Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Thành phần và các đặc tính của khí tự nhiên và khí đồng hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.75 KB, 3 trang )

Thành phần và các đặc tính của khí tự nhiên và khí
đồng hành
Những cấu tử cơ bản của khí tự nhiên và khí đồng hành là: metan, etan, propan, butan (normal và izo). Khí tự nhiên được khai
thác từ các mỏ khí, còn khí đồng hành được khai thác từ các mỏ dầu đồng thời với quá trình khai thác dầu mỏ. Trong khí tự
nhiên thành phần chủ yếu là metan (chiếm đến 98% theo thể tích). Các mỏ khí tự nhiên là các túi khí nằm sâu dưới mặt đất.
Khí đồng hành nhận được từ các mỏ dầu cùng với quá trình khai thác dầu mỏ. Trong thành phần của khí đồng hành ngoài cấu
tử chính là metan còn có etan, propan, butan và các hydrocacbon nặng với hàm lượng đáng kể. Thành phần những cấu tử cơ
bản trong khí thay đổi trong một phạm vi khá rộng tuỳ theo mỏ dầu khai thác. Ngoài ra trong thành phần khí tự nhiên và khí
đồng hành còn có H2O, H2S cùng các hợp chất chứa lưu huỳnh, CO2, N2 và heli.
Người ta còn phân loại khí theo hàm lượng hydrocacbon từ propan trở lên. Khí giàu propan, butan và các hydrocacbon nặng
(trên 150 g/m3) được gọi là khí béo (hoặc khí dầu). Từ khí này người ta chế được xăng khí, khí hoá lỏng (LPG) và các
hydrocacbon cho công nghệ tổng hợp hữu cơ. Còn khí chứa ít hydrocacbon nặng (từ propan trở lên, dưới mức 50 g/m3) gọi là
khí khô (hoặc khí gầy), được sử dụng làm nhiên liệu cho công nghiệp và đời sống, làm nguyên liệu cho công nghệ tổng hợp
hữu cơ, nguyên liệu cho sản xuất phân đạm, sản xuất etylen, axetylen, etanol ...
Trữ lượng khí có thể phát hiện ước tính vào khoảng 1.300 tỷ m3 khí. Trữ lượng này phân bố trên toàn lãnh thổ nhưng chủ yếu
là ở các bể Nam Côn Sơn, Sông Hồng, Malay - Thổ Chu. Trong các bảng I.1, I.2, I.3 dưới đây cho thành phần khí tự nhiên và
khí đồng hành khai thác được ở một số mỏ của Việt Nam.
Bảng I.1. Thành phần khí ở bể Cửu Long (% theo thể tích)

Mỏ Thành phần

Bạch Hổ (lô 09)

Rồng (lô 09)

Rạng Đông (lô 09) Ruby (lô 01)

Khí tự do

Đồng hành


Metan C1

76,82

84,77

76,54

77,62

78.02

Etan C2

11,87

7,22

6,89

10,04

10,67

Propan C3

5,98

3,46


8,25

5,94

6,70

Butan C4

1,04

1,70

0,78

2,83

1,74

Condensat C5+

0,32

1,30

0,50

0,97

0,38


N2

0,50

-

-

0,33

0,60


CO2

1,00

-

-

0,42

0,07

H2S

-

-


-

-

-

Bảng I.2. Thành phần khí ở bể Nam Côn Sơn (% theo thể tích)

Mỏ Thành phần

Đại Hùng (051a)

Lan Tây (06-1) Lan Đỏ (06-1) Rồng Đôi (11- Hải Thạch (05- Mộc Tinh (052)
2)
3)

Metan C1

77,25

88,5

93,9

81,41

81,00

89,44


Etan C2

9,49

4,3

2,3

5,25

5,20

3,80

Propan C3

3,38

2,4

0,5

3,06

2,8

1,48

Butan C4


1,34

0,6

0,1

1,47

1,50

0,71

Condensat C5+

0,48

1,4

0,2

0,55

4,70

0,54

N2

4,50


0,3

1,6

0,08

0,11

0,15

CO2

-

1,9

1,2

5,64

4,40

3.88

H2S

-

10,0


Chưa đo

0,00

-

-

Bảng I.3. Thành phần khí ở bể Malay ư Thổ Chu (% theo thể tích)

Thành phần

PM3

UNOCAL

Lô Tây Nam

Metan C1

77,91

89,65

89,42

Etan C2

6,86


2,74

4,26

Propan C3

4,09

0,40

2,38

Butan C4

1,98

0,17

1,12


Condensat C5+

0,42

0,05

0,32


N2

0,80

2,14

0,34

CO2

7,86

4,38

1,88 24 ppm

H2S

-

-

Hàm lượng CO2 ở bể Sông Hồng cao 75 - 85%. Hàm lượng H2S, CO2 rất nhỏ trong khí đồng hành mỏ Bạch Hổ, Rồng, Đại
Hùng... là rất thuận lợi cho chế biến và sử dụng, an toàn thiết bị và không gây ô nhiễm môi trường.

Phần I Thành phần và tính chất của khí tự nhiên và khí đồng hành
Phần II Các quá trình công nghệ cơ bản chế biến khí
Phần III Chuyển hoá khí tự nhiên và khí đồng hành
Các ký hiệu
Chương I Giới thiệu về khí tự nhiên và khí đồng hành

Chương II Các tính chất của khí tự nhiên và khí đồng hành
Chương III thông số nhiệt động của các hydrocacbon riêng biệt và hỗn hợp của chúng
Chương IV Tính chất của hệ hydrocacbon và nước



×