Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI F1(LANDRACE X YORSHIRE) PHỐI VỚI ĐỰC DUROC VÀ PIDU TẠI TRẠI LỢN XÃ PHÚ LỘC – HẬU LỘC – THANH HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 69 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM THỊ PHƯỢNG

ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA
LỢN NÁI F1(LANDRACE X YORSHIRE) PHỐI VỚI
ĐỰC DUROC VÀ PIDU
TẠI TRẠI LỢN XÃ PHÚ LỘC – HẬU LỘC – THANH HÓA

Chuyên ngành:

Chăn nuôi

Mã số:

60.62.01.05

Người hướng dẫn khoa học:

1. TS. Đỗ Đức Lực
2. TS. Đoàn Văn Soạn

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.


Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Phạm Thị Phượng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Đỗ Đức Lực – Phó trưởng khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp
Việt Nam (người hướng dẫn khoa học) đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Di truyền - Giống vật nuôi, Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh, chị, em làm việc tại trại lợn xã Phú Lộc –
Hậu Lộc – Thanh Hóa đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Hà Nội, ngày


tháng

Tác giả luận văn

Phạm Thị Phượng

ii

năm 2017


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ....................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. v
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ .................................................................................... vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................................ viii
Phần 1. Mở đầu .............................................................................................................. 1
1.1.

Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.3.


Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................ 3
2.1.

Cơ sở khoa học của lai tạo giống ....................................................................... 3

2.1.1.

Lai giống ............................................................................................................ 3

2.1.2.

Ưu thế lai ........................................................................................................... 3

2.2.

Các chỉ tiêu sinh sản và yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của
lợn nái ............................................................................................................... 7

2.2.1.

Các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái ....................................................................... 7

2.2.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái ............................... 10

2.3.


Đặc điểm sinh lý, sinh trưởng của lợn con và các yếu tố ảnh hưởng đến
năng suất sinh trưởng ....................................................................................... 14

2.3.1.

Đặc điểm sinh lý và sinh trưởng phát triển của lợn con .................................. 14

2.3.2.

Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn con .................................. 15

2.3.3.

Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của lợn con .......................... 15

2.4.

Tiêu tốn thức ăn ............................................................................................... 16

2.5.

Chi phí/Kg lợn con cai sữa ............................................................................... 17

2.6.

Tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước .................................................. 17

2.6.1.


Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................. 17

2.6.2.

Tình hình nghiên cứu ở trong nước .................................................................. 19

Phần 3. Đối tượng, địa điểm, nội dung và phương pháp nghiên cứu ...................... 21
3.1.

Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................. 21

3.1.1.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 21

iii


3.1.2.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................................................... 21

3.2.

Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 21

3.2.1.

Năng suất sinh sản của lợn nái ......................................................................... 21


3.2.2.

Xác định sinh trưởng của con lai đến cai sữa .................................................. 22

3.2.3.

Tiêu tốn thức ăn để sản xuất 1 kg lợn con cai sữa ............................................ 22

3.2.4.

Xác định chi phí /1kg lợn con cai sữa .............................................................. 22

3.3.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 23

3.3.1.

Theo dõi năng suất sinh sản của lợn nái F1(LY) phối với đực Duroc và
PiDu .................................................................................................................. 23

3.3.2.

Xác định sinh trưởng của con lai đến cai sữa ................................................... 23

3.3.3.

Xác định tiêu tốn thức ăn và chi phí /1kg lợn con cai sữa ................................ 24

3.3.4.


Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 25

Phần 4. Kết quả và thảo luận ...................................................................................... 26
4.1.

Năng suất sinh sản của lợn nái f1(LY) phối với đực Duroc và Pidu............. 26

4.1.1.

Năng suất sinh sản của lợn nái F1(LY) phối với đực Duroc và PiDu ........... 26

4.1.2.

Năng suất sinh sản của lợn nái F1(L×Y) phối với đực Duroc và PiDu qua
các lứa đẻ .......................................................................................................... 35

4.1.3.

Năng suất sinh sản của lợn nái F1(L  Y) phối với đực Duroc và PiDu
qua các năm ...................................................................................................... 45

4.2.

Sinh trưởng của lợn con từ sơ sinh đến cai sữa ............................................... 49

4.2.1.

Sinh trưởng của lợn con từ sơ sinh đến cai sữa theo công thức phối giống ..... 49


4.2.2.

Khả năng sinh trưởng của con lai Duroc x F1(L×Y)và PiDu x F1(L×Y) từ
sơ sinh đến cai sữa theo tính biệt ...................................................................... 51

4.3.

Tiêu tốn thức ăn và chi phí cho 1Kg lợn con cai sữa ...................................... 51

4.3.1.

Tiêu tốn thức ăn để sản xuất 1 kg lợn con cai sữa ............................................ 51

4.3.2.

Chi phí cho 1 kg lợn con cai sữa ...................................................................... 53

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ..................................................................................... 55
5.1.

Kết luận ............................................................................................................ 55

5.2.

Kiến nghị ......................................................................................................... 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 56

iv



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CS

Cai sữa

F1(L × Y)

Lợn lai giữa Landrace và Yorkshire

F1(Y  L)

Lợn lai giữa Yorkshire và Landrace

KLSS

Khối lượng sơ sinh

KLCS

Khối lượng cai sữa

PiDu

Lợn lai giữa Pietrain và Duroc


SCSS

Số con sơ sinh

SCSSS

Số con sơ sinh sống

SCCN

Số con chọn nuôi

SCCS

Số con cai sữa

TA

Thức ăn

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TTTA

Tiêu tốn thức ăn

v



DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Năng suất sinh sản của nái F1(L×Y) phối với đực Duroc và PiDu................ 26
Bảng 4.2. Năng suất sinh sản của nái F1(LY) phối với đực Duroc qua các lứa .......... 36
Bảng 4.3. Năng suất sinh sản của nái F1(LY) phối với đực PiDu qua các lứa ............ 37
Bảng 4.4. Năng suất sinh sản của nái F1(YL) qua các năm ......................................... 46
Bảng 4.5. Sinh trưởng của con lai Duroc x F1(LxY) và PiDu x F1(LxY) từ sơ sinh
đến cai sữa ...................................................................................................... 50
Bảng 4.6. Khả năng sinh trưởng của con lai Duroc x F1(L×Y)và PiDu x F1(L×Y)
từ sơ sinh đến cai sữa theo tính biệt ............................................................... 51
Bảng 4.7. Tiêu tốn thức ăn cho 1kg lợn con cai sữa ....................................................... 52
Bảng 4.8. Chi phí cho 1kg lợn con cai sữa (×1000 đồng) .............................................. 53

vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1.

Số con/ổ của lợn nái F1(L  Y) phối với đực Duroc và PiDu ................. 30

Biểu đồ 4.2.

Khối lượng sơ sinh/con, khối lượng cai sữa/con của lợn nái
F1(L×Y) khi phối với đực Duroc và PiDu............................................... 32

Biểu đồ 4.3.

Khối lượng sơ sinh/ổ và khối lượng cai sữa/ổ của lợn nái F1(L×Y)
khi phối với đực Duroc và PiDu ............................................................. 33


Biểu đồ 4.4.

Số con sơ sinh của lợn nái F1(L  Y) phối với đực Duroc và PiDu
qua các lứa đẻ .......................................................................................... 38

Biểu đồ 4.5.

Số con sơ sinh còn sống của lợn nái F1(L  Y) phối với đực
Duroc và PiDu qua các lứa đẻ ................................................................. 39

Biểu đồ 4.6.

Số con cai sữa của lợn nái F1(L  Y) phối với đực Duroc và PiDu
qua các lứa đẻ .......................................................................................... 41

Biểu đồ 4.7.

Số con cai sữa của lợn nái F1(L  Y) phối với đực Duroc và PiDu
qua các lứa đẻ .......................................................................................... 43

Biểu đồ 4.8.

Khối lượng cai sữa/ổ của lợn nái F1(L  Y) phối với đực Duroc và
PiDu qua các lứa đẻ ................................................................................. 44

Biểu đồ 4.9.

Số con sơ sinh/ổ, số con còn sống/ổ, số con để nuôi, số con cai
sữa/ổ qua các năm ................................................................................... 47


Biểu đồ 4.10. Khối lượng sơ sinh/ổ, khối lượng cai sữa/ổ của lợn nái F1(L  Y)
phối với đực Duroc và PiDu qua các năm............................................... 48

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Phạm Thị Phượng
2.Tên luận văn: “Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái F1(Landrace x Yorshire)
phối với lợn đực Duroc và PiDu tại trại lợn xã Phú Lộc- Hậu Lộc – Thanh Hóa”.
3. Ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.01.05
4. Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được năng suất sinh sản của lợn nái F1(L  Y) phối với đực Duroc và
PiDu trong điều kiện chăn nuôi tại Thanh Hóa, xác định khả năng sinh trưởng của lợn
con theo mẹ, tiêu tốn thức ăn và chi phí thức ăn/kg lợn cai sữa của 2 công thức lai trên.
Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, khả năng sinh sản của nái F1(Landrace x Yorkshire) phối
với đực Duroc và PiDu được xác định căn cứ vào số liệu thu thập, kế thừa qua sổ giống
của trại và số liệu theo dõi trong thời gian nghiên cứu. Các chỉ tiêu sinh trưởng và tiêu
tốn thức ăn/ kg lợn con cai sữa được xác định thông qua theo dõi khối lượng cơ thể lợn,
lượng thức ăn tiêu thụ từ lúc bắt đầu phối giống đến thời điểm cai sữa đối với lợn theo
dõi thí nghiệm. Xác định chi phí thức ăn/1 kg lợn cai sữa qua việc hạch toán các khoản
chi phí để sản xuất ra 1 kg lợn cai sữa.
Kết quả chính và kết luận
Năng suất sinh sản của lợn nái F1(LxY) phối với lợn đực Duroc và PiDu đạt kết
quả tương đối tốt. Số con sơ sinh/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng sơ sinh/ổ, khối lượng
cai sữa/ổ của nái F1(LxY) phối với đực Duroc và PiDu lần lượt là 11,80 và 12,02 con;

10,79 và 10,96 con; 16,65 và 16,86 kg; 66,75 và 67,98 kg. Năng suất sinh sản của lợn
nái F1(LxY) phối với đực Duroc thấp hơn so với phối với đực PiDu ở một số chỉ tiêu
quan trọng. Hầu hết các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái F1(LxY) phối với lợn đực Duroc và
PiDu đều đạt thấp nhất ở lứa 1; tăng dần ở các lứa 2, 3 và đạt cao nhất ở lứa thứ 4; sau
đó giảm dần.
Tăng khối lượng của con lai từ sơ sinh đến cai sữa trong công thức lai Duroc x
F1(LxY) (216,40 g/con/ngày) thấp hơn so với PiDu x F1(LxY) (219,58 g/con/ngày).
Trong giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa, lợn đực có khả năng sinh trưởng tốt hơn so với
lợn cái.
Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa trong công thức lai Duroc x F1(LxY) (5,89
kg) cao hơn so PiDu x F1(LxY) (5,72 kg). Chi phí cho 1 kg lợn con cai sữa của lợn nái
F1(LxY) phối với lợn đực Duroc và PiDu lần lượt là 78.800 đồng và 77.010 đồng.

viii


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Pham Thi Phuong
Thesis title: “Evaluation of reproduction performance of F1(Landrace x
Yorshire) sows inseminated with Duroc and PiDu boars at pig farm in Phu Loc
commune, Hau Loc district, Thanh Hoa province”.
Major: Animal science

Code: 60.62.01.05

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Evaluate the reproductive performance of F1(Landrace x Yorkshire) sows
inseminated with Duroc and PiDu boars under the farm conditions in Thanh Hoa
province; determined growth performance of piglets from birth to weaning; identified

feed conversion ration (FCR); and the cost for producing one kg of piglets at weaned
according to 2 corossbred formulas.
Materials and Methods
In this study, the reproductive performance of F1(Landrace x Yorkshire) sows
mated with Duroc and PiDu boars was determined by using the data from farm herd
book in the past as well as data collected during thesis work at the farm. Growth
performance, Feed conversion ratio (FCR) were based on body weights at birth, at
weaning and food intake from sows mating to weaning. The cost for producing one kg
of piglets weaned by accounting for expenses to produce one kg of piglets weaned.
Main findings and conclusions
Reproductive performance of F1(Landrace x Yorkshire) sows mated with Duroc
and PiDu boars achieved relatively good results. Number of pig born; number of weaned;
birth weight; weaning weight of piglets from F1(LxY) sows and Duroc and PiDu boars
were 11.80 and 12.02 pigs, 10.79 and 10.96 pigs, 16.65 and 16.86 kg, 66.75 and 67.98
kg respectively. Reproductive performance of F1(LxY) sows inseminated with Duroc
was lower than those inseminated with PiDu. The reproductive performance of F1(LxY)
sows inseminated with Duroc and PiDu boar were lowest in the first parity, increases
from the second, third and peaked at the fourth parity, and than descresed.
Increase the boddy weight of Duroc x F1(LxY) piglets (216.40 g/piglet/day)
from birth to weaning was lower than those fo PiDu x F1(LxY) (219.58 g/pig/day). The
male piglets grew faster then females piglets.
The FCR for one kg of Duroc x F1(LxY) weaned piglets (5.89 kg) was higher
than those of PiDu x F1(LxY) (5.72 kg). Cost for producing one kg of piglets weaned of
was 78,800 and 77,010 VND for Duroc x F1(LxY) and PiDu x F1(LxY) piglets
respectively.

ix


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi lợn đóng vai trò rất lớn trong việc đáp ứng nhu cầu thực phẩm
cho người tiêu dùng và xuất khẩu ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt
Nam. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến tháng 10/2016, tổng đàn lợn
của cả nước là 29,1 triệu con tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2015. Sản lượng thịt
lợn ở mức 4,5 triệu tấn. Thịt lợn chiến trên 70% sản lượng các loại thịt tiêu thụ
hàng ngày trên thị trường.
Song so với yêu cầu và khả năng thì kết quả này còn rất khiêm tốn và
phần lớn lượng sản phẩm sản xuất chủ yếu được tiêu thụ ở thị trường nội địa (từ
98 - 99%), chưa có được sức cạnh tranh với thị trường thế giới.
Để khắc phục hạn chế trên, nhiều địa phương trong cả nước đã thực hiện
các biện pháp đồng bộ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng lợn như cải tiến chế
độ chăm sóc, nuôi dưỡng, điều kiện chuồng trại chăn nuôi, chọn lọc tốt, …. trong
đó, việc nhập những giống lợn ngoại như: Yorkshire, Landrace, Duroc,
Piétrain..., để tiến hành nhân thuần và cho lai tạo trên cơ sở kết hợp một số đặc
điểm tốt của mỗi giống, dòng cao sản để sử dụng triệt để ưu thế lai được xem là
một giải pháp rất tích cực, đã được ứng dụng rộng rãi mang lại hiệu quả tốt.
Thanh Hóa là địa phương có tổng đàn lợn lớn thứ 2 ở vùng Bắc Trung Bộ
và là nơi cung ứng sản phẩm lợn thịt lớn cho thị trường trong và ngoài tỉnh.
Những năm vừa qua việc cải tiến, nâng cao chất lượng đàn giống vật nuôi luôn
được các cấp, các ngành, nhất là ngành Nông nghiệp và PTNT đặc biệt quan tâm
và người chăn nuôi nhiệt tình ủng hộ, nên số lượng và chất lượng con giống lợn
trên địa bàn đã có chuyển biến đáng kể. Tính đến thời điểm 01/10/2016, tổng đàn
lợn ở tỉnh Thanh Hóa là 945.304 con, 883.047 con. Trong tổng đàn lợn, hộ (dưới
30 con lợn) ở khu vực nông thôn có 608.080con, chiếm 64,3%, hộ khu vực thành
thị 15.590 con, chiếm 1,6%; gia trại (từ 30 con lợn trở lên) có 161.451con, chiếm
17,%; trang trại có 145.577con, chiếm 15,4%, còn lại là các doanh nghiệp, hợp
tác xã chiếm 1,5% so với tổng đàn lợn cả tỉnh. (Niên giám Thống kê năm 2016
của tỉnh Thanh Hóa).
Hiện nay, một số doanh nghiệp, trại chăn nuôi lợn tại Thanh Hóa đã sử

dụng các tổ hợp lai giữa các giống lợn ngoại, tạo ra con lai 3, 4 máu nuôi thương

1


phẩm nhằm phát huy ưu thế lai. Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá
năng suất sinh sản của lợn nái F1(Landrace và Yorshire) phối với lợn đực Duroc
và PiDu và khả năng sinh trưởng của con lai 3 máu, 4 máu của hai tổ hợp trên
một cách cụ thể và có hệ thống.
Xuất phát từ tình hình trên và để góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi
lợn ngoại tại tỉnh Thanh Hóa trong điều kiện chăn nuôi hiên nay, tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái F1(Landrace x Yorshire)
phối với lợn đực Duroc và PiDu tại trại lợn xã Phú Lộc- Hậu Lộc - Thanh
Hóa”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá được năng suất sinh sản của tổ hợp lai giữa lợn nái F1(L x Y)
phối với đực Duroc và PiDu trong điều kiện chăn nuôi tại Thanh Hóa.
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng của lợn con theo mẹ của 2 công
thức lai trên.
- Xác định được tiêu tốn thức ăn và chi phí thức ăn/kg lợn cai sữa.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Ý nghĩa khoa học: Những số liệu này có thể dùng làm tài liệu tham khảo
trong giảng dạy và nghiên cứu về lĩnh vực chăn nuôi lợn.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả theo dõi là cơ sở đánh giá đúng thực trạng
của đàn lợn nuôi tại trại, từ đó có định hướng đúng đắn trong việc xác định công
thức lai phù hợp nuôi tại trại và phát triển rộng tại Thanh Hóa.

2



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA LAI TẠO GIỐNG
2.1.1. Lai giống
Lai giống là phương pháp nhân giống bằng cách cho đực giống và cái
giống thuộc hai quần thể khác nhau phối giống với nhau, hai quần thể này có thể
là hai dòng, hai giống, hai loài khác nhau. Do đó đời con của chúng mang đặc
tính của bố mẹ nó.
Lai giống làm cho tần số kiểu gen đồng hợp tử ở thế hệ sau giảm đi, còn
tần số kiểu gen dị hợp tử ở thế hệ sau tăng lên.
Lai giống là phương pháp chủ yếu nhằm khai thác biến đổi di truyền của
quần thể gia súc. Lai giống có những ưu việt vì con lai thường có ưu thế lai đối
với một số tính trạng nhất định.
2.1.2. Ưu thế lai
Ưu thế lai là hiện tượng con lai có các đặc điểm vượt trội hơn cha mẹ về
sức sống, tốc độ sinh trưởng, khả năng cho sữa, khả năng sinh sản, về tính chống
chịu với điều kiện bất lợi của môi trường và khả năng sử dụng chất dinh dưỡng...
Ưu thế lai là do tác động trội lặn và át gen sinh ra, đó là phần sai lệch của
con lai so với trung bình của bố mẹ.
Thuật ngữ ưu thế lai được hiểu như sau: Ưu thế lai là sự hơn hẳn của đời
con so với trung bình của đời bố mẹ. Có thể ưu thế lai là sức sống, sức miễn
kháng đối với bệnh tật và tính trạng sản xuất của con lai được nâng cao, khả năng
lợi dụng thức ăn tốt.
Ở lợn có 3 loại ưu thế lai chính: Ưu thế lai của cá thể (ưu thế lai trực tiếp),
ưu thế lai của mẹ lai và ưu thế lai của bố lai.
Ưu thế lai hay sức sống con lai hoàn toàn ngược với suy hoá cận huyết và
sự suy giảm sức sống do cận huyết được khắc phục trở lại khi lai giống.
Có thể giải thích ưu thế lai bằng các giả thiết sau:
- Thuyết trội: Giả thiết này cho rằng mỗi bên cha mẹ có những cặp gen
trội đồng hợp tử khác nhau. Khi tạp giao ở thế hệ F1 sẽ có các gen trội ở tất cả

các locus. Nếu bố có kiểu gen AABBCCddeeff và mẹ có kiểu gen
aabbccDDEEFF thì thế hệ F1 có kiểu gen là: AaBbCcDdEeFf.

3


Do tính trạng số lượng được quyết định bởi nhiều gen, nên xác suất xuất
hiện một kiểu gen đồng hợp hoàn toàn là thấp. Ngoài ra, vì sự liên kết giữa các
gen trội và gen lặn trên cùng một nhiễm sắc thể, nên xác suất tổ hợp được kiểu
gen tốt nhất cũng thấp. Hiện tượng này và thuyết trội đã được bổ sung thông qua
giả thiết sự liên kết của các gen.
- Thuyết siêu trội: Mỗi alen trong một locus sẽ thực hiện chức năng riêng
của mình. Ở trạng thái dị hợp tử thì cả hai chức năng này đồng thời được biểu lộ.
Mỗi gen có khả năng tổng hợp riêng, quá trình này được thực hiện trong những
điều kiện môi trường khác nhau. Do vậy, kiểu gen dị hợp tử sẽ có khả năng thích
nghi tốt hơn với những thay đổi của môi trường.
Ưu thế lai có thể do hiện tượng siêu trội của một locus, hiện tượng trội tổ hợp
nhiều locus hoặc do các nguyên nhân khác gây ra. Khả năng thích ứng với môi
trường của các thể dị hợp tử tạo nên hiện tượng siêu trội là cơ sở của ưu thế lai.
Theo Dickerson (1974), khi lai giữa hai giống thì con lai chỉ có ưu thế lai
cá thể. Khi lai 3 giống, nếu dùng đực của giống thuần giao phối với nái lai, con
lai có cả ưu thế lai cá thể và ưu thế lai của mẹ, do mẹ là con lai F1. Nếu dùng đực
lai giao phối với nái của giống thứ ba, con lai có ưu thế lai cá thể và ưu thế lai
của bố, do con bố là con lai F1. Trong lai bốn giống, con lai có cả ưu thế lai cá
thể, cả ưu thế lai của mẹ và ưu thế lai của bố.
- Tương tác gen: Tương tác gen trong cùng một locus dẫn tới hiện tượng
trội không hoàn toàn. Tương tác giữa các gen trong cùng các locus khác nhau,
bao gồm vô số các kiểu tương tác phức tạp, đa dạng, phù hợp với tính chất phức
tạp, đa dạng của sinh vật.
Cơ sở thống kê của ưu thế lai

Cơ sở thống kê của ưu thế lai do Falconer đưa ra từ năm 1964.
Ưu thế lai ở F1: HF1 = dy2
Trong đó: d là giá trị của kiểu gen dị hợp
y là sai khác về tần số gen giữa hai quần thể bố, mẹ.
Ưu thế lai sinh ra bởi ảnh hưởng đồng thời của tất cả các giá trị riêng rẽ
2
của từng locus: H F1   dy

Như vậy, ưu thế lai ở F1 phụ thuộc vào giá trị của các kiểu gen dị hợp và
sự khác biệt giữa hai quần thể.

4


Cơ sở thống kê này cho phép tính toán được ưu thế lai ở các thế hệ lai
khác nhau. Ưu thế lai ở F2: HF2 = 1/2dy2, do đó HF2 = 1/2 HF1.
Thay đổi trung bình từ F1 đến F2 cũng được coi là hiện tượng suy hoá cận
huyết. Ưu thế lai ở F1, F2 có thể phức tạp do ảnh hưởng của mẹ. Ví dụ, tính trạng
số con/ổ của lợn, ưu thế lai quan sát được ở F1 không có đóng góp của mẹ ở F2,
mặc dù ưu thế lai mất đi một nửa nhưng lại có ảnh hưởng ưu thế lai của mẹ, do
mẹ là con lai của F1.
Ảnh hưởng của mẹ bao gồm tất cả những đóng góp, những ảnh hưởng
tốt xấu do kiểu hình mẹ gây ra đối với kiểu hình của đời con. Ảnh hưởng của
mẹ đối với kiểu hình của đời con có thể do sự khác nhau về di truyền, về
ngoại cảnh hoặc sự phối hợp giữa di truyền và ngoại cảnh. Ảnh hưởng của mẹ
có thể được thực hiện trong quá trình thụ tinh, có chửa, tiết sữa và nuôi con.
Các ảnh hưởng này chỉ có thể xuất hiện tức thời, song cũng có thể kéo dài
suốt đời con vật và được thể hiện ở nhiều cơ chế sinh học khác nhau. Theo
Đặng Vũ Bình (2002) có 5 loại ảnh hưởng của mẹ.
- Ảnh hưởng của nguyên sinh chất nhưng không phải là ADN ngoài nhân.

- Ảnh hưởng của nguyên sinh chất do ADN ngoài nhân.
- Ảnh hưởng của mẹ trong giai đoạn trước khi đẻ.
- Ảnh hưởng của mẹ thông qua sự truyền kháng thể từ mẹ sang con.
- Ảnh hưởng của mẹ sau khi sinh.
Khi lai giữa hai giống con lai chỉ có ưu thế lai cá thể. Khi lai 3 giống, nếu
dùng đực của giống thuần giao phối với nái lai, con lai có cả ưu thế lai cá thể và
ưu thế lai của mẹ, do mẹ là con lai F1. Nếu dùng đực lai giao phối với nái của
giống thứ 3, con lai có ưu thế lai cá thể và ưu thế lai của bố, do bố là con lai F1.
Trong lai 4 giống, con lai có cả ưu thế lai cá thể, cả ưu thế lai của mẹ và ưu thế
lai của bố.
Tính ưu thế lai đối với một số tính trạng nhất định từ các giá trị trung bình
của đời con và giá trị trung bình của bố mẹ theo công thức sau:
1
1
( BA  AB)  ( AA  BB)
2
H (%)  2
 100
1
( AA  BB)
2

Trong đó, H: ưu thế lai, BA: F1(bố B, mẹ A), AB: F1(bố A, mẹ B), AA:
bố A, mẹ A, BB: bố B, mẹ B.

5


Các yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai
- Công thức lai

Ưu thế lai đặc trưng cho mỗi tổ hợp lai, mức độ ưu thế lai đạt được có tính
cách riêng biệt cho từng cặp lai cụ thể. Ưu thế lai của mẹ có lợi cho đời con, ưu
thế lai của lợn nái ảnh hưởng đến số con/ổ và tốc độ sinh trưởng của lợn con. Ưu
thế lai cá thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và sức sống của lợn con, đặc biệt ở giai
đoạn sau cai sữa. Ưu thế lai của bố thể hiện tính hăng của con đực, kết quả phối
giống, tỷ lệ thụ thai. Khi lai hai giống, số lợn con cai sữa/nái/năm tăng 5 - 10%,
khi lai 3 giống hoặc lai trở ngược số lợn con cai sữa/nái/năm tăng tới 10 – 15%,
số con cai sữa/ổ nhiều hơn 1,0 – 1,5 con và khối lượng cai sữa/con tăng được
1kg, ở 28 ngày tuổi so với giống thuần (Colin, 1998).
- Tính trạng
Ưu thế lai phụ thuộc vào tính trạng, có những tính trạng có khả năng di
truyền cao nhưng cũng có những tính trạng có khả năng di truyền thấp. Những tính
trạng liên quan đến khả năng nuôi sống và khả năng sinh sản có ưu thế lai cao
nhất. Các tính trạng có hệ số di truyền thấp thường có ưu thế lai cao, vì vậy để cải
tiến các tính trạng này, so với chọn lọc, lai giống là một biện pháp nhanh hơn, hiệu
quả hơn.
Một số tính trạng ở lợn có ưu thế lai khác nhau: số con đẻ ra/ổ có ưu thế
lai cá thể là 2%, ưu thế lai của mẹ là 8%; số con cai sữa có ưu thế lai cá thể 9%,
ưu thế lai của mẹ là 11%; khối lượng cả ổ ở 21 ngày tuổi có ưu thế lai cá thể
12%; ưu thế lai của mẹ 18% (Richard, 2000).
- Sự khác biệt giữa bố và mẹ
Ưu thế lai phụ thuộc vào sự khác biệt giữa hai giống đem lai, hai giống
càng khác biệt với nhau về di truyền bao nhiêu thì ưu thế lai thu được khi lai giữa
chúng càng lớn bấy nhiêu. Nếu các giống hay các dòng đồng hợp tử đối với một
tính trạng nào đó thì mức dị hợp tử cao nhất ở F1, với sự phân li của các gen
trong các thế hệ sau mức độ dị hợp tử sẽ giảm dần.
Các giống càng xa nhau về điều kiện địa lý thì ưu thế lai càng cao. Ưu thế
lai của một tính trạng nhất định phụ thuộc đáng kể vào ngoại cảnh. Có nhiều yếu
tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến gia súc, cũng như ảnh hưởng đến biểu hiện của ưu
thế lai.


6


2.2. CÁC CHỈ TIÊU SINH SẢN VÀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG
SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI
2.2.1. Các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái
Một yêu cầu quan trọng của chăn nuôi lợn nái là phải tăng khả năng sinh sản
nhằm đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng lợn cho khâu sản xuất lợn thịt.
Người ta thường quan tâm tới một số tính trạng năng suất sinh sản nhất
định, đây cũng là các chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi lợn nái sinh sản.
Các tính trạng phản ánh năng suất sinh sản có hệ số di truyền thấp. Để
đánh giá một cách đúng đắn năng suất sinh sản của lợn cái cần phải xác định được
các chỉ tiêu cơ bản, quan trọng, lấy đó làm cơ sở, thước đo để định ra thời gian sử
dụng lợn cái hiệu quả. Các chỉ tiêu này cần phải được tính chung trong toàn bộ thời
gian sử dụng lợn cái từ lứa đẻ đầu tiên đến lứa đẻ cuối cùng. Thảo luận về vấn đề
này các chuyên gia có nhiều ý kiến khác nhau:
Vandersteen (1986) cho rằng các tính trạng năng suất sinh sản chủ yếu
cho phép đánh giá lợn nái bao gồm: tuổi động dục lần đầu, tỷ lệ thụ thai, số
con/ổ, thời gian động dục trở lại. Kết quả của một số nghiên cứu cho thấy các
tính trạng năng suất sinh sản có hế số di truyền thấp.
Kết quả các nghiên cứu khác cho rằng, các chỉ tiêu ảnh hưởng đến số
lượng lợn con cai sữa của 1 nái/1 năm là: tính đẻ nhiều con (số lợn sơ sinh), tỷ lệ
chết của lợn con từ sơ sinh đến cai sữa, thời gian bú sữa, tuổi đẻ lứa đầu và thời
gian từ cai sữa đến khi thụ thai lứa sau (Legault, 1980).
Theo Ducos (1994), các thành phần đóng góp vào chỉ tiêu số con còn sống
khi cai sữa gồm: Số trứng rụng, tỷ lệ sống khi sơ sinh và tỷ lệ lợn con sống tới
lúc cai sữa.
Theo Marby et al. (1997), các tính trạng năng suất sinh sản chủ yếu của
lợn nái bao gồm: Số con sơ sinh/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng toàn ổ ở 21 ngày

tuổi và số lứa đẻ/nái/năm. Các tính trạng này ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của
người chăn nuôi lợn nái.
Gordon (2004) cho rằng, trong các trang trại chăn nuôi hiện đại, số lượng
con cai sữa do một nái sản xuất trong 1 năm là chỉ tiêu đánh giá đúng đắn nhất
khả năng sinh sản của lợn nái.
Theo Trần Đình Miên (1977), việc tính toán và đánh giá sức sinh sản của

7


lợn nái phải xét đến các mặt: chu kỳ động dục, tuổi thành thục sinh dục, tuổi có
khả năng sinh sản, thời gian chửa, số con sơ sinh/lứa.
Ở Việt Nam, Tiêu chuẩn nhà nước về lợn giống (TCVN 1980 – 1981 –
TCVN 1982 – 1981) đề ra 4 chỉ tiêu giám định lợn nái tại các cơ sở giống nhà
nước là: Số con sơ sinh sống/ổ, khối lượng toàn ổ lúc 21 ngày, khối lượng toàn ổ
lúc 60 ngày, tuổi đẻ lứa đầu đối với lợn nái đẻ lứa 1 hoặc khoảng cách lứa đẻ đối
với nái đẻ từ lứa thứ 2 trở đi.
Theo Nguyễn Khắc Tích (2002), khả năng sinh sản của lợn nái chủ yếu
được đánh giá dựa vào chỉ tiêu số lợn con cai sữa/nái/năm. Chỉ tiêu này lại phụ
thuộc vào 2 yếu tố là Số con sơ sinh và số lứa đẻ/nái/năm.
Năng suất sinh sản của lợn nái được cấu thành bởi nhiều yếu tố, do đó cũng
có nhiều chỉ tiêu để đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái. Trong thực tế người ta
thường quan tâm đến một số chỉ tiêu quan trọng về năng suất mà qua đó có thể đánh
giá được khả năng cũng như năng suất sinh sản của lợn nái như:
- Tuổi động dục lần đầu (ngày): là thời gian từ sơ sinh đến khi lợn cái hậu
bị động dục lần đầu. Tùy theo từng giống và điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng
khác nhau mà tuổi dộng dục khác nhau. Lợn ngoại có tuổi động dục muộn hơn
lợn nội, chăm sóc, nuôi dưỡng không hợp lý thì tuổi động dục cũng muộn hơn
chăm sóc và nuôi dưỡng hợp lý.
- Tuổi phối giống lần đầu (ngày): thông thường người ta phối giống lần

đầu vào lần động dục thứ 2 hoặc thứ 3 vì ở lần động dục đầu cơ thể phát triển
chưa đầy đủ, chưa tích lũy đủ dinh dưỡng nuôi bào thai và trứng rụng ít, chưa
đều nên thường bỏ qua không phối giống.
- Tuổi đẻ lứa đầu (ngày): là tuổi khi lợn nái đẻ lứa thứ nhất. Tuổi đẻ lứa
đầu nói lên tuổi thành thục về tính, thể vóc đảm bảo về khối lượng của lợn nái
khi đưa vào phối giống.
- Số con đẻ ra/ổ (con): là tổng số con đẻ ra trong một ổ bao gồm cả số
con đẻ ra còn sống và số con đẻ ra chết. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng đẻ
nhiều hay đẻ ít của lợn nái, khả năng nuôi con của lợn nái đồng thời đánh giá
được kỹ thuật chăm sóc lợn nái trong thời gian mang thai và kỹ thuật phối giống.
Nó có ảnh hưởng tới một số chỉ tiêu khác như số con đẻ ra/nái/năm, số con
còn sống tới 24 giờ, khối lượng sơ sinh/ổ, … Do đó, đây là chỉ tiêu quan trọng
đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái. Thông thường số con đẻ ra/ổ khác

8


nhau qua các lứa đẻ và tuân theo một quy luật, lứa đầu thường không cao sau
đó tăng lên ở lứa thứ 2, tương đối ổn định ở các lứa tiếp theo đến lứa 6 - 7 sau
đó giảm dần.
- Số con đẻ ra còn sống (con): là số con đẻ ra sống được đến khi lợn mẹ
đẻ ra con cuối cùng. Đây là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng vì nó phản ánh
đúng khả năng đẻ sai hay đẻ ít con của giống đồng thời phản ánh cả chất lượng
đàn con đẻ ra.
- Tỷ lệ sơ sinh còn sống (%): Tỷ lệ này không đảm bảo đạt 100% do nhiều
nguyên nhân như lợn con chết khi đẻ ra, thai gỗ, thai non...
- Số con cai sữa/ lứa (con): Đây là chỉ tiêu quan trọng thể hiện trình độ
chăn nuôi lợn nái sinh sản. Nó quyết định năng suất và ảnh hưởng rất lớn tới hiệu
quả kinh tế của quá trình chăn nuôi. Thời gian cai sữa tuỳ thuộc vào trình độ chăn
nuôi bao gồm kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y, phòng chống dịch bệnh.

Số lợn con cai sữa/lứa đẻ tuỳ thuộc kỹ thuật chăn nuôi lợn nái nuôi con, kỹ thuật
nuôi dưỡng lợn con theo mẹ cũng như khả năng tiết sữa của lợn mẹ và sức đề kháng
và khả năng phòng chống bệnh của lợn con.
Mặt khác số con cai sữa/lứa phụ thuộc vào số con để nuôi. Người ta có thể
tiêu chuẩn hoá số con để nuôi/lứa là từ 8- 10 con. Nếu số con nhiều hoặc ít hơn cần
có sự điều phối giữa các lợn nái và phải làm muộn nhất là 48 giờ sau khi đẻ. Đơn
giản nhất là chuyển lợn đực từ ổ đông con sang ổ ít hơn 8 con, cần ghi rõ số hiệu
của mẹ nuôi. Khi lợn đạt 21 ngày tuổi cần ghi chép số con nuôi sống/ổ, khối lượng
toàn ổ kể cả những con nuôi ghép. Việc “chuẩn hoá” số con cho mỗi nái có ý
nghĩa quan trọng trong việc đánh giá lợn nái sinh sản. Số lượng lợn con/ổ có ảnh
hưởng đến khả năng sinh sản của chính các con đó sau này. Những lợn nái từng
được nuôi trong ổ đông con sau này sẽ đẻ ra những con cái nhẹ cân hơn, ảnh
hưởng này có ý nghĩa kinh tế lớn hơn các ổ đẻ trên 10 con. Việc tiêu chuẩn hoá số
con đẻ ra/ổ là 8-10 con sẽ giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực đó, giúp cho việc xác định
giá trị giống chính xác hơn, vì sau khi được chuẩn hoá và được nuôi dưỡng trong
cùng một môi trường nên khả năng làm mẹ, tiết sữa nuôi con của lợn nái được
đánh giá chính xác hơn qua số đo về khối lượng của lợn con lúc 21 ngày tuổi.
- Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%): tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến cai sữa
chịu ảnh hưởng của một số yếu tố như ỉa chảy 10,8%; bệnh đã biết 9,8%; bệnh
chưa biết 13,1%; bị đói 19,9%; bị mẹ đè 43,2%; nguyên nhân khác 3,2%. Lợn con

9


trước cai sữa thường bị chết với các nguyên nhân và tỷ lệ khác nhau như di truyền
4,5%; nhiễm khuẩn 11,1%; mẹ đè, thiếu sữa 50%; dinh dưỡng kém 8%; nguyên
nhân khác 26,4%. Theo Nguyễn Khắc Tích (2002) tỷ lệ lợn con chết sau khi sinh ở
mỗi giai đoạn có sự khác nhau: ngày 1 là 28%; ngày 2: 24%; ngày 3: 11%; từ ngày
4- 7: 10%; từ ngày 8- 14: 15%; từ ngày 15- 21: 6%; từ ngày 22 trở đi: 6%.
- Khối lượng sơ sinh toàn ổ (kg): là khối lượng cân sau khi lợn con đẻ ra,

lau khô, cắt rốn, bấm răng nanh và chưa cho bú sữa đầu. Đây là chỉ tiêu nói lên
khả năng nuôi dưỡng thai của lợn mẹ, kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc, quản lý và
phòng bệnh cho lợn nái chửa của cơ sở chăn nuôi. Khối lượng sơ sinh cao hay
thấp ảnh hưởng đến các giai đoạn sau này.
- Khối lượng cai sữa/ổ (kg): Khối lượng cai sữa của lợn con chịu ảnh
hưởng và có liên quan chặt chẽ với khối lượng sơ sinh. Khối lượng sơ sinh càng
cao thì khả năng khối lượng cai sữa càng lớn. Trong chăn nuôi lợn nái chửa, việc
chăm sóc nuôi dưỡng tốt để có khối lượng sơ sinh lớn là cần thiết, làm tiền đề
cho khối lượng cai sữa cao.
- Thời gian cai sữa (ngày): tuỳ thuộc vào trình độ chăn nuôi bao gồm kỹ
thuật chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y, phòng bệnh.
- Thời gian động dục trở lại sau cai sữa (ngày): là thời gian từ lúc cai sữa
đến lúc động dục trở lại. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào giống lợn, thể trạng, chế độ
dinh dưỡng trong giai đoạn nuôi con và sau cai sữa. Chỉ tiêu này đánh giá được
tỷ lệ hao hụt của lợn nái, trình độ kỹ thuật, chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái nuôi con
và lợn nái chờ phối.
- Khoảng cách 2 lứa đẻ (ngày): khoảng cách 2 lứa đẻ là thời gian từ lứa đẻ
này đến lứa đẻ tiếp theo, bao gồm thời gian nuôi con + thời gian chờ phối + thời
gian mang thai. Trong đó, thời gian mang thai thường cố định hoặc biến đổi rất
nhỏ nên khoảng cách hai lứa đẻ phụ thuộc vào thời gian nuôi con và thời gian
chờ phối.
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái
Năng suất sinh sản của lợn nái có mối liên quan chặt chẽ và phụ thuộc vào
2 yếu tố: di truyền và ngoại cảnh. Yếu tố di truyền phụ thuộc vào đặc tính con
giống, các giống lợn khác nhau thì có tính năng sản xuất khác nhau. Yếu tố ngoại
cảnh bao gồm thức ăn dinh dưỡng, vệ sinh thú y, chuồng trại. Mặt khác năng suất
sinh sản của lợn nái được thể hiện qua nhiều chỉ tiêu như: số trứng rụng, tỷ lệ thụ

10



thai, số con đẻ ra còn sống, số con cai sữa/lứa, thời gian chờ phối... Các chỉ tiêu
này có hệ số di truyến thấp nên chúng chịu sự tác động mạnh mẽ của các điều kiện
ngoại cảnh.
2.2.2.1. Yếu tố di truyền
Giống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái
(Đặng Vũ Bình, 1999), Trần Tiến Dũng và cs., (2002).
Theo Legault (trích từ Rothschild và cs., 1998), căn cứ vào khả năng sinh
sản và sức sản xuất thịt, các giống lợn được chia làm bốn nhóm chính như sau:
- Các giống đa dụng như Yorkshire, Landrace và một số dòng nguyên
chủng được xếp vào loại có khả năng sản xuất thịt và sinh sản khá.
- Các giống chuyên dụng "dòng bố" như Pietrain, Landrace của Bỉ, Hampshire,
Poland China có khả năng sinh sản trung bình nhưng khả năng sản xuất thịt cao.
- Các giống chuyên dụng "dòng mẹ", đặc biệt một số giống chuyên sản của
Trung Quốc như Taihu (điển hình là Meishan) có khả năng sinh sản đặc biệt cao
nhưng khả năng cho thịt kém.
- Các giống địa phương có đặc tính chung là khả năng sinh sản và sức sản
xuất thịt kém, song có khả năng thích nghi tốt với môi trường.
- Các giống "dòng bố" thường có khả năng sinh sản thấp hơn so với các
giống đa dụng, ngoài ra chúng có chiều hướng hơi kém về khả năng nuôi con, tỷ
lệ lợn con chết trước khi cai sữa của các giống này cao hơn so với Landrace và
Large white (Blasco et al., 1995).
Năng suất sinh sản của lợn nái chịu ảnh hưởng của giống và cá thể, mỗi
một giống có một đặc tính sản xuất gắn liền với năng suất và hiệu quả kinh tế của
nó, giống khác nhau thì có năng suất khác nhau.
2.2.2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của lợn nái như: Chế độ
nuôi dưỡng, tuổi, phương thức phối, lứa đẻ, mùa vụ, nhiệt độ môi trường, thời
gian chiếu sáng, bệnh tật... (Martinez, 2000).
- Chế độ nuôi dưỡng

Dinh dưỡng là yếu tố hết sức quan trọng để đảm bảo khả năng sinh sản
của lợn nái. Lợn nái và lợn cái hậu bị có chửa cần được cung cấp đủ về số và
chất lượng các chất dinh dưỡng để có kết quả sinh sản tốt.

11


Yamada et al. (1998) nhận thấy nuôi dưỡng hạn chế đối với lợn cái trong
giai đoạn hậu bị sẽ làm tăng tuổi động dục lần đầu, tăng tỷ lệ loại thải so với nuôi
dưỡng đầy đủ. Nuôi dưỡng tốt lợn nái trước khi động dục có thể làm tăng số
lượng trứng rụng, tăng số phôi sống.
Lợn nái ăn gấp đôi lượng thức ăn ở giai đoạn trước khi phối giống và ở
ngày phối giống so với bình thường có tác dụng làm tăng số lượng trứng rụng và
số con đẻ ra/ổ. Nuôi dưỡng lợn nái với mức cao ở thời kỳ chửa đầu có thể làm
tăng tỷ lệ chết phôi ở lợn nái mới đẻ.
Theo Gordon (2004) cho biết tăng lượng thức ăn thu nhận cho lợn nái tiết
sữa ở giai đoạn đầu và giữa chu kỳ tiết sữa sẽ có tác dụng giảm thời gian động dục
trở lại hơn là tăng lượng thức ăn thu nhận cho lợn nái tiết sữa ở giai đoạn cuối,
tăng lượng thức ăn thu nhận cho lợn nái tiết sữa ở giai đoạn giữa và cuối chu kỳ
tiết sữa sẽ có tác dụng tăng khối lượng cai sữa hơn là tăng ở giai đoạn đầu.
Nuôi dưỡng lợn nái trong thời kỳ tiết sữa nuôi con với mức protein thấp
trong khẩu phần sẽ làm tăng thời gian động dục trở lại. Mức dinh dưỡng protein
thấp trong thời kỳ chửa cuối sẽ làm cho lợn nái phải huy động dinh dưỡng của cơ
thể để nuôi thai, do đó làm giảm khả năng sống của thai và lợn con khi đẻ cũng
như sau khi đẻ làm giảm khả năng tiết sữa của lợn mẹ, do đó dẫn đến lợn nái sinh
sản kém.
Nuôi dưỡng lợn nái trong thời kỳ tiết sữa nuôi con với mức lyzin thấp và
Protein thấp sẽ làm giảm khả năng trưởng thành của tế bào trứng, giảm số con đẻ ra
và số con còn sống trên ổ, tăng tỷ lệ hao hụt của lợn mẹ và giảm tốc độ sinh trưởng
của lợn con (Yang et al., 2000), Podtereba (1997) xác nhận có 9 axit amin cần thiết

đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh sản và trong quá trình phát triển của
phôi. Song mức protein quá cao trong khẩu phần sẽ không tốt cho lợn nái.
- Phương thức nuôi và trình độ kỹ thuật
Phương thức nuôi và trình độ kỹ thuật có ảnh hưởng tới quá trình phát
triển sinh dục của lợn cái. Ở lợn hậu bị nếu nuôi nhốt và cách biệt lợn đực thì
tuổi thành thục sinh dục sẽ dài hơn. Theo Hughes and Jemes (1996) thì có đến
83% lợn cái hậu bị có khối lượng cơ thể trên 90kg động dục lúc 165 ngày tuổi
nếu được tiếp xúc với đực giống 2 lần/ngày, 20-25 phút/lần. Mặt khác tuổi động
dục lần đầu của lợn nái sẽ bị chậm ít nhất một tháng nếu điều kiện chuồng nuôi
không đảm bảo mật độ và vệ sinh thú y. Để đạt kết quả tốt thì lợn cái hậu bị phải

12


được nuôi chung thành nhóm đồng đều về giống, tuổi, khối lượng với mật độ
từng thời kỳ: 3-5 tháng tuổi thì 0,4-0,5m2/con; 6-8 tháng tuổi: 0,5-0,8m2/con (5-6
con/nhóm) sẽ đảm bảo cho lợn động dục lần đầu đúng thời gian.
Kết quả nghiên cứu của Phùng Thị Vân (1999) cho thấy giai đoạn nuôi
hậu bị, lợn cái nhốt chung sẽ tốt hơn nuôi riêng biệt từng con và phải đảm bảo
diện tích 0,8-1m2/con. Khi lợn đực được 5,5-6 tháng tuổi dắt lợn đực đi qua
chuồng 2 lần/ngày, 10-15 phút/lần.
- Mùa vụ
Mùa vụ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái.
Gaustad -Aas et al. (2004) cho biết mùa vụ có ảnh hưởng đến số con đẻ ra/ổ.
Tỷ lệ thụ thai bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và mùa vụ. Lợn nái phối giống
vào các tháng nóng có tỷ lệ thụ thai thấp, làm tăng số lần phối giống, giảm khả
năng sinh sản từ 5-20%.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ ảnh hưởng của stress nhiệt đến khả năng sinh
sản của lợn nái. Nhiệt độ cao làm cho tỷ lệ loại thải nái cao (30 - 50%) và làm
thiệt hại về kinh tế trong chăn nuôi nái sinh sản và từ tháng 7 đến tháng 11, lợn

nái dễ dàng không động dục (Gordon, 1997). Số con đẻ ra/ổ khi phối giống vào
mùa hè có thể thấp hơn so với khi phối giống vào mùa thu, mùa đông (Peltoniemi
et al., 2000). Tỷ lệ thụ thai thấp và số con đẻ ra ít vào mùa hè đã được
Dominguez et al.. (1998) xác nhận.
Stress nhiệt có thể làm giảm tỷ lệ thụ thai tới 20%, giảm số phôi sống 20% và
do đó làm giảm thành tích sinh sản của lợn nái (Peltoniemi et al., 2000).
- Tuổi đẻ và lứa đẻ
Tuổi đẻ và lứa đẻ đều là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến số con đẻ ra/ổ.
Lợn nái kiểm định có tỷ lệ thấp hơn so với lợn nái sinh sản, số lượng trứng rụng
thấp nhất ở chu kỳ động dục thứ nhất, tăng đến 3 tế bào trứng ở chu kỳ động dục
thứ hai và đạt tương đối cao ở chu kỳ động dục thứ ba (Koketsu et al., 1998). Số
con đẻ ra tương quan thuận với số lượng trứng rụng (Gordon, 1997).
Lứa đẻ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái
vì có sự khác nhau về chức năng theo tuổi của lợn nái. Khả năng sinh sản của lợn
nái thường thấp nhất ở lứa đẻ thứ nhất, đạt cao nhất ở lứa đẻ thứ 3, 4, 5 và sau đó
gần như là ổn định hoặc hơi giảm khi lứa đẻ tăng lên.

13


- Phương thức phối giống.
Theo Anon (1993) phối giống kết hợp giữa thụ tinh nhân tạo và nhảy trực
tiếp có thể làm tăng 0,5 lợn con so với phối riêng rẽ (Trích từ Ian Gordon, 1997).
Phối giống bằng thụ tinh nhân tạo, tỷ lệ thụ thai và số con đẻ ra/ổ đều thấp hơn (010%) so với phối giống trực tiếp (Whittemore, 1998).
- Thời gian cai sữa
Gaustad-Aas et al. (2004) cho biết: Phối giống sớm sau khi đẻ, tỷ lệ đẻ và
số con đẻ ra/ổ thấp hơn so với phối giống muộn. Theo Gordon (2004), giảm thời
gian cai sữa từ 15 xuống còn 10 ngày sẽ làm giảm trên 0,2 con trong ổ.
Lợn nái cai sữa ở 28-35 ngày, thời gian động dục trở lại 4-5 ngày có thể phối
giống và có thành tích sinh sản tốt (Whittemore, 1998). Lợn nái cai sữa sớm có tỷ lệ

thụ thai thấp, số phôi sống ít và thời gian động dục trở lại dài (Deckert et al., 1998).
2.3. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ, SINH TRƯỞNG CỦA LỢN CON VÀ CÁC YẾU
TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT SINH TRƯỞNG
2.3.1. Đặc điểm sinh lý và sinh trưởng phát triển của lợn con
Khả năng sinh trưởng lợn con có liên quan chặt chẽ và ảnh hưởng mang
tính quyết định tới khối lượng cai sữa và khối lượng xuất chuồng sau này.
Thời gian trong thai của lợn trung bình là 114 ngày. Trong thực tế sản
xuất chia giai đoạn này làm 2 thời kỳ: Chửa kỳ 1 (từ khi phối giống có chửa đến
84 ngày) và chửa kỳ 2 (từ ngày thứ 85 đến ngày đẻ). Dựa vào đó để định ra chế
độ chăm sóc nuôi dưỡng cho phù hợp nhằm đảm bảo cho phôi phát triển tốt mà
lợn mẹ vẫn bình thường.
Sau khi được sinh ra khỏi cơ thể mẹ, lợn con sẽ phải trải qua 4 giai đoạn
(bú sữa, thành thục, trưởng thành và già cỗi). Giai đoạn bú sữa rất quan trọng, nó
ảnh hưởng tới khối lượng lợn con cai sữa. Nếu nuôi dưỡng tốt lợn con ở giai
đoạn này sẽ làm tăng khả năng sinh sản của lợn mẹ và làm cơ sở cho quá trình
sinh trưởng của lợn con những giai đoạn tiếp theo.
Đặc điểm sinh trưởng của lợn con: Lợn con có khả năng sinh trưởng rất
mạnh, thể hiện bằng khả năng tăng khối lượng của cơ thể. Sau khi đẻ ra 1 tuần
khối lượng lợn con gấp 2 lần khối lượng sơ sinh, đến khi cai sữa ở 60 ngày tuổi
gấp 10- 15 lần. Khối lượng cai sữa chịu ảnh hưởng và có liên quan chặt chẽ với
khối lượng sơ sinh. Khối lượng sơ sinh càng cao thì khả năng khối lượng cai sữa

14


càng lớn. Trong chăn nuôi lợn nái chửa, việc chăm sóc nuôi dưỡng tốt để có khối
lượng sơ sinh cao là cần thiết, làm tiền đề cho khối lượng cai sữa. Tốc độ sinh
trưởng của lợn con lớn nhất ở 21 ngày tuổi, sau đó giảm dần và giảm nhanh hơn
cho đến 60 ngày tuổi. Điều này phù hợp với quy luật tiết sữa của lợn mẹ (cao nhất
về số lượng và chất lượng ở 21 ngày sau đẻ, giảm dần đến 45 ngày sau đó giảm rất

nhanh). Mặt khác sau 21 ngày tuổi, lượng sắt trong máu lợn con rất thấp do lượng
dự trữ trong gan đã hết làm cho lợn con mắc bệnh thiếu máu, ảnh hưởng đến khả
năng sinh trưởng phát dục của lợn. Để giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu dinh
dưỡng của lợn con ngày càng tăng mà dinh dưỡng từ sữa mẹ giảm, cần tập cho lợn
con ăn sớm vào giai đoạn từ 7 - 10 ngày tuổi. Việc này có tác dụng rất lớn trong
chăn nuôi lợn nái sinh sản, vừa đảm bảo đáp ứng dinh dưỡng cho con vừa làm
giảm sự hao mòn của lợn mẹ, đồng thời làm cho lợn con quen dần với các loại
thức ăn sau này.
2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn con
- Khối lượng lợn con sơ sinh còn sống (kg): Là tổng khối lượng của lợn con sơ
sinh còn sống theo dõi trong 24 giờ sau khi lợn nái đẻ xong con cuối cùng.
- Khối lượng cai sữa/lứa (kg): Là tổng khối lượng của tất cả lợn con còn
sống ở thời điểm cai sữa mẹ nuôi riêng của 1 lứa đẻ.
- Bình quân tăng khối lượng của lợn con (g/con/ngày).
2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của lợn con
- Yếu tố di truyền: Các giống lợn khác nhau có khả năng sinh trưởng khác
nhau. Khả năng này được thể hiện qua sự tăng khối lượng cơ thể. Đối với lợn con
theo mẹ và sau cai sữa tốc độ tăng khối lượng cơ thể rất lớn. Khối lượng lợn con
tăng lên 2 lần, 4 lần, 5 lần và 10- 15 lần ở 1 tuần, 3 tuần, 30 ngày và 60 ngày tuổi
so với khối lượng sơ sinh.
Ở lợn Móng Cái:

Khối lượng sơ sinh là 0,5- 0,6kg/con
Khối lượng 60 ngày tuổi là 6- 7 kg/con

Ở lợn Duroc:

Khối lượng sơ sinh là 13,5kg/ổ; 1,5kg/con
Khối lượng 45 ngày tuổi đạt 13,5kg/con


Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng chịu ảnh hưởng của giống,
quần thể và phương thức chăn nuôi. Khả năng tăng trọng (g/ngày) có hệ số di
truyền h2 = 0,3- 0,4; TTTA/kg tăng trọng có h2 = 0,25 - 0,35.

15


×