Tải bản đầy đủ (.doc) (127 trang)

Bao cao ro phi thuy san 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 127 trang )

DANH SÁCH BẢNG...................................................................................................................i
DANH SÁCH HÌNH....................................................................................................................i
PHỤ LỤC.....................................................................................................................................i
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT......................................................................................................i
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
1.1. Sự cần thiết nghiên cứu........................................................................................................1
2.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................................2
2.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................................................2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................................3
2.1. Điểm sinh học cá rô phi.......................................................................................................3
2.2. Tình hình sản xuất giống, công nghệ sản xuất giống...........................................................4
2.2.1. Tình hình sản xuất giống, công nghệ sản xuất giống thế giới....................................4
2.2.2.Tình hình nghiên cứu, sản xuất cá giống cá rô phi ở Việt Nam..................................8
2.3. Nghiên cứu dinh dưỡng và sản xuất thức ăn nuôi cá rô phi..............................................10
2.3.1. Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng cá rô phi...............................................................10
2.3.2. Sử dụng thức ăn nhân tạo.........................................................................................12
2.4. Nuôi cá rô phi trong ao đất................................................................................................13
2.4.1. Phương thức nuôi cá rô phi......................................................................................13
2.4.2. Hình thức nuôi cá rô phi..........................................................................................15
2.4.3. Nuôi cá rô phi trong hệ thống VAC.........................................................................16
2.4.4. Bón phân cho ao nuôi cá rô phi...............................................................................17
2.5. Sản lượng nuôi cá rô phi trên thế giới và Việt Nam..........................................................19
2.6. Thị trường tiêu thụ cá rô phi..............................................................................................24
2.6.1. Thị trường Mỹ..........................................................................................................24
2.6.2. Thị trường Châu Âu.................................................................................................26
2.6.3. Thị trường tiêu thụ cá rô phi Việt Nam....................................................................27
2.6.4. Giá cá rô phi trên thế giới........................................................................................28
CHƯƠNG 3. PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................29
3.1. Thời gian nghiên cứu.........................................................................................................29
3.2. Chọn điểm nghiên cứu.......................................................................................................29
3.3. Đối tượng điều tra..............................................................................................................29


3.4. Phương pháp thu thập số liệu.............................................................................................30
3.4.1. Thu thập số liệu sơ cấp............................................................................................30
3.4.2. Phương pháp điều tra thực địa.................................................................................30

i


3.5. Xử lý số liệu.......................................................................................................................31
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN....................................................................................32
4.1. Điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế xã hội vùng nghiên cứu.........................................32
4.1.1. Điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu........................................................................32
4.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu thời tiết..............................................................32
4.1.1.2. Đất đai...............................................................................................................33
4.1.1.3. Sông ngòi, thuỷ văn..........................................................................................33
4.1.1.4. Cơ sở hạ tầng....................................................................................................36
4.1.2. Hiện trạng kinh tế xã hội..........................................................................................36
4.1.2.1. Tình hình kinh tế...............................................................................................36
4.1.2.2. Tình hình xã hội................................................................................................37
4.1.2.3. Dân số, lao động...............................................................................................38
4.2.Tiềm năng, các chính sách phát triển nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Hải Dương........................38
4.2.1. Tiềm năng nuôi thủy sản..........................................................................................38
4.2.1.1. Tiềm năng mặt nước nuôi trồng thuỷ sản.........................................................38
4.2.1.2. Tiềm năng về thức ăn, phân bón cho nuôi cá rô phi.........................................40
4.2.2. Chính sách phát triển nuôi trồng thuỷ sản...............................................................41
4.3. Hiện trạng nuôi thuỷ sản và nuôi cá rô phi........................................................................43
4.3.1. Hiện trạng phát triển nuôi trồng thuỷ sản................................................................43
4.3.1.1. Diện tích nuôi thủy sản.....................................................................................43
4.3.1.2. Năng suất, sản lượng nuôi thủy sản..................................................................47
4.3.2. Hiện trạng nuôi cá rô phi ở Hải Dương...................................................................48
4.3.2.1. Diện tích, sản lượng nuôi cá rô phi...................................................................48

4.3.2.2. Diện tích nuôi cá ở nông hộ..............................................................................49
4.3.2.3. Các dạng mô hình nuôi và sử dụng thức ăn trong nuôi cá rô phi.....................49
4.3.2.4. Một số thông số kỹ thuật nuôi cá rô phi............................................................51
4.3.2.5. Hiệu quả nuôi cá rô phi thương phẩm...............................................................56
4.3.3. Tình hình sản xuất và thị trường cá giống cá rô phi................................................59
4.3.3.1. Hiện trạng sản xuất cá giống cá rô phi đơn tính tại Hải Dương.......................59
4.3.3.2. Hiện trạng cơ sở vật chất, nhân lực các cơ sở sản xuất cá giống tại tỉnh..........60
4.3.3.3. Thị trường cá rô phi giống................................................................................61
4.4. Tình hình tiêu thụ cá rô phi................................................................................................64
4.4.1. Hệ thống tiêu thụ......................................................................................................64
4.4.2. Giá và biến động giá bán cá rô phi thương phẩm tại ao nuôi..................................67
4.4.3. Dự đoán giá cá thương phẩm trong những năm tới.................................................69
4.5. Tình hình sản xuất, dịch vụ cung cấp thức ăn nuôi cá rô phi.............................................70
4.6. Bệnh dịch và biện pháp phòng trừ.....................................................................................72
4.7. Khả năng đầu tư của người dân và tham gia đào tạo tại chỗ về nuôi trồng thuỷ sản........72
4.8. Thuận lợi, khó khăn...........................................................................................................73

ii


4.8.1. Thuận lợi..................................................................................................................73
4.8.2. Khó khăn..................................................................................................................76
4.9. Định hướng phát triển nuôi cá rô phi.................................................................................77
4.9.1. Chủ trương của tỉnh.................................................................................................77
4.9.2. Định hướng phát triển nuôi cá rô phi ở Hải Dương.................................................78
4.10. Giải pháp thực hiện..........................................................................................................85
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN, ĐÊ XUẤT......................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................94
PHỤ LỤC.................................................................................................................................101


iii


DANH SÁCH BẢNG

DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1. Sản lượng cá rô phi trên thế giới từ năm 1984- 2003 [48].........................................20
Hình 2.2. Sản lượng cá rô phi của một số nước năm 2003 [48]................................................23
Hình 2.3. Sản lượng các loại sản phẩm cá rô phi nhập khẩu vào Mỹ năm 1992- 2004 [48].....26
Hình 2.4. Giá các sản phẩm cá rô phi trên thế giới từ năm 1992- 2004 [49].............................28

i


PHỤ LỤC

i


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
Công ty CP:
BTC:
ĐBSH:
đ:
GDP (gross domestic product):
ha:
Max:
Min:
N:
NCNTTS 1:

QCCT:
QL:
TC:
VAC:
UBND:
XDCB:

Công ty cổ phần
Bán thâm canh
Đồng bằng Sông Hồng
Đồng
Tổng sản phẩm quốc nội
Hecta
Giá trị lớn nhất
Giá trị nhỏ nhất
Số mẫu hay số phiếu phỏng vấn
Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1
Quảng canh cải tiến
Quốc lộ
thâm canh
Vườn ao chuồng
Uỷ ban nhân dân
Xây dựng cơ bản

i


CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết nghiên cứu
Cá rô phi, có nguồn gốc từ Châu Phi, thuộc họ Cichlidae, bộ cá Vược

Perciformes. Hiện nay có tới 80 loài có tên là rô phi với có 10 loài có giá trị kinh tế
trong nuôi trồng thuỷ sản. Trong đó, rô phi vằn (Oreochromis niloticus), rô phi xanh
(O. aureus), rô phi đen (O. mossambicus) và rô phi hồng (Oreochromis. sp) là những
loài nuôi phổ biến. Trong những thập kỷ gần đây, cá rô phi vằn đã được nuôi rộng rãi ở
nhiều nước nhiệt đới, cận nhiệt đới và cả những nước ôn đới. Đây là loài có tốc độ tăng
trưởng nhanh, có khả năng thích nghi rộng rãi với môi trường nước ngọt, lợ. Rô phi
vằn (O. niloticus) được nuôi trong ao, đầm, lồng trên sông, hồ chứa, ruộng. Rô phi vằn
cũng được nuôi đơn và nuôi ghép với các loài cá khác trong ao. Chúng là một trong 10
loài cá nước ngọt quan trọng đang được nuôi trên thế giới [20].
Ở Việt Nam, cá rô phi được di nhập từ thập kỷ 1970s, đến nay các nghiên cứu từ
sản xuất giống đến nuôi thương phẩm đã đạt kết quả tốt và đưa vào ứng dụng trong sản
xuất. Cá rô phi trở thành đối tượng nuôi nước ngọt có tiềm năng suất khẩu, được Bộ
Thuỷ sản quan tâm phát triển thông qua các chương trình như: Đề án “Phát triển nuôi
cá rô phi thời kỳ 2003- 2010”, Gần đây nhất Bộ đã phê duyệt Chương trình Quy hoạch
phát triển nuôi cá rô phi giai đoạn 2006- 2015.
Hải Dương là tỉnh thuộc khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ với diện tích đất tự nhiên
của tỉnh 1.662 km2, trong đó tiềm năng mặt nước nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) gần
11.000 ha bao gồm diện tích ao, hồ, ruộng trũng, bãi ven sông. Phong trào chuyển đổi
cơ cấu nông nghiệp sang nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh phát triển mạnh, tạo thành những
vùng nuôi có diện tích tập trung lớn. Theo số liệu thống kê, diện tích NTTS của tỉnh
năm 2002 là 7.745 ha đã tăng 8.935,31 ha năm 2005 [9], [10].
Ngoài nuôi các đối tượng cá truyền thống (trắm, chép, trôi, mè), nuôi ba ba,
phong trào nuôi cá rô phi ở đây cũng phát triển tương đối mạnh. Bên cạnh đó, Hải

1


Dương đã thực hiện Chương trình cá giống mới và Dự án Nghiên cứu ứng dụng mô
hình sản xuất tập trung cá rô phi hướng tới xuất khẩu do Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng
Thuỷ Sản 1 (NCNTTS 1) thực hiện nhằm đưa cá rô phi vào nuôi, nâng cao năng suất,

sản lượng NTTS tại địa phương. Kết quả hoạt động 2 dự án đã tạo ra phong trào nuôi
cá rô phi tại Hải Dương.
Tuy nhiên, NTTS tại Hải Dương cũng như nuôi cá rô phi còn gặp nhiều khó
khăn về định hướng, cơ sở hạ tầng phục vụ NTTS một số vùng nuôi; hệ thống thuỷ lợi,
đường giao thông và hệ thống điện còn yếu kém xây dựng theo hướng tự phát, sản xuất
cá rô phi giống trong tỉnh vẫn chưa đáp ứng nhu cầu đầu vụ nuôi. Trong tương lai sản
lượng thuỷ sản, sản lượng cá rô phi, tiếp tục tăng dẫn đến nguy cơ khó khăn trong tiêu
thụ sản phẩm. Để phát triển nuôi cá rô phi tại Hải Dương có hiệu quả và bền vững
trong giai đoạn tiếp theo. Chúng tôi tiến hành đề tài “Điều tra hiện trạng nuôi cá rô
phi và xây dựng định hướng phát triển tại tỉnh Hải Dương giai đoạn 2007- 2015 ’’.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng nuôi cá rô phi tại Hải Dương.
Đề xuất một số định hướng và giải pháp phát triển nuôi cá rô phi tại Hải Dương
giai đoạn 2007- 2015.
2.3. Nội dung nghiên cứu
1. Đặc điểm tự nhiên và hiện trạng kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương.
2. Tiềm năng, hiện trạng NTTS, nuôi cá rô phi tại tỉnh Hải Dương.
3. Đề xuất một số định hướng và giải pháp phát triển nuôi cá rô phi tỉnh Hải
Dương trong giai đoạn 2007- 2015.

2


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điểm sinh học cá rô phi
Cá rô phi có nguồn gốc Châu Phi, đến nay chúng được phân bố trên 100 quốc
gia trên thế giới [36]. Cá rô phi là tên gọi chung khoảng 80 loài, nhưng chỉ có khoảng
10 loài có giá trị trong nuôi trồng (Schoenen 1982: Pullin, 1983: Pillay 1988). Theo
thống kê FAO (2002) [45], trong mấy thập kỷ gần đây có 3 loài phổ biến; cá rô phi vằn
(Oreochromis niloticus), cá rô phi xanh (Oreochromis aureus), cá rô phi đen

(Oreochromis mosambica), sản lượng rô phi thế giới của 3 loài này chiếm chủ yếu,
trong đó sản lượng rô phi vằn chiếm tới 83% tổng sản lượng cá rô phi trên thế giới. Cá
rô phi vằn được coi là loài có nhiều ưu điểm bởi chúng có khả năng thích nghi với các
điều kiện môi trường nước khác nhau chịu được chất lượng môi trường nước kém như
nước thải, ít bị bệnh dịch, chất lượng thịt thơm ngon [36], [68], [74]. Đặc biệt, chúng
có khả năng chịu điều kiện môi trường oxy hoà tan thấp [38].
Tính ăn: Cá rô phi là loài ăn tạp, thức ăn của chúng chủ yếu thực vật phù du; tảo lục,
tảo lam, động vật phù du, mùn bã hữu cơ, ấu trùng côn trùng, động vật đáy [ 55], [82].
Trong điều kiện nuôi, người ta bổ dùng thức ăn nhân tạo; ngô, sắt, cám gạo bột cá...và
thức ăn công nghiệp.
Nhu cầu oxy hoà tan(DO): Cá rô phi có thể chịu được mức oxy hoà tan 0,1mg/lít [61].
Khi DO trong nước dưới 1mg/lít chúng có thể sử dụng oxy trong không khí [39]. Tuy
nhiên, tỷ lệ sống của cá giảm sẽ phụ thuộc thời gian kéo dài trong tình trạng oxy hoà
tan trong nước thấp. Cá rô phi sống được trong bể nước có giá trị DO 1,2mg/l trong
thời gian 36 giờ nếu nước được duy trì chất lượng tốt [36].
Nhiệt độ: Là yếu tố vật lý ảnh hưởng lớn đến hoạt động trao đổi chất trong cơ thể cá,
tăng trưởng, phát triển và các hoạt động sinh lý khác của cá, nhiệt độ giới hạn cá rô phi

3


từ 11- 42oC. Nhiệt độ thích hợp cho tăng trưởng của trong khoảng 20 -35 oC, nhiệt độ
tối ưu cho sự sinh trưởng, phát triển của cá khoảng 28- 30oC [36].
pH: pH ảnh hưởng tính độc của amonia, nitrit và Hydrogen sulfphile. pH qúa cao hoặc
quá thấp đều ảnh hưởng tới sức khoẻ cá. Ngưỡng pH giới hạn của cá rô phi từ 4- 11 đối
với cá rô vằn [39]. Ngưỡng pH thích hợp 6,5- 9 [75].
Ammonia và Nitrite: Trong nước Ammonia tồn tại 2 dạng NH 3 và NH4+ và được gọi là
Ammonia Nitrogen tổng số. Sự chuyển hoá Ammonia ở 2 dạng NH3 và NH4+ phụ thuộc
độ pH và nhiệt độ của nước, hàm lượng NH 3 tăng cao khi pH và nhiệt độ nước tăng
cao. Ammonia ở dạng NH4+ không gây độc cho thuỷ sinh vật, trừ khi hàm lượng quá

cao. Ammonia ở dạng NH3 gây độc cho cá, tôm. Nồng độ ammonia gây độc cho cá phụ
thuộc DO và tình trạng sức cá, khi DO trong nước thấp thì NH 3 gây độc cho cá với
nồng độ thấp, cá có thể chết ở nông độ ammonia 0,5mg/l [36].
Đặc điểm sinh sản: Cá rô phi là loài cá thành thục và sinh sản trong điều kiện bình
thường ao nuôi mà không cần tác nhân kích thích sản. Cá rô phi O. Niloticus đực đào
hố ở đáy ao, cá cái đẻ trứng vào hố cùng thời điểm đó cá đực tưới tinh dịch vào trứng
của cá cái. Sau khi trứng đã thụ tinh cá cái nhặt trứng vào miệng và ấp trứng trong
miệng. Mỗi cá cái trung bình đẻ từ vài trăm đến 2.000 trứng/lứa. Thời gian ấm tính từ
khi cá cái nhặt trứng từ ổ để ấp trong miệng đến khi thành cá bột khoảng 10 ngày. Thời
gian ấp tuỳ thuộc nhiệt độ nước, ở nhiệt độ 20 oC thời gian ấp kéo dài tới 6 ngày, ở
nhiệt độ 30oC thời gian kéo dài khoảng 3 ngày. Sau khi nở cá bột tiếp tực đựơc cá mẹ
bảo vệ đến khi cá con tiêu hết noãn hoàng thì chúng sống độc lập [60].
2.2. Tình hình sản xuất giống, công nghệ sản xuất giống
2.2.1. Tình hình sản xuất giống, công nghệ sản xuất giống thế giới
Cá rô phi là loài cá thành thục và sinh sản trong điều kiện bình thường ao nuôi
mà không cần tác nhân kích thích sinh sản. Ban đầu nguồn cá rô phi giống cung cấp
cho nuôi thương phẩm được lấy từ tự nhiên [60]. Do nhu cầu con giống ngày càng cao

4


người ta tiến hành sản xuất giống cá rô phi. Có 2 phương pháp sản xuất giống cá rô
phi: Sản xuất giống cá rô phi trong ao và sản xuất giống trong giai.
Pillay (1990) [66] mô tả kỹ thuật sản xuất giống cá rô phi trong ao đất. Cá bố
mẹ đã thành thục được thả chung trong một ao đã được chuẩn bị sẵn và cho ăn hằng
ngày. Trong thời gian này cá tự sinh sản trong ao, sang tháng thứ 2 chuyển cá bố mẹ
sang ao khác và dùng ngay ao cho đẻ làm ao ương cá bột. Quá trình nuôi vỗ, cho đẻ
tiếp tục được lặp lại ở ao kế tiếp. Nhược điểm phương pháp này là kích cỡ cá giống
không đồng đều mặt khác do kích cỡ cá ương không đều nên có hiện tượng những con
lớn tấn công con nhỏ hơn. Để hạn chế nhược điểm này hàng ngày người ta tiến hành

vớt cá bột khi thấy chúng bơi thành đàn trong ao rồi chuyển sang ao khác ương riêng.
Phương pháp cho sinh sản cá rô phi trong ao đất dễ áp dụng, giá thành sản xuất rẻ nên
được áp dụng ở nhiều nước như ở Trung Quốc, Thái Lan, Phillipines...[60], [66].
Phương pháp sản xuất giống trong giai, lồng được áp dụng trong ao đất, các mặt
nước hở. Giai được làm bằng lưới nylon 10 x 2 x 1 m. Mật độ thả cá bố mẹ 4 con/m 2,
tỷ lệ đực cái là 1:3. Khi thấy cá bột xuất hiện tiến hành thu cá bột đưa sang ương trong
giai có kích cỡ 10 x 2 x 1,5 m, mật độ ương khoảng 1000 con/m 2. Phương pháp này ưu
điểm quản lý tốt sự sinh sản đàn cá bố mẹ được áp dụng trong chọn giống và tạo ra con
lai toàn đực ở nhiều nước trong đó có Việt Nam [60], [66].
Nuôi cá thương phẩm bằng con giống lấy từ tự nhiên và cá thuần để nuôi
thường chậm lớn và không kiểm soát được mật độ do thành thục sớm, dễ sinh sản tự
nhiên trong ao nuôi. Trong quá trình ấp trứng trong miệng cá cái thường ngừng tăng
trưởng [51], [60], [66]. Để nâng cao tốc độ lớn của cá nuôi và việc kiểm soát mật độ
thả dễ dàng người nuôi cá rất quan tâm đến sử dụng các đàn cá rô phi đơn tính đực.
Nuôi cá rô phi đơn tính do cá không có khả năng sinh sản, giúp kiểm soát được quần
đàn cá trong ao, cá có thể tận dụng tốt dinh dưỡng cho sinh trưởng. Để tạo quần đàn cá
rô phi đơn tính đực có nhiều phương pháp khác nhau: (a) Chọn cá đực, cá cái riêng biệt

5


dựa vào khác biệt hình thái bên ngoài giữa cá đực và cá cái, (b) chuyển giới tính bằng
hormone, (c) phương pháp lai xa và tạo cá siêu đực [60], [62], [63], [64], [66].
Tạo ra đàn cá đơn tính đực bằng cách loại bỏ cá cái dựa vào quan sát bộ phận
sinh dục ngoài bằng mắt thường là phương pháp sơ khai, đơn giản, tốn nhiều nhân
công, chỉ thực hiện khi đã phân biệt rõ cá đực, cái bằng hình thái ngoài (khi cá đạt cỡ
5-10 g/con). Sự chính xác phương pháp này thấp và phụ thuộc tay nghề của người chọn
[50], [67], [68].. Theo Mire (1995) đây là phương pháp được áp dụng rộng rãi ở Israel
trong những năm 1970. Tuy nhiên, hiện nay rất ít cơ sở sản xuất giống sử dụng phương
pháp này để sản xuất cá rô phi đơn tính [64].

Sản xuất cá rô phi đơn tính đực bằng cho ăn hormone được áp dụng rộng rãi
trên thế giới trong vòng 20 năm gần đây, cá rô phi 5-7 ngày tuổi sau khi tiêu hết noãn
hoàng được cho ăn thức ăn có trộn hormone (thường dùng 17α-Methyltestosterone,
liều lượng 60mg/kg thức ăn) trong khoảng thời gian từ 21 ngày. Công nghệ tương đối
đơn giản, dễ áp dụng và đầu tư thấp hơn so với phương pháp lai xa và chọn cá đực
bằng tay. Kết quả ổn định, tạo đàn cá có tỷ lệ đực khá cao đạt 92-100%. Hiện công
nghệ này được áp dụng khá phổ biến trong sản xuất cá rô phi đơn tính đực ở Thái Lan,
Phillippines, Braxil, Israel, Trung quốc [60], [70]. Tuy nhiên những lo ngại về ảnh
hưởng của hormone sử dụng đến môi trường và sức khỏe con người đã thúc đẩy việc
tìm kiếm các công nghệ khác tạo cá rô phi đơn tính đực [60].
Công nghệ lai xa và công nghệ cá siêu đực được xây dựng trên cơ sở khoa học
di truyền điều khiển giới tính ở cá rô phi. Hicking (1960) (trích bởi Pillay,1990) cho
lai 2 loài O. urolepis O. hurnorum với O. mossambicus tạo ra thế hệ con đơn tính đực,
các nghiên cứu sau này được tiến hành trên nhiều loài khác nhau: T. nilotica X T.
nornorum (Pruginin and Kanyike, 1960), T. nilotica X T. aurea (Fishelson, 1962), T.
nilotica X T. variabilis, T. spilurus niger X T. hornorum, T. vulcani X T. hornorum, T.
vulcani X T. aurea, T. nilotica X T. macrochir (Lessent, 1968). Lai xa ngoài tạo ra thế
hệ con lai toàn đực, thì lai xa còn cải thiện tốc độ sinh trưởng, khả năng chịu lạnh [66].

6


Tuy nhiên, tỷ lệ đực ở đàn con lai dao động từ 70-100% và phụ thuộc vào mức độ
“thuần chủng” cá bố mẹ. Tỷ lệ cá đực còn có sự khác biệt khi sử dụng các loài khác
nhau. Do vậy, ngay ở Trung Quốc, Đài Loan và Israel công nghệ lai xa mới sử dụng ở
một phạm vi nhất định. Để có đàn cá toàn đực thường vẫn phải kết hợp lai xa với công
nghệ chuyển giới tính có điều chỉnh về thời gian và hàm lượng hormone trong thức ăn
hoặc tiến hành chọn cá đực bằng tay ở đàn cá lai khi cá giống đạt tới kích cỡ 10-20
g/con. Các nước áp dụng công nghệ sản xuất cá rô phi đơn tính bằng lai xa gồm: Đài
Loan, Israel, Trung Quốc [52], [62, [63], [69].

Gần đây, dựa trên cơ chế di truyền điều khiển giới tính ở cá rô phi bằng việc tạo
ra các cá cái giả (XY) và kỹ thuật lai phân tích hướng tới tạo hàng loạt cá rô phi đực có
kiểu gen giới tính (YY). Khi sử dụng cá siêu đực (YY) sinh sản với cá cái thường (XX)
tạo đàn cá toàn đực (XY). Dựa trên cơ chế di truyền điều khiển giới tính người ta đã
tạo ra đàn cá rô phi siêu đực O. niloticus dòng Egypt- Swansea lai các dòng cá rô phi
vằn O. niloticus để tạo ra cá rô phi đơn tính. Tuy nhiên, tỷ lệ cá đực tạo ra không ổn
định, khác nhau trên từng cá cái. Công nghệ vẫn được áp dụng trong phạm vi nghiên
cứu, chưa được áp dụng phổ biến trong sản xuất [21].
Trong vòng 20 năm gần đây, nhiều nước đã tiến hành những nghiên cứu nhằm
nâng cao chất lượng giống cá rô phi, đặc biệt nâng cao tốc độ sinh trưởng, khả năng
chịu lạnh và khả năng chịu mặn của cá thông qua chọn giống. Dự án cải thiện chất
lượng di truyền cá rô phi (GIFT) được tiến hành từ năm 1988 dưới sự hợp tác của 4 tổ
chức: Trung tâm quốc tế quản lý nguồn lợi động vật thuỷ sản (ICLARM), Cục thuỷ sản
và nguồn lợi thuỷ sản Phillipines (BFAR), Trung tâm NTTS nước ngọt Trường đại học
miền trung Luzon (FAC/CLSU) và Viện nghiên cứu NTTS Nauy (AKVAFORSK) bằng
nguồn kinh phí Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và Chương trình phát triển Liên
hiệp Quốc(UNDP). Từ năm 1988-1995, Dự án đã tiến hành chương trình chọn giống
nâng cao tốc độ sinh trưởng cá rô phi vằn dựa trên chọn lọc gia đình đã tạo cá rô phi

7


vằn dòng GIFT. Cá rô phi vằn dòng GIFT đã được nuôi thử nghiệm và được dùng làm
giống nuôi ở nhiều nước trên thế giới. Kết quả thử nghiệm đã khẳng định cá rô phi
dòng GIFT có tốc độ sinh trưởng vượt trội so với các dòng cá rô phi hiện có ở một số
nước Châu Á và Châu Phi. Trong vòng 5 năm từ năm 1992- 1997 mục tiêu Chương
trình chọn giống là chọn lọc tính trạng tăng trưởng. Tuy nhiên, các tính trạng khác cũng
được chọn lọc như: tỷ lệ sống, khả năng kháng bệnh và tuổi thành thục muộn. Thành
công dự án đã mở ra cơ hội chọn giống cá rô phi tại nhiều quốc gia, đàn cá rô phi tạo ra
từ dự án GIFT đã cung cấp cho nhiều nước để tiếp tục chọn giống như ở Indonesia,

Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Fiji, Thái Lan, Bangladesh và Philippines [37].
2.2.2.Tình hình nghiên cứu, sản xuất cá giống cá rô phi ở Việt Nam
Năm 1951, lần đầu tiên cá rô phi đen (O. mossambicus) được nhập vào Việt
Nam từ Thái Lan [12], [69]. Năm 1973, cá rô phi vằn (O. niloticus) đã được di nhập
vào miền Nam nước ta từ Đài Loan, đến năm 1977 chúng được chuyển ra miền Bắc
nuôi. Tuy nhiên, do không quản lý tốt dẫn đến sự lai tạp với loài cá rô phi đen ( O.
mossambicus) khiến cho chất lượng di truyền của loài cá rô phi vằn này đã bị thoái
hoá, kéo theo sản lượng cá rô phi của nước ta trong những năm cuối những năm 1980
đầu nhẵng năm 1990 bị giảm sút nghiêm trọng [12].
Từ năm 1993- 1994, một số dòng cá rô phi đã được nhập nội:
Cá rô phi vằn dòng Thái và cá rô phi dòng GIFT thế hệ chọn giống thứ 5 nhập
từ Thái Lan.
Cá rô phi vằn dòng Swansea và cá rô phi xanh O.aureus nhập từ Philippines.
Cá rô phi hồng Oreochromis sp nhập từ Đài Loan và Thái Lan.
Qua nuôi thử nghiệm tại một số địa phương cho thấy cá rô phi dòng GIFT thể
hiện sự vượt trội về sinh trưởng, thích ứng với điều kiện nuôi cá ở nước ta [12]. Sức
tăng sinh trưởng cá dòng GIFT cao hơn các dòng cá khác hiện có ở Việt Nam từ 15-

8


20% [13]. Hiện nay, cá rô phi dòng GIFT được người nuôi quan tâm và nuôi phổ biến
ở nước ta. Để ổn định và nâng cao phẩm giống của dòng rô phi (GIFT) mới nhập, từ
năm 1998 đến nay, Viện NCNTTS 1 đã tiến hành chương trình chọn giống cá rô phi
dòng GIFT với 2 tính trạng; tăng trưởng và khả năng chịu lạnh. Năm 2000, đã chọn
được dòng cá rô phi thế hệ thứ 4 có sức sinh trưởng cao hơn 16,6 % so với đàn cá
GIFT ban đầu [13]. Chương trình chọn giống này vẫn đang được tiến hành ở Viện 1
với nguồn kinh phí của dự án NORAD. Cá rô phi chọn giống thể hiện tính ưu việt tăng
trưởng nhanh, thích ứng với điều kiện khí hậu Việt Nam. Từ năm 2002 đến nay cá rô
phi dòng GIFT đã phát tán 2,5 triệu cá rô thuộc thế hệ chọn giống thứ 3, 4, 5 trong hầu

hết các địa phương trong cả nước.
Bên cạnh những nghiên cứu chọn giống và thuần hoá cá rô phi trong điều kiện
khí hậu Việt Nam, các nghiên cứu về sản xuất giống cũng được tiến hành hiện nay việc
áp dụng sản xuất cá rô phi đơn tính tại nước ta.
Năm 1997, Viện NCNTTS I đã tiến hành nghiên cứu lai xa: O. niloticus dòng
Egypt- AIT lai với O. aureus, Cá siêu đực O. niloticus dòng Egypt- Swansea lai với
O. aureus và cá siêu đực O. niloticus dòng Egypt- Swansea lai với cá cái đực O.
niloticus nhằm tạo ra đàn cá đơn tính tỷ lệ đực trung bình 65,3- 83,2% [22]. Do tỷ lệ cá
đực tạo ra không ổn định nên kỹ thuật này không được áp dụng phổ biến tại nước ta.
Năm 1994-1997, Viện NCNTTS I áp dụng thành công nghệ chuyển giới tính cá
rô phi bằng hormone từ Viện Công nghệ Châu Á. Trứng cá rô phi được thu từ khi cá
mẹ đang ấp trong miệng đưa vào ấp nhân tạo trong hệ thống khay ấp. Cá sau khi tiêu
hết noãn hoàng được đưa ra giai cắm trong ao để ương, cá được cho ăn thức ăn bằng
bột cá nghiền mịn trộn với 17α- Methyltestosteron với liều lượng 60mg/kg thức ăn,
vitamin C được bổ sung 10g/1kg thức ăn. Sau 21 ngày xử lý cá đạt tỷ lệ sống 72,2%, tỷ
lệ đực đạt trên 95% [14]. Đến nay công nghệ sản xuất cá rô phi đơn tính được áp dụng
rộng rãi trên cả nước.

9


Theo Phạm Anh Tuấn (2006) số cơ sở sản xuất cá rô phi đơn tính nước ta tăng
liên tục trong mấy năm qua. Năm 2002, cả nước có 10 cơ sở sản xuất cá rô phi đơn
tính, đến năm 2004 đã có tới 57 cơ sở sản xuất cá rô phi đơn tính. Đáng chú ý tại miền
Nam, Trại cá giống Công ty thương mại quốc tế Việt Long với quy mô 20 ha tại Bến
Tre áp dụng công nghệ sản xuất cá rô phi đơn tính bằng hormone, năm 2004 công ty
sản xuất được 60 triệu cá rô phi đơn tính 21 ngày tuổi. Công ty TNHH Hải Thanh tại
Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 2004 đã sản xuất 82 triệu cá rô phi giống, trong đó có 71
triệu cá rô phi hương và giống bằng công nghệ chuyển giới tính bằng hormone, 7 triệu
cá giống hỗn hợp tính [23].

Mấy năm gần đây một số cơ sở tại các địa phương miền Bắc đã nhập công nghệ
sản xuất cá rô phi lai xa/khác loài từ Trung Quốc, Đài Loan xong sản lượng cá hương
tạo ra còn hạn chế về chất lượng, mặt khác chất lượng, tỷ lệ đực chưa được các cơ quan
có chức năng kiểm tra.
Do các cơ sở sản xuất giống thường không đáp ứng được số lượng cá giống
đúng vụ ở miền Bắc mặc dù đã áp dụng công nghệ lưu cá giống qua đông và sản xuất
cá giống trong vụ đông xuân tại các nguồn nước ấm [22]. Vì thế, hàng năm một lượng
cá giống chuyển từ miền Nam ra và cá từ Trung Quốc, Đài Loan sang đáp ứng nhu cầu
con giống tại các tỉnh miền Bắc. Tuy nhiên, cá nhập từ Trung Quốc hiện chưa có cơ
quan quản lý đánh giá chất lượng, theo nhận xét của người nuôi về chất lượng nguồn
cá này trái ngược nhau [22].
2.3. Nghiên cứu dinh dưỡng và sản xuất thức ăn nuôi cá rô phi
2.3.1. Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng cá rô phi
Cá rô phi là loại ăn tạp, trong điều kiện nuôi quảng canh chúng lấy thức ăn tự
nhiên sẵn có trong ao. Tuy nhiên, ở điều kiện nuôi thâm canh, bán thâm canh thì việc
bổ sung thức ăn nhân tạo để đáp ứng nhu cầu cá nuôi. Việc sản xuất thức ăn nhân tạo

10


phải đảm bảo nhu cầu năng lượng, nhu cầu protein, vi lượng ...cần thiết cho từng giai
đoạn sinh trưởng cá.
Protein là nguyên liệu cung cấp cho xây dựng các mô trong cơ thể, chuyển hoá
thành năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống. Ở mỗi khẩu phần protein khác
nhau cho tốc độ tăng trưởng tương ứng sau thời gian nuôi 6 -12 tuần [55].
Bảng 2.1. Nhu cầu protein cá rô phi (O.niloticus) giai đoạn cá hương, giống
Trọng lượng (g/con)

0,012


0,024

9 -17

40

Nhu cầu (%)
Nguồn protein
Năng lượng thô (kJ/g)
Hệ số thức ăn (FCR)

45
bột cá
16,7
1,1

28 – 30
Bột cá
19,2

25
Casein
2
0,8

30
bột cá
18,83
1,72


Nguồn: [40], [44], [72], [79].

Thức ăn có tỷ lệ protein bằng 0 % tăng trưởng của cá là âm (Cá tiêu hao nội
sinh trong dị hoá mô làm mất protein) nghĩa là cá bị giảm trọng lượng. Khi lượng
protein trong thức ăn tăng đến điểm nào đó không có sự thay đổi trọng lượng (tăng trưởng bằng 0, đây là mức nhu cầu protein duy trì). Ở trên mức này đạt đến mức tăng trưởng tối đa (là tăng trưởng tối ưu) và sau mức đó là mức ổn định nghĩa là tiếp tục tăng
khẩu phần protein trong thức ăn nhưng tốc độ tăng trưởng cá không tăng [54].
Jauncey và Ross (1982) [53] cho rằng ở rô phi O. mosambicus giai đoạn cá
hương (1 -6g/con) cho ăn thức ăn có khẩu phần 24% protein tăng trưởng của cá đạt
80% tốc độ tăng trưởng tối đa (tăng trưởng tối đa khi cho cá ăn thức ăn có khẩu phần
Protein 40%). Trong khi đó chỉ với khẩu phần protein 16% cá tăng trưởng đạt 64%
mức tăng trưởng tối đa. Jauncey và Ross (1982) [53] cũng chỉ ra rằng với khẩu phần
protein của cá rô phi hương ở mức tối ưu sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn mức khẩu
phần tối đa vì thức ăn có tỷ lệ đạm cao có giá cao.
Nhu cầu khẩu phần protein cho sinh trưởng cá giai đoạn nhỏ cao hơn giai đoạn
cá lớn, phụ thuộc kích cỡ cá và tuổi [66]. Mohammad và ctv., (2004) [64] cũng khẳng

11


định rằng khẩu phần protein tối ưu của cá rô phi vằn (O. niloticus) có kích cỡ 0,4- 0,5
g/con là 45%, với cá có kích cỡ 17- 22g/con khẩu phần protein là 35%. Khẩu phần
protein và tần suất cho ăn cá rô trong nuôi thương phẩm như sau.
Bảng 2.2. Chế độ cho ăn, khẩu phần ăn theo kích cỡ cá
Trọng lượng cá
Hàm lượng protein
Lượng cho ăn
Số lần cho ăn trong
(g/con)
(%)
(% trọng lượng)

ngày
30 - 50
30
7
3
50 - 100
30
5
3
100 - 200
25
3
3
>200
25
2
2
Nguồn: [18], [20].
Lipid cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cá, tạo màng tế bào, vận
chuyển các chất tan trong lipid (Vitamin A, D, E, K). Nhu cầu khẩu phần lipid cá rô phi
từ 5% đến 12% tuỳ theo từng giai đoạn phát triển [57]. Jauncey (1998) [55] cho rằng
nhu cầu tỷ lệ Protein và năng lượng (P/E) tối ưu là 29,9.
2.3.2. Sử dụng thức ăn nhân tạo
Sử dụng các loại phân bón (vô cơ và hữu cơ) để làm giàu nguồn thức ăn tự
nhiên cho cá trong ao nuôi là giải pháp cung cấp thức ăn cho nuôi cá. Tuy nhiên,
phương pháp này làm năng suất nuôi không cao và ảnh hưởng đến chất lượng của cá
thương phẩm nếu không biết sử dụng hợp lý trong từng giai đoạn nhất định.
Nuôi cá rô phi bán thâm canh và thâm canh, mật độ cá thả tăng, nguồn thức ăn
tự nhiên không đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cá nuôi. Vì thế cần thiết phải bổ sung dinh
dưỡng cho cá bằng thức ăn nhân tạo, đồng thời nâng cao năng suất nuôi.

Thức ăn nhân tạo cho nuôi cá rô phi thương phẩm chủ yếu có 2 loại là thức ăn
công nghiệp được các hãng/công ty sản xuất và tự ăn nhân tạo người nuôi cá tự chế
biến sản xuất tại chỗ.
Thức ăn tự chế biến tại chỗ từ các nguyên liệu có sẵn ở các địa phương: cám
gạo, cám ngô, bột sắn, cá tạp... Đây là hình thức chế biến thức ăn khá phổ biến ở nhiều

12


nước Châu Á. Ưu điểm phương pháp này dễ thực hiện, giá thành rẻ. Tuy nhiên, thức ăn
tự phối chế theo kinh nghiệm, nguyên liệu không được kiểm tra chất lượng dinh dưỡng
thường xuyên nên khó đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng. Loại thức ăn này không nổi, nếu
không có chế độ cho ăn thích hợp làm môi trường nước nuôi ao nhanh chóng giảm sút
[23].
Thức ăn công nghiệp dùng cho cá, hiện nay có nhiều công ty sản xuất. Các nhãn
hiệu phổ biến được người nuôi biết đến như Proconco, C.P, Cargill...và các loại thức ăn
của những nhà sản xuất mới, mang nhãn hiệu Con cá vàng, Con Rồng. Thức ăn công
nghiệp có nhiều loại khác nhau về kích cỡ viên, chất lượng dinh dưỡng, thường hàm
lượng protein tổng số dao động từ 20-35%. Thức ăn công nghiệp có mặt trên thị trường
nước ta là thức ăn viên nổi, ưu điểm dễ kiểm soát việc sử dụng thức ăn của cá, hạn chế
lãng phí thức ăn. Tuy nhiên, giá thành cao hơn so với thức ăn tự chế biến.
Theo ước tính toàn quốc có khoảng 36 nhà máy sản xuất thức ăn cho NTTS với
tổng công suất khoảng 800.000 tấn/năm, trong đó có khoảng 40.000- 50.000 tấn thức
ăn được sản xuất cho nuôi cá rô phi. Tuy nhiên, không có sự phân bố đồng đều giữa
các khu vực mà tập trung chủ yếu các tỉnh phía Nam. Vì thế thức ăn tại khu vực miền
Bắc, Miền Trung phải chuyển từ phía Nam ra. Các nguyên liệu chủ yếu (đậu tương, bột
cá, dầu cá, chất bổ sung...) dùng để sản xuất thức ăn các nhà máy hiện đều nhập từ
nước ngoài. Làm cho giá thành sản xuất bị nâng cao, gây hạn trong nuôi cá rô phi [23].
2.4. Nuôi cá rô phi trong ao đất
2.4.1. Phương thức nuôi cá rô phi

Nuôi cá rô phi trong ao đất là hình thức nuôi phổ biến ở nhiều nước. Phương
thức nuôi đa dạng từ nuôi quảng canh cải tiến đến bán thâm canh và nuôi thâm canh.
Việc lựa chọn phương thức nuôi tuỳ thuộc vào điều kiện tiềm năng đất đai, khả năng
đầu tư và trình độ nuôi mà mỗi nơi có thể có.

13


Nuôi quảng canh cải tiến ở cá rô phi chủ yếu áp dụng với con giống hỗn tính,
thức ăn cho cá dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên và phân bón xuống ao. Bón phân trong
nuôi cá rô phi nhằm cung cấp thức ăn tự nhiên trong ao, phân hữu cơ còn làm tăng mùn
bã hữu cơ trong ao, đồng thời kích thích vi khuẩn, động-thực vật phù du phát triển.
Phương thức nuôi này áp dụng một số nước như Bangladesh, Israel, Trung Quốc, Đài
Loan, Thái Lan, Việt Nam, Cambodia, Indosnesia, Lào, Myanmar và các nước Châu
Phi [69].
Nuôi bán thâm canh là phương thức trung gian giữa nuôi quảng canh và nuôi
thâm canh. Nuôi bán thâm canh thực hiện trong ao sử dụng phân bón và bổ sung thức
ăn nhân tạo. Phương thức nuôi này áp dụng phổ biến ở Châu Á, Châu Mỹ và Châu Phi:
Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Phillipines, Việt Nam, Ả Rập, Zambia, Cote d’
Ivoire, Brazil, Colombia, Costa Rica [66], [57], [69].
Ở Ai Cập, sản lượng cá rô phi nuôi bán thâm canh chiếm 75% tổng sản lượng
NTTS cả nước. Thức ăn nhân tạo cho cá cũng được sử dụng nhiều loại khác nhau: thức
ăn công nghiệp, thức ăn tự chế từ ngô, đỗ tương, bột cá, cám gạo... và một số phế phụ
phẩm khác.
Ở Bangladesh, Israel hầu hết người nuôi dùng thức ăn công nghiệp. Trong khi
đó ở Việt Nam, thức ăn nuôi cá rô phi chủ yếu dựa vào thức ăn tự nhiên, phế phụ
phẩm, phân bón, thức ăn công nghiệp chỉ sử dụng mang tính bổ sung. Nuôi bán thâm
canh ở Philipines trong ao diện tích từ 0,25- 1 ha, độ sâu 1m, mật độ thả 4- 8 con/m 2,
sau 3- 4 tháng nuôi, kích cỡ cá thương phẩm 150- 250 g/con, năng suất nuôi đạt 4- 8
tấn/ha [46], [62], [65], [69].

Nuôi thâm canh là hình thức nuôi với mật độ cao, sử dụng thức ăn nhân tạo kèm
theo chế độ thay nước và sục khí. Nuôi thâm canh ở Đài Loan năng suất lên đến 17
tấn/ha, Trong khi đó năng suất nuôi cá rô phi đơn theo phương thức thâm canh trong ao
đất ở Israel đạt khoảng 10 tấn/ha [[62]. Ở Việt Nam, nuôi thâm canh cá rô phi ở quy

14


mô thí nghiệm lên tới 20- 23 tấn/ha [20]. Nuôi thâm canh tại Philipines trong trong ao
đất 1700m2, mật độ thả cá đơn tính có thể lên đến 15 con/m2, cá được cho ăn thức ăn
nhân tạo và sục khí, thay nước. Năng suất nuôi đạt 20 tấn/ha, kích cỡ cá thương phẩm
từ 0,17- 0,2 kg/con trong thời gian nuôi 3 tháng [69]]
2.4.2. Hình thức nuôi cá rô phi
Nuôi cá rô phi trong ao được thực hiện với 2 hình thức; nuôi đơn và nuôi ghép.
Nuôi ghép cá rô phi với các loài cá khác trong ao nhằm tận dụng không gian
sống và nguồn thức ăn tự nhiên có trong ao. Tốc độ sinh trưởng của cá rô phi vằn nuôi
ghép với cá chép (C. carpio) nhanh hơn so với ao nuôi đơn [81]. Trong ao nuôi ghép,
quá trình tìm kiếm thức ăn cá chép đào bới đáy ao giúp cho chu chuyển dinh dưỡng
đáy ao và nước được đẩy nhanh [80], năng suất sinh khối tảo tăng lên và thức ăn tự
nhiên của cá tăng lên [81].
Trong ao nuôi cá rô phi hỗn hợp tính người ta dùng cá dữ để hạn chế sự phát
triển số lượng cá rô phi con được sinh sản tự nhiên trong ao. Việc lựa chọn cá dữ phải
đảm bảo chúng không ăn cả những cá thả. Tuy nhiên, để xác định tỷ lệ cá thả và cá dữ
là việc khó thực hiện nhằm duy trì mật độ thả trong ao [62].
Các loài nuôi ghép với cá rô phi là các loài cá chép; trắm, chép, è trôi và một số
loài cá dữ như cá chi trắng, cá quả. Nuôi ghép cá rô phi thường thực hiện trong ao bán
thâm canh hoặc ao nuôi quảng canh cải tiến nhiều nước trên thế giới. Nuôi ghép cá rô
phi được thực hiện nhiều trong hệ thống: VAC hoặc cá- lúa [64].
Ở Việt Nam cá rô phi được nuôi ghép với các loài cá: trắm, chép, mè, trôi...
Ở Thái Lan, các loài cá nuôi ghép với cá rô phi bao gồm: cá trôi, cá mè hoa, cá

mè trắng và cá Puntius gonionotus. Hình thức nuôi ghép được thực hiện 2 dạng; nuôi
ghép với cá truyền thống trong ao nước ngọt và nuôi ghép với tôm. Trong ao nuôi ghép
tôm- rô phi, mật độ thả tôm 31- 62,5 con/m 2, cá rô phi thả với mật độ cá rô phi 0,1-

15


0,37con/m2 sau tôm trên 20 ngày, năng suất nuôi tôm mang lại cao hơn so với nuôi đơn
tôm 29% [80]
Tại Israel người ta lại nuôi ghép cá rô phi với cá trôi Ấn Độ, cá mè trắng và cá
đối (mullet) hoặc nuôi ghép cá rô đơn tính với cá chép (C. carpio) và cá mè trắng (H.
mlitrix) [62], [63], [66].
Ở Châu Mỹ Latinh, đặc biệt là ở Ecuador và Peru nơi dịch bệnh đốm trắng xảy
ra ở tôm, người ta mở rộng diện tích nuôi ghép cá rô phi với tôm trong các đầm nước
lợ. Dẫn đến sản lượng cá rô phi các nước này tăng từ 18 tấn năm 1990 lên 15.000 tấn
năm 2000 [35].
Nuôi ghép cá rô phi và tôm đang có xu hướng phát triển tại một số nước Châu
Mỹ La tinh như Ecuador and Peru Honduras. Nuôi tôm ghép với cá rô phi hạn chế dịch
bệnh ở tôm, nâng cao tỷ lệ sống và lợi nhuận [47].
Cá rô phi là loài cá ăn tạp, do vậy người ta cũng thực hiện nuôi đơn cá rô phi.
Nuôi đơn cá rô phi thường là những ao nuôi bán thâm canh, thâm canh hoặc siêu thâm
canh trong bể. Nuôi đơn cá rô phi thực hiện trong hệ thống bón phân hoặc nuôi trong
hệ thống VAC sử dụng thức ăn nhân tạo. Nuôi đơn cá rô phi trong ao đất không phổ
biến như đối với nuôi ghép. Tại Israel, cá rô phi đơn tính trong đất theo phương thức
thâm canh cho năng suất 2,5 – 10 tấn/ha [62]. Tại Châu Phi, nuôi đơn trong ao đất quy
mô gia đình đóng góp 38- 93% tổng sản lượng cá rô phi khu vực, năng suất nuôi từ 0,5
tấn/ha/năm 16 tấn/ha/năm [64]. Tại Việt Nam nuôi đơn cá rô phi vằn dòng Thái và
dòng GIFT quy mô thí nghiệm cho năng suất 10- 23 tấn/ha/vụ [20].
2.4.3. Nuôi cá rô phi trong hệ thống VAC
Theo Edward (1988) nuôi cá kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm trong hệ thống

VAC được xem như là biện pháp tận dụng chất thải thay việc thải ra ngoài hệ thống
canh tác. Chất thải của một modul này sẽ là đầu vào modul khác. Phế phụ phẩm, rau
xanh tạo ra từ trồng trọt được sử dụng làm thức ăn cho cá. Thức ăn thừa, phân trong

16


các hệ thống chăn nuôi đưa xuống ao làm thức ăn cho cá và hệ động thực vật phù du
trong ao, năng suất sinh học ao nuôi sẽ tăng, tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá. Ngược
lại, bùn nạo vét từ đáy ao nuôi cá có thể sử dụng vào trồng trọt trong trang trại. Bằng
cách tận dụng nguồn phế thải từ chăn nuôi sẽ hạn chế được ô nhiễm môi trường đồng
thời nâng cao hiệu quả nuôi cá [19]. Hệ thống VAC giúp nông hộ tạo nhiều sản phẩm
đầu ra, giảm chi phí sản xuất. Tận dụng lao động trong gia đình, lao động thời vụ [66].
Nuôi cá rô phi trong hệ thống VAC được áp dụng phổ biến tại các nước Châu Á
và Việt Nam. Hệ thống nuôi kết hợp chăn nuôi gia cầm/gia súc với nuôi cá. Tại Thái
Lan, năng suất nuôi cá rô phi kết hợp với nuôi vịt đạt 10,1 tấn/ha/năm. Nuôi kết hợp
chăn nuôi cũng được áp dụng tại các nước Châu Phi. Tại Zambia hình thức nuôi cá kết
hợp nuôi lợn đang được mở rộng với loài O. andersonii và cá rô phi toàn đực dòng Ai
Cập [17]. Tại Nigeria một số nông dân nuôi rô phi vằn kết hợp với nuôi gà, số lượng gà
nuôi 1000 con/ha/ao, lượng phân thải ra tương đương khoảng 3,6 tấn/ha/tháng (tính
theo trọng lượng khô), năng suất đạt 14,9 tấn/ha [57]. Hình thức nuôi cá kết hợp chăn
nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, tận dụng nguồn phân làm thức ăn cho cá, xong chất
lượng cá không đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm [17].
2.4.4. Bón phân cho ao nuôi cá rô phi
Mỗi ao nuôi cá có một giá trị năng suất sinh học riêng, trong điều kiện nuôi cá
mật độ thả tăng dẫn đến nguồn thức ăn tự nhiên trong so nuôi không đáp ứng được nhu
cầu thức ăn của cá. Một trong những giải pháp giải quyết vấn đề đó là việc bón phân
cho ao nuôi cá. Bón phân trong ao nuôi cá nhằm làm tăng dinh dưỡng trong, kích thích
thức ăn tự nhiên phát triển làm cho năng suất ao nuôi tăng lên. Trong nuôi cá rô phi
việc bón phân cho ao nuôi được áp dụng cho cả ao nuôi cá thương phẩm và ao ương cá

rô phi. Phân bón cho ao có thể dùng phân hữu cơ và phân vô cơ hoặc người ta kết hợp
sử dụng 2 loại phân [55], [57].

17


Phân vô cơ hay còn gọi là phân hoá học chứa các thành phần dinh dưỡng cơ
bản: Nitrogen (N), Phosphorous (P) và kali (K). Phân vô cơ đóng vai trò cung cấp dinh
dưỡng cho sinh vật tự dưỡng trong ao, kích thích sự phát triển thực vật phù du nhằm
nâng cao sinh khối thực vật phù du. Sinh khối thực vật phù du trong ao bón phân cao
hơn ao không bón phân 4- 5 lần và năng suất cá rô phi trong ao được bón phân vô cơ
tăng 170- 440 % so với ao không bón phân [55]. Với tỷ lệ N/P khoảng 10/1 là có thể
duy trì sự phát triển của tảo bởi tỷ lệ này có trong hầu hết thực vật phù du. Trong nuôi
bán thâm canh cá rô phi liều lượng tối ưu phân bón xuống ao khoảng là 4kg N/ha/ngày
và 1 kg P/ha/ngày. Tuy nhiên ở hàm lượng N trong nước vượt quá 4 kg/ha/ngày khi đó
amoni tổng số trong nước có thể tăng lên tới ngưỡng gây độc cho cá [57].
Phân hữu cơ bao gồm phân động vật, phân xanh. Sử dụng phân hữu cơ trong
nuôi thuỷ sản đã được áp dụng từ lâu. Hiện nay, việc sử dụng phân hữu cơ trong nuôi
cá đang được áp dụng phổ biến tại các nước đang phát triển, các nước Đông Nam Á
đặc biệt trong các mô hình nuôi cá kết hợp chăn nuôi chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Phân hữu cơ sau khi bón xuống ao chúng phân huỷ giải phóng dinh dưỡng vào
nước. Phân hữu cơ cung cấp vật chất hữu cơ tạo nguồn năng lượng và nguyên liệu cho
sinh vật dị dưỡng, cùng với đó việc bón phân sẽ thúc đẩy tảo phát triển, sau đó là kích
thích sự phát triển động vật phù du từ đó năng suất sơ cấp ao nuôi được nâng cao tạo
thức ăn cho cá nuôi [77].
Edsward (1983) [43] cho rằng sản lượng cá có liên quan trực tiếp tới tỷ lệ hàm
lượng nitrogen. Phân trâu khô có hàm lượng N là 1,4% và P là 0,2%. Trong khi đó
phân vịt thời kỳ nuôi vỗ có 4,4% N và 1,1 % P. Do vậy để có năng suất nuôi cá rô phi
10,1 tấn/ha/năm như mô hình nuôi kết hợp cá rô phi- vịt thì cần phải bón tới 300 kg
phân trâu khô/ha/ngày tương đương 4 kg N/ha/ngày [34].

Việc cung cấp N, P có thể ở dạng phân hữu cơ như phân gia cầm, hoặc phân
xanh hoặc phân vô cơ. Dùng phân hữu cơ bón xuống ao sẽ cung cấp N, P,C và một số

18


chất khác. Việc bón phân hữu cơ xuống ao qúa mức sẽ gây ra tình trạng sụt giảm oxy
trong nước và tích tụ mùn bã hữu cơ đáy ao nuôi dẫn đến làm suy giảm năng suất và
nguy cơ cá bị bệnh. Vì thế người ta thường kết hợp bón phân gia cầm với hàm lượng
thấp đồng thời kết hợp bón phân vô cơ cho ao nuôi cá. Trong ao nuôi cá rô người ta có
thể bón phân gà 200- 250kg phân/ha/tuần (tính theo trọng lượng khô) và bổ sung phân
Urê 28 kg N/ha/tuần và 7 kg P/ha/tuần [57].
2.5. Sản lượng nuôi cá rô phi trên thế giới và Việt Nam
Ngày nay cá rô phi là loài nuôi nước ngọt đóng vai trò quan trọng thứ 2 sau các
loài cá thuộc họ cá chép. Cá rô phi hiện đang được nuôi phổ biến trên 100 quốc gia trên
thế giới. Trong 2 thập kỷ 1980, 1990 các mô hình nuôi cá rô phi với quy mô lớn được
phát triển mạnh mẽ [79]. Sản lượng cá nuôi liên tục tăng từ năm 1984 đến nay. Năm
1984 sản lượng cá rô phi nuôi trên thế giới đạt gần 200.000 tấn, đến năm 1990 sản
lượng cá rô phi nuôi tăng gấp đôi (400.000 tấn). Từ năm 1990 đến năm 2003 sản lượng
này đã tăng gần 4 lần, từ 400.000 tấn lên 1,6 triệu tấn, năm 2004 theo ước tính sản
lượng này đã đạt khoảng 1,8 triệu tấn. Sản lượng cá rô phi nuôi tập trung chủ yếu ở các
nước Châu Á (80% tổng sản lượng toàn cầu), phần còn lại thuộc các nước Châu Phi và
Trung- Nam Mỹ với tỷ lệ 20% [17], [22], [47], [48].
Châu Á
Các nước Châu Á có sản lượng cá rô phi nuôi lớn; Trung Quốc, Đài Loan, Thái
Lan, Indonesia, Việt Nam. Trung Quốc là quốc gia đứng đầu cả về sản lượng nuôi và
khách hàng tiêu thụ cá rô phi. Đây cũng là nước có tốc độ tăng sản lượng nuôi nhanh
nhất thế giới. Theo số liệu FAO năm 2002 sản lượng cá nuôi năm 1990 nước này
khoảng trên 100.000 tấn đến năm 2000 sản lượng đã tăng gấp 6 lần (629.182 tấn). Thị
trường xuất khẩu chính của Trung Quốc là Mỹ. Các dạng sản phẩm chế biến của Mỹ là

Phi lê đông lạnh và đông lạnh nguyên con [48].

19


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×