Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

DDHST trong nong nghiep

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.43 KB, 15 trang )

ĐA DẠNG SINH HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
CƠ SỞ ĐẺ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
GS. TS. Đường Hồng Dật,
Hội BVTN&MT&MÔI TRƯờNG Việt Nam

I. ĐA DẠNG SINH HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - LOẠI ĐA DẠNG SINH HỌC
PHONG PHÚ, ĐỘC ĐÁO
1. Đa dạng sinh học nông nghiệp Việt Nam là kết quả của một môi trường sản xuất với
những nét độc đáo riêng.
Đó là một ĐDSH nông nghiệp được hình thành trong điều kiện khí hậu nhiệt đới giói mùa.
Nông nghiệp Việt Nam được hình thành và phát triển trong nhiều dđều kiện khí hậu khác
nhau: ôn đới, ôn nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa, nhiệt đới khô, ven biển cận xích đạo. Điều kiện
khí hậu như vậy làm cho ĐDSH nông nghiệp trở nên rất phong phú, rất giàu loài sinh vật.
Nông nghiệp Việt Nam được phát triển trên nhiều loại địa hình địa mạo khác nhau: đồng bằng
ven biển, trung du, cao nguyên, núi đất, núi đá, thung lũng hẹp, thung nỗng nông, đầm lầy, đất
cát… Mỗi loại địa hình được đặc trưng do nhiều hộ sinh thái riêng làm cho tính da đạng sinh
học nông nghiệp rất giàu.
Nông nghiệp Việt Nam là nơi quần tụ của nhiều luồng thực vật và động vật khác nhau. Luồng
sinh vật nuôi trồng từ Trung Quốc, Mông Cổ đi xuống. Luồng sinh vật Ấn Độ - Miếu Điện –
Thái Lan từ phía Tây sang. Luồng sinh vật Malixia, Inđônêxia từ phía Nam lên. Luồng sinh
vật nuôi trồng từ các nước châu Âu, Địa Trung hải, châu Mỹ theo chân các nhà thực dân sang.
ĐDSH nông nghiệp Việt Nam không chỉ được tạo thành từ các loài sinh vật bản địa mà có mặt
hầu như từ khắp các nơi trên thế giới.
ĐDSH nông nghiệp Việt Nam được hình thành từ những biến động lâu dài liên tục của lịch sử
hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam. Trải hơn 4000 năm lịch sử phát triển xem kẽ
các thời kỳ độc lập tự chủ, là những cuộc chiến tranh giải phóng những thời gian bị đô hộ,
chiếm đóng. Sự gặp gỡ pha trộn giữa các nền văn háo làm cho ĐDSH nông nghiệp phong phú
thêm trên nền một nền nông nghiệp dân tộc sức sống.
Thiên tai, lũ lụt, úng bão cũng là yếu tố làm phân hoá ĐDSH nông nghiệp thành nhiều kiểu
dạng khác nhau và làm tăng thêm tính phong phú của ĐDSH nông nghiệp.
2. Đa dạng sinh học nông nghiệp Việt Nam được thể hiện trong tất cả các thành tố đa


dạng hộ sinh thái, đa dạng loại đa dạng gen.
Đa dạng hệ sinh thái: các hộ sinh thái nông nghiệp là những HST do con người tạo ra trên cơ
sở vận dụng các yếu tố và quy luật của tự nhiên. Vì vậy, các hộ sinh thái nông nghiệp được
hình thành trên cơ sở loại cây trồng và loại vật nuôi chính.
Mỗi loại cây trồng đòi hỏi những điều kiện sống (đất, nước, khí hậu,ánh sáng…) riêng thường
không giống nhau. Các loại cây trồng có tập đoàn vi sinh vật đất, vi sinh vật công sinh riêng
của một loại, có những tập đoàn sâu, bệnh, cỏ dại riêng. Mỗi loại cây trồng lại có các biện
pháp kỹ thuật canh tác riêng, có quy trình chăm sóc riêng. Vì vậy mỗi vườn cây có thể xem
như là một hộ sinh thái nông nghiệp.

1


Theo thống kê Việt Nam có 1066 loài cây trồng khác nhau. Như vậy có thể nói là có đến trên
1000 hộ sinh thái nông nghiệp.
Các loài cây trồng được sắp xếp vào 8 nhóm khác nhau, theo mục đích sử dụng.
- Nhóm cây lương thực

134 loài cây trồng

- Nhóm cây rau + gia vị

109 loài cây trồng

- Nhóm cây nông nghiệp ngăn ngày 140 loài cây trồng
- Nhóm cây công nghiệp dài ngày

28 loài cây trồng

- Nhóm cây làm thuốc


179 loài cây trồng

- Nhóm cây ăn quả

130 loài cây trồng

- Nhóm cây ăn quả, cây cải tạo đất

200 loài cây trồng

- Nhóm cây hoa, cây cảnh

150 loài cây trồng

Tổng số

1066 loài cây trồng

Các hệ sinh thái Việt Nam có các đặc điểm sau đây:
Phân bố theo các vùng kinh tế - sinh thái và mang theo những nét đặc trưng của mỗi vùng. Các
vùng đồng bằng, có chú yếu là hệ sinh thái lúa nước và cây trồng hàng năm. Các vùng trung
du, cao nguyên chủ yếu là HST cây nông nghiệp dài ngày, cây hàng năm trồng cạn…
Tập hợp cây trồng trong các HST khác nhau, tuỳ thuộc vào đặc điểm đất đai, khí hậu vào tập
quán canh tác, vào nhu cầu thị có những tập hợp thu mùa vụ, tập hợp theo tuyến địa hình, khí
hậu, đất đai, tập hợp theo địa hình, theo chế độ canh tác, tập hợp theo chế dộ luân canh trồng
xen.
HST nông nghiệp được xem là những HST ít thành phần sinh vật kém bền vững, dễ biến
động, tự nhiên, tập hợp HST nông nghiệp với tính đa dạng và phong phú, tính thích nghi của
chúng, các HST nông nghiệp trở nên rất giàu về thành phần sinh vật, phong phú về mối quan

hệ bên trong hệ và có tính ổn định khá cao, điểm này là tính ưu việt của ĐDSH các HST nông
nghiệp.
- Đa dạng loài vật nuôi trồng: đa dạng loài sinh vật nuôi trồng trước hết ở số lượng nhiều,
ngoài ra đa dạng còn được thể hiện ở các đặc điểm của các loài.
- Số lượng loài cây trồng ở Việt Nam nhiều (1066 loài chủ yếu) vào loại nhiêu nhất ở một
quốc gia trên thế giới. Việt Nam có 12 loài vật nuôi chính.
- Tính đa dạng các loài thể hiện ở đặc tính kinh tế rất khác nhau và biên độ biến động của các
đặc tính, kinh tế năng xuất chất lượng, tính chống chịu của các loài khá lớn và không giống
nhau. Điều này cho phép sử dụng phù hợp các điều kiện nuôi trồng và điều kiện kỹ thuật khác
nhau. Đặc tính này cũng tạo nên tính mềm dẻo, sinh thái, khả năng thích nghi và thay đổi
tương ứng với những thay đổi bên ngoài của tập hợp các loài.
- Tính đa dạng loài cây trồng thể hiện ở khả năng thay thế lẫn nhau của các loài, khả năng tự
bù đắp trong các quần xã.

2


- Tính đa dạng loài cây trồng là hệ quả cảu đa dạng nguồn gốc các loài. Đặc điểm này cho
phép sử dụng hợp lý mọi loại hình khí hậu, khai thác mọi thị trường tiêu thụ trên thế giới.
- Tính đa dạng các loài thể hiện ở đa dạng cấu trúc các nhóm cây trồng.
Nhóm cây lương thực có cây lấy hạt, cây lấy củ thân, cây lấy củ rễ.
Nhóm cây công nghiệp ngắn ngày có cây lấy sợi, cây lấy dầu béo, cây lấy tinh bột, cây lấy
chất kích thích…
Nhóm cây công nghiệp dài ngày có: cây lấy dầu, cây giải khát, cây cho nhựa, cây cho chất
kích thích.
Nhóm cây rau, cây gia vị có: rau ăn quả, rau ăn lá, rau ăn hoa, rau ăn củ thân, rau ăn củ rễ, rau
gia vị.
Nhóm cây ăn quả có: cây có múi, cây có mọng, cây có hạt.
Nhóm cây hoa, cây cảnh: cây lấy hoa cắt, cây hoa, cây cảnh.
Nhóm cây làm thuốc có: cây cho tinh dầu, cây lấy hoạt chất chữa bệnh, cây bổ d ưỡng, phục

hồi sức khoẻ.
Nhóm cây phân xanh, cây bóng mát, cây thức ăn gia súc có: cây cho bóng cho cây trồng, cây
đường phố, cây phân xanh trồng cạn, cây phân xanh lúa nước, cây tủ gốc, cây thức ăn gia súc,
cây giữ đất, cây cải tạo đất.
Trên đây là 35 phân nhóm chính của 8 nhóm cây trồng. từng phân nhóm cây trồng có thể chưa
nhỏ hơn, như cây lương thực lấy hạt có: lúa nước, lúa mỳ, kê, cao lương, ngô, lúa mạch…
- Đa dạng sinh học loài cây trồng thể hiện ở mức độ ổn dịnh khác nhau, ở quy mô khác nhau
quá trình nhóm, từng phân nhóm.
Về tính ổn định các đặc điểm đa dạng có: các loài cây có các đặc điểm ổn định cao ít biến đổi,
các loài cây có các đặc tính tương đối biến động tương đối ít, các loài cay cón tính ổn định
biến động như mức trung bình, các loài cay có đặc tính ít ổn định biến động tương đối nhiều
các loài cây có đặc tính thiếu ổn định biến động nhiều.
Về quy mô các đặc điểm đa dạng có, khối lượng có tất trong loài cao, diện phân số rộng, các
loài có khối lượng cá thể ít, diện phân số hợp.v..v..
Đa dạng sinh sục loài thể hiện ở mức độ bị đe doạ rất khác nhau ở các loài cây trồng có loài
có nguy cơ tiêu diệt có loài đang bị đe doạ thu hẹp diện tích có loài đang bị đe doạ đơn giản
cấu trúc và thành phần cới các mực độ nhiều, khá nhiều, trung bình, tương đối ít, rất ít.
Đa dạng gen các cây trồng vật nuôi
Đa dạng gen cây trồng được thể hiện ở số lượng giống cây trồng ở cấu trúc các quần thể các
biến chúng các kiểu hình, trong phạm vi một giống. Hiện nay, với trên 1000 loài cây trồng,
nông dân đã số đông hàng chục nghìn giống cây trồng trong sản xuất.
Giống cây trồng ở Việt Nam thuộc 3 nhóm.

3


- Nhóm cây trồng loài địa. Nhóm giống cây trồng này hiện nay đang ít dần, nhất là đối với các
loài cây lương thực chủ yếu như lúa, ngô. Các loài cây trồng khác, nhóm các giống cây trồng
bản địa chiếm vị trí chủ yếu.
- Nhóm các giống cây trồng mới. Nhóm này gồm 2 phần, nhóm các giống cây trồng mới được

lai tạo, chọn lọc ở trong nước và các giống cây trồng mới được nhạp từ các cơ quan quốc tế và
từ các nước khác. Các giống cây trồng mới thường là những giống cây trồng cho năng xuất
cao và một số đặc điểm về phẩm chất nông sản tốt. Nhóm giống cây trồng này trước khi đưa
vào sản xuất đầu được khảo nghiệm trong điều kiện sản xuất và được hội đồng khoa học Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho phép.
Trong giai đoạn 1997 – 2004 Bộ nông nghiẹp và phát triển nông thôn đã cho phép trồng rộng
rãi trong sản xuất 356 giống cây trồng của 35 loài cây khác nhau (xem bảng 1) trong số các
giống cây trồng mới giống khác và giống ngô chiếm trên 50% (203/ 356 giống), Cùng với quá
trình hội nhập đang diễn ra nhanh chóng ở Việt Nam số giống và số loài cây trồng mới hàng
năm được đưa vào ngày càng tăng nhanh.
- Các giống cây trồng được nông dân ở các tỉnh biên giới trao đổi với nhau qua biên giới hoặc
qua con đường. Thương mại chuyên ngành các giống nhau được đưa vào chủ yếu từ trung
Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan. Đây là các giống cây trồng của nông dân địa phương có thể
là các giống bản địa, hoặc các giống cây trồng mới của nước bạn.
Số lượng các loại giống lớn giống có nhiều thay đổi rất nhanh cho nên đến nay số lượng giống
cây trồng ở Việt Nam chưa có thống kê đầy đủ và rất khó thống kê chính xác.
Đa dạng phần cây trồng còn được thể hiện ở các loại hình, các dạng, các kiểu các biện chứng
của một loài cây.
Riêng cây lúa có đến hàng chục loại hình khác nhau.
Loại hình về tính chất hạt gạo có lúa nếp, lúa tẻ, hạt gạo dài, hạt gạo tròn, hạt gạo trắng hạt
gạo đỏ, gạo thơm, gạo không thơm v.v…
Các loại hình về mỗi vụ có: Lúa chiêm, lúa xuân sớm lúa xuân chính vụ lúa xuân muộn, lúa hệ
thu, lúa mùa sớm lúa mùa chính vụ, lúa mùa muộn.
Các loại hình về đặc điểm sinh trưởng có: lúa nước, lúa cạn lúa rẫy lúa ngọi.v.v…
Về thời gian sinh trưởng có các loại hình: lúa cực gắn (dưới 80 ngày) lúa ngắn ngày lúa trung
ngày lúa dài ngày, lúa cực dài ngày (trên 160 ngày)
Về phản ứng với ánh sáng có các loại hình lúa ngày ngắn lúa ngày dài, lúa không cảm quang.
Vê phản ứng đối với mức độ thân canh có, loại hình đòi hỏi thân canh loại hình chịu được thân
canh, loại hình dễ tính, loại hình chịu được quang cảnh.
về đặc điểm di truyền có: loại hình lúa quẩn chủng, loại hình lúa lai 2 dòng loại hình lúa lai 3

dòng.
về đặc điểm chân ruộng có: loại hình ruộng sâu, loại hình ruộng vừa, loại hình ruộng cạn.
Về nguồn gốc có: Lúa địa phương, lúa nhập nọi, lúa chọn lọc, lúa lai tạo.
Về cảnh thiếu gieo cây có: lúa gieo, lúa sạ, lúa sạ hàng, lúa cây mạ đượ lúa cây mạ sai lúa xúc.

4


Đối với mỗi loại hình trên đây có thể các loại hình của nhiều giống cũng có thể là loại hình
của một giống. Cũng có thể một loại hình của một giông được sử dụng ở những trường hợp
khác. Đặc tính đa dạng gen trên đây của cây trồng làm tăng thêm và mở rộng khả năng thích
ghi, tăng cường khả năng chống chịu của loài cây trồng.
Đa dạng gen thể hiện ở các giống cây, các loại hình là cơ sở của việc lựa chọn và hình thành
các bộ giống, các cơ cấu giống thích hợp cho mỗi địa phương cho từng điều kiện canh tác.
Đa dạng gen cây trồng được thể hiện trong đa dạng quần thể của một giống cây trong điều
kiện sản xuất .
Các giống cây trong điều kiện sản xuất thường không phải là một tập hợp các cá thể đồng nhất
về mọi đặc điểm cấu tạo cũng như hình thái, sinh lý, sinh hoá. Trong ruộng một đám lúa là
một tập hợp nhiều quần thể khác nhau của một giống lúa.
Tập hợp các quần thể này có thể khác nhau về số luống các quần thể khác nhau về đặc điểm
của từng quần thể khác nhau về tỷ lệ số lượng cac cá thể trong một quần thể có thể nói ruộng
lúa là một bức tranh đa dạng về màu sắc và hình khối. Tập hợp các quần thể sinh vật của một
giống trong điều kiện sản xuất không phải là một trạng thái tính mà thường có nhiều biến
động. Những người làm nông nghiệp từ làm đã chứng, các làn sóng quần thể loài sinh vật như
làng sóng quần thể sâu hại, nấm gây bệnh cây… Tính đa dạng sinh học trong trường hợp này
thể hiện không khí ở khối lượng cấu trúc tỷ trọng các thành phần mà còn ở tính chu kỳ trong
biến đọng thể hiện ở dạng sóng.
Đa dạng gen của cây trồng thể hiện ở đa dạng các mức độ
Bảng1: Số lượng cây trồng được Bộ NN và PTNT công nhận trong
2004


TT

Loài cây trồng

Số
giống

TT

Loài cây trồng

thời kỳ 1997 –

Số
giống

1

Lúa

156

19

Ớt

1

2


Ngô

47

20

Xoài

5

3

Khoai lang

9

21

Sầu riêng

5

4

Khoai Tây

8

22


Chôm Chôm

2

5

Khoai sọ

1

23

Nhãn

5

6

Săn

2

24

Cam quýt

2

7


Đậu tương

22

25

Bưởi

4

8

Lạc

14

26

Dừa

2

9

Đậu xanh

7

27


Ổi

1

10

Vừng

1

28

Bông

9

5


11

Cà chua

14

29

Cao su


14

12

Cải bắp

3

30

Caphê

14

13

Cải ăn lá

2

31

Chè

1

14

Cải củ


2

32

Dâu tằm

1

15

Dưa hấu

3

33

Mía

2

16

Dưa chuột

3

34

Hoa


2

17

Đậu coneleo

1

35

Cỏ ngọt

1

18

Đậu Hà Lan

2

36

358

Nguồn : khoa học công nghệ nông nghiệp và phát triển nông thôn tròn 20 năm đổi mới bộ NN
và PTNT, 2005 chống chịu sâu bệnh của các giống cây trồng.
Đặc tính chống chịu sâu bệnh của cây vừa là đặc điểm của từng cá thể (chống chịu do các gen
trong hệ thống gen) vừa là đặc tính chống chịu của quần thể, vừa là đặc tính chống chịu của
tập hợp các quần thể vừa là đặc tính chống chịu của loài cây.
Do sự phong phú và đa dạng của các kiểu vi khí hậu và tiền khí hậu nông nghiệp do sự giàu có

của các dạng, kiểu sinh học trong thành phần các loài cây trồng, do sự đa dạng của các loài
sinh vật trong hệ sinh thái, cho nên trong thực tế đã hình thành các quần thể trong một giống
cây trồng, với mức độ và phạm vi chống chịu khác nhau đối với các loài sâu bệnh gây hại cây.
Chính sự đa dạng về quẩn thể trong một giống cây đã tạo nên tính chống chịu sâu bệnh theo
chiều ngang của giống cây trồng. Sự đa dạng về quần thể cũng là yếu tố trên để cho quá trình
chọn lọc tự nhiên của các giống cây, loài cây. Sự đa dạng về quần thể trong một giông cây
nhiều dòng để khả năng đề kháng đối với các tác động bên ngoài không thuận lợi đối với cây
trồng.
Sư đa dạng của các quần thể trong các loài cây trồng cho phép và tạo điều kiện cho người
nông dân lựa chọn các cơ cấu giống các cơ cấu cây trồng thích hợp, tạo nên sự phát triển bền
vững của các hộ sinh thái nông nghiệp.
Đa dạng gen vật nuôi là yếu tố quyết định tính bề vững của chăn nuôi, hạn chế rải rác, mất mát
do dịch bệnh. thiên tai gây hại.
Việt Nam có diện tích lãnh thổ không lớn (330.000 km2) nhưng lại là một trong số 15 quốc gia
giàu có nhất trên thế giới và tài nguyên di truyền vật nuôi. Mật độ giống vật nuôi đia phương
của Việt Nam là 1,520 giống/ km 2, trong khi mật độ bình quân của thế giới là 0,098 giống/ km 2
thấp hơn của Việt Nam là 16 lần. Các nguồn gen vật nuôi bản địa hiện có là tài nguyền quý giá
của Việt Nam mà nhiều quốc gia khác không có được.
Việt Nam được xem là một trong những nơi thuần hoá vật nuôi cổ xưa trên thế giới. Hiện nay
Việt Nam có 12 loài vật nuôi chính, trong đó có 6 loài được nuôi phổ biến trên địa bàn cả nước
về số lượng các giống dòng là 106. Trong số 106 giống có 16 giống địa phương và 60 giống
nhập từ nước ngoài (xem bảng 2)

6


Bảng 2: số lượng giống vật nuôi ở Việt Nam
Số lượng giống vật nuôi
TT


Loài
vật
nuôi

Tổng số hiện tại

Có nguy cơ mật độ

Được sử dụng rộng
rãi

Mất trong 5 năm
qua

Địa
phương

Nhập
vào

Địa
phương

Nhập
vào

Địa
phương

Nhập vào


Địa
phương

Nhập
vào

1



7

17

2

-

5

4

-

-

2

Trâu


2

1

-

1

2

-

-

-

3

Lơn

15

10

6

-

4


6

3

-

4



17

23

6

-

6

7

1

2

5

Vịt


5

9

4

4

2

3

-

-

6

Ngan

5

9

4

4

2


3

4

-

46

60

18

5

19

20

4

2

Cộng

Nguồn: Nguyễn Thị Thuý , 2005
3. Tính độc đạo và phong phú của ĐDSH nông nghiệp Việt Nam
ĐDSH nông nghiệp Việt Nam là kết qảu các thiên nhiên đa dạng của một đất nước có diện tích
không rộng, nhưng rất phong phú về tài nguyên thiên nhiên, nhiều hình thái địa hình đồng thời
là kết quả của 400 năm phát triển của các dân tộc Việt Nam trải qua những thời kỳ lịch sử đầy

biến động của công cuộc dựng nước và giữ nước; ĐDSH nông nghiệp Việt Nam vì vậy mang
nhiều nét độc đáo và phong phú.
Nông nghiệp Việt Nam rất đa dạng về thành phần cây trồng. Các thành phần cây trồng được
thay đổi từ Bác chí Nam, từ ven biển lên trung du, miền núi, từ ruộng trũng ngập nước lên khô
cạn cao nguyên thành phần cây trồng lại thay đổi theo mùa vụ quanh năm, từ vụ xuân, tiếp
xuân hè, hè, thu, thu. Đông vụ đông.
Đa dạng nông nghiệp Việt Nam rất phong phú trong các tổ hợp các loài cây trồng. Người nông
dân Việt Nam đã thực hiện hàng trăm loài cơ cấu cây trồng khác nhau thông qua các tổ hợp
theo thời gian (bên cạnh, cuối vụ) và các tổ hợp theo không gian (trồng, xen, trồng,dặm).
Một địa phương thường có một tổ hợp cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, địa
hình, lao động, sức kéo của địa phương đó.
Mỗi điều kiện sản xuất lại có một tổ hợp cây trồng phù hợp tổ khai thác tốt các ưu điểm, hạn
chế các nhược điểm.
Nông nghiệp Việt Nam rất đa dnạg trong cấu trúc các loại cây trồng, trong cấu trúc sản xuất
trong cấu trúc nội bộ các loài cây.

7


Các vườn cây ăn quả, các hệ sinh thái VAC, VACR thường có những cấu trúc cây trồng, vật
nuôi phù hợp để lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu nông dân.
Cấu trúc nội bộ các loài với sự sắp xếp theo không gian và thời gian các dạng, kiểu loại hình
quần thể vừa là kết quả của chọn lọc tự nhiên vừa là kết quả của tác động nhân tạo của nông
dân của các nhà khoa học.
Sản xuất nông nghiệp Việt Nam được tiến hành trên nhiều tầng không gian khác nhau, dưới
mặt nước, trên mặt nước, trên mặt đất, gần mặt đất, cách mặt đất thấp dưới Am, cách mặt đất
trung bình 1 -3 m cách mặt đất cao trên 3 m, ở mỗi tầng không gian có cơ cấu cây trồng và vào
nuôi riêng tạo nên sự đa dạng cá loài và hệ sinh thái phong phú.
Điều kiện thiên nhiên có nhiều biến động, điều kiện sản xuất rất khác nhau ở các vùng miền
tạo nên tình hình là các đặc điểm của cây trồng có nhiều mức độ thể hiện khác nhau trong từng

điều kiện làm cho tính đa dạng sinh học trở nên rất phong phú. Đặc điểm tạo thành năng xuất
của cây lúa chẳng hạn trong những điều kiện khác nhau có thể cho 30 tạ/ ha, 40 tạ/ ha., 50 tạ/
ha với ở các vụ khác nhau hoặc ở các đia thế khác nhau, đặc điểm cũng chịu sâu bệnh đặc
điểm tạo ra phẩm chất nông sản cũng được thể hiện một cách đa dạng tương tự như vậy.
ĐDSH Nông nghiệp Việt Nam rất phong phú trong quá trình vận động, biến đổi chuyển hoá
của các loại cây trồng và nuôi của việc tạo ra năng xuất, của phát sinh diễn ra và gập hại của
sâu bệnh và dịch hạch.
Các loài cây trồng phát triển theo từng chu kỳ.Cây nhãn có năm được mũa, có năm mất mùa,
nhiều loại cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày cũng có đặc điểm tương tự.
Sâu bệnh hại cây trồng có năm nhô lên thành dịch, có năm hầu như không xuất hiện, không
gây hại, thí dụ bệnh lúa vàng lụi, rầy nâu, bệnh lúa vàng lùn, lùn xoắn lá. Dịch bệnh gia súc
cũng cí diền biến tương tự.
II. ĐA DẠNG SINH HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM CÓ VAI TRÒ ĐẶC BIỆT
QUAN TRỌNG TRONG PHÁT TRIỂN KT-XH CỦA ĐẤT NƯỚC
Trong quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam cho đến nay nông nghiệp giữ
vai trò to lớn, trong đó đa dạng sinh học nông nghiệp giữ vị trí đặc biệt quan trọng.
Đa dạng sinh học có ý nghĩa lơn trong việc đảm bảo an ninh lương thực cho người dân.
Lúa là cây trồng chủ yếu cung cấp lương thực cho nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên trong lịch
sử phát triển có những năm nhân dân bị đói do mất mùa, do bộ bóc lột. Năm 1945, 2 triệu
nhân dân Việt Nam bị chết đói trong những trường hợp tương tự đa dnạg các loài cây lương
thực đã cứu một phần dân khỏi đói. Ngô, khoai lang, dân khoai sợ, cao lương, kê đã giúp
nhân dân nhiều vùng thoát khỏi nạn đói những năm mất mát lúa.
Không những chỉ những năm mất mùa lúa, mà những năm lúa cho thu hoạch bình thường,
thậm chí là được mùa lúa thì ở Việt Nam có những vùng nhiều dân vẫn không có gạo để ăn, vì
ở những vùng đó không có đất trồng lúa mặt káhc trong điều kiện giao thông có nhiều trắc trở,
đường đá khó khăn, thậm chí không có đường đi việc đưa gạo đến những nơi như vậy hầu như
là không thể thực hiện được. Nếu như có đưa gạo đến được thì giá gạo cũng rất cao, nông dân
nghèo không có tiền mua gạo để ăn. Các huyện vùng cao núi đá tỉnh Hà Giang (Đồng Văn và
Yên Minh, quân ta) vùng lục khi tỉnh cao Bằng… Khu vực chủ yếu của nhân dân là ngô, một
số đồng bào dân tộc thiểu số sống trong trường sơn sống chủ yếu bằng các loại cây lương thực

phụ, sắn khô, kê, khoai.v.v…

8


Đối với những trường hợp như trên đã, đa dạng sinh lực các loài cây lương thực là cứu cách để
đảm bảo an ninh lương thực ra đến khi đất nước Việt Nam phát triển có hệ thống kết cấu hạ
tầng phát triển đến mức có thể đưa gạo đến tận một dân làng xa xôi hẻo lánh, và mọi người
dân Việt Nam có cuộc sống được nâng lên đủ để có tiền mua gạo ăn quanh năm. Tuy nhiên
ngay cả đến lúc ấy thì đa dạng sinh học cây lương thực vẫn có vai trò trong đảm bảo an ninh
lương thực cho nhân dân, do tập quán ăn uống do phong tục và sở dĩ của các tộc người.
Việt Nam có 6 triệu ha đất trồng cây lương thực để nuôi gần 90 triệu dân, bình quân một ha
trồng cây lương thực nuôi 15 người. Tỷ lệ này vào loại cao trên thế giới. Năng xuất lúa của
Việt Nam vài loại trung bình trên thế giới. Vì vậy để đảm bảo an ninh lương thực cho nhân
dân thì nếu chỉ dựa vào năng suất trong khi diện tích đang ngày càng bị thu hẹp là chưa đảm
bảo. An ninh lương thực cần dựa vào đa dạng các loài cây lương thực, đa dạng các giống cây
lương thực và đa dạng gen với sự đa dạng này có thể sản xuất lương thực ở mọi địa bàn, ở mọi
thời điểm trong năm và làm cho lương thực có thể đến được tận tay mỗi người dân
Với đa dạng sinh học các loài cây lương thực Việt Nam không những đảm bảo được an ninh
lương thực mà còn có hàng hoá lương thực được xuất khẩu. Ngoài xuất khẩu gạo đứng thứ 2
trên thế giới Việt Nam còn xuất khẩu săn.
Đa dạng sinh học nông nghiệp Việt Nam góp phần đảm bảo sản xuất phần lớn nguyên liệu cho
công nghiệp chế biến nông sản. Việt Nam sản xuất khối lượng lớn dầu thực vật, mía đường,
cói đay, thuốc lá, đai tằm, bông, cà phê, cao su,điều chế hố tiêu.
Ngoài việc đảm bảo nhu cầu nguyên liệu cho trong nước số lượng lớn năng sản được xuất
khẩu. Trong đó xuất khẩu hố tiêu đứng thứ nhất thế giới, xuất khẩu ca phê, hạt điều, cao su là
một trong những nước có khối lượng lớn trên thế giới.
Đa dạng sinh hộ nông nghiệp gọi lớn vào việc phát triển tiêu đủ công nghiệp nông thôn và
hình thành các làng nghề tạo ra hàng thủ công mỹ nghệ xuất khảu, các làng nghề chế biến
miến, mì sợi, bánh tráng… các làng nghề cói, mây, tre đan đã cung cấp hàng hoá đa dạng cho

nhu cầu trong nước, góp phần thêm mặt hàng xuất khẩu, tạo ra hàng triệu việc làm cho nông
dân ở nông thôn.
Đa dạng sinh học nông nghiệp tạo cơ sở cho việc nâng cao chất lượng bữa ăn, cân đối các chất
dinh dưỡng góp phần nâng cao thể lực và sức khoẻ cho nhân dân Việt Nam.
Trong bìa ăn có người dân, có đủ các chất đường, bột, mỡ các loại vitamin, chất sơ. Điều này
không thể có được nếu không có đa dạng sinh học nông nghiệp.
Trong các loại cây trồng, cây lạc, dừa, hạt điều cung cấp chất béo thực vật quý giá cho người
dân các loại rau với hàng trăm loài cùng cấp tương đối đồng bộ và cân đối các loại vitamin,
chất khoáng, chất xơ trong bữa ăn của người dân…
- Đa dạng sinh học nông nghiệp Việt Nam tạo nên cảnh quan tươi đẹp, xanh mát, trong lành,
làm nơi nghỉ dưỡng, xoa dịu căng thẳng cho người dân đô thị, tạo thoải mái, thư giãn cho nhân
dân.
Miệt vườn ở các tỉnh phía Nam, các VAC, CACR là những địa điểm du lịch hấp dẫn đối với
nhân dân trong nước và khách quốc tế. Đa dạng sinh học nông lâm ngư nghiệp góp phần rất
quan trọng vào sự phát triẻn của loại hình du lịch sinh thái. Cây tre Việt Nam các làng cổ, làng
các dân tộc, các mô hình sản xuất tiên tiến, sản xuất hữu cơ, sản xuất nông nghiệp sạch, với
việc sử dụng có hiệu quả đa dạng sinh học nông nghiệp trên cơ sở khoa học là những điểm du
lịch thu hút nhiều người đến tham quan, nghỉ ngơi.

9


- Đa dạng sinh học nông nghiệp góp phần làm tăng độ phì nhiêu của đất, chống rửa trôi xói
mòn đất, làm mất đất, giữ độ ẩm, giữa nước cho đất. Không chỉ các loài cây như đất, cây phân
xanh mới góp phần gìn giữ khối lượng và tăng thêm chất lượng cho đất mà những hệ thống
cây trồng hệ thống canh tác hợp lý dựa trên cơ sở sử dụng một cách khoa học các đặc điểm
của ĐDSH nông nghiệp cũng góp phần rất lớn trong việc bảo vệ và nâng cao độ phì nhiêu của
đất.
Đa dạng sinh học nông nghiệp là yếu tố tích cực nâng cao hiệu quả sử dụng, nâng cao chất
lượng vi khí hậu và tiểu khí hậu các HST nông nghiệp. Đa dạng sinh học nông nghiệp góp

phần điều hoà khí hậu cho các HST nhân văn, tạo môi trường thuận lợi cho cuộc sống của
nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho trồng trọt và chăn nuôi phát triển.
- Đa dạng sinh học nông nghiệp tạo diều kiện thuận lợi cho các chuỗi dinh dưỡng trong các
HST hoạt động thuận lợi, làm phân huỷ nhanh chóng các chất phế thải. Đa dạng sinh học nông
nghiệp làm giàu thêm và thúc đẩy hoạt động mạnh các tập đoàn vi sinh vật trong đất làm cho
các quá trình chuyển hoá vật chất diễn ra nhanh chóng mạnh mẽ, giải phóng cho đất khỏi các
chất độc hại, cung cấp nhiều chất khóang cho cây trồng sinh trưởng và phát triển.
- Đa dạng sinh học nông nghiệp Việt Nam có vai trò to lớn trong việc đảm bảo cho dải Trường
Sơn trở thành hậu cử vững chắc trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Mỹ thống nhất đất
nước của nhân dân Việt Nam.
Các vườn sắn, rẫy sắn là những kho dự trữ lương thực cho quân dân trên các dải rừng Trường
Sơn. Các vườn cây thuốc là kho dược liệu gìn giữ sức khoẻ, chữa trị vết thương cho bộ đội,
dân công, nhân dân sống dọc núi rừng Trường Sơn.
Các vạt rau dọc suối là nơi cung cấp vitamin cho quân đội và dân công trong những ngày
kháng chiến.
Chính nhờ có Đa dạng sinh học nông nghiệp mà có đủ lương thực, thực phẩm, dược liệu cho
nhân dân sống dọc Trường Sơn không những trong thời kỳ kháng chiến mà cả trong những
ngày hoà bình từ sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, thống nhất cho đến ngày nay.
- Đa dạng sinh học nông nghiệp là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của ng ười
dân đối với tài nguyên thiên nhiên, nâng cao đạo đức văn hoá thẩm mỹ, vun đắp nâng cao
truyền thống yêu nứơc, truyền thống đoàn kết của nhân dân Việt Nam.
Phát triển nuôi gia súc, đặc biệt là nuôi thú cảnh là yếu tố giáo dục các em nhỏ tình yêu đối với
súc vật, từ đó mà yêu thiên nhiên.
Đa dạng sinh học nông nghiệp tạo nên những bức tranh đồng quê nhiều màu sắc giàu hình ảnh
là cội nguồn để khơi dậy tính thẩm mỹ, tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước.
Thông qua quá trình lao động sản xuất nông nghiệp với sự đa dạng sinh học, nhiều vẻ trong
hoạt động sản xuất, nhiều mối quan hệ hỗ trợ, tương ái, những người nông dân gắn bó với
nhau, giúp đỡ nhau tạo nên tinh thần đoàn kết trong nông dân.
Tình yêu quê hương thường khởi nguồn từ những kỷ niệm, những gắn bó với cây cối, vật nuôi,
luỹ tre, khóm chuối. Từ tình yêu quê hương phát triển lên tình yêu đất nước.

III. NHỮNG VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG TRONG BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM.

10


1. Công nghiệp hoá và hiện dại hoá đất nước có những tác động sau sắc lên đa dạng sinh
học nông nghiệp. Trong số các tác động này có những tác động tích cực và có những tác động
tiêu cực. Vì vậy, CNH và HĐH đất nước trước hết là CNH và HĐH nông nghiệp và nông thôn
cần được tiến hành một cách sáng tạo với những cơ sở khoa học và thực tiễn dầy đủ để phát
huy và nhân rộng các tác động tích cực đi đôi với hạn chế, thu hẹp và loại bỏ các tác động tiêu
cực.
- Trong cơ chế thị trường các loại cây trồng vật nuôi có giá trị hàng hoá cao, có nhu cầu thị
trường lớn, thường được chú ý phát triển và mở rộng sản xuất. Bên cạnh đó các loại cây trồng
vật nuôi chỉ có giá t rị khoa học cao (kiểu gen quý hiếm) nhưng giá trị kinh tế, giá trị hàng hoá
không cao, dần bị thu hẹp diện tích, quy mô sản xuất và tiến tới bị loại ra khỏi sản xuất. Nhiều
loại giống cây, loại hình gia súc đã bị mất theo con đường này.
- Cơ giới hoá công nghiệp có tác động không tốt đến cấu tương đặt và đến tập đoàn vì sinh vật
đất. Những tác động này làm ảnh hưởng dkhông tốt đến một số loài cây, một số kiểu hình
(phem đyp) cây trồng và qua đó làm nghèo đi đa dạng sinh học nông nghiệp.
Thuỷ lợi hoá nông nghiệp, nhất là thuỷ lợi hoá cây lúa nước, làm tăng độ lầy thụt, tăng quá
trình lây hoá và làm giảm điều kiện sinh sống phù hợp đối với một số giống lúa và một số loài
cây trồng.
Hoá học hoá nông nghiệp, nhất là tăng cường sử dụng các hoá chất bảo vệ thực vật, làm ô
nhiễm môi trường, tích luỹ các chất độc hại trong đất, trong nước, trong nông sản, làm nghèo
các thành phần sinh vật trong các HST nông nghiệp và tác động không tất đến đa dạng sinh
học nông nghiệp.
2. Tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại có những tác động sâu sắc lên đa
dạng sinh học nông nghiệp.
- Thâm canh nông nghiệp đi đôi với việc hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tạo sản

phẩm hàng hoá quy mô lớn là một trong những hướng phát triển của nông nghiệp.
Thâm canh đòi hỏi sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi có tiềm năng cho năng suất cao.
Diện tích trồng những giống cây trồng này ngày càng đựơc mở rộng, trong khi các giống cây
trồng địa phương thường là những giống cho năng suất thấp, bị thu hẹp dần diện tích, tiến tới
bỏ loại khỏi sản xuất. Chính vì vậy, mà nhiều giống cây trồng, giống gia súc địa phương bị
mất. Các giống lúa: Tê Tép, Chiêm Bầu, giống lợn ỉ… đang có nguy cơ bị mất do năng suất
quá thấp và bị loạt khỏi sản xuất.
Cùng với việc xuất khẩu nông sản được đẩy mạnh, các vùng chuyên canh trồng cà phê, cao su,
điều, chè, hồ tiêu… ngày càng được mở rộng, ngày càng thu hút nhiều lao động vào trồng trọt
và chế biến các loại cây trồng đó. Tình hình này làm cho nhiều vùng rộng lớn ở trung du, Tây
Nguyên, Đông Nam Bộ trước đây là những vùng trồng nhiều loài cây trồng khác nhau, nay trở
thành những vùng trồng tập trung một loài cây. HST nông nghiệp ở các vùng đó trước đây rất
đa dạng nay trở thành đơn giản, chuyên canh một loại cây. Đa dạng sinh học nông nghiệp ở
các vùng đó bị giảm sút.
- Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế được đẩy mạnh, nên trao đổi các loại cây trồng, vật nuôi,
các giống, các loại nông sản ngày càng được mở rộng.
Việc nhập nội các loại cây trồng, vật nuôi không được kiểm soát kỹ có thể dẫn đến việc nhập
vào các loài sinh vật lạ xâm hại. Cùng với việc xuất hiện các loại sinh vật lạ xâm hại đa dạng

11


sinh học nông nghiệp trong nước bị đảo lộn, một số loài bị cạnh tranh, ức chế và có thể bị tiêu
diệt.
3. Thiên tai bão lụt, lũ có những tác động sâu sắc đến đa dạng sinh học nông nghiệp ở
nhiều vùng.
Các trận, lũ ống, lũ quét làm thay đổi đa dạng sinh học ở nhiều thung lũng, sản xuất nông
nghiệp ở các tỉnh miền Bắc, làm cho đa dạng sinh học nông nghệp trở nên nghèo nàn.
Lũ lụt tác động tiêu cực lên đa dạng sinh học nông nghệp ở nhều vùng sản xuất nông nghiệp
đồng bằng cửa sông.

Nóng ngập làm nghèo đi đa dạng sinh học nông nghiệp ở các vùng đất trũng vèn sông.
Sương muối, giá rét lèm nghèo đi đa dạng sinh học nông nghiệp ở nhiều tỉnh miền núi, nhất là
ở các vùng sản xuất nông nghiệp núi đá.
Hạn hạn, gió tây khô nóng tác động tiêu cực lên đa dạng sinh học nông nghiệp các vùng trung
du thiếu nguồn nước, nhất là vùng trung du miền Trung kéo dài dọc ven dải Trường Sơn.
Biến đổi khí hậu toàn cầu cho thiên tai ở Việt Nam tăng lên, tần xuất xuất hiện thiên tai ngày
càng nhiều hơn, cường độ tác động ngày càng nặng hơn, thời gian tác động ngày càng kéo dài.
Những thay đổi theo chiều hướng xấu này gây ra nhiều tác động làm xáo trộn theo hướng
nghèo đi của đa dạng sinh học nông nghiệp.
4. Công tác gìn giữ và phát triển đa dạng sinh học nông nghiệp ở Việt Nam đến nay còn sơ
khai, chưa đủ sức để làm cho đa dạng sinh thái nông nghiệp ngày càng phong phú hơn và trở
thành cơ sở vững chắc cho phát triển bền vững.
- Nhận thức của cán bộ và nhân dân về vai trò to lớn của đa dạng sinh học nông nghiệp trong
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước còn chưa đầy đủ, chưa sâu.
Ý thức gìn giữ và bảo vệ các nguồn gen bản địa chưa rõ ràng. Nhận thức về trách nhiệm của
mỗi người trong các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp còn mờ nhạt, chưa đầy
đủ.
- Việc tiếp thu và thực hiện các hướng sản xuất nông nghiệp hiện đại cũng như triển khai thực
hiện quá trình CNH và HĐH nông nghiệp và nông thôn thường thiếu toàn diện, một chiều.
Trong nhiều trường hợp chưa chú ý đầy đủ và đúng mức đến các yếu tố cần bảo tồn đa dạng
sinh học nông nghiệp.
- Các hoạt động cụ thể với mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp chưa đồng bộ và
chưa được hình thành cụ thể. Các hoạt động như quy hoạch phát triển cây trồng, vật nuôi dài
hạn chưa được xây dựng, các tổ chức và biện pháp lưu giữ, bảo tồn quỹ gen cây trồng, vật
nuôi còn rời rạc, chắp vá, việc gìn giữ các nguồn gen bản địa chưa có kế hoạch… xã hội hoá
công tác bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp chưa được coi trong.
IV. ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP GÌN GIỮ VÀ PHÁT TRIỂN ĐA DẠNG SINH HỌC
NÔNG NGHIỆP
1. Xây dựng và thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững cho Việt
Nam.

Quy hoạch tổng thể này cần đảm bảo thực hiện được các mục tiêu:

12


a. Cung cấp đầy đủ các nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp cho nhân dân, coi trọng hàng đầu
đảm bảo an ninh, lương thực
b. Nâng cao không ngừng mức sống của nông dân. Đảm bảo nông nghiệp, nông dân, nông
thôn ngày càng phát triển, ngày càng tươi đẹp.
c. Bảo vệ và phát triển tài nguyên thiên nhiên, không ngừng cải thiện môi trường sống và môi
trường sinh thái.
Các yêu cầu của quy hoạch tổng thể phát triển trên đây được giải quyết thông qua việc phát
huy ở mức cao, trên cơ sở khoa học và đặc diểm đầy đủ, đa dạng sinh học nông nghiệp Việt
Nam.
2. Xây dựng và thực hiện chương trình hành động bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học
nông nghiệp Việt Nam.
Chương trình này để ra các hoạt động và hành động cụthể trên 3 hướng chủ yếu:
- Thống kê, đánh giá, dự báo phát triển đa dạng sinh học nông nghiệp Việt Nam.
- Xác định các hoạt động cụ thể cần tiến hành để duy trì và phát trriển đa dạng sinh học nông
nghiệp Việt Nam. Các hoạt động bảo tồn gìn giữ các nguồn gen bản địa, các hoạt động khai
tác sử dụng hợp lý các loài cây trồng, vật nuôi, các giống. Các hoạt động bảo vẹ các giống và
các nguồn gen quý hiếm.
- Xã hội hoá các hoạt động bảo tồn và gìn giữ đa dạng sinh học nông nghiệp.
3. Triển khai các hoạt độn bảo tồn được nông nghiệp đi đôi với quá trình ứng dụng các
hướng phát triển nông nghiệp hiện đại.
Đa dạng sinh học nông nghiệp với phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ.
Đa dạng sinh học nông nghiệp với phát triển nông nghiệp, sạch, nông nghiệp không phế thải,
nông nghiệp thâu môi trường, sản xuất nông nghiệp tốt (GAP)
Đa dạng sinh học nông nghiệp với phát triển nền nông nghiệp thâm canh, chuyển canh, sản
xuất hàng hoá.

4. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, đào tạo cán bộ,
nghiên cứu khoa học về đa dạng sinh học nông nghiệp.
Đẩy mạnh các hoạt độn truyền động, thông tin, báo chí các hoạt động văn nghệ, biểu diễn
nhằm nâng cao không ngừng nhận thức, hiểu biết của nhân dân và đội ngũ cán bộ về đa dạng
sinh học nông nghiệp, về trách nhiệm của mỗi người trong việc gìn giữ và phát triển đa dạng
sinh học nông nghiệp.
Có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp.
Xây dựng nội dung giảng dạy cho sinh viên các trường Đại học và Trung cấp nông nghệp về
đa dạng sinh học nông nghiệp.
Xây dựng kế hoạch xuất bản các ấn phẩm về đa dạng sinh học nông nghiệp.

13


Xây dựng và thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu, thực nghiệm về đa dạng sinh học
nông nghiệp.
Xây dựng và thực hiện các đề án về chuyển giao công nghệ xây dựng các mô hình ứng dụng
các tiến bộ khoa học và công nghệ về đa dạng sinh học nông nghiệp.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ tài nguyên và môi trường – Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia – Chuyên đề
Đa dạng sinh học – Năm 2005.
2. Bộ TN MT, WB, Địa Thuỵ Điển – Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam – năm
2005 – Đa dạng sinh học.
3. Bộ TN MT - Vụ Môi trường – Chuyên đề loài cây trồng, các loài vật nuôi thực vật
hoang dã. Động vật hoang dã. Các loài thuỷ sinh vật. Hà Nội, tháng 11/2005
4. Bộ TN và MT – Tài liệu hội thảo quốc gia về xây dựng Luật đa dạng sinh học.

Tháng 4/2006
5. Hội nghị giới thiệu công ước quốc tế về tài nguyên di truyền thực vật là lương thực
và nông nghiệp. 27/7/2006
6. Bộ TN và MT – Báo cáo tổng hợp: Điều tra, khảo sát, đánh giá tổng quan về đa dạng
sinh học ở Việt Nam phục vụ xây dựng Luật đa dạng sinh học. Hà Nội, tháng3/2005

15



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×