Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUẢN LÝ THUYỀN VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 25 trang )

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH MTV
THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HÀNG HẢI VIỆT NAM

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
CƠ SỞ DỮ LIỆU QUẢN LÝ THUYỀN VIÊN
(DÀNH CHO CHỦ TÀU, TỔ CHỨC CUNG ỨNG THUYỀN VIÊN)

Hải Phòng, tháng 8/2017


Phần mềm Cơ sở dữ liệu Quản lý thuyền viên (2017)

HƯỚNG DẪN KHAI BÁO THÔNG TIN
BỐ TRÍ THUYỀN VIÊN XUỐNG, RỜI TÀU
TRÊN PHẦN MỀM
CƠ SỞ DỮ LIỆU QUẢN LÝ THUYỀN VIÊN
(Năm 2017)
(DÀNH CHO CHỦ TÀU, TỔ CHỨC CUNG ỨNG THUYỀN VIÊN)
I. Tổng quan
1. Giải thích từ ngữ
- CSDL QLTV: Cơ sở dữ liệu Quản lý thuyền viên – là phần mềm (website) do Cục
Hàng
hải
Việt
Nam
thiết
lập.
Địa
chỉ
truy


cập:

- CSDL ĐKTB: Cơ sở dữ liệu Đăng ký tàu biển Việt Nam – là cơ sở dữ liệu lưu trữ
đăng ký tàu biển Việt Nam, do Cục Hàng hải Việt Nam thiết lập để quản lý thông
tin về đăng ký tàu biển Việt Nam theo quy định của pháp luật.
- Thuyền viên: là thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển Việt Nam hoặc nước
ngoài; thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam.
- Chủ tàu: là chủ tàu hoặc người khai thác tàu, trực tiếp chịu trách nhiệm về việc bố
trí thuyền viên làm việc trên tàu biển do mình quản lý hoặc là đơn vị cung ứng
thuyền viên làm việc trên tàu biển nước ngoài.
- Trình duyệt: là phần mềm chuyên dụng trên máy tính dùng để truy cập website. Các
trình duyệt thông dụng gồm: Firefox, Chrome, Cốc cốc, Safari, Internet Explorer
(Khuyến cáo sử dụng: Firefox, Chrome, Cốc cốc).
2. Giới thiệu
- Tài liệu này trình bày nội dung hướng dẫn chủ tàu thực hiện khai báo thông tin bố
trí chức danh (kể cả thực tập, tập sự), ngày xuống, rời tàu của thuyền viên theo quy
định tại Thông tư 23/2017/TT-BGTVT ngày 28/7/2017.
- Nếu nội dung hướng dẫn trong tài liệu này khác so với phần mềm CSDL QLTV, đề
nghị chủ tàu thực hiện theo hướng dẫn trực tiếp trên phần mềm.
3.

Cơ quan quản lý Nhà nước liên quan
- Trong quá trình thực hiện khai báo thông tin trên CSDL QLTV, nếu có vướng mắc
đề nghị chủ tàu liên hệ với các cơ quan sau để được hướng dẫn, hỗ trợ:
+ Các Cảng vụ Hàng hải
+ Cục Hàng hải Việt Nam (Phòng Đăng ký tàu biển và thuyền viên)

© Vishipel (2017)©

1



Phần mềm Cơ sở dữ liệu Quản lý thuyền viên (2017)

Phần 1
ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VÀ SỬ DỤNG TÀI KHOẢN
1. Đăng ký tài khoản
Để truy cập và sử dụng CSDL QLTV, chủ tàu cần được cấp tài khoản. Chủ tàu có thể
thực hiện bằng một trong 2 cách sau:
Cách I. Đăng ký trực tiếp
Chủ tàu gửi văn bản đề nghị cấp tài khoản cho Cảng vụ Hàng hải, trong đó cần bao
gồm đầy đủ các thông tin về:
- Tên chủ tàu, địa chỉ, điện thoại liên hệ;
- Mã doanh nghiệp; ngày đăng ký;
(Đối với đơn vị hành chính, sự nghiệp sử dụng số, ngày của quyết định thành lập
đơn vị do cơ quan có thẩm quyền ký)
- Tài khoản email dùng làm tài khoản đăng nhập phần mềm;
- Tên, chức vụ, điện thoại của người đại diện cho chủ tàu để liên hệ khi cần thiết.
Cảng vụ Hàng hải xác thực thông tin và thực hiện cấp tài khoản cho Chủ tàu,
hướng dẫn Chủ tàu khai báo.
Cách II. Đăng ký Online
Bước 1 Truy cập vào địa chỉ
Bước 2. Chọn “đăng ký”

© Vishipel (2017)©

2


Phần mềm Cơ sở dữ liệu Quản lý thuyền viên (2017)


Bước 3. Chọn hình thức tài khoản đăng ký: tài khoản đại diện cho tổ chức quản lý
thuyền viên (dòng 3) - chọn tiếp tục

Bước 4. Khai báo thông tin đăng ký tài khoản
1. Địa chỉ Email dùng làm tài khoản đăng nhập và mật khẩu của tài khoản ( không
dùng mật khẩu của Email làm mật khẩu tài khoản đăng nhập)

2. Thông tin cá nhân của người thực hiện khai báo và thông tin doanh nghiệp

© Vishipel (2017)©

3


Phần mềm Cơ sở dữ liệu Quản lý thuyền viên (2017)

Lưu ý: Đối với các chủ tàu là đơn vị hành chính, sự nghiệp không có mã doanh
nghiệp: khai báo quyết định thành lập doanh nghiệp; ngày ký quyết định và cơ quan có
thẩm quyền ký quyết định thay thế lần lượt cho Mã số doanh nghiệp; ngày cấp và nơi cấp.
3. Chọn tải bản scan/chụp giấy chứng nhận doanh nghiệp

4. Chọn cơ quan duyệt tài khoản (1 trong 25 cảng vụ hàng hải; Cục Hàng hải Việt
Nam) đề nghị chọn cơ quan mà chủ tàu thường trao đổi, làm việc để thuận tiện cho việc
phối hợp trợ giúp.

© Vishipel (2017)©

4



Phần mềm Cơ sở dữ liệu Quản lý thuyền viên (2017)

Bước 5: chọn mục “Tôi đã đọc và đồng ý …” ; nhập mã xác thực (không phân biệt
chữ hoa hoặc chữ thường); Bấm đăng ký tài khoản

Bước 6: Kiểm tra hòm thư để tìm thông báo gửi từ phần mềm và làm theo hướng
dẫn trong email để kích hoạt tài khoản.
Bước 7: Thông báo bằng điện thoại/email cho Cơ quan mà chủ tàu đã lựa chọn để
duyệt tài khoản.Sau khi Cơ quan có thẩm quyền duyệt tài khoản, chủ tàu có thể sử dụng tài
khoản trên để thực hiện khai báo thông tin thuyền viên xuống, rời tàu.
2. Đổi mật khẩu mặc định
Tài khoản sau được cấp (cách 1) có mật khẩu mặc định, chủ tàu phải thực hiện thay
đổi ngay khi nhận được thông tin cấp tài khoản từ Cơ quan Nhà nước.
-

Bước 1: Truy cập vào phần mềm CSDL QLTV bằng trình duyệt theo địa chỉ nêu ở
phần trên. Màn hình ban đầu như sau:

© Vishipel (2017)©

5


Phần mềm Cơ sở dữ liệu Quản lý thuyền viên (2017)

-

Bước 2: Bấm vào link “Đăng nhập” (phần đánh dấu đỏ trong hình trên). Khi đó, phần
mềm chuyển sang màn hình như sau:


-

Bước 3: nhập địa chỉ email khi đăng ký xin cấp tài khoản tại ô nhập “Email”; nhập
mật khẩu mặc định tại ô “Mật khẩu”.

-

Bước 4: Bấm nút “Đăng nhập”. Nếu thông tin nhập là chính xác thì phần mềm chuyển
sang màn hình sau (nếu không, phần mềm sẽ hiện thông báo lỗi; đề nghị thực hiện
theo hướng dẫn của thông báo lỗi):
© Vishipel (2017)©

6


Phần mềm Cơ sở dữ liệu Quản lý thuyền viên (2017)

-

Bước 5: Nhập mật khẩu mới lặp lại tại 2 ô nhập trên màn hình. Mật khẩu mới phải
đảm bảo quy tắc: độ dài tối thiểu là 8, có ít nhất 1 ký tự chữ cái in hoa, ít nhất 1 chữ
cái thường, ít nhất 1 chữ số. Sau khi nhập xong, bấm nút “Đổi mật khẩu”, nếu thành
công, phần mềm chuyển sang màn hình như sau:

-

Bước 6: Kết thúc. Bấm vào link “Thuyền viên đi tàu” để bắt đầu thực hiện khai báo
thông tin thuyền viên.


1. Lấy mật khẩu của tài khoản bằng email
Có thể sử dụng cách này để lấy lại mật khẩu của tài khoản trong trường hợp quên mật
khẩu. Trình tự thực hiện như sau:
-

Bước 1: Vào màn hình đăng nhập của phần mềm như sau:
© Vishipel (2017)©

7


Phần mềm Cơ sở dữ liệu Quản lý thuyền viên (2017)

-

Bước 2: Bấm vào đường link “Phục hồi mật khẩu”, phần mềm chuyển sang màn hình
mới như sau:

-

Bước 3: Nhập địa chỉ email (là tài khoản đã đăng ký) như hình trên và bấm nút “Gửi
lại mật khẩu”. Phần mềm sẽ thực hiện gửi thư có chứa mật khẩu truy cập của tài khoản
vào đúng địa chỉ email đã nhập. Email gửi là Ngay
sau khi nhận được email, đề nghị thực hiện việc đổi sang mật khẩu mới để tránh bị lợi
dụng tài khoản.

2. Đăng nhập và sử dụng phần mềm
Việc đăng nhập thành công bằng tài khoản được cấp là yêu cầu bắt buộc trước khi có
thể sử dụng các chức năng khác của phần mềm. Trình tự thực hiện như sau:
-


Bước 1: Vào phần mềm bằng trình duyệt theo địa chỉ nêu tại phần trên. Màn hình ban
đầu như sau:

© Vishipel (2017)©

8


Phần mềm Cơ sở dữ liệu Quản lý thuyền viên (2017)

-

Bước 2: Bấm vào link “Đăng nhập”, phần mềm chuyển sang màn hình như sau:

-

Bước 3: Nhập thông tin tài khoản như hình trên và bấm nút “Đăng nhập”. Nếu thành
công, màn hình phần mềm như sau:

© Vishipel (2017)©

9


Phần mềm Cơ sở dữ liệu Quản lý thuyền viên (2017)

-

Bước 4: Bấm vào link “Thuyền viên đi tàu”, phần mềm chuyển sang màn hình như

sau:

-

Bước 5: Sử dụng các chức năng theo hướng dẫn tại Phần 2.
© Vishipel (2017)©

10


Phần mềm Cơ sở dữ liệu Quản lý thuyền viên (2017)

3. Đổi mật khẩu
Sử dụng cách này để thay đổi mật khẩu của tài khoản. Trình tự thực hiện như sau:
-

Bước 1: Đăng nhập vào phần mềm, màn hình sau khi đăng nhập thành công như sau:

-

Bước 2: Bấm vào link “Đổi mật khẩu”, phần mềm chuyển sang màn hình mới như
sau:

-

Bước 3: Nhập mật khẩu cũ, mật khẩu mới như trên hình (tham khảo quy tắc đặt mật
khẩu theo hướng dẫn tại phần trên). Bấm nút “Đổi mật khẩu”, phần mềm sẽ thay đổi
mật khẩu của tài khoản.
© Vishipel (2017)©


11


Phần mềm Cơ sở dữ liệu Quản lý thuyền viên (2017)

Phần 2
KHAI BÁO THÔNG TIN THUYỀN VIÊN XUỐNG, RỜI TÀU
Tàu biển Việt Nam là tàu biển đã được đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt
Nam và có tên trong CSDL ĐKTB. Chủ tàu chỉ khai báo thuyền viên xuống, rời tàu biển
Việt Nam khi tàu đó có tên trong CSDL ĐKTB. Đối với tàu biển nước ngoài, chủ tàu khai
báo căn cứ vào giấy chứng nhận đăng ký tàu biển được cấp cho tàu biển đó. Thông tin về
thuyền viên được căn cứ trên sổ thuyền viên còn hiệu lực mà thuyền viên đó được cấp.
Chủ tàu cần cập nhật chính xác thông tin vào CSDL QLTV theo đúng thông tin thực tế đã
xác nhận trên sổ thuyền viên. Dữ liệu về thuyền viên xuống, rời tàu do chủ tàu nào khai
báo thì chủ tàu đó chịu trách nhiệm. Phần mềm đảm bảo nguyên tắc chủ tàu này không thể
xem, thay đổi dữ liệu do chủ tàu khác cập nhật. Để thực hiện khai báo thông tin thuyền
viên xuống, rời tàu, đề nghị chủ tàu có thể thực hiện theo trình tự sau:
-

Khai báo danh mục tàu biển

-

Khai báo thông tin thuyền viên xuống tàu

-

Khai báo thông tin thuyền viên rời tàu

Các nội dung thực hiện được hướng dẫn trong phần này chỉ có thể thực hiện được khi

chủ tàu đã đăng nhập thành công vào CSDL QLTV (đề nghị xem hướng dẫn trong Phần
1).
1. Hướng dẫn chung về giao diện phần mềm
-

Menu chính bố trí như hình dưới đây:

+ Để mở màn hình chức năng thì bấm chuột vào menu đó.
-

Tìm kiếm (lọc) dữ liệu có giao diện tương tự như hình dưới:

+ Các ô nhập phía bên trái (trong hình trên là “Chủ tàu”, “Tên tàu”) là tiêu chí lọc.
Tùy theo từng chức năng mà số lượng ô nhập sẽ khác. Tiêu chí tìm kiếm không
phân biệt chữ hoa chữ thường.
+ Nút “Tìm kiếm”: sau khi nhập tiêu chí lọc trong các ô nhập trên, bấm nút “Tìm
kiếm”, phần mềm sẽ hiển thị danh sách dữ liệu (tàu, thuyền viên) phù hợp với các
tiêu chí đã nhập. Điều kiện lọc áp dụng phép logic “và”. Các ô nhập dạng văn bản
(text) lọc theo quy tắc xâu con (ví dụ: nhập “ab” sẽ ra các dữ liệu chứa “ab” như:
“abc”, “qab”, …). Cụ thể trong hình trên được hiểu là “hiển thị dữ liệu của chủ tàu
“Công ty VTB Việt Nam” và tên tàu có chữ “OCEAN” (vd: OCEAN QUEEN,
OCEAN STAR, …).
© Vishipel (2017)©
12


Phần mềm Cơ sở dữ liệu Quản lý thuyền viên (2017)

+ Phân trang dữ liệu:
. Trình tự lần lượt

là: “Trang đầu tiên”, “Trang trước đó”, “Trang hiện tại”, “Tổng số trang”, “Trang
tiếp theo”, “Trang cuối cùng”, “Tên trường sắp xếp” (trong hình này: sắp xếp theo
tên tàu). Quy tắc phân trang: nếu có nhiều dữ liệu thì phần mềm sẽ hiển thị theo
trang với mỗi trang tối đa 10 bản ghi (vd: nếu tổng số có 21 bản ghi thì sẽ có 3
trang); Bấm vào nút tương ứng để chuyển trang dữ liệu.
-

Các trường thông tin có đánh dấu (*) là các trường thông tin bắt buộc nhập.

2. Quản lý danh mục tàu biển
Chức năng này nhằm thiết lập danh sách tên tàu biển và thông số kỹ thuật liên quan để
chuẩn bị cho bước khai báo thuyền viên xuống tàu. Danh mục tàu biển do chủ tàu nào cập
nhật thì chủ tàu đó tự quản lý và sử dụng. Chủ tàu không thể xem, thay đổi danh mục tàu
biển do chủ tàu khác thiết lập. Trình tự thực hiện như sau:
-

Bước 1: Mở màn hình làm việc ban đầu như sau:

-

Bước 2: Bấm vào menu “Danh mục tàu”, phần mềm chuyển sang màn hình như sau:

© Vishipel (2017)©

13


Phần mềm Cơ sở dữ liệu Quản lý thuyền viên (2017)

-


Các thông tin trong màn hình trên được hiểu như sau:
+ “Chủ tàu”: tên chủ tàu đang thực hiện khai báo thông tin (theo tài khoản đăng
nhập).
+ Tên tàu: là tiêu chí tìm kiếm (lọc) danh sách tàu.
+ Nút “Thêm tàu nước ngoài”: để mở màn hình thêm mới tàu biển nước ngoài vào
danh mục.
+ Nút “Thêm tàu VN”: để mở màn hình thêm mới tàu biển Việt Nam vào danh mục.
+ Nút “Xóa”: để mở màn hình xóa tên tàu khỏi danh sách.
+ Nút “Thoát”: để đóng màn hình danh mục tàu.

-

Bước 3: Có thể nhập tiêu chí “tên tàu” và bấm nút “Tìm kiếm”, khi đó các tên tàu sẽ
hiện ra trong bảng danh sách bên dưới (Sử dụng chức năng phân trang nếu có nhiều dữ
liệu). Để thực hiện cập nhật danh mục tàu, đề nghị xem hướng dẫn tiếp theo.

3. Thêm tên tàu biển nước ngoài vào danh mục tàu
Chủ tàu căn cứ thông tin của tàu biển nước ngoài mà thuyền viên do mình đang quản
lý, cung ứng hiện đang làm việc trên đó để cập nhật vào danh mục tàu. Trình tự thực
hiện như sau:
-

Bước 1: trong màn hình “Danh mục tàu” (xem phần trên), bấm nút “Thêm tàu nước
ngoài”, phần mềm mở ra màn hình nhập dữ liệu như sau:

© Vishipel (2017)©

14



Phần mềm Cơ sở dữ liệu Quản lý thuyền viên (2017)

Giải thích trường thông tin:
+ Tên tàu: là tên đầy đủ của tàu biển theo giấy chứng nhận.
+ Hô hiệu: là hô hiệu của tàu theo giấy chứng nhận
+ IMO: là số IMO của tàu theo giấy chứng nhận
+ Quốc tịch: là quốc tịch của tàu theo giấy chứng nhận
+ Loại tàu: là loại tàu theo giấy chứng nhận đăng ký
+ Tổng dung tích: là tổng dung tích (GT) theo giấy chứng nhận
+ Tổng C.S máy chính: là tổng công suất máy chính theo giấy chứng nhận
+ Phân loại: chọn “Chủ tàu” nếu tàu thuộc sở hữu của đơn vị, “Khai thác tàu” nếu đơn
vị thuê tàu, “Cung ứng TV” nếu đơn vị cung cấp thuyền viên đi tàu này.
-

Bước 2: Nhập đầy đủ các trường thông tin. Nguyên tắc: tên tàu theo quốc tịch là duy
nhất trong danh mục của 1 chủ tàu (cho phép nhiều chủ tàu có cùng tên tàu trong danh
mục).

-

Bước 3: Bấm nút “Lưu” để ghi thông tin tàu vào danh mục tàu. Phần mềm sẽ thông
báo “Cập nhật thành công” hoặc thông báo lỗi nếu có. Có thể điều chỉnh ngay thông
tin và bấm lại nút “Lưu” để ghi lại thông tin mới.

-

Bước 4: Bấm nút “Thoát” để đóng màn hình và trở về màn hình “Danh mục tàu”.
Trong màn hình này, bấm nút “Tìm kiếm” để hiển thị tên tàu vừa nhập trong danh
sách.


4. Thêm tên tàu biển Việt Nam vào danh mục tàu
Chủ tàu chỉ có thể ghi tên tàu biển Việt Nam hiện đang đăng ký trong Sổ đăng ký tàu
biển quốc gia Việt Nam vào danh mục này. Trình tự thực hiện như sau:
© Vishipel (2017)©

15


Phần mềm Cơ sở dữ liệu Quản lý thuyền viên (2017)

-

Bước 1: Trong màn hình “Danh mục tàu”, bấm nút “Thêm tàu VN”, phần mềm mở ra
màn hình nhập như sau:

-

Bước 2: Nhập tên tàu (gần đúng) và bấm nút “Tìm kiếm” để tìm tàu trong CSDL Đăng
ký tàu biển Việt Nam. Lưu ý: chọn “Thuộc sở hữu” thì phần mềm sẽ tìm tàu trong
CSDL đăng ký tàu thuộc chủ tàu có mã số doanh nghiệp trùng với mã số doanh nghiệp
của đơn vị khi đăng ký xin cấp tài khoản; chọn “Tất cả” thì phần mềm sẽ tìm trong
toàn bộ danh sách tàu biển Việt Nam (đang hoạt động).

-

Bước 3: Bấm nút “Là chủ tàu” nếu đơn vị là chủ sở hữu của tàu này; bấm nút “Là khai
thác tàu” nếu đơn vị thuê tàu này. Khi đó, phần mềm sẽ ghi nhận tên tàu vào danh mục
tàu.


-

Bước 4: Bấm nút “Thoát” để đóng màn hình và trở về màn hình “Danh mục tàu”.
Trong màn hình này, bấm nút “Tìm kiếm” để hiển thị tên tàu vừa nhập trong danh
sách.

5. Xóa tên tàu khỏi danh mục tàu
Chức năng này dùng để loại bỏ tên tàu ra khỏi danh mục tàu. Các dữ liệu liên của
thuyền viên liên quan đến tên tàu này không bị ảnh hưởng. Chức năng này áp dụng đối
với tàu biển nước ngoài và Việt Nam. Trình tự thực hiện như sau:
-

Bước 1: Trong màn hình “Danh mục tàu”, tìm đúng tên tàu nước ngoài và bấm chọn
tên tàu trong danh sách.

-

Bước 2: Bấm nút “Xóa” thì phần mềm sẽ hiện hộp thoại xác nhận xóa tàu khỏi danh
mục. Chọn “OK” thì phần mềm sẽ xóa tên tàu khỏi danh mục.

© Vishipel (2017)©

16


Phần mềm Cơ sở dữ liệu Quản lý thuyền viên (2017)

6. Quản lý thông tin thuyền viên xuống rời tàu
Chức năng này cho phép tra cứu, quản lý dữ liệu thuyền viên xuống, rời tàu. Trình tự
thực hiện như sau:

-

Bước 1: Bấm menu chính “Thuyền viên đi tàu”, màn hình như sau:

Giải thích màn hình:
+ Tên tàu: lọc thuyền viên đi tàu theo tên tàu (chỉ cần nhập xâu con)
+ Họ tên: họ tên thuyền viên (chỉ cần nhập xâu con).
+ Chưa rời tàu: hiển thị danh sách thuyền viên chưa rời tàu
+ Đã rời tàu: hiển thị danh sách thuyền viên đã rời tàu.
+ Tất cả: hiển thị không phân biệt thuyền viên đã rời tàu hay chưa.
+ Nút “Xuống tàu – TV Việt Nam”: mở màn hình nhập thuyền viên xuống tàu là
người Việt Nam đã được cấp sổ thuyền viên.
+ Nút: “Xuống tàu – TV nước ngoài”: mở màn hình nhập thuyền viên xuống tàu là
người nước ngoài.
+ Nút “Rời tàu”: mở màn hình nhập thuyền viên rời tàu
+ Nút “Hủy”: hủy thông tin lượt thuyền viên xuống, rời tàu
+ Nút “Lịch sử”: mở màn hhhh hiển thị quá trình 1 thuyền viên xuống, rời các tàu
biển do chủ tàu quản lý (không xem được quá trình thuyền viên xuống, rời tàu do
chủ tàu khác khai báo).
+ Nút “Thoát”: đóng màn hình.
© Vishipel (2017)©

17


Phần mềm Cơ sở dữ liệu Quản lý thuyền viên (2017)

-

Bước 2: Nhập, chọn tiêu chí tìm kiếm và bấm nút “Tìm kiếm” để hiển thị danh sách

thuyền viên và trạng thái xuống, rời tàu (phần mềm chỉ hiển thị lần xuống, rời tàu cuối
cùng của thuyền viên đó). Thực hiện cập nhật dữ liệu thuyền viên theo hướng dẫn tiếp
theo.

7. Khai báo thông tin thuyền viên Việt Nam xuống tàu
Chủ tàu thực hiện khai báo ngay khi bố trí thuyền viên xuống tàu do mình quản lý.
Để đảm bảo Danh sách thuyền viên trên phần mềm được thống nhất và đẩy đủ so với
Danh sách thuyền viên của tàu khi làm thủ tục vào, rời cảng, đề nghị chủ tàu khai báo
đầy đủ thông tin vào phần mềm cho tất các chức danh trên tàu (bao gồm cả thực tập,
tập sự).
Trình tự thực hiện như sau:
-

Bước 1: Trong màn hình “Quản lý thuyền viên đi tàu”, bấm nút “Xuống tàu – TV Việt
Nam”, phần mềm mở màn hình nhập như sau:

Giải thích trường thông tin:
+ Số sổ thuyền viên: số sổ thuyền viên do thuyền viên sử dụng để làm việc trên tàu.
+ Ngày cấp sổ: ngày cấp sổ thuyền viên
+ Họ và tên: họ và tên thuyền viên theo sổ thuyền viên
+ Ngày sinh: ngày sinh của thuyền viên
+ Nơi sinh: nơi sinh của thuyền viên
+ Chọn tên tàu: tên tàu trong danh mục tàu
© Vishipel (2017)©

18


Phần mềm Cơ sở dữ liệu Quản lý thuyền viên (2017)


+ Loại tàu: loại tàu theo danh mục tàu
+ Quốc tịch tàu: quốc tịch tàu theo danh mục tàu
+ Tổng dung tích: tổng dung tích tàu theo danh mục tàu
+ Tổng công suất máy chính: tổng công suất máy chính theo danh mục tàu
+ Số GCN đăng ký: số giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam
+ Bố trí chức danh: chọn chức danh mà chủ tàu bố trí cho thuyền viên. Trong trường
hợp tên chức danh không có trong danh sách thì chọn “Khác”.
+ Số GCNKNCM: số giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền viên tương
ứng với chức danh được bố trí.
+ Ngày bố trí chức danh: là ngày chủ tàu bố trí chức danh cho thuyền viên xuống tàu
làm việc (có thể là ngày thực tế hoặc dự kiến trong tương lai gần).
+ Ngày xuống tàu: là ngày thuyền viên xuống tàu làm việc (có thể là ngày thực tế
hoặc dự kiến trong tương lai gần).
+ Cảng xuống tàu: là tên cảng mà thuyền viên xuống tàu (có thể là thực tế hoặc dự
kiến trong tương lai gần).
-

Bước 2: Nhập các thông tin trên theo đúng hiện trạng thực tế theo trình tự sau:
+ Nhập chính xác số sổ thuyền viên, vd: HPG-04391-02, sau đó bấm phím “Tab”. Khi
đó, phần mềm tự động hiển thị thông tin thuyền viên (họ tên, ngày sinh, …) theo
đúng số sổ thuyền viên. Nếu số sổ không tồn tại, phần mềm sẽ cảnh báo lỗi.
+ Chọn tiếp trường tên tàu. Nếu tên tàu không có trong danh sách chọn thì cập nhật
tên tàu trong danh mục tàu theo hướng dẫn ở phần trên. Khi bấm chọn 1 tên tàu
trong danh sách thì các thông tin của tàu sẽ hiển thị ra màn hình. Nếu thông tin tàu
không chính xác theo thực tế, đề nghị vào lại danh mục tàu để chỉnh sửa, cập nhật
lại thông tin tàu đó trong danh mục.
+ Chọn chức danh và số GCNKNCM (nếu có).
+ Nhập ngày bố trí chức danh, ngày xuống tàu, cảng xuống tàu.
+ Bấm nút “Lưu” để ghi nhận trạng thái thuyền viên xuống tàu. Phần mềm sẽ có
thông báo “Cập nhật thành công” hoặc thông báo lỗi nếu có. Phần mềm chỉ ghi

nhận theo nguyên tắc: về trình tự thời gian, thuyền viên phải rời tàu trước khi cập
nhật xuống tàu. Nếu vi phạm, phần mềm sẽ có thông báo cụ thể thuyền viên đang
“chưa rời” tên tàu nào của chủ tàu nào. Trong trường hợp thuyền viên chưa rời tàu
do chủ tàu khác quản lý mà thực tế thuyền viên đã rời tàu đó và được chủ tàu mới
bố trí xuống tàu thì đề chủ tàu mới thông báo cho Cơ quan Nhà nước liên quan.

-

Bước 3: Bấm nút “Thoát” để đóng màn hình nhập và quay lại màn hình “Quản lý
thuyền viên đi tàu”, bấm nút “Tìm kiếm” để hiển thị tên thuyền viên trong trạng thái
“Chưa rời tàu”.

© Vishipel (2017)©

19


Phần mềm Cơ sở dữ liệu Quản lý thuyền viên (2017)

8. Khai báo thông tin thuyền viên nước ngoài xuống tàu
Chủ tàu thực hiện khai báo ngay khi bố trí thuyền viên xuống tàu do mình quản lý. Do
thuyền viên nước ngoài không bắt buộc sử dụng sổ thuyền viên do Việt Nam cấp nên
các thông tin do chủ tàu khai báo theo đúng thực tế. Trình tự thực hiện như sau:
-

Bước 1: Trong màn hình “Quản lý thuyền viên đi tàu”, bấm nút “Xuống tàu – TV
nước ngoài”, phần mềm mở màn hình nhập như sau:

Giải thích trường thông tin:
+ Số sổ thuyền viên: số sổ thuyền viên do thuyền viên sử dụng để làm việc trên tàu.

+ Ngày cấp sổ: ngày cấp sổ thuyền viên
+ Họ và tên: họ và tên thuyền viên theo sổ thuyền viên
+ Giới tính: giới tính của thuyền viên
+ Ngày sinh: ngày sinh của thuyền viên
+ Quốc tịch: quốc tịch thuyền viên
+ Nơi sinh: nơi sinh của thuyền viên
+ Số hộ chiếu: số hộ chiếu của thuyền viên
+ Tên tàu: tên tàu trong danh mục tàu
© Vishipel (2017)©

20


Phần mềm Cơ sở dữ liệu Quản lý thuyền viên (2017)

+ Loại tàu: loại tàu theo danh mục tàu
+ Quốc tịch tàu: quốc tịch tàu theo danh mục tàu
+ Tổng dung tích: tổng dung tích tàu theo danh mục tàu
+ Tổng công suất máy chính: tổng công suất máy chính theo danh mục tàu
+ Số GCN đăng ký: số giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam
+ Bố trí chức danh: chọn chức danh mà chủ tàu bố trí cho thuyền viên. Trong trường
hợp tên chức danh không có trong danh sách thì chọn “Khác”.
+ Số giấy công nhận GCNKNCM: số giấy công nhận khả năng chuyên môn của
thuyền viên tương ứng với chức danh được bố trí.
+ Ngày bố trí chức danh: là ngày chủ tàu bố trí chức danh cho thuyền viên xuống tàu
làm việc (có thể là ngày thực tế hoặc dự kiến trong tương lai gần).
+ Ngày xuống tàu: là ngày thuyền viên xuống tàu làm việc (có thể là ngày thực tế
hoặc dự kiến trong tương lai gần).
+ Cảng xuống tàu: là tên cảng mà thuyền viên xuống tàu (có thể là thực tế hoặc dự
kiến trong tương lai gần).

-

Bước 2: Nhập các thông tin trên theo đúng hiện trạng thực tế theo trình tự sau:
+ Nhập chính xác theo thông tin thực tế trên sổ thuyền viên.
+ Chọn tiếp trường tên tàu. Nếu tên tàu không có trong danh sách chọn thì cập nhật
tên tàu trong danh mục tàu theo hướng dẫn ở phần trên. Khi bấm chọn 1 tên tàu
trong danh sách thì các thông tin của tàu sẽ hiển thị ra màn hình. Nếu thông tin tàu
không chính xác theo thực tế, đề nghị vào lại danh mục tàu để chỉnh sửa, cập nhật
lại thông tin tàu đó trong danh mục.
+ Chọn chức danh và số GCNKNCM (nếu có).
+ Nhập ngày bố trí chức danh, ngày xuống tàu, cảng xuống tàu.
+ Bấm nút “Lưu” để ghi nhận trạng thái thuyền viên xuống tàu. Phần mềm sẽ có
thông báo “Cập nhật thành công” hoặc thông báo lỗi nếu có. Phần mềm chỉ ghi
nhận theo nguyên tắc: về trình tự thời gian, thuyền viên phải rời tàu trước khi cập
nhật xuống tàu. Nếu vi phạm, phần mềm sẽ có thông báo cụ thể thuyền viên đang
“chưa rời” tên tàu nào của chủ tàu nào. Trong trường hợp thuyền viên chưa rời tàu
do chủ tàu khác quản lý mà thực tế thuyền viên đã rời tàu đó và được chủ tàu mới
bố trí xuống tàu thì đề chủ tàu mới thông báo cho Cơ quan Nhà nước liên quan.

-

Bước 3: Bấm nút “Thoát” để đóng màn hình nhập và quay lại màn hình “Quản lý
thuyền viên đi tàu”, bấm nút “Tìm kiếm” để hiển thị tên thuyền viên trong trạng thái
“Chưa rời tàu”.

9. Khai báo thông tin thuyền viên rời tàu
Chủ tàu thực hiện khai báo ngay khi thuyền viên rời tàu do mình quản lý. Trình tự
thực hiện như sau:
© Vishipel (2017)©


21


Phần mềm Cơ sở dữ liệu Quản lý thuyền viên (2017)

-

Bước 1: Trong màn hình “Quản lý thuyền viên đi tàu”, tìm kiếm đúng thuyền viên
đang có trạng thái “chưa rời tàu” và bấm chọn họ tên thuyền viên trong danh sách,
bấm nút “Rời tàu”, phần mềm mở màn hình nhập như sau:

Giải thích trường thông tin:
+ Các trường thông tin tương tự trong màn hình nhập thông tin thuyền viên rời tàu.
Phần mềm tự động hiển thị lại thông tin xuống tàu của thuyền viên.
+ Ngày rời tàu: là ngày thuyền viên thực tế hoặc dự kiến rời tàu.
+ Cảng rời tàu: là tên cảng mà thuyền viên rời tàu.
-

Bước 2: Nhập các thông tin trên theo đúng hiện trạng thực tế theo trình tự sau:
+ Nhập ngày rời tàu (phải bằng hoặc sau ngày xuống tàu).
+ Nhập cảng rời tàu

-

Bước 3: Bấm nút “Lưu” để ghi nhận thông tin thuyền viên rời tàu. Phần mềm sẽ hiện
thông báo “Cập nhật thành công” hoặc thông báo lỗi nếu có. Nếu thành công, trạng
thái của thuyền viên sẽ là “Đã rời tàu” và chủ tàu có thể nhập thông tin thuyền viên
này xuống tàu (nếu có).

-


Bước 4: Bấm nút “Thoát” để đóng màn hình nhập và quay lại màn hình “Quản lý
thuyền viên đi tàu”, bấm nút “Tìm kiếm” để hiển thị tên thuyền viên trong trạng thái
“Đã rời tàu”.

10. Hủy thông tin thuyền viên xuống, rời tàu
Trong trường hợp thông tin khai báo thuyền viên bị sai, chủ tàu có thể . Trình tự thực
hiện như sau:
© Vishipel (2017)©
22


Phần mềm Cơ sở dữ liệu Quản lý thuyền viên (2017)

-

Bước 1: Trong màn hình “Quản lý thuyền viên đi tàu”, tìm kiếm đúng thuyền viên
đang có trạng thái “chưa rời tàu” hoặc “đã rời tàu” và bấm chọn họ tên thuyền viên
trong danh sách, bấm nút “Hủy”, phần mềm mở màn hình nhập như sau:

+ Màn hình hiển thị lại thông tin khai báo thuyền viên xuống rời tàu.
-

Bước 2: Bấm nút “Hủy” để thực hiện hủy thông tin thuyền viên xuống rời tàu (phần
mềm sẽ hiện thông báo yêu cầu xác nhận). Phần mềm chỉ thực hiện đánh dấu hủy, dữ
liệu vẫn tồn tại trong CSDL QLTV nhưng bị coi là dữ liệu không có hiệu lực (có thể
xem lại trong lịch sử đi tàu của thuyền viên). Phần mềm sẽ thông báo “Cập nhật thành
công” hoặc thông báo lỗi nếu có. Nếu thành công, trạng thái của thuyền viên sẽ trở về
với trạng thái đi tàu được khai báo trước đó (đã rời tàu - nếu có nhiều hơn 1 lượt
xuống, rời tàu).

Nguyên tắc: chỉ cho phép hủy lượt xuống, rời tàu cập nhật gần nhất của thuyền
viên đó. Ví dụ: thuyền viên có 2 lượt xuống, rời tàu được cập nhật tại thời điểm T1,
T2; phần mềm chỉ cho phép hủy T2 để nhập T3 và không hủy được T1.

-

Bước 3: Bấm nút “Thoát” để đóng màn hình nhập và quay lại màn hình “Quản lý
thuyền viên đi tàu”, bấm nút “Tìm kiếm” để hiển thị tên thuyền viên trong trạng thái
“Đã rời tàu”.

11. Xem lịch sử quá trình đi tàu của một thuyền viên
Phần mềm cho phép xem lại quá trình thuyền viên đi tàu được cập nhật trong CSDL
QLTV. Trình tự thực hiện như sau:

© Vishipel (2017)©

23


Phần mềm Cơ sở dữ liệu Quản lý thuyền viên (2017)

-

Bước 1: Trong màn hình “Quản lý thuyền viên đi tàu”, tìm kiếm đúng thuyền viên
đang có trạng thái “chưa rời tàu” hoặc “đã rời tàu” và bấm chọn họ tên thuyền viên
trong danh sách, bấm nút “Lịch sử”, phần mềm mở màn hình nhập như sau:

+ Màn hình tự động hiển thị danh sách các lượt xuống, rời tàu của thuyền viên do chủ
tàu quản lý (dữ liệu do chủ tàu khác cập nhật không hiển thị ở đây).
+ Có thể xem dữ liệu bị hủy bằng cách đánh dấu vào “Bao gồm dữ liệu hủy”.

-

Bước 3: Bấm nút “Thoát” để đóng màn hình nhập và quay lại màn hình “Quản lý
thuyền viên đi tàu”.

© Vishipel (2017)©

24


×