nhiệt
độ, pH và độ mặn. Khi nhiệt độ thấp và độ mặn cao thì khả năng chịu đựng của tôm sú
đối với NH3 kém hơn và ngược lại khi nhiệt độ cao và độ mặn thấp thì khả năng này tốt
hơn. Khi nhiệt độ và pH càng tăng cao, tính độc của NH 3 đối với tôm nuôi càng lớn. Mối
quan hệ giữa hàm lượng NH3, pH, nhiệt độ được thể hiện qua Đồ thị 2.

Hµm lîng NH3 (mg/l))

0,15

300C

0,1

200C

100C

0,05

pH
Đồ thị 2: Mối quan hệ giữa hàm lượng NH3, nhiệt độ và pH (số liệu từ Frontier
và Pichod-Viale, 1991).
Hàm lượng Ammonia-Nitrogen càng cao thì tốc độ sinh trưởng càng giảm. Trong
cùng một thời gian là 120 ngày, tôm đạt kích cỡ 38 g/con khi nồng độ Ammonia –


Nitrogen là 0,05 mg/l, trong khi chúng chỉ đạt 35 g/con khi ở nồng độ là 0,3 mg/l (Thái
Ngọc Chiến, 2004).

Trong ao nuôi, cần duy trì hàm lượng NH3 luôn nhỏ hơn 0,1 ppm vì nếu NH3 >
0,1 ppm sự tăng trưởng của tôm bị ảnh hưởng và nếu NH 3 > 0,45 mg/l tốc độ sinh trưởng
giảm 50%.
Chất dinh dưỡng

NH3

NO2

Nitrosomonas

NO3

Vi khuÈn khö nitrit

Vi khuÈn khö nitrat

NH2OH

N2O

NH3

N2

Sơ đồ 1: 4Sơ đồ phản ứng tạo NH3, N2, NO2.
Nitrite cần thiết cho hoạt động sống của thực vật đơn bào, nó tồn tại ở dạng trung
gian và hàm lượng này trong nước là rất thấp. Nitrite được sinh ra do quá trình chuyển
hoá từ đạm ammon nhờ các vi khuẩn nito (Nitrobacter):
NH4+ + O2


NO2- + H+ + H2O

NO2- + O2

NO3-

Nếu môi trường thiếu oxy thì quá trình chuyển hoá đạm chỉ đến Nitrite. Khi động
vật thuỷ sản hô hấp, NO2- vào máu sẽ phản ứng với Hemoglobin tạo thành
Methemoglobin làm cho máu động vật thủy sản nói chung mất khả năng vận chuyển oxy.
Riêng giáp xác, cụ thể là tôm sú, Hemocyanin có nhân là Cu2+ thay vì là sắt nên phản ứng
với Nitrite kém nhưng trên thực tế NO2- vẫn có khả năng gây độc cho tôm sú.


Yếu tố độ kiềm:

Độ kiềm của nước là khả năng tích trữ của nước ở mức độ tồn tại của H 2CO3,
2

CO3 , HCO3- trong các thuỷ vực, cụ thể là ao nuôi tôm. Độ kiềm thường được gây ra bởi
sự có mặt của cacbonate và bicacbonate của muối Canxi và Magiê trong nước. Do đó độ
kiềm trong nước được biểu thị bằng số miligram Carbonat canxi (mg CaCO 3/l). Nước


biển tự nhiên thường có độ kiềm cao. Độ kiềm phù hợp với ao nuôi tôm sú trong khoảng
85-200 ppm.
Độ kiềm có quan hệ mật thiết với pH và sự lột xác của tôm sú. Ao đầm có độ
kiềm cao (không quá 200 mg CaCO 3/l) thì có khả năng duy trì sự ổn định của pH và ao
có độ kiềm thấp (< 85 mg CaCO3/l) khiến cho tôm khó lột xác. Mặt khác kiềm còn đóng
vai trò là chất đệm và là nguồn cung cấp CO 2 cho quá trình quang hợp. Độ kiềm tăng,

CO2 giải phóng ra khỏi mặt nước từ hệ cân bằng đệm cũng tăng. Nhiều nhà nghiên cứu
cho rằng sự giao động của kiềm tổng số làm thay đổi năng suất ao.


Yếu tố BOD, COD:

Chỉ tiêu BOD, COD đánh giá mức độ nhiễm bẩn, độ giàu nghèo, sự phát triển
của thuỷ sinh vật trong thủy vực. BOD phản ánh hàm lượng các chất hữu cơ dễ phân huỷ
bằng con đường sinh học trong nước.
COD phản ánh lượng tiêu hao oxy do quá trình biến đổi các chất hữu cơ (thức ăn
thừa, sản phẩm bài tiết của tôm và xác vi sinh vật). Nước có hàm lượng COD < 5 mg O 2/l
là nước nghèo dinh dưỡng, nếu nằm trong khoảng 10-20 mg O 2/l là thích hợp cho nuôi
thủy sản, nếu nằm trong khoảng 20-30 mg O 2/l là nước giàu dinh dưỡng, nếu > 30 mg
O2/l là nước bị ô nhiễm.
Khi BOD cao và COD nhỏ, môi trường thể hiện có mật độ vi sinh cao. Ngược lại
khi BOD nhỏ và COD cao vi sinh vật bị ức chế bởi các chất kháng khuẩn hoặc độc tố có
trong môi trường.
Theo Alabaster (1982), mức độ ảnh hưởng từ hoạt động của hệ thống nuôi thủy
sản ven biển tạo ra COD > 18 mg/l được coi là ảnh hưởng xấu cho môi trường và BOD
không nên quá 4 mg/l.
Từ những dẫn liệu trên đây, có thể thấy rằng bên cạnh những tác động của con
người, nhiều yếu tố môi trường đóng vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng, phát triển
cũng như năng suất của tôm sú nuôi. Để đảm bảo tôm sinh trưởng, phát triển tốt đạt năng
suất cao cần kiểm soát chặt chẽ các yếu tố môi trường kể trên.


1.2.2 Sự xuống cấp của môi trường

1.2.2.1 Xuống cấp do sử dụng thuốc và hoá chất.
Với tâm lý muốn thắng lớn sau một vụ nuôi, nhiều đầm tôm đã sử dụng hoá chất

để đảm bảo rằng đầm nuôi của mình không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Họ cứ nghĩ rằng
dùng nhiều lần, mỗi lần dùng với liều lượng cao sẽ giúp giảm thiểu các yếu tố gây bệnh
có sẵn trong nguồn nước cấp vào ao nuôi. Chính vì tâm lý đó mà họ đã sử dụng hoá chất
tràn lan không theo chỉ dẫn gây nên ô nhiễm môi trường. Đơn cử như thuốc tím KMnO 4
hay Chlorine được người nuôi dùng thường xuyên để xử lý nước, tiêu diệt mầm bệnh sẽ
làm thay đổi pH nước, làm giảm hàm lượng oxy hoà tan… nếu dùng với liều lượng cao,
không sục khí hay không để lắng một thời gian trước khi sử dụng.
Thuốc kháng sinh đưa vào cơ thể tôm chủ yếu thông qua thức ăn và thực tế chỉ có
20-30% lượng thuốc kháng sinh được tôm hấp thụ, phần còn lại tích tụ trong môi trường
ao nuôi. Phần tích tụ này có thể tồn tại rất lâu trong môi trường nước và đáy ao. Qua thời
gian dài và nhiều thế hệ có thể dẫn đến tính kháng thuốc của một số loài vi khuẩn sống
trong môi trường đó (Macintosh và Phillips, 1992).

1.2.2.2 Xuống cấp do tích luỹ các chất hữu cơ và chất dinh dưỡng.
Sau 1 vụ nuôi tôm, đặc biệt là nuôi theo phương thức thâm canh, môi trường ít
nhiều cũng bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực như: đáy ao và khu vực xung quanh bị
chua phèn, lượng muối dinh dưỡng và khoáng giảm đáng kể trong đất và nước, lượng
chất hữu cơ tăng…
Theo Wilkin (1985), Givera, Guillaume (1989), để sản xuất một tấn tôm sú
(P.monodon) với hệ số chuyển đổi thức ăn trong khoảng 1,2:1 – 2,0:1 thì môi trường phải
tiếp nhận khoảng 57,3 – 118,1 kg Nito và 13,0 – 24,4 kg Photpho thải ra trong suốt quá
trình nuôi. Nguyễn Tác An và cộng sự (1994) nghiên cứu trên đối tượng tôm he cho thấy,
hàng ngày 1 tấn tôm he thải ra môi trường khoảng 1 kg Ammonia.
Trong quá trình nuôi tôm, các chất cặn bã như thức ăn thừa, phân tôm và các chất
thải khác tăng lên theo thời gian nuôi dẫn đến môi trường ao nuôi bị ô nhiễm. Sự tích luỹ
này thường xảy ra ở đáy ao – nơi mà các chất thường lắng tụ đồng thời là nơi mà hoạt
động sống của tôm diễn ra mạnh mẽ nhất. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn
Thoa (2002), sau một vụ nuôi cho ăn bằng thức ăn tươi sống và cám nấu thì lớp bùn lỏng
ở đáy ao là 0,6 m so với 0,2 m do nuôi bằng thức ăn công nghiệp. Lớp bùn này lâu không



được oxy hoá là nguồn chứa đủ các loại vi sinh vật gây bệnh, sinh ra các khí độc như H 2S
và NH3 làm giảm đáng kể lượng oxy hoà tan trong nước, ảnh hưởng đến sức khoẻ tôm
nuôi và năng suất. Nguyễn Trọng Nho (1994) đã nghiên cứu ở đầm Thị Nại cho thấy tôm
chỉ sử dụng 2/3 lượng thức ăn cho vào ao, 1/3 còn lại không được tôm sử dụng, hoà tan
vào nước và tích luỹ dưới đáy ao.
Hình thức nuôi khác nhau thì lượng chất thải tích tụ ở đáy ao cũng khác nhau.
Theo nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Thủy sản III, lượng chất thải trung bình của
các mô hình nuôi như sau:
Hìnhnh thứcøc nuôi«i

Quảngng

Thâm©m canhnh

canhnh
Lượngng
4:

chấtÊt

thải¶i

0,1

9,6

(tấnÊn/haha/vụvô)

Bảng

Lượng

chất thải ra từ mô hình quảng canh và thâm canh.
Chất thải trong ao nuôi quảng canh chủ yếu là bùn và có số lượng không đáng kể
do quá trình tự điều chỉnh của hệ sinh thái ao nhằm duy trì sự cân bằng tự nhiên. Do vậy
đôi khi người ta cho rằng hình thức nuôi quảng canh giống như nuôi sinh thái. Đối với ao
nuôi quảng canh cải tiến, chất thải giảm đi do quá trình tự điều chỉnh của hệ sinh thái là
không nhiều. Trong khi đó, chất thải của ao nuôi thâm canh với sự đầu tư lớn, diện tích
nhỏ, mật độ thả cao khiến cho lượng chất thải tích luỹ trong môi trường là khá cao. Về
lâu dài, môi trường khu vực xung quanh sẽ bị xuống cấp nếu thiếu biện pháp xử lý kịp
thời. Như vậy chỉ riêng lượng chất hữu cơ do tôm thải ra có thể gây mất cân bằng sinh
thái của vùng nuôi, chưa kể đến những tác động khác như hoá chất, thuốc kháng sinh.


Chương II: phương pháp nghiên cứu.
2.1.

Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu.

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu:
Mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon, Fabricius 1798) thâm canh và
quảng canh cải tiến.

2.1.2. Địa điểm:
Xã Hải Thành, Hải Phòng.

2.1.3. Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 4/2004 đến cuối tháng 8/2004.

2.2.


Vật liệu thí nghiệm

2.2.1. Ao thí nghiệm.

2.2.1.1. Vị trí ao nuôi.
Vị trí ao nuôi được trình bày chi tiết ở phụ lục 1.

2.2.1.2. Điều kiện ban đầu của ao thí nghiệm.


Sáu ao nuôi này nằm trong cùng 1 khu vực nuôi thuộc khu vực nghiên
cứu của Trạm nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản nước lợ ở Quý Kim, Hải
Phòng nên có chung nguồn nước cấp, nền đáy tương tự nhau. Ba ao
thâm canh thuộc Đề tài KC-06-20 NN, ba ao quảng canh cải tiến thuộc
chủ sở hữu của ông Ngô Quang Báu.



Ba ao thí nghiệm theo hình thức thâm canh có diện tích là 1000 m 2. Ba
ao thí nghiệm theo hình thức quảng canh cải tiến có diện tích là 5000
m2. Bờ của cả 6 ao là đất.



Ba ao áp dụng theo hình thức nuôi thâm canh có ao chứa nước cấp
diện tích 1500 m2 và ao chứa nước thải. Nước được lấy từ mương vào
ao cấp, sau khi được xử lý bằng saponin (15 ppm) và TCCA (1 ppm),
chỉ sử dụng để đưa vào ao nuôi sau 2-3 ngày. Trong khi đó, ao quảng



canh cải tiến lấy nước trực tiếp từ ngoài mương và chỉ cấp nước vào
duy nhất 1 lần.


Ao thâm canh số 2 chỉ lắp máy quạt nước, ao thâm canh số 4 và số 6
lắp máy quạt nước và máy sục khí. Thức ăn, vôi, thức ăn phối trộn...
dùng trong quá trình nuôi ở 3 ao thâm canh này hoàn toàn giống nhau,
khác nhau duy nhất là ao số 2 không dùng chế phẩm, ao số 4 dùng chế
phẩm Pharbioclear, ao số 6 dùng chế phẩm aquapond. Ba ao quảng
canh cải tiến không dùng thêm bất kỳ chế phẩm sinh học nào.

2.2.2. Dụng cụ thí nghiệm.


Máy đo độ mặn, nhiệt kế, đĩa Sechi.



Trang thiết bị phòng thí nghiệm để đo BOD, COD.



Bộ test đo DO, pH, độ kiềm của hãng SERA.



Máy so màu và hóa chất cần thiết của hãng LaMotte để đo các yếu tố H 2S,
PO43-, Fe t/s, NH3, NO2-.


2.3.

Bố trí thí nghiệm.

Thí nghiệm được tiến hành trên 6 ao nuôi tôm: 3 ao quảng canh cải tiến, 3 ao
thâm canh.

Ao số 2, 4, 6 là ao áp dụng theo hình thức nuôi thâm canh.

Ao số 7, 8, 9 là ao áp dụng theo hình thức nuôi quảng canh cải tiến.
Mật độ thả ở ao thâm canh: 40 con/m2. Mật độ thả ở ao quảng canh cải tiến: 6
con/m2. Cỡ tôm thả là tôm sú PL15 đã được kiểm tra chất lượng, không nhiễm bệnh đốm
trắng, tỉ lệ nhiễm bệnh MBV thấp.
Tất cả 6 ao này đều có chung nguồn nước và chất đáy là sét pha cát.
Bờ ao không bị sạt lở, mặt rộng bờ của ao nuôi thâm canh trong khoảng 0,5 – 1
m, của ao quảng canh trong khoảng 1-1,5 m. Chiều cao bờ: 0,5 m (ở hình thức thâm
canh) và 0,3 m (ở hình thức quảng canh cải tiến) so với mực nước cao nhất trong ao.
Ao quảng canh cải tiến chỉ có 1 cống. Ao thâm canh có 2 cống cấp và xả riêng
biệt, cống xả thiết kế ở giữa ao. Mặc dù ao thâm canh có cống cấp riêng nhưng vẫn sử
dụng máy bơm do mực nước trong mương thấp hơn mực nước trong ao. Vật liệu xây
cống là xi măng.


2.4.

Thu thập và phân tích số liệu

2.4.1. Phương pháp thu nước mẫu

2.4.1.1. Thời gian thu:

Nước mẫu lấy vào lúc 4-6 giờ sáng và 14-15 giờ chiều hàng ngày đối với
các chỉ tiêu đo hàng ngày.
Đối với các chỉ tiêu đo hàng tuần, nước mẫu được lấy vào lúc 4-6 giờ sáng
thứ năm hàng tuần.

2.4.1.2. Cách thu mẫu:
 Nước được lấy ở tầng giữa khoảng 0,4 m - 0,5 m so với mực nước
luôn luôn là 0,8 – 1 m đối với ao thâm canh, và 0,3 m – 0,4 m đối với ao
quảng canh cải tiến.


Dùng chai nh?a 0,5 lít, d?y kín nút và th? xu?ng nu?c ? d? sâu 0,5 m.
M? nút, l?y nu?c vào chai. Sau khi lấy đủ lượng nước cần dùng đóng
nút chai kéo lên.
- Nước lấy lên được bảo quản lạnh và sử dụng trong ngày.
- Đối với ao thâm canh: lấy nước ở 4 góc ao như Hình 1. Nước sau
khi lấy ở 4 vị trí được trộn lẫn với nhau.
- Đối với ao quảng canh cải tiến: lấy nước ở 5 vị trí như Hình 2.
Nước sau khi lấy ở 5 vị trí được trộn lẫn với nhau.

2.4.1.3. Tần số đo các chỉ tiêu môi trường:


Đối với các chỉ tiêu như độ mặn, nhiệt độ, oxy hoà tan, pH, độ trong:
đo hàng ngày lúc 4-5 giờ sáng và 14-15 giờ chiều ngay tại hiện trường.



Đối với các chỉ tiêu như: H 2S, PO43-, NO2, NH3, Fet/s, BOD, COD, độ
kiềm: đo hàng tuần, nước mẫu được đóng chai, bảo quản lạnh và mang

về phân tích tại Phòng thí nghiệm của Đề tài KC 06-20 NN và Phòng
môi trường thuộc Viện nghiên cứu NTTS 1.


2.4.2. Phương pháp phân tích mẫu.

2.4.2.1. Phân tích các chỉ tiêu đo hàng ngày.


Dùng nhi?t kế để đo nhiệt độ.



Dùng đĩa Sechi để đo độ trong.



Dùng máy đo của hãng ATAGO để đo độ mặn.



Dùng test hãng Sera (Đức) để đo pH: Thao tác như sau:
Lấy 5 ml nước cần đo. Nhỏ 4 giọt dung dịch vào mẫu nước cần đo và
so với bảng màu cho sẵn. Đọc kết quả.



Dùng test hãng Sera (Đức) để đo oxy hoà tan. Thao tác như sau:
Lấy đầy lọ nước (lọ chuyên dụng của hãng), nhỏ 6 giọt của dung dịch
1, sau đó nhỏ tiếp 6 giọt của lọ dung dịch 2. Đậy kín nắp và không

được phép để có bọt khí trong lọ đo. Lắc đều và so với bảng màu cho
sẵn. Đọc kết quả.

2.4.2.2. Phân tích các chỉ tiêu đo hàng tuần.


Đo H2S: theo phương pháp Methylene Blue.
 Hoá chất:
-

Chất phản ứng Sulfide A, mã số V-4458-G.

-

Chất phản ứng Sulfide B, mã số V-4459-E.

-

Chất phản ứng Sulfide C, mã số 4460-H.

 Giới hạn đo: từ 0,00 – 1,50 ppm.
 Cơ chế: Trong điều kiện thích hợp, ion Sulfide phản ứng với paminodimethylaniline và Ferric chloride tạo thành xanh methylene
tuỳ theo nồng độ sulfide có trong mẫu nước. Khi thêm ammonium
phosphate vào, dung dịch sẽ đổi màu.
 Trình tự thao tác:
-

Đổ 10 ml nước mẫu vào lọ đo chuyên dụng. Đo mẫu đối
chứng.



-

Lấy ra, thêm 1 ml dung dịch sulfide A. Đóng nắp và lắc
đều.

-

Tiếp tục thêm 6 giọt dung dịch sulfide B. Đóng nắp và lắc
đều. Chờ 1 phút. sẽ chuyển thành màu xanh khi sulfide có
mặt trong nước.

-

Cuối cùng thêm 2 ml dung dịch sulfide C. Đóng nắp và lắc
đều. Dung dịch có màu đạt mức tối đa ngay lập tức và bền
vững.



Cho vào máy so màu. Ghi kết quả.

Đo PO43-: theo phương pháp sử dụng axit vanadomolybdophosphoric.
 Hoá chất:
-

Chất phản ứng PO4 VM, mã số 4410-H.

 Giới hạn đo: từ 0,00 – 70,00 ppm.
 Cơ chế: Đối với phương pháp đo PO4 này, Orthophosphate phản

ứng trong môi trường axit với Ammonium vanadomolybdate tạo
thành dạng axit vanadomolybdophosphoric. Nếu phản ứng tạo màu
vàng có nghĩa là trong mẫu nước có orthophosphate.
 Trình tự thao tác:
-

Đổ 10 ml nước mẫu vào lọ đo chuyên dụng. Đo mẫu đối
chứng.

-

Lấy ra, thêm 2 ml chất phản ứng Phosphate VM. Đóng nắp
và lắc đều để các chất phản ứng hết. Chờ 5 phút để phản
ứng xảy ra hết và có màu đạt mức tối đa.



Sau 5 phút, cho vào máy so màu. Ghi kết quả.

Đo NO2: theo phương pháp Diazo hoá.
 Hoá chất:
-

Chất phản ứng axit hỗn hợp, mã số V-6278-H.

-

Chất tạo màu, mã số V-6281-C.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×